Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Sạp thái ở tây bắc xưa và nay ( nghiên cứu địa bàn huyện điện biên, tỉnh điện biên)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.97 MB, 110 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------------------------

ĐÀO VIẾT PHÚC

SẠP THÁI Ở TÂY BẮC XƢA VÀ NAY
(Nghiên cứu địa bàn huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên)

LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN HỌC

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------*-----------------

ĐÀO VIẾT PHÚC

SẠP THÁI Ở TÂY BẮC XƢA VÀ NAY
(Nghiên cứu địa bàn huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên)
Chuyên ngành: Nhân Học
Mã số : 60310302

LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Sỹ Giáo

Hà Nội - 2015



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố
trong các công trình nào khác. Những luận điểm mà luận văn kế thừa của
những tác giả đi trước đều được trích dẫn đầy đủ và chính xác.
Hà Nội, ngày….. tháng….. năm 2015
Học viên

Đào Viết Phúc


LỜI CẢM ƠN
Được sự phân công của khoa Nhân học, trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn, Đại học Quốc Gia Hà Nội và được sự đồng ý của PGS.TS
Lê Sỹ Giáo. Tôi đã thực hiện đề tài luận văn “Sạp Thái ở Tây Bắc xưa và
nay” (Nghiên cứu địa bàn huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên).
Để hoàn thành cuốn luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo
PGS.TS Lê Sỹ Giáo người đã giảng dạy, hướng dẫn tôi tận tình, chu đáo trong
suốt quá trình học tập và viết luận văn.
Xin chân thành cảm ơn tới các thầy, các cô khoa Nhân học và các thầy,
cô đã và đang nghiên cứu, giảng dạy tại các viện nghiên cứu đã dạy dỗ tôi
trong suốt khóa học vừa qua. Cảm ơn các thành viên trong lớp cao học Nhân
học khóa 2013 – 2015 đã luôn động viên, giúp đỡ, xây dựng ý tưởng đề tài
trong suốt khóa học. Được học tập dưới mái nhà Nhân học là niềm vui, hạnh
phúc lớn của tôi.
Xin chân thành cảm ơn tới Ban Giám đốc Bảo tàng Hà Nội và các anh
chị đồng nghiệp đã tạo điều kiện cho tôi đi học nâng cao trình độ kiến thức và
động viên tôi trong suốt khóa học.
Xin chân thành cảm ơn tới gia đình tôi đã luôn động viên, giúp đỡ tôi

trong suốt khóa học và hoàn thành cuốn luận văn này.
Xin cảm ơn chân thành nhất tới Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh
Điện Biên, phòng Văn hóa – Thông tin huyện Điện Biên, phòng Dân tộc
huyện Điện Biên, phòng Thống kê huyện Điện Biên, phòng Du lịch huyện
Điện Biên và nhân dân các dân tộc Thái ở các xã, các bản thuộc huyện Điện
Biên đã giúp đỡ tôi hoàn thành cuốn luận văn này.
Hà Nội ngày 16 tháng 11 năm 2015
Học viên

Đào Viết Phúc


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: MỘT SỐ NÉT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU......................... 11
1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................... 11
1.2. Ngƣời Thái ở huyện Điện Biên .......................................................... 13
1.3. Đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội ...................................................... 16
1.3.1 Đặc điểm kinh tế .............................................................................. 16
1.3.1.1 Sản xuất nông nghiệp ................................................................ 16
1.3.1.2. Kinh tế khai thác tự nhiên......................................................... 24
1.3.1.3 Các ngành nghề khác ................................................................. 25
1.3.2 Đặc điểm văn hóa người Thái ở huyện Điện Biên .......................... 26
1.3.2.1 Văn hóa vật chất ........................................................................ 26
1.3.2.1.1. Nhà ở...................................................................................... 26
1.3.2.1.2 Trang phục .............................................................................. 28
1.3.2.1.3 Tập quán ăn, uống, hút ........................................................... 31
1.3.2.1.4 Các phương tiện vận chuyển và đi lại .................................... 33
1.3.2.2 Văn hóa tinh thần của người Thái huyện Điện Biên ................. 34
1.3.2.2.1 Tín ngưỡng, tôn giáo .............................................................. 34

1.3.2.2.2 Ngôn ngữ, văn học và nghệ thuật ........................................... 35
1.3.3 Đặc điểm xã hội người Thái ở Điện Biên ........................................ 36
1.3.3.1 Cơ cấu xã hội truyền thống Bản-Mường ................................... 36
1.3.3.2. Các tầng lớp trong xã hội người Thái ở Điện Biên .................. 41
Tiểu kết chƣơng 1: ..................................................................................... 43
Chƣơng 2: SẠP THÁI TRUYỀN THỐNG ................................................. 44
2.1 Vị trí và vai trò của sạp Thái trong văn hóa Thái ............................ 44
2.2 Các ý kiến lý giải về nguồn gốc của sạp ............................................. 45
2.3 Nhảy sạp - hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng .......................... 49
2.4 Nhạc cụ, đạo cụ trong nhảy sạp .......................................................... 51
2.4.1 Trống ................................................................................................ 51


2.4.2 Chiêng .............................................................................................. 53
2.4.3 Chũm chọe ....................................................................................... 53
2.4.4 Sạp tre .............................................................................................. 53
2.5 Các làn điệu, hình thức nhảy sạp ....................................................... 54
Tiểu kết chƣơng 2 : .................................................................................... 58
Chƣơng 3: SẠP THÁI HIỆN NAY: BIẾN ĐỔI VÀ BẢO TỒN ............... 59
3.1 Sự biến đổi của sạp đƣơng đại ............................................................ 59
3.2 Sự phát triển của sạp Thái hiện nay .................................................. 61
3.2.1 Sạp và hoạt động du lịch .................................................................. 61
3.2.1.1 Huyện Điện Biên - tiềm năng phát triển du lịch....................... 61
3.2.1.2 Các chính sách, nghị quyết về phát triển du lịch ....................... 63
3.2.1.3.Sạp - Một nguồn lực văn hóa cho phát triển du lịch ................. 69
3.2.1.4 Những thành tựu đạt được ......................................................... 72
3.2.2 Sạp trong các lễ hội đương đại ........................................................ 73
3.2.2.1 Lễ hội Hoàng Công Chất ........................................................... 74
3.2.2.2 Sạp trong lễ hội xên .................................................................. 74
3.2.2.3 Lễ hội mừng chiến thắng Điện Biên Phủ .................................. 81

3.3. Bảo tồn sạp Thái trong bối cảnh phát triển và hội nhập ................ 82
3.3.1. Xu hướng phát triển sạp Thái hiện nay........................................... 82
3.3.2. Các giải pháp bảo tồn sạp Thái ....................................................... 83
Tiểu kết chƣơng 3: ..................................................................................... 87
KẾT LUẬN .................................................................................................... 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 90
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sạp là hình thức sinh hoạt văn hóa mang tính phổ biến ở Châu Á và đặc
biệt là các nước Đông Nam Á. Tại các nước như Việt Nam, Lào, Campuchia,
Indonesia, Philippin, Malaysia sạp được sử dụng rộng rãi tại nhiều cộng đồng
dân tộc. Điều đó chứng tỏ sự thống nhất đa dạng của nền văn hóa cổ khu vực
Đông Nam Á. Sạp ở mỗi quốc gia có tên gọi, hình thức và cách lý giải về sự
ra đời khác nhau nhưng nó đều có vai trò, vị trí quan trọng trong đời sống văn
hóa, tinh thần của các cư dân trong khu vực.
Ở Việt Nam, sạp là hình thức sinh hoạt văn hóa, tinh thần phổ biến ở
các dân tộc Thái, Mường và Khơ Mú. Hiện nay, có nhiều quan điểm cho rằng
nguồn gốc của sạp là của dân tộc này mà không phải của dân tộc khác. Tuy
nhiên, không thể phủ nhận được vị trí và vai trò của nó trong đời sống tinh
thần của các dân tộc này. Với dân tộc Khơ Mú thì sạp được sử dụng trong
nghi lễ cầu mưa, với người Thái và người Mường thì sạp không những được
sử dụng trong các dịp lễ hội, vui chơi mà còn là hình thức sinh hoạt văn hóa
thu hút đông đảo khách du lịch tham quan tìm hiểu.
Người Thái ở Việt Nam là một trong 54 thành viên của đại gia đình các
dân tộc Việt Nam có vị trí và vai trò quan trọng đóng góp vào quá trình dựng
nước và giữ nước của dân tộc. Trong quá trình hình thành và phát triển của
dân tộc Thái ở Tây Bắc nói chung và Thái ở huyện Điện Biên nói riêng đã có

những bản sắc riêng của dân tộc mình. Người Thái ở Điện Biên gắn liền với
chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954 đã chứng tỏ được tài năng và
bản lĩnh của mình. Sau chiến thắng lịch sử của thế kỷ XX, đóng góp lớn nhất
của người Thái vào văn hóa dân gian chung của cả nước đó là điệu múa sạp,
múa xòe. Nếu như không có chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ thì nhân dân
cả nước sẽ không biết về một di sản văn hóa lâu đời của dân tộc Thái được
cha ông để lại và nó có sức ảnh hưởng rất lớn đối với nhân dân cả nước. Điệu

1


múa sạp không còn là điệu múa của một dân tộc nữa mà nó trở thành điệu
múa của cả dân tộc và là chủ đề khai thác cho những nghệ sỹ đưa lên sân
khấu chuyên nghiệp.
Huyện Điện Biên là một huyện ở biên giới phía bắc thuộc tỉnh Điện
Biên. Lịch sử phát triển của huyện gắn liền với lịch sử phát triển của Mường
Thanh. Mường Thanh là tên cũ của Mường Then, một mường gắn liền với
thần thoại, truyền thuyết về sự phát sinh dân tộc Thái. Huyện Điện Biên là
huyện có 8 dân tộc cùng sinh sống trong đó người Thái chiếm đa số. Người
Thái sinh sống tại đây trải qua hàng mấy thế kỷ, họ có kinh nghiệm trong hoạt
động sản xuất kinh tế và có một nền văn hóa lịch sử lâu đời. Khi nhắc đến
Tây Bắc ta thường bắt gặp các cô gái, chàng trai trong trang phục dân tộc nổi
bật trong các điệu múa sạp, múa xòe đã đi vào lòng người.
Sạp là một di sản văn hóa cổ truyền của dân tộc Thái được cha ông để
lại. Nguồn gốc của điệu múa sạp chính là điệu múa “cạm bẫy” là điệu múa do
hai người hỗ trợ một người biểu diễn với chiếc chày giã gạo xếp hàng đôi. Lịch
sử phát triển của sạp Thái gắn liền với lịch sử chiến thắng Điện Biên Phủ. Các
làn điệu, hình thức nhảy sạp đã có sự phát triển và biến đổi rất lớn. Các chàng
trai bộ đội và các cô gái Thái nhảy sạp là hình ảnh về sự đoàn kết giữa bộ đội
và dân bản. Từ điệu múa của một dân tộc thì sạp đã lan tỏa và phát triển mạnh

xuống vùng xuôi và trở thành một điệu múa của nhiều dân tộc.
Để tìm hiểu về một loại hình sinh hoạt văn hóa độc đáo của dân tộc
Thái, tìm hiểu về sự phát triển của nó trong lịch sử, vị trí và vai trò của nó
trong đời sống hiện nay. Tôi chọn đề tài nghiên cứu “Sạp Thái ở Tây Bắc
xưa và nay” (nghiên cứu địa bàn huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) làm đề
tài nghiên cứu của mình.

2


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Lịch sử nghiên cứu về người Thái
Người Thái và văn hóa của họ đã thu hút đông đảo các học giả quan
tâm nghiên cứu. Trong đó có các cuốn sách mang tính sử thi dân gian như
“Quán tố mương” (Truyện kể bản mường); “Táy pú xước” (Theo đường chinh
chiến của cha ông) là các công trình nghiên cứu viết bằng tiếng Thái cổ.
Trong những giai đoạn gần đây, người Thái đã được nhiều học giả quan
tâm nghiên cứu ở nhiều khía cạnh. Tác giả Đặng Nghiêm Vạn (1965) trong
bài viết “Sơ lược về sự thiên di của các bộ tộc Thái vào Tây Bắc Việt Nam”,
bài viết “Quá trình hình thành các nhóm Tày Thái Việt Nam” năm 1967.
Cuốn sách “Tư liệu về lịch sử và xã hội dân tộc Thái” của nhà xuất bản khoa
học xã hội năm 1977 do Đặng Nghiêm Vạn làm chủ biên.
Nhà dân tộc học Cầm Trọng (1978) viết cuốn “Người Thái ở Tây Bắc
Việt Nam” là công trình tổng kết tư liệu và ý kiến nhận xét về nhiều lĩnh vực
của người Thái ở Tây Bắc Việt Nam. Đặng Nghiêm Vạn và Đinh Xuân Lâm
(1979) cùng viết cuốn sách “Điện Biên trong lịch sử” nhà xuất bản khoa học
xã hội là sự tổng kết và hệ thống về lịch sử các dân tộc Điện Biên trong đó có
người Thái từ thời cổ đại đến nay. Cầm Trọng (1987) trong tác phẩm “Mấy
vấn đề về lịch sử kinh tế xã hội cổ đại của người Thái ở Tây Bắc Việt Nam”
nhà xuất bản khoa học xã hội.

Tác giả Lê Sỹ Giáo công bố một số công trình làm rõ nhiều vấn đề về
người Thái như “Vị trí của các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Tày Thái trong
bản đồ dân tộc học Việt Bắc” Tập san dân tộc học 1981; “Về bản chất và ý
nghĩa của tên gọi Thái trắng Thái đen ở Việt Nam” Tạp chí dân tộc học số 3
năm 1988; “Các đặc điểm của nông nghiệp truyền thống của người Thái Việt
Nam” Tạp chí dân tộc học số 1 năm 1992; “Đóp góp của đồng bào các dân tộc
miền núi vào chiến thắng Điện Biên Phủ” Tạp chí lịch sử quân sự số 1 năm
1994 và một số tác phẩm nghiên cứu về người Thái ở Tây Bắc và Thanh Hóa.

3


Một số nhà khoa học bàn sâu về một số lĩnh vực khác như tác giả Hoàng
Nam và Lê Ngọc Thắng (1985) “Nhà sàn Thái”, Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc.
Cầm Trọng (1987) trong tác phẩm “Mấy vấn đề về lịch sử kinh tế xã hội cổ đại
của người Thái ở Tây Bắc Việt Nam”, Nhà xuất bản khoa học xã hội. Hoàng
Lương (1988) “Hoa văn Thái”, Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc. Hoàng Lương
(1990) “Nghệ thuật trang phục Thái”, Nhà xuất bản văn hóa dân tộc.
Trong nhiều công trình nghiên cứu thì cuốn sách “Văn hóa Thái ở Việt
Nam” của tác giả Phan Hữu Dật và Cầm Trọng năm 1995 là tác phẩm nghiên
cứu công phu về người Thái ở Tây Bắc Việt Nam. Tiếp theo đó, năm 1999
cuốn “Luật tục của Người Thái ở Việt Nam”, Nhà xuất bản văn hóa dân tộc do
hai tác giả Ngô Đức Thịnh và Cầm Trọng nghiên cứu làm rõ hơn về lịch sử và
xã hội truyền thống của người Thái ở khu vực Tây Bắc.
Ngoài ra, Năm 2001 cuốn sách “Nghề dệt của người Thái ở Tây Bắc
trong cuộc sống hiện đại” của Nguyễn Thị Thanh Nga, Nhà xuất bản khoa
học xã hội công bố hay “Thiết chế bản mường truyền thống của người Thái ở
vùng tây Nghệ An” của tác giả Vi Văn An, “Tri thức bản địa của người Thái ở
miền núi Thanh Hóa” của tác giả Vũ Trường Giang, “Sự biến đổi kinh tế - xã
hội của người Thái ở Điện Biên từ cách mạng tháng 8 -1945 đến nay” của tác

giả Pichet Saiphan, đặc biệt là 7 hội thảo được tổ chức vào các năm 1991,
1998, 2002, 2006, 2009, 2012, 2015 đã góp phần làm sâu sắc hơn nữa hiểu
biết của chúng ta về nhiều khía cạnh của văn hóa Thải ở Việt Nam nói chung
và một số địa bàn cụ thể nói riêng.
2.2 Lịch sử nghiên cứu về sạp
Sự hình thành và phát triển của sạp gắn liền với sự phát triển của ba
dân tộc Thái, Mường và Khơ Mú. Chủ đề nghiên cứu về sạp thu hút nhiều sự
quan tâm và nghiên cứu của nhiều học giả. Theo tác giả Tạ Đức trong tác
phẩm “Cội nguồn và sự phát triển của điệu múa sạp” trong Tạp chí văn hóa
dân gian số 2 năm 1982 đã nêu múa sạp là điệu múa dân gian phổ biến của

4


nhiều dân tộc Đông Nam Á, phản ánh tính thống nhất đa dạng của nền văn
hóa Đông Nam Á. Ở Việt Nam, múa sạp tồn tại trong hai dân tộc chính đó là
người Thái và người Mường. Có thể nói rằng, cội nguồn điệu múa sạp chính
là điệu múa “chày giã gạo” có ý nghĩa ma thuật trong các lễ hội nông nghiệp
mang tính phồn thực. Điệu múa sạp chính là sự phát triển một biến thể của
điệu múa giã gạo, trong đó từ động tác múa tới chày – cối thật, chày đặt dọc
chuyển sang thành động tác múa với chày thật, cối tượng trưng (thanh gỗ đặt
dưới đất). Múa sạp là điệu múa của trai gái hòa hợp, hòa hợp cộng đồng, điệu
múa của lao động tình yêu, niềm vui, hi vọng, ấm no và hạnh phúc.
Nhà dân tộc học Cầm Trọng (1978) trong tác phẩm “Người Thái ở Tây
Bắc Việt Nam” có nêu điệu múa “xé cắp” có nghĩa là “cạm bẫy” về sau được
các nghệ sỹ cải biên nâng cao thành điệu múa sạp nổi tiếng. Điệu “xé cắp” rất
đơn giản đó là điệu múa do hai người hỗ trợ một người biểu diễn.
Tác giả Lệ Cung (1982) trong tác phẩm “Múa sạp từ múa dân gian đưa
lên sân khấu chuyên nghiệp” đề cập đến người ta bắt gặp múa sạp trong các
hình thức vui chơi, sinh hoạt của người Mường, người Thái và họ đã biết áp

dụng vào vui chơi sinh hoạt trong đời sống hàng ngày. Lần đầu tiên thì Mai
Sao, Thúc Hiệp và Hoàng Bội đã chỉnh lý sáng tạo đưa lên sân khấu chuyên
nghiệp của đại hội văn công toàn quân năm 1954. Lúc này múa sạp đã có âm
nhạc được lựa chọn và một tốp Thái ngồi gõ sạp, một tốp Mường thì nhảy
múa trên sạp.
Tác giả Lâm Tô Lộc (1985) trong cuốn “Xòe Thái” xuất bản tại nhà
máy in Tiến Bộ đã trình bày về các điệu xòe của người Thái đó là xòe vòng
và xòe biểu diễn. Cuốn sách cũng đề cập đến điệu múa sạp chính là điệu múa
nhảy chày của dân tộc Thái. Sau được các nghệ sỹ cải biên thành điệu múa
sạp hiện nay.
Tác giả Vũ Tự Lâm (1986) trong tác phẩm “Âm nhạc trong múa dân
gian hiện nay” có nêu âm nhạc và múa là những hình thức rất cổ xưa trong

5


lịch sử phát triển nghệ thuật của nhân loại và đó là những loại hình nghệ thuật
lâu đời. Vốn múa dân gian của các dân tộc Việt Nam hết sức phong phú và
bao năm nay các nhà biên đạo ra sức khai thác và phát triển. Trong đó sạp,
xòe được khai thác nhằm phổ biến rộng rãi trong và ngoài nước.
Tác giả Khánh Ngọc (2011) trong bài viết “Vũ điệu tre” trong Toàn cảnh
– sự kiện – dư luận số 247 đã trình bày khái quát cơ bản về sạp ở các nước Đông
Nam Á. Tác giả cho rằng sạp là điệu múa phổ biến ở các nước Châu Á và đặc
biệt là Đông Nam Á. Tác giả đã trình bày khá rõ về nguồn gốc, tên gọi và sự
phát triển của múa sạp ở các quốc gia này trong đó có cả ở Việt Nam.
Ngoài ra tác giả Ngân Quý (1986) trong tác phẩm “Múa dân gian với
thời đại và sự kế thừa phát triển múa dân gian trong lĩnh vực huấn luyện” đã
trình bày về kế thừa và phát triển nghệ thuật múa dân gian là nhiệm vụ tất cả
các hoạt động biểu diễn, sáng tác, huấn luyện, nghiên cứu. Đó là nhu cầu cấp
thiết trong việc xây dựng nền nghệ thuật múa dân tộc hiện đại. Múa sạp được

sưu tầm, cải biên nhằm khắc phục những yếu kém về múa dân gian trên sân
khấu hiện nay. Kế thừa và phát triển múa dân gian nhằm đem lại những kiến
thức sâu rộng về múa dân gian nhằm làm cho nó có thêm sức gợi cảm, đề cao
tính thẩm mỹ trong huấn luyện múa dân gian.
Tác giả Văn Lang (2004) với bài “Múa sạp – một vũ khúc kỳ vĩ” số 164
trong Toàn cảnh – sự kiện – dư luận trang 25 – 26 là hồi ức của tác giả về
những bất ngờ của điệu múa sạp trong ngày giải phóng thủ đô 10 -10 -1954
và kể về sự ra đời của điệu múa sạp và lời nhạc cho múa sạp. Tác giả nêu lên
được tâm trạng của các bạn nước ngoài sau khi thưởng thức sự tuyệt diệu của
điệu múa sạp.
Các tác giả Trương Văn Sơn, Điêu Thúy Hoàn, Nguyễn Thị Mai
Hương (2003) trong cuốn sách viết chung “Múa dân gian một số dân tộc vùng
Tây Bắc” nhà xuất bản văn hóa dân tộc đã trình bày về các điệu múa, động tác
múa của các điệu múa dân gian tiêu biểu các dân tộc ở phía Tây Bắc như

6


Thái, Mông, Khơ Mú, Hà Nhì.... trong đó tác giả diễn đạt về các cách đi múa
của các điệu múa của người Thái trong đó có múa xòe, sạp và các điệu múa
tiêu biểu khác.
Luận văn Thạc Sỹ văn hóa học của tác giả Nguyễn Thúy Nga (2005)
với đề tài “Múa dân gian Thái và việc đào tạo múa ở Việt nam” đã trình bày
về đặc điểm, hệ thống đạo cụ, vai trò và giá trị văn hóa – nghệ thuật của múa
dân gian Thái và việc bảo tồn, kế thừa múa dân gian Thái trong hệ thống đào
tạo trường học.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu về sạp của người Thái, tìm hiểu về sự
phát triển của sạp và những biến đổi, vai trò của sạp trong đời sống và văn
hóa của dân tộc Thái ở huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên ở Tây Bắc Việt Nam,

nơi có lịch sử phát triển lâu đời và gìn giữ được nhiều giá trị văn hóa dân tộc
của người Thái ở Tây Bắc.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Khi nghiên cứu về đề tài: “Sạp Thái ở Tây Bắc xưa và nay” (Nghiên cứu
địa bàn huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) tôi hướng đến một số mục tiêu sau:
Thứ nhất, lý giải một số nguyên nhân ra đời của sạp Thái.
Thứ hai, tìm hiểu sự phát triển của sạp Thái trong truyền thống và hiện
tại để tìm ra sự biến đổi về hình thức, đạo cụ, các làn điệu và phạm vi.
Thứ ba, tìm hiểu vai trò của sạp Thái trong đời sống hiện nay, gắn liền
với hoạt động kinh tế và lễ hội.
Thứ tư, đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của
sạp Thái.
5. Cách tiếp cận
5.1 Cách tiếp cận lý thuyết
Theo cách tiếp cận lý thuyết “Sự chân thật và sự chân thật dàn dựng”
Maccannell cho rằng sự hàng hóa hóa đó được xem là tàn phá tính chân thật

7


của các sản phẩm văn hóa và mối quan hệ của con người; thay vào đó là một
thứ “chân thật được dàn dựng” [ 5, tr 100]. Và tất nhiên, điều đó chỉ là hình
thức triển lãm cho du khách. Sự dàn dựng ấy thậm chí còn được chuẩn bị rất
công phu và tỉ mỉ đến mức sống động mà du khách có thể hóa thân vào đó để
trải nghiệm. “Sự chân thật được dàn dựng” được MacCannell lý luận rằng:
“Ý thức của du khách được thúc đẩy bởi mong muốn có những trải
nghiệm chân thật, và du khách có thể tin rằng anh ta đang đi theo đúng
hướng này nhưng thường thì rất khó biết được chắc chắn liệu kinh nghiệm mà
anh ta có được trên thực tế là chân thật hay không” [5, tr 100] “Du khách
bước vào những khu vực du lịch một cách chính xác bởi vì trải nghiệm của họ

sẽ không có tính nhàm chán đối với họ. Ngược lại, người dân địa phương tại
những nơi mà họ đến thăm lại không xem trọng sự hiện diện của du khách và
tiếp tục công việc thường nhật của họ, thậm chí là công việc kinh doanh du
lịch của họ, ở mức cao nhất mà họ có thể làm được, đối xử với du khách như
là một phần trong cảnh quan của vùng. Du khách thường thật sự xem các
khía cạch lặp đi lặp lại trong cuộc sống hàng ngày như là nó thực sự được
sống tại những nơi mà họ đến thăm, mặc dù là chỉ có ít du khách bày tỏ sự
quan tâm nhiều về việc này” [5, tr 106]
Cách tiếp cận này nhằm nghiên cứu múa sạp trước được sử dụng trong hoạt
động lễ hội, dịp vui thì nay được sử dụng trong du lịch, phát triển du lịch gắn liền
với bảo tồn tại cộng đồng như là 1 nguồn thu nhập cho cư dân địa phương.
5.2 Cách tiếp cận theo chủ nghĩa đặc thù lịch sử của Franz Boas.
Theo Franz Boas thì các nền văn hóa khác nhau có thể được hình thành
từ các yếu tố khác nhau, yếu tố đó có thể là môi trường tự nhiên, sự tình cờ
lịch sử hay cũng có thể là sự tương tác, tiếp xúc của các nền văn hóa trong
quá trình buôn bán, trao đổi hay di cư. Nó có thể tạo những yếu tố văn hóa
giống nhau mang tính độc lập với bất kỳ phát triển mang tính tiến hóa phổ
quát nào. Mục đích tìm hiểu, lý giải sự ra đời của múa sạp là sự phát triển có

8


thể là nội sinh, gắn liền với nông nghiệp mang tính phồn thực, hay gắn liền
với săn bắn, cũng có thể là sự giao lưu, học hỏi của các dân tộc khác
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình điền dã và khảo cứu tài liệu thực hiện luận văn này tôi
đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản của Nhân học để thu thập các
dữ liệu cần thiết nhằm tái hiện lại sạp Thái trong truyền thống và những biến
đổi của nó trong đời sống hiện đại.
Cụ thể, ngoài việc tổng hợp tài liệu nghiên cứu, một khối lượng khá lớn

được viết về người Thái, văn hóa Thái, tôi còn tiến hành điền dã dân tộc ở địa
bàn nghiên cứu. Trong quá trình điền dã, tôi sử dụng quan sát tham gia như một
công cụ nghiên cứu chính giúp tôi thâm nhập vào cộng đồng để thấy được nhưng
thực hành sạp Thái và hiểu được giá trị, ý nghĩa và vai trò, vị trí của sạp Thái
trong văn hóa Thái từ cả góc độ người trong cuộc và người ngoài cuộc.
Bên cạnh đó, phương pháp phỏng vấn sâu được sử dụng để lắng nghe,
học hỏi và thu thập thêm các dữ liệu sâu hơn, cụ thể hơn về nhiều khía cạnh
của vấn đề nghiên cứu. Tôi đã phỏng vấn những người cao tuổi, các bộ địa
phương và các cán bộ có trách nhiệm ở các cấp cao hơn, những người dân ở
các cộng đồng ở địa bàn nghiên cứu.
Trong quá trình điền dã dân tộc học, với sự hỗ trợ của máy ghi âm, máy
ghi hình, tôi cũng thu thập và ghi lại được nhiều tư liệu sống giúp ích cho việc
viết luận văn.
7. Kết quả và đóng góp của luận văn
Luận văn là bước đầu tìm hiểu, lý giải một số nguyên nhân ra đời của
sạp Thái, tìm hiểu vị trí, vai trò của sạp Thái trong đời sống tinh thần của dân
tộc Thái ở huyện Điện Biên
Tìm hiểu về sự biến đổi của sạp Thái trong truyền thống và hiện tại. Sự
biến đổi về hình thức, nội dung và phạm vi của sạp Thái.

9


Vai trò của sạp Thái hiện nay trong đời sống của đồng bào dân tộc Thái
ở huyện Điện Biên
Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của dân
tộc Thái trước sự tác động của nền kinh tế hiện nay
8. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và một số phụ lục, tài liệu tham khảo, bản
đồ ra. Bố cục của luận văn gồm ba chương:

Chương 1: Một số nét về địa bàn nghiên cứu
Chương 2: Sạp Thái truyền thống
Chương 3: Sạp Thái hiện nay: Biến đổi và bảo tồn

10


Chƣơng 1
MỘT SỐ NÉT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1.1. Điều kiện tự nhiên
Huyện Điện Biên là một huyện vùng núi biên giới nằm ở phía Tây Nam
tỉnh Điện Biên. Huyện Điện Biên có diện tích tự nhiên là 163.926,03 ha, với
25 đơn vị hành chính xã, trong đó có 12 xã lòng chảo và 13 xã ngoài là vùng
sâu, vùng xa. Trong 25 xã của huyện có 18 xã, 8 bản thuộc xã khu vực II
được thụ hưởng chương trình 135, có 12 xã biên giới. Phía Bắc giáp huyện
Mường Ẳng, huyện Mường Chà; phía Nam giáp huyện Phôn Thoong tỉnh
Luông Pra Bang nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào; phía Đông giáp
huyện Sốp Cộp tỉnh Sơn La và huyện Điện Biên Đông tỉnh Điện Biên; phía
Tây giáp huyện Mường Mày tỉnh Phong Sa Ly nước Cộng hòa Dân chủ Nhân
dân Lào. Huyện Điện Biên có đường biên giới Việt Lào dài 154 km, có cửa
khẩu quốc tế Tây Trang và cửa khẩu quốc gia Huổi Puốc.
Tên cũ của huyện Điện Biên là Mường Thanh. Nhà Thái học Cầm
Trọng cho rằng Mường Thanh là tên cũ của Mường Then, một tên mường gắn
với các thần thoại, truyền thuyết về sự phát sinh ra dân tộc Thái, là đất tổ của
nhiều ngành Thái ở Đông Nam Á. Khi Lạng Chượng đưa bộ phận người Thái
Đen từ Mường Lò vào Mường Thanh thì Mường Thanh lúc đó gọi là Song
Thanh vì ở lòng chảo rộng lớn này có 2 Mường: Thanh Nưa (Thanh Trên)
cắm từ bản Noong Hẹt đổ ngược về đầu sông Nậm Rốm, tại đây trung tâm
Mường Thanh là của toàn châu mường. Thanh Tảư (Thanh Dưới) từ bản
Noọng Hẹt đổ về cuối sông Nạm Rốm, tại đây có Viêng Xam Mứn (Tam Vạn

Thành) cổ kính của người Lự xây dựng.
Huyện Điện Biên là vùng có địa hình phức tạp vừa có núi non và vừa
có cánh đồng rộng lớn. Những dãy núi cao với độ cao từ 500-1000 mét so với
mặt nước biển. Dãy núi Pú Xam Xao chạy dọc biên giới Việt Lào, với đỉnh

11


núi cao nhất là đỉnh núi Pu Đen cao 1886m. Phía Bắc là dãy núi lớn đá vôi đó là
dãy Tây Trang của đất Điện Biên qua Lào. Sang phía Đông là dãy núi cao 1200
m đến 1700m từ đó xòe ra thành ba dãy, dãy thứ nhất chạy theo hướng Tây Nam
đến dòng sông Nậm Mức, dãy thứ hai chạy theo hướng Bắc Nam dọc theo phía
Đông cánh đồng Mường Thanh tới Mường Phăng tạo thành một cao nguyên,
dãy thứ ba ngắn nhất chạy theo hướng Đông Nam đến cánh đồng Tuần Giáo.
Thung lũng lòng chảo Điện Biên gồm có hai con sông gồm sông Nậm
Rốm và sông Nậm Núa. Sông Nậm Rốm phát nguyên từ dãy núi giữa Na Tấu
và Mường Đặng qua Na Nhan hợp lưu với Nậm Phăng, qua lòng chảo hợp
lưu với 28 nhánh suối khác, chạy xuyên qua tiểu vùng theo hướng Bắc Nam.
Diện tích lưu vực 500 km2, độ dốc là 4%, các suối thuộc lưu vực sông Nậm
Rốm có tất cả 28 nguồn suối trong đó có 7 nguồn suối có nước quanh năm và
cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp. Sông Nậm Núa có hai nhánh Nậm
Núa chảy từ Mường Nha về Nậm Ngan chảy từ Pu Nhi về hợp lưu ở Nậm
Ngan (Na Sang) lấy tên là Nậm Núa, chảy theo hướng Đông Tây đến Pá Nậm
(Sa Mứn) hợp lưu với Nậm Rốm chảy qua Nong Luông, Pa Thơm sang Lào
hợp lưu với Nậm U.
Giữa các dãy núi trên là cánh đồng Mường Thanh rộng hơn 150 km2 là
cánh đồng lớn nhất tỉnh cả Tây Bắc. Có câu: “nhất Thanh, nhì Lò, tam Than,
tứ Tấc” thể hiện rõ vị trí và vai trò của cánh đồng Mường Thanh. Mường
Thanh là thuộc Điện Biên, Mường Lò là thuộc Yên Bái, Mường Than thuộc
Lai Châu, Mường Tấc thuộc Sơn La.

Khí hậu của huyện Điện Biên có khí hậu nhiệt đới gió mùa núi cao.
Mùa Đông tương đối lạnh và ít mưa. Mùa hè nóng, mưa nhiều với các đặc
tính diễn biến bất thường, phân hóa đa dạng, ít chịu ảnh hưởng của bão, chịu
ảnh hưởng của gió tây khô và nóng. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 21-23
độ C, lượng mưa trung bình từ 1700-2500 mm, độ ẩm 83-85%.

12


Đặc điểm tự nhiên của huyện Điện Biên đã ảnh hưởng không nhỏ đến
hoạt động kinh tế, văn hóa tộc người. Chính những điều kiện trên đã hình
thành nên nền văn hóa người Thái ở huyện Điện Biên phong phú và đa dạng.
1.2. Ngƣời Thái ở huyện Điện Biên
Theo thống kê của Phòng Dân tộc huyện Điện Biên thì năm 2014 dân
số của huyện là 113.651 người, gồm 8 dân tộc cùng chung sinh sống. Trong
đó, dân tộc Thái có 57.512 người chiếm tỷ lệ 51,35% tổng dân số của huyện.
Tiếp đó, dân tộc Kinh gồm có 31.203 người, chiếm 27,86%. Dân tộc Hmông
là 11.289 người chiếm 10,8%. Dân tộc Khơ Mú là 6.160 người chiếm 5,5%.
Dân tộc Lào là 2.822 người chiếm 2,52%. Còn lại là các dân tộc khác. Như
vậy người Thái là cư dân tập trung đông nhất của dân số toàn huyện.
Từ trước tới nay, người Thái ở huyện Điện Biên nói riêng và cả Tây
Bắc nói chung đều nhận mình là “côn tay” hay “phủ tay” tức là người Thái
(côn, phủ là người) tay (Thái) cũng như người Tày ở vùng Đông Bắc tự gọi
mình là “cần tày”. Có hai ngành Thái là “tay đăm” (Thái Đen) và “tay khao”
hay “tay đón” (Thái Trắng). Người Thái Đen cư trú chủ yếu ở huyện Điện
Biên và thành phố Điện Biên Phủ, huyện Tuần Giáo. Người Thái Trắng cư trú
chủ yếu ở huyện Mường Lay, Mường Chà.
Về lịch sử của người Thái ở Tây Bắc và người Thái ở huyện Điện Biên
là một vấn đề khá phức tạp. Qua các nguồn tài liệu, tác giả Hoàng Lương
khẳng định:

“Cư dân Phùng Nguyên - Đông Sơn và cư dân Tày Thái cổ có mối quan
hệ nội sinh. Có thể người Tày Thái cổ xưa là một trong những thành viên
quan trọng của khối cộng đồng cư dân Phùng Nguyên - Đông Sơn và họ
tạo dựng và phát triển nền văn minh Đông Sơn ở Việt Nam” [20, tr. 3-8].
Tác giả Hà Văn Tấn nhấn mạnh:
“Trong văn hóa Đông Sơn có những đặc điểm văn hóa tồn tại ở một số
dân tộc hiện nay nói tiếng Môn-Khơ me hoặc tiếng Thái cho nên cư

13


dân văn Lang (nói chính xác là cư dân Đông Sơn) chính là cư dân nông
nghiệp lúa nước. Trong lớp cư dân đó người Thái cổ lúc đó đang sinh
sống xung quanh vịnh Hà Nội.” [ 28, tr.23-34].
Mường Thanh, Mường Then, Mường Theng hay Mănh Thiên là tên gọi
xưa nhất của Điện Biên. Thời Hùng Vương, đất Mường Thanh thuộc bộ Tân
Hưng. Thời Lý nằm trong địa hạt Châu Lâm Tây. Đến Đời Trần, Mường
Thanh thuộc châu Ninh Viễn, lộ Đà Giang. Đầu thời Lê, Mường Thanh thuộc
châu Phục Lễ (Lai Châu) trấn Gia Hưng. Năm 1463 trấn Hưng Hóa được lập,
Mường Thanh lúc đó thuộc phủ An Tây gồm 10 châu: Lai, Luân, Quỳnh
Nhai, Chiêu Tấn, Tùng Lăng, Hoàng Nham, Hợp Phì, Tuy Phụ và Khiêm. Đời
Lê Cảnh Hưng (1740-1768) 6 châu bị nhà Thanh chiếm, phủ An Tây chỉ còn
4 châu là Chiêu Tấn, Quỳnh Nhai, Lai và Luân.
Khoảng thế kỷ X, trong quá trình khai khẩn ruộng nước tạo thành cánh
đồng rộng lớn, con cháu của Khum Bó Rôm đã xây dựng Mường Thanh thành
một mường lớn. Đến thời Lạn Chượng, Mường Thanh phát triển cực thịnh.
Sau này Mường Thanh được ghi chép trong sách Hưng Hóa xử phong thổ lục
của Hoàng Bình Chính với cái tên Động Mãnh Thiên (một phiên âm của chữ
hán) lúc đó thủ lĩnh phong trào nông dân nổi tiếng là Hoàng Công Chất đã lấy
trung tâm Mường Thanh để xây đắp thành lũy gọi là thành Phủ Chiềng Lè

(trình lệ) thời đó Mường Thanh trở thành một căn cứ trung tâm nông dân nổi
dậy chống triều đình Lê Trịnh mục nát và là trung tâm của toàn khu vực.
Năm Thiệu Trị nguyên niên (1841) tên Điện Biên Phủ được đặt cho
vùng lòng chảo Mường Thanh, Điện có nghĩa là vững chãi, Biên có nghĩa là
vùng biên ải; đổi phủ An Tây thành phủ Điện Biên. Tháng 5 năm 1841 theo
đề nghị của Nguyễn Khắc Thuần xin lập phủ Điện Biên gồm châu Ninh Biên,
Tuần Giáo và Lai Châu được vua Thiệu Trị phê chuẩn đóng phủ lị ở Chiềng
Lề. Châu Ninh Biên nay thuộc Bản Phủ, xã Noong Hét. Từ đó Mường Thanh
mang tên Điện Biên Phủ [44,tr 232].

14


Năm Thiệu Trị thứ 4 (1844) đặt làm 2 tổng: tổng Phong Thanh gồm có 7
xã, tổng Tiên Phong có 6 xã. Đến năm Tự Đức nguyên niên (1848) đặt riêng
thành phủ Điện Biên và có 9 xã là Bà Man, Bình Đôm, Noọng Hẹt, Bá Đạo,
Mãnh Gia, Trần Cư, Đồng Lâm, Chiêu Lai, Bình Thản và 4 xã cũ thành 13 xã.
Năm 1883 quân đội Pháp bắt đầu đánh chiếm Hưng Hóa, mãi đến ngày
23 tháng 1 năm 1988 quân Pháp mới chiếm được Điện Biên. Năm 1908 Pháp
lập ra các tỉnh Sơn La, Lai Châu. Thời Pháp, Điện Biên mấy lần thuộc các
tỉnh này. Sau cách mạng Tháng 8 thành công, thực dân Pháp quay lại chiếm
Điện Biên và sau khi chiếm xong Tây Bắc thực dân Pháp lập ra “xứ Thái tự
trị” (1948) gồm 16 châu chia làm 3 tỉnh và Điện Biên thành một châu.
Ngày 7/5/1954 sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ từ đây Điện Biên
có tên trên bản đồ thế giới. Khi nhắc tới Điện Biên là nhắc tới chiến thắng
này. Năm 1953 khu Tây Bắc được thành lập theo sắc lệnh số 134-SL ngày
28/01/1953 để củng cố căn cứ địa Tây Bắc mới giải phóng gồm các tỉnh Lào
Cai, Yên Bái, Sơn La, Lai Châu. Tháng 4 năm 1955 Điện Biên nằm trong khu
tự trị Thái - Mèo. Tháng 10 năm 1962 đổi thành khu tự trị Tây Bắc gồm ba
tỉnh Lai Châu, Nghĩa Lộ và Sơn La. Năm 1975 khu tự trị Tây Bắc giải thể,

tỉnh Lai Châu được thành lập bao gồm cả Điện Biên. Năm 2004 Điện Biên là
một tỉnh riêng gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 7 huyện gồm huyện Điện Biên
Đông, huyện Mường Nhé, Mường Ẳng, Mường Chà, huyện Tủa Chùa và
huyện Tuần Giáo.
Trải qua lịch sử nhiều thế kỷ, dân tộc Thái vẫn giữ gìn được văn hóa
của mình với hai yếu tố đó là bản lĩnh và bản sắc: “Một dân tộc có bản lĩnh
vững vàng sẽ phá huy được bản sắc của mình. Một dân tộc luôn luôn phát huy
được bản sắc của mình chứng tỏ dân tộc đó có bản lĩnh” [38, tr. 24] . Một
cộng đồng tộc người có nền văn hóa lâu đời.

15


1.3. Đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội
1.3.1 Đặc điểm kinh tế
Cũng giống như các dân tộc khác ở miền núi phía Bắc, người Thái ở
huyện Điện Biên có những hoạt động kinh tế trong đó nổi bật là ba hoạt động
chính: sản xuất nông nghiệp ; hoạt động chăn nuôi, săn bắn và hoạt động kinh
tế tự nhiên.
1.3.1.1 Sản xuất nông nghiệp
Đây là loại hình kinh tế chủ đạo và đóng vai trò chính trong việc sản
xuất lương thực, thực phẩm của người Thái. Sản xuất nông nghiệp chiếm gần
80% số lượng cư dân Việt Nam làm nông nghiệp. Trong các dân tộc thiểu số
ở Việt Nam thì người Thái có một nền nông nghiệp lâu đời trên cơ sở canh tác
ruộng nước thung lũng. Trong tiến trình phát triển nông nghiệp ở Việt Nam
và Đông Nam Á thì theo Giáo sư Hà Văn Tấn cũng khẳng định có hai giai
đoạn nông nghiệp đó là giai đoạn củ - quả tương ứng với văn hóa Hòa Bình Bắc Sơn và giai đoạn lúa tương ứng với giai đoạn Hậu kỳ đá mới. Tác giả Lê
Sỹ Giáo nhận định rằng: “Nền nông nghiệp truyền thống của người Thái là
một thành tố quan trọng cấu thành nên nền nông nghiệp trồng lúa nước kiểu
Đông Nam Á”[9, tr 36].

Người Thái rất coi trọng thóc lúa và sản xuất nông nghiệp trồng trọt.
Người Thái có câu “khảu nặm năng nưa, ngấn cắm năng tảu” (thóc lúa ngồi
trên, vàng bạc ngồi dưới). Người Việt có câu “ngồi đống thóc, móc đống tiền”.
Người Thái Điện Biên canh tác chủ yếu trong cánh đồng Mường
Thanh, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, các thung lũng thường có sông suối
chảy tạo thành những đồng bằng lớn nhỏ, rất thuận lợi cho việc cấy lúa. Các
cánh đồng tiếp giáp với chân núi thuận lợi cho việc làm ruộng. Người Thái đã
khai thác thiên nhiên này hàng nghìn năm. Nông nghiệp trồng trọt là cơ sở,
tiền đề của hoạt động kinh tế. Người Thái trồng nhiều loại cây nhưng lúa là
cây phổ biến và mạng lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Bởi vậy, người Thái có
truyền thống làm ruộng lâu đời.

16


Sản xuất nông nghiệp chủ yếu dưới các hình thức ruộng và rẫy. Người
Thái ở Điện Biên gọi là “po hay, me na” (ông rẫy - bà ruộng) giữa canh tác
ruộng và rẫy thì người Thái coi trọng ruộng hơn rẫy, người thái có câu: “na
pên ải, hay pên noọng” (ruộng là anh, rẫy là em) và tầm quan trọng của ruộng
đã được đúc kết trong câu tục ngữ “hay têm ta bỏ, lừa na hới quàng” (ruộng
rẫy hút tầm mắt cũng không bằng một thửa ruộng rộng”. Lối canh tác “na”
(ruộng) và “hay” (rẫy) là hình thức canh tác nông nghiệp rất quan trọng trong
đời sống cư dân người Thái mà cây lúa là cây lương thực chính. Việc canh tác
ruộng và rẫy được thể hiện như sau:
Canh tác ruộng nước
Thứ nhất, hoạt động canh tác ruộng nước đầu tiên phải kể đến là trồng
lúa. Cây lúa có nguồn gốc từ các loài cây hoang dại, và con người nhờ phát
hiện nó thuần dưỡng trở thành cây lương thực chính. Truyền thuyết của người
Thái cũng cho rằng nhờ có loài chim sẻ biết ăn một thứ quả trong một loài cỏ
dại mà con người bắt chước thu lượm làm thức ăn cho mình, ăn thứ quả này

và con người thấy khỏe mạnh và họ đã xua đuổi loài chim giành lấy quyền
thu nhặt. Loài cỏ dại đó chính là những hạt lúa dại đầu tiên mà người Thái cổ
biết đến và gọi nó là “khảu nộk pít” (lúa chim sẻ).
Về cây lúa của người Thái có hai loại lúa chính đó là lúa nếp và lúa tẻ.
Lúa nếp gọi là “khảu niêu” có ý kiến cho rằng nó là cây lúa được thuần hóa
trước. Cây lúa tẻ là “khảu tẻ” được thuần hóa sau. Mặc dù ngày nay lúa tẻ
được coi là cây lương thực phổ biến nhưng cũng phải thấy dấu ấn của thời ăn
nếp đã qua của tổ tiên người Việt. Vùng Đông Nam Á là vùng phân bố rộng
lớn của lúa nếp và duy nhất trên thế giới.
Người Thái đã chọn được hàng trăm loài lúa nếp và coi đây là cây
lương thực chính của mình. Theo tác phẩm Quán Tố Mương thì “từ khi sinh
loài người ở trần gian đã có 330 giống lúa dưới rộng (mi xam họi xam xíp
xính khảu naư nạ” [38, tr 17]. Với số lượng lúa nếp tính đến hàng trăm ấy,

17


người ta đã phân thành hai loại đó là loại nếp mang tên “tan” là loại nếp dùng
nhíp ngắt từng bông để bó thành từng cụm, treo trên gác trong nhà, gạo dẻo,
thơm ngon, dùng trong bữa ăn hàng ngày. Loại thứ hai tên là “nhoi” nghĩa là
nếp thường là loại giống khỏe, trồng đại trà cả dưới ruộng hoặc trên nương.
Các tác giả Lê Ngọc Thắng và Lâm Bá Nam cho rằng: “Người Thái có
nhiều loại lúa nếp trong đó “nếp tan” là loại có nhiều đạm, thân cứng, gạo
thơm ngon, hạt nếp tan dài, vỏ màu vàng nhạt. Nếp tan cũng có nhiều loại
như “tan nhe” “tan lư” “tan lanh” “tan ngấn” được xếp vào loại tốt nhất và
gọi là “me khảu” (mẹ lúa). Ngoài nếp tan còn có hàng chục loại nếp như
“khảu mắc khừa” “khảu lính” “khảu lá bài”... còn “khảu xẻ” lúa tẻ được
dùng rất ít vì thói quen của người Thái là ăn nếp. Tục ngữ có câu: “mạ bâu
kin nhà xảy, táy bâu kin khảu xẻ” (ngựa không ăn lá cỏ nước, người Thái
không ăn cơm tẻ) [33, tr 31]. Hiện nay, người Thái ở Điện Biên cũng chuyển

sang ăn cơm tẻ nhưng ngày lễ tết, ngày cúng cơm mới đều phải ăn nếp.
Người Thái gọi ruộng lúa nước là “na” đây là vùng có diện tích mặt
bằng, có bờ ngăn giữ nước để trồng lúa. Có hai loại hình đồng ruộng đó là bậc
thang và ruộng bằng phẳng. Một cánh đồng được gọi là “tống na” trong “tống
na” có nhiều “hon na” (phần ruộng) và trong “hon na” lại có nhiều “hới na”
(thửa ruộng). Na của người Thái ở Điện Biên có diện tích mặt bằng tương đối
rộng lớn, có các bờ ngăn và giữ nước để trồng lúa. Việc tạo ra các “tống na”
là làm bờ ngăn để chia thành nhiều thửa ruộng phù hợp với độ cao, thấp của
mặt bằng. “na hon” và “na tén” vốn không có mặt bằng nên người dân phải
cải tạo ra mặt bằng rồi đắp bờ ngăn nước.
Việc khai phá thành lập các ruộng đồng của người Thái có thể được sử
dụng bằng hình thức tập thể của các thủ lĩnh quân sự đã dùng lực lượng lao
động của các chiến binh vào công cuộc khai phá và sau này khi bản mường
được ổn định thì các “tạo” lại sử dụng các lực lượng lao động như “pụa, páy,
cuông, nhốc” để khai phá. Ngoài ra, các nông dân cũng khai phá thêm các
ruộng như “na tí” để mở rộng sản xuất.

18


Người Thái ở Điện Biên phân chia ruộng theo ba hình thức đó là phân
chia theo địa hình, theo nguồn nước và theo địa vị xã hội: Việc phân chia theo
địa hình có ruộng thung lũng và ruộng bậc thang. Ruộng thung lũng được gọi
là “na tống” thường là bằng phẳng. Ruộng bậc thang là “na xung” địa hình
khác nhau gồm có “nà loọng” (ruộng trũng), “na hon” (sườn dốc) và “na tén”
(ruộng cao ít nước). Việc phân chia theo nguồn nước có hai loại là “na nặm
phạ” hay “na nặm phổn” (ruộng nước mưa) và “na nặm ché” (ruộng nước
ngâm). Việc phân chia theo địa vị xã hội như ruộng do người đứng đầu khai
phá thì có “na tạo lo” (ruộng tạo lo); do mường khai phá thì là “na mương”;
ruộng tự khai phá là “na tí”. Ruộng của giai cấp trong xã hội thì có “na tạo”,

“na chảu sửa” là ruộng quý tộc. “Na páy” là ruộng nhà nghèo và ruộng do
dân tộc khai phá như “na phẻ” (ruộng người Lự, “na xả” (ruộng người Xá).
Về hệ thống thủy lợi thì người Thái đã canh tác ruộng nước kiểu thung
lũng và thường được tạo bởi một hay nhiều dòng suối hoặc con sông và các
chi lưu của nó. Dòng sông Nậm Rốm và các con suối chảy qua cánh đồng
Mường Thanh và người Thái đã có biện pháp dẫn thủy nhập điền. Người Thái
đã có bốn chữ nói lên bốn giải pháp xếp gọn trong câu thành ngữ “mương,
phai, lái, lin”. Người Thái có câu “mi nặm chẳng pên na, mi na chẳng pên
khảu” (có nước mới lên ruộng, có ruộng mới lên lúa). Người Thái đã xây
dựng bản mường dựa trên một hệ thống thủy lợi ổn định. Người Thái có câu:
“mi nặm chẳng mi nương, mi mường chăng mi tạo”
(có nước mới lên mương, có mường mới lên tạo)
Theo tác giả Lê Sỹ Giáo thì:
“a, “phai” là đập chắn ngang các dòng sông suối
b, “mương” là các đường dẫn nước to, nhỏ khác nhau trong đó có thêm
“lái, lin” là mối lái uốn dòng nước và dẫn nước từ cao xuống thấp, từ thửa này
sang thửa khác” [ 9, tr 40].

19


×