Tải bản đầy đủ (.ppt) (30 trang)

Bài giảng pháp luật đại cương chương 3 hình thức pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.92 MB, 30 trang )


Nội dung
3.1 Các hình thức pháp luật trên thế giới
3.2 Hình thức pháp luật Việt Nam
3.3 Mối quan hệ giữa pháp luật quốc gia và
PL quốc tế


Hình thức pháp luật là cách thức mà giai
cấp thống trị sử dụng để nâng ý chí của
giai cấp mình lên thành pháp luật.
Hiểu cách đơn giản thì hình thức pháp
luật chính là những biểu hiện ra bên
ngoài của pháp luật, là phương thức,
dạng tồn tại thực tế của pháp luật



Tập quán pháp là hình thức pháp luật mà
Nhà nước thừa nhận một số tập quán đã lưu
truyền trong xã hội, phù hợp với lợi ích của
giai cấp thống trị, nâng chúng thành những
quy tắc xử sự chung được Nhà nước bảo
đảm thực hiện.


Tiền lệ pháp là hình thức pháp luật mà Nhà nước thừa
nhận các quyết định của cơ quan hành chính hoặc xét
xử giải quyết những vụ việc cụ thể để áp dụng đối với
các vụ việc tương tự. Hình thức này đã được sử dụng
trong các nhà nước chủ nô, được sử dụng rộng rãi


trong các nhà nước phong kiến và hiện nay, hình thức
này vẫn còn chiếm vị trí quan trọng trong pháp luật tư
sản, nhất là ở Anh, Mỹ


Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ
quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, trong
đó quy định những quy tắc xử sự chung, được
áp dụng nhiều lần trong cuộc sống và được
Nhà nước bảo đảm thực hiện. Văn bản quy
phạm pháp luật là hình thức pháp luật tiến bộ
nhất.


- Khái niệm, đặc điểm của văn bản quy phạm pháp luật
- Phân lọai văn bản quy phạm pháp luật
- Nguyên tắc ban hành văn bản quy phạm pháp luật
- Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật


“Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan
nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo
thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy
định trong Luật này hoặc trong Luật ban hành văn
bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ
ban nhân dân, trong đó có quy tắc xử sự chung, có
hiệu lực bắt buộc chung, được Nhà nước bảo đảm
thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội.”





1.
2.
3.
4.
5.
6.

7.

Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.
Pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc
hội.
Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
Nghị định của Chính phủ.
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân
dân tối cao, Thông tư của Chánh án Toà án nhân dân
tối cao.
Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối
cao.


8.
9.
10.

11.


12.

Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang
bộ.
Quyết định của Tổng Kiểm toán Nhà nước.
Nghị quyết liên tịch giữa Uỷ ban thường vụ Quốc hội
hoặc giữa Chính phủ với cơ quan trung ương của tổ
chức chính trị - xã hội.
Thông tư liên tịch giữa Chánh án Toà án nhân dân tối
cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện
kiểm sát nhân dân tối cao; giữa các Bộ trưởng, Thủ
trưởng cơ quan ngang bộ.
Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân,
Uỷ ban nhân dân.


1. Văn bản luật
- Văn bản luật là văn bản quy phạm pháp luật do Quốc
hội – cơ quan quyền lực NN cao nhất ban hành. Các văn
bản quy phạm pháp luật khác khi ban hành không được
trái với văn bản luật.


 Hiến

pháp,
 Luật (Bộ luật),
 Nghị quyết của QH



Là văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà
nước có thẩm quyền (ngoại trừ QH) ban hành theo
trình tự, thủ tục và hình thức được pháp luật quy định,
có giá trị pháp lý thấp hơn văn bản luật, được ban hành
trên cơ sở văn bản Luật và phải phù hợp với văn bản
luật.


Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy
ban nhân dân là văn bản do HĐND và UBND ban hành
theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục do Luật Ban hành văn
bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND ngày
03/12/2004 quy định, trong đó có chứa đựng các quy tắc
xử sự chung, có hiệu lực trong phạm vi địa phương, được
Nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ
xã hội ở địa phương theo định hướng xã hội chủ nghĩa.


Gồm các loại văn bản sau:
- Nghị quyết của HĐND
- Quyết định, Chỉ thị của UBND



Hiệu lực theo thời gian của VBQPPL là giá trị thi hành
của VBQPPL trong thời hạn nhất định, nó được xác
định từ thời điểm phát sinh cho đến khi chấm dứt sự tác
động của VBQPPL đó.







Thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật được
quy định trong văn bản nhưng không sớm hơn bốn mươi lăm
ngày, kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành.
Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật quy định các biện
pháp thi hành trong tình trạng khẩn cấp, văn bản được ban
hành để kịp thời đáp ứng yêu cầu phòng, chống thiên tai, dịch
bệnh thì có thể có hiệu lực kể từ ngày công bố hoặc ký ban
hành nhưng phải được đăng ngay trên Trang thông tin điện tử
của cơ quan ban hành và phải được đưa tin trên phương tiện
thông tin đại chúng; đăng Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam (sau đây gọi chung là Công báo) chậm nhất
sau hai ngày làm việc, kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành.










Văn bản quy phạm pháp luật phải được đăng Công báo; văn
bản quy phạm pháp luật không đăng Công báo thì không có

hiệu lực thi hành, trừ trường hợp văn bản có nội dung thuộc bí
mật nhà nước và các trường hợp khẩn cấp.
Trong thời hạn chậm nhất là hai ngày làm việc, kể từ ngày
công bố hoặc ký ban hành, cơ quan ban hành văn bản quy
phạm pháp luật phải gửi văn bản đến cơ quan Công báo để
đăng Công báo.
Cơ quan Công báo có trách nhiệm đăng toàn văn văn bản quy
phạm pháp luật trên Công báo chậm nhất là mười lăm ngày, kể
từ ngày nhận được văn bản.
Văn bản quy phạm pháp luật đăng trên Công báo là văn bản
chính thức và có giá trị như văn bản gốc.


1. Văn bản quy phạm pháp luật bị đình chỉ việc thi
hành thì ngưng hiệu lực cho đến khi có quyết định xử
lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trường hợp
cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định huỷ
bỏ thì văn bản hết hiệu lực, nếu không huỷ bỏ thì văn
bản tiếp tục có hiệu lực.
2. Thời điểm ngưng hiệu lực, tiếp tục có hiệu lực của
văn bản hoặc hết hiệu lực của văn bản phải được quy
định rõ tại quyết định đình chỉ việc thi hành, quyết
định xử lý văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền.
3. Quyết định đình chỉ việc thi hành, quyết định xử lý
văn bản quy phạm pháp luật phải được đăng Công
báo, đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng.


Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc

một phần trong các trường hợp sau đây:
1. Hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn
bản;
2. Được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản
mới của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản
đó;
3. Bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền.


1. Chỉ trong những trường hợp thật cần thiết, văn bản quy
phạm pháp luật mới được quy định hiệu lực trở về
trước.
2. Không được quy định hiệu lực trở về trước đối với các
trường hợp sau đây:
a) Quy định trách nhiệm pháp lý mới đối với hành vi mà
vào thời điểm thực hiện hành vi đó pháp luật không
quy định trách nhiệm pháp lý;
b) Quy định trách nhiệm pháp lý nặng hơn


×