Tải bản đầy đủ (.ppt) (83 trang)

TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI ĐỒNG BỘ PPDH, KTĐG, ĐỔI MỚI ĐỒNG BỘ PPDH, KTĐG, NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤCNÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 83 trang )

TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
ĐỔI MỚI ĐỒNG BỘ PPDH, KTĐG,
NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC


Nội dung trình bày:
1. Từ quan niệm mới về chất lượng
trường phổ thông
2. đến vấn đề về quản lý đổi mới
đồng bộ PPDH, KTĐG ở trường
trung học


Từ quan niệm về
chất lượng trường phổ thông…


Chất lượng trường học
1. Chất lượng giáo dục (CLGD) của nhà trường?
- CLGD một khái niệm động, nhiều chiều, ít nhất gồm :
Mục tiêu; quá trình hoạt động nhằm đạt mục tiêu và
thành quả đạt được so với mục tiêu .
- Theo cách hiểu hiện nay: CLGD là sự đáp ứng của
nhà trường đối với các yêu cầu về Mục tiêu giáo dục
được quy định tại Luật Giáo dục và các quy định về
tiêu chuẩn đánh giá nhà trường của Bộ GD-ĐT.
- CLGD của nhà trường thể hiện qua các hoạt động
dạy học – giáo dục và các dịch vụ Giáo dục.


Chất lượng trường học


Triết lý giáo dục: Nhân dịp Quốc khánh 2004, Thủ
tướng Lý Hiển Long Singapore nói “Chúng ta phải
dạy ít để HS có thể học được nhiều hơn”
- Từ 1997: “Trường học tư duy, quốc gia học tậpThinking Schools, Learning Nation” là định hướng
cho ĐM giáo dục Singapore.
Bắc Âu: Phát triển theo chiều ngang
Mỹ: Phát triển thẳng đứng
Mỗi trường học của Singaporre xác định:
- Tầm nhìn
- Chiến lược
- Sứ mạng

-


Chất lượng trường học






Dạy ít học nhiều là gì: Tập trung nâng cao chất
lượng của học sinh bằng cách tạo nên nhiều
“khoảng trống” trong chương trình để giáo
viên có thể thực hiện những kế hoạch giảng
dạy riêng, cùng học sinh định hình một môi
trường giáo dục riêng và bồi dưỡng nghiệp vụ
(Mô hình trường học mới của Việt Nam)
Rút gọn chương trình giảng dạy 10-20% để tạo

thời gian trống.
Bộ giáo dục giảm 2 giờ/tuần cho giáo viên để
họ có thêm thời gian lên kế hoạch giảng dạy
và trao đổi kinh nghiệm chuyên môn


10 yếu tố đánh giá chất lượng trường học
(Theo CT hành động Dakar -2000 UNESCO)
(1) Người học khoẻ mạnh, được nuôi dạy tốt, được
khuyến khích để có động cơ học tập chủ động, kết
quả học tập tốt
(2) GV thạo nghề, được động viên đúng mức
(3) Phương pháp và Kỹ thuật dạy học tích cực
4) Chương trình giáo dục thích hợp với người dạy
và người học
5) Thiết bị, công nghệ, học liệu giáo dục thích hợp,
dễ tiếp cận


10 yếu tố đánh giá chất lượng trường học
(Theo CT hành động Dakar -2000 UNESCO)
6) Môi trường học tập vệ sinh, an toàn, lành mạnh.
7) Hệ thống đánh giá thích hợp với môi trường,
quá trình và kết quả giáo dục.
8) Hệ thống quản lý giáo dục có tính tham gia và
dân chủ.
9) Tôn trọng và thu hút được cộng đồng và nền
văn hoá địa phương trong hoạt động giáo dục.
10) Các thiết chế đầy đủ; chương trình giáo dục có
nguồn lực thích hợp, thoả đáng và bình đẳng.



Các nhóm tiêu chí đánh giá chất lượng
nhà trường
UNESCO nêu ra bốn nhóm thành tố tạo thành chất lượng của một nhà
trường (viết tắt là CIPO): Hoàn cảnh, Đầu vào, Quản lý quá trình, Kết quả đầu ra.

I) Hoàn cảnh nhà trường (Context):
- Hoàn cảnh kinh tế, xã hội.
- Dân trí và nhu cầu giáo dục của địa bàn dân cư.
- Chính sách đối với nhà trường.
- Sự đóng góp cho giáo dục của cộng đồng.


Các nhóm tiêu chí đánh giá chất lượng
nhà trường (tt)
II) Các yếu tố đầu vào (Input) – Gồm 5 yếu tố, viết
tắt là 5M:
- Con người (Man): chất lượng CBQL, GV, HS;
tham gia của XH vào công tác GD trong trường.
- CSVC (Material): CSVC, TBDH, tài liệu, SGK,...
- Tài chính (Money): các nguồn thu và sử dụng hợp
lý vào hoạt động DH, GD, dịch vụ.
- Phương pháp (Method): khả năng nắm vững các
PPDH-KTĐG, TBDH, KTDH và vận dụng vào cải
tiến, nâng cao chất lượng DH, GD.
- Quản lý (Management): Cơ cấu tổ chức, phân
công lao động, cơ chế phối hợp hoạt động, thực
hiện kế hoạch khoa học, hiệu quả



Các nhóm tiêu chí đánh giá chất lượng
nhà trường (tt)
III) Quản lý quá trình (Process)–viết tắt là PDCA
1- Xây dựng kế hoạch (Plan):
+ Phân tích cơ hội và thách thức trong hoàn
cảnh, ĐK của trường để xây dựng KH dài hạn,
năm học, từng mặt hoạt động có ưu tiên thứ bậc
KH. Chỉ rõ: Làm việc gì? Ai làm? Làm thế nào?
Nguồn lực để thực hiện? Làm khi nào? Các yêu
cầu cần đạt được?
+ KH cần được tập thể biết, thảo luận, hiến kế
và thống nhất các việc phải làm, cách làm, các chỉ
tiêu cần đạt.


Các nhóm tiêu chí đánh giá chất lượng
nhà trường (tt)
III) Quản lý quá trình (Process)-viết tắt là PDCA (tt):
2 - Thực hiện kế hoạch (Do):
+ Căn cứ vào KH chung, phân công nhiệm vụ cho
các tổ chức, các cá nhân.
+ Các tổ, cá nhân xây dựng KH thực hiện nhiệm vụ
được phân công phù hợp nhất đối với mình.
+ KH hành động của các tổ, cá nhân được tập hợp
lại, hình thành KH giám sát của trường đối với các tổ,
cá nhân.


Các nhóm tiêu chí đánh giá chất lượng

nhà trường (tt)
III) Quản lý quá trình (Process)-viết tắt là PDCA (tt):
3 - Giám sát thực hiện kế hoạch (Check):
+ Mỗi cá nhân tự quản lý việc thực hiện KH và tự
giám sát công việc của mình đến kết quả cuối cùng.
+ Nhà trường hoặc tổ có các đợt giám sát định kỳ
hoặc bất thường, phát hiện kịp thời các vấn đề mới
phát sinh để có biện pháp hỗ trợ, hoặc các quyết
định bổ sung, tạo ĐK cho mỗi cá nhân hoàn thành
KH khắc phục kịp thời những sai sót ngay trong quá
trình thực hiện.


Các nhóm tiêu chí đánh giá chất lượng
nhà trường (tt)
III) Quản lý quá trình (Process)-viết tắt là PDCA (tt):
4. Tác động cải tiến liên tục (Act):
Sau một quá trình hoạt động cần tổng kết rút kinh
nghiệm, xác nhận những ưu điểm cần phát huy,
nhược điểm cần khắc phục; mặt khác hoàn cảnh,
ĐK đầu vào của trường, của cá nhân đã thay đổi so
với thời gian đầu.
=> Cần phân tích để tiếp tục đề xuất các tác động
cải tiến cho chu kỳ quản lý tiếp theo.
=> Quá trình cải tiến từng bước, liên tục hướng
tới đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao về CLGD.


Các nhóm tiêu chí đánh giá chất lượng
nhà trường (tt)

IV) Kết quả đầu ra (Outcome)
- Tập trung vào những đặc điểm cụ thể về chất
của đối tượng => chính là sự thay đổi về KT, KN và
thái độ (so với mục tiêu GD) của HS từ khi bắt đầu
cho đến cuối giai đoạn hưởng lợi GD.
- Giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp cao;
- Hệ thống giáo dục dân chủ, bình đẳng.


Mối quan hệ giữa các nhóm yếu tố
Nhóm yếu tố
Đầu vào
- M/trường đảm bảo;
- Ng/lực thoả đáng;
- CTGD thích hợp;
- Thu hút cộng đồng
tham gia GD.

Nhóm yếu tố
Quá trình
- Xây dựng KH
-Thực hiện KH
-Giám sát thực hiện KH
Tác động cải tiếnliên tục
- PP và KT dạy và học
tích cực;

Nhóm yếu tố
Đầu ra
- Người học khoẻ

mạnh, có động cơ HT,
kết quả cao;
- GV thạo nghềnghiệp;
- Hệ thống GD dân chủ

- Hệ thống đánh giá
thích hợp;
- H/thống q/lí dân chủ.

Ngữcảnh
Hoàn cảnh KT-XH, Dân trí và nhu cầu GD của địa bàn dân cư; Chính
sách đối với nhà trường; Sự đóng góp cho GD của cộng đồng.


… đến việc tăng cường quản lý
đổi mới đồng bộ phương pháp
dạy học, kiểm tra đánh giá,
nâng cao hiệu quả giáo dục


Một số
vấn đề
về
PPDH,
KTĐG

đổi mới
PPDH,
KTĐG



- Là định hướng tổng thể cho hành động
PP, trong đó có sự kết hợp giữa các nguyên
tắc DH, lý luận DH, điều kiện DH và tổ chức
DH; định hướng về vai trò của GV và HS trong
quá trình DH.
- Là định hướng mang tính chiến lược, mô
hình LT của PPDH => Chưa đưa ra những mô
hình hành động, những hình thức cụ thể cho
hành động PP.


Quan điểm dạy học?
 DH giải quyết vấn đề, DH giải thích - minh hoạ;
DH kế thừa; DH khám phá; DH nghiên cứu; DH
định hướng hành động; DH định hướng HS; DH
theo tình huống; DH gắn với kinh nghiệm; DH
định hướng mục tiêu; DH giao tiếp; v.v..; các
môn còn có những quan điểm dạy học đặc thù.
 Trong các quan điểm DH nêu trên, DH giải
quyết vấn đề là con đường cơ bản để phát huy
tính tích cực nhận thức của HS, có thể vận dụng
trong hầu hết các hình thức và PPDH với những
năng lực của GV và mức độ tự lực khác nhau
của HS.


- PPDH cụ thể là những hình thức, cách thức
hành động của GV và HS nhằm thực hiện những
mục tiêu DH xác định, phù hợp với những nội

dung và những ĐK DH cụ thể. PPDH cụ thể quy
định những mô hình hành động của GV và HS.
- Có hàng trăm PPDH cụ thể, gồm những PP
chung cho nhiều môn, các PP đặc thù bộ môn.
- Bên cạnh các PPDH truyền thống như:
thuyết trình, đàm thoại, biểu diễn trực quan, làm
mẫu, có một số PP khác như: PP nghiên cứu
trường hợp, PP điều phối, PP đóng vai, v.v...


 KTDH là những động tác, cách thức hành động
của của GV và HS trong các tình huống hành động
nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy
học. Các KTDH chưa phải là các PPDH độc lập.
 Có tới hàng ngàn KTDH. Bên cạnh những KTDH
thông thường, ngày nay người ta chú trọng các
KTDH phát huy tính tích cực, sáng tạo của người
học, như: Kỹ thuật “Động não”, Kỹ thuật “tia
chớp”, Kỹ thuật tương tự, Kỹ thuật bản đồ tư duy
v.v...


ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
Học tập, trước đây, thường được nói đến như một quá
trình tích lũy các kiến thức được sâu chuỗi, phân loại và
cần phải được truyền đạt và củng cố một cách rõ ràng.
Hiện nay, học tập được hiểu là một quá trình tạo dựng sự
hiểu biết trong đó mỗi cá nhân nỗ lực để kết nối các thông
tin mới với những điều mà họ đã biết, từ đó các ý tưởng có
sự cố kết cá nhân. Mỗi người học lại xây dựng sự hiểu biết

theo những cách riêng, tùy thuộc vào mối quan tâm, kinh
nghiệm và phong cách học tập của mình.

Học tập là một quá trình trong đó chủ thể (người
học) thu thập, xử lý thông tin từ môi trường sống
xung quanh để biến đổi và làm phong phú mình.


Kết quả học tập (KQHT) là thành tựu của người học sau
quá trình hoạt động học tập, thể hiện ở những mục tiêu
học tập người học đạt được trong các lĩnh vực nhận thức,
hành động và xúc cảm.
KQHT không hoàn toàn đồng nhất với nội dung học tập
mà nhà trường thường đánh giá theo quy định của chương
trình giáo dục hay theo mục tiêu giáo dục đã đề ra. Nó
rộng hơn và phong phú hơn khối lượng và mức độ tri thức,
kỹ năng, hành vi biểu cảm và vận động mà người học đạt
được nhờ học tập. Kết quả học tập thực sự bao hàm cả
những giá trị xã hội (đặc biệt là kỹ năng xã hội), mức độ
tăng lên thể chất và trí tuệ, sự phát triển lý trí, tình cảm,
nhu cầu và hành vi đạo đức, v.v... Đó là những yếu tố khó
định lượng khi đánh giá vì chúng không đơn thuần phản
ánh tác dụng của học tập.


Đánh giá kết quả học tập của học sinh là xác định giá trị
thành tựu học tập người học đạt được qua quá trình học
tập, để đưa ra những nhận định về mức độ đạt được mục
tiêu đã đề ra, làm căn cứ cho việc phê chuẩn, xếp hạng,
hay phân loại thành tựu học tập; đưa ra các giải pháp điều

chỉnh phương pháp dạy, học; đưa ra các khuyến nghị góp
phần thay đổi các chính sách giáo dục.
ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỌC SINH
Đánh giá, trước đây, thường hay so sánh học sinh với các
bạn học thành công hơn như một công cụ để khuyến khích
học sinh học tập, tuy nhiên, nghiên cứu gần đây cho thấy
học sinh sẽ có động cơ học tập và tự tin hơn khi các em đạt
được những tiến bộ và thành tích, chứ không phải sự thất
bại và yếu kém so với các học sinh khác trong lớp học.


×