Tải bản đầy đủ (.ppt) (45 trang)

Hướng Dẫn Viết Sáng Kiến Kinh Nghiệm Năm Học 2015 - 2016 _ www.bit.ly/taiho123

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (921.29 KB, 45 trang )

Người báo cáo: ..............
Chức vụ: .............


Tại Đại hội chiến sỹ thi đua và cán bộ
gương mẫu toàn quốc ngày 01/5/1952,
Bác Hồ đã nhấn mạnh:
- “Trí khôn, sáng kiến, học hỏi, tiến
bộ và tinh thần hy sinh của người ta
không có giới hạn, nó cứ tiến mãi”;
- “Sáng kiến và kinh nghiệm là của
quý chung của dân tộc. Không biết quý
trọng và phổ biến kinh nghiệm tức là
lãng phí của dân tộc”.


Mục tiêu của Chuyên đề
Giúp CBQL, GV cốt cán có thêm căn cứ để
tổ chức hướng dẫn, tập huấn cho đội ngũ CB,
GV và nhân viên trong nhà trường về cách thức
thực hiện một SKKN;
Nhìn nhận về SKKN giáo dục một cách
khách quan hơn, tạo sự đồng thuận trong việc
triển khai phong trào viết SKKN trong toàn
ngành.


Các căn cứ và tài liệu tham khảo
Căn cứ để xây dựng nội dung báo cáo, trao
đổi thống nhất trong Hội nghị:
- Tài liệu bồi dưỡng CB QLGD – Học viện


Quản lý GD – Bộ GD&ĐT (Tác giả PGS.TS Hà
Thế Truyền);
- Tài liệu bồi dưỡng CB QLGD – Trường
CĐSP Đắk Lắk biên soạn;
- Các văn bản hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, Sở
GD&ĐT, Phòng GD&ĐT, ban ngành liên quan;
- Các tài liệu tham khảo khác.


Lưu ý trong bài trình chiếu
Chữ màu đỏ: Hệ thống những câu hỏi để xác
định nội dung tiểu mục;
Chữ in thường: Là nội dung đã cô đọng;
Chữ in nghiêng, xanh: Những VD, minh hoạ.


I. Khái niệm Sáng kiến kinh nghiệm
SÁNG KIẾN
Ý kiến mới, làm cho
công việc tiến hành tốt
hơn

KINH NGHIỆM
Hiểu biết có được do
tiếp xúc với thực tế, do
từng trải

Những điều hiểu biết mới, ý kiến mới có được do từng
trải, do tiếp xúc với tài liệu và thực tế,…làm cho công
việc tiến hành tốt hơn.



II. Một số lưu ý khi xác định đề tài
Chọn đề tài phù hợp (cá nhân, đơn vị, đặc
thù công việc, yêu cầu xã hội...);
Phạm vi đề tài hẹp, dễ đối chiếu, so sánh,
khảo nghiệm;
Đặt tên đúng trọng tâm, dễ hiểu (tránh mỗi
người hiểu một cách).


III. Những yêu cầu cơ bản đối với một SKKN
- Tính mục đích
- Tính thực tiễn
- Tính sáng tạo khoa học
- Khả năng vận dụng và mở rộng SKKN


IV. Lộ trình thực hiện SKKN
- Bước 1: Chọn và đặt tên đề tài SKKN
- Bước 2: Viết đề cương chi tiết
- Bước 3: Tiến hành thực hiện đề tài
- Bước 4: Viết bản thảo SKKN
- Bước 5: Hoàn chỉnh SKKN
- Bước 6: Nhân rộng SKKN


I. Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Tại sao chọn đề tài này? SKKN nhằm giải

quyết vấn đề gì? Được xuất phát từ yêu cầu thực
tế nào?
Đề tài này có ai nghiên cứu chưa? Điểm mới
ở chỗ nào? Việc nghiên cứu lần này có khác gì
so với các tác giả khác? Khả năng tác giả thực
hiện đến đâu?


I. Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Mục này cần làm rõ các ý:
- Bối cảnh dẫn đến sự cần thiết phải đúc kết
thành SKKN; cơ sở của vấn đề nghiên cứu.
- Tổng quan những thông tin liên quan tới
những vấn đề mà SKKN sẽ đề cấp đến.
- Khẳng định tính mới về khoa học của vấn
đề trong điều kiện thực tế của trường, từ đó
khẳng định lý do chọn đề tài.


I. Phần mở đầu
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
Mục tiêu: Làm cái gì?
- Mục tiêu: Là thực hiện những công việc nào
đó cụ thể mà người nghiên cứu sẽ hoàn thành
theo kế hoạch để đạt kết quả nghiên cứu.
- Mục tiêu có thể đo lường hay định lượng
được.

Phân biệt



I. Phần mở đầu
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
Nhiệm vụ của đề tài: Làm những công việc gì?
Đạt được gì khi áp dụng SKKN?
- Là xác định công việc cụ thể phải làm để
hướng đến mục tiêu, đó là mô hình dự kiến của
SKKN.
- Những nhiệm vụ này được thực hiện nghĩa
là SKKN cơ bản hoàn thành.


I. Phần mở đầu
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
VD: Đề tài nghiên cứu “Một số biện pháp rèn
đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4, trường TH Y
Ngông”
Mục tiêu: Áp dụng một số biện pháp sư phạm
rèn đọc diễn cảm.
Mục đích:
Nâng cao khả năng đọc diễn cảm.


I. Phần mở đầu
3. Đối tượng nghiên cứu
VD: Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ
cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động
khám phá khoa học.
Đối tượng: Biện pháp sư phạm nhằm phát

triển ngôn ngữ cho trẻ.


I. Phần mở đầu
3. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu cái gì?
Vấn đề được nghiên cứu gọi là đối tượng
nghiên cứu.
Có thể hiểu đối tượng nghiên cứu là cái phải
khám phá, phải tìm hiểu bản chất và quy luật
vận động của nó (khác với đối tượng khảo sát,
thực nghiệm).


I. Phần mở đầu
3. Đối tượng nghiên cứu
VD: Với sáng kiến kinh nghiệm “Rèn luyện và
bồi dưỡng năng lực tự học môn Vật lý của học
sinh trường THCS Buôn Trấp”.
Đối tượng: Biện pháp bồi dưỡng và rèn luyện
khả năng tự học.


I. Phần mở đầu
3. Đối tượng nghiên cứu
VD: Một số biện pháp quản lí, chỉ đạo việc sử
dụng ĐDDH của giáo viên khi lên lớp ở trường
tiểu học Lê Hồng Phong.
Đối tượng: biện pháp quản lí, chỉ đạo việc sử
dụng ĐDDH



I. Phần mở đầu
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu trong khuôn khổ nào? (Phạm vi
nghiên cứu về nội dung)
Đối tượng khảo sát?
Thời gian nghiên cứu bao lâu?
Tóm lại, đối tượng nghiên cứu được khảo sát
trong trong phạm vi nhất định về mặt thời gian,
không gian và lĩnh vực nghiên cứu.


I. Phần mở đầu
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
VD: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả thảo
luận nhóm trong môn Địa lí cho học sinh lớp 5,
trường TH Lý Tự Trọng.
Khuôn khổ nghiên cứu: Một số biện pháp
nâng cao hiệu quả thảo luận nhóm
Đối tượng khảo sát: HS lớp 5, trường TH Lý
Tự Trọng
Thời gian: Năm học 2014 - 2015


I. Phần mở đầu
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
VD: Một sai sót thường gặp của người
nghiên cứu:
- Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học

tập của HS.
- Một số biện pháp ứng dụng CNTT trong
trường Mầm non.
- Phương pháp giải bài tập phần điện học
trong bộ môn Vật lý.
(chọn phạm vi nghiên cứu quá rộng)


I. Phần mở đầu
5. Phương pháp nghiên cứu
Xuất phát từ đối tượng, mục tiêu và nhiệm vụ
nghiên cứu, trình bày và mô tả các phương pháp
nghiên cứu sẽ dùng để thực hiện SKKN.


I. Phần mở đầu
5. Phương pháp nghiên cứu
Một vài nhóm phương pháp thường dùng:
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Nêu
quan điểm, đường lối GD của Đảng, Nhà nước;
tổng hợp các công trình nghiên cứu liên quan (nếu
có);...
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
điều tra; tổng kết kinh nghiệm GD; nghiên cứu các
sản phẩm hoạt động; lấy ý kiến chuyên gia; khảo
nghiệm, thử nghiệm...
- Một số phương pháp khác...


II. Phần nội dung

1. Cơ sở lý luận
Dựa vào căn cứ nào?
Nội dung này thường đề cập đến những vấn đề lý
luận chung như:
- Khái niệm, vị trí, vai trò, ý nghĩa, tầm quan
trọng, những vấn đề cơ bản của vấn đề nghiên cứu;
- Khái quát hoá các lý thuyết, học thuyết có liên
quan đến vấn đề nghiên cứu;
- Các cơ sở pháp lí (các văn bản có liên quan:
trích dẫn những ý cần thiết, ghi rõ tên văn bản, thời
gian ban hành, cá nhân hoặc cơ quan ban hành).


II. Phần nội dung
2. Thực trạng (Cơ sở thực tiễn)
Trạng thái ban đầu của đối tượng khi chưa áp
dụng SKKN là gì?
Mô tả thực trạng vấn đề nghiên cứu (chính là
thực trạng khách quan còn hạn chế, không đạt
được các yêu cầu, các chỉ tiêu đã đề ra theo quy
định. Nhưng nếu tác giả vận dụng SKKN để thực
hiện thì sẽ đạt được kết quả tốt).
Chỉ ra các nguyên nhân dẫn đến thực trạng
đó (Nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách
quan).


×