Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Báo cáo nghiên cứu khoa học yếu tố văn HOÁ TRONG VIỆC GIẢNG dạy NGỮ NGHĨA (mối QUAN hệ NGUYÊN NHÂN – kết QUẢ) TRONG cú PHÁP TIẾNG NGA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.41 KB, 7 trang )

TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 6(35).2009

YẾU TỐ VĂN HOÁ TRONG VIỆC GIẢNG DẠY NGỮ NGHĨA
(MỐI QUAN HỆ NGUYÊN NHÂN – KẾT QUẢ)
TRONG CÚ PHÁP TIẾNG NGA
THE CULTURAL FACTORS IN TEACHING SYMANTICS MEANING
(CAUSE-RESULTS RELATIONSHIP) IN RUSSIAN SYNTAX
Nguyễn Ngọc Chinh
Đại học Đà Nẵng

TÓM TẮT
Bài báo nghiên cứu yếu tố văn hóa trong việc giảng dạy các mối quan hệ ngữ nghĩa
trong ngôn ngữ, cụ thể là mối quan hệ nguyên nhân -kết quả trên bình diện cú pháp tiếng Nga
và tiếng Việt. Một trong những mối quan hệ ngữ nghĩa quan trọng trong ngôn ngữ là quan hệ
nguyên nhân-kết quả, bởi trên thực tế khách quan, mối quan hệ này chi phối và giữ vai trò chủ
đạo, nó nêu lên, xác định, làm thay đổi và kéo theo hiện tượng khác, đó là kết quả [9, 6]. Khái
niệm đó được phản ánh rất rõ ràng trong ngôn ngữ, cụ thể là trong cú pháp trên các cấp độ: câu
đơn và câu phức. Tuy nhiên phương thức biểu đạt mối quan hệ nhân-quả trong mỗi ngôn ngữ lại
không giống nhau, điều đó được giải thích bằng yếu tố văn hoá của ngôn ngữ dân tộc ấy.
ABSTRACT
The article studies cultural factors in teaching the relationship of language semantics,
particularly the relationship cause-result syntax on the Russian and Vietnamese. One of the
semantic relationships important in the language of reason-relations work, by the objective
reality, the relationship is dominant and keep the leading role, it is stated on and determination,
as change and pull the other phenomena, that is the result [9, 6]. Concept that is reflected very
clearly in the language, particularly in the syntax above levels: simple sentences and complex
sentences. However, the method expression-relationship results in a language not the same,
which is explained by cultural factors of its language and nation.

1. Mở đầu
Văn hoá là “tổng thể nói chung những giá tr ị vật chất và tinh thần do con người


sáng tạo ra trong quá trình lịch sử, là tri thức, kiến thức khoa học …” [8, 1062]. Trong
ngôn ngữ, văn hoá ngôn từ (культура речи) [5, 119] được hiểu là sự nắm vững những
chuẩn ngôn ngữ văn học ở dạng viết và nói (những quy tắc phát âm, trọng âm, ngữ
pháp, sử dụng từ …) . Đồng thời, đó cũng là những kỹ năng sử dụng các phương tiện
ngôn ngữ biểu cảm trong những điều kiện giao tiếp khác nhau ứng với mục đích và nội
dung lời nói.
Văn hoá ngôn ngữ bao gồm hai cấp độ nắm vững ngôn ngữ văn học: Tính đúng
đắn lời nói (правильность речи) và sử dụng thành thạo lời nói (речевое мастерство). Ở
đây chúng tôi muốn nêu một vài nhận xét khi giảng dạy các mối quan hệ nguyên nhân –
kết quả (NNKQ) (причинно–следственные отношения) trong c ú pháp tiếng Nga.
158


TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 6(35).2009

2. Mối quan hệ nguyên nhân – kết quả trong cú pháp tiếng Nga
Cũng như các ngôn ngữ khác, trong cú pháp tiếng Nga phản ánh nhiều mối quan
hệ ngữ nghĩa: quan hệ định lượng, quan hệ định tính, quan hệ điều kiện, quan hệ không
gian, quan hệ thời gian, quan hệ nhượng bộ, quan hệ nguyên nhân – kết quả, … Như các
mối quan hệ ngữ nghĩa khác, mối quan hệ nguyên nhân biểu thị ý nghĩa trong nội tại
ngôn ngữ (внутриязыковые значения) [1, 193]. Nguyên nhân kết qủa là mối quan hệ
chủ đạo trong thực tế khách quan, là những phạm trù triết học phản ánh một trong
những mối quan hệ chung nhất và sự tác động qua lại giữa các hiện tượng. Nguyên nhân
là hiện tượng mà tác động của nó xác định, sinh ra và kéo theo một hiện tượng khác,
hiện tượng đó là kết quả [6, 513].
2.1. Cấp độ câu đơn
Mối quan hệ NNKQ trong tiếng Nga được biểu hiện ở cấp độ câu đơn giản (cụm
danh giới từ ở các cách – причинные именные группы) [2, 7]. Trên cấp độ này, mối
quan hệ NNKQ, ngoài nhóm danh ngữ các cách, còn được biểu hiện bằng các phương
tiện: cụm trạng động từ, cụm tính động từ và cụm trạng ngữ.

Riêng về nhóm danh nguyên (danh ngữ chỉ nguyên nhân – kết quả) trong câu
đơn tiếng Nga rất đa dạng, gồm 15 giới từ [3,140-329] kết hợp với danh từ ở các cách
(cách 2, cách 3, cách 4, cách 5). Khi truy
ền
đạt sang tiếng Việt, các giới từ trên đều
tương đương với một số yếu tố trong tiếng Việt: vì, bởi, do, tại, nhờ. Qua khảo sát 100
ví dụ có các giới từ với danh từ các cách trong tiếng Nga, thì có tới 80% trường hợp
được truyền đạt bởi yếu tố vì trong tiếng Việt. Ví dụ:
За сценой конмандира встретил бледный от возмущения администратор.
(К.Паустовский) → Câu đơn giản, cách 2
(Ở hậu trường, người phụ trách nhà hát, mặt tái đi vì tức giận , đón chỉ huy
trưởng) (Mộng Quỳnh dịch)
Наш театр работает по-ударному. Мы не можем из-за настроения
актеров срывать спектакли. (К.Паустовский, Музыка Верди) → Câu đơn giản,
cách 2
(Nhà hát chúng tôi làm việc theo kiểu tiên tiến, không thể vì tâm trạmg iễn viên
mà đình vở diễn được) (Mộng Quỳnh dịch)
Не сердитесь на меня за группые слова (К.Паустовский, Старый повар) →
Câu đơn giản, cách 4
(Xin ngài đừng bực mình vì những lời lẽ ngu xuẩn đó) (Kim Ân dịch)
Желая скорее уехать, он торопился закончить работую. → Cụm trạng từ
(Vì muốn đi nhanh anh ấy khẩn trương kết thúc công việc)
Maльчик, увлечённый игрой, не заметил нас. → Cụm tính động từ
(Cậu bé do mải chơi không nhận thấy chúng tôi)
Он это сказал сгоряча…→ Trạng từ
(Nó nói điều đó do nóng nảy…)
159


TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 6(35).2009


2.2. Cấp độ câu phức hợp
Там были болотаи тьмы, потому что лес был старый, и так густо
переплелись его ветви, что сквозь них не видеть было неба, и лучи солньца едва
могли пробить себе дорогу до болот сквозь густую листву. (М.Горький, Старуха
Изергиль)
Ở đấy chỉ có đầm lầy và bóng tối vì đây là rừng già, cành lá quấn quýt dày rậm
đến nỗi không còn nhìn thấy bầu trời nữa, và tia nắng mặt trời phải khó khăn lắm mới
lọt qua đám lá um tùm để rọi xuống đầm lầy. (Phạm Mạnh Hùng dịch)
3. Quan sát một số yếu tố văn hóa trong giảng dạy quan hệ nguyên nhân -kết quả
đối chiếu với tiếng Việt
3.1. Cấp độ câu đơn giản
3.1.1. Số lượng các phương tiện biểu đạt NNKQ
Qua khảo sát trong sách giáo khoa, các giáo trình, các tác phẩm văn học, chúng
tôi thấy rằng, để biểu đạt mối quan hệ NNKQ ở cấp độ câu đơn trong tiếng Nga có tới
14 giới từ có thể kết hợp với danh từ các cách. Trong khi đó tiếng Việt có khoảng 5 (với
tư cách là giới từ đứng trước danh từ, đại từ, …) yếu tố chỉ NNKQ [7, 9 -15, 58-59,
147]. Đó là điểm khác biệt về số lượng các phương tiện biểu đạt mối quan hệ nguyên
nhân – kết quả ở cấp độ câu đơn trong ngôn ngữ Nga và Việt. Chúng tôi cho rằng đây là
một nét văn hoá dân tộc được thể hiện trên bình diện ngôn ngữ. Điều này là một cản trở,
đồng thời cũng là thuận lợi trong việc dạy – học tiếng Nga cho người Việt. Có thể nói
rằng, trong hầu hết các tình huống, khi diễn đạt ý nghĩa nguyên nhân trong văn phong
nói cũng như viết, người Việt thường sử dụng vì hơn là sử dụng bởi, tại, do, nhờ.
3.1.2. Cách sử dụng
Điểm khác biệt tiếp theo trong cú pháp câu đơn tiếng Nga là cách sử dụng các
giới từ rất khác nhau, và được quy định khá chặt chẽ trong các loại văn phong khác
nhau. Ngoài một số giới từ đi với danh từ các cách sử dụng trong văn phong trung hoà
(нейтралный стиль), như: от, из (cách 2), по (cách 3), за (cách 5); một số khác chỉ sử
dụng trong văn phong viết, như: в результате, в следствии, пoд действием, под
влиянием, … (cách 2 ), в связи (cách 5), в виду (cách 2), в силу (cách 2) và các đoạn

tính động từ, trạng động từ, hoặc chỉ trong văn phong hội thoại: c (cách 2), trạng ngữ
chỉ nguyên nhân-kết quả… Còn trong tiếng Việt, qua khảo sát 60 ví dụ có các yếu tố chỉ
quan hệ NNKQ: vì, bởi, tại, do, nhờ thì các yếu tố trên được sử dụng trong các văn
phong nói cũng như viết, và tần số sử dụng của vì là nhiều hơn cả.
3.1.3. Hình thái tính động từ
Trong tiếng Việt không có hình thái ngôn ngữ trạng động từ (деепричастный
оборот), nên khi truyền đạt sang tiếng Việt cấu trúc có trạng động từ tiếng Nga sẽ được
chuyển thành câu ghép. Đây là điểm khác biệt thứ ba về mặt văn hoá ngôn từ giữa tiếng
Nga và tiếng Việt trong biểu đạt ý nghĩa NNKQ. Ví dụ:
160


TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 6(35).2009

Maльчик, увлечённый игрой, не заметил нас. → Câu đơn trong tiếng Nga
Cậu bé do mải chơi nên (cậu ấy) không nhận thấy chúng tôi. → Câu phức hợp
trong tiếng Việt
Từ việc phân tích một số đặc điểm trên, chúng tôi có một vài nhận xét về sự
giống nhau và khác nhau giữa các phương tiện biểu đạt mối quan hệ nguyên nhân – kết
quả tiếng Nga, tiếng Việt như sau:
TT

Các phương tiện biểu đạt

Tiếng Nga

Tiếng Việt

1


Nhóm danh ngữ chỉ NNKQ

4

5

2

Cụm tính động từ

+

-

3

Cụm trạng động từ

+

-

4

Trạng từ

+

(+)


Ghi chú

Ký hiệu: dấu +: (có), dấu: - (không)
Tiếng Nga và tiếng Việt là những ngôn ngữ thuộc các loại hình khác nhau: tiếng
Việt là ngôn ngữ đơn lập, tiếng Nga – biến hình. Điều đó giải thích vì sao người Việt
thường gặp nhiều khó khăn khi học tiếng Nga, nhất là các hình thái biến đổi của danh
từ, tính từ, động từ, …
3.2. Cấp độ câu phức hợp
Mối quan hệ nguyên nhân – kết quả còn được biểu hiện ở cấp độ câu phức hợp
trong cả hai ngôn ngữ Nga và Việt. Trong tiéng Nga, quan hệ nhân – quả trong câu
phức hợp phụ thuộc được biểu đạt bằng 33 liên từ phân hoá và không phân hoá
(дифференцированные и недифференцированные союзы) [4, 576]. Trong khiđó, ở
cấp độ câu phức hợp (câu ghép) tiếng Việt có 5 (năm) liên từ chỉ nguyên nhân – kết quả
và một số biến thể của chúng:
- Liên từ: vì, bởi, do, tại, nhờ.
- Các biến thể: vì vậy, vì thế, tại vì, nên, thành ra, thành thử, vì thế … cho
nên…
Có thể tóm tắt như sau bằng bảng dưới đây:
Tiếng Nga

Tiếng Việt

1 Số lượng phương tiện biểu đạt quan
hệ NNKQ

3

5

2 Có biến thể


-

+

3 Kết hợp với các từ tình thái

+

- (+)

4 Số lượng các phương tiện dùng
trong văn phong khoa học

26

3

TT

Đặc điểm so sánh

Ghi chú

161


TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 6(35).2009

5


Vị trí các phương tiện biểu đạt
NNKQ trong câu

Thường

Thường

đứng sau

đứng trước

Ký hiệu: dấu +: (có), dấu: - (không)
3.3. Bàn luận
Đứng trên góc độ chuẩn ngôn ngữ, khi giảng dạy mối quan hệ này, chúng ta phải
chú ý tới c ách dùng đúng các liên từ chỉ mối quan hệ nhân-quả. Liên từ phân hóa và
không phân hóa trong tiếng Nga là phương tiện biểu thị mối quan hệ nguyên nhân – kết
quả trên cấp độ câu phức hợp phụ thuộc. Còn trong tiếng Việt là các liên từ [9,591]. Các
phương tiện biểu đạt mối quan hệ nhân quả trong cú pháp tiếng Nga được sử dụng rõ
rang, cụ thể khi hành chức trong văn phong sách vở, hội thoại, khoa học hay văn phong
chính luận. Ví dụ, các liên từ nhóm phân hóa hầu hết được sử dụng trong văn phong
khoa học, chính luận: благодаря тому что, в связи с тем что, по причине того
что, на основании того что, в результате того что, из-за того что, за то
что,… Quan sát 200 trường hợp câu phức biểu đạt quan hệ nhân-quả, chúng tôi nhận
thấy có tới 75% trường hợp liên từ cùng với phần phụ (придаточная часть) đứng ở vị
trí sau (постпозиция) phần chính (главная часть). Quan sát yếu tố này trong tiếng
Việt, chúng tôi thấy ngược lại, đa số trường hợp các liên từ cùng với phần phụ chỉ
nguyên nhân thường đứng đầu câu, trước phần chính (препозиция), khoảng 72%. Điều
này có thể nhận xét rằng, người Việt Nam thường bày tỏ nguyên nhân trước khi nói tưói
kết quả của sự việc, hiện tượng, … Có thể nói, đây là là một đặc điểm văn hóa dân tộc

cần chú ý khi dạy - học mối quan hệ nhân - quả tiếng Nga cho người Việt nam, đặc bịêt
khi truyền đạt từ tiếng Nga sang tiếng Việt và ngược lại. Điều đó càng làm sáng tỏ nhận
định rằng “Trong văn hoá dân tộc có bản thân ngôn ngữ và trong ngôn ngữ của họ chứa
đựng những thành tố văn hoá sâu xa được hình thành trong suốt quá trình lịch sử phát
triển của dân tộc đó” [10].
Trong quá trình giảng dạy các mối quan hệ ngữ nghĩa trên bình diện cú pháp,
phần giống nhau của nền văn hóa Nga và Việt có thể dùng phương pháp giảng giải dịch,
nhưng khi nói đến sự khác nhau thì phương pháp này không giải quyết được vấn đề.
Điều không có gì ngạc nhiên là phải tốn nhiều thời gian vào việc nhận biết sự khác nhau
về ngôn ngữ văn hóa không chỉ ở mặt biểu hiện mà còn ở mặt nội dung của hiện tượng
ngôn ngữ để khắc họa vào nhận thức của người học về khái niệm, hiện tượng mới trong
cách dùng liên từ biểu đạt mối quan hệ nguyên nhân-kết quả trong tiếng Nga và tiếng
Việt.
Hiển nhiên trong hai ngôn ngữ, mối quan hệ nhân-quả có sự giống nhau về
nghĩa nhưng phương thức biểu đạt, khả năng kết hợp, … là khác nhau. Sự giống nhau,
khác nhau có thể được biểu đạt bằng sơ đồ sau:

162


TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 6(35).2009

A

AB

B

Hai hình tròn A và B biểu đạt hai bình diện cú pháp của ngôn ngữ Nga và Việt,
đó là hai hệ thống cú pháp riêng biệt của hai ngôn ngữ. Phần trùng nhau AB là phần

giống nhau của hệ thống cú pháp hai ngôn ngữ khi biểu đạt mối quan hệ nguyên nhânkết quả. Phần chung này biểu thị sự tư duy, mối liên hệ khách quan được phản ánh trong
bất cứ ngôn ngữ nào của bất cứ dân tộc nào.
Trở lại mối quan hệ nguyên nhân-kết quả trong tiếng Nga, tiếng Việt, phần AB
là phần chung của quan hệ nhân-quả: mối quan hệ nhân-quả này đều được phản ánh ở
cấp độ câu phức hợp phụ thuộc trong đó các phương tiện biểu đạt đều nằm ở phần phụ,
… còn phần A và B là những phần khác biệt của quan hệ nhân-quả: đó là các phương
tiện biểu đạt không như nhau, chúng được sử dụng trong các văn phong khác nhau, đặc
điểm kết hợp với các từ tình thái hoặc các biến thể của chúng cũng không hoàn toàn
giống nhau.
Vậy khắc phục những khó khăn trong việc dạy-học mối quan hệ nhân-quả như
thế nào, hay nói cách khác là xử lý, giải quyết những điểm khác nhau, giống nhau giữa
các phương tiện cùng biểu đạt mối quan hệ nhân-quả, khắc phục chúng, mà chúng tôi
quan niệm rằng đó là một số đặc điểm văn hóa trong dạy và học quan hệ nhân-quả như
thế nào?
Chúng tôi đề xuất một vài quan điểm của mình:
1. Xác định động cơ, mục đích học tập của người học;
2. Sử dụng phương pháp dạy-học ngoại ngữ, kế cả truyền thống lẫn hiện đại:
giảng giải, dịch, giao tiếp, giáo trình điện tử …
3. So sánh, đối chiếu những tương đồng, dị biệt của cả hai ngôn ngữ khi đề cập
đồng thời một hiện tượng, trong đó đặc biệt chú ý tới các hiện tượng khác nhau của hai
ngôn ngữ, như số lượng các phương tiện biểu đạt (các liên từ), một số đặc thù của các
phương tiện đó, …
4. Thực hành làm các dạng bài tập khác nhau, hoán vị, thay thế, … tạo cho học
sinh kỹ năng, kỹ xảo sử dụng các phương tiện biểu đạt cho cả hai ngôn ngữ Nga, Việt.
163


TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 6(35).2009

4. Kết luận

Trên đây là một số quan sát ban đầu của chúng tôi trong quá trình giảng dạy các
mối quan hệ ngữ nghĩa, cụ thể là quan hệ nguyên nhân-kết quả trong hệ thống câu phức
hợp tiếng Nga đối chiếu với tiếng Việt. C ó thể nói rằng, đã học ngoại ngữ là phải đối
mặt với các đặc điểm văn hóa của dân tộc ấy. Muốn đạt được kết quả tốt trong việc
giảng dạy ngoại ngữ không thể không tính đến yếu tố văn hóa dân tộc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Верещагин У.М., Костомаров В.Г., Язык и культура, M., “Русский язык”,
Москва, 1983.
[2] Грамматика русского языка, АН СССР, Т.2, Синтаксис, часть первая,
Москва, 1954.
[3] Грамматика русского языка, АН СССР, Т. II, Синтаксис, Под ред.: Н.Ю.
Шведовой, «Наука», Москва, 1980.
[4] Философский энциклопедический
Москва, 1983.

словарь,

“Советская

экциклопедия”,

[5] Glebova I.I., Về vấn đề phân định chức năng liên từ và giới từ của các chỉ tố quan
hệ nguyên nhân, nhượng bộ và mục đích trong tiếng Việt, Ngôn ngữ, 2/1982.
[6] Nguyễn Anh Quế, Hư từ trong tiếng Việt hiện đại, Nxb Khoa học và Xã hội, Hà
Nội, 1988.
[7] Stankêvich N.A., Về sự diễn biến của những hư từ chỉ nguyên nhân, Ngôn ngữ,
4/1985.
[8] Từ điển tiếng Việt, Trung tâm từ điển học, Nxb Đà Nẵng, 1997.
[9] Nguyễn Ngọc Chinh, Quan hệ nguyên nhân-kết quả trong tiếng Nga và tiếng Việt
và các phương tiện biểu đạt chúng, Luận án Tiến sỹ Ngữ văn (bản tiếng Nga),

Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2001.
[10] Nguyễn Quang Hồng, Từ đối chiếu ngôn ngữ đến đối chiếu văn hoá, Ngôn ngữ và
đời sống, N4.2000, tr.11-16.

164



×