Tải bản đầy đủ (.ppt) (23 trang)

Phân Tích Báo Cáo Của Chính Phủ Phục Vụ Chất Vấn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (653.54 KB, 23 trang )

PHÂN TÍCH BÁO CÁO CỦA CHÍNH PHỦ
PHỤC VỤ CHẤT VẤN

GS.TS NGUYỄN MINH THUYẾT
Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên,
Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội khoá XII

1


ĐỀ CƯƠNG

1.
2.
3.

4.
5.
6.

Các báo cáo của Chính phủ
Phân tích báo cáo
Trao đổi ý kiến trước khi chất
vấn
Chọn vấn đề chất vấn
Đặt câu hỏi và tranh luận
Thảo luận, thực hành
2


1. CÁC BÁO CÁO CỦA CHÍNH PHỦ


1.1. Báo cáo về kinh tế - xã hội
- Tình hình KTXH năm/n ửa n ăm qua
- Kế hoạch phát triển KTXH n ăm/n ửa n ăm t ới
- Kế hoạch phát triển KTXH 5 năm ( đầu nhi ệm
kỳ)
1.2. Báo cáo bổ sung về KTXH (B ộ KHĐT thừa u ỷ
quyền)
1.3. Báo cáo về ngân sách nhà nước
- Tình hình thực hiện d ự toán NSNN n ăm qua
- Dự toán NSNN và phương án phân b ổ NS
trung ương năm tới
- Quyết toán NSNN năm tr ước n ữa (18 tháng
trước)
3


1. CÁC BÁO CÁO CỦA CHÍNH PHỦ
1.4. Báo cáo chuyên đề. VD:
- BC của Bộ Công an về phòng chống tội
phạm, TTXH
- BC của Bộ Tài nguyên - MT về kế hoạch sử
dụng đất 5 năm giai đoạn 2011-2015 và quy
hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2020
- BC của Bộ trưởng Kế hoạch - ĐT về CT mục
tiêu quốc gia 5 năm 2011 - 2015; về CT sử
dụng trái phiếu CP 5 năm 2011 - 2015
- BC của Bộ Tài chính về một số giải pháp
thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh
nghiệp
4



2. PHÂN TÍCH BÁO CÁO
2.1. Nguyên tắc phân tích
2.1.1. Tính toàn diện, thống nhất của báo cáo
- Tính toàn diện: bao quát được đầy đủ nội
dung vấn đề
+ BC về 2011 không nói gì về Biển Đông.
+ Về PC tham nhũng chỉ có 5 dòng: “... tiếp tục
được quan tâm chỉ đạo và đạt những kết quả cụ
thể. Việc triển khai cuộc vận động học tập và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh kết
hợp với tuyên truyền, giáo dục chính trị tư
tưởng đã góp phần nâng cao nhận thức của
cán bộ, đảng viên và nhân dân về hoạt động
phòng chống tham nhũng, lãng phí.”
5


2. PHÂN TÍCH BÁO CÁO
Tính thống nhất:
+ Giữa các phần trong một báo cáo. VD, BC về
2011:
* Thành tựu: Tai nạn giao thông 9 tháng đầu
năm tính trên 1 vạn phương tiện giảm so với
cùng kỳ năm trước cả về số vụ, số người chết và
số người bị thương. (Thực ra là GT đường bộ; giảm
0,31 vụ; 0,23 người chết; 0,17 người bị thương)
* Hạn chế: Ùn tắc và tai nạn giao thông còn
nghiêm trọng, số người chết và bị thương tăng

so với cùng kỳ năm trước. (Giảm 1,38% số vụ; tăng
0,21% số người chết; 1,82% số người bị thương )
-

6


2. PHÂN TÍCH BÁO CÁO
+ Giữa các báo cáo với nhau:
• Số liệu vênh nhau giữa các CQ t ư
pháp
• Nhận định về cải sửa án khác nhau
2.1.2. Mức độđáp ứng yêu cầu của thực
tiễn
- Đối chiếu với các chỉ tiêu, nhiệm v ụ
trong NQ của Quốc hội
- Đối chiếu với chính sách, pháp lu ật
- Đối chiếu với kết quả thực tế
7


2. PHÂN TÍCH BÁO CÁO
2.2. Căn cứ phân tích
2.2.1. Nghị quyết của Quốc hội
CPI “9 tháng tăng 16,63%, ước cả năm tăng khoảng
18%”. Chỉ tiêu QH: chỉ được tăng dưới 2 chữ số.
2.2.2. Chính sách, pháp luật. VD:
- “Các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh
tế vĩ mô chưa được thực hiện một cách đồng bộ,
nhất là cắt giảm đầu tư công chưa nhiều và

chưa công khai các công trình kém hiệu
quả.”
- 27 tỉnh thành không chi đủ 20% cho GD.
8


2. PHÂN TÍCH BÁO CÁO
2.2.3. Các báo cáo thẩm tra của cơ quan QH
BC của UBKT: “Tổng vốn đầu tư toàn xã hội
là 42,7%/GDP vượt xa kế hoạch làm mất cân
đối lớn giữa đầu tư và tiết kiệm, dẫn đến
thâm hụt cán cân vãng lai và làm gia
tăng nợ quốc gia. Hiệu quả nền kinh tế
giai đoạn 2006-2010 giảm so với giai đoạn
trước: Giai đoạn 2001-2005, tỷ lệ tổng vốn đầu
tư toàn xã hội 39%/GDP, tốc độ tăng trưởng
bình quân 7,5%, trong khi đó giai đoạn
2006-2010 tỷ lệ tổng vốn đầu tư toàn xã hội
42,7%/GDP nhưng tốc độ tăng trưởng bình
quân thấp hơn chỉ đạt 7%. Hệ số ICOR giai
đoạn 2001-2005 là 5,1 tăng lên 6,3 giai đoạn
2006-2010.”
9


2. PHÂN TÍCH BÁO CÁO
2.2.4. Thực tế
- Qua ý kiến cử tri
- Qua thông tin trên báo chí
- Qua trải nghiệm của cá nhân đại bi ểu.

VD:
+ Lâm nghiệp: “Đến cuối năm 2011, độ che
phủ rừng đạt 40,5%.”
+ Giáo dục: “Triển khai các cuộc vận
động và phong trào thi đua thiết
thực; tăng cường kiểm định chất lượng
giáo dục.”
10


3. TRAO ĐỔI Ý KIẾN
TRƯỚC KHI CHẤT VẤN
3.1. Sự cần thiết trao đổi ý kiến trước khi
chất vấn
- Trao đổi để hiểu đúng, hiểu sâu vấn đề
(lạm phát)
- Trao đổi để tập trung câu hỏi chất v ấn
3.2. Cơ chế trao đổi ý kiến
- Nhóm nghị sĩ ở QH các nước / Đoàn ĐBQH,
HĐ Dân tộc và các uỷ ban ở QH nước ta
- Vận động hành lang ở QH các nước / trao
đổi cá nhân giữa các ĐB ở QH nước ta
11


4. CHỌN VẤN ĐỀ CHẤT VẤN
4.1. Vấn đề mà ĐB có hiểu biết chắc chắn
- Vấn đề thuộc lĩnh vực công tác của ĐB
- Vấn đề ở địa phương của ĐB (khai thác
khoáng sản, môi trường)

4.2. Vấn đề liên quan đến lợi ích quốc gia
- Lợi ích kinh tế (thu hút đầu tư có chọn
lọc)
- Chủ quyền, lãnh thổ (lao động NN chui;
bảo vệ ngư dân; tiếng Anh thay tiếng
Việt)
- Chống tham nhũng, lãng phí
- An ninh, trật tự xã hội (tội phạm trẻ hóa;
người thân giết nhau)
12


4. CHỌN VẤN ĐỀ CHẤT VẤN
4.3. Vấn đề liên quan đến quyền lợi của dân
- Giá tiêu dùng, lạm phát
- Chính sách đất đai
- Chính sách thuế
- Sinh hoạt dân chủ, cải cách hành
chính
- Công bằng xã hội
- Giao thông
- Môi trường
- Y tế, an toàn thực phẩm
- Giáo dục
13


5. ĐẶT CÂU HỎI VÀ TRANH LUẬN
5.1. Đặt câu hỏi
- Nội dung hỏi :

+ Hỏi đúng đối tượng (đúng trách nhiệm, đùng
tầm)
+ Hỏi trách nhiệm và giải pháp
- Hình thức hỏi :
+ Ngắn gọn: 3 phút (Canada: hỏi 30 s, đáp 30 s)
+ Kinh nghiệm: Không mào đầu, không
trích dẫn dài
- Thái độ hỏi : Thẳng thắn, xây dựng, lịch sự.
VD, cách phê bình BT của một sốĐBQH còn
căng thẳng, không có tính thuyết phục.
14


5. ĐẶT CÂU HỎI VÀ TRANH LUẬN
5.2. Tranh luận
- Tranh luận dưới hình thức hỏi lại
- Tranh luận dưới hình thức nêu ý kiến:
+ Đưa ra chứng cứ phản bác (lạm phát NN
thấp)
+ Đưa ra lập luận phản bác (số nợ của
Vinashin)
+ Đưa ra nhận xét về câu trả lời (1 rừng
luật)
- Chú ý: Chỉ có 2 phút.
15


6. THẢO LUẬN, THỰC HÀNH
Dưới đây là một số câu, đoạn trích từ
Báo cáo

về KTXH năm 2011 của Chính phủ. Từ những
trích dẫn đó, Ông / Bà thấy có thể nêu
những vấn
đề gì để chất vấn? Ông / Bà dựđịnh chất vấn
ai,
nội dung chất vấn cụ thể như thế nào?
a) “Bước vào năm 2011, khó khăn và
thách thức đều lớn hơn so với dự báo.”
16


6. THẢO LUẬN, THỰC HÀNH
b) “Nhờ xác định đúng nhiệm vụ ưu tiên là
kiềm chế lạm phát và nỗ lực thực hiệnđồng
bộ các giải pháp để kiểm soát giá cả, điều
tiết cung cầu, bình ổn thị trường nên từ
tháng 5 năm 2011 mức tăng giá tiêu dùng đã
giảm dần, 9 tháng tăng 16,63%, ước cả năm
tăng khoảng 18%.”
c) “Nhiều giải pháp giảm ùn tắc và tai nạn
giao thông, chống ngập nước đã được triển
khai và đạt được kết quả cụ thể. Tai nạn
giao thông 9 tháng đầu năm tính trên 1
vạn phương tiện giảm so với cùng kỳ năm
trước cả về số vụ, số người chết và số người bị
thương.”
17


6. THẢO LUẬN, THỰC HÀNH

d) “Cùng với việc tiếp tục hoàn thiện và mở rộng
quy mô giáo dục đào tạo theo quy hoạch, đã t ập
trung chỉ đạo thực hiện nhiều biện pháp nhằm
nâng cao chất lượng như phát triển đội ngũ giáo
viên và cán bộ quản lý; đổi mới phương pháp dạy và
học; triển khai các cuộc vận động và phong trào
thi đua thiết thực; tăng cường kiểm định chất lượng
giáo dục, xây dựng trường chuẩn quốc gia; đã triển
khai 35 chương trình đào tạo theo chuẩn của các
nước tiên tiến ở nhiều trường đại học. Tổ chức tốt
các kỳ thi giáo dục phổ thông, tuyển sinh đại học,
cao đẳng [...] Tích cực triển khai chương trình dạy
nghề, nhất là cho lao động nông thôn và đẩy mạnh
đào tạo theo nhu cầu xã hội. Tiếp tục thực hiện các
chương trình kiên cố hóa trường lớp học, nhà công
vụ cho giáo viên và đạt được những kết quả cụ thể. ”

18


6. THẢO LUẬN, THỰC HÀNH
e) “Đã chỉ đạo tạm dừng cấp phép hoạt động khoáng
sản, tiến hành rà soát, đánh giá lại thực
trạng và hoàn thiện cơ chế quản lý để bảo đảm
hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường và an ninh
quốc phòng. Triển khai các biện pháp phòng
ngừa ô nhiễm môi trường; tăng cường kiểm tra,
thanh tra và xử lý vi phạm; xử lý kiên quyết
các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng. Đã ban
hành và tích cực thực hiện các quy định vềđánh

giá tác động môi trường, cam kết về bảo vệ môi
trường, xử lý chất thải rắn. Đến nay 83% dân số
nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh, 78% dân
số đô thị được sử dụng nước sạch. Công tác trồng
và bảo vệ rừng được coi trọng, đến cuối năm 2011,
độ che phủ rừng đạt 40,5%.”
19


6. THẢO LUẬN, THỰC HÀNH
f) “Công tác phòng chống tham nhũng
tiếp tục được quan tâm chỉ đạo và đạt
những kết quả cụ thể. Việc triển khai
cuộc vận động học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh kết hợp
với tuyên truyền, giáo dục chính
trị tư tưởng đã góp phần nâng cao
nhận thức của cán bộ, đảng viên và
nhân dân về hoạt động phòng chống
tham nhũng, lãng phí.”
20


6. THẢO LUẬN, THỰC HÀNH
g) “Một số chỉ tiêu quan trọng của Kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội năm 2011 chưa hoàn thành.
Kinh tế vĩ mô chưa ổn định; lạm phát và lãi su ất
tín dụng còn cao; nợ xấu của hệ thống ngân hàng
tăng, thanh khoản của một số ngân hàng thương m ại
khó khăn; dự trữ ngoại hối thấp, áp lực đối với tỉ giá

còn lớn; thị trường chứng khoán, thị trường bất động
sản giảm sút. Sản xuất, kinh doanh còn nhi ều khó
khăn. Việc đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu l ại
nền kinh tế còn chậm. Văn hoá, xã hội còn nhi ều m ặt
bức xúc. Đời sống của nhân dân, nh ất là ng ười nghèo,
các đối tượng chính sách xã hội, người lao động có
thu nhập thấp và đồng bào dân tộc thi ểu s ố còn
nhiều khó khăn. Tham nhũng, lãng phí chưa được đẩy
lùi. Ùn tắc và tai nạn giao thông còn nghiêm
trọng, số người chết và bị thương tăng so với cùng k ỳ
năm trước; khiếu kiện đông người, đình công xảy ra ở
nhiều nơi; tội phạm và tệ nạn xã hội ch ưa gi ảm. ”
21


6. THẢO LUẬN, THỰC HÀNH
h) “Tình hình trên có nguyên nhân khách quan là
do tác động nặng nề, phức tạp của khủng ho ảng tài
chính, suy thoái kinh tế toàn cầu; nguyên nhân
chủ quan là do những yếu kém nội tại c ủa nền kinh
tế với mô hình tăng trưởng và cơ cấu kinh tế, cơ cấu
đầu tư kém hiệu quả tích tụ từ nhiều năm, chậm được
khắc phục và do những hạn chế, yếu kém trong lãnh
đạo, quản lý, nhất là trong quản lý kinh tế vĩ mô,
điều hành chính sách tài chính, tiền tệ, trong
quản lý đầu tư công, quản lý doanh nghiệp nhà
nước, quản lý tài nguyên và trong chỉ đạo giải
quyết các vấn đề xã hội bức xúc. Việc khắc ph ục nh ững
khuyết điểm, yếu kém, bảo đảm phát triển bền vững
đòi hỏi sự nỗ lực vượt bậc và quyết tâm cao c ủa

toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của cả hệ thống
chính trị trong năm 2012 và những năm tiếp theo. ”
22


Tr©n träng
c¶m ¬n

quý vÞ ®¹i biÓu
23



×