Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Quản trị chất lượng của người Nhật(5S)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.64 KB, 4 trang )

Quản trị chất lượng của người Nhật(5S)
Trong xu thế phát triển của toàn bộ nền kinh tế của nước ta hiện nay các doanh
nghiệp ngày càng trở nên thích nghi hơn với sôi động của nền kinh tế thị
trường.Tuy nhiên, dù doanh nghiệp có lựa chọn cách thức kinh doanh ,đầu tư thế
nào đi nữa, thì con người cũng là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công cho
doanh nghiệp.
Từ lâu tại Nhật Bản, đã xuất hiện phong trào 5S.Với triết lý con người là trung tâm
của mọi sự phát triển:Nếu làm việc trong một môi trường lành mạnh, sạch đẹp ,
thoáng đãng , tiện ích thì tinh thần lao động của con người sẽ thoải mái hơn,năng
suất lao động và chất lượng lao động sẽ cao hơn.
I)Khái niệm 5S
5S là nền tảng cơ bản để thực hiện các hệ thống đảm bảo chất lượng xuất phát từ
quan điểm:Nếu làm việc trong môi trường lành mạnh, sạch đẹp, thoáng đãng, tiện
ích thì tinh thần lao động của con người sẽ thoải mái hơn, năng suất lao động cao
hơn và có điều kiện để áp dụng một hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả hơn.
5S là chữ cái đầu tiên của các từ:
-Seiri:Sang lọc
-Seiton:Sắp xếp
-Seiso:Sạch sẽ
-Seiketsu:Săn sóc
-Shitsuke:Sẵn sàng
5S là phong trào huy động các thành viên tham gia cải tiến môi trường làm việc.
Phương châm của phong trào 5S:Nếu bạn có thể làm cho ngôi nhà của mình sạch
sẽ ngăn nắp thì tại sao không thể làm cho nơi làm việc của mình trở nên sạch sẽ và
ngăn nắp như ở nhà.
II)Đặc điểm của 5S
1)Seiri(Sàng lọc)


Là xem xét,phân loại ,lựa chọn và loại bỏ những thứ không cần thiết tại nơi làm
việc.


Việc sàng lọc chia ra làm 2 loại:




Những khoản vật thường dung
• Khoản vật cần dung hàng ngày
• Khoản vật cần dung hàng tuần
• Khoản vật cần dung 1,2,3 tháng 1 lần
• Khoản vật cần dung 6-12 thàng 1 lần
• Khoản vật cần dung trên 1 năm
Những khoản vật không thường dung
• Không thường dung vầ có thể thanh lý ngay:Tổ chức cần phải thanh
lý ngay và chú ý trách nhiệm của người thanh lý
• Các khoản vật chờ thanh lý:Tổ chức cần có trách nhiệm lưu giữ khoản
vật này

2)Seiton(Sắp xếp)
Sắp xếp các khoản vật cần dung sao cho đảm bảo hiệu năng sử dụng
-Những vật dụng thường xuyên sử dụng sẽ được sắp xếp gần với vị trí làm việc
-những thứ ít sử dụng được sắp xếp xa vị trí làm việc
-Khi sắp xếp có thể them nhãn mác vào các khoản vật
3)Seiso(Sạch sẽ)
Lên kế hoạch cho việc kiểm vệ sinh thường xuyên để duy trì một môi trường làm
việc gọn gàng và sạch sẽ.
Sự sạch sẽ là một điều kiện cơ bản cho chất lượng, vì vậy, một khi khu vực làm
việc đã sạch sẽ, nó cần được duy trì.
Trách nhiệm cần được thiết lập và gắn cho nhân viên ở từng khu vực cụ thể và đảm
bảo quy định rõ ràng về vai trò và trách nhiệm trong việc về sinh và kiểm tra.
Trong bước này, tổ chức cần thiết lập được các chu trình thường xuyên cho duy trì

môi trường làm việc sạch sẽ hàng ngày, hàng tuần.
Việc đảm bảo vệ sinh sạch sẽ phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, được
giám sát, mọi nhân viên coi đó là niềm tự hào và giá trị đóng góp cho tổ chức.
4)Seiketsu(Săn sóc)


Việc vệ sinh sạch sẽ cần xác định được tiêu chuẩn, làm cho chúng trở nên trực
quan, dễ nhận, biết đối với nhân viên. Chẳng hạn như:
– Thiết kế nhãn mác rõ ràng và tiêu chuẩn cho các vị trí được quy định
– Hình thành các chỉ số cũng như cách nhận biết khi các tiêu chuẩn bị vượt
– Thiết lập phương pháp thống nhất cho chỉ thị về giới hạn, xác định các vị trí,….
5)Shitsuke(Sẵn sàng)
Tạo dựng thói quen thực hiện 5S
Tổ chức cần hình thành và củng cố các thói quen thông qua hoạt động đào tạo và
các quy định về khen thưởng, kỷ luật.
Quy trình mới nên được thực hiện thông qua các hình ảnh trực quan hơn là lới nói,
và luôn đảm bảo những người liên quan đều tham gia vào việc phát triển các tài
liệu tiêu chuẩn.
Phải đảm bảo mọi người đều hiểu và thống nhất thực hiện thông qua đào tạo và
kỷ luật
Nếu không có đào tạo ký luật các bước khác của 5S sẽ không thể thành công.
III)Phạm vi áp dụng
5S có thể áp dụng đối với mọi loại hình tổ chức và mọi quy mô doanh nghiệp
5S có thể áp dụng đối với các doanh nghiệp ở bất kỳ lĩnh vực nào:sản xuất,thương
mại,dịch vụ
IV)Những lợi ích chung của việc thực hiện 5S
5S là một chương trình nâng cao năng suất ở Nhật Bản và dần trở nên phổ biến ở
nhiều nước khác.Nó bắt nguồn từ truyền thống của Nhật Bản,ở mọi nơi,trong công
việc,người Nhật luôn cố gắng khơi gợi ý thức trách nhiệm, tự nguyện ,tự giác của
người thực hiện các công việc đó.Người Nhật luôn tìm cách sao cho công nhân

thực sự gắn bó với công việc của mình
Khi chương trình 5S thực hiện thành công sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh
nghiệp cụ thể như sau:
-Nơi làm việc trở nên sạch sẽ và ngăn nắp
-Tăng cường phát huy sang kiến cải tiến.
-Mọi người trở nên kỷ luật hơn
-Các điều kiện hỗ trợ luôn sẵn sàng cho công việc
-Chỗ làm việc trở nên thuận tiện hơn và an toàn hơn
-Đem lại nhiều cơ hội kinh doanh hơn
-Đẩy mạnh sản xuất


-Nâng cao chất lượng công việc
-Cắt giảm chi phí trong quá trình làm việc
-Giao hàng đúng hẹn
-Môi trường làm việc an toàn
-Nâng cao uy tín công ty,tăng them khách hàng mới.

Tóm lại, thực hành 5S giúp doanh nghiệp xây dựng được môi trường
làm việc sạch sẽ, ngăn nắp, đảm bảo an toàn trong công việc, khuyến
khích phát huy sáng tạo trong nhân viên và phát triển kỷ luật và văn hóa
doanh nghiệp. Ðối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì lợi ích
này còn có thể được nhận biết thông qua mô hình PQCDSM:
- Nâng cao năng suất (P - Productivity).
- Cải tiến chất lượng sản phẩm (Q - Quality).
- Cắt giảm chi phí (C - Cost).
- Giao hàng đúng hẹn (D - Delivery).
- Đảm bảo an toàn trong công việc (S - Safety).
- Nâng cao ý thức, kỷ luật cho nhân viên (M - Morale)




×