Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

ĐỀ THI +đáp án TRẮC NGHIỆM và tự LUẬN THI CÔNG CHỨC 2015 CHUYÊN NGÀNH LAO ĐỘNG xã hội TỈNH TT HUẾ 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (860.65 KB, 26 trang )

UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
HỘI ĐỒNG TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC

THI TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC
Kỳ thi ngày 17 tháng 01 năm 2015
ĐÁP ÁN
Môn thi trắc nghiệm: Chuyên ngành Lao động – Thương binh và Xã hội
Các đáp án chữ “đậm” là đáp án đúng
Câu 1.
Theo quy định tại Luật dạy nghề năm 2006, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp
tỉnh có thẩm quyền quyết định thành lập các cơ sở dạy nghề nào sau đây?
a. Trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề công lập thuộc tỉnh.
b. Trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề tư thục trên địa bàn.
c. Trường cao đẳng nghề công lập; trường cao đẳng nghề tư thục.
d. Cả a, b, c đều đúng.
Câu 2.
Trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trong
Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 thuộc Bộ nào?
a. Bộ Giáo dục - Đào tạo.
b. Bộ Y tế.
c. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
d. Cả 3 phương án trên.
Câu 3.
Theo quy định tại Luật dạy nghề năm 2006, trường trung cấp nghề bị đình
chỉ hoạt động dạy nghề khi có các hành vi vi phạm pháp luật về dạy nghề nào sau
đây?
a. Không đảm bảo các điều kiện về trường sở, tài chính, cơ sở vật chất, thiết
bị dạy nghề.
b. Không đảm bảo các điều kiện về điều kiện đội ngũ cán bộ quản lý và giáo
viên dạy nghề.
c, Không đảm bảo các điều kiện về chương trình, giáo trình dạy nghề.


d. Cả 3 phương án trên.
Câu 4.
Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ quy định
nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương của công việc hoặc chức danh đòi
hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề)
mức lương thấp nhất là:


a. Phải cao hơn ít nhất 5% so với mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ
quy định;
b. Phải cao hơn ít nhất 6% so với mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ
quy định;
c. Phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng do Chính
phủ quy định;
d. Cả a, b, c đều đúng.
Câu 5.
Theo quy định tại Nghị định số 91/2011/NĐ-CP ngày 17/10/2011 của Chính
phủ, Thanh tra viên Lao động - Thương binh và Xã hội trong khi thi hành công vụ
có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
như thế nào?
a. Phạt cảnh cáo.
b. Phạt tiền đến 1.500.000 đồng.
c. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá
trị đến 2.500.000 đồng.
d. Cả a, b, c đều đúng.
Câu 6.
Theo quy định tại Nghị định số 06/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính
phủ, người cao tuổi khi tham gia giao thông bằng tàu thủy chở khách, tàu hỏa chở
khách, máy bay chở khách được hưởng chế độ gì?
a. Được bố trí chế độ ăn riêng theo yêu cầu.

b. Được giảm ít nhất mười lăm phần trăm (15%) giá vé, giá dịch vụ.
c. Được bố trí người chăm sóc.
d. Cả a, b, c đều đúng.
Câu 7.
Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ quy định Chủ
tịch Hội đồng tiền lương quốc gia là:
a. Là một Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam;
b. Là một Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;
c. Là một đại diện của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam;
d. Là một Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Câu 8.
Theo quy định tại Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004, trẻ
em có quyền nào sa u đ â y ?
a . Chăm sóc , nuôi dưỡng.
b. Đáp ứng những yêu cầu của trẻ em đưa ra.
c. Đi xe máy khi chưa đủ tuổi quy định.
d. Cả 3 câu trên đều đúng.
Câu 9.


Theo quy định tại Nghị định số 91/2011/NĐ-CP ngày 17/10/2011 của Chính
phủ, đối với hành vi nhập khẩu đồ chơi, trò chơi kích động bạo lực, đồi trụy, kinh
dị, có hại cho sự phát triển lành mạnh của trẻ em sẽ bị sử phạt như thế nào?
a. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
b. Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh không thời hạn (nếu có).
c. Buộc tiêu hủy sản phẩm đã nhập khẩu là đồ chơi, trò chơi kích động bạo
lực, đồi trụy, kinh dị, có hại cho sự phát triển lành mạnh của trẻ em.
d. Cả a, b, c đều đúng.
Câu 10.
Theo quy định tại Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004, trẻ

em có bao nhiêu quyền và bổn phận cơ bản?
a. 4 quyền, 2 bổn phận.
b. 6 quyền, 3 bổn phận.
c. 8 quyền, 4 bổn phận.
d. 10 quyền, 5 bổn phận.
Câu 11.
Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ quy định mức
lao động được xây dựng trên cơ sở nào sau đây:
a. Cấp bậc của công việc hoặc chức danh,
b. Phù hợp với cấp bậc, trình độ đào tạo của người lao động, quy trình công
nghệ, tiêu chuẩn kỹ thuật của máy móc thiết bị và bảo đảm các tiêu chuẩn lao
động.
c. Doanh nghiệp phải điều chỉnh lại mức lao động.
d. Cả a, b đều đúng.
Câu 12.
Theo quy định tại Luật dạy nghề năm 2006, Quy chế mẫu của trung tâm dạy
nghề phải có các nội dung chủ yếu nào sau đây?
a. Chức năng và nhiệm vụ của trung tâm dạy nghề.
b. Nhiệm vụ và quyền của Giám đốc Trung tâm dạy nghề, người học nghề.
c. Tổ chức, hoạt động và quản lý trung tâm dạy nghề.
d. Quan hệ giữa trung tâm dạy nghề với các cơ quan quản lý nhà nước nơi
đặt trụ sở.
Câu 13.
Trong Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004, để trục lợi trẻ
em, người trục lợi có hành vi nào sau đây?
a. Dụ dỗ, lôi kéo trẻ em đi lang thang.
b. Lợi dụng trẻ em đi lang thang.
c. Xúi giục trẻ em xin tiền bố mẹ để ăn chơi.
d. Cả a và b đều đúng.
Câu 14.

Theo Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004, bố , mẹ cần đối


xử với con cái như thế nào?
a. Con trai bố mẹ yêu thương hơn con gái.
b. Con trong giá thú bố mẹ yêu thương hơn con ngoài giá thú.
c. Con đẻ bố mẹ yêu thương hơn con nuôi.
d. Không phân biệt đối xử .
Câu 15.
Theo quy định tại Nghị định số 06/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính
phủ, cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người
khuyết tật được hưởng các chính sách ưu đãi gì của nhà nước?
a. Hỗ trợ kinh phí cải tạo điều kiện, môi trường làm việc phù hợp cho người
khuyết tật theo quy định.
b. Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về thuế.
c. Giảm 50% tiền thuê đất, mặt bằng, mặt nước phục vụ sản xuất kinh
doanh.
d. Cả a, b, c đều đúng.
Câu 16.
Nghị định số 91/2011/NĐ-CP ngày 17/10/2011 của Chính phủ quy định thời
hiệu xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là bao
nhiêu năm, kể từ ngày hành vi vi phạm hành chính được thực hiện.
a. Ba năm;
b. Hai năm;
c. Một năm;
d. Tùy vào mức độ vi phạm để quy định thời hiệu.
Câu 17.
Trong Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 có bao nhiêu
hành vi nghiêm cấm?
a. 10 hành vi nghiêm cấm.

b. 11 hành vi nghiêm cấm.
c. 09 hành vi nghiêm cấm.
d. 12 hành vi nghiêm cấm.
Câu 18.
Theo của Luật dạy nghề năm 2006, người nào sau đây có quyền cấp chứng
chỉ sơ cấp nghề?
a. Giám đốc trung tâm dạy nghề.
b. Hiệu trưởng trường trung cấp nghề.
c. Hiệu trưởng trường cao đẳng nghề.
d. Cả 3 phương án trên
Câu 19.
Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 27/02/2007 của Chính phủ quy định
mức trợ cấp cứu trợ đột xuất thấp nhất đối với hộ gia đình có nhà bị đổ, sập, trôi,
cháy, hỏng nặng do hậu quả thiên tai gây ra là bao nhiêu?


a. 5.000.000 đồng/hộ;
b. 3.000.000 đồng/người;
c. 1.000.000 đồng/người;
d. 5.000.000 đồng/người;
Câu 20.
Theo Điều 21 trong Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004, trẻ
em có bổn phận nào sau đây?
a. Yêu lao động
b. Giúp đỡ gia đình làm những việc vừa với sức mình
c. Hiếu thảo với ông, bà, cha, mẹ
d. Cả 3 phương án trên.
Câu 21.
Theo quy định tại Luật dạy nghề năm 2006, trường trung cấp nghề bị giải
thể trong các trường hợp nào sau đây?

a. Có hành vi vi phạm pháp luật về dạy nghề gây hậu quả nghiêm trọng.
b. Có hành vi vi phạm pháp luật về dạy nghề gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
c. Theo đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập trường trung cấp nghề.
d. b và c đúng.
Câu 22.
Theo quy định tại Nghị định số 91/2011/NĐ-CP ngày 17/10/2011 của Chính
phủ, đối với hành vi lấn chiếm đất đai, công trình, nhà, diện tích, khu vực, thời
gian sử dụng dành cho việc học tập, sinh hoạt, vui chơi, giải trí của trẻ em sẽ bị sử
phạt như thế nào?
a. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
b. Buộc nộp lại số tiền hoặc lợi ích vật chất khác do thực hiện hành vi vi
phạm mà có.
c. Cả a, b đều đúng.
d. Cả a, b đều sai.
Câu 23.
Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ quy định trong
trường hợp nào doanh nghiệp phải điều chỉnh lại mức lao động?
a. Trường hợp trong thời gian làm việc tiêu chuẩn, mức thực tế thực hiện
tính theo sản lượng thấp hơn 5% hoặc cao hơn 10% so với mức được giao;
b. Trường hợp trong thời gian làm việc tiêu chuẩn, mức thực tế thực hiện
tính theo thời gian cao hơn 5% hoặc thấp hơn 10% so với mức được giao;
c. Cả a, b đều đúng;
d. Cả a, b đều sai.
Câu 24.
Quyền có tài sản của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004
quy định như thế nào?
a. Trẻ em có quyền có tài sản theo quy định của pháp luật


b. Trẻ em có quyền thừa kế quy định của pháp luật

c. Trẻ em không có quyền có tài sản và thừa kế.
d. Phương án a và b đều đúng.
Câu 25.
Theo quy định tại Luật dạy nghề năm 2006, giáo viên dạy nghề trình độ cao
đẳng phải có trình độ chuẩn nào sau đây?
a. Giáo viên dạy lý thuyết phải có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề trở lên.
b. Giáo viên dạy lý thuyết phải có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành.
c. Giáo viên dạy lý thuyết phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên và có
chứng chỉ đào tạo sư phạm.
d. Cả a, b, c đều sai.
Câu 26.
Hình thức nào sau đây là hình thức xử phạt chính về bảo vệ, chăm sóc và
giáo dục trẻ em được quy định tại Nghị định số 91/2011/NĐ-CP ngày 17/10/2011
của Chính phủ?
a. Cảnh cáo.
b. Cách chức.
c. Phạt tiền.
d. a và c đúng.
Câu 27.
Trong Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 quy định trẻ em
bậc
tiểu học trong các cơ sở giáo dục công lập có phải trả học phí không?
a. Không phải trả học phí.
b. Trả học phí một phần.
c. Trả học phí.
d. Phương án b và c đều đúng.
Câu 28.
Theo quy định tại Luật dạy nghề năm 2006, Giám đốc trung tâm dạy nghề
phải có đủ các tiêu chuẩn nào sau đây?
a. Có phẩm chất, đạo đức lý lịch rõ ràng.

b. Có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên.
c. Đã qua đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý.
d. b và c đúng.
Câu 29.
Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 27/02/2007 của Chính phủ quy định
mức trợ cấp cứu trợ đột xuất thấp nhất đối với hộ gia đình có người chết, mất tích
do hậu quả thiên tai gây ra là bao nhiêu?
a. 5.000.000 đồng/hộ;
b. 3.000.000 đồng/người;
c. 1.000.000 đồng/người;


d. 5.000.000 đồng/người;
Câu 30.
Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ quy định Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội có mấy thành viên tham gia Hội đồng tiền
lương quốc gia?
a. 15 thành viên;
b. 05 thành viên;
c. 06 thành viên;
d. Cả a, b, c đều sai.
Câu 31.
Theo quy định tại Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004, cơ
sở được thành lập để bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt gọi
là gì?
a. Cơ sở chăm sóc trẻ em.
b. Mái ấm tình thương.
c. Cơ sở trợ giúp trẻ em.
d. Nhà mở.
Câu 32.

Theo quy định tại Nghị định số 06/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính
phủ, cá nhân trực tiếp chăm sóc người cao tuổi phải bảo đảm điều kiện nào sau
đây?
a. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có phẩm chất đạo đức tốt, không mắc
tệ nạn xã hội và không thuộc đối tượng bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị
kết án mà chưa được xóa án tích.
b. Có sức khỏe, kỹ năng hợp đồng dịch vụ chăm sóc người cao tuổi.
c. Phải tôn trọng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người cao tuổi.
d. Cả a, b, c đều đúng.
Câu 33.
Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 27/02/2007 của Chính phủ quy định
mức trợ cấp cứu trợ đột xuất thấp nhất đối với hộ gia đình có người bị thương nặng
do hậu quả thiên tai gây ra là bao nhiêu?
a. 5.000.000 đồng/hộ;
b. 3.000.000 đồng/người;
c. 1.000.000 đồng/người;
d. 5.000.000 đồng/người;
Câu 34.
Theo Luật dạy nghề năm 2006, điều nào sau đây không phải là nhiệm vụ,
quyền hạn của Giám đốc trung tâm dạy nghề?
a. Quản lý, điều hành các hoạt động của trung tâm dạy nghề.
b. Cấp chứng chỉ sơ cấp nghề.
c. Cấp bằng tốt nghiệp trung cấp nghề.


d. a và b đúng.
Câu 35.
Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 27/02/2007 của Chính phủ quy định
những đối tượng bảo trợ xã hội thuộc diện trợ cấp hàng tháng do xã, phường, thị
trấn quản lý gồm:

a. Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi dưỡng;
b. Trẻ em có cha và mẹ, hoặc cha hoặc mẹ đang trong thời gian chấp hành
hình phạt tù tại trại giam;
c. Người từ 75 tuổi trở lên không có lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã
hội;
d. Hộ gia đình có từ 02 người trở lên tàn tật;
Câu 36.
Theo quy định tại Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004, trẻ
em có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng nhằm mục đích gì?
a. Để phát triển thể chất.
b. Để phát triển trí tuệ.
c. Để phát triển tinh thần và đạo đức.
d. Cả 3 phương án trên.
Câu 37.
Theo quy định tại Nghị định số 91/2011/NĐ-CP ngày 17/10/2011 của Chính
phủ, Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong khi thi hành
công vụ có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ, chăm sóc và giáo
dục trẻ em như thế nào?
a. Phạt tiền đến 30.000.000 đồng.
b. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thẩm quyền;
c. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm
hành chính.
d. Cả a, b, c đều đúng.
Câu 38.
Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ quy định cơ
quan, tổ chức, cá nhân nào có thẩm quyền quyết định thàn lập Hội đồng tiền lương
quốc gia?
a. Thủ tướng Chính phủ;
b. Chính phủ;
c. Chủ tịch nước;

d. Chủ tịch Quốc hội.
Câu 39.
Nghị định số 91/2011/NĐ-CP ngày 17/10/2011 của Chính phủ quy định
mức xử phạt đối với hành vi xúi giục, kích động, lừa dối trẻ em xâm phạm thân
thể, nhân phẩm, danh dự của người khác là:
a. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000đồng;
b. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng;


c. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
d. Cả a, b, c đều đúng.
Câu 40.
Theo anh (chị) ai có thẩm quyền bổ nhiệm Hiệu trưởng Trường cao đẳng
nghề Thừa Thiên Huế?
a. Giám đốc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế.
b. Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Thừa Thiên Huế.
c. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tỉnh Thừa Thiên Huế.
d. Cả a, b, c đều đúng.


UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
HỘI ĐỒNG TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC

Họ và tên thí sinh: ..................................................
Số báo danh: ..............................................................

ĐỀ CHÍNH THỨC

THI TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC
Kỳ thi ngày 17 tháng 01 năm 2015

Đề thi môn: Nghiệp vụ chuyên ngành Lao động -Thương binh và Xã hội
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian phát đề)

Câu 1 (2 điểm)
Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích là gì? Hãy nêu quy định về nguyên
tắc sử dụng lao động là người chưa thành niên; các công việc và nơi làm việc cấm
sử dụng lao động là người chưa thành niên quy định tại Luật Lao động năm 2012.
Câu 2 (2 điểm)
Anh (chị) hãy nêu quy định về trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; công tác bảo
vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; chính sách của Nhà nước
đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; hình thức trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc
biệt tại Luật Bảo vệ và chăm sóc trẻ em năm 2004.
Câu 3 (2 điểm)
Dạy nghề là gì? Trình bày những quy định về dạy nghề cho người tàn tật,
khuyết tật tại Luật Dạy nghề năm 2006.
Câu 4 (2 điểm)
Trình bày nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng Lao động -Thương binh và Xã
hội quy định tại Thông tư liên tịch số 10/2008/TTLT-BLĐTBXH-BNV ngày
10/7/2008 của Liên Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội và Bộ Nội vụ.
Câu 5 (2 điểm)
Hãy nêu quy định về Hồ sơ đề nghị trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc
hàng tháng tại Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ.

Ghi chú:
- Thí sinh không được sử dụng tài liệu trong phòng thi;
- Không được mang vào phòng thi điện thoại di động, máy ghi âm, máy ảnh, máy vi
tính, các phương tiện thông tin khác;
- Cán bộ coi thi không được giải thích gì thêm.



UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
HỘI ĐỒNG TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC

Họ và tên thí sinh: ..................................................
Số báo danh: ..............................................................

ĐỀ CHÍNH THỨC

THI TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC
Kỳ thi ngày 17 tháng 01 năm 2015
Đề thi trắc nghiệm môn: Chuyên ngành Lao động - Thương binh và Xã hội
Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề)
Anh, chị hãy đánh dấu nhân (X) vào đáp án đúng của các câu hỏi sau:

Câu 1.
Theo quy định tại Luật dạy nghề năm 2006, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp
tỉnh có thẩm quyền quyết định thành lập các cơ sở dạy nghề nào sau đây?
a. Trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề công lập thuộc tỉnh.
b. Trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề tư thục trên địa bàn.
c. Trường cao đẳng nghề công lập; trường cao đẳng nghề tư thục.
d. Cả a, b, c đều đúng.
Câu 2.
Trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trong
Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 thuộc Bộ nào?
a. Bộ Giáo dục - Đào tạo.
b. Bộ Y tế.
c. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
d. Cả 3 phương án trên.
Câu 3.
Theo quy định tại Luật dạy nghề năm 2006, trường trung cấp nghề bị đình chỉ

hoạt động dạy nghề khi có các hành vi vi phạm pháp luật về dạy nghề nào sau đây?
a. Không đảm bảo các điều kiện về trường sở, tài chính, cơ sở vật chất, thiết bị
dạy nghề.
b. Không đảm bảo các điều kiện về điều kiện đội ngũ cán bộ quản lý và giáo
viên dạy nghề.
c, Không đảm bảo các điều kiện về chương trình, giáo trình dạy nghề.
d. Cả 3 phương án trên.

1


Câu 4.
Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ quy định nguyên
tắc xây dựng thang lương, bảng lương của công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao
động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) mức lương
thấp nhất là:
a. Phải cao hơn ít nhất 5% so với mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;
b. Phải cao hơn ít nhất 6% so với mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;
c. Phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;
d. Cả a, b, c đều đúng.
Câu 5.
Theo quy định tại Nghị định số 91/2011/NĐ-CP ngày 17/10/2011 của Chính
phủ, Thanh tra viên Lao động - Thương binh và Xã hội trong khi thi hành công vụ có
thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em như
thế nào?
a. Phạt cảnh cáo.
b. Phạt tiền đến 1.500.000 đồng.
c. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá
trị đến 2.500.000 đồng.
d. Cả a, b, c đều đúng.

Câu 6.
Theo quy định tại Nghị định số 06/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính
phủ, người cao tuổi khi tham gia giao thông bằng tàu thủy chở khách, tàu hỏa chở
khách, máy bay chở khách được hưởng chế độ gì?
a. Được bố trí chế độ ăn riêng theo yêu cầu.
b. Được giảm ít nhất mười lăm phần trăm (15%) giá vé, giá dịch vụ.
c. Được bố trí người chăm sóc.
d. Cả a, b, c đều đúng.
Câu 7.
Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ quy định Chủ
tịch Hội đồng tiền lương quốc gia là:
a. Là một Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam;
b. Là một Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;
c. Là một đại diện của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam;
d. Là một Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Câu 8.
Theo quy định tại Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004, trẻ em
có quyền nào sa u đ â y ?
a . Chăm sóc, nuôi dưỡng.
b. Đáp ứng những yêu cầu của trẻ em đưa ra.
c. Đi xe máy khi chưa đủ tuổi quy định.
d. Cả 3 câu trên đều đúng.
2


Câu 9.
Theo quy định tại Nghị định số 91/2011/NĐ-CP ngày 17/10/2011 của Chính
phủ, đối với hành vi nhập khẩu đồ chơi, trò chơi kích động bạo lực, đồi trụy, kinh dị,
có hại cho sự phát triển lành mạnh của trẻ em sẽ bị sử phạt như thế nào?
a. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

b. Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh không thời hạn (nếu có).
c. Buộc tiêu hủy sản phẩm đã nhập khẩu là đồ chơi, trò chơi kích động bạo
lực, đồi trụy, kinh dị, có hại cho sự phát triển lành mạnh của trẻ em.
d. Cả a, b, c đều đúng.
Câu 10.
Theo quy định tại Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004, trẻ em
có bao nhiêu quyền và bổn phận cơ bản?
a. 4 quyền, 2 bổn phận.
b. 6 quyền, 3 bổn phận.
c. 8 quyền, 4 bổn phận.
d. 10 quyền, 5 bổn phận.
Câu 11.
Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ quy định mức
lao động được xây dựng trên cơ sở nào sau đây:
a. Cấp bậc của công việc hoặc chức danh,
b. Phù hợp với cấp bậc, trình độ đào tạo của người lao động, quy trình công nghệ,
tiêu chuẩn kỹ thuật của máy móc thiết bị và bảo đảm các tiêu chuẩn lao động.
c. Doanh nghiệp phải điều chỉnh lại mức lao động.
d. Cả a, b đều đúng.
Câu 12.
Theo quy định tại Luật dạy nghề năm 2006, Quy chế mẫu của trung tâm dạy
nghề phải có các nội dung chủ yếu nào sau đây?
a. Chức năng và nhiệm vụ của trung tâm dạy nghề.
b. Nhiệm vụ và quyền của Giám đốc Trung tâm dạy nghề, người học nghề.
c. Tổ chức, hoạt động và quản lý trung tâm dạy nghề.
d. Quan hệ giữa trung tâm dạy nghề với các cơ quan quản lý nhà nước nơi đặt
trụ sở.
Câu 13.
Trong Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004, để trục lợi trẻ em,
người trục lợi có hành vi nào sau đây?

a. Dụ dỗ, lôi kéo trẻ em đi lang thang.
b. Lợi dụng trẻ em đi lang thang.
c. Xúi giục trẻ em xin tiền bố mẹ để ăn chơi.
d. Cả a và b đều đúng.
3


Câu 14.
Theo Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004, bố , mẹ cần đối xử
với con cái như thế nào?
a. Con trai bố mẹ yêu thương hơn con gái.
b. Con trong giá thú bố mẹ yêu thương hơn con ngoài giá thú.
c. Con đẻ bố mẹ yêu thương hơn con nuôi.
d. Không phân biệt đối xử .
Câu 15.
Theo quy định tại Nghị định số 06/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính
phủ, cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người
khuyết tật được hưởng các chính sách ưu đãi gì của nhà nước?
a. Hỗ trợ kinh phí cải tạo điều kiện, môi trường làm việc phù hợp cho người
khuyết tật theo quy định.
b. Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về thuế.
c. Giảm 50% tiền thuê đất, mặt bằng, mặt nước phục vụ sản xuất kinh doanh.
d. Cả a, b, c đều đúng.
Câu 16.
Nghị định số 91/2011/NĐ-CP ngày 17/10/2011 của Chính phủ quy định thời
hiệu xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là bao
nhiêu năm, kể từ ngày hành vi vi phạm hành chính được thực hiện.
a. Ba năm;
b. Hai năm;
c. Một năm;

d. Tùy vào mức độ vi phạm để quy định thời hiệu.
Câu 17.
Trong Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 có bao nhiêu hành
vi nghiêm cấm?
a. 10 hành vi nghiêm cấm.
b. 11 hành vi nghiêm cấm.
c. 09 hành vi nghiêm cấm.
d. 12 hành vi nghiêm cấm.
Câu 18.
Theo của Luật dạy nghề năm 2006, người nào sau đây có quyền cấp chứng chỉ
sơ cấp nghề?
a. Giám đốc trung tâm dạy nghề.
b. Hiệu trưởng trường trung cấp nghề.
c. Hiệu trưởng trường cao đẳng nghề.
d. Cả 3 phương án trên.
4


Câu 19.
Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 27/02/2007 của Chính phủ quy định mức
trợ cấp cứu trợ đột xuất thấp nhất đối với hộ gia đình có nhà bị đổ, sập, trôi, cháy,
hỏng nặng do hậu quả thiên tai gây ra là bao nhiêu?
a. 5.000.000 đồng/hộ;
b. 3.000.000 đồng/người;
c. 1.000.000 đồng/người;
d. 5.000.000 đồng/người;
Câu 20.
Theo Điều 21 trong Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004, trẻ
em có bổn phận nào sau đây?
a. Yêu lao động

b. Giúp đỡ gia đình làm những việc vừa với sức mình
c. Hiếu thảo với ông, bà, cha, mẹ
d. Cả 3 phương án trên.
Câu 21.
Theo quy định tại Luật dạy nghề năm 2006, trường trung cấp nghề bị giải thể
trong các trường hợp nào sau đây?
a. Có hành vi vi phạm pháp luật về dạy nghề gây hậu quả nghiêm trọng.
b. Có hành vi vi phạm pháp luật về dạy nghề gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
c. Theo đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập trường trung cấp nghề.
d. b và c đúng.
Câu 22.
Theo quy định tại Nghị định số 91/2011/NĐ-CP ngày 17/10/2011 của Chính
phủ, đối với hành vi lấn chiếm đất đai, công trình, nhà, diện tích, khu vực, thời gian
sử dụng dành cho việc học tập, sinh hoạt, vui chơi, giải trí của trẻ em sẽ bị sử phạt
như thế nào?
a. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
b. Buộc nộp lại số tiền hoặc lợi ích vật chất khác do thực hiện hành vi vi phạm
mà có.
c. Cả a, b đều đúng.
d. Cả a, b đều sai.
Câu 23.
Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ quy định trong
trường hợp nào doanh nghiệp phải điều chỉnh lại mức lao động?
a. Trường hợp trong thời gian làm việc tiêu chuẩn, mức thực tế thực hiện tính
theo sản lượng thấp hơn 5% hoặc cao hơn 10% so với mức được giao;
b. Trường hợp trong thời gian làm việc tiêu chuẩn, mức thực tế thực hiện tính
theo thời gian cao hơn 5% hoặc thấp hơn 10% so với mức được giao;
c. Cả a, b đều đúng;
d. Cả a, b đều sai.
5



Câu 24.
Quyền có tài sản của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 quy
định như thế nào?
a. Trẻ em có quyền có tài sản theo quy định của pháp luật
b. Trẻ em có quyền thừa kế quy định của pháp luật
c. Trẻ em không có quyền có tài sản và thừa kế.
d. Phương án a và b đều đúng.
Câu 25.
Theo quy định tại Luật dạy nghề năm 2006, giáo viên dạy nghề trình độ cao
đẳng phải có trình độ chuẩn nào sau đây?
a. Giáo viên dạy lý thuyết phải có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề trở lên.
b. Giáo viên dạy lý thuyết phải có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành.
c. Giáo viên dạy lý thuyết phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên và có chứng
chỉ đào tạo sư phạm.
d. Cả a, b, c đều sai.
Câu 26.
Hình thức nào sau đây là hình thức xử phạt chính về bảo vệ, chăm sóc và giáo
dục trẻ em được quy định tại Nghị định số 91/2011/NĐ-CP ngày 17/10/2011 của
Chính phủ?
a. Cảnh cáo.
b. Cách chức.
c. Phạt tiền.
d. a và c đúng.
Câu 27.
Trong Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 quy định trẻ em
bậc tiểu học trong các cơ sở giáo dục công lập có phải trả học phí không?
a. Không phải trả học phí.
b. Trả học phí một phần.

c. Trả học phí.
d. Phương án b và c đều đúng.
Câu 28.
Theo quy định tại Luật dạy nghề năm 2006, Giám đốc trung tâm dạy nghề
phải có đủ các tiêu chuẩn nào sau đây?
a. Có phẩm chất, đạo đức lý lịch rõ ràng.
b. Có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên.
c. Đã qua đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý.
d. b và c đúng.
Câu 29.
Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 27/02/2007 của Chính phủ quy định mức
trợ cấp cứu trợ đột xuất thấp nhất đối với hộ gia đình có người chết, mất tích do hậu
quả thiên tai gây ra là bao nhiêu?
a. 5.000.000 đồng/hộ;
b. 3.000.000 đồng/người;
c. 1.000.000 đồng/người;
d. 5.000.000 đồng/người;
6


Câu 30.
Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ quy định Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội có mấy thành viên tham gia Hội đồng tiền lương quốc gia?
a. 15 thành viên;
b. 05 thành viên;
c. 06 thành viên;
d. Cả a, b, c đều sai.
Câu 31.
Theo quy định tại Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004, cơ sở
được thành lập để bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt gọi là gì?

a. Cơ sở chăm sóc trẻ em.
b. Mái ấm tình thương.
c. Cơ sở trợ giúp trẻ em.
d. Nhà mở.
Câu 32.
Theo quy định tại Nghị định số 06/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính
phủ, cá nhân trực tiếp chăm sóc người cao tuổi phải bảo đảm điều kiện nào sau đây?
a. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có phẩm chất đạo đức tốt, không mắc tệ
nạn xã hội và không thuộc đối tượng bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết
án mà chưa được xóa án tích.
b. Có sức khỏe, kỹ năng hợp đồng dịch vụ chăm sóc người cao tuổi.
c. Phải tôn trọng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người cao tuổi.
d. Cả a, b, c đều đúng.
Câu 33.
Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 27/02/2007 của Chính phủ quy định mức
trợ cấp cứu trợ đột xuất thấp nhất đối với hộ gia đình có người bị thương nặng do
hậu quả thiên tai gây ra là bao nhiêu?
a. 5.000.000 đồng/hộ;
b. 3.000.000 đồng/người;
c. 1.000.000 đồng/người;
d. 5.000.000 đồng/người;
Câu 34.
Theo Luật dạy nghề năm 2006, điều nào sau đây không phải là nhiệm vụ,
quyền hạn của Giám đốc trung tâm dạy nghề?
a. Quản lý, điều hành các hoạt động của trung tâm dạy nghề.
b. Cấp chứng chỉ sơ cấp nghề.
c. Cấp bằng tốt nghiệp trung cấp nghề.
d. a và b đúng.

7



Câu 35.
Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 27/02/2007 của Chính phủ quy định những
đối tượng bảo trợ xã hội thuộc diện trợ cấp hàng tháng do xã, phường, thị trấn quản
lý gồm:
a. Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi dưỡng;
b. Trẻ em có cha và mẹ, hoặc cha hoặc mẹ đang trong thời gian chấp hành
hình phạt tù tại trại giam;
c. Người từ 75 tuổi trở lên không có lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội;
d. Hộ gia đình có từ 02 người trở lên tàn tật;
Câu 36.
Theo quy định tại Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004, trẻ em
có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng nhằm mục đích gì?
a. Để phát triển thể chất.
b. Để phát triển trí tuệ.
c. Để phát triển tinh thần và đạo đức.
d. Cả 3 phương án trên.
Câu 37.
Theo quy định tại Nghị định số 91/2011/NĐ-CP ngày 17/10/2011 của Chính
phủ, Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong khi thi hành công
vụ có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ
em như thế nào?
a. Phạt tiền đến 30.000.000 đồng.
b. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thẩm quyền;
c. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm
hành chính.
d. Cả a, b, c đều đúng.
Câu 38.
Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ quy định cơ

quan, tổ chức, cá nhân nào có thẩm quyền quyết định thàn lập Hội đồng tiền lương
quốc gia?
a. Thủ tướng Chính phủ;
b. Chính phủ;
c. Chủ tịch nước;
d. Chủ tịch Quốc hội.
Câu 39.
Nghị định số 91/2011/NĐ-CP ngày 17/10/2011 của Chính phủ quy định mức
xử phạt đối với hành vi xúi giục, kích động, lừa dối trẻ em xâm phạm thân thể, nhân
phẩm, danh dự của người khác là:
a. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000đồng;
b. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng;
c. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
d. Cả a, b, c đều đúng.

8


Câu 40.
Theo anh (chị) ai có thẩm quyền bổ nhiệm Hiệu trưởng Trường cao đẳng nghề
Thừa Thiên Huế?
a. Giám đốc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế.
b. Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Thừa Thiên Huế.
c. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tỉnh Thừa Thiên Huế.
d. Cả a, b, c đều đúng.
Ghi chú:
- Thí sinh không được sử dụng tài liệu trong phòng thi. Không được mang vào
phòng thi điện thoại di động, máy ghi âm, máy ảnh, máy vi tính, các phương tiện
thông tin khác;
- Cán bộ coi thi không được giải thích gì thêm.


9


UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
HỘI ĐỒNG TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

THI TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC
Kỳ thi ngày 17 tháng 01 năm 2015
ĐÁP ÁN
Môn thi viết: Chuyên ngành Lao động- Thương binh và Xã hội
Câu 1 (2 điểm)
Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích là gì? Hãy nêu quy định về nguyên tắc sử
dụng lao động là người chưa thành niên; các công việc và nơi làm việc cấm sử dụng
lao động là người chưa thành niên quy định tại Luật Lao động năm 2012.
Cơ cấu điểm:
Có 3 ý lớn
- Ý I, được 0,2 điểm;
- Ý II, có 5 ý, mỗi ý được 0,1 điểm;
- Ý III, có 3 ý
+ Ý 1, có 7 ý nhỏ, mỗi ý được 0,1 điểm;
+ Ý 2, có 5 ý nhỏ, mỗi ý được 0,1 điểm;
+ Ý 3 được 0,1 điểm.
I. Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích là tranh chấp lao động phát sinh từ việc
tập thể lao động yêu cầu xác lập các điều kiện lao động mới so với quy định của pháp
luật về lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động hoặc các quy chế, thoả
thuận hợp pháp khác trong quá trình thương lượng giữa tập thể lao động với người sử

dụng lao động.
II. Nguyên tắc sử dụng lao động là người chưa thành niên
1. Không được sử dụng lao động chưa thành niên làm những công việc nặng nhọc,
độc hại, nguy hiểm hoặc chỗ làm việc, công việc ảnh hưởng xấu tới nhân cách của họ theo
danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban
hành.
2. Thời giờ làm việc của người lao động chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới
18 tuổi không được quá 08 giờ trong 01 ngày và 40 giờ trong 01 tuần.
Thời giờ làm việc của người dưới 15 tuổi không được quá 04 giờ trong 01 ngày và
20 giờ trong 01 tuần và không được sử dụng làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm.
3. Người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi được làm thêm giờ, làm việc vào ban
đêm trong một số nghề và công việc theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội.
4. Không được sử dụng người chưa thành niên sản xuất và kinh doanh cồn, rượu,
bia, thuốc lá, chất tác động đến tinh thần và các chất gây nghiện khác;
1


5. Người sử dụng lao động phải tạo cơ hội để người lao động chưa thành niên và
người dưới 15 tuổi tham gia lao động được học văn hoá.
III. Các công việc và nơi làm việc cấm sử dụng lao động là người chưa
thành niên
1. Cấm sử dụng người chưa thành niên làm các công việc sau đây:
a) Mang, vác, nâng các vật nặng vượt quá thể trạng của người chưa thành niên;
b) Sản xuất, sử dụng hoặc vận chuyển hóa chất, khí gas, chất nổ;
c) Bảo trì, bảo dưỡng thiết bị, máy móc;
d) Phá dỡ các công trình xây dựng;
đ) Nấu, thổi, đúc, cán, dập, hàn kim loại;
e) Lặn biển, đánh bắt cá xa bờ;
g) Công việc khác gây tổn hại cho sức khoẻ, an toàn hoặc đạo đức của người

chưa thành niên.
2. Cấm sử dụng người chưa thành niên làm việc ở các nơi sau đây:
a) Dưới nước, dưới lòng đất, trong hang động, trong đường hầm;
b) Công trường xây dựng;
c) Cơ sở giết mổ gia súc;
d) Sòng bạc, quán bar, vũ trường, phòng hát karaoke, khách sạn, nhà nghỉ,
phòng tắm hơi, phòng xoa bóp;
đ) Nơi làm việc khác gây tổn hại đến sức khoẻ, sự an toàn và đạo đức của người
chưa thành niên.
3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định danh mục tại điểm g khoản 1
và điểm đ khoản 2 Điều này.
Câu 2 (2 điểm)
Anh (chị) hãy nêu quy định về trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; công tác bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; chính sách của Nhà nước đối với
trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; hình thức trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại Luật
Bảo vệ và chăm sóc trẻ em năm 2004.
Cơ cấu điểm:
Có 4 ý lớn
- Ý I, được 0,2 điểm;
- Ý II, có 3 ý, mỗi ý được 0,2 điểm;
- Ý III, có 3 ý, mỗi ý được 0,2 điểm;
- Ý IV, có 4 ý, mỗi ý được 0,15 điểm;
I. Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt bao gồm trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ
em bị bỏ rơi; trẻ em khuyết tật, tàn tật; trẻ em là nạn nhân của chất độc hoá học; trẻ em
nhiễm HIV/AIDS; trẻ em phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc
hại; trẻ em phải làm việc xa gia đình; trẻ em lang thang; trẻ em bị xâm hại tình dục; trẻ
em nghiện ma tuý; trẻ em vi phạm pháp luật.
2



II. Công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
1. Trong công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em phải coi trọng việc phòng
ngừa, ngăn chặn trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt; kịp thời giải quyết, giảm nhẹ hoàn
cảnh đặc biệt của trẻ em; kiên trì trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt phục hồi sức
khoẻ, tinh thần và giáo dục đạo đức; phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi để
trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt.
2. Việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được thực hiện chủ
yếu tại gia đình hoặc gia đình thay thế. Việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn
cảnh đặc biệt tại cơ sở trợ giúp trẻ em chỉ áp dụng cho những trẻ em không được chăm
sóc, nuôi dưỡng tại gia đình hoặc gia đình thay thế.
3. Tạo điều kiện cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được học tập hoà nhập hoặc
được học tập ở cơ sở giáo dục chuyên biệt.
III. Chính sách của Nhà nước đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
1. Nhà nước có chính sách tạo điều kiện để trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được
hưởng các quyền của trẻ em; hỗ trợ cá nhân, gia đình nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ
em; khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia trợ giúp trẻ em, thành lập cơ sở trợ giúp
trẻ em để bảo đảm cho mọi trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt không còn nơi nương tựa
được chăm sóc, nuôi dưỡng.
2. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức cho trẻ em có hoàn cảnh đặc
biệt được chăm sóc, nuôi dưỡng tại gia đình, gia đình thay thế hoặc tại cơ sở trợ giúp
trẻ em công lập, ngoài công lập.
3. Các bộ, ngành có liên quan có trách nhiệm hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ
đối với cơ sở trợ giúp trẻ em trong việc giải quyết, giảm nhẹ hoàn cảnh đặc biệt của trẻ
em, phục hồi sức khoẻ, tinh thần và giáo dục đạo đức cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
IV. Hình thức trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
Các hình thức trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt bao gồm:
1. Đóng góp tự nguyện bằng tiền hoặc hiện vật;
2. Nhận làm con nuôi, nhận đỡ đầu hoặc nhận làm gia đình thay thế để chăm
sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt;

3. Tham gia chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại cơ sở trợ
giúp trẻ em;
4. Tổ chức các hoạt động để hỗ trợ trẻ em giảm nhẹ hoàn cảnh đặc biệt, phục hồi
sức khoẻ, tinh thần và giáo dục đạo đức.
Câu 3 (2 điểm)
Dạy nghề là gì? Trình bày những quy định về dạy nghề cho người tàn tật, khuyết
tật tại Luật Dạy nghề năm 2006.
Cơ cấu điểm:
Có 6 ý lớn
- Ý I, được 0,2 điểm;
- Ý II, được 0,15 điểm;
- Ý III, có 2 ý
3


+ Ý 1, có 2 ý nhỏ, mỗi ý được 0,15 điểm;
+ Ý 2, được 0,15 điểm;
- Ý IV, có 2 ý, mỗi ý được 0,15 điểm;
- Ý V, có 4 ý, mỗi ý được 0,15 điểm;
- Ý VI, có 2 ý, mỗi ý được 0,15 điểm;
I. Dạy nghề là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ
nghề nghiệp cần thiết cho người học nghề để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc
làm sau khi hoàn thành khoá học.
II. Mục tiêu dạy nghề cho người tàn tật, khuyết tật
Dạy nghề cho người tàn tật, khuyết tật nhằm giúp họ có năng lực thực hành nghề
phù hợp với khả năng lao động của mình để tự tạo việc làm hoặc tìm được việc làm, ổn
định đời sống và hoà nhập cộng đồng.
III. Cơ sở dạy nghề cho người tàn tật, khuyết tật
1. Cơ sở dạy nghề cho người tàn tật, khuyết tật phải bảo đảm các điều kiện quy
định tại Điều 40 của Luật này và các điều kiện sau đây:

a) Cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề; giáo trình, phương pháp và thời gian dạy
nghề phù hợp với người tàn tật, khuyết tật;
b) Giáo viên có chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng giảng dạy cho người tàn tật,
khuyết tật.
2. Các công trình xây dựng phục vụ cho người tàn tật, khuyết tật học nghề phải
bảo đảm các tiêu chuẩn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
IV. Chính sách đối với cơ sở dạy nghề cho người tàn tật, khuyết tật
1. Nhà nước khuyến khích các cơ sở dạy nghề tuyển người tàn tật, khuyết tật vào
học hòa nhập; khuyến khích tổ chức, cá nhân thành lập cơ sở dạy nghề dành cho người
tàn tật, khuyết tật.
2. Cơ sở dạy nghề cho người tàn tật, khuyết tật được hưởng các chính sách quy
định tại Điều 53 của Luật này và được Nhà nước hỗ trợ về tài chính để đầu tư cơ sở vật
chất, thiết bị dạy nghề; được giao đất không thu tiền hoặc thuê đất ở nơi thuận lợi cho
việc học nghề của người tàn tật, khuyết tật.
V. Chính sách đối với người tàn tật, khuyết tật học nghề
1. Được hưởng học bổng và trợ cấp xã hội, chế độ cử tuyển, chính sách tín dụng
giáo dục, chính sách miễn, giảm phí dịch vụ công cộng cho học sinh, sinh viên quy
định tại các điều 89, 90, 91 và 92 của Luật giáo dục.
2. Được tư vấn học nghề, tư vấn việc làm miễn phí.
3. Được giảm hoặc miễn học phí.
4. Người tàn tật, khuyết tật học nghề thuộc hộ nghèo được miễn học phí, được
cấp học bổng và hỗ trợ ăn, ở, đi lại theo quy định của pháp luật.
VI. Chính sách đối với giáo viên dạy nghề cho người tàn tật, khuyết tật
1. Nhà nước đầu tư đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, kỹ năng, phương pháp
dạy nghề đối với giáo viên dạy nghề cho người tàn tật, khuyết tật.

4


2. Giáo viên dạy nghề cho người tàn tật, khuyết tật được hưởng chế độ đối với

giáo viên dạy nghề quy định tại Điều 62 của Luật này và được hưởng phụ cấp đặc thù
theo quy định của Chính phủ.
Câu 4 (2 điểm)
Trình bày nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng Lao động -Thương binh và Xã hội
quy định tại Thông tư liên tịch số 10/2008/TTLT-BLĐTBXH-BNV ngày 10/7/2008
của Liên Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội và Bộ Nội vụ.
Có 14 ý, mỗi ý được 0,15 điểm, riêng ý 13 và 14 mỗi ý được 0,1 điểm.
1. Trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành các quyết định, chỉ thị, quy
hoạch, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm; đề án, chương trình trong lĩnh vực lao
động, người có công và xã hội; cải cách hành chính, xã hội hóa thuộc lĩnh vực quản lý
nhà nước được giao.
2. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện dự thảo các văn bản về lĩnh vực
lao động, người có công và xã hội thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp huyện;
3. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, đề
án, chương trình về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội trên địa bàn huyện sau
khi được phê duyệt, thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực
lao động, người có công và xã hội được giao.
4. Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước đối với tổ chức kinh tế tập
thể, kinh tế tư nhân; hướng dẫn và kiểm tra hoạt động của các hội và tổ chức phi Chính
phủ hoạt động trên địa bàn thuộc lĩnh vực lao động, người có công và xã hội theo quy
định của pháp luật.
5. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với các cơ
sở bảo trợ xã hội, dạy nghề, giới thiệu việc làm, cơ sở giáo dục lao động xã hội, cơ sở
trợ giúp trẻ em trên địa bàn huyện theo phân cấp, ủy quyền.
6. Hướng dẫn và tổ chức thực hiện quản lý nghĩa trang liệt sỹ, đài tưởng niệm,
các công trình ghi công liệt sỹ.
7. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc
thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội.
8. Phối hợp với các ngành, đoàn thể xây dựng phong trào toàn dân chăm sóc,

giúp đỡ người có công và các đối tượng chính sách xã hội.
9. Tổ chức kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách về lao động, người có
công và xã hội; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, chống
lãng phí trong hoạt động lao động, người có công và xã hội theo quy định của pháp
luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
10. Tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin,
lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực lao
động, người có công và xã hội.

5


11. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực
hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp huyện và Sở Lao
động – Thương binh và Xã hội.
12. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãi
ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán
bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý theo quy định của
pháp luật và phân công, phân cấp, ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
13. Quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp
của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
14. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân cấp huyện giao hoặc
theo quy định của pháp luật.
Câu 5 (2 điểm)
Hãy nêu quy định về Hồ sơ đề nghị trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc
hàng tháng tại Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ.
Cơ cấu điểm:
Có 4 ý
- Ý 1, có 6 ý, mỗi ý được 0,1 điểm;
- Ý 2, có 4 ý, mỗi ý được 0,1 điểm;

- Ý 3, có 7 ý, mỗi ý được 0,1 điểm;
- Ý 4, có 2 ý, mỗi ý được 0,15 điểm;
Hồ sơ đề nghị trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng
1. Hồ sơ đề nghị trợ cấp xã hội bao gồm:
a) Tờ khai thông tin của người khuyết tật theo mẫu quy định của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội;
b) Bản sao Giấy xác nhận khuyết tật;
c) Bản sao Sổ hộ khẩu;
d) Bản sao Giấy khai sinh hoặc chứng minh nhân dân;
đ) Bản sao Quyết định của cơ sở chăm sóc người khuyết tật về việc chuyển
người khuyết tật về gia đình đối với trường hợp đang sống trong cơ sở bảo trợ xã hội;
e) Giấy xác nhận đang mang thai của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm
quyền theo quy định của Bộ Y tế, bản sao Giấy khai sinh của con đang nuôi dưới 36
tháng tuổi đối với trường hợp đang mang thai, nuôi con dưới 36 tháng tuổi.
2. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí chăm sóc đối với gia đình có người khuyết tật
đặc biệt nặng bao gồm:
a) Tờ khai thông tin hộ gia đình theo mẫu quy định của Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội;
b) Bản sao Giấy xác nhận khuyết tật;
c) Bản sao Sổ hộ khẩu;
d) Tờ khai thông tin của người khuyết tật theo mẫu quy định của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đối với trường hợp người khuyết tật chưa được hưởng trợ cấp
6


×