Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Toan 7 day học tich hop

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (787.01 KB, 11 trang )

CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN
ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TẾ
DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP DÀNH CHO GIÁO VIÊN
A. Lí do chọn đề tài.
Giữa các môn học trong nhà trường, nhất là các môn học trong cùng một khối tự
nhiên, khối xã hội hay giữa các môn khác khối khác nhau bao giờ cũng có mối liên hệ,
hỗ trợ cho nhau. Nội dung của môn học này có phần liên quan tới môn học khác và
chúng là cơ sở giúp học tốt các môn học hơn. Chính vì vậy trong chương trình học
người học cần phải kết hợp kiến thức của nhiều bộ có liên quan tới nhau để dễ dàng làm
sáng tỏ các vấn đề mới, giải quyết các vấn đề khó. Xuất phát từ quan điểm đó và đặc
trưng của từng môn học, chúng tôi thấy môn Toán là môn liên quan tới nhiều môn học
khác như : Địa lí, Vật lí, Hóa học,…Hơn nữa việc vận dụng các kiến thức liên môn
trong học tập và giảng dạy còn mang lại rất nhiều ý nghĩa thực tiễn như:
- Khuyến khích giáo viên sáng tạo, thực hiện dạy học theo chủ đề, chủ điểm có nội
dung liên quan tới nhiều môn học và gắn liền với thực tiễn.
- Góp phần đổi mới hình thức tổ chức dạy học, đổi mới phương pháp dạy học, đổi
mới phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, tăng cường ứng dụng hiệu quả
công nghệ thông tin trong dạy học.
- Tạo cơ hội giao lưu, trao đổi kinh nghiệm giữa các giáo viên trung học trong
huyện, tỉnh, trong cả nước,…
Qua một thời gian tìm hiểu, kết hợp với kinh nghiệm dạy học của bản thân chúng
tôi xin đưa ra một chủ đề tích hợp, dạy học liên môn ở một số bài học trong chương
trình SGK Toán lớp 7 có vận dụng kiến thức liên môn Địa lí,…
B.Nội dung đề tài.
Dạy học tích hợp môn Toán 7 với chủ đề “Giải các bài toán thống kê”
Tiết 48:

LUYỆN TẬP

I.Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức: Củng cố cho HS cách lập bảng tần số các giá trị của dấu hiệu, và


công thức tính số trung bình cộng (các bước và ý nghĩa của các kí hiệu)
Củng cố cách vẽ biểu đồ, ý nghĩa minh họa của biểu đồ về giá trị của dấu hiệu và
tần số tương ứng.
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng lập bảng tần số, tính số trung bình cộng và tìm mốt của
dấu hiệu.
1


Rèn kỹ năng vẽ biểu đồ.
3. Thái độ: Giáo giục cho học sinh ý thức tự giác trong học tập và lòng say mê
tìm hiểu kiến thúc các môn học.
Học sinh có ý thức bảo vệ môi trường, hiểu được tác hại của sự biến đổi khí hậu
toàn cầu.
Liên hệ thực tế sử dụng tiết kiệm hơn các nguồn nước, điện sinh hoạt hàng ngày.
Có ý thức hơn trong tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội,…
4. Năng lực: Phát triển năng lực ngôn ngữ, năng lực giao tiếp,năng lực tư duy,
sáng tạo, vận dụng thực tiễn,…
II. Chuẩn bị.
1.Giáo viên:
- Giáo án.
- Máy chiếu, máy tính, thước thẳng,….
- Sưu tầm nội dung các bài toán có sử dụng kiến thức liên môn : Địa lí
2. Học sinh
- Chuẩn bị kiến thức liên quan tới dạng bài tập áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau,
thống kê.
- Tìm hiểu hiểu về các vẫn đề xã hội đang diễn ra thông qua các phương tiện truyền
thông để có được kiến thức xã hội.
III. Tổ chức các hoạt động dạy học
1. Tổ chức
Vắng:

2. Kiểm tra
- HS 1: Nêu các bước tính số trung bình cộng của dấu hiệu? Viết công thức và giải
thích các kí hiệu; làm bài tập 17a (ĐS: X =7,68)
- HS 2: Nêu ý nghĩa của số trung bình cộng? Thế nào là mốt của dấu hiệu. (ĐS: M 0
= 8)
3. Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Yêu cầu HS làm bài 18.
Bài 18 Tr21-SGK
GV treo bảng phụ ghi sẵn bảng 26.
HS quan sát đề bài.
2


Chiều cao
(sắp xếp theo khoảng)
105
110-120
121-131
132-142
143-153
155

Tần số (n)

1
7
35
45

11
1
N = 100
Nêu sự khác nhau của bảng này với Bảng này các giá trị được xếp theo từng
khoảng.
bảng “tần số” đã biết?
Trong cột giá trị người ta ghép theo
từng lớp. Người ta gọi là bảng phân
phối ghép lớp.
Ước tính số trung bình cộng?
GV hướng dẫn: Tính số trung bình cộng
của từng khoảng.
Nhân số trung bình cộng vừa tìm được HS độc lập tính toán và đọc kết quả.
Chiều
với tần số tương ứng.
x
n
x.n
cao
Thực hiện các bước theo quy tắc đã học
10
Yêu cầu 1 HS lên bảng tính.
105
5
1
105
110-120 115 7
805
121-131 126 35 4410
13268

132-142 137 45 6165
X=
143-153 14 11 1628
100
155
8
1
155 X = 132, 68
GV cho HS nhận xét đánh giá.
155
10 1326
Gv yêu cầu HS làm bài 19 làm bài.
0
8
Nêu trình tự làm bài?
Yêu cầu HS hoạt động nhóm.
HS nhận xét đánh giá
Bài 19 Tr23-SGK
GV kiểm tra các nhóm làm bài.
Lập bảng “tần số” từ bảng số liệu thống kê
ban đầu.
HS hoạt động nhóm.
Cân
Tần số
Tích
nặng
(n)
x.n
(x)
16

6
96
3


16,5
17
17,5
18
18,5
19
19,5
20
20,5
21
21,5
23,5
24
25
28
15

9
12
12
16
10
15
5
17

1
9
1
1
1
1
2
2
N=120

148,5
204
210
288
185
285
97,5
340
20,5
189
21,5
23,5
24
25
56
30
2243,5

GV cho lớp nhận xét bài làm của các
nhóm.

GV đưa ra nhận xét:
Trường mẫu giáo thành phố A có 120
HS trong đó:
HS có số cân nặng nhất là 25kg (01
em).
HS có số cân nhẹ nhất là 15kg (02 em).
Đa số các em có cân nặng 20kg(17em).
Nhìn chung HS có số cân nặng tương
đối đồng đều.
Liên hệ với HS: Để đảm bảo chiều cao,
cân nặng, có một sức khỏe tốt thì bản
thân mỗi HS phải có chế độ ăn uống Đại diện 1 nhóm trình bày.
đảm bảo đủ các chất, chế độ học tập,
nghỉ ngơi khoa học, hợp lí.

X=

2243,5
≈ 18,7
120

Gv treo bảng phụ ghi sẵn bảng 24.
Quan sát bảng “tần số” cho biết có nên
dùng số trung bình cộng làm đại diện
cho dấu hiệu không? Vì sao?
Bài 16 Tr 20 SGK
GV cho HS thảo luận theo cặp hai HS
Giá
10
2

3
4
90
trong bàn.
trị(x)
0
Tần
3 2 2 2
1 N = 50
số(n)
HS thảo luận
Trong trường này không nên dùng số trung
bình cộng đại diện cho dấu hiệu vì các giá
trị của dấu hiệu có sự chênh lệch rất lớn.
Bài tập 1: Diện tích rừng bị chặt phá trên thế giới vào các năm 2002, 2007 và 2009
lần lượt tỉ lệ với 8, 9, 10.
a) Tính diện tích rừng bị chặt phá vào các năm đó biết rằng tổng diện tích rừng bị
chặt phá của năm 2002 và 2007 nhiều hơn diện tích rừng bị chặt phá năm 2009 là 8,4
4


triệu ha.
b) Vẽ biểu đồ minh họa diện tích rừng bị chặt phá các năm 2002, 2007, 2009. Em
hãy nhận xét về diện tích rừng bị chặt phá các năm đó?Giảithích nguyên nhân diện
tích rừng bị chặt phá ngày một nhiều.
Nêu định hướng làm phần a?
Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau
để làm phần a.
Yêu cầu 1 HS lên bảng làm bài.
Gọi diện tích rừng bị chặt phá trên thế giới

vào các năm 2002, 2007 và 2009 lần lượt là
a, b, c.
Ta có

a b c
= =
và a + b – c = 8,4
8 9 10

Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau
ta có.
a b c
a + b - c 8, 4
= = =
=
= 1, 2
8 9 10 8 + 9 -10
7

⇒ a = 9,6; b = 10,8; c = 12
Vậy diện tích rừng bị chặt phá trên thế giới
GV cho HS nhận xét đánh giá.
vào các năm 2002 là 9,6 triệu ha, năm 2007
GV nhận xét đánh giá.
Yêu cầu 1 HS lên vẽ biểu đồ đoạn là 10,8 triệu ha và năm 2009 là 12 triệu ha.
thẳng minh họa diện tích rừng bị chặt Triệu ha
phá trong các năm 2002,2007 và 2009.
Trục tung biểu thị đại lượng nào?
(diện tích rừng bị chặt phá).
Trục hoành biểu thị yếu tố nào?

(năm).

0

2002

2007 2009

năm

Biểu đồ thể hiện diện tích rừng bị chặt phá
năm 2002,2007 và 2009

Nhận xét diện tích rừng lại bị chặt phá
qua các năm trên? Giải thích nguyên HS đưa ra các nhận xét cơ bản:
nhân làm diện tích rừng bị chặt phá gia -Diện tích rừng bị chặt phá ngày càng tăng
tăng.
qua các năm.Từ 9,6 triệu ha (năm 2002)
5


tăng lên 12 triệu ha (năm 2009),đã tăng 2,4
triệu ha trong 7 năm.
+Nguyên nhân:
-Rừng bị chặt phá do do lâm tặc khai thác
trộm gỗ, do người dân chặt phá rừng bừa
bãi và đốt rừng làm nương rẫy.
- Do chính sách quản lí và bảo vệ rừng còn
Theo em,rừng bị chặt phá gây ra những chưa chặt chẽ,hình thức xử phạt việc phá
tác hại gì?

rừng chưa nghiêm,…
( Gây ô nhiễm môi trường,làm đất đai
bị xói mòn,sạt lở,lũ lụt,…)
Theo em, là HS cần phải làm gì để bảo
vệ môi trường, bảo vệ rừng?
HS nêu các phương pháp bảo vệ môi
trường, bảo vệ rừng của mình như: Tham
gia vào các phong trào trồng, chăm sóc và
bảo vệ cây xanh của trường và địa phương;
Tuyên truyền tới mọi người về tác dụng của
GV liên hệ: Rừng có vai trò quan trọng việc trồng cây gây rừng, bảo vệ rừng; lên
trong việc điều hòa khí hậu, rừng được án các hành vi phá hoại rừng…
ví như là là phổi xanh của thế giới,
ngoài ra rừng còn có nhiều vai trò quan
trọng khác như giảm thiệt hại do thiên
tai như bão lũ… gây ra. Theo ước tính
trên thế giới hiện nay mỗi năm có
khoảng 13 triệu ha rừng bị tàn phá
tương đương với 0,7 tỉ tấn CO2 không
bị tiêu hủy/năm. Với đà phát triển kinh
tế như ngày nay thì lượng khí thải, chất
thải ra môi trường ngày càng lớn gây ra
hiệu ứng nhà kính, ô nhiễm môi trường
và biến đổi khí hậu nghiêm trọng. Do
đó việc bảo vệ môi trường là rất cần
thiết đối với mỗi chúng ta, Vậy mỗi
chúng ta phải có ý thức bảo vệ rừng,
bảo vệ cây xanh để chống biến đổi khí
hậu.
Bài tập 2:Việt Nam là một trong những

quốc gia nằm ở đới nóng có số vụ tai
6


nạn giao thông tăng nhanh.

Bài tập 2:

Theo thống kê về số vụ tai nạn giao
thông nước ta năm 2000 và 2008 tỉ lệ
với 1 và 2,của năm 2008 và 2012 là 4
và 6. Tính số vụ tai nạn giao thông xảy
ra năm 2012 biết tổng sỗ vụ tai nạn
trong 3 năm trên là 2400 vụ.

Giải:
Gọi số vụ tai nạn giao thông ở nước ta năm
2000,2008 và 2012 lần lượt là x,y,z
Theo bài ra ta có:

Qua việc giải bài tập trên em hãy cho
biết nguyên nhân nào làm cho số vụ tai
nạn giao thông ở nước ta tăng nhanh.
Bản thân em cần làm gì để góp phần
giảm số vụ tai nạn giao thông ở nước
ta.

4. Củng cố
- Học sinh nhắc lại các bước tính số trung bình cộng X và công thức tính X
- Giáo viên đưa bài tập lên bảng phụ

Điểm thi học kì môn toán của lớp 7A được ghi trong bảng sau:
6
5
4
7
7
6
8
5
8
3
8
2
4
6
8
2
6
3
8
7
7
7
4
10
8
7
3
5
5

5
9
8
9
7
9
9
5
5
8
8
5
9
7
5
5
a) Dấu hiệu cần tìm ở đây là gì ? Số các giá trị là bao nhiêu ?
b) Lập bảng tần số, tính số trung bình cộng của dấu hiệu.
c) Nhận xét gì về điểm của bài kiểm tra trên?
5. Hướng dẫn
- Ôn lại kiến thức trong chương
- Ôn tập chương III, làm 4 câu hỏi ôn tập chương tr22-SGK.
- Làm bài tập 20 (tr23-SGK); bài tập 14(tr7-SBT)
III Kiểm tra đánh giá kết quả HS tập.
* Giáo viên:

7


Quá trình kiểm tra đánh giá được thực hiện dưới dạng bài viết. Mỗi học sinh làm

một bài với nội dung câu hỏi sau.
Đời sống sinh hoạt hằng ngày của con người sử dụng rất nhiều nước sinh hoạt.
Về mặt sinh lý mỗi người cần khoảng 2 lít nước/ ngày, trung bình nhu cầu sử dụng nước
sinh hoạt của một người trong một ngày khoảng 15 lít cho vệ sinh cá nhân, 30 lít cho
tắm, 50 lít cho làm cơm, 70 lít cho giặt bằng máy.
Tính lượng nước mà em dùng trong một tháng (30 ngày)?
Giả sử giá nước sinh hoạt là 6500đ/khối. Số tiền phải trả trong một tháng (30 ngày) là
bao nhiêu?
Vẽ biểu đồ minh họa cho việc sử dụng nước của các hoạt động trên? Em có nhận xét gì
về lượng nước sử dụng vào các hoạt động hằng ngày? Theo em cần phải làm gì để sử
dụng nước tiết kiệm mà vẫn đạt hiệu quả cao?
* Học sinh.
Trong hoạt động dạy học, tiếp thu kiến thức học sinh tự đánh giá kết quả lẫn
nhau qua các lần thảo luận nhóm.
8. Các sản phẩm của học sinh
Sau khi chấm bài kiểm tra chúng tôi thấy 100% học sinh đã biết trình bày ý tưởng
của mình trong việc giải thích vấn đề, trả lời được câu hỏi nêu ra. Đặc biết các em biết
tích hợp kiến thức của các môn học để làm bài.
Kết quả đạt được: Loại trung bình: 12 HS
Loại Khá:

14 HS

Loại giỏi:

11 HS

Từ kết quả học tập của các em chúng tôi nhận thấy việc tích hợp kiến thức liên
môn vào một môn học nào đó là việc làm hết sức cần thiết, có hiệu quả rõ rệt đối với
học sinh. Cụ thể chúng tôi đã thực hiện thử nghiệm đối với bộ môn Toán nói chung và

tiết 48 “Luyện tập” nói riêng đối học sinh lớp 7 năm học 2014- 2015 đã đạt kết quả rất
khả quan. Chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện dự án này vào các năm học sau đối với học
sinh lớp đang giảng dạy và sẽ mở rộng hơn ở các khối lớp 6,8,9. Việc tích hợp kiến
thức liên môn giúp các em học sinh không chỉ giỏi một môn mà cần biết kết hợp kiến
thức các môn học lại với nhau để trở thành một con người phát triển toàn diện. Đồng
thời việc thực hiện những sản phẩm này sẽ giúp người giáo viên không ngừng trau dồi
kiến thức của các môn học khác để dạy bộ môn mình tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn.
8


Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!
• Ảnh các nguyên nhân làm suy giảm diện tích rừng:

Lâm tặc chặt phá rừng

Cháy rừng

Đốt rừng làm nương
rẫy
Hậu quả của chặt phá rừng.

9


Xói mòn,sạt lở đất

Lũ lụt

Đồi núi trơ trọc


Mất nơi cư trú của động

Biện pháp cần làm

10


Trồng rừng

Quản li,bảo vệ rừng

11



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×