Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

sáng kiến kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học hoá học theo hướng dạy học tích cực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 39 trang )

PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ.
Trong quá trình đổi mới chương trình sách giáo khoa nói chung và Hoá học
nói riêng, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng dạy học tích cực là một
trong những vấn đề quan trọng hàng đầu. Cơ sở của việc dạy học bộ môn Hoá
học là dạy và học tích cực phải dựa trên quan điểm lấy học sinh làm trung tâm
của quá trình dạy học... Giáo viên là người tổ chức, thiết kế, khuyến khích, tạo
điều kiện để học sinh tích cực hoạt động, tìm tòi, khám phá, xây dựng và vận
dụng kiến thức, rèn luyện kĩ năng.
Một trong những định hướng phương pháp dạy học Hoá học là giáo viên
phải biết sử dụng phương tiện, đồ dùng dạy học một cách hợp lý, khoa học.Như
vậy không những sẽ rút ngắn được khoảng cách giữa lý thuyết với thực hành đối
với học sinh mà còn làm cho quá trình nhận thức của học sinh trở nên cụ thể
hơn, giúp các em lĩnh hội được tri thức một cách đầy đủ, chính xác đồng thời
củng cố, mở rộng, khắc sâu những kiến thức cơ bản cần thiết cho các em.
Đặc biệt, năm học 2008 – 2009 là năm học thực hiện chỉ thị số 55/2008/CTBGD ĐT ngày 30/9/2008 về việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào
trong giảng dạy để phục vụ việc đổi mới phương pháp dạy học. Việc sử dụng
phương tiện dạy học hiện đại đã đem lại sự hứng thú cho học sinh , như vậy học
sinh chủ động, sáng tạo trong học tập. Hơn nữa, ở bộ môn hoá học có rất nhiều


nội dung thí nghiệm, hình ảnh trực quan nếu sử dụng phần mềm Powpoint để
dạy thì HS sẽ được quan sát những hình ảnh chính xác, khoa học và sinh động
do đó các em sẽ nhớ lâu, nhớ kĩ và nắm kiến thức được tốt hơn.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong
việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng dạy học tích cực nên trong các
năm học vừa qua tôi đã mạnh dạn đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy
Nhưng làm thế nào để ứng dụng công nghệ thông tin hiệu quả trong các tiết dạy
đó là vấn đề mà bất cứ một môn học nào cũng gặp phải . Chính vì vậy tôi đã
chọn đề tài '' ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học hoá học theo
hướng dạy học tích cực'' để nghiên cứu.


PHẦN B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
I . CƠ SỞ LÍ LUẬN:
Dạy – học tích cực bộ môn hóa học dựa trên cơ sở quan niệm về tích cực hoá
hoạt động của học sinh và lấy học sinh làm trung tâm của quá trình dạy – học vì
nó phát huy được tính tích cực, năng động, sáng tạo giúp học sinh lĩnh hội kiến
thức một cách sâu sắc hơn để từ đó giúp các em có lòng yêu thích môn học và
chắc chắn kết quả học tập sẽ được nâng cao. Như vậy, cần chủ động nắm bắt
kiến thức cơ bản, tự tìm hiểu và phát hiện những kiến thức mới có liên quan là
điều rất quan trọng đối với học sinh. Từ những hiểu biết này trang bị cho học


sinh những kiến thức cơ bản, tối thiểu để học sinh khỏi bỡ ngỡ trong các tình
huống gặp phải trong tự nhiên, trong cuộc sống. Để đạt được điều đó, trong quá
trình dạy học, giáo viên cần phải sử dụng phương pháp dạy học đặc trưng của bộ
môn, phù hợp với kiểu bài lên lớp để làm sao cho các học sinh trong lớp đều
được tham gia vào các hoạt động học tập một cách tích cực.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
1. Thực trạng:
Trong quá trình hơn 10 năm làm công tác giảng dạy hoá học ở trường phổ
thông tôi nhận thấy có những thực trạng sau:
- Về cơ sở vật chất: là một trường mới được chia tách ,cơ sở vật chất còn
thiếu thốn rất nhiều, không có dụng cụ thí nghiệm, hoá chất, không có phòng
thực hành nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập của các em.
- Đối với giáo viên: Hầu hết các giáo viên có tâm huyết với nghề, thường
xuyên học hỏi, trau dồi kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả dạy và học .Tuy
nhiên , đặc thù của môn hoá học là dạy học gắn liền với thực hành thí nghiệm.
Nhưng tại ngôi trường mà tôi công tác, nhiều năm nay, thiết bị dạy học thiếu
thốn rất nhiều . Đa số các giờ dạy liên quan đến đồ dùng thí nghiệm, hoá chất,
giáo viên chủ yếu dùng biện pháp mô tả, giới thiệu …vv. Điều đó đã ảnh hưởng
rất nhiều đến kết quả dạy và học.



- Đối với học sinh: Các em mới làm quen bộ môn Hóa học bắt đầu từ lớp 8,
nên nhiều học sinh còn bở ngỡ, lúng túng trước những kiến thức mới lạ, chưa
tìm tòi để phát hiện kiến thức dẫn đến khả năng tiếp thu bài học còn hạn chế, đặc
biệt là kĩ năng thực hành. Hơn nữa, nội dung các bài học Hóa học có liên quan
chặt chẽ với nhau nếu học sinh không tiếp thu và nắm được bài học ngay từ bài
đầu tiên thì việc tiếp thu các bài học sau sẽ rất khó khăn.
Bên cạnh đó, để học tốt môn học các em cần có những kiến thức cơ bản về
toán học, vật lí…vv. Vì vậy, nhiều em khi đã hổng kiến thức về môn toán thì rất
khó khăn trong việc giải bài tập hoá học. Do đó, số học sinh học tốt môn hoá
học là không nhiều.
2. Kết quả - hiệu quả của thực trạng:
Cuối năm học 2009 – 2010 tôi đã khảo sát sơ bộ với học sinh 9A(35 em)
trường THCS thị trấn Bến Sung, kết quả:
- Số học sinh nắm vững kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa: 31,43%
- Số học sinh có thể mô tả và nêu được các hiện tượng trong các thí nghiệm
đã học : 17,14%
- Số học sinh giải hết bài tập trong sách giáo khoa: 17,2%
- Số học sinh làm hết các bài tập, trừ bài tập khó (bài *) chưa làm được
(trong sách giáo khoa) :40%
- Số học sinh làm được các bài tập dạng nhận biết: 14,3%


- Số học sinh có khả năng liên hệ hoá học với thực tế: 28,6%
- Số học sinh chưa làm được bài tập: 17,14%
Từ thực trạng trên để góp phần nâng cao chất lượng dạy - học tôi đã “ ứng
dụng CNTT trong dạy học hoá học '' trong những năm gần đây.
3. Phạm vi nghiên cứu:


Qua Nội dung của chương trình , có nhiều bài dạy có thể ứng dụng CNTT
vào dạy học. Nhưng với đề tài nghiên cứu này tôi xin trình bày phương án sử
dụng CNTT trong các bài: Metan ; Etilen; Axetilen ở lớp 9.
III. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
Ứng dụng CNTT trong dạy học hoá học theo hướng dạy học tích cực cần
phải kết hợp đồng bộ các yếu tố sau:

1. Thiết kế bài soạn hướng dạy học tích cực.
- Giáo viên soạn bài, chuẩn bị bài đầy đủ, xác định rõ mục tiêu trọng tâm bài
học.
- Xác định phương pháp giảng dạy chủ yếu của bài.
- Chuẩn bị phương tiện ,đồ dùng dạy học
- Soạn nội dung bài tập, phiếu học tập phù hợp với bài học, với đối tượng học
sinh. Nội dung bài tập phải rõ ràng, chính xác, dễ hiểu.


- Với bài tập tính toán ( bài tập khó) giáo viên có thể gợi ý học sinh định hướng
cách giải → học sinh giải → học sinh rút ra kiến thức, kĩ năng cần đạt.

2. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng
dạy.
Việc ứng dụng CNTT vào dạy học ở những bộ môn khác nhau, những bài
học khác nhau có thể theo hướng khác nhau. Nhưng riêng bản thân tôi sửdụng
phần mềm Powpoint để thiết kế bài dạy chưa nhiều song xin đưa ra một số kinh
nghiệm sau:
Không nên quan niệm trong khi sử dụng giáo án điện tử là không cần sử dụng
bảng, phấn. Những phần trình diễn là phương tiện hổ trợ cho giáo viên trong các
hoạt động trên lớp có hiệu quả hơn. Song phần ghi bảng của giáo viên sẽ giúp
cho học sinh dễ dàng nắm được kiến thức hơn.
Bố cục trong mỗi Silde phải hợp lí về màu sắc, kiểu chữ, cở chữ và màu

nền.Thông thường tôi sử dụng kiểu chữ Times New Roman , cỡ 28 màu đen trên
màu nền trắng.
Không lạm dụng các hiệu ứng hiển thị gây mất tập trung của học sinh vào nội
dung bài giảng. Khi đưa các tình huống không nên nhanh quá cần có đủ thời
gian cho học sinh tìm hiểu.
Theo hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn hoá học THCS
2009 thì nhiều thí nghiệm ở dạng thí nghiệm nghiên cứu, thí nghiệm đối chứng,


thí nghiệm kiểm tra giả thuyết hay dự đoán... vv có thể dùng thí nghiệm ảo
hoặc tranh vẽ .Nhưng tuỳ thuộc vào điều kiện của từng trường mà không nên
thay thế hoàn toàn các thí nghiệm ,chỉ nên trình chiếu những thí nghiệm có tính
chất độc hại, những thí nghiệm khó thành công.
Sử dụng máy chiếu, giáo án điện tử,... được dùng một cách nhanh chóng hiệu
quả, tiết kiệm thời gian đảm bảo tính trực quan sinh động như dùng để :
*Nêu câu hỏi và bài tập trong tiết học.
*Thí nghiệm ảo,tranh ảnh
* Nêu hướng dẫn cho học sinh làm thí nghiệm hoặc những yêu cầu của
giáo viên đối với học sinh.
* Trình diễn bài làm của học sinh; đáp án của giáo viên.
* Những nội dung cần chốt lại trong bài học, phần học.
Ngoài việc trình chiếu những nội dung nêu trên GV cần phải kết hợp các
phương pháp dạy học tích cực như:

- Tổ chức dạy học theo nhóm
Học sinh phát huy được vai trò trách nhiệm cá nhân và có cơ hội để học tập
từ các bạn qua cách làm việc hợp tác giữa các thành viên trong nhóm, đó chính
là môi trường thuận lợi để học sinh hình thành tính cách và phát triển kỹ năng
học tập của mình.



Tuy nhiên,phương pháp hoạt động nhóm có thể dẫn đến hiện tượng chỉ có
một số học sinh khá, giỏi tham gia học tập tích cực, còn một số em học yếu, kém
thì ít tham gia hoạt động, đây là hạn chế lớn nhất trong phương pháp dạy học
theo nhóm.
Để khắc phục tình trạng đó, trong quá trình giảng dạy giáo viên cần tạo điều
kiện cho các em hoạt động nhóm bằng cách:
+ Phân công trách nhiệm cho các thành viên trong nhóm để thực hiện một
nhiệm vụ nhất định ( nhóm trưởng, thư ký), sự phân công có thể thay đổi cho
các thành viên để phát huy tính chủ động sáng tạo của từng thành viên trong
nhóm.
+ Giáo viên giao nhiệm vụ hoạt động cho từng nhóm, theo dõi các nhóm hoạt
động để có thể giúp đỡ, định hướng, điều khiển, điều chỉnh kịp thời để hoạt
động nhóm đi đúng hướng.
-Tổ chức dạy học kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động theo
nhóm nhỏ.
Không phải bài học nào, phần kiến thức nào cũng phải hoạt động nhóm mà
phải linh hoạt trong các khâu lên lớp nhằm giúp học sinh nắm kiến thức tích
cực,vững chắc.
Bản thân tôi có những bài học kết hợp linh hoạt giữa hoạt động cá nhân học
sinh và hoạt động nhóm theo từng nội dung kiến thức phù hợp. Có nội dung kiến
thức, để học sinh hoạt động cá nhân sẽ phát huy được sự sáng tạo, thông minh


trong mỗi bản thân của từng học sinh. Từ đó các em có hứng thú tự tìm tòi kiến
thức cho riêng mình.
- Tổ chức dạy học theo phiếu học tập
Có những bài học với những nội dung có thể thiết kế các hoạt động trên
phiếu học tập. Cách dạy học đó vừa giúp giáo viên giảm phần diễn giải đồng
thời giúp học sinh hoạt động tích cực ( kể cả học sinh yếu, kém) Tuy nhiên các

hoạt động ở phiếu phải phù hợp với nội dung bài học và đối tượng học sinh .Khi
cho học sinh sử dụng phiếu giáo viên phải huy động học sinh nghiên cứu thông
tin SGK, thảo luận... để hoàn thành hoạt động ở phiếu. Từ đó rút ra kiến thức
cần lĩnh hội.
Cụ thể trong ba bài: Metan ; Etilen; Axetilen ở lớp 9. Giới thiệu về những hợp
chất hữu cơ giống nhau về thành phần phân tử nhưng khác nhau về đặc điểm
liên kết. Do đó giữa chúng có những tính chất hoá học giống và khác nhau. Để
HS có thể nắm vững và so sánh được điểm giống và khác nhau về công thức cấu
tạo, tính chất hoá học của từng chất , bản thân tôi đã ứng dụng CNTT vào dạy
học cho những nội dung sau:

VD:
I. Khi dạy phần : Tính chất vật lý


* Đối với bài Etilen: Trình tự nội dung kiến thức giống bài metan nên
khi dạy phần này GVnên cho HS tìm hiểu thông tin SGK để hoàn thành nội
dung phiếu học tập:
- Chiếu nội dung phiếu học tập . GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm

- Thu phiếu học tập và chiếu kết quả của đại diện 2 nhóm . Các nhóm khác nhận
xét.
- GV nhận xét, bổ sung kiến thức (nếu cần)


 kết luận : Etilen là chất khí không màu, không mùi, nhẹ hơn không khí và
tan ít trong nước

* Đối với bài Axetilen: GV đưa nội dung bài tập trên màn hình.


?. HS nhận xét về màu sắc, trạng thái và tính tan trong nước của axetilen?
Gv dẫn dắt để đi đến kết luận:


Kết luận : Axetilen là chất khí không màu, không mùi, nhẹ hơn không khí
và tan ít trong nước

II. Khi dạy phần : Công thức cấu tạo.
* Ở bài Metan
GV Chiếu mô hình phân tử metan.


Giới thiệu đặc điểm , thành phần của mô hình. Sau đó:
? Phát dụng cụ,yêu cầu các nhóm HS lắp mô hình phân tử Metan dạng rỗng.
- GV cầu HS trao đổi sản phẩm cho nhau.GVgiới thiệu thành phần và lắp mô
hình, yêu cầu cả lớp quan sát, nhận xét kết quả của các nhóm.
? Viết công thức cấu tạo của Metan?
? Nhận xét đặc điểm cấu tạo của metan :


H
 kết luận:

Công thức cấu tạo :

Metan

H

C H

H

Phân tử metan có bốn liên kết đơn

* Đối với bài Etilen:
GV chiếu mô hình phân tử Etilen.
Giới thiệu đặc điểm , thành phần của mô hình


Gv tổ chức cho HS hoạt động nhóm theo nội dung sau:

Gv kiểm tra kết quả hoạt động của các nhóm,, nhận xét
H
 kết luận:

Công thức cấu tạo :

Etilen

kết luận
H

C C
H

H

Phân tử etilen có 1 liên kết đôi. Trong liên kết đôi có 1
liên kết kém bền. Liên kết này đễ bị đứt ra trong các phản ứng hoá học


* Đối với bài Axetilen:
GV chiếu mô hình phân tử axetilen.
Giới thiệu đặc điểm , thành phần của mô hình


Gv tổ chức cho HS hoạt động nhóm theo nội dung sau:


Gv kiểm tra kết quả hoạt động của các nhóm, nhận xét
 kÕt luËn:

C«ng thøc cÊu t¹o :

H C

kết luËn
C

H

Axetilen

Phân tử etilen có 1 liên kết ba. Trong liên kết ba có 2 liên
kết kém bền, dễ đứt lần lượt trong các phản ứng hoá học.
Được quan sát và trực tiếp lắp ráp mô hình các phân tử trên có thể giúp HS
nắm vững và so sánh được đặc điểm cấu tạo của ba hợp chất. Từ đó các em có
thể hiểu được tại sao giữa chúng có những tính chất hoá học giống và khác


nhau.


III . Khi dy phn : Tớnh cht hoỏ hc.
* bi Metan
1.Tỏc dng vi Oxi. Sau khi biu din thớ nghim khớ metan chỏy trong oxi
khụng khớ cho HS quan sỏt hin tng.
Gv phỏt phiu hc tp v t chc cho HS hot ng nhúm theo ni dung sau:

Tr li cõu hi.
Khớ metan tỏc dng

iu kin phn ng xy ra?

vi oxi
Sản phẩm của phản ứng?
PTHH của phản ứng?
- Thu phiếu học tập và chiếu kết quả của đại diện 3 nhóm . Các nhóm khác nhận
xét.
- GV nhận xét, bổ sung kiến thức (nếu cần)
kết luận:
Khí Metan cháy tạo ra cacbonđioxit và nớc.
PTHH:

CH4 + 2O2

t0

CO2 + H2O


GV: Giới thiệu phản ứng trên toả nhiều nhiệt, hỗn hợp nổ mạnh

Chiếu một số hình ảnh vụ nổ khí Metan

Hình 5. Một số hình ảnh tai nạn do nổ khí mỏ than.


Hình 6. Một số biện pháp giảm tai nạn do nổ khí mỏ than.
2. Tác dụng với clo:
Giới thiệu nội dung thí nghiệm trên màn hình.


GV: trong hỗn hợp VCH4 = VCl2.
? Nhận xét màu của hỗn hợp ban đầu và sau khi đưa ra ánh sáng?
GV trình chiếu nội dung thí nghiệm .
? Hiện tượng vừa quan sát chứng tỏ điều gì?
GV Giới thiệu dung dịch sau phản ứng làm quỳ tím hoá đỏ, vậy dung dịch có
tính axit
Chiếu trên màn hình nội dung phiếu học tập số 3,yêu cầu HS trả lời
- Gv tổ chức cho HS hoạt động nhóm theo nội dung sau:


Trả lời câu hỏi.
Điều kiện phản ứng?
Khí metan tác dụng

Dự đoán CTHH của các

với clo

chất sản phẩm?
Tỉ lệ số mol các chất phản ứng?

PTHH của phản ứng?

- Gọi đại diện một nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét.
 kết luận : Metan tác dụng với Clo khi có ánh sáng .
PTHH :

CH4 + Cl2
Metan

askt

CH3Cl + HCl
Metyl clorua

Phản ứng đặc trưng của metan là phản ứng thế
Gv: Sau khi phản ứng xảy ra, nếu dư Cl 2 thì các nguyên tử H còn lại lần lượt bị
thay thế tiếp tạo ra các sản phẩm khác nhau.

*Đối với bài Etilen:


Thí nghiệm Etilen tác dụng với dung dịch brom .
Sau khi biểu diễn thí nghiệm dẫn khí etilen qua dung dịch brom cho HS quan
sát hiện tượng, khẳng định etilen tác dụng với dung dịch brom.
GV chiếu trên màn hình nội dung:

Gọi 1 HS lên bảng viết PTHH.Các HS khác nhận xét
 kết luận:
Khí etilen làm mất màu dung dịch brom



PTHH: CH2 = CH2 + Br2
Etilen

Br

Brom

CH2

CH2

Br

Đibrometan

. Phản ứng trên được gọi là phản ứng cộng

* Đối với bài Axetilen: Sau khi biểu diễn thí nghiệm khí metan
cháy trong oxi không khí cho HS quan sát hiện tượng.
Gv phát phiếu học tập và tổ chức cho HS hoạt động nhóm theo nội dung sau:

Trả lời câu hỏi.
Hiện tượng của phản ứng?
Khí axetilen tác

Dự đoán sản phẩm của phản ứng?

dụng víi oxi

ViÕt PTHH ?
So s¸nh s¶n phÈm víi s¶n phÈm cña
ph¶n øng gi÷a CH4 vµ C2H4 víi O2?
- Thu phiếu học tập và chiếu kết quả của đại diện 3 nhóm .


Các nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét, bổ sung kiến thức (nếu cần)
 kết luận:
Axetilen cháy trong không khí với ngọn lửa sáng, toả nhiều nhiệt.
PTHH:

C2H2 + 5O2

t0

4CO2 + 2H2O

IV . Khi dạy phần : Ứng dụng và điều chế.
* Ở bài Metan
?. Nêu những ứng dụng của khí metan mà em biết
HS: Trả lời
GV: Nhận xét, bổ sung.
GV lần lượt chiếu trên màn hình mốt số ứng dụng của metan.


×