Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Không gian văn hoá người Việt đồng bằng Bắc Bộ qua tư liệu ca dao, tục ngữ (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (725.2 KB, 27 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN VIỆT NAM HỌC VÀ KHOA HỌC PHÁT TRIỂN
-------------------------

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG ANH

KHÔNG GIAN VĂN HÓA NGƯỜI VIỆT ĐỒNG BẰNG
BẮC BỘ QUA TƯ LIỆU CA DAO, TỤC NGỮ

Chuyên ngành: Việt Nam học
Mã số: 62 22 01 13

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VIỆT NAM HỌC

Hà Nội - 2016


Công trình được hoàn thành tại:
Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển
Đại học Quốc gia Hà Nội
Người hướng dẫn khoa học: GS.TSKH Vũ Minh Giang
Phản biện 1: …………………………………………
………………………………………………..
Phản biện2: …………………………………………
………………………………………………..
Phản biện 3: …………………………………………
………………………………………………..
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng cấp Đại học Quốc gia chấm
luận án tiến sĩ họp tại …………………………. Viện Việt Nam học
và Khoa học phát triển – Đại học Quốc gia Hà Nội.
vào hồi…. giờ .… ngày …. tháng …. năm 201...



Có thể tìm hiểu luận án tại:
-

Thư viện Quốc gia Việt Nam

-

Trung tâm Thông tin – Thư viện, Đại học Quốc
gia Hà Nội


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Nguyễn Thị Phương Anh (2015) Tri thức dân gian về ẩm thực
của người Việt đồng bằng Bắc Bộ qua ca dao, tục ngữ; Tạp chí
Khoa học ĐHQGHN, Khoa học xã hội và nhân văn,ISSN 08668612, số 2, tr. 39 - 52.
2. Nguyễn Thị Phương Anh (2016), Môi trường sông nước trong đời
sống văn hóa của người Việt đồng bằng Bắc Bộ qua ca dao, tục
ngữ; Tạp chí chuyên ngành nghiên cứu Văn hóa học, ISSN 18594859, số 6 (22), tr. 48 - 58.
3. Nguyễn Thị Phương Anh (2013), Cách giải thích nghĩa của thành
ngữ, tục ngữ cho người nước ngoài học tiếng Việt; Kỷ yếu Hội
thảo Quốc tế “Ngôn ngữ học Việt Nam trong bối cảnh đổi mới và
hội nhập”, tr. 70.
4. Nguyễn Thị Phương Anh (2014), Văn hóa ẩm thực của người
Việt đồng bằng Bắc Bộ qua ca dao, tục ngữ, Kỷ yếu Hội thảo
khoa học: Những phương diện văn hóa truyền thống, tr. 489-504.
5. Nguyễn Thị Phương Anh (2015), Hoạt động “đi lại” của người
Việt đồng bằng Bắc Bộ qua tư liệu ca dao, tục ngữ; Kỷ yếu Hội
nghị khoa học cán bộ trẻ: Nghiên cứu liên ngành trong

KHXH&NV - Tiếp cận từ góc độ lý thuyết và thực tiễn, Nxb Đại
học Quốc gia.
6. Nguyễn Thị Phương Anh (2015), Yếu tố “Nước” trong đời sống
văn hóa của người Tày - Thái cổ qua Văn học dân gian (ca dao,
tục ngữ); Kỷ yếu: Cộng đồng Thái – Kadai Việt Nam: những vấn
đề phát triển bền vững, Nxb Thế giới, tr. 163-174.
7. Nguyễn Thị Phương Anh (2016), Vận dụng SWOT vào phân tích
một số đặc trưng văn hóa người Việt qua tư liệu ca dao, tục ngữ,
Hội thảo khoa học NCS lần thứ I, 2016, Viện VNH &KHPT, tr.
10-37.
8. Nguyễn Thị Phương Anh (2016), Ứng xử với thiên nhiên trong lao
động sản xuất của cư dân đồng bằng Bắc Bộ qua ca dao, tục
ngữ. Hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ 5, tr.27.


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Đồng bằng Bắc Bộ (ĐBBB) là vùng đất tập trung những giá
trị văn hoá truyền thống của Việt Nam. Để nghiên cứu toàn diện về
ĐBBB phải cần đến sự tham gia của rất nhiều lĩnh vực học thuật và
những cách tiếp cận khác nhau. Đây là một sự nghiệp nghiên cứu lâu
dài, không bao giờ dừng lại. Chính vì vậy mà cho đến nay đã có rất
nhiều công trình nghiên cứu về ĐBBB trên nhiều bình diện và cách
tiếp cận khác nhau, nhưng đề tài về ĐBBB chưa bao giờ là xưa cũ.
Để góp phần hiểu sâu thêm về vùng đất này, tác giả luận án đã áp
dụng một phương pháp tiếp cận mới có phần khác với các phương
pháp nghiên cứu chuyên ngành truyền thống. Tác giả coi đối tượng
như một không gian văn hoá với tổng hòa các mối quan hệ (con
người với tự nhiên và con người với những tác động đa chiều khác).
1.2. Trong kho tàng di sản văn hoá của mỗi dân tộc, văn học dân

gian luôn có vị trí quan trọng đặc biệt. Vì nó là sáng tạo của quần
chúng nhân dân, là những đúc kết của cộng đồng có tính khái quát
cao và được truyền từ đời này sang đời khác.
1.3. Ngày nay, trong tiến trình phát triển hiện đại hóa, những yếu
tố truyền thống đang bị tác động của cuộc sống hiện đại làm mất đi
từng ngày nên việc triển khai nghiên cứu theo hướng tiếp cận khu
vực học để có được những nhận thức tổng hợp về một không gian
văn hóa qua thể loại văn học dân gian truyền thống không chỉ có ý
nghĩa khoa học mà còn là một đề tài có ý nghĩa thực tiễn.
1.4. Tìm hiểu không gian văn hóa ĐBBB không chỉ cho ta có
cái nhìn toàn cảnh về đời sống của con người ở đó mà còn giúp
cho chúng ta có cái nhìn khoa học và những chính sách phù hợp
góp phần vào việc bảo tồn và phát triển những giá trị văn hóa
truyền thống của dân tộc.
1.5 Ca dao, tục ngữ còn là một hệ thống tư liệu vô giá và vô tận nếu
có những phương pháp để giải mã được những thông tin về mối quan hệ
giữa chủ nhân sáng tạo văn hóa với điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh lịch sử
và quan hệ xã hội để tìm ra “cường độ” tác động của các yếu tố ấy với
hành vi ứng xử qua quá trình sáng tạo của con người tạo nên những đặc
trưng văn hóa là việc làm cần thiết.
Với ý nghĩa đó chúng tôi chọn đề tài: Không gian văn hóa
của người Việt đồng bằng Bắc Bộ qua tư liệu ca dao, tục ngữ
làm nội dung nghiên cứu.

1


2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Không gian văn hóa người Việt ở ĐBBB với bốn thành tố văn hóa
cấu thành nên: Văn hóa sản xuất, văn hóa đảm bảo đời sống, văn hóa

quy phạm và văn hóa tâm linh, tín ngưỡng.
3. Mục đích nghiên cứu
Áp dụng phương pháp nghiên cứu Khu vực học để tìm ra những
đặc trưng văn hóa của người Việt ĐBBB được phản ánh qua các mối
quan hệ tương tác giữa con người với điều kiện tự nhiên và các mối
quan hệ xã hội khác.
Tìm ra tần suất và sự tương tác của các hành vi ứng xử, từ đó làm
thang đo để đánh giá các hiện tượng, sự vật, biểu tượng được phản
ánh trong kho tàng ca dao, tục ngữ.
Từ những kết quả nghiên cứu có thể giúp cho các nhà quản lý đưa
ra chính sách về việc bảo tồn, khai thác và phát huy những giá trị văn
hóa truyền thống nói chung và di sản văn hóa dân gian nói riêng.
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tư liệu
Luận án khai thác tư liệu trong 2 tập Kho tàng tục ngữ người Việt,
2 tập Kho tàng ca dao người Việt của nhóm soạn giả, Nguyễn Xuân
Kính (chủ biên). Gồm 12.487 câu ca dao, 16.098 câu tục ngữ cổ
truyền (từ trước Cách mạng tháng Tám) làm nguồn tư liệu quan trọng
để tìm hiểu đặc trưng văn hoá vùng ĐBBB và được khai thác từ góc
độ tương tác biểu hiện qua tần suất.
4.2.Phương pháp nghiên cứu
Ngoài những phương pháp và thao tác truyền thống như mô tả,
tổng hợp, diễn dịch, bình luận hay phân tích kèm dẫn chứng, luận án
đã áp dụng phương pháp tiếp cận khu vực học, phương pháp định
lượng kết hợp với định tính, phương pháp xử lý tư liệu văn học dân
gian, phương pháp sử dụng công nghệ thông tin vào chương trình xử
lý tư liệu. ĐBBB được coi như một không gian văn hoá, một phạm vi
ở đó diễn ra quá trình sáng tạo của một cộng đồng cư dân. Và để có
thể khai thác tư liệu một cách có hệ thống và toàn diệnvề sáng tạo
của cư dân đã được vi phân thành các thành tố văn hoá.

4.Những đóng góp của luận án
4.1. Về mặt khoa học
Đề tài đã sử dụng nguồn tư liệu truyền thống là văn học dân gian
ca dao, tục ngữ nhưng lại áp dụng lý thuyết, phương pháp phân tích

2


cùng với việc định dạng đối tượng theo hướng tiếp cận mới là Khu
vực học.
Đề tài tập hợp được một hệ thống các đơn vị ca dao, tục ngữ có liên
quan đến đời sống của người Việt ở ĐBBB từ một kho tàng ca dao tục
ngữ phong phú nhất cho đến nay.
Nghiên cứu, góp phần nhận diện sâu sắc hơn đặc trưng văn hóa
của vùng ĐBBB, góp phần vào việc xác định, lưu giữ những đặc điểm,
tư duy, lối sống và những tri thức văn hóa dân gian truyền thống của dân
tộc.
4.2. Về mặt thực tiễn
Việc khảo sát và nghiên cứu một cách có hệ thống về không gian văn
hóa của người Việt ĐBBB đối với môi trường tự nhiên và xã hội góp
phần nhất định vào sự nghiệp nghiên cứu văn hóa dân gian nói riêng
cũng như trong việc giữ gìn và phát triển văn hóa truyền thống của dân
tộc Việt Nam trong quá trình hội nhập và phát triển hiện nay.
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể áp dụng vào việc giảng dạy,
nghiên cứu không gian văn hóa qua khai thác tư liệu văn học dân gian,
ca dao, tục ngữ người Việt nói riêng theo hướng tiếp cận liên ngành khu
vực học nói chung.
Kết quả nghiên cứu, đặc biệt là tập hợp tư liệu có thể được sử dụng
cho việc nghiên cứu biên soạn từ điển điện tử ca dao, tục ngữ về không
gian văn hóa của người Việt ĐBBB.

5. Kết cấu của luận án
Kết cấu luận án ngoài, phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo
gồm có 4 chương:
Chương 1: Khái niệm, lý thuyết và phương pháp tiếp cận
Chương 2: Văn hóa sản xuất và những ứng xử với điều kiện tự
nhiên và môi trường sinh thái
Chương 3: Văn hóa đảm bảo đời sống của người Việt ĐBBB
Chương 4: Qui phạm xã hội và văn hóa tâm linh, tín ngưỡng của
người Việt ĐBBB
Ngoài phân tích chính văn, luận án còn có một phụ lục bao
gồm toàn bộ tư liệu đã được hệ thống hóa và phân loại để có thể dễ
dàng tra cứu
Bảng sách dẫn (index) cũng là một hợp phần được xây dựng công
phu giúp người đọc có thể kiểm tra những thông tin được dẫn và
phân tích trong chính văn.

3


CHƯƠNG 1
KHÁI NIỆM, LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN
1.1. Khái niệm và lý luận cơ bản
Để nhận ra diện mạo của một không gian văn hóa một cách cơ
bản nhất thì các nhà nghiên cứu đã dựa vào các mục đính nghiên cứu
khác nhau để phân chia: Có nhà nghiên phân chia văn hóa theo đối
tượng hưởng thụ là “văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần”; có nhà
nghiên cứu lại phân chia văn hóa theo dạng thức tồn tại là “văn hóa
vật thể, phi vật thể”. Tuy nhiên, ở luận án này chúng tôi tiếp cận nội
dung nghiên cứu cơ bản Khu vực học là một không gian văn hóa, tiếp
cận văn hóa theo 4 thành tố văn hóa: Văn hóa sản xuất, văn hóa đảm

bảo đời sống, văn hóa quy phạm và văn hóa tâm linh, tín ngưỡng.
Không gian được chọn để nghiên cứu là ĐBBB - một không gian
chủ yếu là người Việt sinh sống.
Việt Nam là một nước đa dân tộc. Người Việt hay còn gọi là
người Kinh, chiếm hơn 90% dân số đóng vai trò căn bản trong việc
thống nhất, quy tụ các dân tộc thiểu số thành quốc gia dân tộc và giữ
vai trò chủ thể quốc gia trong việc hình thành tính cách văn hóa Việt
Nam. Người Việt vốn được coi là tộc người chiếm cứ vùng châu thổ
của các con sông lớn và là tộc người giữ vai trò chủ đạo trong quá
trình xây dựng nền văn minh nông nghiệp. ĐBBB là châu thổ lớn của
nước ta, nơi hội tụ nhiều yếu tố văn hóa nên thường được coi là cái
nôi của văn minh Việt cổ.
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề
1.2.1. Nguồn tư liệu và các công trình nghiên cứu có liên quan
đến đồng bằng Bắc Bộ
Chính vì ĐBBB có vị trí quan trọng nên vùng đất này luôn là chủ
đề hấp dẫn và được nghiên cứu từ rất sớm bởi cả những học giả trong
và ngoài nước.
Có thể nói người nước ngoài nghiên cứu về Việt Nam nói chung
và về ĐBBB nói riêng đã có một bề dày lịch sử.
1.2.2. Nguồn tư liệu và các công trình nghiên cứu về ca dao, tục
ngữ có liên quan đến đồng bằng Bắc Bộ
Một trong những sáng tạo có giá trị của vùng ĐBBB là văn học
dân gian. Văn học dân gian là sự phản ánh sinh động cuộc sống qua
ngôn ngữ văn học với những điệu ca, vần thơ, hò vè đến những câu
ca dao, tục ngữ. Cho nên có thể thấy mỗi khúc quanh của lịch sử Việt
Nam lại rộ lên các loại hình sáng tác văn học dân gian thì đó là đặc

4



điểm thể hiện thái độ, ứng xử của nhân dân đối với tất cả quan hệ xã
hội thông qua các thể loại đó. Chính vì vậy văn học dân gian được sự
quan tâm đặc biệt của giới học giả Việt Nam.
Đến năm 1975, đất nước hoàn toàn thống nhất, các ngành khoa
học xã hội và nhân văn có bước phát triển vượt bậc. Cũng trong tình
hình chung đó, ngành văn học dân gian nói chung và ca dao, tục ngữ
nói riêng đã có được sự quan tâm thích đáng.
1.2.2.1. Các công trình nghiên cứu về ca dao, tục ngữ phổ biến từ
trước tới nay
Các công trình nghiên cứu về ca dao, tục ngữ từ trước tới nay thì
có khá nhiều nhưng chủ yếu đi sâu nghiên cứu về nghệ thuật, kết cấu
ngôn từ và đặc biệt là tính biểu trưng, biểu tượng của ca dao, tục ngữ
như: Tục ngữ Việt Nam cấu trúc và thi pháp của tác giả Nguyễn Thái
Hòa, Tìm hiểu thi pháp tục ngữ Việt Nam của tác giả Phan Thị Đào,
Biểu tượng nghệ thuật trong ca dao truyền thống người Việt của
Nguyễn Thị Ngọc Diệp, Biểu trưng trong ca dao Nam Bộ của Trần
Văn Nam hay Thiên nhiên trong ca dao trữ tình Nam Bộ (Luận án
tiến sĩ) của Trần Thị Diễm Thúy,... chủ yếu bàn về nghệ thuật. Còn
đề tài về ca dao, tục ngữ người Việt phản ánh tri thức dân gian về đời
sống văn hóa ẩm thực, sản xuất nông nghiệp có đề cập đến một vài
phương diện nghệ thuật nhưng cơ bản là thiên về nội dung, chính bởi
vậy mà chúng tôi tập trung khảo sát các công trình nghiên cứu chủ
yếu về nội dung.
1.2.2.2. Các công trình nghiên cứu trực tiếp về ca dao, tục ngữ
Đến những năm 70 của thế kỷ XX phương pháp nghiên cứu văn
học dân gian đã có những bước trưởng thành rõ rệt. Chính vì lẽ đó
mà một loạt các bài viết nghiên cứu về ca dao, tục ngữ đã được ra
đời. Trong số những bài nghiên cứu các tác giả cũng phần nào đã đề
cập tới đời sống văn hóa của cư dân nông nghiệp được thể hiện trong

ca dao, tục ngữ. Tiêu biểu là các nhóm bài nghiên cứu sau đây:
-Các công trình nghiên cứu về ẩm thực
Nói đến vấn đề ẩm thực/ăn uống cũng là nói đến cách ứng xử của
con người với sản phẩm nông nghiệp.
- Các công trình nghiên cứu về quan hệ giữa điều kiện tự nhiên và
sản xuất nông nghiệp.
- Các công trình nghiên cứu về quan hệ gia đình, xã hội của người Việt

5


1.3. Phương pháp tiếp cận và tiêu chí xác định, phân loại
nguồn tư liệu
1.3.1. Phương pháp nghiên cứu Khu vực học
Khu vực học là một khoa học liên ngành lấy Không gian văn hóa
làm đối tượng nghiên cứu.
Trong luận án này, chúng tôi đã vận dụng lý thuyết nghiên cứu
Khu vực học để tiến hành nghiên cứu tổng thể không gian địa lý, văn
hóa, xã hội với nhiều cấp độ khác nhau để đạt tới nhận thức tổng hợp
về một không gian thống nhất, toàn vẹn trên một khu vực địa lý, lịch
sử, văn hóa và tìm ra được những giá trị văn hóa mà không gian đó
mang lại. Đồng thời hiểu được những quan hệ tương tác của các nhân
tố trong không gian đó.Để tìm hiểu đặc trưng của một không gian
văn hóa cần nghiên cứu những sáng tạo của con người trong quá trình
tương tác với điều kiện tự nhiên, môi trường xã hội và hoàn cảnh lịch
sử. Trong đó, quan hệ ứng xử của con người với điều kiện tự nhiên là
nhân tố cơ bản tạo nên đặc trưng văn hoá.
1.3.2. Phương pháp định lượng và định tính
Ở luận án này, chúng tôi dùng phương pháp định tính để miêu tả
câu ca dao, tục ngữ xem nó phản ánh hình tượng, biểu cảm ý nghĩa gì

và như thế nào? Ví dụ: (thiên nhiên, lao động sản xuất, đồ ăn, thức
uống, phương tiện đi lại...) những hình tượng biểu trưng này cũng
cần phải được lượng hóa ra bằng những con số cụ thể thì mới có thể
hình dung, khái quát được.
Việc xử lý loại tư liệu ca dao, tục ngữ rất chú trọng đến phương
pháp định lượng. Bởi vì trong tập hợp hàng nghìn câu đã thu thập
được, nếu đem từng câu ra để phân tích lời lẽ văn chương thì đó là
đối tượng nghiên cứu của văn học dân gian. Cho nên phương pháp
phân tích định lượng đóng vai trò rất quan trọng. Phương pháp định
lượng bao gồm: nhóm gộp lại, quy nó về các chủ đề, tổ hợp nghĩa rồi
phân lớp, chia nhỏ ra để nghiên cứu. Việc nghiên cứu theo các chủ
đề, tổ hợp,… như vậy sẽ cho chúng ta hình dung về những tác động
của điều kiện tự nhiên và mối quan hệ của con người với thực thể
được sử dụng bằng hình tượng như thế nào?
1.3.3. Phương pháp xử lý tư liệu văn học dân gian
Bản thân văn học dân gian là một đối tượng nghiên cứu của các
nhà nghiên cứu folklore học. Nhưng trong luận án, nó không phải là
đối tượng nghiên cứu mà được sử dụng như một loại tư liệu để
nghiên cứu về không gian văn hóa. Vì vậy cách ứng xử với loại tư

6


liệu này không phải là áp dụng phương pháp nghiên cứu của văn hóa
dân gian để trực tiếp nghiên cứu mà ta phải hiểu biết những kiến thức
của văn học dân gian để xử lý loại tư liệu này. Trong số những
phương pháp nghiên cứu, có phương pháp xử lý hình tượng vì văn
học dân gian là sự khái quát, tổng kết kinh nghiệm truyền từ đời này
đến đến đời khác. Cho nên không phải cái gì cũng thể hiện được bằng
câu, bằng chữ, bằng từ những điều muốn nói ra mà đó còn là hình

tượng ẩn dụ, phản ánh cái gì đó mà người ta muốn nói. Cho nên
chúng tôi phải xử lý loại tư liệu này như là hình tượng, biểu tượng.
1.3.4. Phương pháp sử dụng cộng nghệ thông tin vào chương trình
xử lý tư liệu
Chương trình này giúp tác giả luận án có được một giao diện để
nhập các câu văn bản (Khái niệm “câu văn bản” ở đây được hiểu là
một hoặc một tập hợp các câu ca dao, tục ngữ được lựa chọn để làm
căn cứ nghiên cứu), biên tập và tra cứu chúng theo các yêu cầu nhất
định. Chương trình được thiết kế dựa theo phần mềm quản trị cơ sở
dữ liệu Access của Microsoft Office.
Các câu văn bản được phân loại theo 4 chủ đề chính và mỗi chủ
đề chính lại phân ra thành các chủ đề nhỏ hơn và các tổ hợp phản ánh
một nội dung nào đó là: văn hóa sản xuất, văn hóa đảm bảo đời sống,
văn hóa quy phạm và văn hóa tâm linh tín ngưỡng.
Mỗi chủ đề lại được phân ra theo các chủ đề con. Trong mỗi chủ
đề con lại được tiếp tục phân ra thành các chủ đề con khác nữa. Mỗi
câu văn bản đều mang một ID (identity) duy nhất trong CSDL.
1.3.5 Các tiêu chí xác định nguồn tư liệu và cách thức phân loại
Kho tàng tri thức dân gian người Việt vốn hết sức là rộng lớn, vì
vậy trong khuôn khổ của luận án, chúng tôi chỉ giới hạn đề cập đến
những câu ca dao, tục ngữ nói về đời sống văn hóa của người Việt ở
ĐBBB.
Những câu ca dao, tục ngữ được chúng tôi lựa chọn để đưa vào tư
liệu của luận án này là những câu có ngữ cảnh nói về đời sống văn
của người Việt thì được đưa vào phân tích, còn những câu chắc chắn
không phải của người Việt ĐBBB chúng tôi loại ra. Chúng đã tôi đã
dựa vào các tiêu chí.
Tiểu kết
Các khái niệm cơ bản đã dẫn dắt vấn đề nghiên cứu của luận án
tập trung vào ngả đường chính là văn hóa, không gian văn hóa, người

Việt ĐBBB, các thành tố văn hóa liên quan đến đời sống văn hóa của

7


người Việt ĐBBB. Phần tổng quan của luận án bước đầu phân tích,
giải thích và giới thuyết phạm vi nghiên cứu cả về không gian lẫn
thời gian. Điều đó đã tạo nên một sợi dây xuyên suốt, nhất quán về
hướng tiếp cận và phương pháp nghiên cứu trên cơ sở của lý thuyết
nghiên cứu khu vực học.
Bước đầu luận án đã làm rõ được giá trị tư liệu của văn học dân
gian trong việc nghiên cứu không gian văn hóa đồng bằng Bắc Bộ,
lấy không gian văn hóa làm đối tượng nghiên cứu, khai thác nguồn tư
liệu vốn rất truyền thống là văn học dân gian ca dao, tục ngữ nhưng
lại áp dụng lý thuyết, phương pháp với việc định dạng đối tượng theo
hướng tiếp cận mới. Ứng dụng công nghệ thông tin vào việc xử lý tư
liệu bằng phương pháp định lượng tầng bậc, vừa tiết kiệm được trí
lực vừa mang lại độ xác thực cao.
Chương 2
VĂN HÓA SẢN XUẤT VÀ NHỮNG ỨNG XỬ VỚI ĐIỀU
KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI
2.1. Ứng xử với khí hậu, thời tiết
Trong ứng xử với thiên nhiên một mặt con người biểu thị sự quy
phục, sự sợ hãi, nương nhờ vào thiên nhiên, nhưng mặt khác con
người lại thể hiện sự vươn lên nắm bắt các quy luật của thiên nhiên.
Thực tế, trong số 411 câu ca dao, tục ngữ nói về khí hậu thời tiết
thì có 57 câu (chiếm tỉ lệ 14%) phản ánh nội dung con người phụ
thuộc, nương nhờ, vào thiên nhiên. 354 câu (chiếm 86%) nói về kinh
nghiệm dự báo thời tiết, chúng tôi tạm gọi loại này là con người
chinh phục để làm chủ thiên nhiên. Những kinh nghiệm này rút ra

thông qua việc quan sát trực tiếp và quan sát các sự vật trung gian.
Bảng 1: Tần số xuất hiện của ca dao, tục ngữ phản ánh về khí
hậu thời tiết
Thứ
Các hiện tượng biểu thị
Tần số xuất hiện
Tỷ lệ
tự
%
1
Phụ thuộc, nương nhờ vào
57
14.0
thiên nhiên
2
Làm chủ thiên nhiên qua
354
86.0
quan sát trực tiếp và sự vật
trung gian
Tổng số
411
100
2.1.1 Con người phụ thuộc, nương nhờ vào thiên nhiên

8


Con số thống kê cho thấy trong tổng số 57 câu có nội dung con
người phụ thuộc vào Thiên nhiên, Trời đất đều bắt đầu bằng các động

từ có ý nghĩa cầu xin, trông mong và tỏ lòng biết ơn như: “Trông
trời”, “Ơn trời”, “Lạy trời” để cầu xin trời đất mang đến cho họ
những điều tốt lành, thiên nhiên thì mưa thuận gió hòa.
2.1.2. Con người chinh phục để làm chủ thiên nhiên
Bằng những chiêm nghiệm, quan sát trực tiếp các hiện tượng thiên
nhiên và những biểu hiện của các vật trung gian người ta đã rút ra
những kinh nghiệm có tính quy luật của các hiện tượng làm biến đổi
thời tiết, khí hậu giúp người nông dân biết trước để góp phần hạn chế
những tác hại của thiên tai và rủi ro trong sản xuất.
Qua thống kê chúng tôi đếm được 354 câu trên tổng số 411 câu
nói về khí hậu, thời tiết, chiếm 86% có nội dung về thời tiết với đầy
đủ các khía cạnh thể hiện con người đã cố gắng tìm cách để chinh
phục và làm chủ thiên nhiên. Trong đó, 76 câu (chiếm 21%) qua quan
sát những biểu hiện của động vật, 51câu (chiếm 15%) qua quan sát
những biểu hiện của thực vật, 227 câu (chiếm 64%) nói về các hiện
tượng tự nhiên khác cùng tham gia vào dự báo khí hậu, thời tiết.
Bảng 2: Con người làm chủ thiên nhiên
Thứ
Quan sát trực tiếp và sự vật
Tần số xuất
Tỷ lệ %
tự
trung gian
hiện
1
Quan sát động vật
76
21.0
2
Quan sát thực vật

51
15.0
3
Các hiện tượng tự nhiên tham
227
64.0
gia vào dự báo thời tiết
Tổng số
354
100
Để hạn chế được thiệt hại do thiên nhiên gây ra, con người đã
vươn lên nắm bắt các quy luật hoạt động của thiên nhiên trong không
gian và trong thời gian: “Làm ăn biết vận biết tuần, biết tuần, biết
vận mười phần lợi hơn”. “Biết tuần”, “Biết vận” là nói lên những
kinh nghiệm dày dạn của người nông dân.Vẫn biết “Gió mưa là việc
của trời”, nhưng ông cha ta đã nắm bắt được sợi dây liên hệ những
việc của trời với các hiện tượng trên mặt đất. Họ không chỉ Trông
trời mà còn trông đất, trông mây, trông mưa, trông gió, trông ngày,
trông đêm mà họ còn giải mã được những ký hiệu về hiện tượng thời
tiết để chủ động trong mọi công việc của nhà nông. Muốn làm chủ
được khí hậu thời tiết, người nông dân đã dựa vào việc quan sát các

9


Các hiện tượng tự nhiên tham gia vào dự báo thời tiết

biểu hiện của sự vật trung gian và các hiện tượng tự nhiên để đoán
định thời tiết rút ra những quy luật. Muốn làm được điều đó, người
nông dân đã có những cảm quan riêng của mình bằng cách quan sát.

2.1.2.1. Quan sát các hiện tượng tự nhiên
Theo các chuyên gia về khí tượng, thủy văn các hiện tượng về khí
hậu thời tiết có thể chia thành 3 loại. Hiện tượng xảy ra trong tầng
khí quyển gần mặt đất như: mây, mưa, gió, sương… Những hiện diện
trong khí quyển như dông, sấm, chớp… Những hiện tượng quang học
trong khí quyển như cầu vồng, quầng, tán… Tất cả những hiện tượng
thiên nhiên đó đã được phản ánh với mật độ khá dày trong kho tàng
ca dao, tục ngữ về khí hậu thời tiết .
Bảng 3: Các hiện tượng tự nhiên tham gia vào dự báo thời tiết
Số
Tỉ lệ
Tổng
Hiện tượng tự nhiên
lượng (%) (số lượng/ tỉ
(câu)
lệ %)
Mưa
29
12.8
77/33.9%
Nắng
22
9.7
Hiện tượng ở tầng
Mây
8
3.3
khí quyển gần mặt
Gió
11

4.9
đất
3.0
Sương
7
Hiện tượng trong khí
quyển

Hiện tượng quang
học trong khí quyển

Thời gian nông lịch
Các hiện tượng khác
Tổng

Dông
Sấm
Chớp
Cầu vồng
Quầng
Tán
Trăng
Sao
Ráng

7
5
15
6
5

3
12
6
4

Mống

7

3.0
2.2
6.6
2.6
2.2
1.3
5.3
2.6
1.8
3.0

Tháng

29
51
227

12.8
22.1
100


10

27/12.0%

43/ 19.0%

29/13.0%
51/22.0%
227/100


Động vật tham gia vào dự báo thời tiết

2.1.2.2. Dự đoán thời tiết qua quan sát động vật
Việc quan sát động vật làm căn cứ cho dự báo thời tiết là một
trong những nội dung quan trọng được người Việt đề cập trong kho
tàng ca dao tục ngữ. Tuy số lượng câu ca dao, tục ngữ không nhiều,
chỉ với 76 câu, nhưng những chỉ báo thu nhận được qua biểu hiện của
động vật là quan trọng vì đó là những đối tượng nhạy cảm với những
giác quan có liên hệ chặt chẽ với tự nhiên. Các loài động vật báo hiệu
thời tiết được phản ánh qua ca dao tục ngữ có thể phân ra thành 5
nhóm như sau: Nhóm các loài chim, nhóm côn trùng, nhóm động vật
lưỡng cư, nhóm động vật dưới nước và nhóm bò sát
Bảng 4: Động vật tham gia vào dự báo thời tiết
Số lượng
Tỉ lệ
Tổng
Động vật
(câu)
(%)

(số lượng/ tỉ lệ%)
Én
17
23.0

6
8.0
30/37.4
Sếu
1
1.3
Nhóm các loài chim
Ác
1
1.3
Bồ câu/Cu
3
4.0
cu
Kiến
10
13.1
Chuồn
5
6.5
21/ 27.7
chuồn
Ong
2
2.6

Nhóm côn trùng
Đom đóm
2
2.7
Mối
1
1.3
Tò vò
1
1.3

13
17.1
17/24.1
Nhóm động vật dưới
Ốc
3
4.0
nước
Cua
1
1.3
Cóc
3
3.9
5/6.6
Nhóm động vật
lưỡng cư
Ếch
2

2.7
Tắc kè
1
1.3
3/3.9
Nhóm bò sát
Rắn
2
2.7
Tổng

76

11

100

76/100


Thực vật tham gia vào dự báo thời tiết

2.1.2.3. Dự đoán thời tiết qua quan sát thực vật
Nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển
cây trồng và vật nuôi ở nước ta. Không chỉ căn cứ vào các loài động
vật cư dân vùng đồng bằng Bắc Bộ còn dựa vào các loài thực vật để
dự đoán thời tiết. Xin xem bảng thống kê dưới đây:
Bảng 5: Thực vật tham gia vào dự báo thời tiết
Số
Tổng

Tỉ lệ
Thực vật
lượng
(số lượng,
(%)
(câu)
tỉ lệ %)
Lúa
18
35.0
22/42.9
Cây lương
thực
Khoai
4
7.9
Nhãn
3
5.9
Bưởi
2
4.0
12/23.9
Ổi
1
2.0
Dâu
2
4.0
Cây ăn quả Chuối

Cây
1
2.0
trồng
Sim
1
2.0
Trám
1
2.0
Cau
1
2.0
Dưa
3
5.9
6/11.8
Cây hoa

2
3.9
màu
Mía
1
2.0
(Rễ)
7/14.0
4
8.0
Cỏ

si
cây
Tre
1
2.0
Cây
(có
Xoan
1
2.0
trong
Bàng
1
2.0
tự
Cỏ

3
5.9
4/7.9
nhiên)
Cỏ
Rêu
1
2.0
Tổng
51
100
51/100
2.2. Ứng xử với điều kiện tự nhiên và môi trường sinh thái

Để biết được mức độ tác động của các yếu tố thiên nhiên đến lao
động sản xuất và đời sống con người trong tương quan chung với các
yếu tố khác chúng tôi đã tiến hành xem xét ứng xử của con người với
thiên nhiên và môi trường dưới nhiều góc độ khác nhau. Theo đó, tập hợp

12


nhiênMôi trường

tự

Địa hình tự nhiên

tư liệu được phân ra thành hai tổ hợp chính là địa hình tự nhiên và môi
trường tự nhiên. Địa hình tự nhiên bao gồm đối tượng có độ cao như: núi,
gò, đồi, đê và đối tượng có mặt nước như: sông, biển, đầm, hồ, ao, giếng.
Ở mỗi đối tượng này chúng tôi lại chia ra thực thể tự nhiên và thực thể
nhân tạo. Môi trường tự nhiên là môi trường sống xung quanh bao gồm:
đất, nước, ruộng đồng.
Bảng6: Ứng xử với địa hình và môi trường tự nhiên
Số
Tổng
Ứng xử với địa hình và môi
Tỷ lệ
lượng
trường
tự nhiên
(%)
SL (%)

(câu)
Núi non
94
38.3
Tự
Đối

7
2.8
tượng nhiên
Đồi
6
2.4
109 18.0
có độ
Nhân
cao
Đê
3
1.2
tạo
Sông
57
23.0
Hồ
22
8.9
Tự
Đối
Biển

8
3.2
tượng nhiên
Đầm
5
2.0

138 23.0
Ngòi
2
0.8
mặt
Vũng
1
0.4
nước
Ao
29
11.7
Nhân
tạo
Giếng
14
5.7
Nước

174

48.0


Đất

96

26.5

Ruộng vườn

92

25.5

362

59.0

Tổng
609 100
2.2. Phản ánh hoạt động lao động sản xuất
2.2.1. Trồng trọt
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều rất thuận
lợi cho nông nghiệp phát triển đa dạng, phong phú. Để sản xuất ra

13


của cải vật chất phục vụ cho con người trong đời sống hàng ngày thì
việc lao động sản xuất theo hướng canh tác nông nghiệp chiếm một
vị trí vô cùng quan trọng. Chính trong quá trình lao động sản xuất ấy,
người Việt đã luôn chú ý quan sát để rút ra những kinh nghiệm và

quy luật vận hành của vũ trụ, sự biến đổi của khí hậu thời tiết để tiến
hành canh tác, lựa chọn các phương thức trồng trọt, chăn nuôi các
loại cây trồng, vật nuôi sao mang lại hiệu quả nhất. Với kinh nghiệm
tích lũy được từ ngàn đời, người Việt xưa đã đúc kết thành những câu
ca dao tục ngữ để truyền lại cho đời sau những tri thức dân gian bản
địa về cây lương thực, hoa màu, rau quả... và chăn nuôi, thu hoạch
mùa màng cùng với những phương thức canh tác, sử dụng công cụ và
trang phục lao động phù hợp.
Qua khảo sát kho tàng ca dao tục ngữ người Việt chúng tôi đã thống kê
được 1508 câu có nội dung phán ánh về lao động sản xuất. Trong đó có
1185 câu (chiếm 79% ) có nội dung liên quan đến nông nghiệp, 323 câu
(chiếm 21%) phản ánh về thủ công nghiệp, thương nghiệp và dịch vụ. Các
nội dung liên quan đến sản xuất nông nghiệp bao gồm: trồng trọt 763 câu
(chiếm 64%), chăn nuôi 422 câu (chiếm 36%).
Biểu đồ 1: Hoạt động sản xuất của cải vật chất

2.2.2. Chăn nuôi
Từ xưa ở ĐBBB, nghề chăn nuôi rất phát triển, đặc biệt là các vật
nuôi : gia súc (trâu, bò, ngựa, lợn..) và gia cầm (gà, chim, vịt..). Bởi
vì: Sự đa hệ sinh thái và sản phẩm nông nghiệp ở ĐBBB rất phong
phú và đa dạng, bên cạnh cây lúa là cây lương thực phụ như: khoai,
ngô, sắn còn có cây hoa màu, rau đậu cũng phát triển mạnh và cho
năng suất cao. Vì vậy, người dân ở đây có thể tận dụng nguồn thức
ăn từ nông sản cung cấp cho chăn nuôi. Đặc biệt ở ĐBBB còn có một
thảm cỏ rộng lớn ở trên những sườn gò, bờ đê, bờ ruộng. Hiện nay

14


chỉ tính riêng diện tích hệ thống bờ đê sông và bờ đê biển ở ĐBBB

đã có đến 4620 km. Điều đó cho thấy ĐBBB đã từ lâu có điều kiện tự
nhiên rất thuận lợi để phát triển chăn nuôi.
2.2.3. Hoạt động thủ công nghiệp, thương nghiệp và dịch vụ
Là một nước nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo nên trồng
trọt và chăn nuôi luôn chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế. ĐBBB là
nơi hội tụ các đặc trưng của một quốc gia nông nghiệp. Mặc dù vậy,
trên cơ sở của nền nông nghiệp phát triển đa dạng và phong phú cả
về cây lương thực, cây hoa màu và rau quả đáp ứng được nhu cầu
thiết yếu trong đời sống hàng ngày của người dân, thủ công nghiệp
thương nghiệp và dịch vụ cũng là những hoạt động kinh tế quan
trọng. Thủ công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ ra đời và phát triển
ngoài việc đã tận dụng thời gian và nhân lực nông nhàn; tận dụng sản
phẩm nông nghiệp dư thừa để chế biến ra các loại quà bánh rất phong
phú;, từng bước chuyên môn hóa và tách ra khỏi nông nghiệp. Để
hình dung diện mạo của hoạt động thủ công nghiệp, thương nghiệp
và dịch vụ được phản ánh qua kho tàng ca dao tục ngữ.
Bảng 7. Thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ
Tổng
Thủ công nghiệp, dịch vụ
Số
Tỷ lệ
Số
Tỷ lệ
và thương mại
lượng
%
lượng
%
Nghề
giã

3
1
(gạo...)
Thợ
(lao
động
giản 18
7
Dịch vụ
272
84
đơn)
Đánh cá
82
30
Chèo thuyền 169
62
Dệt may
14
45
Thủ công
31
10
nghiệp
Đan lát
17
55
Thương mại Buôn bán
20
20

6
Tổng
323
100
Tiểu kết
Trong một nền văn hóa, những sáng tạo trong hoạt động lao
động sản xuất là quan trọng nhất. Đây là thành tố căn bản, có vai
trò chi phối mạnh đến các thành tố khác.

15


Từ những con số thống kê, chúng ta có thể hình dung cụ thể hơn
về một truyền thống kinh tế “Dĩ nông vi bản” (lấy nghề nông làm
gốc) và coi các hoạt động kinh tế khác chỉ là nghề phụ. Tất nhiên đấy
chỉ là khuynh hướng chủ đạo, nếu nghiên cứu sâu thì cũng không
thiếu những câu đề cao các nghề ngoài nông nghiệp, chẳng hạn như
“Phi thương bất phú” (Không thể giàu nếu không buôn bán).
Cũng qua những con số thống kê thì trong nông nghiệp, nghề
trồng lúa chiếm tỷ lệ cao nhất là 267 đơn vị (chiếm 85%) tổng số
phản ánh về cây lương thực. Điều này có thể giải thích rằng cư dân
ĐBBB không chỉ là những người nông dân “chân lầm tay bùn”, cả
đời lầm lũi “Bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” mà còn là những
con người lãng mạn, biết yêu cái đẹp và trân trọng cái đẹp.
Chương 3
VĂN HÓA ĐẢM BẢO ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI VIỆT
ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
Biểu đồ 2: Tần số xuất hiện của các thành tố văn hoá ĐBĐS

3.1. Văn hóa ẩm thực của người Việt

Ẩm thực là một trong ba phương diện quan trọng bậc nhất của đời
sống vật chất để đảm bảo sự tồn tại của mỗi cộng đồng. Theo cách
nói dân dã thì đó là một trong ba cái: “cái ăn, cái mặc, cái ở” của con
người
3.1.1. Đặc sản ẩm thực
Tìm hiểu ẩm thực của người Việt ĐBBB mà không biết đến
những đặc sản của các địa phương nơi đây thì thật thiếu xót. Bởi vì
những sản vật đó không những có nguồn gốc xuất xứ từ môi trường
địa lý sinh thái mà còn liên quan tới lịch sử, phong tục tập quán và
văn hóa truyền thống của một địa phương. Rất nhiều món ăn ngon
không chỉ gắn bó với tên tuổi của vùng đất nơi đó đã “sinh ra”, mà
hơn thế nữa nó còn làm rạng danh cho tên tuổi của vùng đất này. Qua

16


khảo sát ở nội dung chủ đề này, đặc sản ẩm thực của người Việt
ĐBBB xuất hiện trong 393 câu chiếm 17.6% đơn vị ca dao, tục ngữ
có nội dung đề cập đến ẩm thực được thể hiện qua các mặt ca ngợi về
sản vật địa phương được diễn tả một cách sinh động nhằm giới thiệu
nét đặc trưng văn hóa tiêu biểu của vùng đất qua các sản phẩm nông
nghiệp. Ví dụ khi nói về Bún, người ta thường nói đến các địa danh:
Bún Cổ Đô, ngô Kiều Mộc; Bún Đoàn, quan Triện, Bún ngon bún
mát Tứ Kì // Pháp Vân cua ốc đồn thì chẳng ngoa; Bún Tái Đầm, gà
hầm Văn Phú, xôi củ làng Chanh…
3.1.2. Kinh nghiệm ẩm thực
Trong 4 loại mà chúng tôi tạm chia theo ý nghĩa và nội dung các
câu ca dao, tục ngữ về ẩm thực thì có đến 1.136 đơn vị (chiếm
50.8%) phản ánh kinh nghiệm ăn uống của người Việt.
3.1.2.1. Kinh nghiệm lựa chọn vật phẩm

3.1.2.2. Kinh nghiệm chế biến vật phẩm
3.1.2.3. Ẩm thực với việc chăm sóc sức khỏe
3.1.2.4. Ẩm thực với quan hệ gia đình, xã hội và luân thường, đạo lý
3.2. Văn hóa mặc, ở và đi lại của người Việt ĐBBB
Mặc, ở và đi lại là những sinh hoạt hết sức cần thiết của con
người. Xét từ góc độ văn hoá những sáng tạo trong lĩnh vực này biểu
hiện rõ nét mối quan hệ tương tác giữa con người với tự nhiên, và do
đó, góp phần tạo nên bản sắc riêng của mỗi vùng, miền, dân tộc.
Chính vì vậy, dấu ấn về trang phục, nhà ở và phương tiện đi lại của
người Việt ĐBBB đã được lưu giữ trong kho tàng tri thức dân gian ca
dao, tục ngữ khá đậm nét.

3.2.2. Nhà ở

17


Nhà ở là một trong những sáng tạo văn hoá đặc biệt quan trọng của
con người, gắn liền với trình độ văn minh của một cộng đồng, vừa để
ứng phó vừa khai thác những thuận lợi của thiên nhiên phục vụ nhu cầu
tồn tại và phát triển của mình. Nghiên cứu nhà ở còn cho ta hiểu biết
thêm về đặc điểm, tính chất của môi trường tự nhiên, nơi có con
người sinh sống và những ứng xử của con người ở đây với cảnh
quan, kiến trúc, kết cấu,… của ngôi nhà. Phản ánh đậm nét đặc trưng
văn hóa như vậy nên những thông tin về nhà ở sẽ có thể giúp ta nhận
thức sâu sắc thêm về quan hệ gia đình, xã hội, đặc trưng của chính
cộng đồng đó.
Mặc dù có tầm quan trọng đặc biệt như thế, nhưng khi tiến hành
thống kê lại thấy một kết quả rất đáng suy nghĩ. Đó là tần số xuất
hiện của các đơn vị ca dao, tục ngữ có nội dung đề cập đến nhà ở

thấp nhất trong bảng phân bố chung của văn hóa đảm bảo đời sống,
chỉ có 192 đơn vị (chiếm 6.2%). Điều đó có thể lý giải là rất có thể
những gì quá quen thuộc, ít biến đổi trong cuộc sống hàng ngày thì
chỉ được đề cập đến khi nói về những gì thật hệ trọng nên có tần số
xuất hiện không cao. Xin xem bảng dưới đây:
Bảng 8: Ca dao, tục ngữ về nhà ở được thể hiện qua các nội dung
Thứ tự
Các nội dung thể hiện
Tần số xuất
Tỷ lệ
hiện
%
1
Kinh nghiệm làm nhà
87
45.3
2
Nhà ở với giá trị cuộc sống: số
84
44.0
mệnh, giàu -nghèo, tín ngưỡng
và ước vọng sum họp một nhà.
3
Cảnh quan nhà ở
21
10.9
Tổng số
192
100
3.2.3. Đi lại

Cùng với ăn, mặc ở, đi lại là một nhu cầu thiết yếu của đời sống
con người. Những đặc điểm về loại hình và phương tiện đi lại phụ
thuộc, có quan hệ rất mật thiết với điều kiện tự nhiên. Địa bàn sinh
sống của Người Việt ĐBBB vốn là châu thổ tạo nên bởi phù sa của
các con sông lớn vào bậc nhất Đông Nam Á và bị chia cắt bởi một hệ
thống sông ngòi, đầm hồ dày đặc. Chính vì vậy, cư dân người Việt
xưa sở hữu một không gian địa - văn hóa mang đậm tính sông nước.
Từ xa xưa trong lịch sử, loại hình giao thông phổ biến của người Việt
là thuyền bè. Đặc trưng này đã từng được một số nhà sử học, nhà văn

18


hóa học đề cập đến. Trong ca dao, tục ngữ, đặc điểm này cũng thể hiện
rất rõ. Thống kê tập hợp ca dao, tục ngữ người Việt chúng tôi có trong
tay nội dung nói về đi lại có 328 đơn vị, (chiếm 10.6% số các đơn vị đề
cập đến văn hóa đảm bảo đời sống). Xin xem bảng dưới đây :
Bảng 9: Các mặt biểu hiện của đi lại
Thứ
Biểu hiện của đi lại
Số lượng
Tỷ lệ %
tự
1
Phương tiện giao thông thủy
235
71.6
2
Phương tiện giao thông bộ
77

23.4
3
Nghĩa khác
16
5.0
Tổng số
328
100
Tiểu kết
Lao động sản xuất là một hoạt động cơ bản, là nền tảng tạo nến
bản sắc của một nền văn hóa. Những tính chất đặc sắc của đời sống
văn hóa lại được phản ánh trong những sáng tạo đáp ứng như cầu
ăn,mặc, ở, đi lại.
Điều khá lý thú là trong cuộc sống hàng ngày, đi lại là một nhu
cầu thiết yếu, nhưng hình ảnh chiếc xe hầu như vắng bóng trong ca
dao, tục ngữ. Thay vào đó là các phương tiện giao thông đường thủy
(thuyền, bè, mảng... và những con đường gắn với nước) có tần số
xuất hiện cao hơn hẳn 235/328 đơn vị (chiếm 71.6%).
Thức ăn hàng ngày của cư dân ĐBBB cũng chủ yếu là dùng thủy
sản (cơm - rau – cá), ở nhà sàn, mặc đồ mát, đi bằng thuyền là đặc
trưng dễ nhận ra của văn hóa đảm bảo đời sống của người Việt
ĐBBB. Tất cả đều được phản ánh rõ trong khi tiến hành nhận diện
thông qua thống kê ca dao, tục ngữ.
Chương 4
QUY PHẠM, QUAN HỆ XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA TÂM LINH
TÍN NGƯỠNG CỦA NGƯỜI VIỆT ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
4.1 Quy phạm và quan hệ xã hội
Trong luận cương thứ VI Mác Angghen đã khẳng định một cách
toàn diện về bản chất con người: Trong tính hiện thực của nó, bản
chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Và ở bất kỳ mối

quan hệ xã hội nào của con người đều được điều tiết bởi các quy
phạm hay luật tục xã hội.
Dựa vào nội dung phản ánh của các câu ca dao, tục ngữ về quy
phạm và quan hệ xã hội, chúng tôi chia 2405 đơn vị đã thống kê được

19


thành các tổ hợp lớn sau: Quy phạm và quan hệ gia đình, Quy phạm
và quan hệ ngang bậc, Quy phạm và quan hệ khác bậc.
Bảng 10: Quy phạm và quan hệ xã hội
Thứ
Quy phạm và các quan hệ xã
Tần số xuất
Tỷ lệ %
tự
hội
hiện
1
Quy phạm về quan hệ gia đình
1456
61
2
3

Quy phạm về quan hệ ngang bậc
471
19
Quy phạm về quan hệ khác bậc
478

20
Tổng số
2405
100
4.1.1 Quy phạm về quan hệ gia đình
Về quy phạm và quan hệ gia đình ca dao tục ngữ chủ yếu đề cập
tới quan hệ vợ chồng, cha mẹ và con cái, quan hệ mẹ chồng - con
dâu, con rể, quan hệ anh em ruột, quan hệ họ hàng và quan hệ dòng
họ.
4.1.2 Quy phạm về quan hệ ngang bậc
Các mối quan hệ ngang bậc được xét đến ở nội dung này bao
gồm: quan hệ cá nhân với cá nhân nói chung; quan hệ bạn bè; quan
hệ nam - nữ; quan hệ hàng xóm láng giềng.
Bảng 11: Quy phạm về quan hệ ngang bậc
Thứ tự
Tần
Tỷ lệ
Quy phạm và quan hệ ngang bậc
số
%
1
Quan hệ cá nhân với cá nhân (nói
323
69
chung)
2
Quan hệ bạn bè
63
13
3

Quan hệ nam - nữ
59
13
4
Quan hệ hàng xóm láng giềng
26
5.5
Tổng số
471
100
4.1.3 Quy phạm về các quan hệ khác bậc
Ở tổ hợp quy phạm về các quan hệ khác bậc gồm có 4 quan hệ:
quan hệ già – trẻ; quan hệ quan- dân; quan hệ thầy - trò; quan hệ chủngười làm thuê.
Bảng 12: Quy phạm về các quan hệ khác bậc
Thứ tự
Quy phạm về các quan hệ khác
Tỷ lệ
Tần số
bậc
%
1
Quan hệ già - trẻ
203
42
2
Quan hệ vua quan - dân
128
27

20



3
4

Thầy - trò
Quan hệ chủ - người làm thuê
Tổng

78
69
478

16
14
100

4.2 Văn hóa tâm linh, tín ngưỡng của người Việt ĐBBB
Người Việt Nam nói chung và ở ĐBBB nói riêng là một dân tộc
sống trong sự kính trọng và nặng lòng tin với thế giới tâm linh, tín
ngưỡng, có đời sống tâm linh rất đa dạng, phong phú và chịu ảnh
hưởng không nhỏ của những nhân tố mà họ sùng kính, gửi gắm đức
tin. Để tìm hiểu vấn đề này, tác giả luận án đã tiến hành tập hợp được
368 đơn vị ca dao, tục ngữ có nội dung phản ánh về đời sống tâm
linh, tin ngưỡng. Trong số đó có 252 đơn vị (chiếm 68%) phản ánh
về tôn giáo, còn lại phản ánh về các tín ngưỡng khác với 116 đơn vị
(chiếm 42%).
4.2.1 Phản ánh tôn giáo
Việt Nam là một trong những quốc gia có nhiều tôn giáo nhưng
người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ chịu tác động của ba tôn giáo chính

là Nho giáo, Phật giáo và Đạo Thiên chúa giáo (còn được gọi là Công
giáo). Bảng thống kê 48 phân các đơn vị ca dao, tục ngữ theo các loại
hình tôn giáo và các mặt thể hiện như sau:
Bảng 13: Sự phản ánh về tôn giáo
Thứ
Đơn vị
Các mặt thể hiện
tự
Tôn giáo
Số lượng
Tỷ lệ
Về triết lý, Về tín
%
đạo đức
đồ
1
Nho giáo
137
54
94
43
Phật giáo
110
44
79
31
2
Đạo Thiên
5
2

5
chúa
Tổng số
252
100
4.2.1.1 Đối với Nho giáo
Trong tư tưởng của triết học Nho giáo, Những mặt được chấp
nhận, đề cao hơn cả là quan điểm về nhân, nghĩa, lễ, trí, tín... và vai
trò của nam giới trong quan hệ gia đình được đề cao tuyệt đối. Nho
giáo đặc biệt coi chữ Nhân là đạo đức hoàn thiện nhất “Nhân dã,
Nhân giả” (kẻ có nhân ấy, ấy là con người vậy) “nhân giả ái nhân”

21


(người có nhân thì yêu con người). Tư tưởng Trung quân của Nho
giáo được người Việt Nam tiếp thu trên cơ sở tinh thần yêu nước và
tinh thần dân tộc. Vì vậy, những điều lễ nghĩa phải được học trước
hết “Tiên học lễ, hậu học văn; Trọng nghĩa khinh tài; Vật khinh tình
trọng”. Đây có lẽ là điều phù hợp với quan điểm của nhân dân về các
giá trị đạo đức.
4.2.1.2 Đối với Phật giáo
21 đơn vị (chiếm 75%) “Dẫu xây chín bậc phù đồ // Chẳng bằng
làm phúc cứu cho một người”. Tuy nhiên, ở mặt thứ hai là bài bác thì
thái độ của dân gian lại không thừa nhận nó vì cho rằng không thể và
không nên từ bi trước kẻ ác; mặt khác trong thực tế cuộc sống người
từ bi, bác ái thường gặp rất nhiều bất hạnh còn những kẻ nham hiểm,
xấu xa lại giàu có sung sướng.
Biểu đồ 3: Tín ngưỡng dân gian của người Việt


Tiểu kết
Trong các mối quan hệ thì quan hệ gia đình chiếm tỷ lệ cao nhất
(61%, 1456 câu). Điều này cũng dễ hiểu vì sự hùng cường của quốc
gia, sự bền vững của dân tộc phải bắt đầu từ gia đình luôn là chân lý
đúng. Hơn nữa, trong cuộc sống thường nhật, tác động của các mối

22


×