Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Chương 9 tiêu chí đánh giá chính sách môi trường (môn kinh tế môi trường)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.4 KB, 4 trang )

4/8/2013

Chương 9

Tiêu chí đánh giá
chính sách môi trường
A. MỤC TIÊU CỦA BÀI
Sau khi học xong bài này, người học có thể:
• Hiểu được các khái niệm, định nghĩa trong bài.
• Trình bày được các tiêu chí dùng để đánh giá các
chính sách kiểm soát ô nhiễm.
1

B. NỘI DUNG BÀI GIẢNG







Các tiêu chí:
Hiệu quả và hiệu quả chi phí
Tính công bằng
Động cơ tìm giải pháp tốt hơn
Tính hiệu lực
Mức độ phù hợp của chính sách với
những quan điểm đạo đức
2

1




4/8/2013

Hiệu quả và hiệu quả chi phí
• “Hiệu quả”: sự cân bằng giữa chi phí xử lý ô nhiễm
và thiệt hại do ô nhiễm gây nên. Một chính sách
hiệu quả: chính sách làm đạt được hoặc gần đạt được
mức thải hoặc mức chất lượng môi trường mà ở đó
MAC=MD.
• Thông thường khó xác định chính xác đường MD
=> ta phải sử dụng tiêu chí hiệu quả chi phí.
• Chính sách có hiệu quả về chi phí: tạo nên sự cải
thiện môi trường tối đa với nguồn lực bỏ ra, hoặc,
đạt được một mức cải thiện môi trường nào đó với
chi phí tối thiểu.
• Ngoài ra, nếu chương trình không hiệu quả về chi
phí, các nhà quản lý sẽ chọn mục tiêu giảm thải thấp
hơn mức cần đạt.
3

MD

MAC1

$
100
MAC2

50


100

130

200
Lượng thải SO2
(ngàn tấn)

Hình 9.1: Một chính sách đạt hiệu quả chi phí sẽ tối thiểu
hoá tổng chi phí giảm ô nhiễm để đạt được một mức ô
nhiễm nhất định

4

2


4/8/2013

Công bằng
• Công bằng là vấn đề đạo đức và là sự quan
tâm của người khá giả đối với người kém
may mắn hơn.
• Không ưu tiên chọn tiêu chuẩn hiệu quả
hoặc công bằng.
Ch.tr

A
B

C
D

Tổng Tổng Lợi ích
chi phí lợi ích ròng
50
50
50
50

100
100
140
140

50
50
90
90

Thu
nhập
thấp
25
30
20
40

Thu
nhập

cao
25
20
70
50

5

Tạo động cơ đổi mới
• Cần tạo động cơ đổi mới cho các chủ thể gây
ô nhiễm để giảm bớt ô nhiễm môi trường =>
khuyến khích họ thay đổi công nghệ để hạ
thấp đường MAC: giảm thải rẻ hơn => mức
chất lượng môi trường cao hơn.
• Giáo dục và đào tạo cho phép con người làm
việc và giải quyết vấn đề có hiệu quả hơn.
• Như vậy, tạo động cơ càng nhiều thì chính
sách càng được đánh giá tốt.

6

3


4/8/2013

Tính hiệu lực (khả năng thực thi)
• Đòi hỏi nghị lực và nguồn lực.
• Có thể tốt khi áp dụng một chính sách không
hoàn hảo nhưng có hiệu lực.

• Hai bước chính trong việc thực thi: giám sát
và trừng phạt. Một nghịch lý trong sự trừng
phạt: hình phạt càng cao thì các toà án càng
miễn cưỡng áp dụng chúng.
• Chi phí thực thi là một phần quan trọng
trong các chương trình về cải thiện chất
lượng môi trường.
7

Các xem xét về mặt đạo đức
• Quan điểm hiệu quả và quan điểm đạo đức
có khi không phù hợp nhau.
• Ví dụ: xem xét việc chọn lựa giữa chính
sách thuế phát thải và trợ cấp giảm thải.
Chính sách trợ cấp giảm thải có tác dụng
nhanh nhưng không phù hợp với đạo đức
thông thường.
• Quan điểm “người gây ô nhiễm phải trả
tiền” thường được ủng hộ hơn về mặt đạo
đức. (Nguyên tắc PPP: polluter pays
principle, do tổ chức OECD đặt ra năm
1972).

8

4




×