Tải bản đầy đủ (.ppt) (101 trang)

Một Số Vấn Đề Về Đổi Mới Hoạt Động Dạy Học Và Giáo Dục Ở Trường Trung Học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 101 trang )

Trao đổi
Một số vấn đề về đổi mới
hoạt động dạy học và giáo dục
ở trường trung
học
Thái Bình, ngày 04/10/2014


Nội dung trình bày
1 - Một số quan điểm đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục – đào tạo Việt Nam
2 - Mục tiêu đổi mới giáo dục phổ thông
3 - Quan niệm về chất lượng giáo dục nhà trường
phổ thông
4 - Tiếp cận mới về các thành tố của GDPT
5 - Quản lý đổi mới PPDH và KTĐG


Về một số quan điểm đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục – đào tạo Việt Nam


Về quan điểm chỉ đạo đổi mới
căn bản, toàn diện GDĐT (7)
1- GDĐT là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của
Đảng, Nhà nước và của toàn dân.
Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được
ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch
phát triển KT-XH.



Về quan điểm chỉ đạo đổi mới
căn bản, toàn diện GDĐT (7)
2- Đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT là đổi mới những
vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng
chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ
chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi
mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà
nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở GD-ĐT
và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và
bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học,
ngành học.


Về quan điểm chỉ đạo đổi mới
căn bản, toàn diện GDĐT (7)
2-…
Trong quá trình đổi mới, cần kế thừa, phát
huy những thành tựu, phát triển những nhân tố
mới, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của
thế giới; kiên quyết chấn chỉnh những nhận thức,
việc làm lệch lạc.
Đổi mới phải bảo đảm tính hệ thống, tầm
nhìn dài hạn, phù hợp với từng loại đối tượng và
cấp học; các giải pháp phải đồng bộ, khả thi, có
trọng tâm, trọng điểm, lộ trình, bước đi phù hợp.


Về quan điểm chỉ đạo đổi mới
căn bản, toàn diện GDĐT (7)
3- Phát triển GDĐT là nâng cao dân trí, đào tạo

nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu
trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng
lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành;
lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết
hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.


Về quan điểm chỉ đạo đổi mới
căn bản, toàn diện GDĐT (7)
4- Phát triển GDĐT phải gắn với nhu cầu phát
triển KT-XH và bảo vêê Tổ quốc; với tiến bộ KHCN; phù hợp quy luật khách quan.
Chuyển phát triển GDĐT từ chủ yếu theo số
lượng sang chú trọng chất lượng và hiệu quả,
đồng thời đáp ứng yêu cầu số lượng.


Về quan điểm chỉ đạo đổi mới
căn bản, toàn diện GDĐT (7)
5- Đổi mới hệ thống giáo dục theo hướng mở,
linh hoạt, liên thông giữa các bậc học, trình độ và
giữa các phương thức GD, ĐT. Chuẩn hoá, hiện
đại hoá GDĐT.


Về quan điểm chỉ đạo đổi mới
căn bản, toàn diện GDĐT (7)
6- Chủ đô ông phát huy mă ôt tích cực, hạn chế
mă ôt tiêu cực của cơ chế thị trường, bảo đảm định
hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển GDĐT.

Phát triển hài hòa, hỗ trợ giữa giáo dục công
lập và ngoài công lập, giữa các vùng, miền. Ưu tiên
đầu tư phát triển GDĐT đối với các vùng đặc biệt
khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo,
vùng sâu, vùng xa và các đối tượng chính sách.
Thực hiện dân chủ hóa, xã hội hóa GDĐT.


Về quan điểm chỉ đạo đổi mới
căn bản, toàn diện GDĐT (7)
7- Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế để phát
triển giáo dục và đào tạo, đồng thời GDĐT phải
đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế để phát triển
đất nước.


Một số mục tiêu đổi mới
giáo dục phổ thông (GDPT)
 Tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành
phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi
dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho HS.

 Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú
trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối
sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực
hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

 Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến
khích học tập suốt đời.



Một số mục tiêu đổi mới GDPT

 Hoàn thành việc xây dựng CTGDPT giai đoạn
sau năm 2015. Bảo đảm cho HS có trình độ THCS
(hết lớp 9) có tri thức phổ thông nền tảng, đáp ứng
yêu cầu phân luồng mạnh sau THCS; THPT phải
tiếp cận nghề nghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn học
sau PT có chất lượng.
 Nâng cao chất lượng PCGD, thực hiện giáo dục
bắt buộc 9 năm từ sau năm 2020.
 Phấn đấu đến năm 2020, có 80% thanh niên trong
độ tuổi đạt trình độ giáo dục THPT và tương đương.



Định hướng phẩm chất và năng lực chung
của chương trình GDPT sau 2015
Về phẩm chất:
1. Yêu gia đình, quê hương, đất nước;
2. Nhân ái, khoan dung;
3. Trung thực, tự trọng, chí công vô tư;
4. Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó;
5. Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước,
nhân loại và môi trường tự nhiên;
6. Tôn trọng, chấp hành kỷ luật, pháp luật và thực hiện
nghĩa vụ đạo đức.


Định hướng phẩm chất và năng lực chung

của chương trình GDPT sau 2015
Về năng lực:


Tiếp cận mới quan niệm về chất lượng
giáo dục nhà trường phổ thông


Chất lượng trường học
1. Chất lượng giáo dục (CLGD) của nhà trường?
- CLGD một khái niệm động, nhiều chiều gồm: Mục tiêu; quá trình
hoạt động nhằm đạt mục tiêu và thành quả đạt được so với mục
tiêu.
- Theo cách hiểu hiện nay: CLGD là sự đáp ứng của nhà trường đối
với các yêu cầu về Mục tiêu GD được quy định tại Luật Giáo dục
và các quy định về tiêu chuẩn đánh giá nhà trường của Bộ GDĐT.
- CLGD của nhà trường thể hiện qua các hoạt động DH/GD và chất
lượng các dịch vụ GD.


10 yếu tố đánh giá chất lượng trường học
(Theo CT hành động Dakar -2000 UNESCO)
1) Người học khoẻ mạnh, được nuôi dạy tốt, được khuyến
khích để có động cơ học tập chủ động, kết quả HT tốt
2) GV thạo nghề, được động viên đúng mức
3) Phương pháp và Kỹ thuật dạy học tích cực
4) Chương trình giáo dục (CTGD) thích hợp với người dạy
và người học
5) Thiết bị, công nghệ, học liệu GD dục thích hợp, dễ tiếp
cận



10 yếu tố đánh giá chất lượng trường học
(Theo CT hành động Dakar -2000 UNESCO)

6) Môi trường học tập vệ sinh, an toàn, lành mạnh.
7) Hệ thống đánh giá thích hợp với môi trường,
quá trình và kết quả GD.
8) Hệ thống QLGD có tính tham gia và dân chủ.
9) Tôn trọng và thu hút được cộng đồng và nền
văn hoá địa phương trong hoạt động GD.
10) Các thiết chế đầy đủ; CTGD có nguồn lực thích
hợp, thoả đáng và bình đẳng.


Mối quan hệ giữa các nhóm yếu tố
Nhóm yếu tố
Đầu vào (input)
- M/trường đảm bảo;
- Ng/lực thoả đáng;
- CTGD thích hợp;
- Thu hút cộng đồng
tham gia GD.

Nhóm yếu tố
Quá trình (process)

Nhóm yếu tố
Đầu ra (outcome)


- Xây dựng KH
-Thực hiện KH
-Giám sát thực hiện KH
Tác động cải tiếnliên tục
- PP và KT dạy và học
tích cực;

- Người học khoẻ mạnh,
có động cơ HT, kết quả
cao;
- GV thạo nghềnghiệp;
- Hệ thống GD dân chủ

- Hệ thống đánh giá
thích hợp;
- H/thống q/lí dân chủ.

Ngữ cảnh (Context)
Hoàn cảnh KT-XH, Dân trí và nhu cầu GD của địa bàn dân cư; Chính sách
đối với nhà trường; Sự đóng góp cho GD của cộng đồng.


Tiếp cận mới về các thành tố của
giáo dục phổ thông


So sánh một số đặc trưng của CTGD định hướng
nội dung và CTGD định hướng năng lực
CTGD định hướng
nội dung

Mục Mục tiêu DH/GD
tiêu được mô tả không chi
DH/GD tiết và không nhất
thiết phải quan sát,
đánh giá được

CTGD định hướng
năng lực
Kết quả học tập cần đạt
được mô tả chi tiết và có
thể quan sát, đánh giá
được; thể hiện được mức
độ vận dụng kiến thức, kỹ
năng và sự tiến bộ của
HS một cách liên tục


So sánh một số đặc trưng của CTGD định hướng
nội dung và CTGD định hướng năng lực
CTGD định hướng
nội dung
Nội
dung
DH/
GD

Việc lựa chọn nội
dung dựa vào các
khoa học chuyên môn,
không gắn với các tình

huống thực tiễn. Nội
dung được quy định
chi tiết trong CT.

CTGD định hướng
năng lực
Lựa chọn những nội
dung cơ bản, cốt lõi, hiện
đại nhằm đạt được kết
quả đầu ra đã quy định,
gắn với các tình huống
thực tiễn. CT chỉ quy định
những nội dung chính,
không quy định chi tiết.


So sánh một số đặc trưng của CTGD định hướng
nội dung và CTGD định hướng năng lực
CTGD định hướng
nội dung
Nội
dung
DH/
GD

Việc lựa chọn nội
dung dựa vào các
khoa học chuyên môn,
không gắn với các tình
huống thực tiễn. Nội

dung được quy định
chi tiết trong CT.

CTGD định hướng
năng lực
Lựa chọn những nội
dung cơ bản, cốt lõi, hiện
đại nhằm đạt được kết
quả đầu ra đã quy định,
gắn với các tình huống
thực tiễn. CT chỉ quy định
những nội dung chính,
không quy định chi tiết.


×