Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CHỈ TIÊU TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI CÁC CHỈ TIÊU TIẾN BỘ XÃ HỘI CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 20042014 VÀ ĐỀ XUẤT CÁC CHÍNH SÁCH CHO PHÙ HỢP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 58 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM

THUYẾT MINH
ĐỀ TÀI NCKH CẤP TRƯỜNG
ĐỀ TÀI

NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CHỈ
TIÊU TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI CÁC CHỈ
TIÊU TIẾN BỘ XÃ HỘI CỦA VIỆT NAM GIAI
ĐOẠN 2004-2014 VÀ ĐỀ XUẤT CÁC
CHÍNH SÁCH CHO PHÙ HỢP

Chủ nhiệm đề tài: PGS. TS Nguyễn Văn Sơn
Thành viên tham gia: ThS. Trần Minh Tuấn

1


Hải Phòng, tháng 5/2016
DANH SÁCH BẢNG BIỂU
Trang

Bảng 2.1 Chỉ tiêu GDP cho một đầu người
Biểu đồ 2.1 Chỉ tiêu GDP cho một đầu người
Bảng 2.2 Chỉ tiêu GDP cho một đầu người
Biểu đồ 2.2 Chỉ tiêu GDP cho một đầu người
Bảng 2.3: Chỉ số GINI
Biểu đồ 2.3: Chỉ số GINI
Biểu đồ 2.4: Phân bổ thu nhập của các nhóm dân cư
Biểu đồ 2.5: Biến động của Chỉ số GINI của Việt Nam
Bảng 2.4: Chỉ số phát triển con người


Biểu đồ 2.6 Xếp hạng Chỉ số phát triển con người
Biểu đồ 2.7 Chỉ số phát triển con người
Biểu đồ 2.8 Biến động thời gian đến trường
Bảng 2.5: Biến động của chỉ số phát triển con người
Biểu đồ 2.9 Biến động của chỉ số phát triển con người
Bảng 2.6: Chỉ số bất bình đẳng giới
Biểu đồ 2.10 Xếp hạng Chỉ số bất bình đẳng giới
Biểu đồ 2.11 Chỉ số bất bình đẳng giới
Biểu đồ 2.12 Tỉ lệ trẻ em chết khi sinh
Biểu đồ 2.13 Tỉ lệ sinh của phụ nữ dưới 19 tuổi
Biểu đồ 2.14 Tỉ lệ nữ trong quốc hội
Biểu đồ 2.15 Tỉ lệ người lớn tốt nghiệp cấp 2
Biểu đồ 2.16 Tỉ lệ tham gia lao động
Bảng 2.7: Chỉ số nghèo khổ đa chiều
Biểu đồ 2.17 Tỉ lệ người nghèo quốc gia và tỉ lệ sống dưới ngưỡng
1,25USD
Bảng 2.8: Đóng góp của chất lượng lao động đến tăng trưởng GDP
Biểu đồ 2.18 Đóng góp của chất lượng lao động đến tăng trưởng GDP
Bảng 2.9: Đóng góp của số lượng lao động đến tăng trưởng GDP
Biểu đồ 2.19 Đóng góp của số lượng lao động đến tăng trưởng GDP
Bảng 2.10: Đóng góp của ICT Assets đến tăng trưởng GDP
Biểu đồ 2.20 Đóng góp của ICT Assets đến tăng trưởng GDP
Bảng 2.11: Đóng góp của Non-ICT Assets đến tăng trưởng GDP
Biểu đồ 2.21 Đóng góp của Non-ICT Assets đến tăng trưởng GDP
Bảng 2.12: Tăng trưởng nhân tố năng suất tổng hợp
Biểu đồ 2.22 Tăng trưởng nhân tố năng suất tổng hợp

2

21

21
21
22
22
23
23
24
24
24
25
25
25
26
26
27
27
27
28
28
29
29
31
32
32
33
33
34
34
35
35

36
36
37


Mục Lục
Trang

MỞ ĐẦU
Chương 1: Cơ sở lí luận về tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội
1.1. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
1.1.1. Các thước đó tăng trưởng.
1.1.2. Các nhân tố tác động đến tăng trưởng
1.2 PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI
1.3 NGHÈO KHÓ
1.3.1 Khái niệm và ý nghĩa nghiên cứu
1.3.2 Nghèo khổ vật chất
1.3.3 Nghèo khổ đa chiều
1.4 BẤT BÌNH ĐẢNG XÃ HỘI TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ
1.4.1 Bất bình đẳng kinh tế
1.4.2. Bất bình đẳng giới
Chương 2: Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội của
Việt Nam
2.1. Sự biến động của các chỉ tiêu
2.1.1 Chỉ tiêu GDP cho một đầu người (theo giá năm 2005)
2.1.2 Chỉ tiêu GNI danh nghĩa cho một đầu người
2.1.3 Chỉ số GINI
2.1.4. Chỉ số phát triển con người
2.1.5 Chỉ số bất bình đẳng giới
2.1. 6 Chỉ số nghèo khổ đa chiều

2.1.7. Đóng góp của các nhân tố tác động đến tăng trưởng
2.2.2. Đánh giá chung
Chương 3: Đề xuất các chính sách đảm bảo tăng trưởng kinh tế thúc
đẩy tiến bộ xã hội.
3.1. Tăng trưởng bao trùm đóng góp vào phát triển con người cao hơn
3.2. Thúc đẩy việc làm có năng suất
3.3. Đẩy mạnh hội nhập quốc tế
3.4. Đẩy mạnh cải cách trong nước
3.5. Tăng cường năng lực công nghệ và nuôi dưỡng đổi mới sáng tạo
3.6. Cải thiện dịch vụ giáo dục và y tế làm nền tảng của tăng trưởng bao
trùm
3.7. Hướng đến một hệ thống an sinh xã hội toàn diện, bao trùm và công
bằng hơn
KẾT LUẬN

3

4
5
5
5
8
8
11
11
11
13
15
15
17

21
21
21
21
22
24
26
29
32
37
39
39
39
39
41
42
46
52
58


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Kinh tế Việt Nam có những bước tăng trưởng cao từ khi mở cửa nền kinh
tế. Trong quá trình đổi mới kinh tế, Việt Nam đã xác định những điểm mốc quan trọng,
hay gọi là những “cửa ải” cần phải vượt qua cho đến năm 2020, đó là: Thoát khỏi
khủng hoảng kinh tế, đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời
sống vật chất và tinh thần của nhân dân và phấn đấu cơ bản trở thành nước công nghiệp
vào năm 2020.
Song hành với sự tăng trưởng về kinh tế là những hệ quả của sự phát triển này:

sự hủy hoại môi trường, dãn cách giầu nghèo…
Vì vậy cần thiết phải nghiên cứu để thấy được tăng trưởng kinh tế có kéo theo
tiến bộ xã hội không, tác động của tăng trưởng kinh tế đến tiến bộ xã hội như thế
nào. Trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp thúc đẩy tiến bộ xã hội của Việt nam.
2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài
Đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề này. Đề tài bổ sung các dữ liệu và các vấn đề mới
phát sinh để làm rõ mối quan hệ và đề xuất các biện pháp thúc đẩy tiến bộ xã hội của
Việt nam.
3. Mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Mục tiêu: Nghiên cứu mối quan hệ giữa các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế với các
chỉ tiêu tiến bộ xã hội để chỉ rõ tăng trưởng kinh tế tác động đến tiến bộ xã hội như thế
nào dựa vào các dãy số thống kê, từ đó đề xuất các chính sách đảm bảo tăng trưởng
kinh tế thúc đẩy tiến bộ xã hội.
Đối tượng: mối quan hệ giữa các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế với các chỉ tiêu tiến
bộ xã hội.
Phạm vi nghiên cứu:
Thời gian: 2000-2014.
Không gian: Các chỉ tiêu của Việt Nam và một số quốc gia.
4. Phương pháp nghiên cứu, kết cấu của công trình nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu: Thống kê toán học; Khảo sát; Chuyên gia.
Kết cấu của công trình nghiên cứu:
Chương 1: Cơ sở lí luận về tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội.
Chương 2: Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội của Việt Nam
giai đoạn 2005-2015.
Chương 3: Đề xuất các chính sách đảm bảo tăng trưởng kinh tế thúc đẩy tiến bộ
xã hội.
5. Kết quả đạt được của đề tài
Chỉ rõ sự biến động và mối quan hệ của các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế và tiến bộ
xã hội;
Các đề xuất về chính sách.

4


Chương 1:
Cơ sở lí luận về tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội
1.1. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
1.1.1. Các thước đó tăng trưởng.
Tiếp cận theo phương pháp SNA (hệ thống tài khoản quốc gia), thu nhập của nền
kinh tế được thể hiện qua các chỉ số sau đây:
a. Tổng giá trị sản xuất (GO - Gross output) là tổng giá trị sản phẩm vật chất và dịch
vụ được tạo nên trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định
(thường là một năm). Chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất có thể được tính theo hai cách. Thứ
nhất, đó là tổng do doanh thu bán hàng thu được từ các đơn vị, các ngành trong toàn bộ
nền kinh tế quốc dân. Thứ hai, tính trực tiếp từ sản xuất và dịch vụ gồm chi phí trung
gian (IC) và giá trị gia tăng của sản phẩm vật chất và dịch vụ (VA).
b. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP - Gross domestic product)- là tổng giá trị sản phẩm
vật chất và dịch vụ cuối cùng do kết quả hoạt động kinh tế trên phạm vi lãnh thổ của
một quốc gia tạo nên trong một thời kỳ nhất định.
Để tính GDP, có ba cách tiếp cận cơ bản là từ sản xuất, tiêu dùng và phân phối.
Theo cách tiếp cận từ sản xuất, GDP là giá trị gia tăng tính cho toàn bộ nền kinh
tế. Nó được đo bằng tổng giá trị gia tăng của tất cả các đơn vị sản xuất thường trú trong
nền kinh tế.
n



Như vậy: VA= i1 (VAi). Trong đó VA là giá trị gia tăng của toàn nền kinh tế, VAi, là
giá trị gia tăng ngành i.
VAi = GOi - ICi.
Trong đó: GOi là tổng giá trị sàn xuất, ICi là chi phí trung gian của ngành i.

Tiếp cận từ chi tiêu, GDP là tổng chi cho tiêu dùng cuối cùng của các hộ gia
đình (C), chi tiêu của Chính phủ (G), đầu tư tích lũy tài sản (I) và chi tiêu qua thương
mại quốc tế, tức là giá trị kim ngạch xuất khẩu trừ kim ngạch nhập khẩu (X-M).
GDP= C+ G + I + (X-M)
Nếu tiếp cận từ thu nhập, GDP được xác định trên cơ sở các khoản hình thành
thu nhập và phân phối thu nhập lần đầu, bao gồm: Thu nhập của người có sức lao động
dưới hình thức tiền công và tiền lương (W); Thu nhập của người có đất cho thuê (R);
Thu nhập của người có tiền cho vay (In); Thu nhập của người có vốn (Pr); Khấu hao
vốn cố định (Dp) và cuối cùng là thuế kinh doanh (T1).
GDP = W+R+In+Pr+Dp+T1
c. Tổng thu nhập quốc dân (GNI-Gross national income). Đây là chỉ tiêu xuất hiện
trong bảng SNA năm 1993 thay cho chỉ tiêu GNP sử dụng trong bảng SNA là muốn nói
5


theo cách tiếp cận từ thu nhập chứ không phải nói theo góc độ sản phẩm sản xuất như
GNP.
GNI là tổng thu nhập từ sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng do công dân của
một nước tạo nên trong khoảng thời gian nhất định. Chỉ tiêu này bao gồm các khoản
hình thành thu nhập và phân phối lại thu nhập lần đầu có tính đến cả các khoản nhận từ
nước ngoài về và chuyển ra nước ngoài. Như vậy, GNI hình thành từ GDP tiếp cận theo
góc độ thu nhập và được điều chỉnh theo con số chênh lệch thu nhập nhân tố với nước
ngoài.
GNI = GDP + chênh lệch thu nhập nhân tố với nước ngoài.
Chênh lệch thu nhập
nhân tố nước ngoài

Thu lợi tức nhân tố
từ nước ngoài


=

-

Chỉ trả lợi tức nhân tố ra
nước ngoài

Sự khác nhau về lượng giữa GDP và GNI là ở phần chênh lệch thu nhập nhân tố
với nước ngoài, ở các nước đang phát triển thì GNI thường nhỏ hơn GDP vì thông
thường phần chênh lệch này nhận giá trị âm.
d. Thu nhập quốc dân (NI - National income): là phần giá trị sản phẩm vật chất và
dịch vụ mới sáng tạo ra trong một khoảng thời gian nhất định. NI chính là tổng thu
nhập quốc dân (GNI) sau khi đã loại trừ đi khấu hao vốn cố định của nền kinh tế (Dp).
NI = GNI - Dp
e. Thu nhập quốc dân sử dụng (NDI- National Disposable Income) là phần thu nhập
của quốc gia dành cho tiêu dùng cuối cùng và tích luỹ thuần trong một thời kỳ nhất
định. Chỉ tiêu này được hình thành sau khi thực hiện phân phối thu nhập lần thứ hai,
thực chất nó là thu nhập quốc dân (NI) sau khi đã điều chỉnh các khoản thu, chi về
chuyển nhượng hiện hành giữa các đơn vị thường trú và không thường trú. Tuy vậy, xét
trên toàn hộ nền kinh tế các chuyển nhượng hiện hành giữa các đơn vị thường trú sẽ
triệt tiêu nhau, vì nếu có một đơn vị chi thì sẽ có một đơn vị khác làm chuyển nhượng.
Vì vậy NDI là NI sau khi điều chỉnh các khoản chuyển nhượng hiện hành với nước
ngoài:
NDI = NI + chênh lệch về chuyển nhượng hiện hành với nước ngoài
Chênh lệch về chuyển
nhượng hiện hành với nước
ngoài

=


Thu chuyển nhượng
hiện hành với nước ngoài

Chi chuyển nhượng
hiện hành ra nước
ngoài

f. Thu nhập bình quân đầu người
Với ý nghĩa phản ánh thu nhập, chỉ tiêu GDP và GNI còn được sử dụng để đánh
giá mức thu nhập bình quân trên đầu người của mỗi quốc gia (GDP/người, GNI/người).
Chỉ tiêu này phản ánh tăng trưởng kinh tế có tính đến sự thay đổi dân số. Quy mô và
tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người là những chỉ báo quan trọng phản ánh và là
tiền đề để nâng cao mức sống dân cư nói chung. Sự gia tăng liên tục với tốc độ ngày
càng cao của chỉ tiêu này là dấu hiệu thể hiện sự tăng trưởng bền vững và nó còn được
sử dụng trong việc so sánh mức sống dân cư giữa các quốc gia với nhau.
Theo dõi chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người có thể xác định khoảng thời gian
cần thiết để nâng cao mức thu nhập lên gấp 2 lần dựa vào tỷ lệ tăng trưởng kinh tế theo
dự bảo. Một phương pháp đơn giản và khá chính xác tiếp cận đến con số này gọi là
"Luật 70" tức là thời gian để thu nhập dân cư tăng lên gấp 2 lần được xác định xấp xỉ
6


bằng 70 chia cho tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người hàng năm theo dự
báo. Ví dụ như nếu tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người của một nước đặt
ra là 5% năm thì sẽ đạt được mức tăng gấp 2 lần sau khoảng 14 năm (70 : 5). Dự báo
mức tăng thu nhập bình quân trên đầu người có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu xu
hướng chuyển biến thu nhập của các quốc gia từ nhóm này sang nhóm khác so với mức
bình quân toàn thế giới.
Trong phân tích, đánh giá tăng trưởng, một điều quan trọng hơn cả nội dung kinh
tế, phương pháp tính toán các chỉ tiêu nói trên là ở chỗ, hiểu được các chỉ tiêu này được

sử dụng như thế nào? Cách phân tích và xu thế vận động hợp lý của nó trong quá trình
phát triển là gì? Vì vậy, cần lưu ý đến những điểm nhấn mạnh sau đây:
(1) Trong số các chỉ tiêu nói trên, chỉ tiêu thường hay sử dụng nhất và phản ánh
chính xác hơn cả là GDP và GDP trên đầu người. GDP có ưu điểm hơn GO ở chỗ loại
trừ trong tính toán phần giá trị trung gian của hàng hoá và lại đáng tin cậy hơn các chỉ
tiêu khác vì nó phản ánh toàn bộ là giá trị gia tăng hay giá trị sản phẩm hàng hoá và
dịch vụ cuối cùng tạo nên trong một khoảng thời gian nhất định của một quốc gia. Vì
vậy, khi đánh giá tăng trưởng kinh tế, chúng ta thường sử dụng chỉ số mức và tốc độ
tăng GDP và GDP đầu người (hoặc GNI/người). Mặt khác, xét đến cùng về mục tiêu
tăng trưởng, thì tốc độ tăng trưởng dân số cũng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp. Nếu tốc
độ tăng trưởng tổng thu nhập lại thấp hơn tốc độ tăng trưởng dân số thì điều đó có
nghĩa là không có sự gia tăng về mặt lượng của tăng trưởng nếu xét theo mục tiêu cuối
cùng.
(2) Các chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng kinh tế nêu trên đều được tính bằng giá trị.
Giá sử dụng để tính các chỉ tiêu tăng trưởng gồm ba loại khác nhau: Giá so sánh, giá
hiện hành và giá sức mua tương đương. Giá so sánh (giá cố định) là giá được xác định
theo mặt bằng của một năm gốc. Giá hiện hành là giá được xác định theo mặt bằng của
năm tính toán. Giá sức mua tương đương (PPP- Purchasing power parity) được xác
định theo mặt bằng quốc tế và hiện nay thường tính theo mặt bằng giá của Mỹ.
Mỗi loại giá phản ánh một ý nghĩa và được dùng vào những mục đích khác
nhau. Chỉ tiêu tăng trưởng tính theo giá cố định phản ánh thu nhập thực tế, thường sử
dụng để tính tốc độ tăng trưởng kinh tế các thời kỳ và có nghĩa so sánh theo thời gian.
Nếu tính theo giá hiện hành, kết quả nhận được là thu nhập danh nghĩa, thu nhập đạt
được theo mặt bằng giá tại thời điểm tính toán và thường được sử dụng trong việc xác
định các chỉ tiêu có liên quan đến vốn đầu tư, cơ cấu ngành kinh tế, ngân sách, thương
mại..v.v.. Để quy đổi GDP thực tế thành GDP danh nghĩa và ngược lại, cần sử dụng
thông tin về chỉ số giảm phát GDP (deflator GDP). Các chỉ tiêu tính theo giá phản ánh
thu nhập được điều chỉnh theo mặt bằng giá quốc tế và dùng để so sánh theo không
gian. Chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người tính theo sức mua tương đương thường
dùng được so sánh mức sống dân cư bình quân giữa các quốc gia, là cơ sở để các tố

chức quốc tế xét đoán việc cho vay hay điều kiện, thời hạn được vay đối với các nước
khác nhau và xác định mức đóng góp của các nước thành viên trong các tổ chức quốc
tế.
(3). Mặc dù GDP phản ánh chính xác nhất kết quả sản xuất và dịch vụ của nền
kinh tế, tuy vậy bản thân chỉ số này hiện nay cùng chưa phải hoàn hảo khi sử dụng để
phân tích và đánh giá tăng trưởng. Có nhiều kết quả sản xuất và dịch vụ nhưng không
được tính vào GDP, đó là các hoạt động mang tính nội trợ, tự sản xuất, tự tiêu dùng;
7


trong khi đó một số tổn thất, mất mát trong quá trình sản xuất và dịch vụ lại không
được loại trừ đi khi tính GDP. UN thường xuyên quan tâm đến vấn đề này và luôn tìm
cách cải tiến chỉ số GDP, trong đó GDP xanh là một đề xuất của UN. Ngay từ năm
1993, UN đã biên soạn về Hệ thống tài khoản gắn kết kinh tế và môi trừơng (System of
integrated Enviromental And Economic Accounting - SEEA) và đã được chỉnh sửa và
hoàn thiện vào các năm 1994, 1998, 2000, 2003. Cuốn sách đã giới thiệu GDP xanh,
nội dung và phương pháp tính chỉ tiêu này và đây cũng chính là bước hoàn thiện SNA
của UN, gắn kết kinh tế và môi trường. GDP xanh không chỉ phản ánh sự tăng trưởng
kinh tế mà còn phản ánh sự tăng trưởng của quốc gia đó có bền vững hay không. Nói
cách khác, GDP phản ánh sự tăng trưởng của một quốc gia một cách toàn diện về kinh
tế, xã hội, môi trường.
Vậy, GDP xanh là gi? Đó là phần còn lại của GDP thuần sau khi đã trừ các chỉ
phí do tiêu dùng tài nguyên và mất mát về môi trường do các hoạt động kinh tế.
GDP xanh

=

GDP Thuần
(GDP-Khấu hao)


-

Chi phí tiêu dùng tài nguyên và
mất mát về môi trường do các hoạt
động kinh tế

Trong đó, hoạt động kinh tế của con người tác động đến môi trường. Xét về quá
trình sản xuất này thể hiện cả đầu vào (lnput) và đầu ra (Output). Trong thực tế, nhiều
nưóc trên thế giới đã nghiên cứu và tính GDP xanh, như: Trung Quốc, Nhật Bản,
Indonesia,... Thí dụ, Nhật Bản, năm 1995, GDP xanh bằng 98.8% GDP (sở dĩ tỷ lệ
GDP xanh cao như vậy vì Nhật khai thác tài nguyên trong lòng đất không nhiều: Toàn
bộ nhiên liệu lỏng, rắn, các nguyên liệu quan trọng đều nhập từ nước ngoài; công nghệ
sản xuất tiên tiến nên hạn chế nhiều chất thải ảnh hướng tới môi trường,..). Trung Quốc,
năm 1992 GDP xanh bằng 94,9% GDP.
1.1.2. Các nhân tố tác động đến tăng trưởng
(1) Quan điểm truyền thống: 4 yếu tố đầu vào
Y= F(K,L,R,T)
Trong đó:
Y: giá trị đầu ra của nền kinh tế; K: vốn; L: lao động; R: tài nguyên, đất đai; T:
công nghệ kỹ thuật
(2) Quan điểm hiện đại: 3 yếu tố đầu vào
Y= F(K,L,TFP)
TFP: (Total Factor Productivity) Năng suất nhân tố tổng hợp:
- Hiệu quả sử dụng các thành tựu của tiến bộ công nghệ, kết quả nghiên cứu triển
khai khoa học kỹ thuật vào hoạt động kinh tế;
- Tác động của các yếu tố thể chế, chính sách, quá trình mở cửa, hội nhập, vốn
nhân lực;
- Tất cả tạo nên hiệu quả, năng suất sử dụng lao động cao hơn và tạo nên “phần
dư” còn lại của thu nhập sau khi loại trừ tác động của yếu tố vốn và lao động.
1.2 PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI

a, Khái niệm
8


Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) giới thiệu thước đo phát triển
kinh tế trong các ấn phẩm thường niên của mình, đó là Báo cáo phát triển con người.
Trong bản báo cáo đầu tiên được xuất bản năm 1990 với nhan đề “Mục tiêu duy nhất là
đặt lại con người vào vị trí trung tâm của quá trình phát triển”, UNDP đã đưa ra quan
điểm về phát triển con người. Theo đó, “phát triển con người là một quá trình nhằm mở
rộng khả năng lựa chọn của dân chúng”, về nguyên tắc, những sự lựa chọn này là vô
hạn và có thể thay đổi theo thời gian. Tuy nhiên ở các cấp độ phát triển, con người cần
có ba khả năng cơ bản sau: có cuộc sống trường thọ, mạnh khoẻ; được hiểu biết và có
được các nguồn lực cần thiết cho một mức sống tốt. Song, phát triển con người không
dừng lại ở đó. Sự lựa chọn của dân chúng được đánh giá cao bao gồm sự tự do kinh tế,
xã hội, chính trị để con người có được các cơ hội trở thành người lao động sáng tạo, có
năng suất, được tôn trọng cá nhân và được bảo đảm quyền con người.
Như vậy phát triển con người gồm 2 mặt: một là, sự hình thành các năng lực của
con người và mặt khác là việc sử dụng các năng lực con người đã tích lũy được cho các
hoạt động kinh tế, xã hội. Như vậy, thu nhập không phải là tất cả của cuộc sống con
người, mục đích của phát triển là mở rộng mọi sự lựa chọn của con người chứ không
phải thu nhập.
b, Thước đo phát triển con người
(1) Thước đo từng khía cạnh của phát triển con người
Thước đo năng lực tài chính, phản ánh việc bảo đảm nhu cầu cơ bản về mức
sống vật chất cho con người.
Việc bảo đảm nhu cầu mức sống vật chất thể hiện ở nhu cầu hấp thụ calori tối
thiểu bình quân một ngày đêm của con người, đảm bảo khả năng sống và làm việc bình
thường, con người cần một khoản thu nhập nhất định để chi tiêu cho lương thực, thực
phẩm. Như vậy, chỉ số GNI/người (tính theo PPP) là thước đo chính thể hiện việc bảo
đảm nhu cầu hao phí vật chất cho dân cư mỗi quốc gia. Chỉ tiêu GNI/người càng cao

chứng tỏ khả năng lớn để nâng cao mức sống vật chất cho con người.
Thước đo năng lực trí lực, phản ánh sự bảo đảm nhu cầu cơ bản về giáo dục và
trình độ dân trí.
Tỷ lệ người lớn biết chữ (tính cho những người từ 15 tuổi trở lên) có phân theo
giới tính, khu vực; Tỷ lệ đến trường đúng độ tuổi; tỷ lệ đến trường kỳ vọng. Ngoài ra
một số các chỉ số khác: tỷ lệ nhập học các cấp tiểu học, trung học cơ sở, phổ thông
trung học; số năm đi học trung bình (tính cho những người từ 7 tuổi trở lên); Tỷ lệ chi
ngân sách cho giáo dục so với tổng chi ngân sách hoặc so với mức GDP.
Thước đo năng lực thể lực, phản ánh xã hội bảo đảm nhu cầu cơ bản về chăm
sóc sức khoẻ.
UNDP đã nhấn mạnh đến các chỉ số: Tuổi thọ bình quân tính từ thời điểm mới
sinh; Tỷ lệ trẻ em chết yểu có thể tính cho những trẻ em chết trong vòng 1 năm hoặc
trong thời gian 5 năm; Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng theo các tiêu chuẩn chiều cao, cân
nặng; Tỷ lệ các bà mẹ tử vong vì lý do sinh sản được tính bằng số bà mẹ chết trong thời
gian mang thai hoặc sau khi sinh so với 1000 trẻ em sinh ra còn sống; Tỷ lệ trẻ em được
tiêm phòng dịch; Tỷ lệ chi ngân sách cho y tế trong tổng chi ngân sách hoặc so với
GDP.,
9


Thước đo việc xã hội sử dụng năng lực của con người.
UNDP thường nhấn mạnh đến các chỉ số liên quan đến dân số và việc làm, như:
tỷ lệ thất nghiệp thành thị, tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn, nhu
cầu việc làm mới tăng lên, Tốc độ tăng trưởng dân số, mối quan hệ giữa tốc độ tăng
trưởng lao động với tốc độ tăng trưởng việc làm.
(2) Thước đo tổng hợp phát triển con người
HDI gồm ba yếu tổ phản ánh tương ứng ba khía cạnh thuộc về năng lực phát
triển của con người:
1. Năng lực tài chính (thu nhập): GNI/người tính theo ppp được đưa vào HDI phản
ánh thu nhập.

2. Năng lực trí lực (giáo dục): năm 1990 tính theo 2 tiêu chí là tỷ lệ người lớn biết chữ
và số năm đi học trung bình; Năm 2007 tỷ lệ người lớn biết chữ và tỷ lệ đến trường
đúng độ tuổi; Năm 2010, con sổ tỷ lệ đến trường đúng độ tuổi được thay bằng số
năm đi học trung bình nhưng đầy đủ hơn, nó không chỉ bao gồm số năm đi học
trung bình của nhũng người từ 25 tuổi trở lên, mà còn bao gồm số năm đi học trung
bình kỳ vọng, tức là sô năm đi học trung bình dự báo tính cho những người hiện
trong độ tuổi đến trường.
3. Năng lực thể lực (y tế và chăm sóc sức khoẻ): tính bằng tuổi thọ bình quân.
Về phương pháp tính HDI: Vì đơn vị đo của mỗi chỉ tiêu không giống nhau, nên
điều quan trọng là cần phải tìm ra một đơn vị đo lường chung cho các mục tiêu kinh tế xã hội. HDI thiết lập một giới hạn cận trên và cận dưới cho từng khía cạnh và chỉ ra vị
trí hiện tại của từng quốc gia trong các giới hạn đó.
Cách tính HDI giới thiệu trong báo cáo phát triển con người năm 2010.
Bước 1: Thiết lập chỉ số thành phần cho mỗi loại phương diện. Bao gồm: chỉ số
thu nhập (Iw), chỉ số tuổi thọ (Ia) và chỉ số giáo dục (Ie)
Các chỉ số phụ được tính theo công thức:
Chỉ số

=

Giá trị thực tế - Giá trị nhỏ nhất
Giá trị lớn nhất - Giá trị nhỏ nhất.

Giá trị lớn nhất (GTLN) và giá trị nhỏ nhất (GTNN) được lập ra để các chỉ số
biến đổi chạy giữa 0 và 1.
Các chỉ số thành phần HDI
Chỉ số

GTLN

GTNN


Tuổi thọ

83.2 (Nhật Bản - 2010)

20

Số năm tới trường thực tế

13.2 (USA-2000)

0

Số năm kỳ vọng tới trường

20.6 (Úc - 2002)

0

Tổng hợp chỉ sổ giáo dục

0.951 (Newzealand - 2010)

0

Thu nhập bình quân (PPP)

108211 (United Arab Emirates - 1980) 163 (Zimbabwe 2008)
10



Nguồn: Báo cáo phát triển con người 2010, Liên Hợp Quốc
Khi tính chỉ số giáo dục, công thức được áp dụng tính cho cả 2 thành phần phụ
(số năm đến trường thực tế và số năm đến trường kỳ vọng)
Ie

=

(Chỉ số năm thực tế đến trường * chỉ số năm xem xét đến trường)1/2 - 0
Giá trị lớn nhất - Giá trị nhỏ nhất

Khi tính với chỉ số thu nhập, bởi mỗi chỉ số là 1 số mang tính chất đại diện cho
khả năng xảy ra của chỉ tiêu này, hàm chuyển đổi từ thu nhập tới các khả năng là hàm
lõm, vì thế mà khi tính sử dụng logarit đối với các chỉ số thực tế, giá trị lớn nhất và nhỏ
nhất.
Iw =

Ln*Wtt – Ln*Wmin
Ln*Wmax - Ln*Wmin

= 0.584

Bước 2: Tổng hợp các chỉ số thành phần để tính HDI:
HDI là tổng hợp của 3 chỉ số
HDI  I 1A/ 3 .I E1 / 3 .I w1 / 3

Tác dụng chính của HDI là kiểm soát và đánh giá, so sánh trình độ phát triển con
người giữa các quốc gia với nhau cũng như đánh giá sự phát triển con người theo thời
gian. Trên cơ sở đó Chính phủ các nước có thế xác định các trọng điểm cần ưu tiên để
thực hiện sự can thiệp bằng các chính sách cụ thể nhằm cải thiện sự tiến bộ xã hội, nâng

cao trình độ phát triển con người. HDI tính theo phương pháp chỉ số và được xác định
bằng những con số trong khoảng từ 0 đến 1. HDI càng gần giá trị của 1 chứng tỏ trình
độ phát triển con người càng cao và ngược lại.
Có một điểm lưu ý từ phương pháp luận tính toán HDI toàn cầu. Kể từ khi xuất
hiện chỉ số HDI lần đầu tiên cho đến nay, đã có 3 lần thay đổi các bộ phận cấu thành
trong từng chỉ số bộ phận cũng như cách tính toán HDI, với mục đích để làm tăng thêm
độ chính xác của chỉ số HDI trong việc đánh giá trình độ phát triển con người cũng như
phù hợp với từng giai đoạn phát triển khác nhau.
1.3 NGHÈO KHÓ
1.3.1 Khái niệm và ý nghĩa nghiên cứu
Nghiên cứu và giải quyết vấn đề nghèo không những là việc của các nước đang
phát triển, mà còn là nhiệm vụ chung của toàn cầu, của các nước phát triển, có thu nhập
cao với tư cách là lực đẩy tích cực, nhằm khắc phục những hạn chế về nguồn lực cho
xoá đói giảm nghèo cho các nước đang phát triển.
Để có được chính sách toàn diện cho công cuộc xoá đói giảm nghèo, cần phải có
hiểu phạm trù nghèo khổ theo những khía cạnh khác nhau. Nếu theo nghĩa hẹp thì
nghèo khổ được hiểu là sự thiếu thốn các điều kiện thiết yếu của cuộc sống. Tuy vậy,
nghèo khổ cần được hiểu theo nghĩa rộng hơn từ khía cạnh về phát triển toàn diện con
người, tức là nghèo khổ xét theo góc độ là việc loại bỏ các cơ hội và sự lựa chọn cơ bản
nhất cho phát triển toàn diện con người.
1.3.2 Nghèo khổ vật chất
a. Khái niệm
11


(i) Nghèo là tình trạng thiếu thốn ở nhiều phương diện, đó là thu nhập hạn chế, hoặc
thiếu cơ hội tạo thu nhập, thiếu tài sản để bảo đảm tiêu dùng ở mức độ tối thiểu, đặc
biệt là những lúc khó khăn, dễ bị tổn thương trước những đột biến bất lợi, ít có khả
năng truyền đạt nhu cầu và những khó khăn tới những người có khả năng giải quyết, ít
được tham gia vào quá trình ra quyết định, có cảm giác bị sỉ nhục, không được người

khác tôn trọng.
(ii) Đề đo lường nghèo khố vật chất, điều quan trọng nhất là phải xác định chuẩn nghèo
(ngưỡng nghèo). Những người có mức thu nhập dành cho chi tiêu vật chất dưới ngưỡng
này được coi là nhũng người nghèo.
(iii) Chuẩn nghèo là một thước đo tương đối, nó được thay đổi theo các điều kiện phát
triển kinh tế, xã hội và tập quán tiêu dùng dân cư, vì thế, chuẩn nghèo quốc gia sẽ thay
đổi theo thời gian, theo vùng (thành thị, nông thôn, miền núi) và có xu hướng tăng lên
theo sự phát triển kinh tế - xã hội.
Chuẩn nghèo chính là mức chi phí tối thiểu theo mặt bằng chung của quốc tế,
quốc gia. Chuẩn nghèo quốc tế, được sử dụng để xác định tình trạng nghèo đói ở phạm
vi quốc tế, chuẩn nghèo quốc gia là cơ sở xác định tình trạng nghèo của cả nước. Chuẩn
nghèo quốc gia cũng được xem như là “mức sàn” để xác định chuẩn nghèo cho các địa
phương khác nhau.
b. Đo lường nghèo khó vật chất
Mức và Tỉ lệ nghèo khổ (chỉ số và tỉ lệ đếm đầu): đây là tiêu chí phản ánh rõ
nhất, tổng quát nhất tình trạng nghèo khổ và cũng là phương pháp đo lường đơn giản
nhất. Mức nghèo khổ (chỉ số đếm đầu - HC) được xác định trên cơ sở đếm đầu những
người sống dưới chuẩn nghèo, tức là những cá nhân hoặc hộ gia đình (i) có mức thu
nhập (yi) dưới mức chi tiêu tối thiểu (C). Còn tỷ lệ đếm đầu (HCR) sẽ là:
HCR = HC/n
trong đó: n là tổng dân số
Cùng là những người sống dưới ngưỡng nghèo, nhưng có những người nằm
ngay sát chuẩn nghèo, có người nằm dưới chuẩn nghèo rất xa. Do đó sẽ không đưa ra
chính sách thích họp đối với từng nhóm người. Vì vậy, cần phải bổ sung thêm công cụ
đo lường khác đầy đủ hơn.
Tỷ số khoảng cách nghèo và tỷ số khoảng cách thu nhập. Có tác dụng xem
xét mức độ trầm trọng của nghèo khổ. Tỷ số khoảng cách nghèo là tỉ lệ giữa thu nhập
trung bình cần thiết để tất cả người nghèo đạt chuẩn nghèo chia cho thu nhập trung bình
toàn xã hội.
PGR = ∑ (C - yi)/n*m

Trong đó: m là thu nhập trung bình của toàn xã hội và i chỉ tính đối với những
người có thu nhập (yi)Tỷ số khoảng cách nghèo phản ánh hai ý nghĩa:
(i) Đo lường mức độ trầm trọng của tình trạng nghèo khổ vật chất so với thu nhập
toàn xã hội. Nếu PGR càng lớn thì mức độ trầm trọng của nghèo khổ vật chất
càng cao;
(ii) Cho phép đo lường được nguồn lực cần thiết để xoá bỏ nghèo đói.
12


Hạn chế của chỉ tiêu: so sánh khoảng cách thu nhập của người nghèo đến chuẩn
nghèo với mức thu nhập trung bình toàn xã hội. Trên thực tế, nếu một nước có tỷ lệ
nghèo đếm đầu cao nhưng thu nhập bình quân toàn xã hội lại thấp thì PGR vẫn rất nhỏ,
và như vậy nó sẽ phản ánh không chính xác tình trạng nghèo. Khắc phục nhược điểm
đó là không chia khoảng cách thu nhập của người nghèo đến chuẩn nghèo cho thu nhập
trung bình toàn xã hội mà chia cho tổng thu nhập cần thiết để cho tất cả mọi người đạt
tới chuẩn nghèo, con số nhận đựơc gọi là tỷ lệ khoảng cách thu nhập (IGR), công
thức tính:
(IGR)  (C - yi)/C  HC

Trong đó HC là số đầu người (hoặc hộ nghèo), i chỉ tính đổi với những người có
thu nhập (yi)Tỷ lệ khoảng cách thu nhập tính toán theo công thức trên phản ánh mức độ gay
gắt của nghèo đói vì nó đo lường thu nhập cần thiết để xoá bỏ đói nghèo.
1.3.3 Nghèo khổ đa chiều
a. Khái niệm
Trải qua thời gian và thực tế của cuộc sống, khái niệm nghèo khổ ngày càng
được hoàn thiện hơn. Các yếu tố như nguồn lực người nghèo, mối quan hệ xã hội, khả
năng tham gia đời sống chính trị, văn hoá, xã hội và khả năng bảo vệ, chống đỡ các rủi
ro đã được đưa vào nội dung của khái niệm nghèo đói. Nói cách khác, khái niệm nghèo

khổ đã mở rộng từ khái niệm nghèo đói vật chất đến nhìn nhận nghèo đói là khái niệm
đa chiều, nghèo khổ con người.
Nghèo khổ tổng hợp đề cập đến sự phủ nhận các cơ hội và sự lựa chọn để đảm
bảo một cuộc sống cơ bản nhất hoặc “có thể chấp nhận được”.
b. Đo lường nghèo khổ đa chiều
(1) Chỉ số nghèo khổ con người (HPI - Human Poverty Index). Đây là chỉ số lần
đầu tiên được đưa ra trong Báo cáo phát triển con người năm 1997 nhằm cố gắng tập
hợp các đặc tính khác nhau về khía cạnh chất lượng cuộc sống con người vào trong một
chỉ số tổng hợp để tiến tới một sự đánh giá tổng hợp về mức độ nghèo khổ của một
cộng đồng.
HPI tập trung phản ánh sự bần cùng về ba khía cạnh thiết yếu của cuộc sống con
người đã được đề cập đến trong HDI, đó là: tuổi thọ, giáo dục và chất lượng cuộc sống.
Yếu tố đầu liên quan đến khả năng sống: khả năng bị tử vong ở độ tuổi tuơng đổi trẻ do
sự thiếu thốn, thể hiện trong HPI là phần trăm số người có khả năng sẽ chết trước tuổi
40. Khía cạnh thứ hai liên quan đến trình độ tri thức: bị tách khỏi thế giới giao tiếp và
đọc viết, đo bằng tỷ lệ phần trăm người lớn bị mù chữ. Khía cạnh thứ ba liên quan đến
chất lượng sống, đặc biệt là sự phân chia kinh tế nói chung, điều này phản ánh trong
HPI bằng cách tổng hợp ba yếu tố: tỷ lệ phần trăm số người không được tiếp cận với
dịch vụ sức khoẻ, nước sạch và tỷ lệ phần trăm trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng.
Phương pháp tính HPI
1. Cập nhật các thông tin: (i) tỷ lệ dân số không kỳ vọng sống quá 40 tuổi (Pi); (ii) Tỷ lệ
người lớn không biết chữ (P2); (iii) tỷ lệ suy dinh dưỡng (P3.1), tỷ lệ không tiếp cận

13


dịch vụ y tế (P3.2), tỷ lệ các hộ không được sử dụng nước sạch (P3.3) và P3 được tính
theo bình quân số học của 3 yếu tố trên P3= (P3.1+P3.2+ P3.3)/3
2. Tính HPI (áp dụng cho các nước đang phát triển), theo công thức:
1


1
3
HPI   ( P13  P23  P33 )
3


(2) Chỉ số nghèo khổ tổng họp (MPI - Multidimensional Poverty Index). Chỉ số
này được đưa ra trong Báo cáo phát triển con người năm 2010. Về cơ bản ý nghĩa và
các tiêu chí cấu thành chỉ số nghèo khổ tổng hợp mới vẫn không thay đổi, tức là nó
phản ánh mức độ thiếu hụt của mỗi cá nhân theo 3 phương diện: sức khoẻ, giáo dục và
chất lượng cuộc sống. Tuy vậy, chỉ số này có hoàn thiện hơn về nội dung và cách tính
toán. Các yếu tố cấu thành mỗi tiêu chí có hoàn thiện theo hướng đưa vào nhiều nội
dung hơn, cụ thể, bao gồm 10 thành phần tương ứng với 3 phương diện. Phương diện
sức khoẻ, bao gồm hai thành phần: tình trạng suy dinh dưỡng và chết yếu; phương diện
giáo dục gồm hai thành phần là tình trạng không học hết 5 năm và trẻ em không được
đến trường; phương diện chất lượng cuộc sống, bao gồm 6 thành phần: tình trạng không
được sử dụng điện, nước sạch, nhà vệ sinh, nhà cửa tồi tàn, sử dụng nguyên liệu đun
nấu bẩn và không có phương tiện đi lại tối thiếu. Các kết quả thành phần nhận được
thông qua việc thực hiện các cuộc điều tra mẫu các hộ gia đình, từng thành viên trong
mỗi hộ gia đình trong mẫu đều được điều tra.
Mỗi cá nhân trong tùng hộ gia đình được xếp vào loại nghèo hoặc không nghèo
phụ thuộc vào số lượng thiếu hụt trong gia đình mình. Những số liệu này sau đó sẽ
được tập hợp vào thước đo về sự nghèo đói của quốc gia. Cụ thể: căn cứ vào kết quả
điều tra, mỗi người nhận được một kết quả căn cứ vào sự thiếu thốn của gia đình về
từng loại trong 10 chỉ số thành phần, như đã nêu ở trên (ký hiệu là d = 10). Điểm cao
nhất là 10 tính cho cả 3 phương diện, mỗi phương diện điếm tối đa nhận được là 3 1/3.
Mỗi phương diện sức khoẻ và giáo dục có 2 thành phần, vì vậy mỗi thành phần có giá
trị là 5/3 (hoặc 1,67). Phương diện chất lượng cuộc sống có 6 thành phần, vì thế mỗi
thành phần có giá trị là 5/9 (hoặc 0,56).

Các ngưỡng sức khoẻ đó là có ít nhất một thành viên trong hộ gia đình bị suy
dinh dưỡng và có một hoặc nhiều trẻ bị chết. Các ngưỡng giáo dục là không có thành
viên hộ gia đình nào đã hoàn thành 5 năm học và có ít nhất 1 trẻ trong độ tuổi đi học
(khoảng 8 tuổi) mà không được đi học. Ngưỡng tiêu chuẩn sống liên quan tới điều kiện
sống thiếu điện, không được tiếp cận với nước sạch cũng như điều kiện vệ sinh đầy đủ,
phải sử dụng nhiên liệu nấu bếp bẩn (phân bón, gỗ hoặc than củi), sàn nhà bẩn, và
không có xe con, xe tải cũng như phương tiện gắn máy tương tự và sở hữu nhiều nhất
một trong số các tài sản sau: xe đạp, xe máy, đài radio, tủ lạnh, điện thoại hoặc TV.
Để xác định những người thuộc diện nghèo một cách toàn diện, người ta tính
tổng số điểm về mức độ thiếu hụt cho mỗi hộ gia đình (điểm nhận được của mỗi gia
đình ký hiệu là c). Nếu c bằng 3 hoặc lớn hơn, thì hộ gia đình đó được tính là nghèo
tổng hợp. Nếu 2nguy cơ trở nên nghèo toàn diện.
Giá trị của MPI được tính theo kết quả tính toán hai giá trị cá biệt là: tỷ lệ nghèo
toàn diện và mức độ nghèo toàn diện.
14


Tỷ lệ nghèo toàn diện:
H

q
n

Trong đó q là số người thuộc diện nghèo toàn diện và n là tổng dân số.
Mức độ nghèo:
q

A


c
1

qd

Trong đó c là tổng sổ những mặt thiếu thốn có trọng số mà người nghèo đang có,
và d là tổng sổ các chỉ số thành phần được xem xét.
MPI = H * A
HPI, MPI cung cấp một sự đo lường về nghèo khổ nhân văn của một quốc gia,
nó cho phép các nước xác định được tại thời điểm tính toán, tình trạng nghèo khổ xét
theo khía cạnh nhân văn ở mức độ như thế nào, có bao nhiêu phần trăm dân số (theo
tính toán này kết quả nhận được từ 0% đến 100%) phải đối mặt với sự nghèo khổ theo
góc độ phát triển con người? nếu HPI, MPI càng lớn chứng tỏ nguy cơ nghèo khổ con
người càng cao. Ví dụ HPI nhận được là 25%, điều đó có nghĩa là trung bình 25% dân
số của quốc gia này phải đối mặt với sự thiếu thốn, họ phải mất đi nhiều quyền tối thiểu
trong cuộc sống của hộ. Dựa vào những con số này, nhà nước sẽ tìm ra các phương
sách để làm thế nào lấy lại những gì người nghèo bị tước đoạt mất trong cuộc sống.
1.4 BẤT BÌNH ĐẢNG XÃ HỘI TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ
Bình đẳng xã hội không chỉ bó hẹp trong một lĩnh vực xã hội nào đó mà nó là sự
công bằng trong sự tham gia và hưởng thụ kết quả hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế,
chính trị, văn hoá, dân tộc, giới v.v.... Bình đẳng xã hội chỉ sự công bằng toàn diện mà
sự công bằng trong mỗi lĩnh vực chỉ là một bộ phận cấu thành của nó. Theo nghĩa đó,
bình đẳng xã hội gắn với sự phát triển toàn diện con người và là kết quả của sự phát
triển đó.
Bất bình đẳng được quan niệm là trạng thái ngược lại của sự bình đẳng. Tình
trạng bất bình đẳng không phải chỉ tồn tại ở khía cạnh kinh tế, mà còn cả các khía cạnh
khác như bất bình đắng về giới, bất bình đẳng dân tộc, bất bình đẳng giữa các tầng lớp
dân cư khác nhau. Hai phương diện chính của sự bất bình đẳng xã hội, đó là bình đẳng
về kinh tế và bình đẳng giới xem như là những điểm nhấn quan trọng nhất cần giải
quyết.

1.4.1 Bất bình đẳng kinh tế
a. Khái niệm bình đẳng kinh tế
Theo quan điểm của Marx, bình đẳng kinh tế (còn gọi là công bằng xã hội) là sự
ngang bằng nhau giữa người với người về một phương diện hoàn toàn xác định, đó là
phương diện quan hệ giữa nghĩa vụ với quyền lợi, giữa cống hiến với hưởng thụ theo
nguyên tắc công hiến lao động ngang nhau thì được hưởng ngang nhau.

15


Trước hết, nói đến bình đẳng về kinh tế, về cơ bản gắn với bình đẳng về phân
phối thu nhập: bình đẳng về thu nhập, về phúc lợi xã hội, về điều kiện sống nhìn từ khía
cạnh sinh hoạt - tiêu dùng của cá nhân, hộ gia đình, của nhóm người.
Mặt khác, hiểu theo nghĩa rộng hơn, nói đến bình đẳng kinh tế cũng phải nói đến
bình đẳng về cơ hội phát triển của mỗi thành viên trong xã hội, nguồn gốc của bình
đẳng thu nhập chính là sự công bằng trong cơ hội phát triển.
b. Thước đo bất bình đẳng thu nhập
(1) Đường cong Lorenz
Đường cong Lorenz được biểu thị trong một đồ thị, trong đó trục đứng (trục
tung) là tỷ lệ phần trăm thu nhập cộng dồn (20%, 40%,v.v...100%), còn trục ngang (trục
hoành) là tỷ lệ phần trăm dân số cộng dồn được sắp xếp theo nhóm dân cư có mức thu
nhập tăng dần (20%, 40%, V.V....100%). Đường 45% phản ánh phân phối trong tình
trạng tuyệt đối công bằng (ứng với bao nhiêu % dân số thì có bấy nhiêu % thu nhập),
chúng ta gọi đây là đường phân phối lý thuyết. Đường Lorenz bắt đầu và kết thúc trên
đường 45%, điều đó có nghĩa là 0% dân số tương ứng với 0% thu nhập và 100% dân số
ứng với 100% thu nhập.Các điểm trên đường Lorenz phản ánh bao nhiêu % dân số ứng
với bao nhiêu % thu nhập
Đường Lorenz

Dân số cộngdồn (%)

Đường cong Lorenz phản ánh tỷ lệ % của tổng thu nhập quốc dân cộng dồn
được phân bổ tương ứng với tỷ lệ % cộng dồn của các nhóm dân cư đã biết. Khoảng
cách chung giữa đường Lorenz với đường 45% là một dấu hiệu phản ánh mức độ bất
bình đẳng trong xã hôi mà nó thể hiện. Mức độ bất bình đắng thu nhập càng lớn khi
đường cong Lorenz càng thoát ly khỏi đường 45%.
Hạn chế của đường cong Lorenz. Có ba vấn đề nảy sinh với cách thể hiện đó.
Thứ nhất, các nhà hoạch định chính sách và các nhà nghiên cứu thường quan tâm đến
việc tóm tắt mức độ bất bình đẳng bằng một con số, điều đó đôi khi thế hiện tính cụ thể
và lượng hoá tốt hơn hình vẽ. Thứ hai, khi so sánh sự bất bình đẳng trong phân phối
nhiều quốc gia với nhau, thì thật sự là rườm rà và rắc rối nếu mô tả quá nhiều đường
Lorenz trên một đồ thị, làm cho sự quan sát trực giác trở nên cực kỳ khó khăn.Thứ ba,
trong trường hợp có các đường đường Lorenz cắt nhau, thì nó sẽ không thể cho một
cách xếp hạng trình tự bất bình đẳng một cách hữu hiệu. Trong những trường họp như
16


vậy, thước đo sự bất bình đẳng thể hiện bằng con số về sự phân phối sẽ trở nên tối ưu
hơn.
(2) Hệ số GINI
Hệ số GINI về lý thuyết được xác định bằng tỷ số giữa phần diện tích tạo nên
bởi đường Lorenz và đường 45% với diện tích tam giác nằm dưới đường 45%. Theo đồ
thị biểu diễn đường Lorenz ở trên, nếu phần diện tích tạo nên bởi đường Lorenz và
đường 45% là A, diện tích tam giác nằm dưới đường Lorenz là B thì hệ số GINI (G)
được tính:
A
G = ( A  B)

Hệ số GINI theo cách tính toán trên, nhận giá trị 1< G < 0. GINI càng gần 0 thì
mức độ bất bỉnh đẳng thu nhập càng thấp và ngược lại càng gần 1, bất công bằng có xu
hướng tăng dần. Ngân hàng thế giới (WB) bằng thống kê thực nghiệm, đã nhận thấy hệ

số GINI trên thực tế nằm trong khoảng từ 0,2 đến 0,6. Nếu hệ số GINI nhận giá trị lớn
hơn 0,5 gọi là mức độ bất công bằng lớn; từ 0,4 đến cận 0,5 là bất công bằng vừa và
nhỏ hơn 0,4 được xem như bất công bằng chấp nhận được.
(3) Tỷ số Kuznets.
Tỷ số Kuznets là tỷ lệ giữa tỷ trọng thu nhập của x% dân sổ có mức thu nhập cao
nhất và tỷ trong thu nhập của y% dân số có mức thu nhập thấp nhất, (x có thể khác với
y, và nhận các giá trị 5%, 10%, 20% v.v...). Những tỷ số này thực chất là những “mẩu”
nằm trên đường Lorenz và nó chỉ đem lại một tác dụng duy nhất là đánh giá mức độ
phân hoá xã hội giữa hai cực giàu nhất và nghèo nhất. Có thể “cải biên” tỷ số Kuznets
bằng cách sử dụng số liệu dân số ở hai đầu cực bằng nhau, tức là %x= %y (x = y và có
thể bằng 5%, 10%, 20% v.v.v...) và được một hệ số gọi là hệ số dãn cách thu nhập. Hệ
số này phản ánh cụ thể hơn mức độ phân hoá ở hai đầu cực (đỉnh và đáy) của xã hội,
với cùng một quy mô dân số, nhưng những người giàu nhất có thu nhập lớn hơn bao
nhiêu lần những người nghèo nhất. Đây cũng là một thước đo bổ trợ đáng tin cậy, phản
ánh mức độ trầm trọng về bất bình đẳng trong phân phối thu nhập.
(4) Tỷ trọng thu nhập của x% dân số nghèo nhất.
Cần phải quan tâm đến phần thu nhập của bộ phân dân số sống ở phần đáy xã
hội so với tổng thu nhập dân cư. Thước đo này gọi là tỷ trọng thu nhập của x% dân số
có mức thu nhập thấp nhất (x có thể là 10% hay 20% v.v...). Năm 2001, WB đã cụ thể
hoá tỷ số này thông qua Tiêu chuẩn “40”, tức là thông qua tỷ trọng thu nhập của 40%
dân số có mức thu nhập thấp nhất để đánh giá mức độ bất bình đẳng trong phân phối
thu nhập của các quốc gia. Theo tiêu chuẩn này, nếu thu nhập của 40% dân số có mức
thu nhập thấp nhất dưới 12% được gọi là bất bình đẳng cao; từ 12-17% gọi là bất bình
đẳng vừa, còn nếu lớn hơn 17%, xem như là bất bình đẳng thấp.
1.4.2. Bất bình đẳng giới
a.Khái niệm bình đẳng giới
Bình đẳng giới: Là tình trạng (điều kiện sống, sinh hoạt, làm việc...) mà trong đó
phụ nữ và nam giới được hưởng vị trí như nhau, họ có cơ hội bình đẳng để tiếp cận, sử
dụng các nguồn lực để mang lại lợi ích cho mình, phát hiện và phát triển tiềm năng của
17



mỗi giới nhằm cống hiến cho sự phát triển của quốc gia và được hưởng lợi từ sự phát
triển đó.
Bình đẳng giới không có nghĩa và không đòi hỏi số lượng phụ nữ và nam giới
tham gia vào các hoạt động phải ngang bằng nhau mà bình đẳng giới là phụ nữ và nam
giới, trẻ em gái và trẻ em trai phải có cơ hội ngang nhau trong việc sử dụng các quyền
của họ. Như vậy nội hàm của bình đẳng giới bao gồm ba khía cạnh có liên quan đến ba
loại quyền: một là bình đẳng về cơ hội tiếp cận các hoạt động kinh tế xã hội, tức là
nam, nữ bình đẳng trong việc được trang bị các năng lực phát triển con người (trí lực,
thể lực, tài chính); hai là, nam nữ được bình đẳng trong cơ hội sử dụng, tức là không có
sự phân biệt nam hay nữ trong việc sử dụng họ vào trong các hoạt động kinh tế -xã hôi;
ba là, bình đẳng trong hưởng thụ các kết quả hay lợi ích xã hội, tức là không có sự phân
biệt nam hay nữ trong quá trình phân chia các kết quả lao động.
b. Thước đo bất bình đẳng giới
(1) Chỉ số phát triển giới (Gender Development Index - GDI).
Nếu HDI đo thành tựu phát triển con người chung, thì GDI có chức năng điều
chỉnh các thành tựu trung bình đó để phản ánh sự khác biệt về trình độ phát triển giữa
nam và nữ, hay nói cụ thể hơn, GDI phản ánh tổng hợp các khía cạnh năng lực phát
triển của con người (trí lực, thể lực và năng lực tài chính) đạt được mức độ như thế nào
nếu chú ý đến yếu tố giới, giúp chúng ta trả lời được cảu hỏi: có sự khác biệt không về
năng lực phát triển giữa nam và nữ?.
GDI phản ánh các thành tựu đạt được trên ba lĩnh vực giống như HDI đó là: một
cuộc sống lâu dài và khoẻ mạnh được đo bằng tuổi thọ bình quân sau khi sinh; một
cuộc sống giàu tri thức, được đo bằng tỷ lệ người lớn biết chữ và tỷ lệ nhập học các
cấp; một cuộc sống vật chất đầy đủ, được đo bằng thu nhập bình quân tính theo ppp.
Tuy vậy, khác với HDI, nó phản ánh được mức độ chênh lệch giữa phụ nữ và nam giới
thể hiện trong tất cả các khía cạnh của cuộc sống.
Để thực hiện được mục tiêu trên, những thông tin cơ sở để tính toán GDI cũng
tương tự như đối với chỉ sổ HDI, tuy vậy, mỗi chỉ tiêu đòi hỏi phải có các số liệu chi

tiết của nam và nữ riêng. Cụ thể là: (i) tuồi thọ bình quân của nữ và nam; (ii) Tỷ lệ biết
chữ của người lớn và tỷ lệ nhập học các cấp tính riêng cho nam và nữ (lưu ý: theo cách
tính HDI năm 2010 thì hai giá trị này là số năm đi học trung bình và số năm đi học kỳ
vọng) (iii) Thu nhập bình quân đầu người tính riêng cho nam và nữ; (iv) Tỷ lệ nam và
nữ trong tổng dân số.
Phương pháp tính GDI
Việc tính toán chi tiêu GDI được thực hiện theo ba bước:
Bước một, tính riêng các chỉ số thành phần cho nữ và nam theo công thức chung ở phần
HDI;
Bước hai, xác định các chỉ số phân bổ công bằng thành phần trên cơ sở các chỉ số thành
phần tính riêng cho nam và nữ ở bước một để phản ánh sự chênh lệch giữa nam và nữ.
Các chỉ số phân bổ công bằng tính theo công thức chung sau đây
Chỉ số phân bổ Công bằng = [tỷ lệ dân số nữ * (chỉ số nữ)-1 + Tỷ lệ dân số nam * (chỉ
số nam) -1] -1.
18


Bước ba, Chỉ số GDI được tính bằng cách tổng hợp các chi số phân bổ công bằng thành
một giá trị bình quân không có quyền sổ (tính bình quân số học của 3 chỉ sổ phân bổ
công bằng).
Theo phương pháp tính trên, GDI giảm khi các thành tựu đạt được về phát triển
con người của cả nam và nữ bị giảm hay sự phát triển không đồng đều giữa nam và nữ
tăng lên, sự phát triển không đều về các năng lực cơ bản của nam và nữ càng cao, GDI
của nước đó sẽ thấp hơn HDI. GDI chỉ đơn giản là HDI được chiết khấu hay được điều
chỉnh thấp xuống theo mức độ phát triển đều về giới tính. Như vậy mức độ phát triển
không đều về giới tính được xem xét bằng sự chênh lệch giữa HDI và GDI. Trong mỗi
nước, nếu giá trị và thứ hạng của GDI càng gần với HDI thì sự khác biệt theo giới tính
càng ít. trường họp hai chỉ số đều cao tương đương nhau chứng tỏ ở nước này không
chỉ có trình độ phát triển con người cao mà còn phản ánh sự phát triển khá đều giữa
nam và nữ. Nếu thứ hạng GDI thấp hơn thứ hạng HDI cho thấy sự phân phối không

bình đẳng về phát triển con người giữa nam và nữ.
(2) Thước đo quyền lực theo giới tính (Gender Empowerment Measure - GEM)
Phát triển con người, vấn đề trung tâm của việc thực hiện mục tiêu tiến bộ xã hội
trong quá trình phát triển, không chỉ bao gồm quá trình mở rộng khả năng lựa chọn của
con người bằng việc tăng cường năng lực phát triển cho họ mà còn bao gồm khía cạnh
là làm thế nào để sử dụng những năng lực được trang bị vào các lĩnh vực hoạt động
cuộc sống. Vì vậy, cùng với chỉ tiêu HDI đo lường kết quả của việc mở rộng năng lực
về mọi mặt nói chung cho con người, GDI nhấn mạnh thành tựu mở rộng năng lực đó
trên cơ sở có sự điều chỉnh theo mức độ khác biệt giữa nam và nữ thì năm 1995, Cơ
quan phát triển của Liên hợp quốc đưa ra một chỉ tiêu thứ ba gọi là “quyền lực theo giới
tính - GEM). GEM nhằm mục tiêu đo lường kết quả của việc sử dụng năng lực đã được
trang bị của nam và nữ để khai thác các cơ hội của cuộc sống.
Như vậy, GEM đánh giá những tiến bộ trong việc nâng cao vị thế của giới (đặc
biệt là giới nữ) về kinh tế, chính trị, khoa học kỹ thuật. Phương pháp này xem xét xem
liệu phụ nữ và nam giới có khả năng tham gia vào đời sống kinh tế và chính trị cũng
như tham gia vào quá trình ra quyết định hay không. Cấu thành trong GEM bao gồm ba
yếu tố: (i) Mức độ tham gia hoạt động chính trị và ra quyết định, được cụ thể bằng tỷ lệ
tham gia trong quốc hội của nam hay nữ; (ii) Tham gia hoạt động kinh tế, khoa học
công nghệ và ra quyết định, được thể hiện bằng hai tiêu chí là tỷ lệ nam hoặc nữ tham
gia các vị trí quản lý, điều hành và tỷ lệ nam hay nữ trong các vị trí quản lý khoa học;
(iii) Quyền sử dụng các nguồn lực kinh tế thông qua tiêu chí tỷ lệ thu nhập kỳ vọng của
nam hay nữ chiếm trong tổng thu nhập dân cư.
Phương pháp tính GEM
Bước một: Điều tra thống kê số liệu tách biệt giữa nam và nữ về bốn tiêu chí: tỷ lệ tham
gia quốc hội của nam và nữ; tỷ lệ tham gia các vị trí quản lý và điều hành của nam và
nữ; tỷ lệ tham gia vị trí quản lý và điều hành lĩnh vực khoa học kĩ thuật và tỷ lệ thu
nhập của nam và nữ.
Bước hai: Tính toán phần trăm phân bổ công bằng theo từng tiêu chí, theo công thức:
Phần trăm phân bổ Công bằng = [tỷ lệ dân số nữ * (phần trăm nữ)-1 + Tỷ lệ dân số
nam * (phần trăm nam)-1]-1


19


Bước ba: GEM được tính bằng cách tổng hợp các phần trăm phân bổ công bằng thành
một giá trị bình quân không có quyền số (tính bình quân số học của ba phần trăm phân
bổ công bàng).
GEM được xác định theo phương pháp nói trên, là thước đo quyền lực của giới.
Nếu GEM càng lớn chứng tỏ xã hội đã có sự quan tâm cao đến sử dụng năng lực của cả
nam và nữ để khai thác các cơ hội của cuộc sống. Thông thường khi đánh giá phát triển
con người có liên quan đến khía cạnh giới tính, phải quan tâm đồng thời đến cả hai chỉ
tiêu GDI và GEM. Trên thực tế có nước GDI khá cao, thể hiện sự quan tâm của xã hội
đến việc nâng cao năng lực của cả nam giới và nữ giới, nhưng chỉ số GEM lại không
cao, điều đó có nghĩa là mặc dù năng lực của phụ nữ được trang bị khá tốt, nhưng xã
hội lại không quan tâm đến khía cạnh sử dụng họ theo năng lực vốn, đây cũng phản ánh
một hạn chế trong phát triển con người.
(3) Chỉ số bất bình đẳng giới (Gender Inequality Index - GII)
Đây là chỉ số mới được đưa vào trong báo cáo phát triển con người 2010 của
UNDP. Chỉ số này phản ánh sự bất lợi của phụ nữ trên ba khía cạnh: sức khoẻ sinh sản,
quyền lực và thị trường lao động. GII phản ánh khá tổng hợp sự bất bình đẳng giới
trong các quốc gia, là cơ sở xác định các chính sách để điều chỉnh các yếu tố liên quan
đến sự thiếu hụt của phụ nữ về những khía cạnh của phát triển con người.
Theo ý nghĩa trên, cấu thành trong GII bao gồm ba yếu tố: (i) yếu tố phản ánh
sức khoẻ sinh sản, bao gồm tỷ lệ chết mẹ (MMS) được tính là số bà mẹ tử vong trong
số 100.000 trẻ em sinh ra còn sống và tỷ lệ vị thành niên mang thai (AFR) được tính
bằng số phụ nữ mang thai ở lứa tuổi từ 15 đến 19 trên 1.000 phụ nữ cùng độ tuổi; (ii)
Yếu tố quyền lực, bao gồm: tỷ lệ đại biểu quốc hội và tỷ lệ đến trường bậc trung học;
(iii) Yếu tố thị trường lao động, được tính theo tỷ lệ tham gia thị trường lao động.
Phương pháp tiếp cận đến GII bao gồm: thu thập và tính toán các giá trị theo
từng giới (nam, nữ), sau đó xác định chỉ số phân bổ công bằng và cuối cùng là tổng hợp

lại để có chỉ số GII. Giá trị GII nằm trong khoảng từ 0 đến 1. Qua kết quả tính toán, nếu
GII ở gần 0 thì nam và nữ xem như bình đẳng, nhưng khi tới 1, phụ nữ bị đối xử tồi tệ
và bất bình đẳng là lớn nhất.

20


Chương 2:
Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội của
Việt Nam
2.1. Sự biến động của các chỉ tiêu
2.1.1 Chỉ tiêu GDP cho một đầu người (theo giá năm 2005)
Bảng 2.1 Chỉ tiêu GDP cho một đầu người (USD)
Năm
Singapore
United States
Korea
China
Thailand
Philippines
Viet Nam
Lao
Cambodia

2000
24069.36681
35892.42561
12215.49475
931.5914078
2023.436701

1043.692194
385.3807067
309.0614486
299.9816955

2005
27900.781
43640.667
19095.862
1735.1517
2880.5484
1201.2823
622.9385
469.16767
471.16266

2010
45933.004
47663.674
22588.453
4375.4165
5101.9052
2136.4295
1301.911
1054.3968
782.61976

2011
52447.32
49005.509

24674.708
5345.0958
5511.664
2358.1177
1507.435
1236.0392
878.38314

2012
53608.231
50625.53
24953.884
5976.078
5887.3305
2587.6169
1716.159
1414.013
945.49465

2013
54648.632
52102.594
26481.576
6626.3175
6270.173
2765.0856
1867.61
1589.371
1007.5662


Biểu đồ 2.1 Chỉ tiêu GDP cho một đầu người (USD)
2.1.2 Chỉ tiêu GNI danh nghĩa cho một đầu người
Bảng 2.2 Chỉ tiêu GDP cho một đầu người (USD)
YEAR
United States
Singapore
Korea
China
Thailand
Philippines
Viet Nam
Lao
Cambodia

2000
36278.70537
23905.92783
11541.89927
924.5301093
1983.46238
1223.005008
379.8597607
296.4237374
256.8715458

2005
43970.29
26027.9
17946.33
1699.916

2747.594
1512.492
665.9996
457.8932
403.3632
21

2010
48049.47
45397.74
20971.85
4342.212
4863.822
2574.569
1252.286
985.6619
745.6125

2011
49942.86
50737.54
22929.18
5339.385
5308.347
2817.107
1442.469
1142.516
828.9887

2012

51612.3
51550.05
23180.15
5957.523
5550.554
3087.492
1640.613
1265.655
898.57

2014
54592.621
53702.143
28597.771
7222.5505
6032.6549
2848.2314
2016.236
1692.3148
1066.6663


Biểu đồ 2.2 Chỉ tiêu GDP cho một đầu người (USD)
2.1.3 Chỉ số GINI
a. Chỉ số GINI
Bảng 2.3: Chỉ số GINI

Cambodia
China
Lao PDR

Philippines
Thailand
United
States
Vietnam

GINI index (World
Percentage share of income or consumption
Bank estimate)
Reference GINI Lowest Lowest Second Third Fourth Highest Highest
year
index
10%
20%
20%
20%
20%
20%
10%
2012
30.8
3.9
9.1
12.7
16.3
21.8
40.2
25.2
2010
42.1

1.7
4.7
9.7
15.3
23.2
47.1
30
2012
37.9
3
7.3
11.1
15
20.8
45.9
30.8
2012
43
2.5
5.9
9.5
13.8
21.2
49.6
33.4
2012
39.3
2.8
6.7
10.4

14.8
21.8
46.3
30.4
2013
2012

41.1
38.7

1.7
2.6

5.1
6.5

22

10.3
10.8

15.4
15.3

22.7
21.8

46.4
45.7


30.2
30.1


Biểu đồ 2.3: Chỉ số GINI
b. Phân bổ thu nhập của các nhóm dân cư

Biểu đồ 2.4: Phân bổ thu nhập của các nhóm dân cư
c. Biến động của Chỉ số GINI của Việt Nam
Năm
2012-12-31
2010-12-31
2008-12-31
2006-12-31
2004-12-31
2002-12-31
1998-12-31
1993-12-31

Giá trị
35.62
39.25
35.57
35.75
36.81
37.55
35.52
35.68

23



Biểu đồ 2.5: Biến động của Chỉ số GINI của Việt Nam
2.1.4. Chỉ số phát triển con người
Bảng 2.4: Chỉ số phát triển con người
HDI
Human
Life
Expected
Mean
rank Development expectancy years of years of
Index (HDI)
at birth
schooling schooling
United States
Singapore
Korea
China
Thailand
Philippines
Viet Nam
Lao
Cambodia

8
11
17
90
93
115

116
141
143

0.915
0.912
0.898
0.727
0.726
0.668
0.666
0.575
0.555

79.1
83.0
81.9
75.8
74.4
68.2
75.8
66.2
68.4

16.5
15.4
16.9
13.1
13.5
11.3

11.9
10.6
10.9

Biểu đồ 2.6 Xếp hạng Chỉ số phát triển con người
24

12.9
10.6
11.9
7.5
7.3
8.9
7.5
5.0
4.4


Biểu đồ 2.7 Chỉ số phát triển con người

Biểu đồ 2.8 Biến động thời gian đến trường
Biến động của chỉ số phát triển con người
Bảng 2.5: Biến động của chỉ số phát triển con người
Human Development Index (HDI)
HDI
rank
8
11
17
90

93
115

Country
United States
Singapore
Korea
China
Thailand
Philippines

Value
1990
0.859
0.718
0.731
0.501
0.572
0.586

2000
0.883
0.819
0.821
0.588
0.648
0.623

2010
0.909

0.897
0.886
0.699
0.716
0.654
25

2011
0.911
0.903
0.891
0.707
0.721
0.653

2012
0.912
0.905
0.893
0.718
0.723
0.657

2013
0.913
0.909
0.895
0.723
0.724
0.664


2014
0.915
0.912
0.898
0.727
0.726
0.668


×