Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Chương 1 kinh tế môi trường là gì (môn kinh tế môi trường)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.52 KB, 6 trang )

Chương 1

Kinh tế môi trường là gì?
• Kinh tế môi trường là sự ứng dụng các nguyên
tắc kinh tế học vào việc nghiên cứu các vấn đề
về môi trường tự nhiên.
• Kinh tế học là môn khoa học nghiên cứu cách
thức con người sử dụng nguồn tài nguyên có hạn
để thoả mãn nhu cầu vô hạn của mình.
• Kinh tế học được chia thành hai phạm vi nghiên
cứu: vi mô và vĩ mô.
• Kinh tế môi trường chủ yếu dựa vào kinh tế vi
mô để phân tích các vấn đề môi trường.
1

• Mục tiêu nghiên cứu của kinh tế môi trường
– Tại sao con người ra quyết định có mang những
hậu quả về mặt môi trường?
– Họ ra quyết định đó như thế nào?
– Làm thế nào để thay đổi các định chế kinh tế-xã
hội và đề ra các chính sách để giảm bớt suy
thoái môi trường?

2

1


Tại sao con người có những hành
vi gây hậu quả về môi trường?
• Vài câu trả lời:


– Do con người thiếu sức mạnh tinh thần và luân lý để kiềm
chế những hành vi gây suy thoái môi trường.
– Do nền kinh tế và các định chế kinh tế hướng dẫn con người
ra quyết định dẫn tới sự phá hoại môi trường. Con người
gây ra ô nhiễm vì đó là cách thức rẻ nhất để họ giải quyết
vấn đề loại bỏ chất thải sau khi sản xuất hoặc tiêu thụ một
thứ gì đó.

• Cách giải quyết:
– Giáo dục đạo đức môi trường.
– Sửa đổi các định chế kinh tế-xã hội và đề ra chính sách để
giải quyết.
• Trong phạm vi môn học này chúng ta chú ý tới cách thứ hai: sự
tiếp cận kinh tế.
3

Chức năng của môi trường tự nhiên
• Hỗ trợ sự sống nói chung (Vd: tầng ôzôn)
• Cung cấp nguyên vật liệu và năng lượng cho
hoạt động sản xuất và tiêu thụ của con người
• Nơi chứa chất thải

4

2


Tầm quan trọng của động cơ trong sự
vận hành của một hệ thống kinh tế
Động cơ kinh tế là cái gì đó trong thế giới kinh tế

dẫn dắt con người hướng những nỗ lực của họ vào
sản xuất và tiêu thụ theo các chiều hướng khác nhau.
• Động cơ đối với hộ gia đình: ví dụ, cách thức trả tiền
cho việc loại bỏ chất thải ở hộ gia đình.
• Động cơ trong doanh nghiệp: luật môi trường, hệ
thống khuyến khích tài chánh, danh sách đen...
• Động cơ trong công nghiệp kiểm soát ô nhiễm: các
qui định môi trường khắt khe hơn, ưu đãi về tài chánh...

5

Các vấn đề kinh tế vĩ mô:
Môi trường và Tăng trưởng kinh tế
• Những chính sách môi trường nghiêm khắc hơn có
làm chậm lại sự tăng trưởng và làm tăng thất nghiệp
không, và nếu có thì là bao nhiêu?
• Những qui định môi trường có ảnh hưởng đến tốc
độ lạm phát không?
• Kết luận của một công trình nghiên cứu kinh tế:”…sự ô
nhiễm gia tăng trong những giai đoạn đầu phát triển
của một quốc gia và sau đó bắt đầu giảm dần khi
các quốc gia có đầy đủ tài nguyên để xử lý các vấn
đề ô nhiễm.”
6

3


Phân tích chi phí-hiệu quả
• Là cách phân tích để tìm ra cách ít tốn tiền

nhất nhằm đạt tới một mục tiêu chất lượng
môi trường nhất định.
hoặc,
• Là cách phân tích để tìm ra cách đạt tới sự
cải thiện lớn nhất cho một mục tiêu chất
lượng môi trường nào đó với một chi tiêu
nguồn lực nhất định.
7

Phân tích lợi ích-chi phí
• Là cách phân tích trong đó cả chi phí và lợi ích của
một chính sách hay chương trình được đo lường và
diễn tả bằng những điều kiện có thể so sánh được.
• Đây là công cụ phân tích chủ yếu được các nhà kinh
tế sử dụng để đánh giá các quyết định về môi
trường.
Ví dụ: có nên xây một công viên nào đó hay một lò
đốt rác nào đó?

8

4


Định giá môi trường
• Để một phân tích lợi ích-chi phí về một
chương trình môi trường được thành công thì
cần phải ước tính cả chi phí lẫn lợi ích của
các hành động.
• Nhưng lợi ích của những cải thiện về môi

trường thường là phi thị trường.
• Vì vậy các nhà kinh tế môi trường đã phát
triển một loạt các kỹ thuật định giá phi thị
trường để ước tính giá trị của các lợi ích đó.
9

Các vấn đề quốc tế của môi trường
Nhiều vấn đề môi trường là địa phương hay
vùng, nhưng cũng có một số là quốc tế chỉ vì có
một biên giới quốc gia giữa nguồn ô nhiễm và
những tác động sinh ra (ví dụ một dòng sông
chảy qua nhiều quốc gia).
Ngoài ra còn có vấn đề môi trường toàn cầu vì
chúng tác động đến toàn thế giới, ví dụ: thủng
tầng ozôn, sự ấm lên của toàn cầu,...
• Cần có sự hợp tác quốc tế để giải quyết chúng.
10

5


Toàn cầu hoá kinh tế và môi trường
• Toàn cầu hoá kinh tế chỉ những thay đổi thấy được
đang xảy ra trong nền kinh tế thế giới.
• Biểu hiện của toàn cầu hoá: buôn bán giữa các
quốc gia đang tăng lên nhanh chóng, tư nhân hoá
các định chế kinh tế, nhiều công ty đa quốc gia ra
đời, v.v…
• Sự việc này có ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên
của các quốc gia.

• Ngoài ra có sự di chuyển của các công ty đa quốc
gia và các xí nghiệp công nghiệp sang những nước
đang phát triển làm ô nhiễm tăng lên ở những nước
này.
11

Sự bền vững của môi trường
và nền kinh tế
• Một nền kinh tế bền vững là nền kinh tế trong
đó việc đầu tư vào vốn xã hội cho phép nền
kinh tế tăng trưởng để thế hệ tương lai ít nhất
cũng có mức phúc lợi như thế hệ hiện tại, trong
khi vẫn duy trì sự lành mạnh của hệ sinh thái.
• Vốn xã hội: tất cả mọi thứ mà nền kinh tế có
thể đầu tư vào, như





vốn vật chất để sản xuất hàng hóa và dịch vụ,
giáo dục, cơ sở hạ tầng,
các nguồn tài nguyên tái tạo và không tái tạo,
bản thân môi trường.
12

6




×