Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

sáng kiến kinh nghiệm đổi mới PHƯƠNG PHÁP GIẢNG dạy TIẾT THỰC HÀNH TRONG CHƯƠNG TRÌNH HOÁ học 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (455.75 KB, 23 trang )

SỞ GD&ĐT
PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ
-----------

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
TIẾT THỰC HÀNH TRONG CHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC 9

Họ và tên:
Chức vụ:
Đơn vị công tác:

Trường THCS

SKKN thuộc môn: Hoá học

NĂM HỌC


MỤC LỤC
MỤC LỤC............................................................................................................1
I. MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
1.Lí do chọn đề tài..............................................................................................1
2. Mục đích của đề tài.........................................................................................1
3 . Đối tượng nghiên cứu:.....................................................................................2
4. Phương pháp....................................................................................................2
II. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI.............................................................................3
II.1. Cơ sở lí luận:................................................................................................3
II.2. Thực trạng....................................................................................................3
II.3. Giải pháp:.....................................................................................................4


2. Ví dụ minh hoạ.............................................................................................14
III.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................20
1. Kết luận..........................................................................................................20
2. Kiến nghị........................................................................................................20


I. MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài
Việc dạy môn Hoá học, việc truyền thụ kiến thức, kĩ năng hoá học cơ bản
cho học sinh cần phải chú ý nhiều đến kĩ năng hành động, hình thành kĩ năng
vận dụng kiến thức hóa học tiến hành nghiên cứu khoa học hoá học.
Mục tiêu cần đạt được ở bộ môn Hoá học là: Hình thành các kĩ năng quan
sát, ghi chép, mô tả, đề ra giả thuyết khoa học, giải quyết vấn đề, tiến hành các
thí nghiệm hoá học từ đơn giản đến phức tạp. Đối với chương trình Hoá học lớp
9 nhằm cung cấp cho học sinh hệ thống kiến thức phổ thông và thói quen học
tập, làm việc khoa học làm nền tảng cho giáo dục xã hội chủ nghĩa, phát triển
năng lực nhận thức, năng lực hành động, chuẩn bị cho học sinh học lên hoặc đi
vào cuộc sống.
Hoá học là môn học khoa học thực nghiệm, lấy phương pháp thực hành
thí nghiệm là phương pháp chủ yếu. Chúng được xây dựng và phản ánh khá rõ
nét trong chương trình sách giáo khoa Hoá THCS nói chung và lớp 9 nói riêng.
Nó được phản ánh vào phương pháp giảng dạy ở từng lớp và từng đối tượng.
Đổi mới phương pháp giảng dạy môn Hoá học là quan trọng, trong đó có việc
đổi mới phương pháp giảng dạy các tiết thực hành thí nghiệm. Trên cơ sở đó
mà" Tích cực hoá các hoạt động của học sinh trong giờ học nói chung và tiết
thực hành nói riêng để các em chủ động được làm việc nhiều hơn, tư duy nhiều
hơn nhằm chủ động tiếp thu kiến thức. Cũng từ việc các em được làm việc nhiều
hơn trong các tiết thực hành thí nghiệm sẽ giúp cho các em yêu mến bộ môn, say
sưa với môn học này". Theo hướng này thì người thầy đóng vai trò tổ chức,
hướng dẫn, thiết kế, giúp đỡ, bổ sung còn học sinh chủ động tìm tòi, khám phá,

khai thác kiến thức, rèn luyện kĩ năng. Có như vậy chúng ta mới đạt mục tiêu
đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.
2. Mục đích của đề tài
- Thông qua các tiết thực hành giúp học sinh chủ động tiếp thu kiến thức
hoặc chứng minh cho kiến thức đã được học ở các mức độ khác nhau.
- Học sinh có thể tiến hành thí nghiệm để chứng minh cho tính chất, qui
tắc, định luật hoặc điều đã biết hoặc giúp học sinh quan sát thí nghiệm do giáo
viên biểu diễn để chứng minh cho một tính chất, một định luật hoặc điều đã biết.

1


- Ở mức độ tích cực tổ chức cho nhóm học sinh thực hiện thí nghiệm quan
sát hiện tượng, giải thích hiện tượng, nhận biết các sản phẩm và viết phương
trình phản ứng. Từ đó mà học sinh rút ra kết luận, hoặc rút ra qui tắc định luật.
- Rèn cho học sinh kĩ năng quan sát, tiến hành thí nghiệm, rèn luyện kĩ
năng thực hành trên cơ sở tạo cho các em hăng say học tập, say mê với nghiên
cứu khoa học.
- Rèn luyện ý thức tổ chức kỉ luật cho học sinh. Giúp học sinh biết vận
dụng kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng tự nhiên diễn ra xung quanh
ta. Từ đó vận dụng vào đời sống sản xuất, qua đó giáo dục lòng ham mê học tập
môn Hoá học.
3 . Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh trường THCS Quảng Tâm
4. Phương pháp
- Trực quan
- Thí nghiệm đối chứng

2



II. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI
II.1. Cơ sở lí luận:
Do yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước theo định hướng công nghiệp
hoá, hiện đại hoá, để hoà nhập với cộng đồng quốc tế. Chính vì vậy mà mục tiêu
của giáo dục nói chung cũng phải thay đổi nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng đất
nước. Vì thế đổi mới phương pháp dạy học nói chung, phương pháp giảng dạy
môn Hoá học nói riêng là tất yếu khách quan. Chính vì sự đổi mới về mục tiêutất yếu phải đổi mới phương pháp dạy học. Mục tiêu giáo dục của các cấp học
đều chú ý đến việc hình thành các năng lực cho học sinh, đó là : năng lực nhận
thức, năng lực hành động, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thích ứng
II.2. Thực trạng
Việc giảng dạy các môn học nói chung, môn Hoá học nói riêng ở các
trường THCS, qua thực tế giảng dạy của bản thân và các đồng nghiệp. Tôi nhận
thấy:
Phương pháp giảng dạy môn Hoá học đặc biệt là phương pháp giảng dạy
các tiết thực hành môn Hoá học 9 nói riêng. Tuy bước đầu đã có nhiều đổi mới
nhưng trong thực tế còn nhiều vấn đề vướng mắc, hạn chế, hiệu quả học tập môn
Hoá học còn thấp so với nhiều bộ môn khác khiến cho bản thân và các bạn đồng
nghiệp thấy còn nhiều băn khoăn trăn trở trong khi dạy các tiết thực hành. Từ
việc soạn giáo án đến việc lên lớp ở tiết học này hiệu quả thường không đạt
được như mục tiêu đề ra. Dẫn đến hứng thú học tập bộ môn của học sinh chưa
tốt, xuất hiện tư tưởng nhàm chán, ngại khó, vì thế mà chưa say sưa với môn
học. Tiết thực hành ít thành công thể hiện trong việc viết thu hoạch của học sinh
kết quả thấp. Từ đó học sinh lười học, ngại làm thí nghiệm vì vậy mà lí thuyết
xa rời thực hành, khi học hết chương trình học sinh có sự hụt hẫng kiến thức.
Mặt khác, thực trạng ở các nhà trường THCS hiện nay còn tồn tại nhiều hạn chế.
Việc lên lớp nói chung, việc sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên còn nhiều
tồn tại, tâm lí ngại sử dụng đồ dùng hoặc sử dụng qua loa vẫn còn tồn tại, ngay
cả giáo viên có ý thức tương đối tốt trong việc sử dụng đồ dùng dạy học trong
các tiết dạy và đặc biệt là tiết thực hành cũng còn nhiều hạn chế về kĩ năng tổ

chức và sử dụng đồ dùng. Bên cạnh đó, hiện nay các thiết bị dạy học khá đầy đủ
xong thiếu đội ngũ cán bộ thiết bị đặc biệt là cơ sở vật chất, phòng chức năng
thiếu cản trở lớn đến việc sử dùng đồ dùng sẵn có, giáo viên còn chưa có ý thức

3


sưu tầm và tự làm đồ dùng, cải tiến đồ dùng dạy học. Là cán bộ quản lí đồng
thời là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Hoá học tôi rất băn khoăn trong việc
đổi mới phương pháp giảng dạy môn Hoá nói chung đặc biệt là đổi mới phương
pháp trong các tiết thực hành môn Hoá học 9. Tôi đã mạnh dạn đề xuất hướng
giải quyết và trực tiếp đổi mới nội dung các tiết thực hành bước đầu có kết quả.
Rất mong ý kiến đóng góp của đồng nghiệp để bản thân quản lí và giảng dạy tốt
hơn. Đó chính là lí do tôi chọn đề tài : "Đổi mới phương pháp giảng dạy tiết
thực hành môn Hoá học lớp 9".
II.3. Giải pháp:
1. Các bước tiến hành
Muốn tổ chức tốt việc giảng dạy các tiết thực hành trong chương trình
Hoá học nói chung và Hoá học lớp 9 nói riêng đòi hỏi trước tiên giáo viên phải
có lòng hăng say tâm huyết với nghề. Nghiên cứu kĩ mục tiêu chương trình tiết
dạy để chuẩn bị thật chu đáo về giáo án, chuẩn bị thiết bị thí nghiệm như dụng
cụ hoá chất. Giáo viên phải có kế hoạch thật chu đáo để chuẩn bị cho tiết thực
hành thành công, muốn đạt được mục đích đó theo tôi phải chuẩn bị đầy đủ các
bước như sau :
1.1. Bước thứ nhất :
Phải nghiên cứu kĩ nội dung sách giáo khoa, tài liệu, mục tiêu các tiết
thực hành, nghiên cứu kĩ sách hướng dẫn giảng dạy của giáo viên và tài liệu
hướng dẫn thực hành của công ty sách thiết bị trường học. Từ đó chủ động xây
dựng kế hoạch gaỉng dạy nói chung, kế hoạch thực hành nói riêng. Có như vậy
thì mới chủ động được việc mua sắm đồ dùng dạy học hoặc tự làm đồ dùng dạy

học, có kế hoạch chuẩn bị chủ động tham mưu với nhà trường dành kinh phí đầu
tư mua sắm.
Để kế hoạch có tính khả thi thì giáo viên phải chủ động khảo sát chất
lượng bộ môn ngay từ đầu năm nhằm mục đích :
Khảo sát tâm lí học sinh phân loại cụ thể các loại đối tượng học sinh theo
trình độ trên cơ sở đó mà có định hướng đúng trong việc lựa chọn phương pháp
và xây dựng kế hoạch dạy học cho phù hợp.
Khảo sát kĩ năng thực hành, nhằm mục đích phân nhóm sau này.

4


-Kiểm tra cơ sở vật chất và đồ dùng dạy học hiện có đối chiếu với yêu cầu
của tường tiết thực hành trong chương trình để chuẩn bị chu đáo cho các tiết
thực hành (nếu thiếu có kế hoạch đề nghị mua hoặc chuẩn bị bổ sung ).
- Năm học 2015-2016 sau khi nhận lớp tôi đã tiến hành khảo sát trên 3 lớp
học sinh có kết quả như sau :
Kết quả khảo sát

Lớp
9A
9B
9C
Tổng

TS
HS
31
35
33

99

Số HS

Số HS

ham mê

chưa

học tập
SL
%
20 64
11 31,4
10 30,3
41 41,4

thích học
SL
%
11 36
24 68,6
23 69,7
58 58,6

% chất lượng đầu năm
Giỏi
SL
6

2
2
10

%
19,3
5,7
6,1
10,1

Khá
SL
14
4
3
21

%
45,2
11,3
9,1
21,3

TB
SL
9
14
13
36


Yếu

%
29
40
39,3
36,3

SL
2
15
15
32

%
6,5
42,9
45,5
32,3

Qua số liệu khảo sát ở trên tôi nhận thấy :
- Tỉ lệ học sinh yêu thích bộ môn còn thấp so với yêu cầu đòi hỏi, mới chỉ
đạt 41,4 %.
Chất lượng khảo sát đầu năm cho thấy tỉ lệ học sinh yếu chiếm 32.3 % là
quá cao so với tỉ lệ % học sinh đạt trà.
Từ thực tế trên tôi đã chủ động xây dựng kế hoạch bộ môn nói chung và
đặc biệt là kế hoạch chi tiết cho các tiết thực hành như sau :
Kế hoạch các tiết thực hành Hoá học lớp 9:Xin đưa ra cách tiến hành
ở các tiết như sau :
*Ví dụ:

Chuẩn bị dụng cụ, hoá chất thực hành Dụng
Bài
cụ hoá
thực
Tên thí
chất có
Tiết
hành
nghiệm
Giáo viên
Học sinh trong
số
phòng
TN
1
9
1. Tính chất
4 bộ thí nghiệm gồm :

5


hóa học của
oxit và axit
TN1: . Phản Hoá chất: CaO, H2O, giấy
ứng của CaO quỳ tím,dung dịch
với H2O
phenolphtalein
Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp
gỗ, giá đỡ, ống nhỏ giọt


- Chuẩn
bị 2 chậu
nước
sạch.

Có đầy
đủ dụng
Thực
cụ và
hành,quan hoá
sát và ghi chất
chép

TN2: Phản
ứng của P2O5 Hoáchất:Photphođỏ,H2O,giấy
với H2O
quỳ tím
Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp
gỗ, giá đỡ, ống nhỏ giọt,,bình
thủy tinh miệng rộng

2.Thí
nghiệm nhận
biết các
dung dịch
Hoá chất: H2SO4 loãng, HCl,
Na2SO4
Dụng cụ: ống nghiệm, giá đỡ,
kẹp gỗ, ống nhỏ giọt

2

19

Thực hành
tính chất hóa
học của bazơ
và muối

4 bộ thí nghiệm :

6


1.Tính chất
hóa học của
bazơ
- TN1 :
NaOH tác
dụng với
muối

Hoá chất: NaOH, FeCl3
Dụng cụ: ống nghiệm, giá thí
nghiệm, ống nhỏ giọt, kẹp
gỗ.

- TN 2:
Cu(OH)2 tác
dụng với axit Hoá chất:HCl, Cu(OH)2,

2. Tính chất
hóa học của
muối
- TN 3:
CuSO4 tác
dụng với
kim loại

- TN 4:
BaCl2 tác
dụng với
muối

-Thực
hành ,
quan sát
và ghi
chép

Có đầy
đủ dụng
cụ và
hoá
chất

Dụng cụ: ống nghiệm, giá thí
nghiệm, ống nhỏ giọt, kẹp
gỗ.

Hoá chất: Đinh sắt , dung

dịch CuSO4
Dụng cụ: ống nghiệm, giá thí
nghiệm, ống nhỏ giọt, kẹp
gỗ.
Hoá chất: BaCl2, Na2SO4,

7


- TN 5:
BaCl2 tác
dụng với axit

Dụng cụ: ống nghiệm, giá
thí nghiệm, ống nhỏ giọt, kẹp
gỗ.

Hoá chất:BaCl2, dung dịch
H2SO4

3

29

Thực hành
tính chất hóa
học của Al
và Fe
- TN1.Tác
dụng của Al

với O2

Dụng cụ: ống nghiệm, giá
thí nghiệm, ống nhỏ giọt, kẹp
gỗ.
4 Bộ TN gồm:

Dụng cụ: giá ống nghiệm,
ống thuỷ tinh,ống nghiệm ,1
tờ bìa, kẹp gỗ, đèn cồn, diêm.
Hoá chất: Al .

- TN2: Tác
dụng của Fe
với S

Dụng cụ: giá ống nghiệm,
ống thuỷ tinh, ống nghiệm
,1 tờ bìa, kẹp gỗ, đèn cồn,
diêm.
Hóa chất: Fe,S.

Mỗi
nhóm
Đã có
chuẩn bị đầy đủ.
1 chậu
nước, bìa,
diêm.
Thực

hành quan
sát, ghi
chép

8


- TN3: Nhận
biết kim loại Dụng cụ: giá ống nghiệm,
Al, Fe
ống thuỷ tinh, ống nghiệm ,1
tờ bìa, kẹp gỗ.
Hóa chất: Fe ,Al, dung dịch
NaOH

4

42

Thực hành
tính chất hoá
học của phi
kim và hợp
chất của
chúng
- TN1: C
khử CuO ở
nhiệt độ cao

4 bộ TN gồm:


-Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp
gỗ, giá đỡ, đèn cồn, ống dẫn
khí, muỗng thủy tinh
- Hoá chất: C, CuO , dung
dịch Ca(OH)2

-TN2:Nhiệt
phân
NaHCO3.

Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp
gỗ, giá đỡ, đèn cồn, ống dẫn
khí, muỗng thủy tinh

Mỗi
nhóm
Đã có
chuẩn bị đầy đủ.
1 chậu
nước,
diêm.
Thực
hành quan
sát, ghi
chép

9



- Hoá chất: NaHCO3, dung
dịch Ca(OH)2
TN3: Nhận
biết muối
Cacbonat và
muối Clorua
5

54

Tính chất
của
hidrocacbon
- TN1: Điều
chế C2H2

Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp
gỗ, giá đỡ, muỗng thủy tinh
- Hoá chất: CaCO3, Na2CO3
dung dịch HCl , NaCl
4 bộ TN gồm:

-Dụng cụ : ống dẫn khí, chậu
thủy tinh, ống nghiệm, kẹp
gỗ, ống nhỏ giọt
Hoá chất : CaC2, H2O.

1 Tác dụng
của dung
dịch Br2


Mỗi
nhóm
-Dụng cụ : ống dẫn khí, ống chuẩn bị
nghiệm, kẹp gỗ, ống nhỏ giọt 1 chậu
nước
sạch.
- Thực
hành,
quan sát,
ghi chép
Hoá chất : CaC2, H2O, dung
dịch Br2.

2. Tác dụng

-Dụng cụ : ống dẫn khí, ống

- TN2:Tính
chất của
axetilen

10

Đã có
đầy đủ.


với oxi


nghiệm, kẹp gỗ, ống nhỏ
giọt, ống thủy tinh vút nhọn,
đèn cồn, diêm.
Hoá chất : CaC2, H2O.

- TN3: Tính
chất vật lý
cuả C6H6
6

61

Tính chất
của rượu và
axit
- TN1: Tính
axit của axit
axetic

- Dụng cụ :ống nghiệm, kẹp
gỗ, ống nhỏ giọt, giá đỡ.
- C6H6, H2O.
4 bộ TN gồm:

-Dụng cụ : ống nghiệm, kẹp
gỗ, giá thí nghiệm, ống nhỏ
giọt.
Hoá chất: Giấy quỳ
tím,CaCO3 , CuO, Zn


- TN 2: Phản
ứng của
rượu etylic
với axit
axetic

Chuẩn bị
1 chậu
nước
sạch.
Thực
hành ,
quan sát,
ghi chép.

- Dụng cụ : ống nghiệm, kẹp
gỗ, giá thí nghiệm, ống nhỏ
giọt, đèn cồn, diêm.
- Hóa chất: Rượu etylic khan,
axit axetic, H2SO4 đặc, muối
ăn.

11

Đã có
đầy đủ


7


70

Thực hành
tính chất của
Gluxit
- TN 1: Tác
dụng của
glucozơ với
bạc nitrat
trong dung
dịch
amoniac

4 bộ TN gồm:

- Dụng cụ : ống nghiệm,
kẹp gỗ, giá thí nghiệm, ống
nhỏ giọt, đèn cồn, diêm.
Hóa chất: dung dịch bạc
nitrat,dung dịch amoniac,
dung dịch glucozơ

- TN 2: Phân - Dụng cụ : ống nghiệm,
biệt glucozơ, kẹp gỗ, giá thí nghiệm, ống
saccarozơ,
nhỏ giọt, đèn cồn, diêm.
tinh bột
Hóa chất: hồ tinh bột ,dung
dịch saccarozơ, dung dịch
glucozơ, bạc nitrat


HS đọc
trước nội
dung TN,
chuẩn bị
1 chậu
nước
sạch.
Thực
hành ,
quan sát,
ghi chép

Đã có
đầy đủ

Từ việc khảo sát chất lượng học sinh và xây dựng kế hoạch thực hành sẽ
giúp cho giáo viên chủ động trong các tiết thực hành. Mặt khác tạo điều kiện cho
cán bộ thiết bị biết trước kế hoạch cùng phối hợp phụ tá TN tạo điều kiện để các
tiết thực hành thành công.
1.2. Bước thứ hai :
Từ kế hoạch trên cán bộ thiết bị và giáo viên chủ động trong việc chuẩn bị
dụng cụ và hoá chất, có thể mua thêm nếu cần đảm bảo đúng thời gian, kế hoạch
đã đề ra trong phân phối chương trình.

12


Cán bộ thiết bị chủ động chuẩn bị các dụng cụ hoá chất để giáo viên chỉ
đạo học sinh tiến hành thí nghiệm thành công.

1.3. Bước thứ ba :
Theo kinh nghiệm bản thân muốn cho tiết thực hành thành công, ngoài
những việc làm trên thì người giáo viên phải tiến hành làm thử thí nghiệm trước
khi thực hiện trên lớp cùng cán bộ thiết bị.Trong quá trình làm thử cần chọn mỗi
nhóm một học sinh sau này là nhóm trưởng cùng tham gia phụ tá thí nghiệm.
Qua đó mà bồi dưỡng cho nhóm trưởng những kiến thức và kĩ năng cần thiết,
sau này các em sẽ tổ chức nhóm mình phụ trách làm thí nghiệm thành công.
Thời gian bồi dưỡng cần phải thực hiện trước buổi thực hành khoảng 1 tuần.
Đây là việc làm rất có hiệu quả vì nếu làm tốt việc này trưởng nhóm có thể
hướng dẫn các thành viên của nhóm mình các thao tác kĩ thuật cơ bản để làm
TN thành công dựa trên hướng dẫn của giáo viên giáo .
1.4. Bước thứ tư :
Để tiết thực hành thành công đạt mục tiêu đề ra, người giáo viên phải chú
ý đổi mới phương pháp giảng dạy nói chung và soạn bài nói riêng ở các tiết thực
hành. Cần chú ý :
Trong dạy học môn Hoá học : Thí nghiệm hoá học được sử dụng chủ yếu,
là nguồn kiến thức để học sinh tìm tòi phát hiện những tri thức cần lĩnh hội. Với
yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng dạy học tích cực thì phải
hạn chế sử dụng TN cũng như các phương tiện trực quan để chứng minh cho lời
giảng của giáo viên.
Các thí nghiệm hoá học chủ yếu do học sinh thực hiện nhằm mục tiêu
nghiên cứu hoặc kiểm tra giả thuyết. Chính vì thế mà trong dạy học thí nghiệm
hoá học cần sử dụng theo nhiều cách khác nhau như thí nghiệm biểu diễn của
giáo viên theo hướng nghiên cứu -> thí nghiệm nghiên cứu do học sinh thực
hiện, thí nghiệm kiểm chứng để kiểm tra những dự đoán, những suy đoán lí
thuyết do học sinh thực hiện. Để làm được điều này giáo viên phải chú ý
Nghiên cứu thật kĩ sách hướng dẫn thực hành, từ mục tiêu và đổi mới
phương pháp cho phù hợp phải bổ xung những kiến thức cần thiết cho bài soạn.
Xây dựng thiết kế hệ thống câu hỏi, các bước tiến hành kho học sát với
nội dung các TN thực hành trong bài dạy.


13


Chú ý đến việc rèn tính kỉ luật, rèn luyện kĩ năng và các thao tác trong
thực hành.
Chú ý đến việc phân công học sinh theo nhóm, trên cơ sở có nhóm trưởng
đã được tập huấn chu đáo đóng vai trò “chuyên viên” những giáo viên cũng phải
chú ý để giúp các em này có điều kiện hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Để làm tốt các bước trên đây giúp cho các tiết thực hành thành công tôi
xin minh hoạ 1 tiết dạy thực hành trong kế hoạch đã xây dựng ở trên.
2. Ví dụ minh hoạ
TIẾT 45: TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA OXIT VÀ AXIT

I. Mục tiêu
Sau bài học, học sinh cần
Nắm vững tính chất hoá học của oxit và axit
Rèn luyện kĩ năng làm TN của oxit axit và oxit bazơ với nước, biết cách
nhận biết các dung dịch mất nhãn
Học sinh có ý thức trong việc hợp tác trong nhóm, có ý thức kỉ luật và say
mê hứng thú trong thực hành.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1.Chuẩn bị của thầy
Chuẩn bị dụng cụ làm thí nghiệm :
Tính chất hoá học của oxit và axit
+ Dụng cụ : 4 bộ thí nghiệm, mỗi bộ gồm:
Kẹp gỗ : 2 chiếc
Ống nghiệm : 2 ống
Giá thí nghiệm:1 Giá
Ống hút: 2 ống

+ Hoá chất : CaO, quỳ tím, phenolphtalein , nước, P đỏ , KMnO 4 (để điều
chế oxi) , H2SO4 loãng , HCl , Na2SO4 ,BaCl2
2.Chuẩn bị của trò
Giáo viên thông báo lại một lần về việc chuẩn bị hoá chất và dụng cụ để
các nhóm tự làm lại thí nghiệm trước khi giáo viên tiến hành các bước thí
nghiệm.
III. Các bước tiến hành lên lớp

14


Bước 1 : Sau khi ổn định tổ chức lớp, giáo viên nêu mục đích yêu cầu của
tiết thực hành cho học sinh nắm được, ghi tóm tắt mục tiêu lên bảng.
Bước 2 : Giáo viên phân công 3 em học sinh là nhóm trưởng có nhiệm vụ
làm “chuyên viên” trong việc hướng dẫn và chỉ đạo nhóm lần lượt làm các thí
nghiệm.
Trên cơ sở giáo viên đã tập huấn cho nhóm trưởng nắm chắc cách lắp đặt
thí nghiệm, thao tác và tiến hành thí nghiệm 1 cách khá thuần thục, nên chọn
mỗi TN do 1 học sinh hướng dẫn trước lớp và nhóm.
Giáo viên có thể kiểm tra 1 số kiến thức có liên quan đến tiết thực hành.
Nhóm trưởng 1 : Nhóm trưởng hướng dẫn trước lớp và nhóm :
Giới thiệu dụng cụ : cách lắp đặt dụng cụ
Các thao tác tiến hành TN.
Cách tiến hành.
Phản ứng của CaO với H2O
Cho 1 mẩu nhỏ CaO vào ống nghiệm, thêm dần dần 1 → 2 ml nước
Thử dung dịch sau phản ứng bằng quỳ tím và bằng dung dịch
phenolphtalein.
Thư kí ghi chép : Kết quả thí nghiệm chuẩn bị các nội dung phục vụ cho
viết báo cáo.

Nhóm trưởng 2 :
Phản ứng của P2O5 với H2O.
Đốt một ít P đỏ trong bình thủy tinh miệng rộng.
Cho 2 → 3 ml H2O vào bình (sau khi P cháy hết), đậy nút, lắc nhẹ.
Thử dung dịch bằng quỳ tím
Thư kí ghi chép : Kết quả thí nghiệm chuẩn bị các nội dung phục vụ cho
viết báo cáo.
Nhóm trưởng 3 :
Nhận biết các dung dịch H2SO4 loãng , HCl , Na2SO4.
- Dựng quỳ tím nhận biết Na2SO4 ( không làm quỳ đổi màu)
- Dựng dung dịch BaCl2 nhận biết H2SO4 ( tạo kết tủa trắng)
Còn lại là HCl

15


Thư kí ghi lại kết quả TN
+ Sau khi các nhóm trưởng hoàn thành các phần việc trên thì cũng là các
nhóm hoàn thành thí nghiệm của nhóm mình. Với kết quả ghi chép trong khi
làm TN các nhóm sẽ thảo luận và viết tường trình theo mẫu của giáo viên yêu
cầu.
+ Chú ý trong qúa trình các nhóm trưởng phụ trách các phần việc tổ chức
cho nhóm cách lắp đặt và tiến hành các thao tác TN thì giáo viện luôn theo dõi
và giúp đỡ các nhóm trưởng giúp các em hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Để
làm tốt việc này thì giáo viên phải có trách nhiệm tập huấn bồi dưỡng một cách
chu đáo và rèn luyện tốt các kĩ năng thực hành.
+ Sau khi học sinh làm thí nghiệm, giáo viên cho học sinh quan sát thêm
một lần nữa kết quả thí nghiệm.

Phản ứng giữa CaO với H2O


16


Phản ứng giữa P2O5 với H2O
+ Khâu cuối cùng giáo viên hướng dẫn học sinh viết kết quả tường trình
buổi thực hành theo mẫu sau :
Báo cáo kết quả thực hành bài số :
Họ và tên :..........................................
Tổ :...............Lớp :..............................
Tên
TN

Mục đích yêu
cầu của TN

Cách tiến
hành TN

Hiện tượng đã
quan sát được

Giải thích các
hiện tượng

Căn cứ vào nội dung đánh giá của từng học sinh hoặc từng nhóm giáo
viên có thể đánh giá kết quả ngay tại lớp hoặc chấm điểm tại nhà (theo mẫu).
Kết quả đánh giá của giáo viên :
Điểm thực hiện
Điểm ý thức khi

Điểm kết quả
Tổng số điểm
thao tác
làm TN
thực hành

17


Sau buổi thực hành giáo viên tiến hành nhận xét đánh giá kết quả và rút
kinh nghiệm, hướng dẫn học sinh vệ sinh dụng cụ thí nghiệm trả phòng đồ dùng.
1.5. Bước thứ năm :
Để có thể thực hiện thật tốt các tiết thực hành thí nghiệm trong chương
trình Hoá học lớp 9 bản thân giáo viên phải là người có ý thức đầy đủ trong việc
thường xuyên sử dụng đồ dùng dạy học, rèn luyện kĩ năng và các thao tác TN
một cách nhuần nhuyễn, khoa học, tích cực tự làm đồ dùng dạy học, tham mưu
với lãnh đạo mua sắm thiết bị khi thấy cần thiết vì việc này đã thể hiện trong kế
hoạch.
1.6. Bước thứ sáu :
Giáo viên bộ môn ngoài việc say mê với nghề nghiệp cần phải thường
xuyên trao đổi học hỏi đồng nghiệp, có ý thức bồi dưỡng chuyên môn trong tổ,
nhóm bộ môn. Tích cực nghiên cứu tài liệu tham khảo để bổ sung cho kiến thức
và bài dạy.
Tích cực tham gia các nhóm chuyên môn trong trường và với trường bạn.
Tổ chức chuyên đề trao đổi kinh nghiệm, cách làm cho nhau để mỗi giáo viên
dạy bộ môn đều vững về chuyên môn, Giỏi nghiệp vụ, kết quả giảng dạy và thực
hành sẽ tốt hơn.
Tóm lại, là giáo viên giảng dạy môn Hoá học từ thực tế giảng dạy của bản
thân và tập hợp kinh nghiệm từ bạn đồng nghiệp, tôi thấy :
Nếu chúng ta có ý thức trách nhiệm cao từ việc nghiên cứu nhiệm vụ bộ

môn, đặc thù bộ môn, nghiên cứu kĩ đặc điểm tình hình học sinh và điều kiện
của nhà trường với cách làm trên: chúng ta sẽ chủ động trong việc xây dựng kế
hoạch đến việc tổ chức thực hiện các tiết thực hành thí nghiệm với cách làm đó
qua một vài năm gần đây. Đặc biệt kết quả năm học này tôi nhận thấy từ chỗ học
sinh nhàm chán môn học, ngại khó, ngại khổ, không hứng thú học tập, vì thế kết
quả thấp. Nhưng với một số biện pháp và cách làm trên đây tôi thấy học sinh lớp
mình phụ trách học tập ngày một tiến bộ, ý thức học tập ngày một tốt hơn, khả
năng làm TN nghiên cứu rút ra kết luận, nhận xét tiến bộ rõ rệt.
Kết quả khảo sát ở tuần 23 cho thấy như sau :

18


Lớp
9A
9B
9C

Số Số HS thích học
HS
SL
%
31
29
93,5
35
25
71,4
33
22

66,6

Số HS chán học
SL
2
10
11

%
6,5
28,6
33,4

Chất lượng so với đầu năm
Giỏi
6
2
3

Khá
10
5
4

TB
15
18
15

Yếu

0
10
11

II.4. Hiệu quả của đề tài
Từ kết quả trên cho thấy mục đích của đề tài nêu ra với cách làm trên đây
phần nào đã có kết quả. Tỉ lệ học sinh yêu thích bộ môn tăng , đa số học sinh
biết thực hành TN, nhiều em thực hành rất thuần thục,chất lượng học tập nâng
lên rõ rệt, nhất là tỉ lệ học sinh đại trà tăng cao và tỉ lệ học sinh yếu giảm mạnh.

19


III.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Trong việc dạy học Hoá học trong nhà trường.Thực hành thí nghiệm Hoá
học là một việc làm quan trọng của học sinh nó giúp học sinh vận dụng lý thuyết
vào thí nghiệm thực hành một cách nhuần nhuyễn. Trong quá trình giảng dạy
Hoá học nhiều năm trong trường THCS tôi đã cố gắng học tập kinh nghiệm của
đồng nghiệp, tích luỹ kiến thức, tham khảo các tài liệu… rút ra được một số kinh
nghiệm trong công tác và mạnh dạn đưa ra đề tài “Đổi mới phương pháp giảng
dạy tiết thực hành môn hóa học lớp 9.” để đồng nghiệp tham khảo và làm tài
liệu bổ trợ kiến thức Hoá học cho học sinh. Tôi tin chắc rằng nếu được đồng
nghiệp áp dụng sẽ gặt hái được kết quả khả quan, gây được hứng thú say mê học
tập Hoá học cho học sinh và kết quả học tập của các em sẽ lên cao rõ rệt.
2. Kiến nghị
Để các tiết thực hành trong nhà trường THCS thành công, bản thân tôi có
một số đề xuất nho nhỏ đối với nhà trường như sau:
- Tăng cường cơ sở vật chất và thiết bị đồ dùng dạy học.
Mua sắm đầy đủ tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh.

- Thường xuyên mở lớp chuyên đề cho giáo viên từ cấp trường, cấp khu,
cấp huyện để trao đổi kinh nghiệm.
Sử dụng tốt cán bộ thiết bị, là nguồn phụ giảng giúp giáo viên bộ môn
trong việc chuẩn bị và làm thử các TN.
- Cần có kế hoạch trang bị cho các đơn cị có cán bộ chuyên trách thiết bị
được đào tạo chính qui.
Cần tham mưu với địa phương xây dựng các phòng bộ môn theo đúng
mẫu của bộ giáo dục. Trước mắt trong điều kiện nhà trường còn thiếu phòng bộ
môn cần phải cải tạo và làm phòng bộ môn xen kẽ các lơp học theo đúng tinh
thần chỉ đạo của PGD .Tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên .
Thường xuyên kiểm kê phân loại và có kế hoạch bổ sung hàng năm ,
không để tình trạng thiếu dụng cụ hoá chất trong các tiết thực hành .
Trên đây là một số cách làm mà tôi đã áp dụng và chỉ đạo ở đơn vị bước
đầu có kết quả. Rất mong sự đóng góp của các bạn đồng nghiệp .

20


Quảng tâm, ngày 08 tháng 4 năm 2016
Xác nhận của Hiệu trưởng

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết
không sao chép nội dung của người khác

Người viết SKKN

Hoàng Thị Thuỷ

21




×