Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Theo anhchị, làm thế nào để phát triển loại hình bảo hiểm hỏa hoạn nhà tư nhân ở Việt Nam?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.13 KB, 18 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Rủi ro luôn tồn tại xung quanh cuộc sống của chúng ta, nằm ngoài sự kiểm soát
của con người và không thể loại bỏ hoàn toàn. Nó có thể xảy đến bất cứ lúc nào và gây ra
thiệt hại nặng nề cả về tài sản và tính mạng con người. Nhằm hạn chế và giảm thiểu thiệt
hại mà bảo hiểm gây ra thì bảo hiểm đã ra đời. Nó được biết đến như một công cụ dể
giảm thiểu tối đa những thiệt hại rủi ro gây ra cho người gánh chịu nói riêng và nền kinh
tế nói chung. Bảo hiểm ra đời là một trong những nhu cầu khách quan khi xã hội ngày
càng phát triển.
Trong các loại rủi ro thì rủi ro do cháy nổ, hỏa hoạn là một trong nhửng rủi ro có
nguy cơ xảy ra cao, đặc biệt là ở những nước có khí hậu nóng bức như nước ta. Chính vì
thế mà ngành bảo hiểm cũng có một loại sản phẩm đặc trưng cho rủi ro này là bảo hiểm
hỏa hoạn. Bảo hiểm hỏa hoạn nhà tư nhân là một mảng phân khúc thị trường cho loại sản
phẩm này, mục tiêu khách hàng của nó chính là hướng tới khách hành cá nhân có nhu cầu
mua bảo hiểm cho chính ngôi nhà của mình. Bảo hiểm hỏa hoạn nhà tư nhân đã manh
nha xuất hiện ở thị trường Việt Nam, tuy nhiên nó vẫn chưa phát huy hết các tác dụng
của nó và chưa được xã hội Việt Nam hưởng ứng tích cực và chưa thực sự phát triển như
mong đợi mặc dù số vụ hỏa hoạn ở nước ta đang ngày càng gia tăng và kéo theo đó là
những hậu quả ngày càng nặng nề. Còn nhiều bất cập và cũng còn nhiều khó khăn trong
việc tiếp cận thị trường, vậy làm sao để có thể phát triển loại hình bảo hiểm này ở Việt
Nam? Dựa trên điều này, nhóm 7 đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Theo anh/chị, làm thế
nào để phát triển loại hình bảo hiểm hỏa hoạn nhà tư nhân ở Việt Nam?”, nhằm đưa
ra những khó khăn, tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra các ý kiến đề xuất để khắc phục khó
khăn và có thể phát triển lại hình bảo hiểm này tại Việt Nam.


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ BẢO HIỂM HỎA HOẠN
1.1. Bảo hiểm hỏa hoạn và đặc điểm của bảo hiểm hỏa hoạn (BHHH)
BHHH là một nghiệp vụ bảo hiểm tài sản nhằm bảo hiểm cho các loại tài sản của
các cá nhân và tổ chức kinh tế xã hội. Mặc dù BHHH đã được triển khai từ rất lâu trên
thế giới, nhưng ở Việt Nam hiện nay đây vẫn là một trong những nghiệp vụ bảo hiểm
được triển khai khá muộn. Khi tổ chức và triển khai nghiệp vụ bảo hiểm này, người ta


phải tính đến một số đặc điểm chủ yếu sau:
Một là thiệt hại do hỏa hoạn gây ra là rất lớn và không ai lường trước được. Vì
vậy, khi triển khai nghiệp vụ bảo hiểm này, công tác đề phòng và hạn chế tổn thất luôn
được đặt lên hàng đầu.
Hai là các loại tài sản khác nhau thì khả năng xảy ra hỏa hoạn cũng khác nhau.
Ngay bản thân một loại tài sản, nếu được làm bằng các chất liệu khác nhau thì khả năng
gây ra hỏa hoạn cũng khác nhau. Cho nên, việc tính phí bảo hiểm hỏa hoạn rất phức tạp.
Ba là công tác đánh giá và quản lí rủi ro, công tác giám định và bồi thường tổn
thất cũng rất phức tạp, đòi hỏi cán bộ phải có trình độ chuyên sâu.
Bốn là mức độ thiệt hại do hỏa hoạn gây ra rất lớn, cho nên các công ty bảo hiểm
khi đã triển khai nghiệp vụ này đông thời phải triển khai các công việc như tái bảo hiểm,
bảo hiểm gián đoạn kinh doanh.
Năm là sau khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, các cá nhân, doanh nghiệp và
các tổ chức đã có những tài sản giá trị rất lớn, khả năng xảy ra cháy của các tài sản này
cũng rất khác nhau. Cho nên, nhu cầu tham gia bảo hiểm hỏa hoạn ngày một tăng. Vì


vậy, nghiệp vụ bảo hiểm này luôn được coi là một trong những nghiệp vụ bảo hiểm chủ
yếu nhất.
1.2. Nội dung cơ bản của BHHH
1.2.1. Đối tượng và phạm vi bảo hiểm
a) Đối tượng BHHH
-

Nhà cửa, công trình kiến trúc và các trang thiết bị;

-

Máy móc thiết bị;


-

Hàng hoá, vật tư và các tài sản khác.

b) Phạm vi BHHH
Bồi thường cho những thiệt hại vật chất bất ngờ xảy ra đối với những tài sản được
bảo hiểm bởi các rủi ro được bảo hiểm theo đơn bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt
gây ra.
1.2.2. Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm
1.2.2.1. Giá trị BHHH
Trong các hợp đồng bảo hiểm (HĐBH) tài sản, giá trị bảo hiểm (GTBH) là cơ sở
để xác định số tiền bảo hiểm của hợp đồng. GTBH của đối tượng bảo hiểm trong các
HĐBH cháy và các rủi ro đặc biệt được xác định như sau:
Đối với nhà cửa, vật kiến trúc: GTBH được xác định trên chi phí nguyên vật liệu
và xây lắp tài sản đó ( giá trị xây dựng mới ) trừ khấu hao trong thời gian đã sử dụng.
Đối với máy móc, thiết bị và bất động sản khác: GTBH được xác định dựa trên
cơ sở giá cả thị trường, chi phí vận chuyển và lắp đặt của loại máy móc thiêt bị cùng


chủng loại, công suất, tính năng kỹ thuật, nơi sản xuất… hoặc xác đinh trên cơ sở giá
mua mới tài sản tương đương trừ đi khấu hao đã sử dụng.
Đối với vật tư, hàng hóa, đồ dùng trong kho, trong dây truyền sản xuất, trong
cửa hàng, văn phòng, nhà: GTBH được xác định theo giá trị bình quân hoặc giá trị tối đa
của các loại vật tư, hàng hóa có mặt trong thời gian bảo hiểm.
1.2.2.2. Số tiền BHHH
-

Số tiền bảo hiểm là giá trị tính thành tiền theo giá thị trường của tài sản tại thời điểm

tham gia bảo hiểm;

-

Trường hợp số lượng tài sản thường xuyên tăng giảm thì số tiền bảo hiểm có thể được

xác định theo giá trị trung bình hoặc giá trị tối đa:
-

Trường hợp không xác định được giá thị trường của tài sản thì số tiền bảo hiểm do các

bên thỏa thuận.
1.2.3. Phí bảo hiểm
Phí bảo hiểm hay còn gọi là giá cả của sản phẩm bảo hiểm là số tiền mà người
tham gia bảo hiểm phải trả cho công ty bảo hiểm để đổi lấy sự bảo đảm trước các rủi ro
sẽ chuyển sang cho công ty bảo hiểm.
Thông thường cơ cấu phí bảo hiểm thường bao gồm 2 phần:
Thứ nhất là phí thuần: Là khoản phí phải thu cho phép công ty bảo hiểm đảm bảo
chi trả cho các khoản tổn thất được bảo hiểm khi nó xảy ra.
Thứ hai là phụ phí: Là khoản phí cần thiết để công ty bảo hiểm đảm bảo cho các
khoản chi trong hoạt động nghiệp vụ bảo hiểm.
Phí bảo hiểm thường được tính theo công thức: P = f + d
Trong đó: P: Phí bảo hiểm toàn bộ
f: Phí thuần
d: Phụ phí


Trên thực tế, mức phí bảo hiểm toàn bộ thường được tính theo căn cứ vào số tiền
bảo hiểm và tỷ lệ phí theo công thức: Phí bảo hiểm = tỷ lệ phí x số tiền bảo hiểm
1.2.4. Giám định và bồi thường tổn thất
1.2.4.1. Giám định tổn thất
Giám định tổn thất là cơ sở xác định chính xác số tiền bồi thường. Thông thường

phải đảm bảo được các nội dung:
-

Đối tượng, thời gian xảy ra tổn thất
Đối tượng thiệt hại
Dự đoán nguyên nhân xảy ra tổn thất
Khi giám định cần phải làm rõ các vấn đề sau:
Thời điểm xảy ra và kết thúc hỏa hoạn
Nguyên nhân gây ra hỏa hoạn
Thống kê toàn bộ số tài sản bị thiệt hại
Công tác phòng cháy chữa cháy và ngăn ngừa thiệt hại khi hỏa hoạn xảy ra
Lời khai của các nhân chứng

1.2.4.2. Bồi thường tổn thất
Bồi thường là trách nhiệm chủ yếu của công ty bảo hiểm khi xảy ra rủi ro được
bảo hiểm.
Đối với tổn thất toàn bộ thực tế hay ước tính: công ty bảo hiểm sẽ bồi thường theo
giá trị tổn thất thực tế trên thị trường nhưng không vượt quá số tiền bảo hiểm theo hợp
đồng bảo hiểm trừ đi mức khấu trừ
Đối với tổn thất bộ phận: số tiền bồi thường được tính như sau:
TH1: Tại thời điểm xảy ra tổn thất, tổng giá trị tài sản lớn hơn hoặc bằng STBH, thì số
tiền bồi thường sẽ là:

TH2: Tại thời điểm xảy ra tổn thất, tổng giá trị tài sản nhỏ hơn STBH, thì số tiền bồi
thường sẽ là:


Tuy nhiên, nếu tại thời điểm xảy ra tổn thất, tài sản được bảo hiểm bằng một hợp
đồng khác thì trách nhiệm của công ty bảo hiểm chỉ giới hạn trong phần tổn thất phân bổ
cho hợp đồng mà mình bảo hiểm theo tỉ lệ:

TH1: Nếu tại thời điêm xảy ra tổn thất, tổng giá trị của tài sản lớn hơn hoặc bằng STBH,
số tiền bồi thường sẽ là:

TH2: Nếu tại thời điêm xảy ra tổn thất, tổng giá trị của tài sản nhỏ hơn STBH, số tiền
bồi thường sẽ là:

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ BẢO HIỂM HỎA HOẠN NHÀ TƯ NHÂN Ở
VIỆT NAM
2.1. Tình hình xảy ra cháy nổ thời gian gần đây và sự phát triển của loại hình
BHHH nhà tư nhân ở VN
2.1.1. Tình hình hỏa hoạn tại Việt Nam trong những năm gần đây:
Trong năm những năm gần đây, tình hình cháy nổ chuyển biến hết sức phức tạp,
đặc biệt là những tháng cuối năm. Theo thống kê của Bộ Công an, trong 10 năm trở lại
đây, cả nước đã xảy ra 16.767 vụ cháy ở các nhà máy, xí nghiệp, kho tàng, cơ quan,
trường học, bệnh viện, nhà dân và 6.109 vụ cháy rừng, làm chết 688 người, bị thương
1.848 người. Thiệt hại về tài sản ước tính trị giá 4.187 tỷ đồng và 42.332 ha rừng có giá
trị kinh tế lớn. Trung bình mỗi năm xảy ra 1.677 vụ cháy, nổ, làm chết và bị thương 254
người (chết khoảng 60 người mỗi năm), trung bình mỗi ngày xảy ra 5 vụ cháy, làm chết
hoặc bị thương 8 người, thiệt hại về tài sản trị giá 419 tỷ đồng. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu
năm 2016, theo thống kê của cục cảnh sát PCCC, cả nước xảy ra 1.506 vụ cháy, làm 31
người tử vong, 181 người bị thương, thiệt hại về tài sản lên đến 830 tỷ đồng.


Năm 2014, trên địa bàn thành phố Hà Nội đã xảy ra 166 vụ cháy, trong đó có 42%
các vụ cháy, nổ xảy ra tại nhà dân. Đáng lo ngại hơn, trong số 10 vụ cháy gây chết người
thì có tới 8/10 vụ xảy ra tại nhà ở của người dân trong các khu dân cư. Còn tính trên cả
nước, trong số các vụ cháy có hơn 2.000 vụ xảy ra tại các cơ sở nhà dân, thiệt hại về tài
sản ước tính hơn 1.300 tỷ đồng, trong đó có 31 vụ cháy lớn, gây thiệt hại hơn 900 tỷ
đồng.
Năm 2015 cả nước đã xãy ra 2.792 vụ cháy, làm 62 người chết và 264 người bị

thương, thiệt hại về tài sản ước tính trên 1.498 tỷ đồng, trong đó xảy ra nhiều vụ cháy lớn
tại khu dân cư, chung cư, chợ và trung tâm thương mại. Trong đó, cháy nổ nhà dân trong
các khu dân cư (1.121 vụ, chiếm 40,2%), trong đó một số vụ gây thiệt hại nghiêm trọng
về người tại nhà dân. Ngoài ra, đã xảy ra một số vụ cháy tại các chung cư cao tầng, gây
tâm lý hoang mang, lo ngại cho người dân.
Ví dụ 1: Đầu năm 2015, vào ngày 05/3/2015, xảy ra vụ cháy nhà dân tại địa chỉ số
94 ngõ Lan Bá, tổ 20, phường Trung Phụng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội làm 01
người chết và làm nhiều đồ dùng, vật dụng bị thiêu rụi, vụ hỏa hoạn đã gây hoang mang,
lo sợ cho các hộ gia đình trên địa bàn. Nguyên nhân cháy tại các nhà dân phần lớn là do
sơ suất, bất cẩn trong việc sử dụng nguồn lửa, nguồn điện gây ra.
Ví dụ 2: Khoảng 11h ngày 23-10-2016, một vụ hỏa hoạn bất ngờ bùng phát tại cửa
hàng khung tranh Huy Hoàng ở địa chỉ số 65 A phố Nguyễn Thái Học, Đống Đa, Hà Nội.
Vị trí ngọn lửa bùng phát được xác định là ở tầng 2 của cửa hàng bán tranh.
Cùng ngày, khoảng 12h30’, tại tầng 4 và tầng tum của ngôi nhà số 51 phố Chương
Dương Độ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đột nhiên phát hỏa.
Ví dụ 3: Một vụ cháy lớn tại một nhà dân tại xóm 4, thôn Thái Hòa 2, xã Đông
Hoàng, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. Đám cháy xảy ra giữa đêm khuya, rạng sáng
5-8-2016 khi cả nhà đang ngủ say làm bốn người trong cùng một gia đình bị thương và 2
người tử vong
2.1.2. Tình hình phát triển của loại hình BHHH nhà tư nhân ở VN
Hiện nay thị trường bảo hiểm nhà tư nhân được đánh giá rất rộng, trong đó có sự
góp mặt của bảo hiểm hỏa hoạn nhà tư nhân. Theo cục quản lý giám sát bảo hiểm bảo


hiểm cháy nổ năm 2015: 2.856 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 8,91%. Ưu thế khai thác thị
trường này dường như vẫn đang thuộc về các công ty bảo hiểm phi nhân thọ trong nước
như Bảo Việt, Bảo Minh, PJICO,AAA,... Tuy nhiên trong thời gian gần đây mới có thể
nói loại hình bảo hiểm hỏa hoạn nhà tư nhân mới đang dần đón nhận được sự quan tâm từ
phía người dân.
Nhận thức của người dân Việt Nam (nhất là ở khu vực thành thị, khu đông dân cư)

ngày càng được nâng cao đối với tầm quan trọng của loại hình bảo hiểm này khi thu nhập
càng nâng cao, sở hữu nhà cửa cũng như tài sản có giá trị càng lớn cũng như tình hình
cháy nổ càng diễn biến phức tạp trong năm những năm gần đây kéo theo các tổn thất bảo
hiểm cũng tiếp tục có chiều hướng gia tăng cả vể số vụ và mức độ tổn thất.
Thêm vào đó chi phí mua bảo hiểm ở mức có thể chấp nhận được và sự linh hoạt
trong cách tính nên càng thu hút được khách hàng. Người mua bảo hiểm nhà có thể chọn
mua bảo hiểm với mức phí bằng khoảng 0,1-0,15% số tiền bảo hiểm căn nhà. Ví dụ, căn
nhà có giá trị 1 tỷ đồng, gia chủ muốn mua bảo hiểm 1 tỷ đồng (có nghĩa là phía bảo
hiểm sẽ trả cho gia chủ cao nhất 1 tỷ đồng nếu xảy ra rủi ro) thì gia chủ phải đóng số phí
là 1-1,5 triệu đồng một năm. Gia chủ có thể chọn mua hình thức bảo hiểm nhà với mức
bảo hiểm là giá trị căn nhà hoặc một phần trị giá căn nhà.
Bên cạnh đo ngày nay các công ty bảo hiểm đã cung cấp loại hình nghiệp vụ này
trong một gói sản phẩm tùy thuộc vào từng công ty để bảo hiểm hỏa hoạn đến gần với
người dân hơn nữa. Điển hình là Công ty cổ phần Bảo Minh, căn cứ trên nhu cầu thực tế
của hộ gia đình, công ty đã cho ra đời sản phẩm bảo hiểm trọn gói “Bảo hiểm Hộ gia
đình” gồm 3 loại Bảo hiểm sức khỏe, Bảo hiểm hỏa hoạn nhà tư nhân, Bảo hiểm xe mô
tô với mức phí ưu đãi phù hợp với thu nhập của người dân.
2.2. Tính ưu việt của việc mua BHHH nhà tư nhân
Thứ nhất là khi tham gia bảo hiểm hỏa hoạn, người dân sẽ được các Công ty bảo
hiểm tư vấn về các biện pháp phòng tránh tổn thất, tăng cường biện pháp phòng hoả hoạn
chữa hoả hoạn và thực hiện chính sách quản lý rủi ro nhằm đảm bảo sự an toàn cao nhất.


Trước thực trạng tình hình hỏa hoạn xảy ra như những năm gần đây, người dân bắt
đầu để ý đến việc mua sản phẩm bảo hiểm để bảo vệ tốt nhất cho ngôi nhà của mình.
Hiện nay, trên thị trường đang có 3 loại sản phẩm hiểm liên quan đến cháy nổ là: Bảo
hiểm cháy nổ Hiện nay trên thị trường đang cung cấp 3 loại sản phẩm bảo hiểm liên quan
đến cháy nổ là: Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc (dành cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh,
tiểu thương), bảo hiểm cháy nổ và các rủi ro đặc biệt (dành cho cả doanh nghiệp và cá
nhân); bảo hiểm nhà tư nhân (dành riêng cho khách hàng cá nhân). Mỗi sản phẩm bảo

hiểm đều có phạm vi bồi thường khác nhau. PTI sẽ so sánh những điểm khác nhau của 3
sản phẩm này để khách hàng có thể đưa ra được những lựa chọn phù hợp nhất với nhu
cầu của mình.
Nội dung

Bảo hiểm cháy nổ Bảo hiểm cháy nổ và rủi ro
bắt buộc

đặc biệt

Đối tượng Khung nhà và tài sản Khung nhà và tài sản trong
được bảo

trong nhà

nhà

Bảo hiểm Nhà tư nhân

Khung nhà và tài sản
trong nhà

hiểm
Phạm vi bảo hiểm: Nổ, sét
Quyền lợi

Chỉ bảo hiểm trong

đánh trực tiếp; máy bay và


trường hợp xảy ra

các phương tiện hàng không

cháy và nổ

rơi, tổn hại do hành động ác
ý;giông bão, lũ lụt…

Phạm vi bảo hiểm: Hỏa
hoạn, sét, nổ, giông
bão, trộm cướp, đâm va
do xe cộ và xúc vật..

 Thứ 2, Bảo hiểm Nhà tư nhân là gói sản phẩm phù hợp nhằm bảo vệ tối đa
quyền lợi của chủ nhà.
Thứ 3, bên cạnh việc mang lại lợi ích trên cho các bản thân hộ gia đình, bảo hiểm
hoả hoạn cũng đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định và phát triển nền kinh tế. Bời vì
thông qua việc hướng dẫn các hộ thực hiện những biện pháp an toàn, các Công ty bảo
hiểm góp phần hạn chế tổn thất tai nạn giúp khách hàng của họ có điều kiện thúc đẩy mở
rộng sản xuất như mong muốn. Mặt khác, một phần không nhỏ khoản phí thu được từ


loại hình này được Công ty bảo hiểm đóng góp vào ngân sách nhà nước để chính phủ sử
dụng các mục đích xã hội.
2.3. Nguyên nhân người dân không tích cực tham gia BHHH nhà tư nhân
Thứ nhất là do điều kiện kinh tế và nhận thức của người dân: Loại hình bảo hiểm
tư nhân đã có khoảng 21 năm (1989) trước đây nhưng chỉ được quan tâm mua nhiều
trong những năm gần đây. Nguyên nhân là do trước đây người dân chưa có nhiều của để
dành, nhu cầu bảo vệ tài sản chưa phát sinh và do suy nghĩ chủ quan “nó không xảy ra

đối với tôi” và chưa nhận thức đầy đủ vai trò quan trọng của sản phẩm này. Người dân do
thói quen từ xa xưa nên thường không có ý thức và ít có nhu cầu mua bảo hiểm cho ngôi
nhà của mình.
Thứ hai là do công tác tuyên truyền và quảng bá: Thực trạng kinh doanh không có
lãi của các doanh nghiệp bảo hiểm đối với nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn và rủi ro đặc
biệt cũng phải đáng xem xét. Năm 2008 có 16 doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp dịch vụ
này thì có tới 5 doanh nghiệp lỗ là: Bảo Tín, Groupama, Liberty và ACE. Năm 2009,mặc
dù nhiều doanh nghiệp tăng vố đầu tư chủ sở hữu và dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm song
vẫn còn 4/16 doanh nghiệp bị lỗ là Groupama, Liberty, Fubon và MSIG. Nên các doanh
nghiệp kinh doanh bảo hiểm chưa mấy ‘mặn mà’ đến công tác tuyên truyền quảng cáo
bảo hiểm hỏa hoạn.
Thứ ba là do công tác bồi thường: Liên quan đến vấn đề chậm đề bù cho khách
hàng sau khi hỏa hoạn xảy ra, các doanh nghiệp bảo hiểm giải thích là do không xác định
được nguyên nhân của vụ cháy nên doanh nghiệp không có cơ sở để bồi thường. Tuy
nhiên, theo phân tích của giới chuyên môn, chính thái độ kinh doanh ỷ lại, luôn có tư
tưởng ‘thẳng thắn’ đã khiến các doanh nghiệp bảo hiểm không lo tạo uy tín, đưa sản
phẩm của mình đến với khách hàng ,giúp họ hiểu tường tận những lợi ích mà nó mang
lại.
Để có thể hạn chế những bất cập trên các công ty bảo hiểm cần tìm ra và thực hiện
những giải pháp thực sự hiệu quả. Đó là một quá trình lâu dài, khó khăn, cần nhiều nỗ lực
của các công ty bảo hiểm để có thể phát triển được loại hình này.
2.4. Khó khăn trong việc phát triển BHHH nhà tư nhân tại Việt nam hiện nay


Những bất cập trên thị trường bảo hiểm hỏa hoạn và rủi ro đặc biệt tại Việt Nam
hiện nay đang khiến cho việc phát triển loại hình bảo hiểm tư nhân gặp nhiều khó khăn
Một là sự cạnh tranh giữa các công ty bảo hiểm: hiện này ngày càng có nhiều
doanh nghiệp tư nhân được mở ra ồ ạt, mang tính số lượng khiến cho người dân hoang
mang và khó khăn trong việc lựa chọn doanh nghiệp chính xác và phù hợp.
Hai là những vướng mắc trong hệ thống văn bản pháp luật: hệ thống văn bản

pháp lý đã quy định chi tiết các đối tượng thuộc diện tham gia bảo hiểm cháy nổ bắt
buộc, nhưng trên thực tế vẫn còn nhiều khó khăn và bất cập như: đối tượng buộc phải
tham gia (16 nhóm) chưa bao quát, bản dịch tiếng Anh chưa hoàn thiện và công khai rộng
rãi, biểu phí, mức khấu trừ còn rất cao so với biểu phí tự nguyện và chưa có hướng dẫn
bảo hiểm, quy tắc đối với các rủi ro phụ. Hay hiện tại, chế tài bắt buộc phải mau bảo
hiểm cho chung cư còn khá lỏng lẻo. Theo quy định nếu không mua thì chỉ bị phạt từ 2
đến 5 triệu đồng, số tiền phạt này so với giá trị chung cư thì rất nhỏ, không đáng để chủ
đầu tư, doanh nghiệp vận hành phải vận động mua bảo hiểm. Điều này khiến cho sự phát
triển bảo hiểm hỏa hoạn nhà tư nhân gặp khó khăn.
Ba là phí bảo hiểm khá cao so với thu nhập bình quân của người dân: chẳng hạn
như phí bảo hiểm chung cư, khoảng 0,1 – 0,2% tổng giá trị xây dựng ngôi nhà. Trong khi
đó mức phí dịch vụ vận hành chung cư thì không thể tham gia gói bảo hiểm này. Còn
việc các cư dân chung cư thống nhất đóng góp tiền để mua bảo hiểm gần như là không
thể. Dẫn đến nhiều người muốn mua bảo hiểm nhưng lại không có đủ điều kiện để chi
trả. Dẫn đến khó khăn cho sự phát triển bảo hiểm hỏa hoạn tư nhân. Tóm lại, bảo hiểm
hỏa hoạn nhà tư nhân tại Việt nam còn chưa đáp ứng được đầy đủ, phù hợp với nhu cầu
của người muốn tham gia bảo hiểm. Tuy nhiên, cho đến nay sản phẩm này vẫn chưa được
triển khai mạnh, bởi bên mua thì chưa quan tâm đến vấn đề bảo hiểm, bên bán thì chưa
đưa ra sản phẩm phù hợp với đối tượng dân cư này. Thực tế, những sản phẩm bảo hiểm
đã được đưa ra thị trường mới tiếp cận được chủ yếu là đối tượng người nước ngoài hoặc
người trong nước có thu nhập cao bởi trách nhiệm bảo hiểm rất lớn nên mức phí cũng
khá cao.
Bốn là người dân, doanh nghiệp vẫn có tâm lý e ngại rằng dù có mua bảo hiểm thì
khi xảy ra sự cố việc đòi tiền bồi thường còn là một câu chuyện khác. Từ đó có thể thấy,


các doanh nghiệp bảo hiểm còn chưa tạo được lòng tin cho người dân và doanh nghiệp có
nhu cầu mua bảo hiểm.
Năm là thu nhập của người dân Việt Nam còn chưa cao, nhu cầu ăn uống sinh
hoạt nhiều gia đình vẫn chưa đáp ứng được dẫn đến vấn đề mua bảo hiểm hỏa hoạn tư

nhân với chi phí cao lại càng là một vấn đề nan giải. Thêm vào đó hiểu biết của người
dân Việt Nam còn hạn chế cộng thêm việc chỉ nghĩ đến lợi ích trước mắt, luôn có thái độ
trốn tránh, viện đủ lý do để trốn mua bảo hiểm. Theo khảo sát của các công ty bảo hiểm,
hiện nay số lượng người dân có nhu cầu mua bảo hiểm hỏa hoạn nhà tư nhân không
nhiều, phần lớn chỉ mua dưới áp lực của các ngân hàng khi đem nhà đi thế chấp vay tiền.
Sáu là trình độ của cán bộ bảo hiểm: Trình độ của cán bộ bảo hiểm cũng đóng vai
trò rất quan trọng trong quá trình triển khai và hoàn thiện việc phát triển BHHH nhà tư
nhân, do loại hình bảo hiểm này có nghiệp vụ rất phức tạp, đòi hỏi cán bộ bảo hiểm có
trình độ, đồng thời nhanh nhạy, linh hoạt trong việc tiếp cận nhu cầu và thị hiếu của
khách hàng thì công tác triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn nhà tư nhân mới đạt
được thành công. Trong những năm qua, phải nhìn nhận rằng trình độ cán bộ bảo hiểm
trong nước có tăng lên đáng kể nhưng nhìn chung vẫn còn thấp so với các nước trên thế
giới.

Đây



vấn

đề

cần

được

tiếp

tục quan tâm nhiều hơn nữa trong những năm tới đây.
Tóm lại, khó khăn đến từ nhiều phía, doanh nghiệp bảo hiểm, người dân và doanh

nghiệp mua bảo hiểm và nhà nước. Tất cả đều gây ra bất cập và khiến cho sự phát triển
của bảo hiểm hỏa hoạn nhà tư nhân tại Việt Nam gặp khó khăn.
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM HOẢ HOẠN
NHÀ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM
3.1. Kinh nghiệm của các nước về việc phát triển BHHH nói chung và BHHH nhà tư
nhân nói riêng
3.1.1. Kinh nghiệm phát triển BHHH nhà tư nhân ở Mỹ


Ngày nay, nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro nhà tư nhân đặc biệt đã được
tiến hành ở hầu hết các nước trên thế giới và đặc biệt là các nước phát triển, trong đó phải
kể đến Mỹ. Cơ quan phòng cháy chữa cháy quốc gia (NFPA) báo cáo rằng, trung bình,
người Mỹ trải qua một đám cháy trong nhà của họ năm năm một lần. Con số này bao
gồm tất cả các vụ cháy nhà tình cờ, khi trong nhà của họ không có vấn đề nhỏ nào. Hầu
hết đám cháy đều được xử lý một cách nhanh chóng và dẫn đến ít thiệt hại. Tuy nhiên,
cũng có nhiều vụ cháy đôi khi không thể kiểm soát, và thiệt hại đáng kể.
Theo thống kê, có khoảng 374.000 cháy khu dân cư xảy ra mỗi năm ở Mỹ. Những
vụ cháy gây ra hơn 7 tỷ đô thiệt hại tài sản hàng năm. Và nấu ăn và lò sưởi là nguyên
nhân gây ra khoảng 72% của tất cả các vụ cháy khu dân cư; ngoài ra là các nguyên nhân
khác như: sử dụng nến không cẩn thận, thuốc lá, việc đốt các bệnh dịch hạch của chủ
nhà,…
=> Chính những lý do này đã khiến dịch vụ Bảo hiểm hỏa hoạn nhà tư nhân ở Mỹ
ngày càng phát triển.
Thứ nhất là phát triển dịch vụ bảo hiểm hỏa hoạn nhà tư nhân trực tuyến. Các
doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo hiểm hỏa hoạn nhà tư nhân ở Mỹ hiện nay cũng có
những cách thức để thu hút càng nhiều người dân sử dụng dịch vụ này nhiều hơn nữa.
Hầu hết các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hỏa hoạn nhà tư nhân đều có các trang web
riêng tư vấn online chi tiết về các thông tin liên quan như: số liệu hỏa hoạn nhà ở trong
những thời gian gần, nói rõ về vai trò của bảo hiểm hỏa hoạn nhà ở; các nguyên nhân gây
ra hỏa hoạn nhà ở, cách thức sử dụng bảo hiểm, giá thành,…Điều này khiến cho người

dân dễ dàng tiếp cận thông tin, tao sự tin tưởng và sử dụng dịch vụ của công ty
Thứ hai là thành lập bộ phận bản đồ hỏa hoạn trong các doanh nghiệp bảo hiểm
hỏa hoạn. Trong quá trình phát triển bảo hiểm hỏa hoạn của nước Mỹ, có rất nhiều vấn
đề liên tục phát sinh và yêu cầu các công ty bảo hiểm phải tìm ra hướng phải quyết.
Trong đó, có thể kể đến sự thiếu hoàn thiện về thông tin của các khu vực nhà ở, như các
đặc tính rủi ro vật lý và môi trường của nhà ở, gây ra sự khó khăn cho công tác bảo hiểm.


Để giải quyết vấn đề đó, các đại lý riêng biệt của các công ty bảo hiểm hỏa hoạn
tại Mỹ đã tạo nên bản đồ của các thị trấn họ đi qua, và đánh dấu vào những khu vực có
nguy cơ xảy ra hỏa hoạn cao, rồi sau đó tập trung nghiên cứu kĩ các khu vực này, tạo nên
1 danh sách các khách hàng tiềm năng cho các công ty bảo hiểm hỏa hoạn.
Việc ra đời của bản đồ này đã đáp ứng được nhu cầu của hầu hết các công ty bảo
hiểm hỏa hoạn, dẫn đến việc chúng được sử dụng rất phổ biến với tên gọi “bản đồ hỏa
hoạn”.
Ở thời điểm đó, các công ty về bản đồ hỏa hoạn bắt đầu nở rộ, việc nghiên cứu và
cung cấp bản đồ được các công ty này thực hiện, và sau đó giao dịch với các công ty bảo
hiểm hỏa hoạn, chứ các công ty bảo hiểm hỏa hoạn chưa thể có được đội ngũ thiết lập
bản đồ cho riêng mình. Thông tin về các thị trấn lớn và các thành phố được ghi lại trên
bản đồ, các công ty bản đồ cập nhật nội dung bản đồ liên tục, và thông báo với công ty
bảo hiểm hỏa hoạn tất cả các thay đổi xảy ra tại từng khu vực.
Đây chính là tiền thân của bộ phận nghiên cứu bản đồ hỏa hoạn tại các doanh
nghiệp bảo hiểm hiện đại ngày nay.
3.1.2. Xu hướng liên doanh, liên kết và sát nhập
Xu hướng này được thể hiện rất rõ trong chính sách phát triển thị trường bảo
hiểm hoả hoạn nhà ở tư nhân ở một số nước, trong đó có nhiều nước ở Châu Á như Hàn
Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản… Cụ thể, từ sau cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ Châu
Á, Hàn Quốc đã xây dựng các giải pháp nhằm liên kết các liên doanh và sáp nhận các
công ty bảo hiểm trong nền công nghiệp dịch vụ tài chính. Nước này đã ban hành rất
nhiều quy định về liên doanh, liên kết và sáp nhập. Để tránh gây rối, các điều luật về liên

doanh và sáp nhập không cho phép công ty bảo hiểm nói chung và các công ty bảo hiểm
hoả hoạn nói riêng thay đổi định hướng kinh doanh cơ bản của mình. Tuy nhiên, chúng
lại cho phép các công ty này mở rộng các loại hình dịch vụ trong phạm vi công ty bằng
cách cho phép các công ty bảo hiểm liên doanh liên kết với các tổ chức tài chính khác
như các ngân hàng thương mại… Cũng tương tự, ở Nhật Bản, xu hướng sáp nhập, liên


kết cũng diễn ra rất mạnh mẽ. Ngoài ra, Luật Nhật cũng khuyến khích thành lập công ty
trợ giúp tương hỗ (mutual funded assistance company), tương tự như các tập đoàn bảo
hiểm tín dụng nhằm giúp đỡ các công ty bảo hiểm gặp khó khăn. Như vậy, ta có thể thấy
được rằng hầu hết các nước đi đầu trong lĩnh vực bảo hiểm ở Châu Á đều có chiến lược
đẩy mạnh sáp nhập và liên kết giữa các công ty bảo hiểm và các ngân hàng cũng như các
tổ chức khác.
3.1.3. Xu hướng E - BANCASSURANCE
Một số nước trên thế giới, đặc biệt là các nước công nghệ tiên tiến, còn gặt hái
được nhiều thành công nhờ kết hợp hoạt động kinh doanh bảo hiểm với các nghiệp vụ
ngân hàng trên một thị trường ảo - internet, tức ngân hàng - bảo hiểm điện tử mà người ta
thường gọi là E - Bancassurance. Khi áp dụng Bancassurance vào bảo hiểm hoả hoạn, các
ngân hàng có thể tiến hành bảo hiểm những tài sản thế chấp (như nhà cửa, các trang thiết
bị phục vụ sản xuất…), vốn là những đối tượng của bảo hiểm hoả hoạn khi khách hàng
muốn thế chấp những tài sản này để vay tiền của ngân hàng. Bancassurance đã hình
thành chủ yếu ở Châu Âu. Tại những nước này, thị phần của Bancassurance đã liên tục
tăng lên và ngày nay nó xê dịch trong khoảng 5 - 10% trong bảo hiểm phi nhân thọ. Con
số này sẽ còn tiếp tục tăng lên bởi vì các ngân hàng ngày càng mở rộng cửa đối với bảo
hiểm khi họ đã được chứng kiến nhiều trường hợp thành công. Các công ty đi tiên phong
bao gồm các tập đoàn liên kết tài chính (financial conglomerates) như Fortis, ING và
Rabobank ở Hà Lan, các liên minh chặt chẽ như Citibanks với CIV ở Đức và
HSBC/ERisa ở Pháp. Sự sáp nhập gần đây giữa Citibanks và Travelers - Mỹ và việc
Alianz (một công ty bảo hiểm hàng đầu của Đức) mua lại Dresdner (một ngân hàng đứng
hàng thứ 3 của Đức) đã cho thấy tầm quan trọng ngày càng tăng của quan điểm

bancassurance.
Còn ở Châu Á, sự phát triển của bancassurance chỉ mới bắt đầu gần đây. Công ty
bảo hiểm Maybank của Malaysia, một công ty bảo hiểm tiêu biểu của năm 2000, là một
ví dụ tiêu biểu về quan điểm ngân hàng - bảo hiểm thành công. Công ty này đã có thể
tránh được sự xung đột về kênh phân phối bằng cách tập trung ngay từ đầu vào mô hình


bán hàng ngân hàng - bảo hiểm. Và nhờ khai thác công nghệ điểm bán hàng mới nhất đã
tránh được cái bẫy của hệ thống đại lý bán hàng truyền thống vì một tỷ lệ rất lớn các đơn
bảo hiểm có thể được cấp tại chỗ. E - Bancassurance có thể thành công phần lớn là do
phần đông mọi người vẫn thích giải quyết các vấn đề tài chính của mình với ngân hàng
nhiều hơn là với công ty bảo hiểm. Gần như mọi người đều có riêng một ngân hàng mà
mình ưa chuộng để giải quyết tất cả các công việc tài chính. Họ thường xuyên liên hệ với
ngân hàng này. Trong thế giới ảo, điều đó vẫn sẽ không thay đổi. Chính vì vậy,
bancassurance đã tìm được chỗ đứng và đang sắp tạo ra được một thị phần đáng kể cho
mình. Cho đến nay, việc bán bảo hiểm hoả hoạn kết hợp với nghiệp vụ ngân hàng thông
qua kênh Internet còn chưa thành công như một số người hy vọng. Nhưng kinh nghiệm
kỹ thuật mà những người đi tiên phong đã thu được sẽ tạo cho họ những lợi thế khi bán
bảo hiểm hoả hoạn theo phương pháp E - bancassurance thực sự cất cánh.
3.2. Các giải pháp khác để phát triển BHHH nhà tư nhân ở Việt Nam
3.2.1. Đối với nhà nước:
Một là từng bước hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật hướng dẫn việc mua bảo
hiểm hỏa hoạn nhà ở tư nhân một cách đồng bộ, xác định rõ đối tượng nào thuộc diện
mua bảo hiểm bắt bộc hay tự nguyện.
Hai là thành lập các tổ kiểm tra, giám sát việc thực hiện mua bảo hiểm hỏa hoạn
của nhà ở tư nhân theo quy định của Chính phủ. Tăng cường rà soát tất cả các khu trung
cư, nhà ở tư nhân thuộc diện thuộc diện mua BHHH bắt buộc trên địa bàn mỗi tỉnh, thành
phố để khắc phục tình trạng trốn tránh mua BHHH.
Ba là cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại
chúng để người dân biết rõ hơn về các quy định này, đồng thời thấy được sự cần thiết của

việc mu bảo hiểm để bảo vệ lợi ích cho mình và xã hội.
Bốn là nhu cầu BHHH và rủi ro đặc biệt ngày càng một tăng, cần có kế hoạch sửa
đổi chế độ chính sách liên quan đến bảo hiểm hỏa hoạn và rủi ro đặc biệt, cùng với đó
tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xây dựng cơ chế thông tin giữa doanh nghiệp bảo


hiểm để kai thác tiềm năng trong lĩnh vực này một cách hiệu quả mang lại lợi ích cho
người dân cũng như doanh nghiệp, tạo thuận lợi cho tăng trưởng của đất nước.
3.2.2. Đối với công ty bảo hiểm:
Thứ nhất, cần khắc phục tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các công ty
bảo hiểm. Do cạnh tranh gay gắt, các công ty bảo hiểm đã hạ phí bảo hiểm, tăng phần trợ
cấp cho các đại lý làm giảm hiệu quả kinh doanh, giảm chất lượng các sản phẩm bảo
hiểm.
Thứ hai, các doanh nghiệp bảo hiểm cần sử dụng nhiều kênh để tiếp cận khách
hàng một cách hiệu quả, để khuyến khích khách hàng mua bảo hiểm hỏa hoạn nhiều hơn.
Hãy để những khách hàng tiềm năng nghe được thông tin về sản phẩm từ nhiều nguồn
khác nhau và bằng nhiều cách thức khác nhau.
Thứ ba, chú trọng và tăng cường việc đào tạo, nâng cao khả năng chuyên môn,
nghiệp vụ của các cán bộ làm công tác bảo hiểm.
Thứ tư, phác thảo minh bạch rõ ràng các quy định, điều kiện trong hợp đồng bảo
hiểm về phương thức bảo hiểm hỏa hoạn nhà ở tư nhân, mức phí cũng như cách đánh giá
rủi ro phù hợp với thực tế, nâng cao công tác giám định và giải quyết bồi thường để đảm
bảo tối đa quyền lượi của khách hàng khi gặp thiệt hại, từ đó tạo niềm tin cho người mua
bảo hiểm, thúc đẩy sự phát triển hoạt động kinh doanh mua bảo hiểm hỏa hoạn cho nhà ở
tư nhân.
Kết luận
Bảo hiểm hỏa hoạn nói chúng và bảo hiểm hỏa hoạn nhà tư nhân nói riêng là
nghiệp vụ bảo hiểm rất cần thiết cho đời sống cũng như trong hoạt động sản xuất kinh
doanh của người dân Việt Nam. Khi cuộc sống của người dân được cải thiện, nhân thức
của họ về rủi ro được đầy đủ thì bảo hiểm hỏa hoạn nhà tư nhân sẽ là một chỗ dựa vững

chắc cho các gia đình Việt Nam. Cùng với sự phát triển của xã hội, pham vi bảo hiểm sẽ
ngày càng rộng rãi, thể hiện được tiềm năng phát triển của loại hình bảo hiểm này. Tuy
nhiên, vì là một nghiệp vụ phức tạp, liên quan đến luật pháp hiện hành nên sẽ không
tránh khỏi những vướng mắc, cần thời gian để hoàn thiện dần. Qua việc mở rộng quan
hệ, đi sâu đi sát thị trường, không ngừng đổi mới, hoàn thiện, bảo hiểm hỏa hoạn nhà tư
nhân sẽ ngày càng thẻ hiện rõ vai trò, vị trí của nó và đón nhận được sự hưởng ứng của
người dân để phát triển loại hình bảo hiểm này tại Việt Nam.


Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Văn Định, Giáo trình Bảo hiểm, 2008, NXB Đại học Kinh tế quốc dân
2. />3.
/>4. />5. />


×