Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

MỘT SỐ KINH NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO TỔ CHUYÊN MÔN VÀ QUẢN LÝ HS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.34 KB, 4 trang )

MỘT SỐ KINH NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO TỔ
CHUYÊN MÔN VÀ QUẢN LÝ HỌC SINH
TRONG NHÀ TRƯỜNG
A/ CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHUYÊN MÔN:
I - ĐẶT VẤN ĐỀ:
Dạy - Học là hai quá trình trong hoạt động dạy học của nhà trường, là
nhiệm vụ chính trị trung tâm mà cả mọi hoạt động khác chỉ có tính chất phục vụ
tạo điều kiện để cho thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị này. Thành công hay
không ở mỗi nhà trường thì điều kiện quan trọng nhất vẫn là chất lượng chuyên
môn .
Như vậy, để truyền tải ý tưởng có tính nguyên tắc ấy thành hiện thực thì
khâu quan trọng nhất là việc dạy của giáo viên. Vì thế việc chỉ đạo hoạt động tổ
hoặc nhóm chuyên môn được coi là công tác quan trọng của nhà trường.
II - ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:
Trường THPT bán công thuộc hệ thống ngoài công lập đã được 6 năm
tuổi. Thời gian chưa nhiều nhưng có những vấn đề cần được quan tâm rút khinh
nghiệm trong quá trình công tác để củng cố phát triển uy tín của nhà trường.
Đặc điểm trường THPT bán công là không có đội ngũ giáo viên ổn định,
sự biến đổi đội ngũ theo năm, theo học kỳ có khi còn do những yếu tố bất
thường (Trường bán công thường là nơi làm việc thứ hai của không ít giáo
viên đang công tác ở các trường khác, giáo viên chịu phụ thuộc vào nơi công
tác thứ nhất, cũng có khi do sự thay đổi về hoàn cảnh sống cũng gây ảnh
hưởng đối với nhà trường, lại có một đội ngũ giáo viên trẻ ra trường nhiệt
tình, nhưng còn thiếu kinh nghiệm và có thể có sự thay đổi do tính chất
không cố định). Sự không ổn
c) Các hoạt động khác:
Tổ nhóm chuyên môn còn là nhưỡng chủ trương trình Câu lạc bộ tài trí trẻ
hay ngoại khoá, chuyên đề tạo sự lôi cuốn học tập, tìm tòi của học sinh một cách
hấp dẫn.
d) Tổ, nhóm chuyên môn có thể đề xuất với nhà trường những yêu cầu
mở rộng phục vụ nâng cao chất lượng, nâng cao hiểu biết thực tế cho giáo viên


và học sinh. Ví dụ: Tham quan, giao lưu học tập các điển hình, xem phim theo
đề tài học tập, mời diễn giảng hoặc biểu diễn văn nghệ phục vụ học tập
IV - KẾT QUẢ THU ĐƯỢC:
- Không khí hoạt động chuyên môn khoa học diễn ra sôi nổi thường
xuyên tạo cho nhà trường trở thành môi trường hoạt động tri thức thực sự.
- Giáo viên nhận thấy trách nhiệm chuyên môn hơn, qua đó mài giũa được
trình độ nghề nghiệp trong mối liên hệ đồng nghiệp. Hầu hết các giáo viên đếu
đạt chất lượng về chuyên môn tạo được uy tín tốt không những đối với học sinh
mà còn đối với phụ huynh.
- Về phía học sinh đã được ảnh hưởng một cách tích cực và chất lượng
học tập được nâng lên rõ rệt không phải chỉ là con số mà thực sự về chất. Các
em hoàn toàn tự tin và kết quả học tập của mình và hăng hái phấn đấu.
Cuối năm học 2004 - 2005 số học sinh đạt danh hiệu tiên tiến là 15%. Có
01 học sinh đạt giải khuyến khích trong đợt thi học sinh giỏi toàn tỉnh về môn
Văn học lớp 12, 01 giải 3 môn lịch sử 12, 02 giải 3 TDTT tỉnh. Và năm học
2005 - 2006 này thi học sinh giỏi có 01 giải 3 lịch sử chất lượng đại trà ổn định
tốt.
B/ CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỌC SINH:
I - ĐẶT VẤN ĐỀ:
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: "Có tài mà không có đức thì là người vô
dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó". Ngày nay Đảng và
nhà nước ta chủ trương giáo dục con người phát triển toàn diện cả nhân cách và
tài năng, có lòng yêu Tổ quốc, yêu lẽ phải và có khả năng phục vụ Tổ quốc và
nhân dân. Đã có nhiều Chỉ thị, nghị quyết về vấn đề này nhất là nghị quyết trung
ương 2 của Đảng ta là sự khẳng định lập trường tư tưởng nói trên.
Muốn có những công dân tốt làm nhân tố xây dựng Tổ quốc phục vụ nhân
dân thì nhà trường xã hội chủ nghĩa phải đóng vai trò chủ đạo. Vì vậy trường
THPT bán công Nam Sách thường xuyên coi việc quản lý giáo dục học sinh là
một vấn đề trọng tâm bởi vì học sinh là vị trí trung tâm và là mục đích hoạt động
tìm hiểu xã hội sẽ thu hút cổ vũ tinh thần, say mê học tập góp phần nâng cao ý

thức cho học sinh cũng là một biện pháp để quản lý giáo dục.
4 - Công tác Hội cha mẹ học sinh: Là một hoạt động quan trọng trong mối
liên hệ ba môi trường giáo dục, vì thời gian học sinh ở nhà trường chỉ có 4 đến 5
giờ trong một ngày còn lại là thuộc về gia đình và xã hội nhất là thực tế hiện nay
sự quản lý của gia đình có ít đi, học sinh sa sút về đạo đức nhiều hơn. Trên quan
điểm về gia đình là cái nôi của giáo dục và hình thành nhân cách học sinh thì
nhà trường đã liên hệ tốt với Hội và đặc biệt là gia đình học sinh nhất là đối với
những học sinh có biểu hiện yếu kém thông qua Ban liên lạc giữa nhà trường và
gia đình trao đổi và tư vấn cho phụ huynh những biện pháp giáo dục vừa đảm
bảo tính nguyên lý, vừa có tính thực tiễn. Nhờ đó những biểu hiện chậm tiến của
học sinh được uốn nắn, qua đó hầu hết các em đều tiến bộ.
5 - Đoàn thanh niên kết hợp với ban chuyên môn tổ chức những cuộc thi
Tài trí trẻ định kỳ vào các buổi dưới cờ đầu tuần đã làm cho học sinh hứng thú,
hướng thiện, tạo ra tâm thế tốt trong học tập và gắn bó với nhà trường hơn
6 - Hoạt động Cờ đỏ: Đội Cờ đỏ do các thành viên tích cực ở các lớp tham
gia, với chức năng theo dõi thi đua học sinh đã phát hiện những tiêu cực kịp thời
để giúp đỡ đồng thời thông tin cho quản sinh sử lý Đã góp phần ngăn chặn
những tiêu cực trong học sinh.
7 - Để góp phần tích cực vào công tác quản lý học sinh không chỉ áp đặt
việc kỷ luật đối với học sinh mà quan trọng hơn là phải xây dựng niềm tin cho
các em bằng uy tín giảng dạy của thày cô giáo. Vì vậy ban giám hiệu chỉ đạo
ban chuyên môn tiến hành việc kiểm tra giáo án dự giờ giáo viên để xây dựng
tinh thần cũng như nghiệp vụ để giáo viên dạy tốt nâng cao uy tín giúp học sinh
hào hứng học tập một cách tập trung hơn góp phần quản lý học sinh có hiệu quả
hơn.
IV- KẾT QUẢ THU ĐƯỢC:
- Nề nếp dạy và học trong nhà trường ngày càng được củng cố và ổn định,
học sinh yên tâm học tập, phụ huynh tin tưởng vào nhà trường góp phần thực
hiện những mục tiêu mà nhà trường đề ra.
- Cuối năm học sỹ số học sinh được giữ vững.

- Chất lượng giáo dục hai mặt đảm bảo số lượng học sinh đạt danh hiệu
học sinh tiên tiến là 15%, Đạo đức khá, tốt là 80%, không có học sinh xếp loại
kém.
- Thi học sinh giỏi tỉnh các môn văn hoá các năm đều có giải: năm học
2004 - 2005 giải 3 môn lịch sử và giải khuyến khích môn văn năm học 2005 -
2006 có một giải 3 môn lịch sử. Chất lượng giáo dục đại trà nhìn trung ổn định.
C/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
- Ban lãnh đạo trong nhà trường, thống nhất tư tưởng, chủ trương đường
lối lãnh đạo trên cơ sở vì chất lượng đào tạo ngày càng cao làm phương châm
hành động, củng cố uy tín của nhà trường .
- Nhà trường và các bộ phận công tác, xây dựng được kế hoạch hoạt động
một cách có hệ thống và cụ thể
- Công tác kiểm tra phải được đặt ra thường xuyên nhằm uốn nắn, đôn
đốc và đánh giá các hoạt động nhằm củng cố và phát triển mọi mặt trong nhà
trường.
- Phát huy tinh thần xã hội hoá giáo dục nhất là thiết lập tốt mối quan hệ
giữa nhà trường với gia đình học sinh.
- Phát huy tốt vai trò và tác dụng của ban quản sinh.
- Khen thưởng kịp thời, kỷ luật nghiêm minh theo phương châm giáo dục
đối với học sinh.

×