BÀI DỰ
THI
EM YÊU
LỊCH SỬ XỨ THANH
HỌC SINH: LÊ BẬT THÀNH CÔNG
Câu 1: Người xưa có câu: “Vua xứ Thanh, thần xứ Nghệ”. Vùng Ái Châu (tức
Thanh Hóa ngày nay) được xem là cái nôi sản sinh ra vua chúa Việt. Bằng những
kiến thức lịch sử đã học, em hãy trình bày hiểu biết của mình về một trong các vị vua,
chúa xứ Thanh mà em yêu thích nhất.
Lê Lợi sinh ngày 6/8 năm Ất Sửu, tức ngày 10/9/1385, tại quê mẹ ở làng Chủ Sơn,
huyện Lôi Dương (sau là Thủy Chú, nay là Xuân Thắng, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa). .
Tổ ba đời của Lê Lợi là Lê Hối, theo Lam Sơn thực lục và Hoàng Lê ngọc phả, vốn làm
nghề dạy học (sư công). Lê Hối dời nhà đến ở Lam Sơn (xã Xuân Lam, Thọ Xuân, Thanh
Hóa), tổ chức khai phá và “ba năm thành sản nghiệp, con cháu ngày một đông, nô lệ ngày
một nhiều”.
Đến đời ông là Lê Đinh, “nối dõi nghiệp nhà, theo chí người trước, có bộ chúng đến
hơn nghìn người”. Trải qua đời cha là Lê Khoáng, Lê Lợi “thừa nghiệp của ông cha”, trở
thành một hào trưởng lớn vùng Lam Sơn.
Lê Lợi vừa lớn lên đã chứng kiến sự sụp đổ của triều Trần, những cuộc khởi nghĩa
của nông dân và những cố gắng cải cách của triều Hồ. Những biến động chính trị-xã hội
đó hẳn có ảnh hưởng đến nhận thức, tư tưởng của Lê Lợi, nhưng có lẽ chưa tác động bao
nhiêu đến địa vị và chí hướng của một ông đạo Cham hay quân trưởng của miền núi rừng
Lam Sơn xa xôi.
Nhà Minh xâm lược và đô hộ Đại Việt. Lê Lợi với lòng yêu nước, thương dân tha
thiết, với ý chí và nghị lực của kẻ trượng phu dĩ nhiên không thể đứng ngoài cuộc đấu
tranh cứu nước sôi sục của các tầng lớp nhân dân.
Lê Lợi đã từng thấy sự bất lực và đổ nát của triều Trần, sự bất bình, phản kháng của
nhân dân đối với vương triều suy thoái này, nên biết rõ phong trào cứu nước dưới danh
nghĩa khôi phục nhà Hậu Trần không thể đi đến thành công.
Trước thế lực, uy tín và ảnh hưởng của Lê Lợi, quân Minh đã dùng nhiều thủ đoạn
để mua chuộc, dùng chức tước để dụ dỗ ông. Trong thời gian chuẩn bị khởi nghĩa, Lê Lợi
cũng có khi phải dùng lễ vật và lời lẽ nhún nhường để che mắt quân giặc. Đầu năm Bính
Thân (1416) Lê Lợi cùng 18 người bạn thân tín nhất, cùng tâm huyết và chí hướng, trong
đó có Nguyễn Trãi, làm lễ thề kết nghĩa anh em, nguyện sống chết “chung sức đồng lòng
chống giữ địa phương để trong cõi được ở yên". Đó là hội thề Lũng Nhai lịch sử đặt cơ sở
cho sự hình thành một tổ chức lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và một bước chuẩn
bị lực lượng tiến tới phát động khởi nghĩa. Từ hội thề Lũng Nhai đến lúc cuộc khởi nghĩa
bùng nổ (1416 - 1418) có thể coi là giai đoạn chuẩn bị về tổ chức và lực lượng cho cuộc
khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi khởi xướng và chủ trì.
Đầu năm Mậu Tuất (1418) cuộc khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ. Bình Định vương Lê
Lợi là người lãnh đạo cao nhất của cuộc khởi nghĩa, là chủ soái của nghĩa quân Lam Sơn.
Trải qua 10 năm chiến đấu gian khổ, khởi nghĩa Lam Sơn đã phát triển thành một cuộc
chiến tranh giải phóng dân tộc trên quy mô cả nước và đi đến toàn thắng vào cuối năm
1427.
Lê Lợi lên làm vua năm 1428, lúc 43 tuổi. Lê Lợi có hai người con trai, năm 1429
con trưởng là Tư Tề được lập làm Quốc vương, quyền coi việc nước và con thứ là Nguyên
Long được lập làm hoàng thái tử. Nhưng Tư Tề bị bệnh “ngông cuồng” nên năm 1433 Lê
Lợi giáng Tư Tề, lập con thứ là Nguyên Long mới 10 tuổi, lên nối ngôi. Ngày 22 tháng 8
năm Quý Sửu, Lê Lợi từ trần khi mới 48 tuổi.
2
Lê Lợi chỉ ở ngôi 5 năm, nhưng trong thời gian đó, đã có nhiều cố gắng lớn nhằm
khắc phục những hậu quả của thời Minh thuộc, xây dựng lại đất nước, củng cố nền độc lập
và thống nhất.
Trong công cuộc xây dựng lại đất nước, với thời gian trị vì quá ngắn ngủi (5 năm),
Lê Lợi chưa làm được nhiều việc lắm. Nhưng những hoạt động với cương vị hoàng đế đầu
tiên của triều Lê đó đã đặt cơ sở vững vàng cho việc khẳng định nền độc lập - thống nhất
quốc gia, công cuộc phục hưng đất nước và một bước phát triển mới của chế độ phong
kiến.
Câu 2: Học giả người Pháp L.Bơdatxie nhận xét: “Công trình này là một trong
những tác phẩm đẹp nhất của nền kiến trúc Việt Nam” (Phan Đại Doãn: Những bàn
tay tài hoa của cha ông - NXB Giáo dục 1988). Ngày 27 - 06 - 2011, Tổ chức UNESCO
đã chính thức công nhận công trình này là Di sản văn hóa thế giới. Đó là công trình
nào? Em hãy đóng vai một hướng dẫn viên du lịch để giúp cộng đồng hiểu biết về
công trình này.
Học giả người Pháp L.Bơdatxie nhận xét: “Công trình này là một trong những tác phẩm
đẹp nhất của nền kiến trúc Việt Nam” .Ngày 27 - 06 - 2011, Tổ chức UNESCO đã chính
thức công nhận công trình này là Di sản văn hóa thế giới. Đó là công trình Thành Nhà Hồ.
Thành Nhà Hồ thuộc địa phận các xã Vĩnh Tiến, Vĩnh Long, Vĩnh Quang, Vĩnh Yên, Vĩnh
Phúc, Vĩnh Ninh, Vĩnh Khang, Vĩnh Thành và thị trấn Vĩnh Lộc (huyện Vĩnh Lộc), tỉnh
Thanh Hóa. Đây là kinh thành của nước Việt Nam từ năm 1398 đến 1407.
Thành Nhà Hồ do Hồ Quý Ly - lúc bấy giờ là tể tướng dưới triều đại nhà Trần - cho
xây dựng vào năm 1397. Thành xây xong, Hồ Quý Ly ép Vua Trần Thuận Tông rời đô từ
kinh thành Thăng Long (Hà Nội) về Thanh Hóa. Tháng 2 năm Canh Thìn (1400), Hồ Quý
Ly lên ngôi vua thay nhà Trần và đặt tên nước là Đại Ngu (1400-1407), thành Nhà Hồ
chính thức trở thành kinh đô. Thành Nhà Hồ trong lịch sử còn có các tên gọi khác là thành
An Tôn, Tây Đô, Tây Kinh, Tây Nhai, Tây Giai.
Thành Nhà Hồ được coi là tòa thành đá duy nhất còn lại ở Đông Nam Á và là một
trong rất ít còn lại trên thế giới. Ngày 27/6/2011, tại Paris (Pháp), trong kỳ họp lần thứ 35
của Ủy ban Di sản thế giới, UNESCO đã công nhận thành Nhà Hồ là di sản văn hóa thế
giới.
Thành Nhà Hồ đã đáp ứng hai tiêu chí được quy định trong Công ước Di sản Thế
giới năm 2008. Đó là tiêu chí 2 “bày tỏ sự trao đổi quan trọng của các giá trị nhân văn, qua
một thời kỳ hay bên trong một khu vực văn hóa của thế giới, về những phát triển trong kiến
trúc, công nghệ, nghệ thuật điêu khắc, quy hoạch thành phố hay thiết kế phong cảnh” và
tiêu chí 4 “là ví dụ nổi bật về một loại hình công trình xây dựng, một quần thể kiến trúc
hoặc kỹ thuật hoặc cảnh quan minh họa một (hoặc nhiều) giai đoạn trong lịch sử nhân
loại”.
Trong hồ sơ di sản thế giới, thành Nhà Hồ được mô tả là một công trình kỳ vĩ bởi kỹ
thuật và nghệ thuật xây dựng đá lớn và sự kết hợp các truyền thống xây dựng độc đáo có
3
một không hai ở Việt Nam, khu vực Đông Á và Đông Nam Á trong thời kỳ cuối thế kỷ 14,
đầu thế kỷ 15. Nhờ kỹ thuật xây dựng độc đáo, sử dụng các vật liệu bền vững, đặc biệt là
các khối đá lớn, thành Nhà Hồ được bảo tồn rất tốt trong cảnh quan thiên nhiên hầu như
còn nguyên vẹn. Đây là một trong số ít các di tích kinh thành chưa chịu nhiều tác động của
quá trình đô thị hóa, cảnh quan và quy mô kiến trúc còn được bảo tồn gần như nguyên vẹn
cả trên mặt đất và trong lòng đất ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á.
Theo các tài liệu và thư tịch cổ, cùng với việc khảo cổ, nghiên cứu hiện trạng thì
phức hợp di sản thành Nhà Hồ ngoài Thành nội, Hào thành, La thành còn có Đàn tế Nam
Giao.
Câu 3: Triệu Thị Trinh có một câu nói nổi tiếng: “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp
luồng sóng dữ, chém cá Kình ở Biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang sơn,
cởi ách nô lệ chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp người ta”. Bằng kiến thức lịch sử
đã học, em hãy làm rõ truyền thống anh hùng bất khuất chống giặc ngoại xâm của
con người xứ Thanh.
Câu nói nổi tiếng của Bà Triệu: “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng
dữ, chém cá kình ở biển Đông, đánh đuổi quân xâm lược Ngô, cưới ách nô lệ, há
chịu cụi đầu làm tì thiếp cho người ta” có ý nghĩa gì trong xã hội Việt Nam lúc
bấy giờ? Bà Triệu là ngưỡi giỏi võ nghệ, có chí lớn. Năm 19 tuổi đáp lời hỏi bà về
việc chồng con, bà nói: “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém
cá kình ở biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ chứ
không chịu khom lưng làm tì thiếp người ta”.Bà cùng anh trai chiêu tập nghĩa binh,
quyết lòng đánh đuổi quân Ngô cứu nước, cứu dân. Có thê rnois, Bà Triệu là tấm
gương sáng choiis về cuộc cách mạng nhân quyền sớm trên thế giới, vì vào thời điểm
mà bà khởi nghĩa, chế độ nô lệ đang còn bành trướng mạnh mẽ khắp nơi và thân phận
người phụ nữ vẫn bị coi rẻ mạt. Trong hoàn cảnh đang bị ngoại bang thống trị, vưới
những lễ nghi tôn giáo khắt khe, người đàn ông thường suy tôn là “ Đại trượng phu” ,
là “anh hùng nam tử” và được quyền “năm thê, bảy thiếp”; còn người phụ nữ chỉ là “
thân phận nữ nhi”, “liễu yếu đào tơ”, cùng với nhũng chính sách tàn bạo của nhà Hán
nhằm khống chế một bộ phận phản kháng ách áp bức bóc lột, gieo rắc trong lòng xã
hội tính “ Trọng Nam , Khinh nữ”. Tuy nhiên, Bà triêu đã dáng khẳng khái tuyên bố
rằng “tôi muốn cỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng giữ, chém cá kình biển Đông”, đẻ
phản kháng lại chế độ và để khảng định vai trò vị trí của người phụ nữ trong xã hội
thử hỏi đáng nam nhi lúc bấy giờ trong cùng một hoàn cảnh đã mấy ai sánh bằng. Để
phản đối và chống lại chế độ “ Tai năm thê, bảy thiếp”, “phận làm tì thiếp, một hình
thức nô lệ” Bà Triệu đã dứt khoát “há chịu cúi đầu làm tì thiếp người ta”. Từ đó bà đã
dấn thân vào cuộc nổi dậy thực sự. Bà đã chiêu binh, phất cờ làm cách mạng đòi sự
bình đảng, bình quyền nam nữ. Trong đó người phụ nữ không còn phải “ cúi đầu làm
tỳ thiếp người ta”, và mục tiêu của bà là “ đánh đuổi quân xâm lược Ngô” để nhân
dân được hưởng độc lập, thoát khỏi kiếp nô lệ.
4
Trong lịch sử chống giặc ngoại xâm , người dân Thanh Hóa luôn kiên cường, bất khuất
và mưu trí. Vì thế, vùng đất xứ Thanh “nhân kiệt” gần như thời nào cũng là phát tích,
dựng cờ khởi nghĩa.
Đó là Bà Triệu cới cuộc khởi nghĩa chống quân Ngô; Dương Đình Nghệ kéo quân
từ xứ Thanh ra Đại La đánh chiếm La Thành, cai quản đất nước dưới danh
nghĩa Tiết Độ Sứ;Lê lượi sau mười năm dấy binh đã đánh đuổi giặc Minh giành
lại giang Sơn xã tắc… Người Thanh Hóa không chỉ giỏi “ Lên ngựa cầm gươm,
xuống ngựa cầm bút” mà còn là những người giàu khả năng sáng tạo. Cha con
Hồ Quý Ly xây Thành Nhà Hồ, chế súng thần công, đúc tiền đồng và xây dựng
pháp luật; Lê Văn Hưu viết lên “Đại Việt sử ký toàn thư”, Lee Lợi với “ Lam
Sơn thực Lực”…Lịch sử cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của nhaan
dân Việt Nam ghi nhận sự đóng góp to lớn của nhân dân Thanh Hóa với những
trận kháng chiến ác liệt, những chiến công vẻ vang. Những thanh niên xung
phong, tự vệ chiến đấu dũng cảm và chịu đựng gian khổ như Ngô Thị Tuyển,
Nguyễn Thị Hằng, anh hùng Tô Vĩnh Diện lấy thân mình chèn pháo; anh hùng
Lê Mã Lương với câu nói nổi tiếng “cuộc đời đẹp nhất trên trận tuyến đánh
quân thù”… mỗi người một vẻ nhưng đều làm rạng danh cho Tổ Quốc Việt
Nam, cho quê hương Thanh Hóa trong lịch sử. Lịch sử vinh quang ấy kết tinh
thành niềm tự hào của người Thanh Hóa.
Linh khí của núi sông hun đúc nên khí chất của con người xứ Thanh cần cù lao động,
anh hùng trong đấu tranh, thông minh trong học hành, đối nhân xử thế, trọng
danh dự, giữ khí tiết, giàu đạo lý nghĩa tình. Phẩm chất cao quý ấy được lưu giữ
từ thế hệ này sang thế hệ khác. Để rồi co người xứ Thanh hôm nay luôn ra sức
thi đua học tập, lao động xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp, văn
minh.
Câu 4: Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa được thành lập như thế nào? Hãy nêu những hiểu
biết của em về một người Cộng sản Thanh Hóa mà em ấn tượng nhất?
Ngày 29/7/1930, Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa được thành lập tại Làng Yên Trường, xã
Thọ Lập, huyện Thọ Xuân. Sự ra đời của Đảng bộ tỉnh là một bước ngoặt lịch sử quan
trọng, là nhân tố quyết định thắng lợi của phong trào đấu tranh cách mạng đánh đổ chế độ
thực dân và phong kiến, giành chính quyền ở Thanh Hóa năm 1945, đồng thời giành nhiều
thành tựu to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc cũng như trong công cuộc
đổi mới, phát triển và hội nhập hiện nay.Năm 1858, Thực dân Pháp nổ súng tấn công Đà
Nẵng, chính thức xâm lược Việt Nam. Cùng với nhân dân cả nước, nhân dân Thanh Hóa,
liên tục vùng lên khởi nghĩa đánh đuổi giặc Pháp xâm lược. Các cuộc đấu tranh yêu nước
do các sỹ phu phong kiến lãnh đạo, tiêu biểu là phong trào Cần Vương, phong trào Đông
Du, Đông Kinh Nghĩa Thục diễn ra rộng khắp, thế nhưng đều lần lượt bị địch khủng bố
đẫm máu và thất bại, do thiếu một đường lối lãnh đạo đúng đắn của một chính Đảng.
Trong bối cảnh đó, ngày 03 tháng 2 năm 1930, tại Cửu Long (Hương Cảng), lãnh tụ
Nguyễn Ái Quốc đã chủ trì Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản, thành lập một Đảng
5
thống nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập,
tạo ra bước ngoặt quan trọng đối với phong trào cách mạng trong cả nước và các địa
phương. Cũng từ đây phong trào đấu tranh cách mạng ở Thanh Hóa phát triển mạnh mẽ
rộng khắp. Các chi bộ Cộng Sản: Hàm Hạ - Đông Sơn ; Phúc Lộc - Thiệu Hóa, Yên
Trường, Thọ Xuân lần lượt ra đời. Trước tình hình phong trào đấu tranh cách mạng ở
Thanh Hóa ngày càng phát triển mạnh mẽ và đang rất cần sự lãnh đạo của Đảng, xuất phát
từ yêu cầu cấp bách, dưới sự chỉ đạo của Xứ ủy Bắc Kỳ, ngày 29/7/1930, Hội nghị thành
lập Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đã được tổ chức tại Làng Yên Trường, Xã Thọ Lập, huyện
Thọ Xuân trên cơ sở hợp nhất 3 chi bộ Cộng sản gồm Chi bộ Hàm Hạ, Chi bộ Thiệu Hóa
và Chi bộ Thọ Xuân. Đ/c Lê Thế Long được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy và là Bí thư Tỉnh
ủy đầu tiên của Đảng bộ Thanh Hóa.
Ngôi nhà lịch sử chính là của gia đình đ/c Lê Văn Sỹ - Bí thư Chi bộ Yên Trường, huyện
Thọ Xuân lúc bấy giờ, được chọn làm địa điểm để tổ chức hội nghị thành lập Đảng bộ tỉnh
vào ngày 29 tháng 7 năm 1930. Điều đặc biệt là cũng tại ngôi nhà này trước đó một tuần đã
diễn ra sự kiện thành lập chi bộ cộng sản Yên Trường, tiền thân của Đảng bộ huyện Thọ
Xuân. Có thể nói sự ra đời của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa là bước ngoặt quan trọng đối với
Đảng bộ, nhân dân trong phong trào đấu tranh cách mạng giành chính quyền ở tỉnh ta.
Chấm dứt giai đoạn khủng hoảng kéo dài của phong trào cách mạng do thiếu sự lãnh đạo
của một chính Đảng.
Ngay sau khi thành lập, Đảng bộ tỉnh đã đề ra một số nhiệm vụ quan trọng trước mắt đó là:
Xây dựng Đảng, xây dựng tổ chức Nông hội đỏ, Công hội đỏ, cơ quan ấn loát, phát hành tờ
báo “ Tiến lên” ......
Trong quá trình hoạt động, mặc dù bị thực dân Pháp khủng bố dã man, có những thời điểm
các Chi bộ Cộng sản và Đảng bộ tỉnh gần như bị cô lập thậm chí là tan rã, nhưng trước yêu
cầu bức thiết của lịch sử, bất chấp sự gian khổ, tù đày và hy sinh, các Chi bộ Đảng và Đảng
bộ tỉnh nhanh chóng được khôi phục trở lại và tiếp tục lãnh đạo phong trào đấu tranh cách
mạng và đánh đuổi thực Pháp, lật đổ chế độ phong kiến. Từ cuối năm 1935 trở đi, phong
trào cách mạng đã phát triển rộng khắp ở nhiều phủ, huyện trong tỉnh, nhằm chuẩn bị cùng
với cả nước tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền. Mở đầu là cuộc khởi nghĩa giành chính
quyền ngày 24/7/1945 ở huyện Hoằng Hóa.
Đêm ngày 18, rạng sáng ngày 19/8/1945, sau khi Ủy ban Khởi nghĩa tỉnh phát lệnh tổng
khởi nghĩa, nhân dân và tự vệ các huyện nhất tề vùng lên giành chính quyền. Cuộc tổng
khởi nghĩa giành chính quyền ở Thanh Hóa giành thắng lợi nhanh chóng. Ngày 23/8/1945,
từ đình làng Ngô Xá Hạ ở căn cứ Thiệu Hóa, lực lượng cứu quốc gồm có hàng nghìn tự vệ
của các huyện: Thiệu Hóa, Đông Sơn, Yên Định, Thọ Xuân.....đã tiến về thị xã Thanh Hóa
ra mắt quốc dân đồng bào. Đ/c Lê Tất Đắc, Chủ tịch Uỷ ban Hành chính Cách mạng lâm
thời tuyên bố thành lập chính quyền cách mạng và kêu gọi toàn dân đoàn kết xây dựng bảo
bệ chế độ mới.
Lê Hữu Lập (1897-1934) là một nhà hoạt động cách mạng Việt Nam thời kỳ trước năm
1945. Ông là Bí thư tỉnh ủy lâm thời đầu tiên của Thanh Hóa. Ông đã để lại cho em nhiều
ấn tượng, ông là một tấm gương sáng để em noi theo, tự hào về con người xứ Thanh.
6
Ông sinh năm 1897 ở thôn Hữu Nghĩa, tổng Xuân Trường, huyện Hậu Lộc (nay là xã Xuân
Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa). Lúc còn nhỏ tên là Độ (ngoài ra còn một số tên gọi khác
như Cậu Ấm, Hoàng Tức Thoại).
Ông nội thân sinh Lê Hữu Lập làm quan Án sát dưới triều Nguyễn tại Nghệ An; Trong lúc
nước nhà chìm trong khói lửa của bọn thực dân, triều đình nhà Nguyễn hèn nhát đầu hàng
giặc, Cụ đã cáo quan về nhà dạy học; Cụ thân sinh ra Lê Hữu Lập là cụ Lê Cơ - một nhà
giáo yêu nước; Lê Hữu Lập có một người chị gái tên là Lê Thị Mận lấy chồng ở là Y Vích
(nằm sát cửa biển Lạch Trường nay là làng Lộc Tiên, xã Hải Lộc, huyện Hậu Lộc). Vợ của
Lê Hữu Lập là chị Phạm Thị Ngan, là con một gia đình nhà nho nghèo, có tinh thần yêu
nước, sớm thông hiểu được ý chí của chồng nên đã tạo điều kiện cho anh đi vào con đường
tiến bộ. Sau ngày Cách mạng Tháng Tám thành công, chị bị bệnh nặng và qua đời vào
tháng 9 năm 1945. Lê Hữu Lập và Phạm Thị Ngan có một người con gái nhưng đã mất từ
khi mới 6 tháng tuổi.
Năm 1918, sau khi tốt nghiệp trường Pháp Việt, ông tham gia phong trào cách mạng đòi
độc lập cho Việt Nam.
Năm 1922, Ông đã gặp Đinh Chương Dương và được Đinh Chương Dương kể cho nghe về
các tổ chức Cách mạng trong và ngoài nước, về các nhà ái quốc như Phan Bội Châu, Phan
Chu Trinh...
Năm 1923, Ông tạm biệt mẹ già, người vợ hiền và đứa con thơ mới 3 tháng tuổi bước vào
con đường thoát ly hoạt động.
Giữa năm 1924, Ông được Đinh Chương Dương đưa sang Quảng Châu (Trung Quốc) tham
gia vào Taâm Tâm Xã, một tổ chức cách mạng của người Việt Nam yêu nước ở Trung
Quốc.
Năm 28 tuổi, 1925, ông gặp Nguyễn Ái Quốc ở Trung Quốc và được kết nạp vào tổ
chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội. Sau đó, ông được tổ chức cử về nước
cùng với một số đồng chí của ông để tuyên truyền tư tưởng cách mạng cho thanh niên
ở Thanh Hóa, Thái Bình, Nam Định, Nghệ An, Quảng Trị... và đưa một số người
sang Quảng Châu huấn luyện. Đoàn xuất dương lần đầu thuộc các tỉnh Miền Trung gồm
mười người trong đó có Trần Phú, sau này là Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản
Đông Dương.
Năm 31 tuổi, 1928, ông được bầu vào ban chấp hành Kỳ bộ thanh niên Trung kỳ
của Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội và được cử sang Thái
Lanhoạt động. Ông bị tòa án của chính quyền bảo hộ thực dân ở Thanh Hóa kết án tử
hình vắng mặt.
Tháng 3 năm 1930, khi tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội chuyển
thành tổ chức cộng sản, Lê Hữu Lập trở thành đảng viên cộng sản và là người thành
lập chi bộ cộng sản đầu tiên của huyện Hoằng Hóa tại thôn Cự Đà (nay là xã Hoằng
Minh, huyện Hoằng Hóa).
7
Đầu năm 1934, Lê Hữu Lập tham gia Ban viện trợ cách mạng Đông Dương và được cử về
hoạt động ở huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Tại đây, ông lâm bệnh nặng và được đưa
về điều trị ở nhà thương Vinh. Do bệnh quá nặng, Lê Hữu Lộc qua đời tháng 6 năm
1934.
Câu 5: Ngày 20/2/1947, Bác Hồ vào thăm Thanh Hóa đã căn dặn: “Thanh
Hóa phải trở nên một tỉnh kiểu mẫu... phải làm sao cho mọi mặt chính trị, kinh tế, quân
sự phải là là tỉnh kiểu mẫu , làm hậu phương vững chắc cho cuộc kháng chiến”. Thực
hiện lời căn dặn của Bác, sau 30 năm đổi mới (1986-2016) Đảng bộ, quân và dân
Thanh Hóa đã phấn đấu đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực kinh
tế- xã hội. Em hãy nêu một thành tựu nổi bật nhất góp phần đưa Thanh Hóa từng
bước trở thành tỉnh kiểu mẫu. Liên hệ trách nhiệm bản thân?
Thanh Hoá – mảnh đất “địa linh nhân kiệt” đã sản sinh ra những bậc anh hùng hào kiệt,
nhà văn hoá lớn của dân tộc như Bà Triệu, Lê Hoàn, Lê Văn Hưu, Lê Lợi, Lê Thánh Tông,
Đào Duy Từ… Mảnh đất và con người nơi đây đã góp phần không nhỏ vào quá trình đấu
tranh giải phóng dân tộc cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sinh thời,
thấy được vị thế và tầm quan trọng của Thanh Hoá, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần
trực tiếp về thăm cũng như gửi thư động viên, thăm hỏi, biểu dương những thành tích của
Đảng bộ và nhân dân Thanh Hoá.
Ngày 20-2-1947, Bác Hồ về thăm Thanh Hoá lần đầu tiên và khai hội với đồng bào Thanh
Hoá tại thị trấn Rừng Thông (huyện Đông Sơn); buổi chiều Bác gặp và nói chuyện với các
đại biểu thân sĩ, trí thức, phú hào; buổi tối nói chuyện với nhân dân thị xã Thanh Hoá ở
trước Nhà thông tin thị xã. Qua các buổi nói chuyện, Bác bày tỏ mong ước Đảng bộ và
nhân dân các dân tộc tỉnh Thanh Hoá làm sao để xây dựng tỉnh nhà thành một tỉnh kiểu
mẫu. “Tỉnh Thanh Hóa phải trở nên một tỉnh kiểu mẫu, thì phải làm sao cho mọi mặt chính
trị, kinh tế, quân sự, phải là kiểu mẫu. Làm một người kiểu mẫu, một làng kiểu mẫu, một
huyện kiểu mẫu, một tỉnh kiểu mẫu. Quyết tâm làm thì sẽ thành kiểu mẫu”(1). Bác cũng
chỉ rõ xây dựng tỉnh “kiểu mẫu” trên mọi mặt phải bắt đầu từ cá nhân mỗi người trước tiên:
Làm một người kiểu mẫu, một nhà kiểu mẫu, một làng kiểu mẫu, một huyện kiểu mẫu, một
tỉnh kiểu mẫu, một nước kiểu mẫu… Trước lúc chia tay, Bác nhắn gửi tha thiết tới đồng
bào với lời hẹn ngày trở lại: “Đồng bào trong tỉnh hãy xắn tay áo làm đi, lần sau về đây tôi
sẽ thấy mỗi người là một người “kiểu mẫu”(2).
Mười năm sau, ngày 13-6-1957, nhân dân Thanh Hoá vinh dự được đón Bác về thăm lần
thứ hai. Người đã khen ngợi và ghi nhận những đóng góp to lớn của nhân dân Thanh Hóa
trong vai trò “hậu phương lớn” của kháng chiến chống Pháp và đặc biệt là sự chi viện sức
người, sức của cho chiến dịch Điện Biên Phủ. Trong buổi nói chuyện, Người không chỉ
nhắc đến những người con ưu tú mưu lược, dũng cảm, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì cách
mạng như Lò Văn Bường, Trần Đức, Tô Vĩnh Diện, Lê Công Khai… chẳng những làm vẻ
vang cho cả tỉnh mà còn vẻ vang cho cả non sông gấm vóc Việt Nam. Bác còn biểu dương
những công trình kinh tế mà Thanh Hoá xây dựng được trong quá trình khôi phục và cải
tạo kinh tế miền Bắc xã hội chủ nghĩa như đập Bái Thượng, đê sông Mã, sông Chu; những
8
địa phương có nhiều thành tích xoá nạn mù chữ trong phong trào bình dân học vụ như xã
Vĩnh Khang… Tình cảm của Bác qua hai lần về thăm là nguồn cổ vũ, động viên kịp thời,
thôi thúc nhân dân Thanh Hóa tiếp tục chi viện sức người, sức của, quyết tâm chiến đấu hy
sinh vì lý tưởng cao đẹp “Không có gì quý hơn độc lập tự do” trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước vĩ đại của dân tộc Việt Nam.
Năm 1960, tại Đại hội đại biểu Công đoàn tỉnh Thanh Hóa lần thứ VI, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã phát biểu và căn dặn địa phương những lời thật tâm huyết. Người nhấn mạnh vai
trò của giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn trong phong trào thi đua yêu nước: “Thi
đua tốt là phải làm nhanh, nhiều, tốt, rẻ. Bốn chữ ấy đi liền với nhau. Nhanh, nhiều nhưng
không tốt, không rẻ là không được”(3). Bác luôn mong muốn và tin tưởng tổ chức công
đoàn và lực lượng công nhân sẽ làm gương xung phong cho đồng bào ở hậu phương. Bác
đã chia sẻ những khó khăn với bà con nông dân về nền nông nghiệp cũ kỹ và lạc hậu.
Muốn nông nghiệp của Thanh Hóa nói riêng và cả nước nói chung phát triển phải có biện
pháp cải tiến nông cụ hiện có theo hướng đơn giản, ai cũng làm được. Muốn làm được
công việc này thì công nhân phải giúp nông dân một cách có kế hoạch. Sự chỉ bảo ân cần
và những lời động viên của Bác trong buổi gặp gỡ ấy mãi là kỷ niệm sâu sắc trong tiềm
thức mỗi người con tỉnh Thanh được gặp và trực tiếp nghe Bác dặn dò.
Về thăm Thanh Hoá lần thứ 3 này, Bác đã có dịp nghỉ lại ở khu vực Đền Cô Tiên – Sầm
Sơn là tặng phẩm vô giá của thiên nhiên, bãi biển kỳ thú, nên thơ cùng với nhiều sử tích từ
ngàn xưa để lại. Sau khi đi thăm và thưởng ngoạn cảnh đẹp của Sầm Sơn, Bác đã tắm biển
và kéo lưới cùng bà con ngư dân, gặp gỡ và trao đổi với cán bộ ở đây. Bác căn dặn: Nếu
nơi đây có một hệ thống dịch vụ khách sạn và có phương tiện đưa đón khách nghỉ mát để
tới Hòn Mê thì sẽ thu được nhiều của cải từ đây… Khắc ghi lời dạy của Người, Ðảng bộ,
chính quyền và nhân dân Sầm Sơn đã từng bước phát huy thế mạnh kinh tế biển, đưa
ngành du lịch – thuỷ sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, xây dựng và phát triển khu du
lịch Sầm Sơn trở thành một trong những địa danh nổi tiếng, là niềm tự hào của ngành du
lịch Thanh Hoá cũng như du lịch cả nước.
Ngày 16-12-1961, Bác trở lại thăm Thanh Hóa. Thời gian ấy, miền Bắc bắt đầu thực hiện
kế hoạch 5 năm, xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội đồng thời làm nghĩa hậu
phương lớn, chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam chống Mỹ, cứu nước. Bác đã đến thăm
Nhà máy cơ khí Thanh Hoá, Hợp tác xã Thành Công. Người ân cần thăm hỏi các cháu
trường mầm non, thăm Hợp tác xã nông nghiệp điển hình Yên Trường (Yên Định). Nói
chuyện với đồng bào, cán bộ, Bác khẳng định: “… Tỉnh ta có ngót 12 vạn đảng viên và
đoàn viên thanh niên lao động, đó là một lực lượng rất lớn. Cán bộ, đảng viên và đoàn viên
thanh niên cần phải thực sự xung phong gương mẫu tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm,
chống quan liêu mệnh lệnh, chống lãng phí, tham ô… Ra sức phát triển và củng cố tốt
Đảng và Đoàn; đoàn kết toàn dân. Làm được như thế thì Thanh Hoá chắc sẽ trở thành một
trong những tỉnh khá nhất ở miền Bắc”(4). Bốn lần Bác về thăm Thanh Hóa đều là những
mốc thời gian quan trọng của cách mạng cả nước nói chung, của nhân dân Thanh Hóa nói
riêng.
9
Người không chỉ trực tiếp về thăm mà còn nhiều lần gửi thư biểu dương, khen ngợi và tặng
huy hiệu của Người cho những cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong sản xuất và
chiến đấu. Trong thư gửi đồng bào Thanh Hóa tháng 6-1950, Bác đã viết: Tôi thay mặt bộ
đội địa phương cảm ơn đồng bào và thay mặt Chính phủ khen ngợi đồng bào. Người khen
ngợi ba xã xuất sắc nhất trong chiến đấu và sản xuất là Tân Tiến, Hoằng Lộc và Đông Anh.
Đặc biệt, Bác tặng riêng một lá cờ, phần dưới cờ là chữ Hồ Chí Minh cho xã Đông Anh vì
đã có thành tích cao nhất giúp bộ đội địa phương 3.800.000 đồng.
Tháng 11-1954, Bác gửi thư, tặng quà và huy hiệu cho cán bộ, đồng bào, thanh niên, dân
công ở công trường xe lửa và đập sông Chu. Năm 1961, Bác khen các cấp lãnh đạo tỉnh
đoàn kết nhất trí, tận tụy phục vụ nhân dân, chấp hành chỉ thị của cấp trên một cách
nghiêm chỉnh. Ngày 19-5-1964, Bác gửi thư khen tuổi trẻ Thanh Hoá cùng với tuổi trẻ
Nghệ An đã vượt qua gian khổ, xây dựng tuyến đường sắt Thanh Hóa – Nghệ An. Năm
1967, biết tin các trung đội nữ dân quân Thanh Hóa như trung đội dân quân gái Hoa Lộc
(Hậu Lộc), Thanh Thủy (Tĩnh Gia), Hoằng Trường (Hoằng Hóa), Hà Tiến (Hà Trung)…
lập thành tích bắn rơi nhiều máy bay Mỹ, Bác đã viết thư khen ngợi: “… Cùng với thành
tích to lớn chống Mỹ, cứu nước của phụ nữ cả nước ta, chiến công của các cháu làm rạng
rỡ thêm truyền thống của phụ nữ Việt Nam dũng cảm đảm đang. Bác vui lòng khen ngợi
các cháu và tặng mỗi cháu một huy hiệu”(5).
Bên cạnh đó, Bác còn thẳng thắn phê bình, kỷ luật những biểu hiện sống xa dân, những
việc làm ảnh hưởng đến lợi ích của dân của một số cán bộ, đảng viên. Bác cũng nhắc nhở
cán bộ, đảng viên phải lãnh đạo cụ thể hơn nữa, đi sâu, đi sát hơn nữa vào quần chúng
nhân dân, phải tuyệt đối tránh tư tưởng chủ quan, thỏa mãn, tránh tác phong quan liêu
mệnh lệnh, từng bước khắc phục lề lối làm việc luộm thuộm. Phải hết sức chú trọng bồi
dưỡng cán bộ cũ và dìu dắt những cán bộ trẻ tiến lên… Những lời động viên khen ngợi và
phê bình kịp thời của Bác mang tầm vóc, ý nghĩa thật lớn lao, có sức lan tỏa mạnh mẽ!
Những cá nhân, đơn vị nào được khen ngợi thì phấn khởi tin tưởng; tổ chức nào, cơ sở nào
bị phê bình thì kịp thời sửa chữa, khắc phục, những tổ chức, cơ sở chưa được Bác khen thì
càng phấn đấu hơn nữa.
Mỗi việc làm của Người đối với nhân dân Thanh Hoá cho chúng ta thấy hình ảnh vị lãnh tụ
vĩ đại của dân tộc thật gần gũi, giản dị và ấm áp biết bao! Tư tưởng, đạo đức và tấm gương
của Người luôn tỏa sáng, là niềm tin để nhân dân Thanh Hóa cũng như nhân dân cả nước
chung sức đồng lòng, phấn đấu xây dựng tỉnh Thanh trở thành một tỉnh “kiểu mẫu”, đạt
nhiều thành tựu trên mọi lĩnh vực như niềm tin và sự mong mỏi của Người!
Đã 65 năm kể từ ngày lần đầu tiên Bác Hồ về thăm, Thanh Hoá đã đạt được những thành
tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực. Với tiềm năng, lợi thế vốn có của vùng đất “địa linh
nhân kiệt”, Thanh Hóa đã đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn diện từ 7,8% (năm
2005) tăng lên 13,5% (năm 2011), trong đó thu nhập bình quân đầu người đến năm 2011
đạt 4,9 triệu đồng/người/năm. Số hộ đói nghèo từ 46,77% (năm 2001) giảm xuống còn
30% (năm 2011). Các ngành kinh tế lâm, nông nghiệp, xây dựng và dịch vụ là những
ngành đang được tỉnh đầu tư cả chiều rộng và chiều sâu. Nhiều khu công nghiệp mới được
quy hoạch với quy mô lớn để mở rộng các ngành nghề công nghiệp: Chế biến sản phẩm từ
10
rừng, sản xuất đá gra-nit, thủy điện… Nhiều năm nay, du lịch vẫn là một trong những
ngành đem lại lợi nhuận phát triển kinh tế chủ yếu, nâng cao đời sống của người dân
Thanh Hoá. Trong tương lai, ngoài tiềm năng khai thác du lịch biển, Thanh Hóa đã và đang
triển khai nhiều dự án khai thác và xây dựng nhiều khu du lịch sinh thái, du lịch gắn liền
với những địa danh, tên tuổi của các vị anh hùng dân tộc sinh ra trên mảnh đất này.
Cùng với phát triển kinh tế, công tác giáo dục, y tế cũng được tỉnh quan tâm và phát triển
đồng bộ. Bác dạy: “Ban Văn hoá phải tìm những cách không cần tốn tiền mà học được,
như “gia đình học hiệu”, “tiểu giáo viên”, cả làng chung gạo nuôi một thầy giáo… Không
có giấy thì viết vào cát, không có bút thì dùng lẽ tre…”(6). (lẽ tre: một đoạn cành tre nhỏ,
từ địa phương Nghệ Tĩnh). Làm theo lời Người, những năm qua, Đảng bộ và chính quyền
tỉnh, đội ngũ làm công tác giáo dục Thanh Hóa đã kiên trì, bền bỉ thực thi xóa mù chữ, dạy
bình dân học vụ, bổ túc văn hóa cho đông đảo các tầng lớp nhân dân các dân tộc trong tỉnh.
Vì vậy, trình độ dân trí, trình độ văn hóa của người dân và cán bộ địa phương được nâng
lên rõ rệt. Từ năm 2004, 11/11 xã, thị trấn có số trường được công nhận đạt chuẩn phổ cập
giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở. Cả tỉnh đã xây dựng được 15
trường đạt chuẩn Quốc gia. Hằng năm, khánh thành trên dưới 18 làng, bản, cơ quan văn
hoá, trong đó có trên 60% số hộ đạt gia đình văn hóa… Hiện có gần 30 bệnh viện đa khoa
và 37 trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố, đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của người dân
tỉnh Thanh với thái độ phục vụ tận tình, chu đáo.
Thanh Hóa đã và đang dần trở thành một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa – xã hội,
giáo dục, quốc phòng mạnh của cả nước. Mỗi bước đi lên của tỉnh, Đảng bộ, chính quyền
và nhân dân Thanh Hoá luôn khắc sâu những lời khen ngợi, dặn dò, phê bình cũng như sự
chỉ bảo ân cần của Bác qua mỗi lần Người về thăm. Đó là niềm tin, động lực tinh thần vô
giá để nhân dân Thanh Hoá vượt qua mọi khó khăn, thử thách, từng bước xây dựng tỉnh
Thanh ngày càng vững mạnh, góp phần vào sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và
hội nhập quốc tế, đưa tỉnh trở thành tỉnh “kiểu mẫu” như sinh thời Bác Hồ hằng mong.
11