Tải bản đầy đủ (.pptx) (19 trang)

Tuần 31 thực hành các phép tu từ phép điệp và phép đối

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (298.25 KB, 19 trang )

CHÀO MỪNG QUÝ
THẦY CÔ
VÀ CÁC EM HỌC SINH


Câu hỏi: Tìm các biện pháp tu từ được dùng trong ví dụ sau:
a. Khăn thương nhớ ai
Khăn rơi xuống đất
Khăn thương nhớ ai
Khăn vắt lên vai
Đèn thương nhớ ai
Mà đèn chẳng tắt
Mắt thương nhớ ai
Mắt ngủ không yên...
( Ca dao)

- Ẩn dụ : Khăn, đèn
- Hoán dụ: mắt (bộ phận chỉ toàn
thể)
- Nhân hoá: khăn, đèn thương nhớ...
- Điệp:
+ Điệp từ: Khăn, đèn, mắt
+ Điệp câu: Khăn thương nhớ ai
+ Điệp cấu trúc cú pháp:
( X + thương nhớ ai) 4lần
⇒ tạo âm hưởng da diết
⇒ nỗi nhớ cồn cào, đứng ngồi
không yên


c) Tiên học lễ, hậu học văn.


(TT)

-> Phép đối

(TB)


. Khái niệm

Phép điệp tu từ là biện pháp lặp lại một yếu tố diễn đạt
(vần, nhịp ,từ, cụm từ, câu) nhằm nhấn mạnh, biểu đạt cảm
xúc và ý nghĩa, có khả năng gợi hình tượng nghệ thuật.
. Tìm hiểu một số ngữ liệu
a. Ngữ liệu1

Trèo lên cây bưởi hái hoa,
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân.
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc,
Em có chồng rồi anh tiếc lắm thay.
Ba đồng một mớ trầu cay,
Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không?
Bây giờ em đã có chồng,
Như chim vào lồng như cá mắc câu.
Cá mắc câu biết đâu mà gỡ,
Chim vào lồng biết thuở nào ra.
(Ca dao)


- Bài ca dao “Trèo lên cây bưởi” có ba điệp ngữ: Nụ tầm xuân, cá
mắc câu, chim vào lồng.

* Bốn câu đầu:

Lặp lại cụm từ: nụ tầm xuân
- Điệp ngữ “ nụ tầm xuân” có tác dụng:
+ Gợi hình ảnh người con gái đẹp, chưa chồng.
+ Nhấn mạnh nỗi niềm tiếc nuối, xót xa của chàng trai
- Thay thế bằng hoa tầm xuân, hoa cây này, nhạc điệu, ý nghĩa
của câu thơ sẽ thay đổi.
* Bốn câu cuối:
- Lặp cụm từ: chim vào lồng, các mắc câu
- Điệp ngữ này có tác dụng:
+ Gợi tình cảnh và nhấn mạnh sự mất tự do, bế tắc của cô gái khi
đã có chồng.
+ Nhấn mạnh nỗi niềm đau đớn, xót xa của người trong cuộc.


b. Ngữ liệu 2:
- Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng
( Tục ngữ)
- Có công mài sắt có ngày nên kim.
( Tục ngữ)
- Bà con vì tổ vì tiên không phải vì tiền vì gạo
( Tục ngữ)
Nhận xét:
- Các từ được lặp lại: “gần…thì, có, vì”.
- Tác dụng: làm rõ ý nghĩa diễn đạt của câu
-> Là lặp từ, không phải là phép điệp tu từ


=> Tác dụng

- Tạo âm hưởng, hình tượng, biểu đạt cảm xúc
- Nhấn mạnh ý nghĩa.
- Giúp dễ đọc, dễ nhớ
=> Phân loại
+ Theo yếu tố: điệp thanh, điệp từ, điệp vần, điệp câu, điệp
phụ âm đầu,…
+Theo vị trí: điệp đầu câu, giữa câu, cách quãng, liên tiếp,
điệp vòng,…
+Theo tính chất: điệp đơn giản, phức hợp.


. Khái niệm
Là cách sắp xếp các từ ngữ , cum từ và câu ở vị trí cân xứng
để tạo hiệu quả giống nhau hoặc trái ngược nhau nhằm mục đích
gợi ra một vẻ đẹp hoàn chỉnh và hài hòa nhằm diễn đạt một ý
nghĩa nào đó

. Tìm hiểu một số ngữ liệu
a. Ngữ liệu 1 và 2
THẢO LUẬN
Nhóm 1: Ở ngữ liệu 1 và 2 em thấy cách sắp xếp từ ngữ có gì
đặc biệt? Sự phân chia thành hai vế câu cân đối được gắn kết
lại nhờ biện pháp gì? Vị trí của danh từ, tính từ, động từ tạo thế
cân đối như thế nào?
Nhóm 2: Trong ngữ liệu 3 và 4 có nhưng cách đối với nhau như
thế nào?
Nhóm 3: Phân tích phép đối trong ngữ liệu 2


Nhóm 1:

1. - Chim có tổ, người có tông
- Đói cho sạch, rách cho thơm
*Nhận xét:
- Số lượng tiếng: số âm tiết cân
xứng giữa 2 vế ( 3/3)
- Từ loại: + đối DT với DT
(Chim/Người; (tổ / tông)
+ đối TT với TT (đói /
rách; sạch / thơm)

2. Tiên học lễ: diệt trò tham nhũng
Hậu hành văn: trừ thói cửa quyền
* Nhận xét:
- Số lượng tiếng : số âm tiết 2 câu
bằng nhau (7/7)
- Về thanh: Vị trí mỗi âm tiết của
câu trên đối với câu dưới
Tiên học lễ: diệt trò tham nhũng
B T T T B B
T
Hậu hành văn: trừ thói cửa quyền
T
B
B B T T
B


Nhóm 2
3.


Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da
( Nguyễn Du, Truyện Kiều)

Khuôn trăng đầy đặn / nét ngài nở nang (4/4)
DT

TT

DT

TT

Mây thua nước tóc/ tuyết nhường màu da (4/4)
DT ĐT

DT

DT

ĐT

DT

Đối giữa các vế trong
một dòng thơ về:
+ số tiếng
+ từ loại



4.

Rắp mượn điền viên vui tuế nguyệt
Trót đem thân thế hẹn tang bồng
(Nguyễn Công Trứ)

Nhận xét:
- Đối giữa dòng trên với dòng dưới về
+ Số tiếng: 7/7
+ về từ loại: cụ thể
Rắp mượn điền viên vui tuế nguyệt (7)
ĐT ĐT
DT ĐT DT
Trót đem thân thế hẹn tang bồng (7)
ĐT ĐT DT ĐT
DT


Các hình thức đối (đặc điểm)
- Về số tiếng: cân bằng số tiếng giữa các vế trong cùng dòng hoặc
dòng trên với dòng dưới.
- Về thanh: các từ đối nhau có số âm tiết bằng nhau và thanh trái
nhau (B/T)
- Về từ loại: Các từ ngữ đối nhau phải cùng từ loại với nhau
(DT/DT, ĐT/ĐT, TT/TT)
- Về nghĩa: Các từ đối nhau phải trái nghĩa với nhau, hoặc cùng
trường nghĩa, hoặc phải đồng nghĩa với nhau để tạo hiệu quả
hoàn chỉnh, bổ sung về nghĩa.

Tác dụng
+ Gợi sự phong phú về ý nghĩa (tương đồng và tương phản).
+ Tạo ra sự hài hoà về thanh.
+ Tạo ra sự hoàn chỉnh và dễ nhớ.


Nhóm 3
- Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng.
- Bán anh em xa, mua láng giềng gần.
(Tục ngữ)
Nhận xét:
- Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng.
+ Đối thanh: tật/lòng (T-B)
- Bán anh em xa, mua láng giềng gần.
+ Đối nghĩa: bán/mua, anh em/láng giềng, xa/gần.
-> Các vế đối có sự sắp xép, hài hòa, cân xứng, đối về ý nghĩa.
=> Phép đối trong tục ngữ thường phục vụ cho sự so sánh, đối chiếu
để khẳng định những kinh nghiệm, bài học về cuộc sống, xã hội, tự
nhiên. Từ ngữ trong câu được chắt lọc, gọt dũa kĩ càng.


BÀI TẬP VẬN DỤNG
Bài tập 1: Tìm ví dụ trong các bài văn đã học có chứa phép điệp?
Bài tập 2: Tìm một số ví dụ về phép đối trong Hịch tướng sĩ
( Trần Hưng Đạo), Bình Ngô đại cáo( Nguyễn Trãi), Truyện
Kiều ( Nguyễn Du) và thơ đường luật.
Bài tập 3: Tìm mỗi kiểu đối một ví dụ.


Bài tập 4: Tìm biện pháp tu từ ở trong đoạn trích sau và cho

biết tác dụng của chúng?
a.“Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một
dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng Minh chống phát xít mấy năm
nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!”
(Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh)
b. Con bò đang ăn cỏ. Con bò ngẩng đầu lên. Con bò rống ò ò

c.

Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ
(Đại cáo bình Ngô, Nguyễn Trãi)

d. Thơ đường luật
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
(Bà Huyện Thanh Quan)


a. Điệp cú pháp. Nhấn mạnh sự kiên cường, anh dũng và sự tất yếu
được tự do, độc lập của dân tộc Việt Nam.
b. Từ con bò được lặp lại nhưng không phải điệp ngữ tu từ.

c. Nhận xét:
- Số tiếng: cân xứng nhau, dòng trên (8)/ dòng dưới (8)
- Từ loại: ĐT/ ĐT (nướng/vùi), DT/DT (dân đen/con đỏ)
- Về nghĩa: trên/ dưới
-> Tác dụng: khắc họa đầy đủ tội ác tày trời của giặc ngoại xâm
d. Đối thanh:
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

T
T
B B
B T T
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
B
B T
T
T B
B
 Tác dụng: biểu đạt nỗi nhớ nhà, nhớ quê gắn liền với tình yêu
nước kín đáo, sâu sắc của nhà thơ.


Hình ảnh sau đây gợi cho em nghĩ đến bài ca dao
nào có sử dụng phép điệp ?
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
(Ca dao


KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

PHÉP ĐỐI

PHÉP ĐIÊP
ĐỊNH NGHĨA


TÁC DỤNG

ĐỊNH NGHĨA

VẬN DỤNG THỰC TiỄN

TÁC DỤNG


DẶN DÒ
- Học bài, nắm những vấn đề cơ bản:
+ Khái niệm phép điệp, các hình thức điệp.
+ Phân biệt phép điệp và lặp không chủ ý, lỗi lặp
+Vận dụng thực hành.
+ Khái niệm phép đối, các kiểu đối.
+ Tìm ví dụ, phân tích.



×