Tải bản đầy đủ (.ppt) (67 trang)

TIỂU LUẬN môn học QUẢN lý môi TRƯỜNG đô THỊ và KHU CÔNG NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 67 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
VIỆN MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN

GVHD: PGS. TS Lê Thanh Hải
Thành viên: Tạ Thị Phương Thảo
Nguyễn Thanh Tùng
Nguyễn Trường Công
Nguyễn Lệ Như Sa
Phạm Hồng Hải


MỤC TIÊU
 Đánh giá những ảnh hưởng của sản xuất TTCN đến môi

trường từ đó đề xuất các biện pháp quản lý môi trường sản
xuất TTCN tại các cơ sở sản xuất quy mô vừa và nhỏ trong
các đô thị ở Việt Nam và ĐBSCL.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Báo cáo môi trường quốc gia
2008 – Môi trường làng nghề Việt Nam, Hà Nội 2008.
2. Đỗ Xuân Luận, Phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp ở
huyện Phổ Yên-tỉnh Thái Nguyên, Trường Đại học Thái
Nguyên, Thái Nguyên, 2009.
3.
4.
5. Sở Khoa học và Công nghệ Bến Tre, Sản xuất sạch hơn và
tiết kiệm năng lượng trong ngành sản xuất dừa Tỉnh Bến
Tre, Bến Tre, 2011.
6. Sở KH–CN và MT Tp.HCM , Sổ tay hướng dẫn Xử lý ô


nhiễm môi trường trong SXTTCN – ngành Chế biến thực
phẩm, Tp.HCM, 1998.


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP
(TTCN)
CHƯƠNG 2: CÁC VĂN BẢN, QUI ĐỊNH QUẢN LÝ KHU VỰC
SẢN XUẤT TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP QUI MÔ VỪA VÀ NHỎ
NẰM TRONG KHU DÂN CƯ Ở VIỆT NAM VÀ KHU VỰC
ĐBSCL
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC TIÊU CHÍ BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG CHO SẢN XUẤT TTCN TẠI CÁC ĐÔ THỊ Ở
VIỆT NAM VÀ KHU VỰC ĐBSCL
CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP XỬ LÝ CHẤT THẢI,
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG NGÀNH SẢN XUẤT THẠCH
DỪA
CHƯƠNG 5: CASE STUDY - CƠ SỞ THẠCH DỪA MINH
CHÂU


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TTCN
1. Một số khái niệm:
 Nghề thủ công: là những nghề sản xuất ra sản phẩm mà kỹ
thuật sản xuất chủ yếu là làm bằng tay. Cùng với sự phát
triển của khoa học kỹ thuật, các nghề thủ công có thể sử
dụng máy, hóa chất và các giải pháp kỹ thuật của công
nghiệp trong một số công đoạn, phần việc nhất định nhưng
phần quyết định chất lượng và hình thức đặc trưng của sản
phẩm vẫn làm bằng tay. Nguyên liệu của các nghề thủ công

thường lấy trực tiếp từ thiên nhiên; công cụ sản xuất thường
là công cụ cầm tay đơn giản.
 Thủ công nghiệp: là lĩnh vực sản xuất bao gồm tất cả các
nghề thủ công. Cũng có khi gọi là ngành nghề thủ công.


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TTCN
1. Một số khái niệm:
 Làng nghề tiểu thủ công nghiệp: là làng có nghề tiểu thủ
công nghiệp phát triển với một tỷ lệ số hộ và tỷ lệ thu nhập từ
nghề TTCN nhất định, trở thành nguồn thu nhập quan trọng
không thể thiếu được của người dân trong làng. Nhiều nước
trên thế giới lấy tỷ lệ 20% hay 30%, ở Việt Nam đang có xu
hướng lấy tỷ lệ 30% hay 50% số hộ dân làm nghề và thu
nhập của làng từ nghề thủ công. Tỷ lệ đó được duy trì và ổn
định trong nhiều năm.
 Ngành tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp: là lĩnh vực sản
xuất bao gồm các nghề thủ công và các cơ sở công nghiệp
nhỏ. Thường các cơ sở công nghiệp nhỏ này có nguồn gốc từ
các nghề thủ công phát triển thành.


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TTCN
2. Đặc trưng của nghề tiểu thủ công nghiệp
 Đáp ứng được nhu cầu của xã hội ở các địa phương và trong
cả nước nên giá trị và giá trị sử dụng khá cao. Nét nổi bật là
nguyên vật liệu được khai thác tại chỗ, nhiều nghề đã tạo
được danh tiếng về sản xuất của địa phương và nhiều nơi
biết đến.
 Ra đời và phát triển trên cơ sở kỹ thuật tinh xảo và tài hoa

của đôi tay và trí óc của các nghệ nhân, được truyền từ đời
này sang đời khác, được mọi lứa tuổi tiếp thu và có hành
nghề.


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TTCN
2. Đặc trưng của nghề tiểu thủ công nghiệp
 Sản phẩm thể hiện sự tích hợp các kiến thức về tự nhiên, xã hội,

môi trường, văn hóa, khoa học kỹ thuật, tinh hoa văn hóa dân tộc
và truyền thống đẹp trong đời sống xã hội qua nhiều thời đại.
 Kết tinh được nhiều truyền thống, tinh hoa của dân tộc, tạo nên
đặc thù phản ánh thói quen của nhân dân bao đời. Trong đó, nổi
bật là các thói quen sử dụng nguyên vật liệu, thói quen sử dụng
công cụ tinh xảo; thói quen về tạo hình sản phẩm; thói quen trang
trí thông qua dùng màu sắc, hình thể; thói quen về thể hiện kỹ
năng, kỹ xảo trong các thao tác trên cơ sở sử dụng linh hoạt, mềm
dẻo các công cụ lao động một cách tinh tế với sự cảm nhận khác
nhau. Tính đặc thù này đã tạo nên các sản phẩm phong phú, tinh
tế, với độ kỳ công cao, khiến sản phẩm trở nên độc đáo, quyến rũ
người sử dụng.


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TTCN
3. Đánh giá mức độ ảnh hưởng đến môi trường của các ngành
sản xuất TTCN
Ô nhiễm nguồn nước và đất
 Hiện nay, tình trạng phổ biến của các hộ, cơ sở sản xuất TTCN là sử
dụng ngay diện tích ở làm nơi sản xuất. Khi quy mô sản xuất tăng lên
hoặc sử dụng thiết bị, hóa chất đã làm cho môi trường sống bị ô nhiễm

nặng nề, nhất là ở các cơ sở tái chế phế liệu và chế biến thực phẩm. Cho
đến nay, phần lớn nước thải tại các ngành nghề TTCN đều thải thẳng ra
ngoài không qua bất kỳ khâu xử lý nào. Đây chính là nguyên nhân khiến
cho tình trạng ô nhiễm nguồn nước tại các khu vực này ngày càng tồi tệ
hơn.
 Theo như một khảo sát mới đây của Viện Khoa học và Công nghệ môi
trường (Đại học Bách khoa Hà Nội) và Bộ Khoa học Công nghệ cho
thấy, 100% mẫu nước thải ở các cơ sở sản xuất TTCN đều cho thông số ô
nhiễm vượt tiêu chuẩn cho phép. Hầu như toàn bộ hệ thống nước mặt,
nước ngầm đều có dấu hiệu ô nhiễm.


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TTCN
3. Đánh giá mức độ ảnh hưởng đến môi trường của các ngành
sản xuất TTCN
Ô nhiễm nguồn nước và đất
 Vấn đề ô nhiễm nước tại các cơ sở chế biến nông sản thực phẩm ngày
càng trầm trọng. Chế biến nông sản thực phẩm là loại hình sản xuất có
nhu cầu lớn về sử dụng nước và đồng thời cũng thải ra một lượng nước
không nhỏ. Nước thải của các cơ sở này có đặc tính chung là rất giàu
chất hữu cơ, dễ phân huỷ sinh học. Ví dụ như nước thải của quá trình
sản xuất tinh bột từ sắn có hàm lượng ô nhiễm rất cao (COD = 13.300 20.000mg/l; BOD5 = 5.500 - 125.000 mg/l). Đặc trưng nước thải của một
số cơ sở chế biến nông sản thực phẩm cho thấy chất lượng môi trường
nước tại các cơ sở sản xuất là rất đáng lo ngại. Cho đến nay, phần lớn
nước thải tại các cơ sở sản xuất đều thải thẳng ra ngoài không qua bất
kỳ khâu xử lý nào. Nước thải này tồn đọng ở cống rãnh thường bị phân
huỷ yếm khí gây ô nhiễm không khí và ngấm xuống lòng đất gây ô nhiễm
môi trường đất và suy giảm chất lượng nước ngầm.



CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TTCN
3. Đánh giá mức độ ảnh hưởng đến môi trường của các ngành
sản xuất TTCN
Ô nhiễm nguồn nước và đất
 Bến Tre là tỉnh thuộc vùng ĐBSCL với cây dừa là lọai cây nông
nghiệp chủ yếu, gần 40 ha trồng dừa, sản lượng trên 200 triệu
trái/năm. Từ trái dừa có thể tạo ra các sản phẩm như: thạch dừa,
kẹo dừa, sữa dừa ,… với tổng sản lượng lên đến 20.000 tấn/năm.
Nước thải sản xuất kẹo dừa của công ty TNHH Đông Á có pH
thấp 3,9 – 4,2, ô nhiễm hữu cơ rất nặng COD = 8.625 – 13.875
mg/l, BOD5= 5.350 – 8.500 mg/l, dầu mỡ thực vật = 284 – 306 mg/l,
ngoài ra còn bị ô nhiễm bởi N với lượng nước thải trung bình sinh
ra khi sản xuất 1 tấn kẹo dừa là 2,5m3 nước thải. Tuy nhiên, cho
đến vẫn chưa được quan tâm xử lý thích đáng, vì vậy có nguy cơ
gây ô nhiễm nguồn tiếp nhận, đặc biệt là nguồn nước cấp cho sinh
hoạt như sông Hàm Luông.


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TTCN
3. Đánh giá mức độ ảnh hưởng đến môi trường của các ngành
sản xuất TTCN
Vấn đề ô nhiễm không khí
 Một trong những vấn đề đáng quan tâm tại các cơ sở TTCN
hiện nay đó chính là ô nhiễm không khí. Hầu hết các cơ sở
đều sản xuất thủ công nên đều sử dụng than củi và than đá
gây ra ô nhiễm không khí như bụi và hơi nước, SO2, CO2,
CO va NOx là hết sức phổ biến. Trong đó, các khí CO2 và
NOx là các tác nhân gây hiệu ứng nhà kính. Ngoài ra, các
khí độc hại này còn được sinh ra trong quá trình phân hủy
yếm khí các hợp chất hữu cơ có trong nước thải, chất thải

hữu cơ dạng rắn như H2S, NH3, CH4…


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TTCN
3. Đánh giá mức độ ảnh hưởng đến môi trường của các ngành
sản xuất TTCN
Vấn đề ô nhiễm không khí
 Các ngành sản xuất vật liệu xây dựng: Đây là loại hình sản xuất
gây ô nhiễm môi trường lớn nhất về cả chất thải khí, chất thải rắn
và nước thải. Bụi phát sinh do các hoạt động vận chuyển, chế biến
nguyên nhiên vật liệu (đất, đá, cao lanh, xi măng, than,...) và bụi
xỉ than tỏa ra từ khói lò. Khí thải của các lò nung gạch, ngói, gốm,
sứ... có chứa các loại khí có hại như CO, SO2, NOx, HF..., gây ô
nhiễm môi trường không khí rất lớn. Ví dụ như nồng độ bụi vượt
7,7 lần so với tiêu chuẩn cho phép vào mùa khô, vào mùa mưa có
giảm nhưng vẫn vượt gấp 4 lần và nồng độ khí CO cao từ 5,92 10,31 mg/m3 tại cơ sở sản xuất gạch Hoàng Việt thuộc tỉnh An
Giang.


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TTCN
3. Đánh giá mức độ ảnh hưởng đến môi trường của các ngành
sản xuất TTCN
Vấn đề ô nhiễm không khí
 Mức độ ô nhiễm không khí tại các cơ sở tái chế kim loại
cũng không nhỏ. Bụi trong không khí phát sinh từ khâu
phân loại, gia công sơ bộ, tẩy gỉ, nấu, cán, kéo, đặc biệt là
khu vực bên cạnh các lò đúc thép, hàm lượng bụi vượt tiêu
chuẩn cho phép tới 10-15 lần. Tại các làng nghề này, bụi
thường có chứa kim loại mà chủ yếu là ô-xít sắt nồng độ lên
tới 0,5mg/m3 làm cho không khí có mùi tanh. Trong không

khí tại các làng nghề này luôn phát hiện được hơi hóa chất
độc hại như Cl, HCN, HCl, H2SO4, SO2, CO, NO tuy hàm
lượng nhỏ nhưng có mặt thường xuyên trong không khí gây
ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe cộng đồng.


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TTCN
3. Đánh giá mức độ ảnh hưởng đến môi trường của các ngành
sản xuất TTCN
Vấn đề ô nhiễm không khí
 Tại các cơ sở mộc bụi cũng là một vấn đề đáng nói. Bụi phát sinh
trong quá trình vận chuyển và gia công sản phẩm. Nồng độ dung
môi hữu cơ cũng tương đối cao tại các bộ phận sơn hoàn thiện sản
phẩm, do đặc thù sản xuất tại hộ gia đình có mặt bằng chật nên bộ
phận sơn thường được bố trí ngoài trời là chính, khả năng phát
tán dung môi hữu cơ ra môi trường xung quanh rất lớn. Nhìn
chung, so với tiêu chuẩn vệ sinh lao động (3733/ 2002/ QĐ-BYT),
các yếu tố ô nhiễm đều có giá trị thấp hơn, bằng hoặc cao hơn.
Nhưng đa số các cơ sở sản xuất ở ngay trong khu vực nhà ở nên
nếu so vớiTCVN 5937-1995 và TCVN 5938-1995 áp dụng đối với
khu dân cư thì lại cao hơn rất nhiều lần.


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TTCN
3. Đánh giá mức độ ảnh hưởng đến môi trường của các ngành sản
xuất TTCN
Vấn đề ô nhiễm tiếng ồn
 Không chỉ có nguồn nước và không khí tại các cơ sở sản xuất TTCN bị ô nhiễm,
mà tại đây những vấn đề tiếng ồn. Đây là ô nhiễm đặc trưng cho các nghề mộc và
chạm khắc. Tiếng ồn phát sinh từ các máy xẻ gỗ, máy cưa, máy tiện, máy bào,

máy phun sơn, máy chuốt, xẻ mây song... Tại các vị trí này, tiếng ồn đo đều vượt
85dB, cá biệt tại khu vực làm việc bên cạnh các máy xẻ gỗ, chuốt, xẻ mây song
tiếng ồn vượt 95dB. Do đặc thù là nơi sản xuất và nhà ở liền kề nhau, điều này
làm cho dân cư trong khu vực phải chịu đựng tiếng ồn lớn cả những lúc nghỉ
ngơi. Có nhiều gia đình mức tiếng ồn đo được trong phòng khách, phòng ngủ lên
tới 78dB, vượt quá TCCP tiếng ồn trong khu dân cư (Tiêu chuẩn TCXD 175:
1990, mức tiếng ồn tương đương cho phép là: từ 22h - 6h: 40dB; Từ 6h - 22h: 55
dB). Do không gian chật hẹp, không có vùng đệm nên tiếng ồn mà các cơ sở sản
xuất này gây ra cho khu vực xung quanh là khá cao, tại nhiều vị trí trước cửa
nhà, mức tiếng ồn lên tới 80-82 dB.


CHƯƠNG 2: CÁC VĂN BẢN, QUI ĐỊNH QUẢN LÝ
KHU VỰC SẢN XUẤT TỂU THỦ CÔNG NGHIỆP
QUI MÔ VỪA VÀ NHỎ NẰM TRONG KHU DÂN
CƯ Ở VIỆT NAM VÀ KHU VỰC ĐBSCL
 Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, Số







52/2005/2006/QH11 ngày 29/11/2005 có hiệu lực ngày 01/07/2006.
Nghị quyết số 41/NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ chính trị về bảo vệ môi trường
trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
Quyết định 64/2003/QĐ-TTg ngày 22/04/2003 về việc phê duyệt "kế hoạch xử lý
triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng"
Chỉ thị số 26/2007/CT-TTg ngày 26/11/2007 về việc theo dõi, giám sát và đánh giá

tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch về tài nguyên-môi trường và phát triển
bền vững.
Nghị định số 25/2013/NĐ-CP ngày 29/3/2013 của Chính phủ về phí bảo vệ môi
trường đối với nước thải
Quyết định số 577/QĐ-TTg ngày 11/04/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc
phê duyệt Đề án tổng thể bảo vệ MT làng nghề đến năm 2020 và định hướng đến
năm 2030.
Chỉ thị số 17/2008/CT-TTg Về một số giải pháp cấp bách đẩy mạnh công tác xử lý
triệt để các cơ sở gây nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định số
64/2003/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ;


CHƯƠNG 2: CÁC VĂN BẢN, QUI ĐỊNH QUẢN LÝ
KHU VỰC SẢN XUẤT TỂU THỦ CÔNG NGHIỆP
QUI MÔ VỪA VÀ NHỎ NẰM TRONG KHU DÂN
CƯ Ở VIỆT NAM VÀ KHU VỰC ĐBSCL
 Chỉ thị số 12/2007/CT-UBND ngày 18/05/2007 Về việc tăng cường công tác quản







lý môi trường đối với các dự án, cơ sở hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
ảnh hưởng đến môi trường trên địa bàn tỉnh Bến Tre ;
Quyết định số 974/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bến Tre ngày 27/04/2011 về việc
phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Bến Tre đến năm 2020.
Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và
quản lý tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.

Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/03/2008 của Chính phủ về việc quy định về
khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế
Quyết định số 73/2006/QĐ-TTg ngày 04/4/2006 của Thủ tướng chính phủ về việc
phê duyệt Quy hoạch phát triển kinh tế công nghiệp theo vùng lãnh thổ đến năm
2010 và tầm nhình đến năm 2020.
Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg ngày 19/8/2009 của Thủ tướng chính phủ về
việc ban hành quy chế quản lý cụm công nghiệp
Công văn 3081/UBND-VHXH của UBND tỉnh Bến Tre ngày 9/7/2012 về Quản lý,
sản xuất, chế biến thạch dừa trên địa bàn tỉnh.


CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC TIÊU
CHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO SẢN XUẤT
TTCN TẠI CÁC ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM VÀ KHU
VỰC ĐBSCL
1. Đánh giá môi trường của ngành TTCN tại các đô thị ở Việt
Nam và khu vực ĐBSCL

 Việt Nam:
 Tốc độ phát triển TTCN thời gian qua tương đối nhanh. Từ

khi có luật đất đai, tốc độ tăng bình quân 10-11%/năm.
Trong đó vùng Đông Nam Bộ tăng 18,2%/năm, vùng đồng
bằng Sông Hồng là 3,7%/năm.
 Các nghề và làng nghề truyền thống bước đầu được phục
hồi, nghề và làng nghề mới đang được phát triển. Hiện nay
cả nước có khoảng 1000 làng nghề trong đó 2/3 là làng nghề
truyền thống. Những tỉnh có nhiều làng nghề như: Hà Tây,
Bắc Ninh, Nam Định.... mỗi tỉnh có đến 60-80 làng nghề.



CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC TIÊU
CHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO SẢN XUẤT
TTCN TẠI CÁC ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM VÀ KHU
VỰC ĐBSCL
1. Đánh giá môi trường của ngành TTCN tại các đô thị ở Việt Nam và khu
vực ĐBSCL

 Việt Nam:
 Các cơ sở TTCN trong khu vực đô thị thường nằm xen kẽ trong khu dân

cư, thiết bị công nghệ sản xuất lạc hậu, đa số các cơ sở chưa có hệ thống
xử lý nước thải, khí thải, bụi và tiếng ồn đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn quy
định trước khi thải ra môi trường, lượngchất thải phát sinh trong quá
trình sản xuất chưa được thu gom xử lý triệt để, thải trực tiếp ra bên
ngoài.
 Cùng với sự phát triển, rác thải từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh thải ra
môi trường ngày càng nhiều và chưa được xử lý đúng quy định. Từ đó
phát sinh các vấn đề ô nhiễm về không khí, tiếng ồn, nước thải, rác thải
làm thay đổi chất lượng môi trường sống của người dân trên địa bàn
thành phố.
 Ngoài ra tình trạng khai thác bừa bãi tài nguyên thiên nhiên phục vụ
TTCN đang gây hậu quả xấu cho môi trường.


CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC TIÊU
CHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO SẢN XUẤT
TTCN TẠI CÁC ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM VÀ KHU
VỰC ĐBSCL
1. Đánh giá môi trường của ngành TTCN tại các đô thị ở Việt

Nam và khu vực ĐBSCL
 Đồng bằng sông Cửu Long:
 Các cơ sở TTCN trong khu vực đô thị thường nằm xen kẽ trong khu dân

cư, thiết bị công nghệ sản xuất lạc hậu, đa số các cơ sở chưa có hệ thống
xử lý nước thải, khí thải, bụi và tiếng ồn đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn quy
định trước khi thải ra môi trường, lượngchất thải phát sinh trong quá
trình sản xuất chưa được thu gom xử lý triệt để, thải trực tiếp ra bên
ngoài.
 Cùng với sự phát triển, rác thải từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh thải ra
môi trường ngày càng nhiều và chưa được xử lý đúng quy định. Từ đó
phát sinh các vấn đề ô nhiễm về không khí, tiếng ồn, nước thải, rác thải
làm thay đổi chất lượng môi trường sống của người dân trên địa bàn
thành phố.
 Ngoài ra tình trạng khai thác bừa bãi tài nguyên thiên nhiên phục vụ
TTCN đang gây hậu quả xấu cho môi trường.


CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC TIÊU
CHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO SẢN XUẤT
TTCN TẠI CÁC ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM VÀ KHU
VỰC ĐBSCL
1. Đánh giá môi trường của ngành TTCN tại các đô thị ở Việt
Nam và khu vực ĐBSCL
 Đồng bằng sông Cửu Long:
 Số liệu quan trắc môi trường nước trên sông rạch gần các đô thị

vùng đồng bằng sông Cửu Long như An Giang, Vĩnh Long, Cần
Thơ, Long An, Hậu Giang, Cà Mau... cho thấy hàm lượng các
chất BOD, SS, N-NH3, amoniac, coliforms...đều cao hơn tiêu

chuẩn cho phép. Hiện các đô thị đều bị ô nhiễm bụi do hoạt động
sản xuất công nghiệp, giao thông, xây dựng...Nồng độ khí SO2 ,
CO, NO2 trong không khí đã vượt tiêu chuẩn cho phép. Ô nhiễm
môi trường đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu do tốc
độ đô thị hóa nhanh nhưng trong thời gian dài, các địa phương
chưa có phương án bảo vệ môi trường tương xứng.


CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC TIÊU
CHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO SẢN XUẤT
TTCN TẠI CÁC ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM VÀ KHU
VỰC ĐBSCL
2. Đề xuất các tiêu chí bảo vệ môi trường cho sản xuất TTCN
tại các đô thị ở Việt Nam và khu vực ĐBSCL
 Quy hoạch và thực hiện quy hoạch
 Quy hoạch lại sản xuất: Quy hoạch tập trung theo khu, cụm sản xuất đối

với các ngành có mức ô nhiễm cao như: chế biến thủy hải sản, gốm,…;
Quy hoạch phân tán (quy hoạch sản xuất ngay tại hộ gia đình) thường
được áp dụng đối với các làng nghề có cơ sở thuộc loại hình sản xuất có
nguy cơ gây ô nhiễm môi trường thấp, được phép hoạt động trong khu
dân cư.

 Quy hoạch trong cơ sở sản xuất và các biện pháp kỹ thuật
 Thực hiện nghiêm túc các quy định quản lý về môi trường theo quy định

của cơ quan quản lý.
 Có các biện pháp quản lý và kỹ thuật để xử lý các chất thải phát sinh
trong sản xuất như: hệ thống thu gom chất thải rắn, nước thải, hệ thống
xử lý nước thải, khí thải,…



CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC TIÊU
CHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO SẢN XUẤT
TTCN TẠI CÁC ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM VÀ KHU
VỰC ĐBSCL
2. Đề xuất các tiêu chí bảo vệ môi trường cho sản xuất TTCN
tại các đô thị ở Việt Nam và khu vực ĐBSCL


Nâng cao ý thức cơ sở sản xuất, người tham gia lao động và người dân.

 Số lao động đã qua đào tạo trong các ngành nghề TTCN còn chiếm tỷ lệ thấp,

hầu hết lao động chỉ làm việc dựa vào kinh nghiệm thực tế chứ ít được đào tạo cơ
bản. Các cơ sở chưa mở lớp đào tạo công nhân một cách bài bản, trong đó ngoài
chuyên môn còn cần đào tạo ý thức và cách thức bảo vệ môi trường nơi làm việc
và khu vực dân cư

 Đưa ra tiêu chuẩn về an toàn và bảo hộ lao động
 Đưa ra các tiêu chuẩn về an toàn và bảo hộ lao động phù hợp với từng ngành

nghề cụ thể, phù hợp với sự phát triển của địa phương và điều kiện áp dụng đối
với các doanh nghiệp. Các giải pháp về an toàn, bảo hộ lao động cần thực tế, đảm
bảo tính khả thi và đạt hiệu quả cao nhất về kinh tế, sức khỏe, môi trường trong
giới hạn về những điều kiện sản xuất thủ công của các cơ sở sản xuất TTCN.


CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC TIÊU
CHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO SẢN XUẤT

TTCN TẠI CÁC ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM VÀ KHU
VỰC ĐBSCL
2. Đề xuất các tiêu chí bảo vệ môi trường cho sản xuất TTCN
tại các đô thị ở Việt Nam và khu vực ĐBSCL



Ưu tiên mở rộng, phát triển các ngành nghề ít gây ô
nhiễm, hạn chế phát triển mới, mở rộng các cơ sở sản xuất
gây ô nhiễm nghiêm trọng, ví dụ như cơ sở sản xuất, tái chế
CTNH, nghiêm cấm sử dụng trong cơ sở sản xuất những
phương pháp sản xuất thủ công và thiết bị gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng, hoặc sử dụng quặng có tính chất
phóng xạ.


×