Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Trắc nghiệm ôn tập môn kinh tế phát triển (5)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.24 KB, 6 trang )

Môn thi : Kinh tế phát triển
Đề số 5

Lưu ý : trả lời bằng cách khoanh tròn vào đáp án đúng
1. Nếu các yếu tố khác không đổi, GDP sẽ tăng lên và mức giá cả chung của nền kinh
tế giảm đi, khi:
a. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động tăng
b. Tỷ lệ sử dụng thời gian làm việc ở nông thôn giảm đi.
c. Mức xuất khẩu thuần tăng
d. Chi tiêu của chính phủ tăng
2. Đứng trên góc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế, Hàn Quốc đã lựa chọn mô
hình:
a. Nhấn mạnh tăng trưởng nhanh
b. Nhấn mạnh công bằng xã hội
c. Phát triển toàn diện
d. Không có trong số mô hình trên
3. Nhân tố nào dưới đây tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế của một quốc gia:
a. Chất lượng lao động
b. Chất lượng thể chế
c. Cơ cấu dân tộc và tôn giáo


d. Sự tham gia của cộng đồng
4. Hai nước A và B có GDP bình quân đầu người tương ứng là 500 USD và 1000 USD
trong năm 2008; tốc độ tăng GDP bình quân đầu người tương ứng là 10 % và 5% năm.
Sau bao nhiêu năm hai nước sẽ có GDP bình quân đầu người bằng nhau:
a. 10 năm
b. 15 năm
c. 20 năm
d. 30 năm
5. Giải pháp hợp lý đối với các nước đang phát triển khi muốn đẩy nhanh tốc độ tăng


trưởng kinh tế trong tình trạng đang có lạm phát cao là:
a. Tăng cầu đầu tư bằng cách hạ thấp lãi suất tiền vay.
b. Giảm cầu đầu tư bằng cách hạ thấp lãi suất tiền gửi
c. Tăng tỷ trọng các ngành sản xuất sản phẩm sử dụng nhiều lao động.
d. Tăng tỷ trọng các ngành sản xuất sản phẩm sử dụng nhiều vốn
6. Theo hệ thống tài khoản quốc gia (SNA), để tính GDP có thể tiếp cận từ :
a. Sản xuất và tiêu dùng
b. Sản xuất, tiêu dùng và chi tiêu
c. Sản xuất, phân phối và thu nhập
d. Sản xuất, thu nhập và chi tiêu.
7. Loại thuế nào sau đây cấu thành trong chỉ tiêu GDP tiếp cận từ phân phối:
a. Thuế thu nhập doanh nghiệp
b. Thuế gián thu
c. Thuế thu nhập cao
d. Cả (a), (b) và (c).
8. Chỉ tiêu GDP tính theo sức mua tương được dùng để đánh giá tăng trưởng kinh tế :
a. Theo thời gian
b. Theo không gian.
c. Theo ngành kinh tế
d. Theo khu vực thể chế
9. Theo quan điểm của Samuelson, phần còn lại tạo nên mức gia tăng sản lượng ở Mỹ
trong thời gian nghiên cứu từ 1948 - 1981 ngoài nguồn nhân lực và vốn là:
a. Đất đai.
b. Tiến bộ khoa học, công nghệ.
c. TFP (tạo nên bởi các yếu tố khác ngoài vốn và nguồn nhân lực)
d. Không phải là yếu tố nào ở trên.
10. Theo mô hình tăng trưởng Tân cổ điển: các đường đồng sản lượng là các đường
cong không cắt nhau. Đối với các nước đang phát triển, các đường này thường :
a. Có độ dốc cao
b. Có độ dốc thấp

c. Thẳng đứng
d. Nằm ngang
11. Theo số liệu thống kế 2008:GDP ngành nông nghiệp là 11 tỷ USD, vốn đầu tư đạt
1,75 tỷ USD. Nếu năm 2009, tốc độ tăng trưởng GDP ngành nông nghiệp đạt 3,4%, thì
hệ số ICOR ngành nông nghiệp 2009 (tính theo mô hình Harrod-Domar) là:
a. 5,09
b. 4,87
c. 4,68


d. 4,25.
12. Mô hình kinh tế dùng để:
a. Phân tích các nhân tố tác động tới tăng trưởng kinh tế
b. Phân tích và lập các chính sách phát triển kinh tế
c. Tính toán các yếu tố đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất
d. Tất cả các trường hợp trên
13. “Nền kinh tế sẽ đạt được tăng trưởng liên tục khi tỷ lệ tiết kiệm tăng lên”. Đây là
quan điểm của:
a. Mô hình của Solow
b. Mô hình của Harrod – Domar
c. Mô hình của Mác
d. Mô hình của Lewis
14. Mô hình tăng trưởng kinh tế của J.Keynes và lý thuyết tăng trưởng hiện đại có cùng
quan điểm :
a. Công nghệ đóng vai trò quyết định đến tăng trưởng kinh tế.
b. Điểm cân bằng của nền kinh tế ở dưới mức sản lượng tiềm năng.
c. Nhà nước không có vai trò thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
d. Các yếu tố đầu vào kết hợp với nhau theo một tỷ lệ cố định.
15. Theo số liệu thống kê của một nước năm 2008 theo giá hiện hành: GDP đạt 45,4
tỷ$, tổng tiết kiệm đạt 16,1 tỷ$. Tính toán theo mô hình Harrod-Domar với ICOR là 4,5,

cho biết chỉ số giảm phát GDP là 1,78, mức GDP theo giá cố định năm 2009 đạt được là
(tỷ $):
a. 27,5
b. 29,07
c. 48,9
d. 87,04
16. Lewis đã cho rằng để thu hút được lao động từ khu vực nông nghiệp sang, nhà tư
bản công nghiệp phải trả một mức tiền công cao hơn so với mức “tiền công đủ sống” ở
khu vực nông nghiệp là:
a. 20%
b. 30%
c. 40%
d. 50%.
17. Khi bình luận về khu vực nông nghiệp trong giai đoạn có dư thừa lao động của mô
hình cổ điển (Lewis), nhận xét nào sau đây là không chính xác:
a. Đường tổng sản phẩm (TPA) có đoạn nằm ngang.
b. Mức sản phẩm biên của lao động (MPL) bằng 0
c. Mức sản phẩm trung bình của lao động (APL) bằng 0
d. Tồn tại mức tiền công tối thiểu.
18. Trong mô hình hai khu vực tân - cổ điển, quá trình trao đổi nông nghiệp và công
nghiệp có xu hướng:
a. Bất lợi cho nông nghiệp
b. Bất lợi cho công nghiệp
c. Giai đoạn đầu bất lợi cho nông nghiệp, giai đoạn sau bất lợi cho công nghiệp.
d. Giai đoạn đầu bất lợi cho công nghiệp, giai đoạn sau bất lợi cho nông nghiệp.
19. Oshima đã phản bác quan điểm của Lewis trong mô hình hai khu vực cho rằng:
a. Khu vực nông nghiệp luôn có dư thừa lao động.
b. Khu vực nông nghiệp có dư thừa lao động thời vụ.
c. Khu vực nông nghiệp có sản phẩm biên của lao động bằng không.



d. Cả (a) và (c).
20. Cơ cấu ngành kinh tế thể hiện:
a. Mối quan hệ tỷ lệ giữa các ngành kinh tế
b. Mối quan hệ tương hỗ giữa các ngành kinh tế
c. Vị trí khác nhau của từng ngành trong nền kinh tế
d. Tất cả các nội dung trên
21. Xu hướng có tính quy luật trong chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp là tăng tỷ
trọng:
a. Ngành sản xuất sản phẩm sử dụng nhiều lao động
b. Ngành sản xuất sản phẩm sử dụng nhiều vốn
c. Ngành sản xuất sản phẩm sơ chế
d. Không có trường hợp nào kể trên
22. Theo quy luật tăng năng suất lao động của A. Fisher, dưới tác động của khoa học
công nghệ:
a. Tỷ trọng lao động nông nghiệp có xu hướng giảm
b. Số lượng lao động nông nghiệp có xu hướng giảm
c. Tỷ trọng lao động công nghiệp có xu hướng giảm
d. Cả (a) và (b)
23. Theo quan điểm của S. Kuznets, mối quan hệ giữa giá trị của hệ số GINI và thu
nhập bình quân đầu người của một quốc gia là :
a. Đồng biến
b. Nghịch biến
c. Không có quan hệ gì
d. Không có nhận xét nào nêu trên là đúng
24. Theo quan điểm của H. Oshima, cùng với quá trình tăng trưởng kinh tế, các nước :
a. Phải chấp nhận sự gia tăng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập
b. Phải giảm dần mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập
c. Có thể duy trì mức độ bình đẳng trong phân phối thu nhập
d. Không có nhận định nào trên đây là đúng

25. Theo tiêu chuẩn 40 của Ngân hàng Thế giới (WB), một nước được đánh giá là bình
đẳng trong phân phối thu nhập khi thu nhập của 40% dân số nghèo nhất so với tổng thu
nhập là :
a. Lớn hơn 17%
b. Nhỏ hơn 17%
c. Từ 12% đến 17%
d. Nhỏ hơn 12%
26. Phân phối thu nhập theo chức năng được xác định dựa trên:
a. Quyền sở hữu các yếu tố sản xuất
b. Mức độ đóng góp của các yếu tố sản xuất
c. Mức độ thu nhập.
d. Cả (a) và (b)
27. Tại Việt Nam, nếu giá trị chỉ số “tỷ lệ hộ nghèo” của tỉnh A lớn hơn tỉnh B, điều đó
có nghĩa là:
a. Phạm vi nghèo của tỉnh A lớn hơn tỉnh B
b. Phạm vi nghèo của tỉnh B lớn hơn tỉnh A
c. Tính chất nghèo đói của tỉnh A găy gắt hơn tỉnh B
d. Tính chất nghèo đói cảu tỉnh B găy gắt hơn tỉnh A
28. Nhận định nào sau đây là đúng khi đánh giá về cầu lao động:
a. Phản ánh số lượng việc làm trong nền kinh tế


b. Phản ánh số lượng lao động mà các đơn vị kinh tế sẵn sàng sử dụng với các mức
tiền công nhất định
c. Mang tính chất thứ phát
d. Tất cả các nhận định trên

29. Mức tiền công ở thị trường lao động thành thị không chính thức có xu thế ngang
bằng với mức giá cả chung của thị trường lao động xã hội. Điều này không có nghĩa là:
a. Không có thất nghiệp

b. Mọi người đều có việc làm
c. Tiền công không được xác định tại điểm cân bằng
d. Cả (a) và (c)
30. Đặc điểm cung cầu của thị trường lao động ở khu vực thành thị chính thức ở các
nước đang phát triểnlà :
a. Cung co giãn nhiều, cầu co giãn ít
b. Cầu co giãn nhiều, cầu co giãn nhiều
c. Cung co giãn ít, cầu co giãn ít
d. Cung co giãn ít, cầu co giãn nhiều
31. Những khoản nào sau đây không được tính vào chi cho tiêu dùng của chính phủ:
a. Chi tiêu của chính phủ để mua vũ khí quân sự
b. Chi tiêu của chính phủ cho một công trình thuỷ lợi
c. Chi trả lương cho công chức nhà nước
d. Tất cả các hạng mục trên
32. Trên thị trường vốn đầu tư, khi lãi suất huy động giảm xuống (với điều kiện các yếu
tố khác không đổi) sẽ làm cho:
a. Đường cung vốn đầu tư dịch sang phải
b. Đường cung vốn đầu tư dịch sang trái
c. Điểm cung vốn đầu tư di chuyển lên trên theo đường cung
d. Điểm cung vốn đầu tư di chuyển xuống dưới theo đường cung
33. Dưới tác động của các yếu tố sau, đường cung vốn đầu tư dịch chuyển sang phải,
loại trừ:
a. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng
b. Vốn hỗ trợ phát triển chính thức tăng
c. Mức tiết kiệm của các hộ gia đình tăng
d. Thuế thu nhập của doanh nghiệp tăng
34. Đầu những năm 1960 các nước NICs Đông Á chuyển sang thực thi chiến lược
hướng ngoại là do:
a. Thị trường trong nước nhỏ hẹp
b. Nghèo tài nguyên thiên nhiên

c. Yêu cầu của hội nhập quốc tế
d. Cả (a) và (b)
35. Những chính sách để thực thi chiến lược hướng ra thị trường quốc tế là:
a. Giá bán trong nước bằng giá quốc tế
b. Giá bán trong nước cao hơn giá quốc tế
c. Giảm giá trị của đồng tiền trong nước
d. Cả (a) và (c)


36. Nếu nước A theo đuổi chiến lược xuất khẩu dầu thô, điều đó sẽ cho phép phát triển
mạnh được các ngành sau đây, loại trừ:
a. Ngành cơ khí sản xuất thiết bị khai thác dầu
b. Ngành hóa chất sản xuất đường ống dẫn dầu
c. Ngành hóa dầu
d. Ngành đóng tầu phục vụ khai thác dầu.
37. Điều kiện để thực thi chiến lược thay thế hàng hóa nhập khẩu thành công:
a. Có sự bảo hộ của chính phủ
b. Sự giàu có và đa dạng về tài nguyên thiên nhiên
c. Quy mô thị trường lớn
d. Cả (a) và (c)
38. Lợi thế nguồn lực giữa các nước trong thương mại quốc tế (theo quan điểm của
Ohlin– Hekcsher) được xác định theo dấu hiệu :
a. Chí phí lao động so sánh
b. Chi phí sản xuất so sánh



×