Tải bản đầy đủ (.ppt) (32 trang)

Một Số Kinh Nghiệm Về Công Tác Chỉ Đạo Bồi Dưỡng HSG Văn Hóa Các Lớp 6,7,8,9 Ở Trường THCS Lâm Phú, Lang Chánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (661.88 KB, 32 trang )

BÁO CÁO KINH NGHIỆM
Một số kinh nghiệm về công
tác chỉ đạo bồi dưỡng HSG
văn hóa các lớp 6,7,8,9
ở trường THCS Lâm Phú,
Lang Chánh


BÁO CÁO KINH NGHIỆM
Một số kinh nghiệm về công tác chỉ đạo bồi
dưỡng HSG văn hóa các lớp 6,7,8,9 ở trường
THCS Lâm Phú, Lang Chánh
Gồm 6 phần:
1. Lý do chọn kinh nghiệm báo cáo
2. Khái quát tình hình nhà trường
3. Thuận lợi, khó khăn trong công tác bồi dưỡng
học sinh giỏi
4. Các biện pháp đã làm
5. Kết quả đạt được
6. Định hướng thực hiện trong thời gian tới


1. Lý do chọn kinh nghiệm báo cáo
Trong quá trình công tác tôi nhận thấy công tác
bồi dưỡng học sinh giỏi văn hóa có tầm quan
trọng rất lớn trong việc nâng cao chất lượng giáo
dục của đơn vị tôi nói riêng, các nhà trường nói
chung;
Đồng thời trong quá trình lãnh đạo, quản lý tại
đơn vị, trường tôi cũng có được một số thành
tích về công tác thi học sinh giỏi lớp 9, giao lưu


học sinh giỏi các lớp 6,7,8, do đó, tôi chọn báo
cáo kinh nghiệm về công tác chỉ đạo bồi dưỡng
học sinh giỏi các môn văn hóa.


2. Khái quát tình hình nhà trường
a) Quy mô, cơ cấu, tổ chức nhà trường.
- Trường THCS Lâm Phú có 8 lớp, với 289 học sinh.
- Tổng số cán bộ, giáo viên là: 19 người, được chia
làm 2 TCM (TN, XH).
- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: ThS: 01 đ/c; ĐH:
17 đ/c; CĐ: 01 đ/c.
- Nhà trường có chi bộ Đảng trực thuộc Đảng bộ xã
Lâm Phú. Số lượng đảng viên trong chi bộ là 14
đồng chí; có đầy đủ các tổ chức Công đoàn, Đoàn
Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên
Tiền phong Hồ Chí Minh.


b) Những thành tích nổi bật trong những năm gần đây.
Năm học 2012-2013: Nhà trường được công nhận là
tập thể LĐTT; có 1 đ/c được công nhận danh hiệu
CSTĐCS, 8 đ/c được công nhận danh hiệu LĐTT.
Năm học 2013-2014: Nhà trường được công nhận là
tập thể LĐTT; được Giám đốc SGD tặng GK; có 2 đ/c
được công nhận là CSTĐCS, 5 đ/c được công nhận
danh hiệu LĐTT.
Năm học 2014-2015: Nhà trường được tặng GK của
chủ tịch UBND huyện về “Học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh; 1 đ/c được công nhận là

CSTĐCS, 5 đ/c được công nhận danh hiệu LĐTT.


3. Thuận lợi, khó khăn trong công tác
bồiVềdưỡng
học sinh giỏi
3.1.
địa phương
a) Về thuận lợi
Cấp ủy, chính quyền địa phương, Hội khuyến học đã có sự
thay đổi trong việc huy động các nguồn lực của xã hội để xây
dựng quỹ khuyến học của địa phương, khen thưởng, khích lệ
kịp thời đối với những học sinh có thành tích trong học tập.
Có một bộ phận cha mẹ học sinh đã có sự quan tâm tới việc
học của con cái, có sự phối hợp với nhà trường trong việc quản
lý, giáo dục học sinh, động viên con cái tham gia ôn học sinh
giỏi, đưa-đón con đi thi học sinh giỏi tại Thị Trấn.
Các thôn/bản đã có Loa phát thanh để tuyên truyền cho nhân
dân, đã có sự phối hợp với nhà trường trong việc thông báo
những học sinh có thành tích trong học tập và những học sinh
thường xuyên vi phạm nội quy của nhà trường để cha mẹ học
sinh biết và có biện pháp quản lý, giáo dục học sinh kịp thời.


b) Về khó khăn
•Cấp ủy, chính quyền địa phương chưa có biện pháp
mạnh hoặc chưa gắn trách nhiệm đối với từng thôn/bản
trong việc để HS bỏ học hoặc học sinh tảo hôn trong lứa
tuổi THCS, dẫn đến, ảnh hưởng đến việc duy trì sĩ số
học sinh của nhà trường.

•Có nhiều cha mẹ học sinh không để ý đến việc học
tập của con cái, không có sự đầu tư về sách vở, sách
tham khảo để cho học sinh học tập; đặc biệt, còn nhiều
cha mẹ học sinh đi làm ăn xa, bỏ mặc con cái không có
ai nuôi dưỡng, dạy dỗ.
•Việc huy động các nhà hảo tâm, sự đóng góp từ
nhân dân để xây dựng quỹ khuyến học của địa phương
còn hạn chế, địa phương chưa có các dòng họ hiếu học,
chưa có các giải pháp để gây dựng phong trào học tập
cho các cháu.


3.2. Về nhà trường
a) Về thuận lợi
Lãnh đạo nhà trường quan tâm tới công tác bồi
dưỡng học sinh giỏi; tạo mọi điều kiện về vật chất và
tinh thần đối với những giáo viên tham gia bồi dưỡng
HSG; bố trí chuyên môn hợp lý để giáo viên có thêm
thời gian nghiên cứu tài liệu.
Nhà trường có nhiều giáo viên có ý thức tự giác và
tinh thần trách nhiệm cao trong công tác, có năng lực
chuyên môn vững, có một số giáo viên đã từng được
tham gia ra đề thi, nên có kinh nghiệm trong việc bồi
dưỡng học sinh giỏi.
Có đủ phòng học đáp ứng cho việc dạy ôn của giáo
viên và học sinh.


b) Về khó khăn
Do nhà trường đủ định biên về giáo viên, số tiết

giảng dạy của giáo viên bình quân là 17,18 tiết/tuần,
nên thời gian đầu tư cho nghiên cứu tài liệu và sự
chuyên tâm dành cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi
đang còn hạn chế, chưa được nhiều.
Trình độ nhận thức của học sinh nhà trường thấp
hơn so với vùng dưới, số học sinh có năng lực để có
thể tham gia ôn luyện để đi thi còn ít, do đó, chưa có
sự phân hóa để lựa chọn, dẫn đến, chưa tạo được sự
thi đua trong học tập của học sinh.
Có nhiều học sinh tham gia đội tuyển không xác định
được mục tiêu, không có ý chí phấn đấu trong học tập,
thậm chí có nhiều em học sinh sau khi ôn thi xong, về
nhà hầu như không học bài ở nhà nên khi đi thi không
nhớ được kiến thức.


4. Các biện pháp đã làm
Thứ nhất là: Tạo lập uy tín của người Hiệu trưởng.
•Qua quan sát, nhìn nhận thực tế ở đơn vị tôi và
một số đơn vị khác ở trong huyện, tôi nhận thấy đây là
yếu tố then chốt quyết định tới sự thành bại trong
công tác chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi ở các nhà
trường.
•Có những Hiệu trưởng nói rất hay, xây dựng kế
hoạch bồi dưỡng rất chi tiết, quản lý chặt chẽ về mặt
thời gian thực hiện, tuy nhiên, khi chỉ đạo giáo viên
thực hiện bồi dưỡng học sinh giỏi, thì họ chỉ thực hiện
mang tính đối phó, giảng dạy theo kiểu đủ ngày công
lao động, dẫn đến, hiệu quả thực hiện không cao.



•Nhận thức được điều đó, trong quá trình công tác tại
nhà trường, bản thân tôi đã cố gắng học tập để nâng cao
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân, nắm vững
các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của ngành để hướng dẫn
giáo viên thực hiện nhiệm vụ đúng theo quy định; có chế
độ đãi ngộ hợp lý đối với những giáo viên ôn thi học sinh
giỏi và giáo viên ôn học sinh giỏi đạt hiệu quả cao; gương
mẫu thực hiện ngày công lao động, hội họp đúng giờ, triển
khai công việc khoa học, đúng trọng tâm, có điểm nhấn để
giáo viên dễ hiểu, dễ nhớ; thực hiện đúng nguyên tắc tập
trung dân chủ trong công tác quản lý tại đơn vị, biết lắng
nghe ý kiến góp ý của mọi người, biết ra quyết định quản
lý hợp tình, hợp lý và kịp thời; thực hiện đánh giá, xếp loại
cán bộ, giáo viên công bằng và xử lý nghiêm những giáo
viên cố tình vi phạm quy chế chuyên môn của đơn vị, quy
định của ngành; từ đó, tạo dựng được uy tín của bản thân
tôi đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường.


Thứ hai là: Công tác xây dựng đội ngũ
Qua tham khảo ý kiến của Phó hiệu trưởng và các tổ
trưởng chuyên môn tôi đã phân công chuyên môn phù
hợp với năng lực công tác của từng giáo viên và có định
hướng trước những giáo viên sẽ tham gia bồi dưỡng
học sinh giỏi để giảm bớt số tiết dạy chính khóa, để giáo
viên có nhiều thời gian bồi dưỡng cho học sinh.
Để giúp giáo viên có thêm kinh nghiệm trong công tác
ôn thi học sinh giỏi, tôi đã giới thiệu cho giáo viên những
giáo viên có năng lực và kinh nghiệm trong công tác ôn

thi học sinh giỏi trong huyện để giáo viên gọi điện hoặc
gặp trực tiếp để học hỏi kinh nghiệm về công tác giảng
dạy, cách hướng dẫn học sinh học bài ở nhà.
Đặc biệt, để có thể đạt được hiệu quả cao nhất trong
công tác ôn thi học sinh giỏi, tôi đã hướng dẫn giáo viên
nên xin những bộ đề cương của những giáo viên thường
hay ra đề hoặc những giáo viên ôn có hiệu quả cao để
nghiên cứu, xây dựng thành bộ đề cương của mình và
áp dụng vào giảng dạy tại đơn vị.


Thứ ba là: Công tác sắp xếp nguồn học sinh giỏi.
Để đảm bảo tính công bằng trong việc sắp xếp nguồn học sinh
giỏi tham gia các môn thi cấp huyện, tôi đã thực hiện sắp xếp
những môn có học sinh tham gia thi học sinh giỏi cấp huyện có ít
nhất một đến hai học sinh học được; đồng thời, tránh tình trạng
tập trung học sinh học được vào một hoặc hai môn, nếu giáo viên
ôn không hiệu quả, dẫn đến, ảnh hưởng đến kết quả thi HSG của
toàn trường.
•Bản thân tôi đã từng công tác ở trường THCS Thị Trấn nên
hiểu rất rõ, nếu sắp xếp, bố trí những học sinh học được của đơn
vị tham gia các môn thi như Toán, Lý, Hóa, Văn, Địa, Tiếng Anh
thì rất khó để đạt được kết quả cao hơn các trường ở vùng dưới,
do đó, tôi đã chủ động hiệp thương với các giáo viên tham gia ôn
chọn những học sinh học được nhất tham gia ôn các môn như
Sử, GDCD.
•Ví dụ: Học sinh Lò Thị Thuyền của trường tôi, các lớp 6,7,8
đều tham gia thi môn Văn, tuy nhiên chỉ được giải KK cấp huyện,
xét thấy, muốn có được học sinh đạt giải cao, có thể được chọn
vào đội tuyển dự thi cấp tỉnh, tôi đã hiệp thương với giáo viên dạy

Văn chuyển học sinh Thuyền sang thi môn GDCD và kết quả học
sinh Thuyền đạt giải ba cấp huyện, được chọn đi thi tỉnh và đã đạt
được giải KK


Thứ tư là: Công tác phối hợp với cha mẹ học sinh
Vào đầu mỗi năm học, tôi thường mời những cha mẹ
học sinh có con cái tham gia đội tuyển học sinh giỏi của
nhà trường đến để gặp gỡ, trao đổi và tuyên truyền để
các bậc phụ huynh có sự quan tâm, để ý đến việc học
bài cũ ở nhà của các cháu.
Hiện nay, phần lớn những học sinh đi thi học sinh giỏi
của đơn vị tôi là nữ, hầu hết các em đều say xe ô tô,
năm đầu tiên lên Lâm Phú tôi có tổ chức cho các em
xuống dưới Thị Trấn để tham dự kỳ thi học sinh giỏi cấp
huyện bằng xe ô tô thì đa số các em đều có tâm lý và
sức khỏe mệt mỏi, không còn tâm trí để đi thi nữa, dẫn
đến hiệu quả thi không cao, từ đó, tôi đã vận động cha
mẹ học sinh giúp đỡ nhà trường trong việc đưa các
cháu xuống đi thi bằng xe máy của gia đình, vừa khích
lệ, động viên được con cháu, đồng thời, các em cũng có
sức khỏe tốt hơn, có thêm thời gian để nghiên cứu tài
liệu, tham gia thi đạt kết quả cao hơn.


Thứ năm là: Công tác quản lý, chỉ đạo
•Ngay từ đầu năm học tôi đã xây dựng Kế hoạch bồi
dưỡng học sinh giỏi của nhà trường và tổ chức cho giáo
viên thực hiện bồi dưỡng từ tháng 9 hàng năm; thường
xuyên nắm bắt tình hình dạy ôn của giáo viên trong các

cuộc họp HĐGD, giao ban tuần để có biện pháp chỉ đạo,
hướng dẫn hoặc điều chỉnh kịp thời.
•Căn cứ vào thành tích thi giao lưu học sinh giỏi của
năm cũ và học lực của học sinh lớp 6 mới tuyển để giao
chỉ tiêu thực hiện theo từng bộ môn và gắn trách nhiệm
của giáo viên dạy ôn với công tác thi đua khen thưởng
trong năm học.
•Tôi nhận thấy, nếu chỉ quản lý theo thời gian hoặc
thời khóa biểu thì tính hiệu quả không cao, giáo viên
thường đối phó là chính; do đó, tôi vừa quản lý theo thời
gian, vừa quản lý theo chỉ tiêu và hiệu quả thực hiện thì
thấy được giáo viên có trách nhiệm và tự giác hơn, hiệu
quả thực hiện cũng cao hơn rất nhiều.


Thứ sáu là: Công tác kiểm tra, đánh giá
•Hàng tháng hoặc đột xuất tôi kiểm tra việc dạy ôn của giáo
viên để nhắc nhở kịp thời những giáo viên thực hiện nhiệm vụ
chưa tốt, động viên, khích lệ những giáo viên thực hiện nghiêm
túc để nâng cao hiệu quả thực hiện.
•Cuối năm học, căn cứ vào kết quả thi học sinh giỏi văn hóa
lớp 9 và kết quả giao lưu học sinh giỏi các lớp 6,7,8 để nhận xét,
đánh giá sự tiến bộ, mức độ hoàn thành nhiệm vụ của giáo viên
hoặc nhắc nhở những giáo viên chưa hoàn thành chỉ tiêu được
giao trong năm học và đánh giá, xếp loại thi đua đối với giáo viên.


Thứ bảy: Công tác thi đua khen thưởng
•Để có tiền khen thưởng cho giáo viên và học sinh có thành
tích, tôi đã tiết kiệm chi thường xuyên và huy động thêm sự

đóng góp từ các bậc phụ huynh học sinh để xây dựng quỹ
TĐKT của nhà trường (ước tính được khoảng 10 triệu/năm
học); ngoài việc khen thưởng có sự phân biệt giữa thành tích
cao và thành tích ít ra, tôi còn thực hiện chính sách nâng
lương sớm đối với những giáo viên có nhiều thành tích trong
năm học để tạo ra sự thi đua, phấn đấu trong đội ngũ giáo
viên.


5. Kết quả đạt được
•Năm học 2013 - 2014: nhà trường có 06 học
sinh đạt giải HSG VHL9, có 13 học sinh đạt giải
trong kỳ thi giao lưu HSG các lớp 6,7,8 (Được xếp
thứ 4 toàn huyện về giao lưu HSG); có 2 học sinh
được chọn tham gia đội tuyển học sinh giỏi cấp
tỉnh, tuy không đạt giải, nhưng cũng đạt điểm cao
(1 học sinh được 10 điểm môn Ngữ văn, 1 học
sinh được 12 điểm môn Lịch sử).




• Năm học 2014 - 2015: Có 5 học sinh đạt giải
HSG VHL9, đạt 14 giải trong kỳ thi giao lưu HSG
các lớp 6,7,8 (Được xếp thứ 3 toàn huyện về
giao lưu HSG).





•Năm học 2015 - 2016: Có 5 học sinh đạt giải học sinh
giỏi VHL9 cấp huyện, đạt 1 giải KK môn GDCD cấp tỉnh,
đạt 23 giải giao lưu học sinh giỏi các lớp 6, 7, 8 (Được xếp
thứ ba toàn huyện về giao lưu học sinh giỏi).



×