Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Một số biện pháp dạy trẻ mầm non 5 tuổi biết yêu thương chia sẻ, biết bảo vệ môi trường sống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (308.6 KB, 8 trang )

TƯ LIỆU GIÁO DỤC HỌC.

Chuyên đề:
Một số biện pháp dạy trẻ mầm non
5 tuổi biết yêu thương chia sẻ,
biết bảo vệ môi trường sống.

HẢI DƯƠNG – NĂM 2014
LỜI NÓI ĐẦU
Con người sống không thể thiếu tình yêu thương với
nhau và với thế giới xung quanh. Tình yêu thương giữa con
người với con người được biểu hiện thông qua những lới nói
ân cần, dịu dàng; qua ánh mắt, nụ cười, cử chỉ thân thiện; qua
những hành động, việc làm quan tâm, giúp đỡ nhau khi khó
khăn, hoạn nạn Tình yêu với thế giới xung quanh thể hiện ở
việc con người sống gần gũi với thiên nhiên và biết giữ gìn,
bảo vệ môi trường xung quanh.
Tình yêu thương giúp cho cuộc sống ấm áp hơn; giúp
con người thêm yêu cuộc sống và có thêm sức mạnh vượt
qua khó khăn trong cuộc sống. Chúng ta cần biết yêu thương
những người thân trong gia đình, thầy cô giáo, bạn bè và mọi
người; biết yêu quý và bảo vệ các loài vật, cỏ cây, hoa lá,
và môi trường xung quanh. Đó chính là thông điệp của
Chuyên đề: ‘‘Một số biện pháp dạy trẻ mầm non 5 tuổi biết
yêu thương chia sẻ, biết bảo vệ môi trường sống” . Được
giáo dục theo chuyên đề trẻ mầm non 5 tuổi sẽ lớn khôn lên
rất nhiều, các con biết mở lòng mình yêu thương mọi người,
mọi vật xung quanh.
Trân trọng giới thiệu cùng quý thầy cô giáo và các bạn!
A. ĐẶT VẤN ĐỀ.
Con người sống không thể thiếu tình yêu thương với


nhau và với thế giới xung quanh. Tình yêu thương giữa con
người với con người được biểu hiện thông qua những lới nói
ân cần, dịu dàng; qua ánh mắt, nụ cười, cử chỉ thân thiện; qua
những hành động, việc làm quan tâm, giúp đỡ nhau khi khó
khăn, hoạn nạn Tình yêu với thế giới xung quanh thể hiện ở
việc con người sống gần gũi với thiên nhiên và biết giữ gìn,
bảo vệ môi trường xung quanh.
Tình yêu thương giúp cho cuộc sống ấm áp hơn; giúp
con người thêm yêu cuộc sống và có thêm sức mạnh vượt
qua khó khăn trong cuộc sống. Chúng ta cần biết yêu thương
những người thân trong gia đình, thầy cô giáo, bạn bè và mọi
người; biết yêu quý và bảo vệ các loài vật, cỏ cây, hoa lá,
và môi trường xung quanh. Đó chính là thông điệp của
Chuyên đề: ‘‘Một số biện pháp dạy trẻ mầm non 5 tuổi biết
yêu thương chia sẻ, biết bảo vệ môi trường sống” . Được
giáo dục theo chuyên đề trẻ mầm non 5 tuổi sẽ lớn khôn lên
rất nhiều, các con biết mở lòng mình yêu thương mọi người,
mọi vật xung quanh.

B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ :

Tạo môi trường giáo dục
theo chủ đề trong các
trường mầm non
Môi trường giáo dục có vai trò quan trọng trong sự phát
triển nhận thức của trẻ, thúc đẩy hoạt động tìm hiểu, khám phá
của trẻ. Vì vậy, các nhà trường luôn quan tâm trang trí môi
trường học tập trong và ngoài lớp học sinh động, hấp dẫn theo
chủ đề và phù hợp lứa tuổi của trẻ.
Hiện toàn tỉnh có 261 trường mầm non, trong đó có 259

trường công lập, 2 trường tư thục với 32.581 trẻ ra nhà trẻ và
80.507 trẻ ra lớp mẫu giáo. Từ nhiều năm nay, ngành Giáo
dục mầm non đã nỗ lực áp dụng nhiều biện pháp để giữ vững
và nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ, bảo đảm về vệ
sinh, dinh dưỡng và các điều kiện an toàn cho trẻ, thực hiện
chương trình giáo dục mầm non mới ở tất cả các trường mầm
non. Hầu hết, giáo viên đã tổ chức các hoạt động giáo dục có
nhiều sáng tạo, linh hoạt, tận dụng lợi thế sẵn có, khai thác tài
nguyên mạng, lựa chọn các thông tin, giáo cụ cần thiết khi tổ
chức các hoạt động giáo dục. Trong đó, trang trí môi trường
giáo dục theo chủ đề được các nhà trường đặc biệt quan tâm.
Khi trang trí, tổ chức các hoạt động giáo dục trong và ngoài
lớp học, đội ngũ giáo viên căn cứ vào mục tiêu giáo dục của
từng chủ đề, đồng thời tận dụng tối đa môi trường không gian
xung quanh lớp học, khai thác các thiết bị, đồ dùng sẵn có, bổ
sung thêm thiết bị, đồ dùng tự làm. Việc sắp xếp, thay đổi chủ
đề được tính toán để bảo đảm tận dụng các nguyên liệu, hiện
vật của các chủ đề, bảo đảm tính liên kết, dẫn dắt để trẻ phát
huy trí tưởng tượng… Chẳng hạn, từ chủ đề “Thế giới thực
vật” chuyển sang chủ đề “Thế giới động vật”, những mảng
tranh tường, tranh chủ đề với cây xanh, hàng rào, thảm cỏ…
được giữ lại và bổ sung thêm các con vật bằng các vật liệu
khác nhau cùng mô hình chuồng của các con vật. Cô giáo
Trịnh Thúy Hoa, Phòng Giáo dục mầm non (Sở GD và ĐT)
cho biết: “Trong quá trình dạy học theo chủ đề, Phòng đã
hướng dẫn và chỉ đạo các trường tổ chức làm đồ dùng, đồ chơi
phù hợp, tránh tình trạng cắt xén giờ học, giờ chơi hoặc làm
xáo trộn nền nếp sinh hoạt của trẻ. Phong trào trang trí môi
trường giáo dục theo chủ đề đã được các trường hưởng ứng
tích cực. Trong đó, nhiều giáo viên đã có những cách làm sáng

tạo, tiết kiệm được thời gian và nguyên liệu nhưng vẫn tạo cho
trẻ sự hứng thú mỗi khi đến trường”. Ở nhiều lớp học, việc
trang trí môi trường giáo dục đã tạo cho trẻ sự năng động, linh
hoạt, kích thích trí tưởng tượng, sáng tạo của trẻ như cô giáo
làm mẫu một vài vật dụng, sau đó gợi ý cho trẻ làm; hoặc
khuyến khích các bé cùng làm với cô để trẻ có hứng thú trong
công việc và hiểu được ý nghĩa công việc. Thực tế, ở các lớp
mẫu giáo nhiều trẻ đã tự làm được một số tranh ảnh, đồ dùng,
đồ chơi rất được các bạn yêu thích.
Việc áp dụng phương pháp trang trí môi trường giáo dục theo
chủ đề, giúp trẻ tích cực khai thác, tìm tòi phát huy trí tưởng
tượng, nghĩ ra nhiều cách chơi, đáp ứng việc cung cấp và củng
cố kiến thức, kỹ năng cho trẻ. Từng loại đồ dùng, đồ chơi theo
chủ đề đều được các cô giáo hướng dẫn, gợi ý giúp trẻ phát
huy tính sáng tạo trong khi làm đồ dùng, đồ chơi và đưa vào
các hoạt động học tập, vui chơi để trẻ tự do khám phá và đạt
được mục tiêu sinh hoạt của chủ đề. Với việc linh hoạt lồng
ghép các hoạt động đã kích thích trẻ tự tìm hiểu, phát hiện ra
các chức năng sử dụng của đồ dùng, đồ chơi. Điển hình như
mô hình góc “cửa hàng”, trẻ được dạy kỹ năng nhận biết, phân
biệt, so sánh về số lượng, loại đồ dùng và cách sử dụng trong
đời sống hằng ngày…; hoặc trong góc âm nhạc, tạo hình, giáo
viên đã lồng ghép cả nội dung về toán như: so sánh số lượng
người với số lượng ghế trong trò chơi âm nhạc, đếm số bông
hoa khi vẽ… Ở mỗi lớp, nhóm lớp, giáo viên lại xây dựng môi
trường theo ý tưởng riêng, không giống nhau nhằm tránh sự
đơn điệu và phù hợp với từng lứa tuổi, thường xuyên thay đổi
cách trang trí, sắp xếp góc chơi, vừa tạo sự hấp dẫn, mới lạ với
trẻ vừa giúp cho trẻ dễ tiếp thu bài học và có thể tham gia thể
hiện ý tưởng của mình. Để đạt được hiệu quả khi xây dựng

môi trường giáo dục theo chủ đề, trong những năm gần đây,
các nhà trường đã tạo điều kiện tổ chức cho giáo viên đi tham
quan học tập, giao lưu trao đổi kinh nghiệm cách xây dựng
môi trường giáo dục ở các trường bạn, tỉnh bạn, hoặc ở nước
ngoài qua các chương trình truyền hình, sách tham khảo, khai
thác tư liệu trên internet.
Trang trí môi trường giáo dục theo chủ đề ở các trường mầm
non là một biện pháp hữu hiệu nhằm xây dựng “trường học
thân thiện, học sinh tích cực”, giúp trẻ háo hức khi đến trường,
có tác dụng hỗ trợ giáo dục, kích thích trẻ chủ động tích cực
tham gia vào các bài học theo chương trình giáo dục mầm non
mới.

×