Tải bản đầy đủ (.ppt) (47 trang)

BÀI GIẢNG QUY HOẠCH môi TRƯỜNG bài 3 cơ sở PHÁP lý PHỤC vụ QUY HOẠCH môi TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (314.08 KB, 47 trang )

VIỆN MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CAO HỌC

Quy hoạch môi trường
(Bài 3: CƠ SỞ PHÁP LÝ PHỤC VỤ QUY
HOẠCH MÔI TRƯỜNG)

Cán bộ giảng dạy :
PGS.TS. Phùng Chí Sỹ


ĐẶT VẤN ĐỀ

- Chính sách là những hành vi ứng xử
của chủ thể với các hiện tượng tồn tại
trong quá trình vận động phát triển
nhằm đạt mục tiêu nhất định.
- Chính sách là đường lối cụ thể của
một chính đảng hoặc một chủ thể
quyền lực về một lĩnh vực nhất định
cùng các biện pháp, kế hoạch thực
hiện đường lối ấy.


ĐẶT VẤN ĐỀ

Chính
sách “tư”

Chính sách
- CS của Liên hiệp quốc;


- CS của Đảng;
- CS của Chính phủ;
- CS của Bộ;
- CS của Chính quyền địa
phương;
- CS của các Đoàn thể, các
Hiệp hội…
- CS của các doanh nghiệp.

Chính sách công

Biểu đồ Veen


ĐẶT VẤN ĐỀ

- Chính sách công là những
quy định về ứng xử của Nhà nước
với những hiện tượng nảy sinh
trong đời sống cộng đồng, được
thể hiện dưới những hình thức
khác nhau 1 cách ổn định nhằm
đạt được mục tiêu định hướng.
- Chính sách công = Nhà nước ban
hành, Công cụ định hướng


ĐẶT VẤN ĐỀ (tt)
Các văn bản thể hiện chính sách ở nước ta :
1. Các nghị quyết, chỉ thị của Đảng

2. Các văn bản quy phạm pháp luật (Theo Luật ban hành văn
bản quy phạm pháp luật, 2008):
a). Ở Trung ương:
- Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.
- Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
- Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
- Nghị định của Chính phủ.
- Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
- Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối
cao,
- Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
- Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
- Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
- Quyết định của Tổng Kiểm toán Nhà nước.


ĐẶT VẤN ĐỀ (tt)
- Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc giữa

Chính phủ với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội.
- Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa Bộ trưởng, Thủ
trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao,
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa các Bộ trưởng,
Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
b). Ở địa phương: Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân
dân, Ủy ban nhân dân.
3. Các văn bản quy phạm của cơ sở:
- Nghị quyết của Đại hội Đảng, cấp uỷ CQ, đơn vị, công ty
- Nghị quyết của Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức CQ, đơn

vị, công ty
- Nghị quyết của HĐ Quản trị, HĐ Thành viên cty
- Quyết định của người đứng đầu CQ, đơn vị, cty
4. Các đề án, dự án
- Của Nhà nước
- Của cơ quan, đơn vị, công ty,…


ĐẶT VẤN ĐỀ (tt)
Chính sách môi trường (hay nói chính xác
hơn là chính sách bảo vệ môi trường) là
các định hướng cơ bản nhằm bảo vệ môi
trường của mỗi quốc gia, được thể hiện
trong hệ thống các văn bản chỉ đạo của
Đảng, các văn bản lý của nhà nước nhằm
thực thi các hoạt động bảo vệ môi trường.
Chính sách môi trường có thể có những
điều chỉnh phù hợp với điều kiện thực tế
trong quá trình phát triển.


CÁC VĂN KIỆN CỦA ĐẢNG VỀ TÀI
NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
- Chỉ thị 36/CT.TW ngày 25 tháng 06 năm 1998;
- Nghị quyết số 41-NQ/TWngày 15 tháng 11 năm 2004
cuả Bộ Chính trị
- Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 21 tháng 01 năm 2009 về việc
tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 41-NQ/TW của
Bộ Chính trị (Khóa IX) về bảo vệ môi trường trong thời
kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

- Các văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI (Cương lĩnh chính
trị, Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 20112020, Báo cáo chính trị tại Đại hội XI của Đảng).
- Nghị quyết 24-NQ/TW của BCHTW Đảng ngày 03/6/2013
về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường
quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường (Hội nghị lần
thứ 7, Khóa XI),


HIẾN PHÁP NƯỚC CHXHXN VIỆT NAM
- Hiến pháp Nước Việt Nam dân chủ cộng
hòa năm 1946, 1959 chưa có điều khoản nào
liên quan đến bảo vệ môi trường.
- Hiến pháp Nước CHXHCN Việt Nam năm
1980 quy định: "Các cơ quan nhà nước, xí
nghiệp, hợp tác xã, đơn vị vũ trang nhân dân
và công dân đều có nghĩa vụ thực hiện chính
sách bảo vệ, cải tạo và tái sinh các tài
nguyên thiên nhiên, bảo vệ và cải tạo môi
trường sống" (Điều 36).


HIẾN PHÁP NƯỚC CHXHXN VIỆT NAM (tt)
- Hiến pháp Nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 quy
định: "Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang, tổ chức
kinh tế, tổ chức xã hội, mọi cá nhân phải thực hiện
các quy định của Nhà nước về sử dụng hợp lý tài
nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Nghiêm
cấm mọi hành động làm suy kiệt tài nguyên và hủy
hoại môi trường" (Điều 29).
- Kỳ họp thứ 6 của Quốc hội, họp từ ngày 21/10 đến

hết 26/11/2013 sẽ thông qua hiến pháp năm 1992
(sửa đổi năm 2013). Trong dự thảo, vấn đề bảo vệ
môi trường được nhắc tới tại Lời nói đầu, các điều
46. 67, 68. 101.


HIẾN PHÁP NƯỚC CHXHXN VIỆT NAM (tt)
Điều 68 (mới) của Dự thảo hiến pháp
1. Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của Nhà nước, xã
hội và là nghĩa vụ của mọi tổ chức, cá nhân.
2. Nhà nước có cơ chế, chính sách bảo vệ môi trường;
quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên
nhiên; bảo tồn đa dạng sinh học; phòng tránh và giảm
nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Mọi hoạt động bảo vệ môi trường, phát triển năng
lượng mới, năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, sản
xuất sạch và tiêu dùng sạch của tổ chức, cá nhân
được Nhà nước khuyến khích.
3. Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường, làm suy
kiệt tài nguyên thiên nhiên và suy giảm đa dạng sinh
học phải bị xử lý nghiêm và có trách nhiệm khắc phục,
bồi thường thiệt hại


LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ MỐI
LIÊN HỆ VỚI CÁC LUẬT KHÁC












Trong thời gian gần 20 năm qua, Việt Nam đã phê
chuẩn một số bộ luật trong đó có các luật sau:
Bộ Luật hàng hải (1990)
Luật Bảo vệ và Phát triển Rừng (1991)
Luật Đất đai (1993, sửa đổi năm 2003) (đang sửa đổi
năm 2013)
Luật Bảo vệ Môi trường (1993, 2005)
Luật Dầu khí (1993, sửa đổi năm 1998)
Luật Khoáng sản (1996, 2010)
Luật về Tài nguyên Nước (1998, 2012)
Luật phòng cháy và chữa cháy (2001)
Luật Thủy sản (2003)
Luật hóa chất (2007)


LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ MỐI
LIÊN HỆ VỚI CÁC LUẬT KHÁC
• Luật đa dạng sinh học (2008)
• Luật Thuế Bảo vệ Môi trường (2010)
• Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu
quả (2010)
• Luật an toàn thực phẩm (2010)
• Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (2010)

• Luật Biển Việt Nam (2012)
• Luật điện lực (sửa đổi năm 2012)
• Luật phòng chống thiên tai (2013)


Luật Bảo vệ Môi trường 1993
Ngày 27 tháng 12 năm 1993, tại kỳ
họp thứ IV Quốc hội nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá
IX đã thông qua Luật Bảo vệ môi
trường. Chủ tịch nước ký Lệnh số
29-L/CTN công bố Luật Bảo vệ môi
trường có hiệu lực từ ngày
10/1/1994.


Luật Bảo vệ Môi trường 1993 (tt)








Luật BVMT 1993 gồm 7chương, 55 điều
Chương I : Những quy định chung (9 điều)
Chương II : Phòng, chống suy thoái môi
trường, sự cố môi trường (20 điều)
Chương III : Khắc phục suy thoái môi trường,

ô nhiễm môi trường (7 điều)
Chương IV : Quản lý nhà nước về BVMT (8
điều)
Chương V : Quan hệ Quốc tế về BVMT (4 điều)
Chương VI : Khen thưởng và xử lý vi phạm (4
điều)
Chương VII : Điều khoản thi hành (3 điều)


Luật Bảo vệ Môi trường 2005






Luật BVMT 2005 (29/11/2005), 15 chương, 136
điều
Chương I : Những quy định chung (7 điều)
Chương II : Tiêu chuẩn môi trường (6 điều)
Chương III : Đánh giá môi trường chiến lược,
ĐTM và cam kết môi trường (13 điều)
Chương IV : Bảo tồn và sự dụng hợp lý TNTN (7 điều)
Chương V : BVMT trong sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ (15 điều)


Luật Bảo vệ Môi trường 2005 (tt)
• Chương VI : BVMT đô thị, khu dân cư
(5 điểm)

• Chương VII : BVMT biển, nước sông và
các nguồn khác (11 điều)
• Chương VIII :Quản lý chất thải (20 điều)
• Chương IX : Phòng ngừa, ứng cứu sự
cố MT, khắc phục ô nhiễm và phục hồi
môi trường (8 điều)


Luật Bảo vệ Môi trường 2005 (tt)
Chương X : Quan trắc và thông tin về MT
(12 điều)
Chương XI : Nguồn lực BVMT (12 điều)
Chương XII : Hợp tác quốc tế về BVMT (3
điều)
Chương XIII :Trách nhiệm của cơ quan
quản lý nhà nước, mặt trận tổ quốc VN và
các tổ chức thành viên về BVMT (4 điều)


Luật Bảo vệ Môi trường 2005 (tt)
Chương XIV : Thanh tra, xử
phạt vi phạm, giải quyết khiếu
nại tố cáo và bồi thường thiệt
hại (10 điều)
Chương XV : Điều khoản thi
hành (2 điều)


Dự thảo Luật Bảo vệ Môi trường 2005
(sửa đổi 2013)

Luật BVMT 2005 sửa đổi 2013 gồm 19 chương, 165 điều.
Chương I: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Chương II: QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG, ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG
CHIẾN LƯỢC VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Chương III : BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG KHAI THÁC, SỬ DỤNG TÀI
NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ THÍCH ự
ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Chương IV: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ HẢI ĐẢO
Chương V: BẢO VỆ CÁC THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG
Chương VI : BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH, DỊCH VỤ
Chương VII : BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG SINH HOẠT
Chương VIII: QUẢN LÝ CHẤT THẢI
Chương IX : XỬ LÝ Ô NHIỄM, PHỤC HỒI VÀ CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG
Chương X: QUY CHUẨN KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
VÀ TIÊU CHUẨN MÔI TRƯỜNG


Dự thảo Luật Bảo vệ Môi trường 2005
(sửa đổi 2013)
Chương XI: QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG
CHƯƠNG XII : THÔNG TIN, DỮ LIỆU MÔI TRƯỜNG CHỈ THỊ,
THỐNG KÊ MÔI TRƯỜNG VÀ BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG
Chương XIII : TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Chương XIV: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC,
CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI, TỔ CHỨC XÃ HỘI - NGHỀ NGHIỆP VÀ
CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Chương XV: NGUỒN LỰC VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Chương XVI: HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Chương XVII: THANH TRA, KIỂM TRA, XỬ LÝ VI PHẠM, GIẢI
QUYẾT TRANH CHẤP, KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VỀ MÔI TRƯỜNG
Chương XVIII: BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI VỀ MÔI TRƯỜNG
Chương XIX : ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH


CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ CỦA CHÍNH PHỦ
- Nghị định số 67/NĐ-CP ngày 13/06/2003 của Chính phủ về
thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.
- Nghị định 149/2004/NĐ-CP ngày 27/7/2004 của Chính phủ
về việc quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng
tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước;
- Nghị định số 04/2007/NĐ-CP ngày 08/01/2007 của Chính
phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
67/2003/NĐ-CP ngày 13/06/2003 của Chính phủ về phí bảo
vệ môi trường đối với nước thải.
- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2008
về sửa chữa, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/CP
ngày 09/08/2006 của Chính phủ về Hướng dẫn thi hành một
số điều của Luật Bảo vệ môi trường 2005.
- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính
phủ về quản lý chất thải rắn;
- Nghị định số 88/2007/NĐ-CP ngày 28/05/2007 v/v thoát
nước đô thị và Khu công nghiệp;


CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ CỦA
CHÍNH PHỦ (tt)
- Nghị định 117/2009/NĐ-CP của Chính phủ về xử lý vi phạm
pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

- Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 04 năm 2011 quy
định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi
trường và cam kết bảo vệ môi trường.
- Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2003
của Thủ tướng Chính phủ v/v phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi
trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
Văn bản có hiệu lực từ ngày 24 tháng 12 năm 2003. Kèm theo
Quyết định này là Danh mục 36 chương trình, kế hoạch, đề án
và dự án ưu tiên cấp quốc gia về bảo vệ môi trường.
- Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ
ngày 17/08/2004 về việc ban hành Định hướng chiến lược phát
triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 của Việt
Nam)


CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ CỦA
CHÍNH PHỦ (tt)
- Quyết định số 82/2002/QĐ-TTg ngày
25/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ về
thành lập, tổ chức và hoạt động của
Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam
- Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày
22/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ về
phê duyệt Kế hoạch xử lý triệt để các cơ
sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng, đây là bước đi tiếp theo nhằm
giải quyết các điểm nóng về môi trường.


CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ CỦA

CHÍNH PHỦ (tt)
- Quyết định 187/2007/QĐ-TTg ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Thủ

tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Đề án bảo vệ môi trường
LVHTSĐN đến năm 2020”
- Quyết định số 157/2008/QĐ-TTg ngày 01 tháng 12 năm 2008 của
Thủ tướng Chính phủ v/v thành lập ngay Ủy ban bảo vệ môi trường
LVHTSĐN, gồm các thành viên là lãnh đạo UBND 12 tỉnh thành
trong lưu vực và các bộ ngành liên quan.
- Quyết định số 1419/QĐ-TTg ngày 07 tháng 09 năm 2009 của Thủ
tướng Chính phủ v/v phê duyệt "Chiến lược sản xuất sạch hơn
trong công nghiệp đến năm 2020".
- Quyết định 1030/2009/QĐ-TTg ngày 20/07/2009 của Thủ tướng
Chính phủ v/v phê duyệt đề án phát triển ngành công nghiệp môi
trường Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025.
- Quyết định số 2149/QĐ-TTg ngày 17/12/2009 của Thủ tướng Chính
phủ v/v phê duyệt chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất
thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050.
- Quyết định 432/QĐ-TTg ngày 12/04/2012 về phê duyệt chiến lược
PTBV Việt Nam giai đoạn 2011-2020


×