Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Phân tích đề lập dàn ý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.62 KB, 2 trang )

Tiết: 08 Ngày soạn:…………..
PHÂN TÍCH ĐỀ, LẬP DÀN Ý BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
A. Mục tiêu bài học.
Giúp Hs:
- Nắm vững cách phân tích và xác định yêu cầu của đề bài, cách lập dàn ý cho bài viết.
- Có ý thức và thói quen phân tích đề và lập dàn ý trước khi làm bài.
B. Chuẩn bị.
1. Gv: Đọc sách tham khảo, sách giáo viên, soạn giảng
2. Hs: nghiên cứu bài trước ở nhà.
C. Tiến trình bài dạy.
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ ( không )
3. Bài mới.
Hoạt động của Gv - Hs Nội dung cần đạt
- Gv yêu cầu hs chia thành 3 nhóm, mỗi
nhóm chịu trách nhiệm phân tích đề của 3 để
trong sgk , cử người lên trình bày, Gv nhận
xét, chỉnh sửa.
- Gv chốt lại vấn đề.
- Gv yêu cầu 3 nhóm dựa vào kết quả phân
tích đề ở trên, hãy lập dàn ý cho mỗi đề văn.
- Gv hướng dẫn hs thực hiện.
I. Phân tích đề
Đề 1.
Phân tích đề: Đây là dạng đề định hướng rõ các nội dung
nghị luận.
- Vấn đề cần nghị luận: Việc chuẩn bị hành trang vào thế
kỉ mới.
- Yêu cầu về nội dung: Từ ý kiến của Vũ Khoan có thể
suy ra:
+ Người Việt Nam có nhiều điểm mạnh: thông minh nhạy


bén với cái mới
+ Người Việt Nam cũng không ít điểm yếu: thiếu hụt về
kiến thức cơ bản, khả năng thực hành và sáng tạo hạn chế.
+ Phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu là thiết thực
chuẩn bị hành trang vào thế kỉ XXI.
- Yêu cầu về phương pháp: sử dụng thao tác lập luận bình
luận, giải thích, chứng minh.
- Yêu cầu về tư liệu: dùng dẫn chứng trong thực tế xã hội
là chủ yếu.
Đề 2:
Phân tích đề.
- Vấn đề cần nghị luận: Tâm sự của HXH trong bài Tự
tình II
- Yêu cầu về nội dung: Nêu cảm nghĩ của mình về tâm sự
và diễn biến tâm trạng của HXH: nỗi cô đơn, chán
chường, khát vọng được sống hạnh phúc…
- Yêu cầu về phương pháp: sử dụng thao tác lập luận phân
tích kết hợp với nêu cảm nghĩ.
- Yêu cầu về tư liệu: Dẫn chứng thơ HXH là chủ yếu.
→ Phân tích đề là công việc trước tiên trong quá trình làm
một bài văn nghị luận. Khi phân tích đề, cần đọc kĩ đề bài,
chú ý những từ ngữ then chốt để xác định yêu cầu về nội
dung, hình thức và phạm vi tư liệu.
II. Lập dàn bài.
Là sắp xếp các ý theo trật tự lô gích.
1. Xác lập luận điểm.
2. Xác lập luận cứ
- Hs đọc phần ghi nhớ ở sgk.
- Yêu cầu hs làm tại lớp.
- Gv hướng dẫn, gợi ý để hs làm.

- Gv nhận xét, bổ sung.
Tìm những luận cứ làm sáng tỏ cho từng luận điểm
3. Sắp xếp luận điểm, luận cứ.
a. Mở bài : Giới thiệu và định hướng triển khai vấn đề.
b. Thân bài : Sắp xếp các luận điểm, luận cứ trong luận
điểm theo một trật tự lô gíc.
c. Kết bài : Tóm lược nội dung đã trình bày hoặc nêu
những nhận định, bình luận, nhằm khơi gợi suy nghĩ
cho người đọc.
III. Ghi nhớ.
( Sgk )
IV. Luyện tập.
Đề 1.
a. Phân tích đề: Đây là dạng đề định hướng rõ nội dung
nghị luận.
- Vấn đề cần nghị luận: Giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn
trích “ Vào phủ chúa Trịnh”.
- Yêu cầu về nội dung:
+ Bức tranh cụ thể, sinh động về cuộc sống xa hoa nhưng
thiếu sinh khí của những người trong phủ chúa Trịnh, tiêu
biểu là thế tử Trịnh Cán.
+ Thái độ phê phán nhẹ nhàng mà thấm thía cũng như dự
cảm về sự suy tàn đang tới gần của triều Lê - Trịnh thế kỉ
XVIII.
- Yêu cầu về phương pháp: Sử dụng thao tác phân tích kết
hợp với nêu cảm nghĩ.
- Yêu cầu về tư liệu: dùng dẫn chứng trong đoạn trích.
b. Lập dàn ý.
Dựa vào kết quả phân tích đề để lập dàn ý.
4. Củng cố.

- Làm bài tập để củng cố.
- Gv chốt lại những ý chính của tiết học.
5. Dặn dò
- Học bài cũ
- Làm bài tập còn lại ở phần luyện tập.
Rút kinh nghiệm:..................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×