Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

giáo án tích hợp liên môn hóa học 11 bài 12 phân bón hóa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.66 MB, 23 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT HỒNG THÁI

HỒ SƠ DỰ THI
DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP

1. Tên chủ đề dạy học: PHÂN BÓN HÓA HỌC
2. Môn học chính của chủ đề : Hóa học
3. Các môn được tích hợp : Công nghệ, Sinh học

Năm học 2014 – 2015


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT HỒNG THÁI

HỒ SƠ DỰ THI
DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
1. Tên chủ đề dạy học: PHÂN BÓN HÓA HỌC
2. Môn học chính của chủ đề : Hóa học
3. Các môn được tích hợp : Công nghệ, Sinh học

Năm học 2014 – 2015

PHIẾU THÔNG TIN VỀ GIÁO VIÊN DỰ THI


Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội
Trường THPT Hồng Thái
Địa chỉ: xã Hồng Hà – huyện Đan Phượng – thành phố Hà Nội
Điện thoại : 0433817259


Email :
Thông tin về giáo viên
Họ và tên : Nguyễn Thị Ngọc Anh
Ngày sinh : 27/07/1980
Môn : Hóa học
Điện thoại : 01687712828
Email :

PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC CỦA GIÁO VIÊN
1. Tên hồ sơ dạy học : Hóa học 11- Bài 12: Phân bón hóa học
2. Mục tiêu dạy học
a. Kiến thức
Học sinh trình bày được: khái niệm phân bón hóa học và phân loại


Học sinh viết được các phản ứng điều chế phân đạm, lân, kali, NPK và vi lượng.
Học sinh phát biểu được ứng dụng , tính chất của các loại phân bón hóa học.
Học sinh tích hợp được các kiến thức liên môn : công nghệ, sinh học và môi trường.
b. Kĩ năng
- Quan sát mẫu vật, làm thí nghiệm nhận biết một số phân bón hóa học.
- Sử dụng an toàn, hiệu quả một số phân bón hoá học.
- Tính khối lượng phân bón cần thiết để cung cấp một lượng nguyên tố dinh dưỡng
- Có khả năng tích hợp các môn học liên quan đến bài học. Biết cách lồng ghép với giáo dục
môi trường
c. Thái độ
Học sinh hứng thú hơn với môn học và hưởng ứng cách dạy và học mới theo hướng tích hợp.
Qua bài học, học sinh có ý thức bảo vệ môi trường sống và chăm lo đến sức khỏe của mình và lợi
ích của cộng đồng.
3. Đối tượng dạy học của bài học : Học sinh khối 11 thuộc 2 lớp 11 A5 và 11 A7
4. Ý nghĩa của bài học

- Biết thành phần hóa học của các loại phân đạm, phân lân, phân kali, phân phức hợp,
tác dụng với cây trồng và cách điều chế các loại phân này.
- Biết tích hợp liên môn, áp dụng vào thực tế
5. Thiết bị dạy học, học liệu
- Máy chiếu, tư liệu tham khảo về phân bón hóa học , bảng phụ, bút dạ, nam châm,
phiếu học tập
- Mẫu vật :
Tổ 1: phân đạm
Tổ 2 : phân lân
Tổ 3: phân kali
Tổ 4: phân hỗn hợp, phân phức hợp
- Các nội dung được phân công trong phiếu học tập
- Bảng phụ, phấn màu
6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học
Ổn định trật tự lớp: kiểm tra sĩ số và vệ sinh lớp học (1 phút)
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ : ( 5 phút )
GV: Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi, gọi HS khác nhận xét và cho điểm
Câu 1: Trong công nghiệp điều chế axit photphoric như thế nào? Viết PTHH của các phản ứng.
Câu 2: Cho 100 ml dd H3PO4 0,1M phản ứng với 0,84 g KOH. Sau phản ứng thu được muối là:
A) KH2PO4
B) KH2 PO4 và K2HPO4
C) K2HPO4 và K3PO4
D) KH2PO4 và K3PO4
GV: Kiểm tra sự chuẩn bị các tổ
Hoạt động GV-HS

Nội dung trọng tâm


Hoạt động 2: Vào bài (2 phút)

GV: Chiếu 3 hình ảnh so sánh về quả, cây, hoa
trước và sau khi bón phân bón hóa học và kèm thêm
các câu hỏi
-Bạn chọn hình nào ?
-Cây nào nhiều quả hơn ?
-Sự khác nhau này là do đâu ?
HS : quan sát và suy nghĩ
GV: Chiếu slide về hình ảnh người nông dân tươi
cười và câu hỏi:
Sao trông bác nông dân này vui thế?
HS: Trả lời theo suy nghĩ
GV: Niềm vui của người nông dân có được vụ mùa
bội thu có đóng góp không nhỏ của việc bón phân
hóa học đúng cách.
Sau đó GV chiếu slide tên bài học
.
Hoạt động 3:Tìm hiểu khái niệm phân bón hóa
học. (5 phút)
GV: tích hợp kiến thức môn công nghệ 10
Căn cứ theo nguồn gốc, phân bón sử dụng trong
nông lâm nghiệp chia thành mấy loại ?
Phân hóa học là gì ? (theo môn công nghệ 10- sgk
trang 38)
HS: HS nhớ lại kiến thức ở bài:Đặc điểm, tính chất,
kĩ thuật sử dụng phân bón trong SGK công nghệ 10
trang
GV: chiếu hình ảnh người nông dân đang bón phân
hóa học cho ruộng lúa và hoa màu.
GV hỏi HS các câu hỏi sau:
Tại sao phải dùng phân bón hóa học?

Phân bón hóa học là gì? (theo hóa học )
HS: Trả lời theo hiểu biết:
Cây đồng hóa được C, H, O từ CO2 của không khí
và từ nước trong đất, còn các nguyên tố khác thì cây
hấp thụ từ đất. Đất trồng trọt bị nghèo dần, vì vậy
cần bón phân để bổ sung (N, P, K)

TIẾT 16 – BÀI 12

PHÂN BÓN HÓA HỌC
Phân bón chia thành 3 loại
-Phân hóa học
-Phân hữu cơ
-Phân vi sinh vật
Phân hóa học là loại phân bón được sản xuất theo
quy trình công nghiệp. Trong quá trình sản xuất có
sử dụng một số nguyên liệu tự nhiên hoặc tổng hợp.
Tùy thuộc vào nguyên tố dinh dưỡng , phân hóa học
được chia thành 2 loại: đơn và đa
-Theo công nghệ 10 –

Phân bón hoá học là những hoá chất có chứa các
nguyên tố dinh dưỡng, được bón cho cây nhằm
nâng cao năng suất mùa màng.
Theo đánh giá của Viện Dinh dưỡng Cây trồng
Quốc tế (IPNI), phân bón đóng góp khoảng 30-35%
tổng sản lượng cây trồng.
C
H
O


GV: tích hợp kiến thức môn sinh học 11
Vai trò của các nguyên tố N, P, K đối với cây trồng
như thế nào?

N


HS nhớ lại kiến thức trong bảng 4. Vai trò của một
số nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây
trang 22 SGK sinh học 11

P
K

Các nguyên tố đại Dạng mà cây hấp Vai trò trong cơ thể
lượng
thụ
thực vật
+
Nitơ
NH4 và NO3
Thành phần của prôtêin, axit
nuclêic...
Phôtpho
H2PO4- , PO43Thành phần của axit nuclêic,
ATP, phôtpholipit, côenzim

Phân loại:
-Phân đạm

-Phân lân
+
Kali
K
Hoạt
hóa
enzim,
cân
bằng
-Phân kali
GV: Phân loại phân bón hóa học như thế nào?
nước

ion,
mở
khí
khổng
-Phân hỗn hợp và phân phức hợp
HS: xem SGK và trả lời.
-Phân vi lượng

Hoạt động 4:Tìm hiểu về phân đạm (14 phút)
GV: Các tổ đã được giao nhiệm vụ sưu tầm mẫu vật
và tìm hiểu kiến thức về các loại phân hóa học .
Từng tổ cử đại diện lên thuyết trình. Các tổ khác
chú ý theo dõi và nhận xét rồi cho câu hỏi.
Tổ 1 :lên thuyết trình các nội dung dựa theo gợi ý
trong phiếu học tập do GV giao cho các tổ làm ở
nhà
- Có mấy loại phân đạm? Phương pháp sản xuất của

mỗi loại?
- Phân đạm cung cấp nguyên tố dinh dưỡng nào cho
cây?
- Tác dụng của phân đạm đối với cây trồng?
- Độ dinh dưỡng của phân đạm được đánh giá dựa
trên cơ sở nào?
- Kết hợp thêm với Bài 5- dinh dưỡng nitơ ở thực
vật- trang 25 SGK sinh học 11
HS:mang mẫu vật phân đạm lên và thuyết trình các
kiến thức về phân đạm
GV nhắc HS tích hợp kiến thức liên môn
HS: Các tổ theo dõi và đặt câu hỏi cho tổ 1
- Đạm amoni có thích hợp cho vùng đất chua hay
không?

- Bón đạm amoni cùng với vôi bột để khử chua
được không ?
GV: gợi ý câu trả lời.
Lưu ý
- Phân đạm amoni và phân đạm nitrat dễ hút nước
và bị chảy rữa.
- Tan nhiều trong nước, cây dễ hấp thụ nhưng cũng
dễ bị rửa trôi.

I.PHÂN ĐẠM
Có 3 loại phân đạm chính:
Đạm nitrat
Đạm amoni
Đạm ure
Phân đạm cung cấp Nitơ hóa hợp cho cây dưới dạng

ion nitrat ( NO3- ) và ion amoni ( NH4+ ) Trong cây,
NO3- được khử thành NH4+ .
* Tác dụng:
- Kích thích quá trình sinh trưởng của cây.
- Làm tăng tỉ lệ protêin thực vật
- Cây phát triển nhanh, cho nhiều củ hoặc quả.
* Độ dinh dưỡng = % N trong phân bón.
- Nitơ là nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu, là thành
phần không thể thay thế của nhiều hợp chất sinh
học quan trọng như prôtêin, axit nuclêic, diệp lục,
ATP,... Trong cơ thể thực vật
- Nitơ tham gia điều tiết các quá trình trao đổi chất
và trạng thái ngậm nước của tế bào. Do đó , nitơ
ảnh hưởng đến mức độ hoạt động của tế bào thực
vật.
Thiếu nitơ sẽ làm giảm quá trình tổng hợp prôtêin
→ sinh trưởng giảm → xuất hiện màu vàng nhạt
trên lá
- theo sinh học 11Bài 5- dinh dưỡng nitơ ở thực vậttrang 27
1.Phân đạm amoni
VD: NH4Cl, NH4NO3, (NH4)2SO4
-Điều chế:Từ amoniac và axit tương ứng:
NH3 + HCl → NH4Cl
Không thích hợp cho đất chua vì
NH4Cl -> NH4+ + ClNH4+ -> NH3 + H+
Không bón cùng vôi, vì:
CaO + H2O -> Ca(OH)2
2NH4Cl + Ca(OH)2 -> CaCl2 +2NH3↑ +2H2O
2. Phân đạm nitrat: Là các muối nitrat NaNO3,
Ca(NO3)2,...

- Điều chế:


GV gợi ý HS cách đặt câu hỏi
- Tại sao phân urê lại được sử dụng rộng rãi?

- Tại sao không bón phân urê cho vùng đất có tính
kiềm?
GV chiếu slide các nhà máy sản xuất phân đạm ở
Việt Nam

HS: Cây có lấy được nitơ trong tự nhiên không?

HS: Có một loại “phân đạm’’ tự nhiên rất tốt cho
cây ?
- Có một câu ca dao xưa liên quan đến hiện tượng
trên, đó là câu ca dao nào ?
Hoạt động 4:Tìm hiểu về phân lân (10 phút)
Tổ 2
- Có mấy loại phân lân? Phương pháp sản xuất của
mỗi loại?
- Phân lân cung cấp nguyên tố dinh dưỡng nào cho
cây?
- Tác dụng của phân lân đối với cây trồng?
- Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá dựa
trên cơ sở nào?
HS chiếu hình ảnh của quả ổi, quả xoài, củ su hào
được bón đủ lân và cây lúa bị thiếu lân

Axit HNO3 + muối cacbonat -> muối

nitrat
- Ví dụ:
2HNO3 + CaCO3 -> Ca(NO3)2 + H2O + CO2
3. Phân Ure: Là chất rắn màu trắng (NH2)2CO, tan
tốt trong nước.
%N = 2.14 / 60 = 46%
- Điều chế:
CO2 + 2NH3 -> (NH2)2CO + H2O ( ở
200atm)
Phân urê được sử dụng rộng rãi do hàm lượng N
cao, là loại phân đạm tốt nhất
*Phân nitrat tan tốt trong nước, dễ hút ẩm nên dễ
chảy rữa, dễ phân huỷ và dễ rửa trôi.
* Phân nitrat và phân amoni ít được sử dụng (Khó
bảo quản và sử dụng kém hiệu quả).
Không bón cho vùng đất kiềm vì:
(NH2)2CO + 2H2O -> (NH4)2CO3
(NH4)2CO3 -> 2NH4+ + CO32NH4+ + OH- -> NH3 + H2O
Nitơ trong không khí : N2 trong khí quyển chiếm
khoảng gần 80%. Cây không thể hấp thụ được N2.
Nhờ có enzim nitrôgenaza,VSV cố định nitơ chuyển
hóa thành NH3 thì cây mới đồng hóa được. Các
VSV cố định nitơ gồm 2 nhóm : nhóm VSV sống tự
do như vi khuẩn lam có nhiều ở ruộng lúa và nhóm
cộng sinh với thực vật, điển hình là các vi khuẩn
thuộc chi Rhizobium tạo nốt sần ở rễ cây họ Đậu
Nitơ trong đất: nitơ khoáng (NH4+ và NO3- ) và nitơ
hữu cơ từ xác sinh vật trong đất chỉ được cây hấp
thụ sau khi đã được các VSV đất khoáng hóa.
(Bài 6: phần III- SGK sinh học 11 trang 28)


Đó là loại “phân” nitrat được tạo ra trong các cơn
mưa giông:
N2 + O2  2NO
2NO + O2  2NO2
4NO2 + 2H2O + O2  4HNO3
HNO3  NO3- + H+
Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên
II.PHÂN LÂN
Phân lân gồm: -

Supephotphat

- Phân lân nung chảy
Cung cấp photpho cho cây dưới dạng ion photphat
PO43- , H2PO4- Tác dụng:
+ Thúc đẩy quá trình sinh hoá ở thời kỳ sinh trưởng
của cây.
+ Làm cho cành lá khoẻ, hạt chắc, củ quả to…
Độ dinh dưỡng = % P2O5 tương ứng với lượng


GV chiếu hình ảnh nhà máy hóa chất
Lâm Thao (Phú Thọ) và khai thác Apatit
Supephotphat
Supephotphat kép
(Lào Cai)
đơn
GV chiếu hình ảnh công ty Phân Lân Văn Điển

Độ dinh dưỡng
14 - 20% P2O5
40 - 50% P2O5

photpho
1-Supephotphat

2- Phân lân nung chảy
- Là hỗn hợp photphat và silicat của canxi
và magie.
(chứa 12-14 % P2O5)
- Điều chế: Nung quặng Apatit
Thành phần
Ca(H2PO4)2 và
Ca(H2PO4)2
( photphoric) + đá xà vân + than cốc ,
CaSO4
sấy khô, nghiền bột
GV: Để nâng cao hiệu quả hấp thụ lân, người ta còn
Phân vi sinh vật (vsv) chuyển hóa lân là
Điều
chế
Ca
(PO
)
+
Ca
(PO
)
+3H

SO
3
4
2
3
4
2
2
4
bón cho cây trồng loại phân gì ?
loại phân bón có chứa vsv chuyển hóa
2H2SO4 đặc →
→2H3PO4+3CaSO4
lân hữu cơ thành lân vô cơ hoặc vsv
Ca(H2PO4)2 + 2 Ca3(PO4)2 + 4H3PO4
chuyển hóa lân khó tan thành lân dễ tan
CaSO4
→ 3Ca(H2PO4)2
(phân lân hữu cơ vi sinh)
Phân lân hữu cơ vi sinh do Việt Nam sản
xuất có các thành phần sau:
- Than bùn
- VSV chuyển hóa lân. Trong mỗi gam phân
Hoạt động 5:Tìm hiểu về phân Kali ( 5 phút)
lân hữu cơ vi sinh có chứa 0,5 tỉ tế bào vsv.
Tổ 3
- Bột photphorit hoặc apatit
- Phân kali cung cấp nguyên tố dinh dưỡng nào cho
- Các nguyên tố khoáng và vi lượng.
cây? Thành phần chủ yếu ?

Phân vsv chuyển hóa lân có thể dùng để tẩm hạt
- Tác dụng của phân lân đối với cây trồng?
giống trước khi gieo hoặc bón trực tiếp vào đất.
- Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá dựa
- Theo công nghệ 10trên cơ sở nào?
Hoạt động 6:Tìm hiểu về phân hỗn hợp, phân
III. PHÂN KALI
phức hợp và phân vi lượng (7 phút)
- Cung cấp cho cây nguyên tố kali dưới dạng ion
Tổ 4
K+, thành phần chủ yếu là KCl và K2SO4 .
-Theo công nghệ 10, phân hỗn hợp và phân phức
- Tác dụng:
hợp là gì ?
+ Tăng cường sức chống bệnh, chống rét, chịu hạn.
+ Giúp cho cây hấp thụ nhiều đạm hơn.
- Độ dinh dưỡng = % K2O tương ứng với lượng
kali.
- Theo hóa học phân hỗn hợp và phân phức hợp là
Tro thực vật cũng là một loại phân kali vì có chứa
gì ? So sánh 2 loại phân đó
K2CO3.

GV chiếu hình ảnh của phân hỗn hợp và phân phức
hợp

IV. PHÂN HỖN HỢP VÀ PHÂN PHỨC HỢP
Phân hỗn hợp (phân trộn)
Là loại phân bón thu được khi ta trộn một cách cơ
học của hai hay nhiều loại phân đơn với nhau. Khi

trộn như vậy không làm thay đổi tính chất của phân
Phân phức hợp
Là loại phân bón trong thành phần có chứa nhiều
nguyên tố đại và vi lượng, đôi khi có cả thuốc trừ
cỏ và chất kích thích ra rễ.

Phân hỗn hợp
Phân phức hợp
-Chứa cả 3 nguyên tố N, P,
Được sản xuất bằng tương
K gọi chung là phân NPK
tác hoá học của các chất.
-Là sản phẩm trộn lẫn các
VD: NH3 +axit H3PO4 ->
Hoạt
động
7: theo
Củngtỉ cố
(10: Pphút)
loại phân
đơn
lệ N
Amophot ( hỗn hợp của
-GV
yêu nhau
cầu HS hoàn thành phiếu
tập số 2 và
: K khác
NHhọc
4H2PO4 và (NH4)2HPO4

số
3 dưới
dạng chọn
ra kiến
VD:
Nitrophotka
là hỗn
hợp thức đúng để dán các
tấm
thẻ
với
nội
dung
cho
(NH4)2HPO4 và KNO3 sẵn vào vị trí của tổ mình .
-HS thực hiện nhiệm vụ
-GV cho HS nhận xét kết quả làm việc của từng

Giống nhau: chứa đồng thời một số
nguyên tố dinh dưỡng cơ bản
V. PHÂN VI LƯỢNG
Cung cấp những hợp chất chứa các
nguyên tố mà cây trồng chỉ cần một
lượng rất nhỏ như: bo , kẽm , mangan ,
đồng…
dưới dạng hợp chất


nhóm và rút ra kết luận rồi cho điểm từng nhóm
- GV đưa ra 2 câu hỏi để củng cố thêm

Câu 1)Ghép các loại phân bón ở cột I cho phù hợp
với thành phần các chất chủ yếu chứa trong loại
phân bón ở cột II
(I)
A. Phân Kali
B. Urê
C. Supephotphat đơn
D. Supe photphat kép
Đáp án: A. 2 B. 1 C. 7 D. 3
Câu 2) Hãy dùng thuốc thử thích hợp để nhận biết
các mẫu phân đạm sau:
Amoni clorua, Amoni sunfat, Natri nitrat.

(II)
1.(NH2)2CO 4. NH4NO3
2. KNO3
5.Ca3(PO4)2
3.Ca(H2PO4)2 6.(NH4)2HPO4
7. Ca(H2PO4)2 , CaSO4.

Hoạt động 8: Tích hợp với môn công nghệ và
Hóa
chất( 5 phút)
NH4Cl
(NH4)2SO4
NaNO3
sinh học
Các em hãy cho biết đặc điểm, kĩ thuật sử dụng
Ba(OH)
Có?khí mùi

Có khí mùi
Không hiện
phân bón2 hóa học
khai và kết
tượng
(công nghệ 10) khai
tủa trắng

*Đặc điểm:
-Chứa ít nguyên tố dinh dưỡng nhưng tỉ
lệ chất dinh dưỡng cao
-Phần lớn phân hóa học dễ hòa tan (trừ
phân lân)
-Bón nhiều phân hóa học liên tục nhiều
năm, đặc biệt là phân đạm và phân kali
dễ làm cho đất hóa chua .
*Kĩ thuật sử dụng
-Do có tỉ lệ chất dinh dưỡng cao, dễ hòa tan và
hiệu quả nhanh nên phân đạm và phân kali dùng để
bón thúc là chính. Phân đạm, kali cũng có thể dùng
để bón lót với lượng nhỏ.
- Phân lân khó hòa tan nên dùng để bón lót, để có
thời gian cho phân bón hòa tan
- Bón phân đạm, kali nhiều năm liên tục đất sẽ hóa
chua, vì vậy cần bón vôi cải tạo đất
-Phân hỗn hợp NPK có thể dùng bón thúc hoặc bón
lót. Ưu điểm của loại này là bón một lần cung cấp
cả 3 nguyên tố N,P,K cho cây trồng
- Theo công nghệ 10 Để cây trồng có năng suất cao cần bón phân hợp


Hoạt động 9: Tích hợp với giáo dục môi trường.
HS thực hiện phiếu học tâp số 4
Tổ 1:

Ảnh hưởng của việc sử dụng phân bón đến

môi trường. ( 8 phút )
HS chiếu các slide
-Nước chảy qua đất nông nghiệp
- Nước được dẫn vào ruộng
- Bảng 1. Lượng phân bón vô cơ sử dụng ở Việt
Nam qua các năm
-Bảng 2. Lượng phân bón hàng năm cây trồng chưa
sử dụng được

lí : đúng loại, đủ số lượng và tỉ lệ các thành phần dinh
dưỡng ; đúng nhu cầu cây giống, loài cây trồng ; phù
hợp với thời kì sinh trưởng và phát triển của cây cũng
như điều kiện đất đai và thời tiết mùa vụ.
Có 2 phương pháp bón phân dựa vào khả năng hấp thụ
các chất dinh dưỡng của rễ và lá : bón qua rễ và bón
qua lá.

- Theo sinh học 11VI. Ảnh hưởng của việc sử dụng phân bón đến

môi trường và con người
1. Ảnh hưởng của việc sử dụng phân bón đến môi
trường.
Lượng Phân Bón sử dụng Ở Việt Nam
 Tính từ năm 1985 tới nay, diện tích gieo



- Nông dân đang sử dụng quá nhiều phân bón, gây
lãng phí và làm ô nhiễm nguồn đất, nước.
-Nước được đưa trực tiếp ra sông suối

HS chiếu hình ảnh Gây phì hóa nước(còn gọi là phú
dưỡng)

trồng ở nước ta chỉ tăng 57,7%, nhưng
lượng phân bón sử dụng tăng tới 517%.
 trong 20 năm qua, tổng các yếu tố dinh
dưỡng đa lượng N+P2O5 +K2O năm 2007
đạt trên 2,4 triệu tấn, tăng gấp hơn 5 lần so
với lượng sử dụng của năm 1985.
 Ngoài ra, hàng năm nước ta còn sử dụng
khoảng 1 triệu tấn phân hữu cơ, hữu cơ sinh
học, hữu cơ vi sinh các loại.
Lượng Phân Bón Cây trồng chưa sử dụng được
 Phân đạm từ 55-70%(1,77 triệu tấn urê)
 Phân lân từ 55-60% (2,07 triệu tấn supe
lân )
 Phân kali từ 50-60% (344 nghìn tấn Kali
Clorua (KCl) )
 Yếu tố này còn tuỳ theo chân đất, giống cây
trồng, thời vụ, phương pháp bón, loại phân
bón…
a.ĐỐI VỚI NƯỚC
Phân bón đi vào nguồn nước mặt gây ảnh hưởng
xấu như:

Gây phì hóa nước và tăng nồng độ nitrat trong
nước.
 Gây phì hóa nước làm cho tảo và thực vật
sống trong nước phát triển với tốc độ nhanh
làm giảm năng lượng ánh sáng không đi tới
các lớp nước phía dưới.
 Vì vậy lượng oxy được giải phóng vào
trong nước bị giảm, các lớp nước này trở
nên thiếu oxy.
 Mặt khác, khi tảo và thực vật bậc thấp bị
chết, xác của chúng bị phân hủy yếm khí,
tạo nên các chất độc hại, có mùi hôi, gây ô
nhiễm nguồn nước.
Một phần bị rửa trôi theo chiều dọc xuống tầng
nước ngầm.
 Chủ yếu là phân đạm vì các loại phân lân và
kali dễ dàng được giữ lại trong keo đất.
 Ngoài ra, còn có các loại hóa chất cải tạo
đất như vôi, thạch cao, hợp chất lưu
huỳnh,..
 Nếu như phân đạm làm tăng nồng độ nitrat
trong nước ngầm thì các loại hóa chất cải
tạo đất làm tăng độ mặn, độ cứng nguồn
nước.
b. ĐỐI VỚI KHÔNG KHÍ
Một phần bị bay hơi do tác động của nhiệt độ hay
quá trình phản nitrat hoá gây ô nhiễm không khí.
 Làm bay hơi khí amoniac có mùi khai, là
hợp chất độc hại cho người và động vật.
 Khí NO2 làm phá vỡ tầng ôzôn (NO2 sản

sinh ra từ phân bón đến 15%)
 Gây ra mưa acid
 Mức độ gây ô nhiễm không khí trường hợp
này nhỏ, hẹp không đáng kể so với mức độ
gây ô nhiễm của các nhà máy sản xuất phân


GV chiếu: Mẫu đo hàm lượng đạm trong cây trồng
và hình ảnh Cây lúa thừa đạm

Tổ 2: Ảnh hưởng của việc sử dụng phân bón đến
con người. ( 6 phút)

đạm nếu như không xử lý triệt để
c.ĐỐI VỚI ĐẤT
 Trong nguyên liệu sản xuất phân lân có
chứa 3% Flo. Khoảng 50-60% lượng Flo
này nằm lại trong đất và sẽ làm ô nhiễm đất
khi hàm lượng của nó đạt tới 10mg/kg đất.
 Flo gây độc hại cho người và gia súc, kìm
hãm hoạt động của một số enzim, ngăn cản
quá trình quang hợp và tổng hợp protein ở
thực vật.
 Các loại phân hóa học thuộc nhóm chua
sinh lý (urea, (NH4)2SO4, K2SO4, KCl,
supephotphat) còn tồn dư acid đã làm chua
đất, nghèo kiệt các ion bazơ và xuất hiện
nhiều độc tố đối với cây trồng như : Al3+ ,
Mn2+ , Fe3+ làm giảm hoạt tính sinh học của
đất.

 Bón nhiều phân đạm vào thời kỳ muộn cho
rau quả, đã làm tăng đáng kể hàm lượng
NO3- trong sản phẩm.
Bón thừa đạm cho cây trồng
Thừa đạm sẽ làm cho cây không chuyển hóa hết
được sang dạng hữu cơ, làm tích lũy nhiều dạng
đạm vô cơ gây độc cho cây.
Thừa đạm sẽ làm cho cây sinh trưởng thái quá, gây
vóng. Các hợp chất carbon phải huy động nhiều cho
việc giải độc đạm nên không hình thành được các
chất “xơ” nên làm cây yếu, các quá trình hình thành
hoa quả bị đình trệ làm giảm hoặc không cho thu
hoạch …
Bón thừa Kali cho cây trồng
Dư thừa ở mức thấp gây đối kháng ion, làm cây
không hút được đầy đủ các chất dinh dưỡng khác
như magie, natri v.v.., ở mức cao có thể làm tăng áp
suất thẩm thấu của môi trường đất, ngăn cản sự hút
nước và dinh dưỡng nói chung, ảnh hưởng xấu đến
năng suất mùa màng.
Bón thừa lân cho cây trồng
Thừa lân lại làm cho cây sử dụng lân tồi hơn, vì
trong trường hợp này rất nhiều lân nằm ở dạng vô
cơ, nhất là ở các bộ phận sinh trưởng.
2. Phân bón đối với vệ sinh an toàn thực phẩm
và sức khoẻ con người
 Dư thừa Phospho trong các sản phẩm trồng
trọt hoặc nguồn nước làm giảm khả năng
hấp thu Canxi vì chất này lắng đọng với
Canxi tạo thành muối triphosphat canxi

không hòa tan và tạo thuận lợi cho quá trình
sản xuất para thormon, điều này đã huy
động nhiều Canxi của xương, và nguy cơ
gây loãng xương ngày một tăng, đặc biệt ở
phụ nữ.
Tăng nồng độ nitrat trong nước.(do phân
đạm chứa Nitrat) :
 Làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người,
đặc biệt đối với trẻ em dưới 4 tháng tuổi.


GV chiếu slide :
TÍCH LŨY TRONG CÁC SẢN PHẨM NÔNG
NGHIỆP DƯỚI DẠNG DƯ LƯỢNG

Tổ 3:Đề xuất một số giải pháp sử dụng phân bón và
giảm ô nhiễm môi trường
(5 phút)

Trong đường ruột, các Nitrat bị khử thành
Nitrit, các Nitrit được tạo ra được hấp thụ
vào máu kết hợp với hemoglobin làm khả
năng chuyên chở oxy của máu bị giảm gây
nên chứng máu Methaemoglobin.
 Nitrit còn là nguyên nhân gây ung thư tiềm
tàng.
Theo khảo sát của bệnh viện K, 5 năm gần đây,
trung bình mỗi năm Việt Nam có khoảng 150.000
bệnh nhân ung thư mới phát hiện, 70.000 người bị
chết vì căn bệnh này, tăng hơn nhiều so với trước.

Hiện cả nước tồn tại 37 làng ung thư mà một trong
những nguyên nhân gây ra là sử dụng nguồn nước
bị ô nhiễm.Theo khảo sát của bệnh viện Vì vậy, dự
án Điều tra, tìm kiếm nguồn nước hợp vệ sinh phục
vụ cấp nước sinh hoạt cho một số “làng ung thư”
của Việt Nam do Trung tâm QH & ĐTTNN- Bộ TN
& MT chủ trì thực hiện với sự tham gia của Liên
đoàn QH & ĐTTNN miền Trung là rất cần thiết
nhằm giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh ung thư, bảo vệ
cuộc sống cộng đồng.
Gây ô nhiễm nặng nhất là nhà máy Supe phốt phát
Lâm Thao, nhà máy Pin ắc quy Phú Thọ, nhà máy
giấy Bãi Bằng... Ngay cả ở thời điểm ngừng hoạt
động, lượng chì trong không khí khu vực nhà máy
Pin ắc quy vẫn là 0,23 mg/kg, trong khi tiêu chuẩn
cho phép là 0,05 mg/m3.


3. Một số giải pháp sử dụng phân bón và giảm ô
nhiễm môi trường
 Giảm lượng bón, tăng hiệu suất sử dụng
phân bón
 Sử dụng các loại phân bón hoặc các chất có
tác dụng làm tăng hiệu suất sử dụng của
phân bón.
 Các loại phân bón có công dụng nêu trên
như: NEB 26, Wehg, Agrotain… có thể
giảm ¼ đến ½ lượng đạm so với lượng
dùng thông thường mà cây trồng vẫn cho
năng suất cao, chất lượng nông sản tốt.

 Sử dụng các loại phân bón lá có chứa Khumate và các yếu tố đa lượng, trung lượng,
vi lượng để bổ sung dinh dưỡng cho cây.
 Bón bổ sung các loại phân bón có chứa yếu
tố Silic làm tăng khả năng cứng cây chống
đổ ngã, tăng khả năng quang hợp, tăng sử
dụng cân đối dinh dưỡng, nâng cao hiệu
suất sử dụng các yếu tố dinh dưỡng đa
lượng NPK, đặc biệt có tác dụng đối với
cây lúa và cây họ hoà thảo.
Nguyên tắc 4 đúng
 Để sử dụng đúng phân bón cho cây trồng,
người nông dân cần quan tâm thời điểm sử
dụng, mục đích bón để làm gì, tạo và nuôi
củ, thúc đọt và nuôi lá, xử lý ra hoa hay


nuôi trái…

 Đối với phân bón, phải phân tích nhu cầu

Tổ 4: Phân bón ảnh hưởng đến nông sản xuất khẩu
(5 phút)

Kết luận (2 phút)

cây trồng cần để sử dụng đúng liều lượng
phân bón.
 Đối với việc bón phân, nên bón vào đầu
giai đoạn hay đầu mỗi thời kỳ. Quan tâm
đến điều kiện thời tiết, khí hậu. Nếu lá, rễ

hoạt động kém thì khả năng sử dụng phân
bón cũng kém.
 Trong sử dụng phân bón, khi bón phân hãy
đào rãnh và bón vòng theo hình chiếu của
tán cây.
Nghiên cứu, đào tạo, tập huấn, thông tin tuyên
truyền
 Nghiên cứu tạo ra các chế phẩm phân bón
mới, các chế phẩm sinh học giúp cho quá
trình xử lý ủ phân hoặc xử lý các phế phụ
phẩm từ trồng trọt, chăn nuôi mau hoai,
giảm thiểu mùi hạn chế mức thấp nhất khả
năng ô nhiễm môi trường.
 Thông qua hệ thống thông tin đại chúng
như truyền hình, đài, báo chí…tăng cường
việc phổ biến các kiến thức khoa học kỹ
thuật, các kinh nghiệm về sản xuất, sử dụng
phân bón có hiệu quả.
Các quy định, chính sách
 Cần sớm xây dựng Luật phân bón để tăng
hiệu lực công tác quản lý phân bón, trong
đó cần xây dựng và ban hành đồng bộ Nghị
định quy định xử phạt chi tiết đối với lĩnh
vực phân bón.
 Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị
cho các phòng thí nghiệm
 Hạn chế việc sản xuất, nhập khẩu các loại
phân bón có chứa các chất độc hại vượt quá
mức quy định.
4. Phân bón ảnh hưởng đến nông sản xuất khẩu

- Năm 1994 giá cà phê Việt Nam chỉ bằng 37,6% so
với thế giới, 64% (1998) và 80,9% (1999). Chỉ có
2% số lượng cà phê Việt Nam thỏa mãn các yêu cầu
loại 1. Trong vụ cà phê năm 2005- 2006, tổ chức cà
phê quốc tế đã phân loại cà phê nhập tại 10 cảng
khác nhau ở châu Âu và trong số 1.485.750 bao bị
loại của 17 nước có đến 72% là cà phê xuất xứ từ
Việt Nam. Cà phê Brazin khi xuất vào EU chỉ bị
loại 5%.
Giá cà phê Robusta xuất khẩu Việt Nam năm 2007
trung bình đạt 1605 USD/tấn, thế giới là 1718
USD/tấn
-Thống kê của Hiệp hội chè cho thấy, Việt Nam mới
chỉ xuất sang Ba Lan khoảng 2000 tấn/năm. Giá chè
trung bình xuất vào EU là 2500 – 2600 USD/tấn,
còn giá chè xuất khẩu Việt Nam chỉ đạt trên dưới
1000 USD/tấn
Việt Nam đứng thứ nhì trong nhóm 5 nước đứng
đầu các nước cung cấp cà phê cho thị trường EU
trong 3 năm 2000, 2001, 2002 nhưng lại đứng hạng


cuối về năng lực cạnh tranh.
Rau quả - Nhật nhập khẩu tới gần 3 tỷ USD/năm
nhưng chỉ nhập từ nước ta 7-8 triệu USD/năm.
Kết luận
• Do diện tích đất ngày càng bị thu hẹp, do
đó tăng năng suất cây trồng nông dân đã sử
dụng phân bón một cách bừa bãi gây ảnh
hưởng xấu đến chất lượng môi trường sống

và tồn động quá nhiều dư lượng phân bón
trong nông sản ảnh hưởng đến sức khỏe
người tiêu dùng.
• Vấn đề này đang là mối quan tâm của nhiều
nhà quản lý để đưa ra giải pháp môi trường
tốt cho ngành nông nghiệp.

7.Kiểm tra đánh giá kết quả học tập TN – thực nghiệm
Phân loại trình độ học sinh qua các lần kiểm tra trong TN

Bài
KT

Số

ĐC – đối chứng

Điểm
Yếu, kém (<5)

Lớp bài n

Trung bình (6-7)

Khá (7-8)

Giỏi (9-10)

%


n

%

n

%

n

%

1

TN
ĐC

(n)
85
80

1
3

1,2
3,7

15
23


17,6
28,8

48
44

56,5
55,0

21
10

24,7
12,5

2

TN
ĐC

85
80

0
2

0
2,5

8

18

9,4
22,5

47
45

55,3
56,3

30
15

35,3
18,7

TN
ĐC

170 1
160 5

0,6
3,1

23
41

13,5

25,6

95
89

55,9
55,6

51
25

30
15,7

Tổng
hợp

Qua đây ta có thể nhận xét rằng:
+ Tỉ lệ % điểm khá, giỏi các lớp thực nghiệm cao hơn so với các lớp đối chứng, đặc biệt tỉ
lệ học sinh đạt điểm giỏi tăng đáng kể qua các bài kiểm tra. Ở các lớp đối chứng tỉ lệ điểm khá
giỏi tăng nhưng không đáng kể.
+ Tỉ lệ % điểm yếu, kém và trung bình của các lớp thực nghiệm nhỏ hơn hẳn so với các
lớp đối chứng. Tỉ lệ % điểm yếu, kém, trung bình giảm mạnh ở bài kiểm tra sau (Bài kiểm tra thứ
hai) không còn học sinh bị điểm yếu ở các lớp thực nghiệm.


Điều này khẳng định ở lớp thực nghiệm kết quả đạt được trong thực nghiệm cao hơn so
với lớp đối chứng.

Phiếu học tập bài phân bón hóa học

Phiếu học tập số 1
Tổ 1
- Có mấy loại phân đạm? Phương pháp sản xuất của mỗi loại?
- Phân đạm cung cấp nguyên tố dinh dưỡng nào cho cây?
- Tác dụng của phân đạm đối với cây trồng?
- Độ dinh dưỡng của phân đạm được đánh giá dựa trên cơ sở nào?
Tổ 2
- Có mấy loại phân lân? Phương pháp sản xuất của mỗi loại?
- Phân lân cung cấp nguyên tố dinh dưỡng nào cho cây?
- Tác dụng của phân lân đối với cây trồng?
- Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá dựa trên cơ sở nào?
Tổ 3
- Phân kali cung cấp nguyên tố dinh dưỡng nào cho cây? Thành phần chủ yếu ?
- Tác dụng của phân lân đối với cây trồng?
- Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá dựa trên cơ sở nào?
Tổ 4
- Theo công nghệ 10, phân hỗn hợp và phân phức hợp là gì ?
- Theo hóa học phân hỗn hợp và phân phức hợp là gì ? So sánh 2 loại phân đó

Phiếu học tập số 2
Tìm hiểu SGK trang 55, 56, 57 các nhóm hoàn thành các nội dung sau
Phân đạm
Tổ 1

Phân lân
Tổ 1

Phân kali
Tổ 1


Tổ 2

Tổ 2

Tổ 2

Tác dụng với cây
trồng

Tổ 3

Tổ 1

Tổ 2

Phân loại, thành

Tổ 3

Tổ 4

Tổ 4

Cung cấp cho cây
(nguyên tố, dạng
hấp thụ )
Đánh giá độ dinh
dưỡng



phần

Phiếu học tập số 3
Điều chế
Phân đạm
Phân đạm amoni ( tổ 1)
Phân đạm nitrat ( tổ 1)
Ure
(tổ 2)

Phân lân
Supephotphat đơn
( tổ 2)
Supephotphat kép
( tổ 3)
Phân lân nung chảy
( tổ 4)

Phiếu học tập số 4
Tổ 1: Ảnh hưởng của việc sử dụng phân bón đến môi trường.
Tổ 2: Ảnh hưởng của việc sử dụng phân bón đến con người.
Tổ 3:Đề xuất một số giải pháp sử dụng phân bón và giảm ô nhiễm môi trường
Tổ 4: Phân bón ảnh hưởng đến nông sản xuất khẩu

Điều tra nước tại 37 “làng ung thư”
Khảo sát nguồn nước ở một "làng ung thư"


Theo khảo sát của bệnh viện K, 5 năm gần đây, trung bình mỗi năm Việt Nam có khoảng 150.000
bệnh nhân ung thư mới phát hiện, 70.000 người bị chết vì căn bệnh này, tăng hơn nhiều so với

trước.
Hiện cả nước tồn tại 37 làng ung thư mà một trong những nguyên nhân gây ra là sử dụng nguồn
nước bị ô nhiễm.Theo khảo sát của bệnh viện Vì vậy, dự án Điều tra, tìm kiếm nguồn nước hợp vệ
sinh phục vụ cấp nước sinh hoạt cho một số “làng ung thư” của Việt Nam do Trung tâm QH &
ĐTTNN- Bộ TN & MT chủ trì thực hiện với sự tham gia của Liên đoàn QH & ĐTTNN miền
Trung là rất cần thiết nhằm giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh ung thư, bảo vệ cuộc sống cộng đồng.
Nước tại các vùng điều tra
Ông Nguyễn Lưu, Liên đoàn trưởng Liên đoàn QH & ĐTTNN miền Trung cho biết: Toàn dự án
sẽ tiến hành điều tra 37 “làng ung thư” trên toàn quốc. Theo nội dung chi tiết của dự án được phê
duyệt mỗi “ làng ung thư” được tiến hành các dạng công tác cơ bản như: Điều tra, thu thập các
loại tài liệu: hiện trạng bệnh ung thư, đánh giá và khai thác sử dụng các nguồn nước, xả thải; Phân
tích, chỉnh lí tổng hợp các loại tài liệu đã thu thập;- Khảo sát, điều tra, đánh giá chất lượng nguồn
nước đang sử dụng cho ăn uống, sinh hoạt; Lấy và phân tích các loại mẫu nước;làm công tác trắc
địa công trình;
Năm 2011 đã điều tra 23 làng thuộc 10 tỉnh, thành phố là Phú Thọ, Hưng Yên, Bắc Ninh, Thanh
Hóa, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Trị, Quảng Nam. Kết quả cho thấy, các vùng
điều tra đều sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm, nhất là “làng ung thư” Mẫn Xá (Bắc Ninh), Thạch
Sơn (Phú Thọ), Phong Yên, Cờ Đỏ, Đức Thành (Nghệ An)…Về khả năng cấp nuớc sạch cho của
bà con trong các vùng chỉ có Tiên An (Quảng Nam) là khó khăn do không có nguồn nước triển
vọng. Các vùng khác đã có công trình cấp nước tập trung của các nhà máy nước do địa phương
xây dựng nên việc tìm kiếm nguồn nước không cấp thiết.
Năm 2012, Liên đoàn tiếp tục điều tra 14 “làng ung thư” còn lại của dự án thuộc 12 tỉnh, thành
phố: Quảng Ngãi, Kon Tum, Bình Định, Đăk Lăk, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Bình Thuận, Tp Hồ
Chí Minh, Cà Mau, Long An và Bạc Liêu. Diễn biến của bệnh ung thư qua các năm tại các
“làng” điều tra là rất phức tạp; nhưng hầu hết đều có sự trùng hợp về nguồn nước bị ô nhiễm.
Điển hình là các “làng ung thư” Phước Thiện (Quảng Ngãi), Xuân Vinh (Bình Định), Sơn Thành
(Phú Yên), Pê Mu (Bình Thuận), Văn Đăng (Khánh Hòa), Kênh Tư Gà (Cà Mau), Yang Re (Đăk
Lăk). Số người chết vì bệnh ung thư trong gần chục năm nay tại các làng khá nhiều, nhất là Phước
Thiện, Anh Hòa (Quảng Ngãi) Xuân Vinh (Bình Định), Văn Đang (Khanh Hòa), Pêmu (Bình
Thuận).

Tác nhân ô nhiễm nước và nhu cầu nước sạch
Nguồn nước tại các vùng điều tra bị ô nhiễm bởi: thuốc trừ sâu tại các kho chứa thuốc, chất độc
chiến tranh, các nghĩa địa, làng nghề, chất thải sinh hoạt, công nghiệp, công trình khai thác nước
chưa cách li với các tầng chứa nước nhiễm bẩn… Kết quả phân tích các mẫu nước đang sử dụng
cho ăn uống sinh hoạt tại các “làng ung thư” cho thấy, hầu hết đều nhiễm bẩn vi sinh, một số mẫu
có hàm lượng phenol, arsen hoặc mangan vượt nhiều lần tiêu chuẩn cho phép.


Về nhu cầu nguồn nước sạch cho 14 “làng ung thư” này nổi lên vùngVăn Đăng (Khánh Hòa) là
khó khăn nhất vì nhiễm bẩn từ rác thải sinh hoạt tại bãi rác Bắc Nha Trang, chất thải sinh hoạt tại
chợ và cư dân trong vùng. Các “làng ung thư” Bình Hưng Hòa (TP HCM), Nhơn Hậu 1 (Long
An), Ấp Đầu Voi (Bạc Liêu), Kênh Tư Gà (Cà Mau), An Ḥa, Nhơn Lộc 2 (Quảng Ngãi), Trung
Hiệp (Lâm Đồng), Sơn Nghiệp (Phú Yên), Đăk Mar (Kon Tum) là các vùng đã có các công trình
cấp nước tập trung. Các vùng còn lại đều có nhu cầu cấp nước hợp vệ sinh cho ăn uống, sinh hoạt.
Ông Nguyễn Lưu cho rằng, Với kết quả điều tra 14 “làng ung thư” năm 2012, giai đoạn II năm
2013, dự án còn 6 “làng ung thư” cần điều tra nguồn nước hợp vệ sinh để cấp nước cho dân cư tại
Phước Thiện (Quảng Ngãi), Xuân Mỹ (Bình Định), Văn Đăng (Khánh Hòa), Mê Pu (Bình
Thuận), Thôn 4 (Đăk Lăk) và Đăk Mar (Kon Tum).
Hy vọng khi dự án khép lại, nguồn nước phục vụ cuộc sống của bà con tại các làng ung thư ở
Việt Nam sẽ được cải thiện.
Những cánh đồng bị ô nhiễm ở Thạch Sơn. (VTV)

Không khí, đất, nước mặt, nước ngầm... ở xã Thạch Sơn, huyện Lâm Thao, Phú Thọ - nơi được
mệnh danh là làng ung thư, đều ô nhiễm nặng nề bởi chất độc hóa học. Thậm chí cả mớ rau, con
cá ở đây cũng nhiễm kim loại nặng và chất phóng xạ Thalium.
Từ năm 1991 đến nay, xã Thạch Sơn có 106 người chết vì bệnh ung thư, hay gặp nhất là ung thư
gan, phổi, dạ dày, vòm họng. 19 gia đình có ít nhất 2 người chết vì bệnh này (vợ chồng, hoặc bố
con, mẹ con), trong đó một số họ có hơn 3 người mất mạng do ung thư. Tại khu Mom Dền, cách
đây 15 năm đã có 200 hộ gia đình tự di dời đi nơi khác do không chịu nổi làn không khí ô nhiễm
nặng từ nhà máy Supe Phốt phát Lâm Thao. 70% trong các gia đình này đã có người chết vì ung

thư.
Cuộc khảo sát mà Bộ Tài nguyên môi trường vừa tiến hành ở Thạch Sơn cho thấy, không khí ở
đây đang bị đầu độc nghiêm trọng bởi các loại khí thải công nghiệp như SO2, SO3, chì, H2S,
NH3, HCl, HF, NO2... với hàm lượng vượt chuẩn cho phép, nhất là ở vùng xung quanh các nhà
máy Supe phốt phát Lâm Thao, nhà máy Pin ắc quy Phú Thọ. Chất độc lan tỏa trong không khí,
theo hướng gió tới làm bẩn các hộ dân trong vùng dân cư. Ngoài ra, khí thở ở Thạch Sơn còn phải
tiếp nhận khói từ 90 lò gạch và mùi hôi ở các cửa xả nước thải nhà máy giấy Bãi Bằng ra sông
Hồng (đầy khí H2S).
Về nguồn nước, cả nước mặt và nước ngầm ở Thạch Sơn đều độc. Các ao hồ có hàm lượng cao
NH4+, đồng, sắt, măngan, asen, chì - là những kim loại nặng có khả năng tích lũy nhiều trong cơ
thể và gây ngộ độc mạn tính, dẫn đến nhiều bệnh tật cực kỳ nguy hiểm. Các mẫu nước giếng được
khảo sát có độ pH thấp hơn tiêu chuẩn về nước ngầm và nước sinh hoạt. Chỉ tiêu vi sinh và một
số kim loại cũng không đạt yêu cầu. Trầm tích đáy ở các giếng này đều có lượng chì rất cao, thậm
chí một giếng còn có lượng chì cao gần gấp 3 tiêu chuẩn tối đa cho phép.
Không chỉ môi trường mà cả nông phẩm sản xuất ở Thạch Sơn cũng nhiễm độc. Các mẫu cá được
kiểm nghiệm đều có hàm lượng kim loại như sắt, kẽm tương đối cao. Kim loại cũng có trong các
mẫu rau trồng cạnh bãi xỉ của nhà máy Lâm Thao, thậm chí trong mẫu rau của một gia đình có


lượng asen cao gấp đôi tiêu chuẩn. Đáng sợ nhất là sự có mặt của nguyên tố phóng xạ Thalium
trong rau muống trồng cạnh mương dẫn nước thông với mương thoát nước xỉ của nhà máy Lâm
Thao, với hàm lượng cao gần gấp đôi tiêu chuẩn cho phép.
Trong khảo sát trên, Bộ Tài nguyên môi trường còn kiểm tra chất lượng môi trường tại 15 cơ sở
sản xuất công nghiệp trên địa bàn. Kết quả là các mẫu không khí, nước, chất thải... đều ô nhiễm
nặng về kim loại, chất dinh dưỡng, chất hữu cơ, pH, phenol... với mức độ vượt tiêu chuẩn từ 2
đến 20 lần. Gây ô nhiễm nặng nhất là nhà máy Supe phốt phát Lâm Thao, nhà máy Pin ắc quy
Phú Thọ, nhà máy giấy Bãi Bằng... Ngay cả ở thời điểm ngừng hoạt động, lượng chì trong không
khí khu vực nhà máy Pin ắc quy vẫn là 0,23 mg/kg, trong khi tiêu chuẩn cho phép là 0,05 mg/m3.
Theo ông Phạm Khôi Nguyên, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên môi trường, hiện chưa thể khẳng định ô
nhiễm môi trường chính là nguyên nhân làm phổ biến bệnh ung thư ở Thạch Sơn, nhưng chắc

chắn tình trạng này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân. Vì vậy, Bộ kiến nghị các cơ
quan chức năng yêu cầu 15 cơ sở sản xuất nói trên khẩn cấp xây dựng kế hoạch kiểm soát ô
nhiễm môi trường toàn diện trước tháng 2 và hoàn tất xử lý cơ bản trong năm 2006. Bộ Y tế sẽ
tiếp tục nghiên cứu để xác định nguyên nhân gây ung thư ở địa phương và hỗ trợ người dân chữa
bệnh.
Ngoài Thạch Sơn, ở Việt Nam hiện còn xuất hiện nhiều làng ung thư khác, chẳng hạn như ở
Quảng Nam, Nghệ An... "Nếu chúng ta quan tâm và kiểm tra sát sao thì chắc chắn trên đất nước
này sẽ còn nhiều "Thạch Sơn" nữa" - ông Phạm Khôi Nguyên nói.
Hải Hà
Việt Báo (Theo_VnExpress)

Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội
Trường THPT Hồng Thái


HỒ SƠ DỰ THI
DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP

1. Tên chủ đề dạy học: PHÂN BÓN HÓA HỌC
2. Sản phẩm của học sinh






×