Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

VĂN HOÁ GIA ĐÌNH của NGƯỜI VIỆT từ mối QUAN hệ cá NHÂN CỘNG ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.05 KB, 7 trang )

1

TIỂU LUẬN MÔN SƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM
ĐỀ TÀI:
VĂN HÓA GIA ĐÌNH CỦA NGƯỜI VIỆT
NHÌN TỪ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁ NHÂN VÀ CỘNG ĐỒNG

TP HỒ CHÍ MINH - 2016


2

Dẫn nhập
Mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng là một trong các mối quan hệ
phổ biến và cơ bản nhất của xã hội. Mối quan hệ này có thể giải quyết nhiều
vấn đề, hiện tượng khác nhau xảy ra hằng ngày trong xã hội. Dựa trên mối quan
hệ đó, ta sẽ lí giải vấn đề về văn hóa gia đình của người Việt nhìn từ mối quan
hệ cá nhân và cộng đồng.
Cơ sở lý luận
Mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng là một trong những vấn đề đã và
đang được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Mối quan hệ này được thể hiện rõ
rệt cả trong xã hội truyền thống và xã hội hiện đại.
Theo nhà Xã hội học người Pháp E. Durkheim (1858-1917). Ông nghiên
cứu về mối quan hệ giữa con người và xã hội (cộng đồng). Mối quan hệ giữa
con người và hội được thể hiện qua hai loại đoàn kết xã hội: đoàn kết cơ giới và
đoàn kết hữu cơ.
Đoàn kết cơ giới xuất hiện trong xã hội truyền thống. Khi mà xã hội
chưa phát triển, còn là xã hội nông nghiệp, tiền công nghiệp. Ở đó, các mối
quan hệ xã hội đơn giản, nghề nghiệp đơn giản, sự phân công lao động chưa cao,
quan hệ cá nhân còn rời rạc, sự khác nhau giữa cá nhân chưa mấy rõ ràng, cộng
đồng thân thuộc với nhau. Các cá nhân gắn bó với nhau vì sự kiềm chế mạnh


mẽ từ phía xã hội và vì lòng trung thành của cá nhân đối với truyền thống văn
hóa, tập tục địa phương và quan hệ gia đình. Sức mạnh của ý thức tập thể có
khả năng chi phối và điều chỉnh suy nghĩ, tình cảm và hành động của các cá
nhân. Quyền tự do, tinh thần tự chủ và độc lập của các cá nhân rất thấp ý thức
cộng đồng rất cao. Các chuẩn mực đạo đức, luật pháp của cộng đồng mang tính
chất cưỡng chế các cá nhân, các nhân phải phục vụ cho cộng đồng. [1]
Đoàn kết hữu cơ xuất hiện trong xã hội hiện đại. Khi mà xã hội đã phát
triển hơn, con người gắn với những văn minh đô thị. Lúc đó, xã hội đã được
phân tầng rõ ràng hơn, có sự phân công lao động cao, rõ rệt và đa dạng. Mức
độ và tính chất chuyên môn hóa chức năng của xã hội càng cao thì các bộ phận


3

trong xã hội càng phụ thuộc, gắn bó và đoàn kết chặt chẽ với nhau. Xã hội hiện
đại thường có quy mô lớn, ý thức cộng đồng yếu, nhưng tính độc lập, tự chủ cá
nhân được đề cao. Các quan hệ xã hội chủ yếu mang tính chất trao đổi và được
quy định, nguyên tắc, luật pháp quản lý và bảo vệ. Con người thể hiện được bản
thân hơn, ít bị chi phối bởi cộng đồng như xã hội truyền thống, được tự do hơn.
Tuy nhiên con người như một mắc xích liên kết chặt chẽ với nhau trong cộng
đồng. [1]
Tóm lại, E. Durkheim cho rằng xã hội biến đổi từ xã hội đơn giản (truyền
thống) đến xã hội phức tạp (hiện đại). Ông mong muốn có thể bảo đảm tự do cá
nhân mà không làm tăng tính ích kỷ của con người trong khi vẫn tạo ra trật tự
xã hội, chỉ ra vai trò đoàn kết của xã hội, của phân công lao động trong xã hội
đối với việc duy trì trật tự xã hội nói riêng và hệ thống xã hội nói chung. Điển
hình là những trật tự về vấn đề văn hóa ứng xử trong gia đình dưới góc nhìn của
mối quan hệ cá nhân và cộng đồng.
Cơ sở thực tiễn
Từ cơ sở lý luận trên, đối với con người Việt Nam trong xã hội truyền

thống cũng như xã hội hiện đại, mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội hết sức
khắng khít trong một hệ thống bền chặt về văn hóa ứng xử trong gia đình Việt.
Tuy nhiên văn hóa ứng xử đó vẫn có sự khác biệt không nhỏ trong xã hội truyền
thống và xã hội hiện đại.
Trong xã hội truyền thống
Khi nói đến tính riêng biệt của mỗi gia đình ở những lĩnh vực khác nhau
tục ngữ thường có câu: “mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh”. Gia đình Việt
Nam truyền thống được các nhà nghiên cứu cho là loại gia đình chứa nhiều yếu
tố dường như bất biến, ít đổi thay, được bảo lưu và truyền từ thế hệ này sang thế
hệ khác. Gia đình Việt Nam truyền thống là sản phẩm của nền văn minh lúa
nước thường tồn tại nhiều nhất ở nông thôn, có chế độ sở hữu ruộng đất và phân
phối sản phẩm. Người Việt luôn có ý thức quý trọng ruộng đất, bảo vệ ruộng
đất và các gia đình thường nhắc nhở nhau là "tấc đất, tấc vàng". Ý thức về


4

ruộng đất cũng là cơ sở tạo ra các giá trị tôn trọng của công, tôn trọng các thành
quả lao động, quá trình sản xuất nông nghiệp. Các thành viên trong cùng một
gia đình ở xã hội truyền thống này thường theo hình thức cha truyền con nối.
Cha làm nông thì con cũng làm nông… Đồng thời, do ảnh hưởng, truyền bá
mạnh mẽ của Nho giáo qua nhiều thời kì nên cách ứng xử của các thành viên
trong gia đình theo nguyên tắc có trên có dưới, phân chia vai vế rõ ràng, cha ra
cha, con ra con, cha là trụ cột của gia đình. Con cái phải hiếu thuận, tôn trọng,
lễ phép, phụng dưỡng, chăm sóc ông bà cha mẹ. Con cháu, người dưới phải cư
xử cho đúng mực: “gọi dạ bảo vâng”, “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, “đi thưa
về chào”. Ngoài ra, do theo tư tưởng phong kiến nên còn chế độ đa thê, một
người đàn ông có thể có nhiều vợ. Trong thời kì này, phụ nữ không được dạy
nhiều về lễ nghi giao tiếp, ứng xử với bên ngoài; khách của chồng đến nhà,
người vợ ra cúi chào rồi đi vào trong, chứ không được ngồi cùng. Vai trò của

người phụ nữ trong giai đoạn này vô cùng to lớn nhưng lại không được coi
trọng trong cả gia đình và xã hội. Nho giáo đã ảnh hưởng đến cả đời sống tinh
thần của toàn xã hội lúc bấy giờ, gia đình, các cá nhân trong gia đình cũng chịu
sự ảnh hưởng đó, nên hành động tư tưởng của mỗi cá nhân bị áp đặt theo khuôn
phép quy định của xã hội, của cộng đồng. Cộng đồng, xã hội quyết định hành vi,
cách ăn nói, ứng xử của từng cá nhân sao cho hợp với đạo nghĩa, lễ giáo.
Trong xã hội hiện đại
Hiện nay, nước ta đang thực hiện tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
và hội nhập kinh tế quốc tế trong xu hướng toàn cầu hóa. Sự giao lưu mở cửa
hội nhập đã đem đến cho các gia đình Việt Nam nhiều cơ hội. Gia đình Việt
Nam có điều kiện phát triển kinh tế, giao lưu hội nhập với các nền văn hóa tiên
tiến, văn minh của các nước. Tuy nhiên đó cũng là nguyên nhân dẫn tới các hệ
quả, quy mô gia đình ngày càng nhỏ, con cái ra riêng sau khi xây dựng gia đình
và sự xuất hiện của các phương tiện truyền thông đại chúng hiện đại làm sự liên
kết của các thế hệ càng ít đi. Đồng thời, sự khác biệt về kinh nghiệm, nhu cầu
và sở thích trong cuộc sống, quan điểm của các thế hệ khác nhau dẫn đến các


5

hiện tượng như: con cháu không tôn trọng sự khuyên bảo, dạy dỗ của ông bà,
cha mẹ; cư xử, nói năng không đúng mực gây xúc phạm tình cảm; không quan
tâm chăm sóc, thậm chí có hiện tượng bạc đãi người cao tuổi.
Các biểu hiện tiêu biểu
Qua sự biến đổi của xã hội thì văn hóa cũng như các mối quan hệ trong
gia đình cũng thay đổi theo các hướng tích cực và tiêu cực sau:
Tích cực
Một trong những điểm tích cực của một gia đình hiện đại ngày nay là mỗi
thành viên trong gia đình đều có không gian sinh hoạt riêng. Gia đình hiện đại
ngày nay ít có trường hợp gia đình tam, tứ đại đồng đường cùng nhau chung

sống. Nhiều gia đình có điều kiện, con cái được ở phòng riêng, bố mẹ mỗi
người cũng có phòng làm việc riêng. Mỗi người đều có điều kiện tốt nhất để
làm việc riêng, để phát huy tối đa tính độc lập, tự giác, khả năng trong công
việc và phát triển các mối quan hệ ngoài xã hội, giúp mỗi thành viên tiếp xúc
nhiều hơn với cuộc sống bên ngoài. Mỗi thành viên trong gia đình đã không còn
chịu sự ràng buộc chặt chẽ của xã hội truyền thống, mỗi người có thể tự nói lên
quan điểm cá nhân của mình, không còn trường hợp “gọi dạ, bảo vâng” dù cha
mẹ đúng hay sai. Cá nhân có thể tự do lựa chọn đối tượng kết hôn, tự chịu trách
nhiệm cho hạnh phúc của bản thân.
Không những thế, xã hội hiện đại ngày nay được quản lý khá chặt chẽ
của luật pháp. Thông qua luật pháp, mỗi cá nhân trong xã hội xác định được
quyền và nghĩa vụ của mình đối với cộng đồng. Gia đình là nhân tố quan trọng
trong việc định hướng và giáo dục cá nhân tuân thủ theo luật pháp. Cùng với sự
biến đổi của xã hội là sự nâng cao giá trị của người phụ nữ ở nhiều mặt. Vai trò
của người phụ nữ trong xã hội ngày càng được tôn trọng và được khẳng định
hơn qua các quy định về luật bảo vệ phụ nữ, chế độ một vợ một chồng. Người
phụ nữ được tự do thể hiện năng lực của bản thân mà trong xã hội truyền thống
họ bị kiềm nén do các định kiến của xã hội xưa.


6

Tiêu cực
Tuy nhiên, cũng do sự tự do đó đã làm cho các thành viên trong gia đình
không có sự kết nối chặt chẽ với nhau. Mọi người trong gia đình ít có điều kiện
tâm sự, chia sẻ những vấn đề đã gặp phải trong cuộc sống thường ngày với nhau,
trở nên xa cách nhau hơn. Người phụ nữ cũng được bình đẳng giới, ra ngoài đi
làm, tiếp xúc nhiều hơn với xã hội, mà đôi khi quên mất nhiệm vụ của người mẹ,
người vợ làm cho mối liên kết của các thành viên ngày càng xa cách. Vợ chồng
đều phải chạy theo những vòng xoáy của cuộc sống, không dành nhiều thời gian

tâm sự chia sẻ với nhau, cha mẹ không có thời gian ở bên dạy dỗ, tìm hiểu con
cái. Điều này có thể khiến con cái đi sai hướng, sa ngã vào những cạm bẫy của
xã hội. Đồng thời cũng chính sự xa cách này làm cho con cái không hiểu cha
mẹ, ông bà do sự khác biệt về tư tưởng của thế hệ khác nhau, không có thời
gian chăm sóc phụng dưỡng người lớn. Thậm chí còn có nhiều hành vi bạo
hành, đánh đập ông bà cha mẹ, đi ngược lại luân lý của truyền thống.
Kết luận
Nhìn từ mối quan hệ cá nhân và cộng đồng thì văn hóa gia đình hiện nay
đã có những bước tiến bộ tốt đẹp. Tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập, tiêu cực cần
phải được cải thiện. Cha mẹ, ông bà cần dành nhiều thời gian quan tâm đến con
cài hơn, không để họ sa ngã vào các tệ nạn xã hội, làm cho xã hội tốt đẹp hơn.
Ngược lại, con cái cũng vậy, cần phải cảm thông, chia sẽ, yêu thương, chăm sóc
ông bà nhiều hơn để giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Để giữ gìn các
giá trị chuẩn mực văn hóa gia đình Việt Nam trong giai đoạn phát triển kinh tế xã hội hiện nay, mỗi người Việt Nam cần ý thức rằng, xây dựng gia đình hạnh
phúc không chỉ là việc riêng của mỗi nhà mà còn là trách nhiệm của cả xã hội;
gia đình no ấm, hạnh phúc, bình đẳng, tiến bộ góp phần tạo nên sức mạnh của
đất nước.


7

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

truy cập ngày

20/04/2016.
2. “Gia đình Việt Nam hiện
nay: Truyền thống hay hiện đại?”. truy cập ngày 24/04/2016




×