BÀI GIẢNG NGỮ VĂN 10 TẬP 2
THỰC HÀNH CÁC PHÉP TU TỪ:
PHÉP ĐIỆP VÀ PHÉP ĐỐI
GVTH: LÊ HOÀNG KHANH
I. Luyện tập về phép điệp
1/ Ngữ liệu 1
Trèo lên cây bưởi hái hoa,
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân.
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc,
Em có chồng rồi anh tiếc lắm thay.
Ba đồng một mớ trầu cay,
Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không?
Bây giờ em đã có chồng,
Như chim vào lồng như cá mắc câu.
Cá mắc câu biết đâu mà gỡ,
Chim vào lồng biết thuở nào ra.
(Ca dao)
I. Luyện tập về phép điệp
a. Có 3 điệp ngữ:
–
Nụ tầm xuân
–
Cá mắc câu
–
Chim vào lồng
Nếu thay “nụ tầm xuân” bằng một thứ hoa sẽ làm cho âm
hưởng, ý nghĩa của bài ca dao thay đổi.
- Mặt khác, nói tới “hoa” là chỉ chung người con gái.
Nhưng nói “nụ” là khẳng định người con gái đang ở độ
tuổi trăng tròn - thời đẹp nhất. Vả lại, “nụ tầm xuân nở ra
xanh biếc” tức là cô gái đã đi lấy chồng. “Hoa” chỉ có tàn
thôi. “Nụ” nở ra “hoa". Vì thế không thể thay thế “hoa” vào
“nụ” được.
“Cá mắc câu” và “chim vào lồng” được điệp lại làm rõ sự
so sánh của cô gái, hoàn cảnh của cô gái (nhấn mạnh tình
thế phụ thuộc; sự lặp lại này âm vang cái day dứt, tiếc nuối
đến xót xa của nhân vật).
I. Luyện tập về phép điệp
2/ phép điệp
a/ Khái niệm
- Phép điệp là biện pháp lặp lại một yếu tố diễn đạt (ngữ
âm, từ, câu) để nhấn mạnh ý nghĩa và cảm xúc, nâng
cao khả năng biểu cảm, gợi hình cho lời văn.
b/ Đặc điểm
- Có nhiều cách phân chia phép điệp:
+ Theo các yếu tố: điệp thanh, điệp từ, điệp ngữ, điệp
vần, điệp câu…
I. Luyện tập về phép điệp
•
Điệp thanh:
Vd: Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm.
Heo hút cồn mây súng ngửi trời.
(Tây tiến)
•
Điệp vần:
Vd: Điệp vần “eo” trong bài thơ “thu điếu” của (Nguyễn Khuyến).
•
Điệp từ:
Vd: "Xanh núi, xanh sông, xanh đồng, xanh biển
Xanh trời, xanh cả những ước mơ". (Tố Hữu)
•
Điệp cấu trúc:
Vd: Một dân tộc đã gan góc chống ách nô
lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay,
Một dân tộc đã gan góc đứng về phe
Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được
tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!
(Hồ Chí Minh)
I. Luyện tập về phép điệp
+ Theo vị trí: điệp đầu câu, điệp cách quãng, điệp
liên tiếp, điệp vòng tròn.
•
Điệp đầu câu:
Vd: Khăn thương nhớ ai
Khăn rơi xuống đất
Khăn thương nhớ ai
Khăn vắt lên vai
Khăn thương nhớ ai
Khăn chùi nước mắt
•
I. Luyện tập về phép điệp
•
Điệp liên tiếp:
Vd: Chuyện kể từ nỗi nhớ sâu xa
Thương em, thương em, thương biết mấy.
(Phạm Tiến Duật)
•
Điệp vòng tròn
Vd: Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?...
(Chinh phụ ngâm)
c/ Tác dụng:
- Câu văn thêm tính hài hoà, cân đối, nhịp
nhàng, dễ nhớ.
I. Luyện tập về phép điệp
3/ Phân tích ngữ liệu
Vd1- Này chồng, này vợ, này cha,
Này là em ruột, này là em dâu.
Vd2- Lúa mới cấy được mấy ngày, lúa đã bén chân.
Vd3- Từng ngày, mẹ thầm đoán con đã đi đến đâu và
mẹ thầm hỏi con đang làm gì.
Ba ví dụ điệp từ, điệp câu ở trên nhưng không mang
sắc thái tu từ
I. Luyện tập về phép điệp
•
⃰ Chú ý: khi sử dụng điệp ngữ cần phân
biệt với hiện tượng lặp từ. Và đôi khi lặp
từ còn là một lỗi của việc dùng từ.
- Vd: ông ấy là một nhà chính trị gia có
nhiều đóng góp cho tổ quốc.
I. Luyện tập về phép điệp
•
4/ Ví dụ trong những bài văn đã học có phép
điệp.|
- Khi tỉnh rượu lúc tàn canh,
Giật mình mình lại thương mình xót xa.
Khi sao phong gấm rủ là,
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường.
Mặt sao dày gió dạn sương,
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân..
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)