Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Nghiên cứu sử dụng nguồn thức ăn tại chỗ trong chăn nuôi gà h’mông tại huyện đồng văn, tỉnh hà giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 97 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG VĂN THẠCH

NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG NGUỒN THỨC ĂN
TẠI CHỖ TRONG CHĂN NUÔI GÀ H’MÔNG
TẠI HUYỆN ĐỒNG VĂN, TỈNH HÀ GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Thái Nguyên - 2015

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG VĂN THẠCH

NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG NGUỒN THỨC ĂN
TẠI CHỖ TRONG CHĂN NUÔI GÀ H’MÔNG
TẠI HUYỆN ĐỒNG VĂN, TỈNH HÀ GIANG
Chuyên ngành: Chăn nuôi
Mã số: 60 62 01 05

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. TS. Nguyễn Thu Quyên
2. PGS.TS. Trần Thanh Vân

Thái Nguyên - 2015

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
trong luận văn là trung thực và chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào. Mọi
sự giúp đỡ đều đƣợc cảm ơn. Các thông tin trích dẫn trong luận văn đƣợc chỉ rõ
nguồn gốc.

Tác giả

Hoàng Văn Thạch

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bản luận văn Thạc sỹ khoa học nông nghiệp tôi đã nhận đƣợc

sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan, các cấp lãnh đạo và cá nhân. Tôi xin bày tỏ
lời cảm ơn sâu sắc và kính trọng tới tất cả các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Trƣớc hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Trần Thanh Vân Trƣởng ban Đào tạo Sau đại học, Đại học Thái Nguyên; TS. Nguy n Thu Quyên, đã
trực tiếp hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Khoa Sau Đại học, Khoa Chăn
nuôi thú y cùng tập thể các thầy cô giáo Trƣờng Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới mọi ngƣời thân trong gia đình và toàn thể bạn
bè, đồng nghiệp đã động viên, chia sẻ giúp đỡ tôi cả về vật chất và tinh thần để tôi
yên tâm hoàn thành nhiệm vụ.
Tôi xin trân trọng gửi tới các thầy, cô giáo, các vị Hội đồng chấm luận văn
lời cảm ơn chân thành và lời chúc tốt đẹp nhất./.

Thái Nguyên, ngày tháng 8 năm 2015
Tác giả

Hoàng Văn Thạch

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




iii
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................iii

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ ............................................................. v
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề .................................................................................................. 1
2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực ti n của đề tài ...................................... 2
Chƣơng 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.......................... 3
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu........................................................ 3
1.1.1. Thành phần hóa học và dinh dƣỡng của một số loại thức ăn
phổ biến tại chỗ .......................................................................................... 3
1.1.2. Hỗn hợp thức ăn hoàn chỉnh ............................................................ 6
1.1.3. Khả năng sinh trƣởng ....................................................................... 7
1.1.4. Khả năng chuyển hoá thức ăn ........................................................ 14
1.1.5. Khả năng cho thịt ........................................................................... 15
1.1.6. Một số đặc điểm về giống gà H’Mông .......................................... 16
1.2. Tình hình nghiên trong và ngoài nƣớc ................................................. 17
1.2.1. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ................................................. 17
1.2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ................................................. 20
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......24
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu ........................................................................... 24
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu......................................................... 24
2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 24
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................... 24
2.4.1. Đánh giá tình hình sản xuất lƣơng thực trên địa bàn huyện .......... 24
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




iv
2.4.2. Phân tích thành phần dinh dƣỡng của một số loại thức ăn sẵn

có của địa phƣơng thƣờng xuyên sử dụng làm thức ăn cho gà ................ 24
2.4.3. Đánh giá tác động của việc sử dụng nguồn thức ăn tại chỗ đến khả
năng sinh trƣởng và cho thịt của gà H’Mông (thịt đen, xƣơng đen) ............. 32
2.5. Phƣơng pháp xử lý số liệu .................................................................... 38
Chƣơng 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................... 39
3.1. Thực trạng sản xuất lƣơng thực của huyện Đồng Văn trong 3 năm
gần đây ......................................................................................................... 39
3.2. Kết quả phân tích thành phần hóa học của một số cây thức ăn trồng
tại huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang ............................................................. 41
3.2.1. Kết quả phân tích thành phần hóa học của một số giống ngô
bản địa tại huyện Đồng Văn – Hà Giang ................................................. 41
3.2.2. Thành phần dinh dƣỡng của một số giống thóc ............................. 42
3.2.3. Thành phần dinh dƣỡng của một số giống đậu tƣơng.................... 43
3.2.4. Thành phần dinh dƣỡng cám gạo ................................................... 44
3.3. Kết quả nghiên cứu sử dụng nguồn thức ăn tại chỗ trong chăn nuôi
gà H’Mông tại huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang......................................... 46
3.3.1. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm ................................................. 46
3.3.2. Khả năng sinh trƣởng của gà thí nghiệm ....................................... 47
3.3.3. Khả năng chuyển hoá thức ăn ........................................................ 54
3.3.4 Tiêu tốn năng lƣợng và tiêu tốn Protein .......................................... 57
3.3.5. Chỉ số sản xuất (PI) ........................................................................ 58
3.3.6. Kết quả mổ khảo sát ....................................................................... 59
3.3.7. Sơ bộ hạch toán kinh tế .................................................................. 61
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 64
1. Kết luận .................................................................................................... 64
2. Đề nghị ..................................................................................................... 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 66

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





v
DANH MỤC BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT
EE

: Lipit thô

DM

: Vật chất khô

CP

: Protein thô

CF

: Xơ thô

NFE

: Dẫn xuất không đạm

Ash

: Khoáng tổng số

ME


: Năng lƣợng trao đổi

cs

: Cộng sự

STH

: Somato Tropin Hormon

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

FAO

: Tổ chức nông lƣơng thế giới

UBND

: Ủy ban nhân dân

VCK

: Vật chất khô

TN

: Thí nghiệm


ĐVT

: Đơn vị tính

XC

: Xuất chuồng

TS

: Tổng số

DXKĐ

: Dẫn xuất không đạm

SS

: Sơ sinh

NL

: Năng lƣợng

PI

: Chỉ số sản xuất

VNĐ


: Việt nam đồng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




vi
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng 1.1. Axit amin của Bột cá, Đỗ tƣơng, Khô dầu đỗ tƣơng ...................... 18
Bảng 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ................................................................... 32
Bảng 2.2. Khẩu phần của gà thí nghiệm ......................................................... 32
Bảng 2.3. Thành phần giá trị dinh dƣỡng của khẩu phần thí nghiệm ............. 33
Bảng 2.4. Lịch sử dụng vác-xin ...................................................................... 33
Bảng 3.1. Thực trạng sản xuất lƣơng thực 3 năm gần đây ............................. 39
Bảng 3.2. Thành phần dinh dƣỡng của một số giống ngô .............................. 41
Bảng 3.3. Thành phần dinh dƣỡng của một số giống thóc ............................. 43
Bảng 3.4. Thành phần dinh dƣỡng của một số giống đậu tƣơng .................... 43
Bảng 3.5. Thành phần dinh dƣỡng của cám gạo ............................................. 45
Bảng 3.6. Tỷ lệ nuôi sống qua các tuần tuổi (%) n=3 ..................................... 47
Bảng 3.7. Sinh trƣởng tích luỹ của gà thí nghiệm (g) (n = 3 đàn) .................. 48
Bảng 3.8. Sinh trƣởng tuyệt đối của gà thí nghiệm (g/con/ngày) (n = 3) ....... 50
Bảng 3.9. Sinh trƣởng tƣơng đối của gà thí nghiệm (%) ................................ 53
Bảng 3.10. Tiêu thụ thức ăn của gà thí nghiệm (n = 3) .................................. 54
Bảng 3.11. Tiêu tốn thức ăn cộng dồn của gà thí nghiệm (kg) (n = 3) ........... 55
Bảng 3.12: Tiêu tốn năng lƣợng và protein của gà thí nghiệm ....................... 58
Bảng 3.13. Chỉ số sản xuất của gà thí nghiệm (n = 3 đàn) ............................. 59
Bảng 3.14. Kết quả mổ khảo sát của gà thí nghiệm (%) (n = 9) ..................... 60
Bảng 3.15. Sơ bộ tính chi phí trực tiếp (đ/kg tăng khối lƣợng) (n = 3 đàn) ... 62


Biểu đồ:
Biểu đồ 3.1. Đồ thị sinh trƣởng tích lũy của gà thí nghiệm ............................ 49
Biểu đồ 3.2. Sinh trƣởng tuyệt đối của gà thí nghiệm .................................... 51

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Thức ăn và dinh dƣỡng là vấn đề quan trọng hàng đầu trong chăn nuôi,
nó tác động trực tiếp đến sức sản xuất của tất cả các loại vật nuôi cũng nhƣ
hiệu quả kinh tế. Qua khảo sát thực tế cho thấy trong những năm gần đây, các
gia đình, các trang trại chăn nuôi đang có xu hƣớng sử dụng 100% thức ăn
hỗn hợp trong chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Kết quả đó phản ánh những tiến bộ đáng mừng của ngành chế biến thức
ăn trong chăn nuôi. Nhƣng do giá thức ăn hỗn hợp còn quá cao nên một
nghịch lý là ngƣời chăn nuôi càng sử dụng nhiều thức ăn công nghiệp thì lợi
nhuận càng thấp và nhiều khi còn thua lỗ. Đây có lẽ là nguyên nhân lớn nhất
làm cho ngƣời chăn nuôi hạn chế đến việc nhân đàn và không ít hộ chăn nuôi
đã bỏ nghề, trong khi đó yếu tố tích cực nhất có thể giúp cho nông dân giảm
chi phí tối đa và có lợi nhuận cao nhất đó là khai thác (mua tại chỗ), tận dụng
(của gia đình) nguồn nguyên liệu có sẵn để chế biến thức ăn.
Đồng Văn là một huyện miền núi phía Bắc của tỉnh Hà Giang, nơi có điều
kiện về kinh tế, xã hội rất đặc thù, với độ cao trung bình 1.400m so với mực
nƣớc biển, mật độ dân số thƣa (150 ngƣời/km2) và chủ yếu là dân tộc Mông
sinh sống (88,7 %). Tại đây có giống gà H’Mông thịt đen, xƣơng đen, chất

lƣợng thịt thơm ngon, có giá trị kinh tế cao và là một giống gà quí. Tuy nhiên,
do tập quán chăn nuôi của bà con nhân dân tại đây còn nhiều bất cập, chủ yếu
chăn nuôi quảng canh, nhỏ lẻ, thiếu sự tác động của khoa học kỹ thuật trong
chăn nuôi dẫn đến tỷ lệ nuôi sống thấp, khẩu phần nghèo nàn, thiếu dinh
dƣỡng, chủ yếu là ngô hạt, ngoài ra gà tự kiếm thêm các loại thức ăn khác
trong quá trình chăn thả… nên khả năng sinh trƣởng chậm, hiệu quả kinh tế
không cao, không đáp ứng đủ nhu cầu của ngƣời tiêu dùng. Để nâng cao giá trị
sản xuất chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu sử dụng nguồn thức
ăn tại chỗ trong chăn nuôi gà H’Mông tại huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




2
2. Mục tiêu của đề tài
- Xác định đƣợc thành phần dinh dƣỡng của một số loại thức ăn tại chỗ
thƣờng sử dụng trong chăn nuôi gồm: Ngô, lúa, đậu tƣơng, cám gạo. So sánh
thành phần dinh dƣỡng thức ăn địa phƣơng với một số loại thức ăn tƣơng tự đã
đƣợc công bố.
- Đánh giá đƣợc hiệu quả chăn nuôi gà bằng nguồn thức ăn địa phƣơng
với thức ăn hỗn hợp.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Việc xác định các thành phần dinh dƣỡng của một số loại thức ăn tại
địa phƣơng (ngô, lúa, đậu tƣơng, cám gạo) tạo cơ sở khoa học trong việc phối
hợp khẩu phần trong chăn nuôi nói chung; Góp thêm số liệu vào nguồn thức
ăn dinh dƣỡng của tỉnh Hà Giang và nguồn số liệu chung của cả nƣớc.
- Sự tác động của thức ăn sẵn có tại địa phƣơng đến khả năng sinh
trƣởng của gà H’Mông, sẽ bổ sung thêm nguồn tƣ liệu khoa học về các loại

thức ăn. Góp phần bổ sung các tƣ liệu phong phú cho công tác giảng dạy cũng
nhƣ các đơn vị nghiên cứu về thức ăn dinh dƣỡng cho vật nuôi.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Những nghiên cứu của đề tài sẽ giúp cho huyện Đồng Văn chủ động giải
quyết đƣợc vấn đề khó khăn về thức ăn trong chăn nuôi gà hiện nay. Giảm giá
thành, nâng cao năng suất chăn nuôi, từng bƣớc đáp ứng nhu cầu của thị
trƣờng về nguồn thực phẩm chất lƣợng cao.
Kết quả của đề tài là cơ sở để hoạch định chiến lƣợc phát triển chăn nuôi gia
cầm của địa phƣơng, phát triển chăn nuôi một cách bền vững và góp phần bảo tồn
nguồn gen vật nuôi quí của tỉnh Hà Giang nói riêng và cả nƣớc nói chung.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu
1.1.1. Thành phần hóa học và dinh dưỡng của một số loại thức ăn phổ biến
tại chỗ
1.1.1.1. Ngô
Ngô là loại thức ăn phổ biến nhất trong chăn nuôi nói chung và chăn
nuôi gia cầm nói riêng. Hiện nay có nhiều giống ngô đƣợc trồng ở nƣớc ta,
các giống ngô có hạt với màu sắc khác nhau nhƣ vàng, trắng, đỏ. Ngô vàng
chứa nhiều caroten và các sắc tố khác, do đó nó làm cho lòng đỏ trứng vàng
hơn cũng nhƣ làm cho sữa và mỡ sữa của gia súc có màu đặc trƣng. Ngô chứa
khoảng 720 đến 800 gam tinh bột/kg chất khô và hàm lƣợng xơ rất thấp, giá
trị năng lƣợng trao đổi khoảng 3.100 - 3.200 kcal/kg.

Hàm lƣợng protein thô trong ngô biến động lớn từ 80 - 120 g/kg phụ
thuộc vào giống. Tỷ lệ chất béo trong hạt ngô tƣơng đối cao (4 - 6 %) chủ yếu
tập trung trong mầm ngô. Gia súc, gia cầm tiêu hóa tốt các chất dinh dƣỡng
trong hạt ngô (tỷ lệ tiêu hóa xấp xỉ 90 %), tuy vậy lƣợng protein trong ngô vẫn
thấp hơn so với nhu cầu của gia súc. Trong protein của ngô thiếu tới 30 - 40 %
lysin, 15 - 30 % tryptophan, 80 % leucin so với nhu cầu của lợn. Ngô tƣơng đối
nghèo các nguyên tố khoáng nhƣ canxi (0,03 %), kali (0,45 %), mangan
(7,3mg/kg), đồng (5,4mg/kg) vì vậy cần phối chế hợp lí tỷ lệ ngô trong khẩu
phần (Viện chăn nuôi Quốc gia, 2001 [36]).
Theo kết quả nghiên cứu của Viện chăn nuôi Quốc gia (2001)[36]),
thành phần hóa học và giá trị dinh dƣỡng của ngô: (ngô tẻ vàng miền núi
bắc bộ) là: Vật chất khô (DM) = 82,10 %, protein thô (CP) = 8,80 %, lipit thô
(EE) = 3,90 %, xơ thô (CF) = 1,40 %, dẫn xuất không đạm (NFE) = 66,80 %,
khoáng tổng số (Ash) = 1,20 %, can xi = 0,43 %, photpho = 0,28 %; năng
lƣợng trao đổi trong 100 g thức ăn = 314,50 kcal ME.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




4
1.1.1.2. Thóc
Thóc là nguồn lƣơng thực chủ yếu của con ngƣời ở các nƣớc nhiệt đới và
cũng sử dụng một phần làm thức ăn cho gia súc, gia cầm. Lƣợng protein, chất
béo, giá trị năng lƣợng trao đổi của thóc thấp hơn ngô, tỷ lệ xơ cao hơn. Tỷ lệ
protein trung bình của thóc là 78 - 87g/kg, xơ từ 90 - 120g/kg. Thóc tách trấu
có giá trị dinh dƣỡng cao hơn, gia súc tiêu hóa và hấp thụ tốt hơn. Trấu chiếm
khoảng 20 % trọng lƣợng hạt thóc, trấu rất giàu silic (trên 210 g/kg chất khô),
các mảnh trấu sắc nhọn d làm tổn thƣơng thành ruột. Do đó khi dùng thóc
làm thức ăn ta cần loại bỏ trấu.

Gạo có hàm lƣợng xơ 40 - 80 g/kg, protein là 70 - 87 g/kg; hàm lƣợng
lysin, acginin, tryptophan trong protein của gạo cao hơn ngô. Khối lƣợng các
nguyên tố đa lƣợng, vi lƣợng ở gạo lại rất thấp so với nhu cầu của gia súc, gia
cầm (Viện chăn nuôi Quốc gia, 2001 [36]).
Thành phần hóa học và giá trị dinh dƣỡng của thóc: Vật chất khô (DM)
= 89,35 %, protein thô (CP) = 8,05 %, lipit thô (EE) = 2,1 %, xơ thô (CF) =
9,1 %, dẫn xuất không đạm (NFE) = 65,64 %, khoáng tổng số (Ash) = 4,46 %,
can xi = 0,13 %, photpho = 0,34 %; năng lƣợng trao đổi trong 100 g thức ăn =
280,10 kcal ME (Viện chăn nuôi Quốc gia, 2001 [36]).
1.1.1.3. Cám gạo
Cám gạo là sản phẩm phụ công nghiệp xay xát. Cám đƣợc hình thành từ
lớp vỏ nội nhũ, mầm phôi của hạt cũng nhƣ một phần từ tấm. Do đó hàm
lƣợng protein cám gạo cao: 110 - 180g/kg chất khô, chất béo trong cám gạo
rất d bị ô xy hóa, vì vậy không nên dự trữ lâu (Viện chăn nuôi Quốc gia,
2001 [36]).
Theo Từ Quang Hiển và cs (2013) [7]: Thành phần hóa học của cám gạo
có: 12,9 % protein, 86 % vật chất khô, 13,6 % lipit, 8,6 % xơ, 41,4 % gluxit,
0,08 % can xi, 1,08 % photpho; hàm lƣợng axit amin thiết yếu trong cám gạo
thấp: lysin 7,0 g, methionin 2,3g, tryptophan 1,2 g/kg thức ăn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




5
Theo Vũ Duy Giảng và cs (1997) [4], nguồn vitamin B1 trong cám gạo rất
phong phú, ngoài ra còn có vitamin B6 và biotin; 1 kg cám gạo có 22 mg
vitamin B1, 13 mg vitamin B6, 0,43 mg biotin nhƣng các vitamin khác lại ít
hoặc không có.
1.1.1.4. Đỗ tương

Đỗ tƣơng là nguồn thức ăn giàu dinh dƣỡng cho ngƣời rất phổ biến ở
nhiều nơi, tuy nhiên một phần vẫn đƣợc sử dụng trong chăn nuôi. Đỗ tƣơng
rất giàu protein (370 - 380 g/kg), chất béo (160 - 180 g/kg) và năng lƣợng trao
đổi (3.300 - 3.900 kcal/kg). Theo Viện chăn nuôi Quốc gia (2001) [36]: Giá
trị sinh học của protein đỗ tƣơng gần với protein động vật. Đỗ tƣơng giàu axit
amin không thay thế nhất là lysin, tryptophan là những axit amin thƣờng bị
thiếu trong thức ăn có nguồn gốc thực vật.
Đỗ tƣơng có 87 % vật chất khô, 37,4 % protein, 18,0 % lipit, 5 % xơ, 22
% gluxit, 0,23 % can xi, 0,53 % photpho; hàm lƣợng axit amin thiết yếu:
Lysin 2,1 %, methionin 4 %, tryptophan 3,6 %, các axit amin khá đầy đủ và
cân đối (Từ Quang Hiển, Phan Đình Thắm, 2002 [6]).
Trong ngành chế biến công nghiệp, đỗ tƣơng dùng để ép dầu, những sản
phẩm phụ là khô dầu đỗ tƣơng đƣợc coi là nguồn thức ăn giàu protein có giá
trị cao. Khi ép dầu, đỗ tƣơng đã đƣợc xử lý nhiệt nên hầu hết các độc tố kể
trên đã bị phân hủy hoặc mất hiệu lực do đó làm tăng khả năng tiêu hóa và
hấp thụ protein của gia súc. Khô đỗ tƣơng sản xuất theo phƣơng pháp chiết ly
thƣờng có hàm lƣợng protein cao hơn và có hàm lƣợng chất béo thấp hơn so
với khô đỗ tƣơng sản xuất theo phƣơng pháp ép cơ học.
Khi sử dụng đỗ tƣơng trong chăn nuôi cần chú ý: Trong đỗ tƣơng có một
số chất gây ức chế khả năng tiêu hóa, các chất gây dị ứng, gây bƣớu cổ, chống
đông máu. Nếu sử dụng đỗ tƣơng làm thức ăn gia súc nhất thiết phải xử lý
nhiệt để phân hủy và làm mất hiệu lực của các độc tố nhƣ chất kháng tripsin,
hemoglutinin, saponin, ureaza, liposidaza…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




6
1.1.2. Hỗn hợp thức ăn hoàn chỉnh

Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh: là loại thức ăn đã đáp ứng đầy đủ và hợp lí
nhu cầu dinh dƣỡng của từng loại vật nuôi. Khi sử dụng không cần phải bổ
sung thêm các loại thức ăn khác.
- Thành phần dinh dƣỡng của hỗn hợp thức ăn hoàn chỉnh cho gà.
Số TT

Thành phần

Giá trị dinh dƣỡng

1

Đạm (min %)

2

Can xi (min-max %)

3

Xơ thô (max %)

5

4

Photpho (min %)

0,5


5

Độ ẩm (max %)

13

6

Nacl (min-max %)

7

Năng lƣợng trao đổi (min -kcal/kg)

8

Kháng sinh theo quy định hiện hành

9

Không có hooc môn

20
0,7 - 1,5

0,2 - 0,5
2.850

(Theo nhà sản xuất: Công Ty liên doanh Việt-Pháp, www.conco.com.vn)
Ƣu điểm: thức ăn hỗn hợp là loại thức ăn đã chế biến, phối hợp đầy đủ

các loại dinh dƣỡng, nhu cầu của từng chất nhƣ protein, gluxit, lipit, năng
lƣợng, khoáng chất... cho từng giai đoạn, đối tƣợng vật nuôi, không cần bổ
sung thêm một loại thức ăn nào khác; d sử dụng, vật nuôi sinh trƣởng, phát
triển nhanh; một số loại thức ăn hiện còn phối trộn thêm một số loại men vi
sinh làm tăng khả năng tiêu hóa, giảm mùi hôi, góp phần bảo vệ môi trƣờng...
Nhƣợc điểm: Giá thành sản phẩm cao, ngƣời chăn nuôi phải tính toán
hết sức thận trọng nếu không hiệu quả chăn nuôi sẽ không cao. Các nhà sản
xuất phân phối chủ yếu ở những nơi trung tâm, chăn nuôi phát triển; những
nơi hẻo lánh, vùng sâu vùng xa khó tiếp cận, nếu có thì giá thành đội lên quá
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




7
cao vì quá trình vận chuyển...; một phần trong thức ăn hỗn hợp có dƣ lƣợng
thuốc kháng sinh và một số chất hóa học nhất định, nên ảnh hƣởng nhất định
đến chất lƣợng sản phẩm vật nuôi; trong khi đó ngƣời tiêu dùng đang hƣớng
mạnh đến các sản phẩm sạch có nguồn gốc tự nhiên.
1.1.3. Khả năng sinh trưởng
1.1.3.1. Khái niệm sinh trưởng
Sinh trƣởng là chỉ tiêu quan trọng trong chăn nuôi, đặc biệt là trong chăn
nuôi gia súc, gia cầm theo hƣớng thit, nó quyết định đến năng suất, sản lƣợng
của vật nuôi. Chambers (1990) [41] định nghĩa: Sinh trƣởng là sự tổng hợp
quá trình tăng lên của các bộ phận trên cơ thể nhƣ thịt, da, xƣơng. Tuy nhiên
có khi tăng khối lƣợng chƣa phải là sinh trƣởng, sự sinh trƣởng thực sự phải
là tăng các tế bào của mô cơ, tăng thêm khối lƣợng, số lƣợng và các chiều của
cơ thể.
Về mặt sinh học, sinh trƣởng đƣợc xem nhƣ quá trình tổng hợp protein,
vì thế ngƣời ta thƣờng lấy việc tăng khối lƣợng làm chỉ tiêu đánh giá quá trình

sinh trƣởng.
Theo Trần Đình Miên và Nguy n Kim Đƣờng (1992) [22], sinh trƣởng
là quá trình tích lũy các chất hữu cơ do đồng hóa và dị hóa, là sự tăng chiều
cao, chiều dài, bề ngang, khối lƣợng các bộ phận và toàn bộ cơ thể con vật
trên cơ sở di truyền của đời trƣớc. Sự sinh trƣởng chính là quá trình tích
lũy dần dần các chất mà chủ yếu là protein, nên tốc độ tích lũy của các chất
cũng chính là tốc độ hoạt động của các gen điều khiển sự sinh trƣởng của
cơ thể. Mà sự hoạt động của các gen điều khiển này chịu ảnh hƣởng của hệ
thống tuyến nội tiết. Đặc biệt là hormon STH (Somato Tropin Hormon) của
thùy trƣớc tuyến yên, có tác dụng trong việc thúc đẩy quá trình sinh trƣởng
của sinh vật.
Theo Johanson (1972) [11], sự sinh trƣởng của con vật đƣợc tính từ khi
trứng thụ tinh cho đến khi đã trƣởng thành và đƣợc chia làm hai giai đoạn: Giai
đoạn trong thai và giai đoạn ngoài thai. Đối với gia cầm là thời kỳ hậu phôi và
thời kỳ trƣởng thành.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




8
Cũng theo Johanson (1972) [11] thì cƣờng độ phát triển qua giai đoạn bào
thai và giai đoạn sau khi sinh có ảnh hƣởng đến chỉ tiêu phát triển của con
vật. Nhìn từ khía cạnh giải phẫu sinh lý thì sự sinh trƣởng của các mô cơ di n
ra theo trình tự nhƣ sau:
Hệ thống tiêu hoá, nội tiết  hệ thống xƣơng  Hệ thống cơ bắp Mỡ.
Thực tế nuôi gia súc, gia cầm lấy thịt cho thấy trong giai đoạn đầu của sự
sinh trƣởng thức ăn dinh dƣỡng đƣợc dùng tối đa cho sự phát triển của xƣơng,
mô cơ, một phần rất ít dùng lƣu giữ cho cấu tạo của mỡ. Đến giai đoạn cuối
của sự sinh trƣởng nguồn dinh dƣỡng vẫn đƣợc sử dụng nhiều để nuôi hệ

thống cơ xƣơng nhƣng hai hệ thống này tốc độ phát triển đã giảm, càng ngày
con vật càng tích luỹ dinh dƣỡng để cấu tạo mỡ.
Trong các tổ chức cấu tạo của cơ thể gia cầm thì khối lƣợng cơ chiếm
nhiều nhất: 42-45% khối lƣợng cơ thể. Khối lƣợng cơ con trống luôn lớn hơn
khối lƣợng cơ con mái (không phụ thuộc vào lứa tuổi và loại gia cầm). Giai
đoạn 70 ngày tuổi khối lƣợng tất cả các cơ của gà trống đạt 530g, của gà mái
đạt 467g (Ngô Giản Luyện, 1994 [19]).
Qua những nghiên cứu cho thấy cơ sở sinh trƣởng gồm hai quá trình: tế
bào sinh sản và tế bào phát triển. Tất cả các đặc tính của gia súc, gia cầm nhƣ
ngoại hình, thể chất, sức sản suất đều đƣợc hoàn chỉnh dần trong suốt quá
trình sinh trƣởng. Các đặc tính này tuy là một sự tiếp tục thừa hƣởng các đặc
tính di truyền của bố mẹ, nhƣng hoạt động mạnh hay yếu còn do tác động của
môi trƣờng.
Khối lƣợng cơ thể thƣờng đƣợc theo dõi theo từng tuần tuổi và đơn vị
tính là kg/con hoặc g/con. Để xác định khối lƣợng cơ thể ở các khoảng thời
gian khác nhau ngƣời ta còn biểu thị khối lƣợng thông qua đồ thị sinh trƣởng.
Khối lƣợng cơ thể ở từng thời kỳ là thông số để đánh giá sự sinh trƣởng
một cách đúng đắn nhất, song lại không chỉ ra đƣợc sự khác nhau về tỷ lệ sinh
trƣởng của các thành phần trong khoảng thời gian của các độ tuổi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




9
Khi nghiên cứu về sinh trƣởng ngƣời ta thƣờng sử dụng một cách đơn
giản và cụ thể một số chỉ tiêu để đánh giá sự sinh trƣởng của gia cầm:
- Sinh trƣởng tuyệt đối: là sự tăng lên về khối lƣợng, kích thƣớc, thể tích
cơ thể trong khoảng thời gian giữa hai lần khảo sát (T.C.V.N.2.39,1977 [33])
sinh trƣởng tuyệt đối thƣờng tính bằng g/con/ngày hoặc g/con/tuần.

Đồ thị sinh trƣởng tuyệt đối có dạng Parabol. Giá trị sinh trƣởng tuyệt
đối càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn.
- Sinh trƣởng tƣơng đối: là tỷ lệ phần trăm tăng lên về khối lƣợng, kích
thƣớc và thể tích cơ thể lúc kết thúc khảo sát so với lúc đầu khảo sát
(T.C.V.N.2.40, 1977 [34]). Đồ thị sinh trƣởng tƣơng đối có dạng hypebol. Gà
còn non có sinh trƣởng tƣơng đối cao, sau đó giảm dần theo tuổi.
- Đƣờng cong sinh trƣởng: biểu thị sinh trƣởng của gia súc, gia cầm
nói chung.
Theo tài liệu của Chamber (1990) [41] đƣờng cong sinh trƣởng của gà
thịt có 4 đặc điểm chính gồm 4 pha:
+ Pha sinh trƣởng tích luỹ tăng tốc nhanh sau khi nở.
+ Điểm uốn của đƣờng cong tại thời điểm có sinh trƣởng cao nhất.
+ Pha sinh trƣởng có tốc độ giảm dần sau điểm uốn.
+ Pha sinh trƣởng tiệm cận với giá trị khi gà trƣởng thành.
Đồ thị sinh trƣởng tích luỹ biểu thị một cách đơn giản nhất về đƣờng
cong sinh trƣởng.
Đƣờng cong sinh trƣởng không những đƣợc sử dụng để chỉ rõ về khối
lƣợng mà còn làm rõ về mặt chất lƣợng, sự sai khác giữa các dòng, giống,
giới tính.
Trần Long (1994)[15] khi nghiên cứu đƣờng cong sinh trƣởng của các
dòng V1, V3, V5 trong giống gà Hybro (HV85) cho thấy các dòng đều phát
triển theo đúng qui luật sinh học. Đƣờng cong sinh trƣởng của 3 dòng có sự
khác nhau và trong mỗi dòng giữa gà trống và gà mái cũng có sự khác
nhau: sinh trƣởng cao ở 7-8 tuần tuổi đối với gà trống và 6-7 tuần tuổi đối
với gà mái.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





10
1.1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng
Có rất nhiều yếu tố ảnh hƣởng đến sinh trƣởng của gà nhƣ giống, giới
tính, tốc độ mọc lông, khối lƣợng bộ xƣơng, dinh dƣỡng và các điều kiện
chăn nuôi, sức khoẻ...
* Ảnh hưởng của dòng, giống
Theo tài liệu tổng hợp của Chambers (1999) [41] có rất nhiều gen ảnh
hƣởng tới sự sinh trƣởng và phát triển của cơ thể gà, có gen ảnh hƣởng tới sự
phát triển chung, có gen ảnh hƣởng tới nhóm tính trạng, có gen ảnh hƣởng tới
một vài tính trạng riêng lẻ.
Theo Nguy n Mạnh Hùng và cs (1994) [9] cho biết sự khác nhau giữa
các giống gia cầm rất lớn, giống gà kiêm dụng nặng hơn gà hƣớng trứng
khoảng 500 - 700 g (từ 15 - 30 %).
Theo Kushner (1969) [13], hệ số di truyền khối lƣợng sống của gà 1
tháng tuổi là 0,33; 2 tháng tuổi là 0,46; 3 tháng tuổi là 0,44; 6 tháng tuổi là
0,55 và của gà trƣởng thành là 0,43.
Kết quả nghiên cứu 3 dòng AA, Avian và BE88 nuôi tại Thái Nguyên của
Nguy n Thị Thúy Mỵ (1997) [23] cho thấy: Khối lƣợng cơ thể của 3 dòng khác
nhau ở 49 ngày tuổi lần lƣợt là: 2501,09 g; 2423,28 g và 2305,14 g.
* Ảnh hưởng của tính biệt và tốc độ mọc lông
Tính biệt cũng có ảnh hƣởng rõ rệt tới khối lƣợng cơ thể: gà trống nặng
cân hơn gà mái từ 24-32%. Những sai khác này cũng đƣợc biểu hiện về
cƣờng độ sinh trƣởng, đƣợc qui định không phải do hormon sinh học mà do
các gen liên kết với giới tính. Sự sai khác về mặt sinh trƣởng còn thể hiện rõ
hơn đối với các dòng phát triển nhanh so với các dòng phát triển chậm
(Chambers, 1999 [41]).
Theo Jull (1923) [43], gà trống có tốc độ sinh trƣởng nhanh hơn gà mái
từ 24 - 32 %. Các tác giả cho rằng sự sai khác này do gen liên kết giới tính,
những gen này ở gà trống hoạt động mạnh hơn gà mái. North (1990) [44]


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




11
đã rút ra kết luận: Lúc mới nở gà trống nặng hơn gà mái 1 %, tuổi càng
tăng thì sự khác nhau càng lớn, ở 2 tuần tuổi hơn 5 %; 3 tuần tuổi hơn 11 %;
5 tuần tuổi hơn 17 %; 6 tuần tuổi hơn 20 %; 7 tuần tuổi hơn 23 %; 8 tuần
tuổi hơn 27 %.
Theo tài liệu tổng hợp của Kushner (1969) [13] thì tốc độ mọc lông có
quan hệ chặt chẽ với sinh trƣởng, thƣờng gà lớn nhanh thì mọc lông nhanh và
đều hơn gà mọc lông chậm.
* Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dƣỡng ảnh hƣởng đến tốc độ sinh trƣởng, sự phát triển của
từng mô khác nhau và gây nên sự biến đổi trong quá trình phát triển của mô
này đối với mô khác. Dinh dƣỡng không chỉ ảnh hƣởng tới sự sinh trƣởng mà
còn ảnh hƣởng đến sự di truyền về sinh trƣởng.
Có nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực sinh lý sinh dƣỡng đã chứng minh để
đạt đƣợc năng suất cao nhất không những phải cung cấp đầy đủ các chất dinh
dƣỡng mà còn phải chú ý đến tỷ lệ thích hợp nhất giữa các chất.
Kết quả nghiên cứu của các tác giả Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận (1995)
[17]; Bùi Quang Tiến và cs (1995) [35] đều kh ng định thức ăn và dinh dƣỡng
có ảnh hƣởng rất lớn đến sự sinh trƣởng của gia cầm. Hàm lƣợng các axit
amin là rất quan trọng, đặc biệt nếu thiếu Methionin trong khẩu phần sẽ có hại
cho sinh trƣởng và hiệu số chuyển hóa thức ăn.
Cũng theo Bùi Đức Lũng và cs (1996) [18] nghiên cứu bổ sung khoáng
và vitamin vào khẩu phần nuôi gà HV85 cho thấy khối lƣợng cơ thể gà ở 7
tuần tuổi tăng 85,3g so với lô đối chứng.
Lã Văn Kính (1995) [12] đã kết luận: Nên nuôi gà thịt V135 tốt nhất là

khẩu phần chứa 24 % CP, 3000 - 3150 kcal ME, chỉ số ME/CP = 131 - 138
cho giai đoạn 0 - 4 tuần tuổi và 20 % CP, 3150 - 3300 kcal ME, chỉ số ME/CP
= 158 - 165 giai đoạn 5 - 8 tuần tuổi.
Meller David Soares, Josepbb (1981) [21] đã xác định đƣợc sự ảnh
hƣởng của hàm lƣợng Clorocid, Sulfat và lƣợng Natri, Photpho trong chế độ
dinh dƣỡng tới sinh trƣởng của gà.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




12
* Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường
Các yếu tố môi trƣờng có ảnh hƣởng rất lớn tới sự sinh trƣởng của gia
cầm nhƣ: Nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, độ thông thoáng,... Trong đó nhiệt độ và
ẩm độ là hai yếu tố luôn thay đổi theo mùa vụ và có ảnh hƣởng rõ rệt đến tốc
độ sinh trƣởng của gia cầm. Đã có rất nhiều nghiên cứu chứng minh đƣợc sự
ảnh hƣởng của hai yếu tố này.
Reddy (1999) cho rằng khi nhiệt độ môi trƣờng lên cao trên 36 - 370C sẽ
gây stress nhiệt, làm giảm quá trình trao đổi chất và hoạt động của cơ thể, từ
đó giảm lƣợng thức ăn tiêu thụ và giảm tốc độ sinh trƣởng. Do vậy, cần phải
đảm bảo điều kiện chuồng nuôi có độ thông thoáng tốt, cung cấp đủ oxy,
đồng thời có mật độ nuôi cũng nhƣ chế độ chiếu sáng thích hợp để tăng hiệu
quả chăn nuôi.
Theo Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận (1995) [17], gà broiler nuôi trong
vụ hè cần phải tăng mức ME (năng lƣợng trao đổi) và CP (protein thô) cao
hơn nhu cầu vụ đông 10 - 15 %.
Ẩm độ là một trong những yếu tố ngoại cảnh có ảnh hƣởng lớn tới sinh
trƣởng của gia cầm. Khi ẩm độ trong chuồng tăng sẽ dẫn dến tiểu khí hậu chuồng
nuôi bị thay đổi, chất độn chuồng d ẩm ƣớt, nấm mốc phát triển, NH3 sinh ra

nhiều làm ảnh hƣởng bất lợi đối với vật nuôi. Các yếu tố này làm tổn thƣơng hệ
hô hấp của gà, tăng khả năng nhi m cầu trùng, mẫn cảm với bệnh Newcastle và
các bệnh đƣờng ruột khác, làm giảm khả năng sinh trƣởng của gà.
Trong điều kiện khí hậu nóng ẩm nhƣ ở nƣớc ta, thông thoáng chuồng
nuôi đóng vai trò quan trọng, nó giúp cho việc giảm ẩm độ chuồng nuôi, tăng
cƣờng lƣợng khí O2, thải khí CO2, qua đó hạn chế các bệnh tật.
Trong chăn nuôi gia cầm cần phải chú ý đến yếu tố ánh sáng, vì gia cầm
là loài rất nhạy cảm với ánh sáng, đặc biệt là giai đoạn gà con và giai đoạn gà
đẻ. Nếu thời gian và cƣờng độ chiếu sáng phù hợp thì thuận lợi cho hoạt động
ăn, uống từ đó ảnh hƣởng tốt tới khả năng sinh trƣởng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




13
Hãng Arbor Acres (1993) [40] khuyến cáo: Với gà broiler giết thịt sớm
38 - 42 ngày tuổi; từ 1 ngày tuổi đến 3 ngày tuổi chiếu sáng 24/24 giờ với
cƣờng độ chiếu sáng là 20lux, từ ngày thứ 4 trở đi thời gian chiếu sáng 23/24
giờ cƣờng độ chiếu sáng 5lux. Gà broiler nuôi dài ngày 49 - 56 ngày: Thời
gian chiếu sáng ngày thứ 1 là 24 giờ; ngày thứ 2 là 20 giờ; ngày thứ 3 đến
ngày thứ 15 là 12 giờ; ngày thứ 16 - 18 là 14 giờ; ngày thứ 19 - 22 là 16 giờ;
ngày 23- 24 là 18 giờ; từ ngày thứ 25 đến kết thúc là 24 giờ. Cƣờng độ chiếu
sáng ở những ngày đầu là 20lux, những ngày sau là 5 lux.
* Ảnh hưởng của mật độ nuôi nhốt
Mỗi giai đoạn sinh trƣởng, mỗi phƣơng thức nuôi đều có qui định mật độ
nuôi nhất định (phƣơng thức chăn thả tự do, bán nuôi nhốt, nuôi nhốt trên
đệm lót dày, nuôi nhốt có sân chơi yêu cầu mật độ lần lƣợt: 0,1; 0,3; 0,35;
0,2m2/con...), nếu nuôi quá thƣa thì lãng phí diện tích, song nếu nuôi quá dày
thì ảnh hƣởng lớn đến khả năng sinh trƣởng của gà. Bởi lẽ, khi mật độ nuôi

cao thì chuồng nhanh bẩn, lƣợng NH3, CO2, các loại vi sinh vật phát triển làm
cho gà d nhi m bệnh, độ đồng đều kém, tỷ lệ loại thải cao ảnh hƣởng tới khả
năng sinh trƣởng.
Nguy n Hữu Cƣờng và Bùi Đức Lũng (1996) [1] làm thí nghiệm trên gà
broiler BE11, V35, AV35 từ 1-49 ngày tuổi với sự khác nhau về mật độ nuôi
nhốt, kết quả thí nghiệm cho thấy: với gà BE11, V35 nuôi nhốt ở vụ hè và vụ
đông có:
+ Tỷ lệ nuôi sống lô I mật độ 8 con/m2 cho kết quả cao nhất đạt 97,5%,
thấp nhất ở lô II có mật độ 14 con/m2 là 92,86%.
+ Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lƣợng ở lô I cho kết quả tốt hơn
(2,05kg) so với lô II (2,11kg).
+ Hiệu quả kinh tế/m2 chuồng:
Lô I: mùa hè = +38.130đ

Mùa đông = +32.500đ

Lô II: mùa hè = -62.060đ Mùa đông = +12.330đ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




14
Từ đó tác giả khuyến cáo mùa hè mật độ tối ƣu là 8 con/m2, mùa đông
mật độ tối ƣu là 10 con/m2 nền chuồng đối với gà broiler.
1.1.4. Khả năng chuyển hoá thức ăn
Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lƣợng là tỷ lệ chuyển hoá thức ăn để đạt
đƣợc 1 kg tăng khối lƣợng. Đối với gà broiler tiêu tốn thức ăn chủ yếu dùng
cho việc tăng khối lƣợng. Nếu tăng khối lƣợng càng nhanh chứng tỏ cơ thể
đồng hoá, dị hoá tốt hơn, khả năng trao đổi chất cao, do vậy hiệu quả sử dụng

thức ăn cao dẫn đến tiêu tốn thức ăn thấp.
Tiêu tốn thức ăn chính là hiệu xuất giữa thức ăn tiêu thụ/ kg tăng khối
lƣợng, chỉ tiêu này càng thấp thì hiệu quả kinh tế càng cao. Bởi vì chi phí thức
ăn chiếm tới 70% giá thành sản phẩm.
Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lƣợng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố nhƣ
giống, môi trƣờng, thức ăn... ngoài ra còn phụ thuộc vào độ tuổi. Nếu con vật
còn non thì chỉ tiêu này thấp, càng về sau lƣợng thức ăn tiêu tốn/kg tăng khối
lƣợng càng cao.
Bùi Đức Lũng, 1992 [16] cho biết gà lai V135 tiêu tốn thức ăn/kg tăng
khối lƣợng ở các độ tuổi nhƣ sau: 4 tuần là 1,91; 5 tuần là 1,98; 6 tuần là 2,01;
7 tuần là 2,13; 8 tuần là 2,26kg.
Theo Phan Sỹ Điệt (1990) [2] khi nuôi gà broiler Ross-208 ở 6 tuần
tuổi với các mức năng lƣợng khác nhau cho tiêu tốn thức ăn 1,88-2,2 kg. Gà
broiler nuôi chung trống mái giai đoạn 42 ngày tuổi, khối lƣợng cơ thể đạt
2174g, tiêu tốn thức ăn 1,76 kg; 49 ngày tuổi tiêu tốn 1,89 kg thức ăn/kg tăng
khối lƣợng.
Tiêu tốn thức ăn là chỉ tiêu hết sức quan trọng, nó có ý nghĩa quyết định
đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gà. Do vậy, sinh trƣởng nhanh và tiêu
tốn thức ăn thấp luôn là mục tiêu của nhiều công trình nghiên cứu về lai tạo
giống gia cầm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




15
1.1.5. Khả năng cho thịt
Khả năng cho thịt của gà broiler chính là khả năng tạo nên khối lƣợng hệ
cơ ở độ tuổi giết thịt đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Khả năng cho thịt của gà
broiler đƣợc tính trên 2 góc độ là năng suất thịt và chất lƣợng thịt.

1.1.5.1. Năng suất thịt
Năng suất thịt có thể biểu thị bằng tỷ lệ thân thịt, tỷ lệ các phần nạc,
mỡ, da. Thông thƣờng ở gà broiler tính tỷ lệ thịt đùi, tỷ lệ thịt ngực, tỷ lệ
mỡ bụng.
Năng suất thịt phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau nhƣ: giống,
dòng, điều kiện chăm sóc nuôi dƣỡng, tính biệt, vệ sinh thú y và phƣơng
thức chăn nuôi.
Ngô Giản Luyện (1994) [19] khi nghiên cứu 3 dòng gà Hybro HV85, mổ
khảo sát ở 42 ngày tuổi đã kết luận tỷ lệ thân thịt con trống V1>V5>V3
(P<0,05), con mái V1>V5>V3 (P<0,001). Trong cùng một dòng, tỷ lệ thân
thịt con trống lớn hơn con mái từ 1-2%.
Chambers.J.R (1999) [41] cho rằng giữa các dòng luôn có sự khác nhau
di truyền về năng suất thịt xẻ hay năng suất các phần nhƣ thịt đùi, thịt ngực,
cánh, chân hay phần thịt ăn đƣợc.
Phạm Thị Hiền Lƣơng (1997) [20] khi nghiên cứu một số tính năng sản
xuất của gà Tam Hoàng đều cho kết quả tỷ lệ thịt ngực của con mái cao hơn
con trống.
Nghiên cứu của Cầm Ngọc Liên (1997) [14] cho kết quả tỷ lệ thịt đùi của
gà trống cao hơn gà mái còn tỷ lệ thịt ngực của gà mái cao hơn gà trống.
Năng suất thịt còn liên quan chặt chẽ đến khối lƣợng sống. Theo
Ricard.F.H và Rouvier (1967) [45] thì mối tƣơng quan giữa khối lƣợng sống
và khối lƣợng thịt xẻ rất cao, thƣờng là 0,9. Còn tƣơng quan giữa khối lƣợng
sống và khối lƣợng mỡ bụng thấp hơn, thƣờng từ 0,2 - 0,5.
Nguy n Thị Hải (1999) [5] khi nghiên cứu năng suất thịt gà Kabir đã chỉ
ra rằng tỷ lệ thịt ngực gà mái cao hơn gà trống, nhƣng tỷ lệ thịt đùi gà trống
lại cao hơn gà mái.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





16
Trần Công Xuân (1995) [39] nuôi 9 lô thí nghiệm với 3 mức năng lƣợng
và protein, kết quả mổ khảo sát ở 8 tuần tuổi gà broiler Ross-208 tỷ lệ thân
thịt đạt cao: 72,96-74,59%; thịt đùi: 20,51-22,05%; thịt ngực: 21,74-23,18%.
1.1.5.2. Chất lượng thịt
Chất lƣợng thịt đƣợc phản ánh thông qua thành phần hoá học của thịt.
Thành phần hoá học của thịt gia súc bao gồm: protein, lipit, đƣờng, vitamin,
men, khoáng và nƣớc. So với thịt gia súc, thịt gia cầm có hàm lƣợng các chất
dinh dƣỡng cao hơn do đó độ đồng hoá cũng cao hơn.
Thành phần hoá học của thịt có sự khác nhau giữa các dòng, các giống, lứa
tuổi... con lai có sự vƣợt trội về hàm lƣợng vật chất khô và protein so với dòng
thuần, trong cùng một giống, gà trƣởng thành có tỷ lệ phần ăn đƣợc, tỷ lệ mỡ và
trị số calo cao hơn so với gà broiler, nhƣng tỷ lệ protein thì ngƣợc lại (Nguy n
Duy Hoan và cs, 1998 [8]).
1.1.6. Một số đặc điểm về giống gà H’Mông
1.1.6.1. Đặc điểm ngoại hình
Dân tộc Mông chủ yếu đƣợc phân bố ở vùng Đông, Tây bắc của đất
nƣớc nhƣ Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu… sống chủ yếu trên các
triền núi cao và tập chung thành các chòm, xóm, bản tƣơng đối độc lập, cuộc
sống chủ yếu tự cung tự cấp, với những phong tục tập quán rất riêng biệt. Dân
tộc Mông dù đi đến đâu, ở địa phƣơng nào họ cũng có những giống vật nuôi
riêng biệt của họ, trong đó có giống gà H’Mông. Gà H’Mông thƣờng đƣợc
nuôi với qui mô nhỏ, mỗi gia đình từ 15 - 20 con, chăn thả tự nhiên, thức ăn
chủ yếu là ngô, khi gà còn nhỏ cho ăn ngô xay trong một, hai tháng sau đó
chủ yếu là cho ăn ngô hạt. Ngoài ra gà tự đi kiếm ăn, tận dụng thức ăn rơi vãi
và tự bắt giun, dế… trong tự nhiên. Hầu nhƣ không có những thức ăn tổng
hợp đủ thành phần dinh dƣỡng, nên tỷ lệ thất thoát lớn, gà phát triển chậm và
thời gian nuôi kéo dài. Tuy nhiên do cách sống riêng biệt, nên gà H’Mông ít
bị bệnh dịch. Về mặt chọn giống ngƣời Mông nhận thức ý nghĩa của con

trống đối với đàn gà là trống chuồng (đầu đàn) nên họ thƣờng chọn con trống
có tầm vóc to lớn, tiếng gáy vang nhất để làm giống, những con trống khác
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




17
đƣợc thiến vào lúc 5 - 6 tháng tuổi khi bắt đầu gáy, hoặc giết thịt; màu sắc
lông không đƣợc chú trọng chọn giữ nên có nhiều màu. Đặc điểm nổi bật của
giống gà H’Mông là bộ lông pha tạp nhiều màu nhƣ: Nâu, hoa mơ, vàng sẫm,
trắng, đen. Chân, da màu đen.
1.1.6.2. Đặc điểm sản xuất
Khối lƣợng gà trƣởng thành, con trống là 1,8 - 2,2 kg; con mái là 1,4 1,7 kg. Sản lƣợng trứng 50 - 80 quả/năm, khối lƣợng trứng 40 - 50 g/quả,
vỏ trứng màu trắng. Gà Mông có sức kháng bệnh rất tốt, rất thích nghi với
điều kiện chăn thả tại nông hộ nhờ khả năng tự kiếm mồi cao. Chất lƣợng
thịt đặc biệt thơm ngon và cũng có màu đen rất đặc biệt, nên đƣợc thị
trƣờng ƣa chuộng.
1.2. Tình hình nghiên trong và ngoài nƣớc
1.2.1. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Trong chăn nuôi chi phí thức ăn chiếm từ 65 - 70 % do đó việc sử dụng
hợp lý thức ăn có ý nghĩa hết sức quan trọng. Từ những năm 70, 80 trở lại đây
việc nghiên cứu về dinh dƣỡng cho gia cầm ngày càng đƣợc quan tâm và phát
triển rộng khắp. Các tổ chức, cá nhân đã tập chung nghiên cứu trên rất nhiều
đối tƣợng thức ăn nhƣ protein, tinh bột, lipit, vitamin, khoáng chất… Đặc biệt
là nguồn thức ăn giàu protein có nguồn gốc thực vật, giá rẻ để thay thế nguồn
thức ăn động vật để nâng cao hiệu quả chăn nuôi và giảm giá thành thức ăn.
Hiện nay trên thị trƣờng Việt Nam đã có trên rất nhiều đơn vị chuyên sản xuất
thức ăn chăn nuôi cho tất cả các đối tƣợng động vật nhƣ Trâu, bò, lợn, gia cầm,
chim, cá… nhƣ Công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam; Công ty Cổ phần

Việt - Pháp sản xuất thức ăn gia súc PROCONCO có trụ sở tại khu công
nghiệp Biên Hòa Đồng Nai, Công ty cổ phần chăn nuôi Thái Dƣơng tại Văn
Lâm - Hƣng Yên…
Viện chăn nuôi Quốc gia Việt Nam đã nghiên cứu và công bố thành
phần hóa học và giá trị dinh dƣỡng của hàng nghìn loại thức ăn có nguồn
gốc động thực vật cho gia súc, gia cầm, đó là nguồn tƣ liệu quí cho các nhà
nghiên cứu cũng nhƣ các nhà sản xuất thức ăn trong và ngoài nƣớc, đồng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




×