Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

đồ án kỹ thuật thi công

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (718.92 KB, 49 trang )

Đồ Án Kỹ Thuật Thi Công

GVHD: ThS Trần Thanh Tuấn

CHƯƠNG 1. THI CÔNG CỌC ÉP
1.1. LỰA CHỌN MÁY MÓC THIẾT BỊ THI CÔNG CỌC ÉP
1.1.1. kích thước cọc
Sơ bộ chọn cọc đặc có tiết diện vuông 35x35(cm).
Fc= 0,35x0,35=0,123(cm2).
Cốt thép dọc 4∅20có Fs = 12,56cm2.
Cọc có chiều dài 25m
Chiều dài cọc được tính gồm: đoạn cốt thép neo vào đài cọc l t = 30d = 600cm, đoạn
đầu cọc nằm trong đài lb = 15cm. Vậy đoạn cọc nằm trong đài: 0,75(m).
Tổng chiều dài của cọc sơ bộ là 25,75m, ta chia cọc ra làm 3 đoạn, mỗi đoạn dài
8,6m. Vậy tổng chiều dài cọc là 25,8m, cọc dẫn ép âm dài 5,4m (cho cọc ép nổi lên
mặt đất tự nhiên 1m).
1.1.2. Chọn máy cọc ép
Các yêu cầu kỹ thuật của máy cọc ép:
Lực ép nhỏ nhất ((Pep)min) do nhà thiết kế quy định để đảm bảo tải trọng thiết kế lên
cọc, thông thường lấy bằng 150% đến 200% tải trọng thiết kế.
Lực ép lớn nhất ((Pep)max) do nhà thiết kế quy định, không vượt quá sức chịu tải của vật
liệu cọc; được tính toán theo kết quả cuyên tĩnh, khi không có kết quả này thì thường lấy
bằng 200% đến 300% tải trọng thiết kế.
Công suất của thiết bị không nhỏ hơn 1,4 lần lực ép lớn nhất P e max do nhà thiết kế quy
định.
Lực nén của kích phải đảm bảo tác dụng dọc trục cọc nếu dùng phương pháp ép đỉnh,
không gây lực ngang khi ép.
Chuyển động của pít tông kích phải đều và khống chế được tốc độ ép cọc.
Đồng hồ đo áp lực phải tương xứng với khoảng lực đo.
Thiết bị ép cọc phải đảm bảo điều kiện để vận hành theo đúng qui định về an toàn lao
động khi thi công .


SVTH: Trương Tiến Dũng

Trang 1


Đồ Án Kỹ Thuật Thi Công

GVHD: ThS Trần Thanh Tuấn

Giá trị đo áp lực lớn nhất của đồng hồ không vượt quá hai lần áp lực đo khi ép cọc.
Chỉ nên huy động (0,8 á 0,9) khả năng tối đa của thiết bị.
Trong quá trình ép cọc phải làm chủ được tốc độ ép để đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật.
Tính toán lựa chọn máy ép:
Sức chịu tải trọng của cọc theo vật liệu làm cọc:
Q = p VL = ϕ.(A b .R b + A s .R s )

Trong đó:
ϕ

: hệ số uốn dọc,

Ab
Rb
As
Rs

ϕ

=0,7.


: diện tích tiếp diện cọc.
: cường độ chịu nén của bê tông.
: diện tích cốt thép chịu lực của cọc.
: cường độ kéo nén của thép.

Cường độ chịu tải của cọc theo vật liệu:
Q = p VL = ϕ.(A b .R b + As .R s ) = 0, 7.(352.0,85 + 12,56.28)
Q = 975, 05(kN)

Sức chịu tải của cọc:
1 2
Pc = Q  ÷ ÷ = 32,5 ÷ 39, 0 ( T ) .
3 5

chọn Pc= 39(T).

(P )

= ( 2 ÷ 3) .Pc = ( 78 ÷ 117 )

(P )

= ( 1,5 ÷ 2 ) .Pc = 58,5 ÷ 78(T )

ep max

Lực ép lớn nhất:
ep min

Lực ép nhỏ nhất:


SVTH: Trương Tiến Dũng

Trang 2


Đồ Án Kỹ Thuật Thi Công

GVHD: ThS Trần Thanh Tuấn

Pmax = min  PVL ; ( Pep ) max  = min [ 97,505;117 ]


max

Vậy chọn: P =97(T)
Công suất của thiết bị:
Pep = k. ( Pmax ) = 1, 4.97 = 135,8 ( T ) .

Do trong quá trình ép chỉ nên huy động từ 0,8 ÷ 0,9 lực ép tối đa của thiết bị ép nên
lực ép tối đa cần thiết của máy ép phải là:
Pemax =

Pep

÷

Pep

0,9 0,8


= 150,9 ÷ 169, 75(T)

Chọn Pemax=160(T)
Vậy công suất của thiết bị là: Pemax=160(T)
+
+
+
+
+
+

+
+

Chiều cao giá ép 11m (kể cả chiều cao bệ máy 0,5m), di chuyển theo 2 phương.
Khung di chuyển cao 9m; 550x550.
Khung cố định cao 4,5m; 900x900.
Áp lực bơm dầu lớn nhất: 350 kG/cm2.
Chiều rộng bệ máy 4,1m.
Chiều dài bệ máy 10,3m.
2Pep max
2 ×160 × 103
D=
=
= 17,06cm.
πPdau
π × 350
Đường kính piston:
Chọn D = 20cm


1.1.3. Tính toán đối trọng
Dùng đối trọng là các khối bêtông có kích thước (4×1×1)m. Trọng lượng của một
cục đối trọng là:
Pđt = 4×1x1×2,5 = 10(T).
Tổng trọng lượng của đối trọng phải lớn hơn 1,1.P max =1,1. 97=106,7T (không xét
đến trọng lượng của khung và giá máy tham gia làm đối trọng).
Trường hợp 1: tính chống lật theo chiều dài của máy, l=12,8m (nhịp tính toán 8,8m).
-

Sơ đồ tính như hình vẽ:

SVTH: Trương Tiến Dũng

Trang 3


Đồ Án Kỹ Thuật Thi Công

GVHD: ThS Trần Thanh Tuấn

RA

Pmax
3500

RB
5300

Hình 1.1. Sơ đồ tính đối trọng theo cạnh dài


1,1xPmax x3,5 106,7x3,5
=
= 42, 44(T)
7,1
8,8
1,1xPmax x5,3 106,7x5,3
RB =
=
= 64, 26(T)
7,1
8,8
RA =

-

Sơ đồ chất tải:
Vậy chọn P1=RB=65(T)

Trường hợp 2: tính chống lật theo chiều dài của máy, l=4,0m (nhịp tính toán 3,7m)

RC

950

-

Pmax

RD

2750

Hình 1.2. Sơ đồ tính đối trọng theo cạnh ngắn
Sơ đồ tính như hình vẽ:

1,1xPmax x0,95 106,7x0,95
=
= 27, 40(T)
3,7
3,7
1,1xPmax x2,75 106,7x2,75
RD =
=
= 79,30(T)
3,7
3,7
RC =

-

Sơ đồ chất tải:
Vậy chọn P2=2xRD=158,6(T)
Như vậy số cục đối trọng cần thiết cho máy là:

nđt =

P2
Pdt

=


158, 6
10

= 15,8(cục).

Vậy ta bố trí khối đối trọng gồm 16 cục. Số lượng đối trọng ở mỗi bên máy ép phụ
thuộc vào vị trí của cọc cần ép.
SVTH: Trương Tiến Dũng

Trang 4


Đồ Án Kỹ Thuật Thi Công

GVHD: ThS Trần Thanh Tuấn

Hình 1.3- Mặt bằng máy ép cọc
1.1.4. chọn loại cần trục phục vụ cho công tác cọc ép
Trong quá trình thi công, cần trục phải cẩu các đối trọng và cọc ép. Căn cứ vào trọng
lượng của cọc cũng như trọng lượng đối trọng, chiều cao nâng cọc và đối trọng để chọn
cần trục.
Cọc được chia làm 3 đoạn, chiều dài mỗi đoạn là 8,6m
Trọng lượng của cọc là:
Gcọc = 1,1×0,35×0,35×8,6×2,5 = 2,897(T) <10T = Pđt.
Khi thi công ép cọc, cần trục di chuyển trên khắp mặt bằng nên ta chọn cần trục tự
hành bánh hơi.
Từ những yếu tố trên ta chọn cần trục tự hành ô tô dẫn động thuỷ lực NK-200 có các
thông số sau:
+ Hãng sản xuất: KATO - Nhật Bản.

+ Sức nâng: Qmax/Qmin = 20/6,5T(có chân chống), 8T(không có chân chống).
+ Tầm với Rmin/Rmax = 3/22m.
+ Chiều cao nâng:

Hmax/ Hmin =23,5m/ 4,0m.

+ Độ dài cần chính L: 10,28 ÷ 23,5m.
+ Vận tốc quay cần: 3,1v/phút.

SVTH: Trương Tiến Dũng

Trang 5


Đồ Án Kỹ Thuật Thi Công

L
q
r
H

GVHD: ThS Trần Thanh Tuấn

1

10,28 ÷ 23,5m
6,5 ÷ 20,0T
3 ÷ 12m
4,0 ÷ 23,6m


2

Kato - nk - 200

Hình 1.4 – Cần trục tự hành KATO- NK - 200
1.2. BIỆN PHÁP THI CÔNG CỌC ÉP
1.2.1. Công tác chuẩn bị mặt bằng thi công và cọc
Việc bố trí mặt bằng thi công ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ thi công nhanh hay chậm
của công trình. Việc bố trí mặt bằng thi công hợp lí để các công việc không bị chồng
chéo, cản trở lẫn nhau có tác dụng giúp đẩy nhanh tiến độ thi công, rút ngắn thời gian thi
công công trình.
Trước khi thi công mặt bằng cần được dọn sạch, phát quang, phá vỡ các chướng ngại
vật, san phẳng...
Để thi công cọc trước hết phải cho xe cơ giới đào một lớp đất sâu 3,6m so với mặt đất
tự nhiên.
Xác định hướng di chuyển của thiết bị ép cọc trên mặt bằng và hướng di chuyển máy
ép hợp lý trong mỗi đài cọc.
Cọc phải được bố trí trên mặt bằng sao cho thuận lợi cho việc thi công mà vẫn không
cản trở máy móc thi công.
Vị trí các cọc phải được đánh dấu sẵn trên mặt bằng bằng các cột mốc chắc chắn, dễ
nhìn.
Cọc phải được vạch sẵn các đường tâm để sử dụng máy ngắm kinh vĩ.
Đánh dấu các vị trí công trình ngầm (nếu có).

SVTH: Trương Tiến Dũng

Trang 6


Đồ Án Kỹ Thuật Thi Công


GVHD: ThS Trần Thanh Tuấn

Căn cứ báo cáo địa chất hố khoan xem xét khả năng thăm dò dị tật địa chất, dự tính các
phương án xử lý (nếu có).
1.2.2. Biện pháp giác đài cọc và cọc trên mặt bằng
+

Giác đài cọc trên mặt bằng:
Người thi công phải kết hợp với người làm công tác đo đạc trải vị trí công trình trong

+

bản vẽ ra hiện trường xây dựng. Trên bản vẽ tổng mặt bằng thi công phải xác định
đầy đủ vị trí của từng hạng mục công trình, ghi rõ cách xác định lưới ô tọa độ, dựa
vào vật chuẩn có sẵn hay dựa vào mốc quốc gia, cách chuyển mốc vào địa điểm xây
dựng.
Trải lưới ghi trong bản mặt bằng thành lưới ô trên hiện trường và toạ độ của góc nhà

+

để giác móng nhà chú ý đến sự phải mở rộng hố móng do làm mái dốc.
Muốn cố định móng trên công trình trên mặt đất sau khi đã đo đạc người ta làm các

+

giá ngựa.
Giá ngựa đơn gồm hai cột (d = 12cm; L = 1,2m) và một tấm ván được bào phẳng
chiều dày 2cm, bản rộng 15cm, chiều dài lớn hơn kích thước móng phải đào 40cm.
Mặt trên của tấm ván phải thật ngang bằng. Giá ngựa phải song song với cạnh ngoài


+

của công trình và đặt cách cạnh đó một khoảng 1,5 ÷ 2m để cho chúng không cản trở
đến việc đào đất và xây móng sau này. Trên các giá ngựa trước hết phải xác định các
đường tâm cho thật đúng. Đóng đinh ghi dấu trục của móng và 2 mép móng, sau đó
đóng 2 đinh nữa vào vị trí mép đào đã kể đến mái dốc. Tất cả móng đều có bộ giá
ngựa đánh dấu trục móng.
Căng dây thép 1mm nối các đường mép đào. Lấy vôi bột rắc lên dây thép căng mép

+

móng này làm cữ đào.
Giác cọc trong móng:
Sau khi giác móng xong ta đã xác định được vị trí của đài, ta tiến hành xác định vị trí

+

cọc trong đài theo biện pháp thủ công.
Ở phần móng trên mặt bằng ta đã xác định được tim đài nhờ các điểm, Các điểm này

+

được đánh dấu bằng các mốc.
Căng dây trên các mốc, lấy thăng bằng sau đó từ tim đo các khoảng cách xác định vị

+

trí tim cọc theo thiết kế.
Xác định tim cọc bằng phương pháp thủ công: Dùng quả dọi thả từ các giao điểm trên

dây đã xác định tim cọc để xác định tim cọc thực dưới đất, đánh dấu các vị trí này lại
bằng cách đóng xuống 1 đoạn gỗ hoặc một đoạn thép.

SVTH: Trương Tiến Dũng

Trang 7


Đồ Án Kỹ Thuật Thi Công

GVHD: ThS Trần Thanh Tuấn

1.2.3. Tiến hành ép cọc
+

Ép đoạn cọc C1 (đoạn cọc có mũi):
Đoạn cọc C1 phải được lắp dựng cẩn thận vào thanh dẫn. Dùng hai máy kinh vĩ đặt

+

theo hai phương vuông góc với trục của vị trí ép cọc để điều chỉnh cọc. Cần phải căn
chỉnh chính xác để trục của cọc trùng với phương nén của thiết bị ép và đi qua điểm
định vị cọc, độ sai lệch tâm không lớn quá 1cm. Đầu trên của đoạn cọc C1 phải được
gắn chặt vào thanh định hướng của khung máy.
Khi thanh chốt tiếp xúc chặt với đỉnh cọc thì điều khiển van tăng dần áp lực dầu.

+

Trong những giây đầu tiên áp lực tăng lên chậm, đều để đoạn cọc C1 cắm vào đất một
cách nhẹ nhàng, tốc độ xuyên không lớn hơn 1cm/s. Với những lớp đất phía trên

thường chứa nhiều dị vật nhỏ tuy cọc có thể xuyên qua nhưng dễ bị nghiêng chệch.
Khi phát hiện thấy nghiêng phải dừng lại và căn chỉnh ngay.
Khi chiều dài còn lại của đoạn cọc ép cách mặt đất 0,5m thì dừng lại để nối, lắp đoạn

+

C2.
Lắp, nối và ép đoạn cọc C2:
Trước khi lắp nối cần kiểm tra bề mặt 2 đầu của đoạn cọc C2, phải sửa cho thật phẳng

+

để nối cọc được chính xác. Kiểm tra các chi tiết mối nối và chuẩn bị các bản mã, máy
hàn.
Dùng cần trục cẩu lắp đoạn cọc C2 vào vị trí ép. Dùng hai máy kinh vĩ căn chỉnh để

+

đường trục 2 đoạn cọc C2, C1 trùng với phương nén của thiết bị ép. Độ nghiêng của
đoạn cọc C2 không quá 1%.
Gia tải lên đầu cọc một lực sao cho áp lực ở mặt tiếp xúc của hai đầu cọc khoảng 3 ÷

+

4 Kg/cm2 để tạo tiếp xúc giữa bề mặt bê tông của 2 đoạn cọc. Nếu bê tông mặt tiếp
xúc không chặt thì phải chèn chặt bằng các bản thép đệm sau đó mới tiến hành hàn
nối cọc theo quy định của thiết kế. Trong quá trình hàn phải giữ nguyên lực tiếp xúc.
Khi đã nối xong, kiểm tra chất lượng mối nối hàn mới tiến hành ép đoạn cọc C2.

+


Tăng dần áp lực nén để máy có thời gian tạo đủ lực ép thắng lực ma sát và lực kháng
xuyên của đất ở mũi cọc.
Điều chỉnh để thời gian đầu đoạn cọc C2 đi sâu vào lòng đất với tốc độ xuyên không

+

quá 1cm/s. Khi đoạn cọc C2 chuyển động đều mới tăng tốc độ xuyên nhưng không
quá 2 cm/s.
Khi lực nén tăng đột ngột tức là mũi cọc đã gặp phải đất cứng hơn (hoặc dị vật cục
bộ) khi đó cần giảm lực nén để cọc có thể xuyên được (hoặc kiểm tra để có biện pháp
xử lý thích hợp) và giữ để lực ép không vượt quá giá trị tối đa cho phép có thể phá
hoại cọc.
SVTH: Trương Tiến Dũng

Trang 8


Đồ Án Kỹ Thuật Thi Công

GVHD: ThS Trần Thanh Tuấn

Lắp, nối và ép đoạn cọc C3:
+ Đoạn này ta tiến hành lắp, nối, ép cọc như cọc C2.
- Cuối cùng ta dựng lắp và ép đoạn cọc dẫn ép âm để đưa cọc xuống độ sâu thiết kế.
+ Vì hành trình của pít tông máy ép chỉép được cách mặt đất tự nhiên khoảng 0,5 ÷
-

0,6m, do vậy chiều dài đoạn cọc ép âm được lấy từ cao trình đỉnh cọc trong đài đến
mặt đất tự nhiên cộng thêm một đoạn 0,6m là hành trình pít tông như trên, có thể lấy

ra thêm 0,5m nữa giúp thao tác ép dễ dàng hơn.
+ Cọc ép âm có thể bằng BTCT hoặc thép. Đặt đoạn cọc dẫn lên đầu đoạn cọc C3 sao
cho chúng ôm khít lấy đỉnh của đoạn cọc C3. Kiểm tra độ thẳng của cọc dẫn và đoạn
cọc C3. Tiếp tục tăng áp lực từ từ để ép cọc xuống độ sâu thiết kế. Sau khi ép xong
thì tiến hành trượt khung ép trên hệ giá đỡ sang vị trí ép cọc mới và làm tiếp theo
trình tự như trên.
+

Kết thúc công việc ép xong 1 cọc.
Cọc được coi như ép xong khi thoả mãn 4 điều kiện sau:
Chiều dài cọc được ép sâu vào trong lòng đất dài hơn chiều dài tối thiểu do thiết kế

+

quy định.
Lực ép vào thời điểm cuối cùng đạt trị số thiết kế quy định trên suốt chiều sâu xuyên

+
+

≥ 3d = 0,9m, trong khoảng đó tốc độ xuyên ≤ 1cm/s.
Lực ép trước khi dừng trong khoảng (Pep) min≤ (Pep)KT≤ (Pep)max
Cọc được ngàm vào lớp đất tốt chịu lực một đoạn ít nhất bằng 3 ÷ 5 lần đường kính
cọc (kể từ lúc áp lực tăng đáng kể).
- Trường hợp không đạt 3 điều kiện trên người thi công phải báo cho chủ công trình
và thiết kế để xử lý kịp thời khi cần thiết, làm khảo sát đất bổ sung, làm thí nghiệm
kiểm tra để có cơ sở lý luận xử lý.
- Ghi chép, theo dõi lực ép theo chiều dài cọc:

+ Ghi lực ép cọc đầu tiên:

+

Khi mỗi cọc đã cắm sâu vào đất 30 - 50 cm thì ta tiến hành ghi các chỉ số lực đầu tiên.
Sau đó cứ mỗi lần cọc đi sâu xuống 1m thì ghi lực ép tại thời điểm đó vào sổ nhật ký
ép cọc

+ Nếu thấy đồng hồ đo áp tăng lên giảm xuống đột ngột thì phải ghi vào nhật ký thi
công độ sâu và giá trị lực ép thay đổi nói trên. Nếu thời gian thay đổi lực ép kéo dài
thì ngừng ép để có biện pháp xử lý.
+ Sổ nhật ký phải ghi liên tục đến độ sâu thiết kế. Khi lực ép tác dụng lên cọc có giá trị
0,8 giá trị tối thiểu thì ghi lại độ sâu và giá trị đó.
SVTH: Trương Tiến Dũng

Trang 9


Đồ Án Kỹ Thuật Thi Công

GVHD: ThS Trần Thanh Tuấn

+ Bắt đầu từ độ sâu có áp lực :
T = 0,8×Pmin = 0,8×117 = 93,6(T) thì ghi chép lực ép tác dụng lên cọc ứng với từng độ

+

sâu 20cm vào nhật ký cho tới khi kết thúc. Hoặc theo tư vấn, thiết kế.
Ta tiếp tục ghi chép như vậy cho tới khi ép xong một cọc.
-

Xử lý đầu cọc:


Sau khi thi công đất xong để lộ ra phần đầu cọc, phần bê tông trên cùng của cọc được
phá bỏ đi đúng yêu cầu thiết kế cho trơ thép ra. Cốt thép dọc của cọc được đánh sạch sẽ
và bẻ chếch theo thiết kế.

1.2.4. Một số lưu ý trong quá trình thi công ép cọc
Chuẩn bị mặt bằng thi công:
+

Phải tập kết cọc trước ngày ép từ 1 đến 2 ngày (cọc được mua từ các nhà máy sản

+

xuất cọc).
Khu xếp cọc phải đặt ngoài khu vực ép cọc, đường đi vận chuyển cọc phải bằng

+

phẳng, không gồ ghề lồi lõm.
Cọc phải vạch sẵn trục để thuận tiện cho việc sử dụng máy kinh vĩ cân chỉnh.
Cần loại bỏ những cọc không đủ chất lượng, không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
Trước khi đem cọc đi ép, phải ép thí nghiệm 1 - 2% số lượng cọc.
Phải có đầy đủ các báo cáo khảo sát địa chất công trình, kết quả xuyên tĩnh.
Việc bố trí mặt bằng thi công ép cọc ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ thi công nhanh

+

hay chậm của công trình. Bố trí mặt bằng thi công phải hợp lý để các công việc không
bị chồng chéo, cản trở lẫn nhau, giúp đẩy nhanh tiến độ thi công, rút ngắn thời gian
thực hiện công trình.

Xác định hướng di chuyển của thiết bị ép cọc trên mặt bằng, hướng di chuyển máy ép

+

phải hợp lý trên mỗi đài cọc.
Cọc phải được bố trí trên mặt bằng thuận lợi cho việc cẩu lắp mà không cản trở máy

+
+
+
+

móc thi công.
Một số sự cố khi thi công ép cọc:
Cọc bị nghiêng khỏi vị trí thiết kế.
+ Nguyên nhân: do khi ép cọc gặp chướng ngại vật bên dưới hay mũi cọc vát không
đều.
SVTH: Trương Tiến Dũng

Trang 10


Đồ Án Kỹ Thuật Thi Công

GVHD: ThS Trần Thanh Tuấn

+ Biện pháp xử lý: dừng ngay việc ép cọc. Cho tìm hiểu nguyên nhân gây ra, nếu là do
vật cản thì có biện pháp đào phá bỏ vật cản, nếu do cọc vát không đều thì phải khoan
dẫn hướng cho cọc xuống thẳng đứng, chỉnh lại vị trí cọc và cho ép tiếp.
Cọc ép xuống khoảng 1m đầu tiên thì bị cong, xuất hiện vết nứt gẫy ở vùng chân cột.

+ Nguyên nhân: Do cọc gặp vật cứng bên dưới nên lực ép lớn.
+ Biện pháp xử lý: tiến hành thăm dò nếu chướng ngại vật bé thì ép cọclệch sang vị trí
bên cạnh. Nếu vật cản lớn kiểm tra xem số cọc đó đủ khả năng chịu lực hay chưa.
Nếu không phải tăng số lượng cọc ép hoặc có biện pháp khoan dẫn để ép cọc xuống
độ sâu thiết kế.
+ Khi ép cọc chưa xuống độ sâu thiết kế mà áp lực ép đó đạt thì khi đó phải giảm bớt
tốc độ ép, tăng lực ép lên từ từ. Nếu cọc vẫn không xuống thì phải dừng ép và báo
cáo bên thiết kế để có biện pháp xử lí. Nếu nguyên nhân là do lớp các hạt trung bị
nén quá chặt thì phải dừng ép, chờ một thời gian cho lớp đất giảm dần và ép trở lại.
Khi ép đến độ sâu thiết kế mà áp lực đầu cọc vẫn chưa đạt đến yêu cầu theo tính toán.
+ Nguyên nhân: Trường hợp này xảy ra thường do khi đó đầu cọc vẫn chưa đến lớp cát
hạt trung, hoặc gặp các thấu kính, đất yếu.
+ Biện pháp xử lý:ta ngừng ép cọc và báo với bên thiết kế để kiểm tra, xác định
nguyên nhân và tìm biện pháp sử lý.
Khi ép cọc gặp vật cản (như đá mồ côi…)
+
+

Nguyên nhân: do khảo sát địa chất chưa kỹ, bị trong một vùng nhỏ,
Biện pháp xử lý: khoan phá, khoan dẫn, ép cọc tạo lỗ.
Xuất hiện độ chối giả

+

Nguyên nhân: do cọc đi qua lớp địa chất có các lớp cát (hạt mịn, hạt thô, hạt trung)

+

khá dày, các hạt cát dưới mũi cọc, xung quanh cọc sẽ nén chặt lại làm tăng lực ma sát
xung quanh cọc, tăng sức chống mũi ( tăng sức chịu tải của đất nền), sức chịu tải đất

nên tăng tỷ lệ thuận với lực ép, càng tăng lực ép thì càng khó ép khi lớp cát dày.
Biện pháp xử lý: khi ép cọc qua cát thì cần phải có thời gian nghĩ để cho các lớp cát
trở lại trạng thái bình thường rồi mới ép trở lại (chỉ khả thi khi ép qua lớp cát không
quá dày). Để tranh hiện tượng trên, cần phải làm giảm sự xuất hiện độ chối giả bằng
biện pháp ép rung, khoan dẫn trước khi ép, ép có sối nước.
SVTH: Trương Tiến Dũng

Trang 11


Đồ Án Kỹ Thuật Thi Công

GVHD: ThS Trần Thanh Tuấn

1.2.5. An toàn lao động trong thi công ép cọc
Công nhân thực hiện công việc ép cọc phải được huấn luyện về an toàn lao động, phải
có thiết bị bảo hộ lao động, máy móc thi công vận chuyển, cẩu lắp phải được kiểm tra an
toàn trước khi vận hành.
Vận hành thiết bị kích thủy lực phải đúng qui định kỹ thuật, động cơ điện cần cẩu, dây
cẩu, máy hàn điện, các hệ tời, ròng rọc.
Các khối đối trọng phải được xếp hình khối ổn định, không nghiêng đổ trong quá trình
thi công. Việc xếp đầu cọc phải đảm bảo khoa học tránh việc phải cẩu cọc di chuyển qua
máy ép.

SVTH: Trương Tiến Dũng

Trang 12


Đồ Án Kỹ Thuật Thi Công


GVHD: ThS Trần Thanh Tuấn

CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ BIỆN PHÁP THI CÔNG ĐÀO ĐẤT.
2.1. MẶT BẰNG CÔNG TRÌNH
2.1.1. Phân tích địa hình
Dựa vào mặt bằng công trình và mặt cắt móng cho ta thấy công trình có tầng hầm. Từ
số liệu diện tích công trình là 28,6x25,7m, diện tích móng lớn và có tâng hầm sâu 3,6m.
Theo kết quả ở phần nền và móng thì công trình được thiết kế móng cọc đài thấp. Đài
cọc cao 1,6m đặt trên lớp bêtông bảo vệ dày 0,1m. Đáy đài đặt tại cos -5,2m. Đầu cọc khi
chưa bị phá (để liên kết cốt thép với đài cọc) nằm ở cos – 4,4m.
2.1.2. Phân tích mặt bằng móng
Móng M2 có kích thước là 3,6x3,4m, từ tính toán sơ bộ xung quanh móng M2 cách các
móng khác 3m,1,75m,3,3m,2,35m (chưa để xung quanh móng 0,75m, để thi công ván
khuôn đài và người thi công).
Đất thi công là đất cấp I: thuộc loại đất bùn không lẫn rễ cây, đất trồng trọt, hoàng the
có độ ẩm thiên nhiên, đất cát pha sét, đất cát các loại, cát lẫn sỏi cuội, các loại cuội có
đường kính hạt <80mm. Nên lớp đất thi công là lớp đất bùn, đất cát hoặc đất cát pha. Tra
bảng hệ số mái dốc theo TCVN4447-2012 ta có i=1:0,85 hoặc i=1:1.
2.2. PHƯƠNG PHÁP THI CÔNG
Dựa vào độ dốc và độ sâu đào đất như đã nói ở trên và phương pháp ép cọc là ép âm, ta
dùng phương pháp đào máy và đào thủ công kết hợp với sử dụng tường chắn đất.
Do hố móng M1 tương đối lớn kết hợp với khoảng cách với các hố móng tương đối
nhỏ nên đối với mặt bằng công trình này ta sử dụng phương pháp đào toàn bộ công trình.
2.2.1. phương pháp đào cơ giới
Diện tích mặt bằng công trình 28,6x25,7(m 2). Ước lượng sơ bộ mặt bằng móng rộng ra
mỗi bên thêm 2,5m. Vậy tổng diện tích mặt móng là 31,1x28,2 (m 2) và chiều sâu đào
móng bằng phương pháp cơ giới là (3,6+1,6) -0,8-0,1-0,2m=4,1m. lưu ý ở độ sâu này dễ
gặp đỉnh cọc ép (trừ 0,2m là khoảng cách an toàn đối với cọc).
Để đảm bảo tính kinh tế và hiệu quả, ta áp dụng biện pháp chống vách đất bằng tường

cừ thép Larsen theo chu vi mặt bằng đào đất để giữ thành hố đào.
SVTH: Trương Tiến Dũng

Trang 13


Đồ Án Kỹ Thuật Thi Công

GVHD: ThS Trần Thanh Tuấn

Từ các yếu tố trên ta lựa chọn máy xúc KOMATSU PC200-8 có thông số như sau:
Bảng 2.1. Thông số máy xúc KOMATSU PC200-8.

Hãng sản xuất
Mã hiệu

KOMATSU
PC200-8

Trọng lượng làm việc (T)

19,4

Chiều cao cabin (m)
Dung tích gầu (m3)
Áp lực lên đất (kN)
Áp xuất lên nền (kPa)
Vận tốc di chuyển (km/h)
Cơ cấu di chuyển
Chiều rộng tổng thể (m)

Độ dài xích (m)

2,97
0,8
157
34,3
3,3-5,5
Bánh xích
2,8
4,07

Động cơ
Công suất động cơ (kW)
Thời gian quay trung bình
của một chu kỳ (s)
Vận tốc quay toa (v/p)
Độ đào cao max (m)
Độ sâu đào max (m)
Đào thẳng đứng tối đa (m)
Khả năng leo dốc
Tầm với max (m)
Chiều rộng của gầu (m)

S6D102E-1
110
18,5
12,4
10
6,62
5,98

700
9,7
1,045-1,17

Lựa chọn ô tô trở đất MAZ-02 25T có các thông số cơ bản như sau:
Bảng 2.2. Thông số ô tô trở đất MAZ-02 25T

Trọng lượng cho phép (T)
Tổng trọng lượng (T)
Trọng lượng không tải (T)
Tốc độ tối đa (km/h)
Tốc độ vượt dốc lớn nhất (%)
Băn kính vòng quay lớn nhất
(m)
Hướng đổ

25
38
12,85
92
28

Yamz-238E(EURO-1)
Kiểu động cơ
Dài (m)
Rộng (m)
Cao (m)

Disel turbo
4,84

2,3
1,12

10,5

Thể tích thùng xe (m3)

12,5

Phía sau

Công suất kW(hp)

243(330)

Từ thông số máy đào ta sử dụng một máy đào, phương pháp đào một lần đạt độ sâu
-4,1m so với mặt đất tự nhiên, Chọn phương án đào ngang, đổ bên, đường đào chữ chi
như hình vẽ, khoảng cách máy đào đến mép hố tính từ trục máy theo phương ngang là
(2,8/2+1)=2,4(m),chọn khoảng cách là 2,4m.
Như đã phân tích ở trên, nên chọn độ dốc mái đất là 1;0,85 bề rộng mái dốc của hố đào
là 4,1x0,85=3,485(m), chọn 3,5(m).vậy đáy hố đào rộng (9,7.0,8-3,5-2,4)=1,86(m), ta
chọn 1,5(m).(như hình vẽ).

SVTH: Trương Tiến Dũng

Trang 14


Đồ Án Kỹ Thuật Thi Công


GVHD: ThS Trần Thanh Tuấn
2400

3500

1500

±0.00

-4.10

Hình 2.1 – Mặt cắt máy đào đất
2.2.2. phương pháp đào thủ công
Sau khi máy cơ giới đào đến độ sâu 4,1m so với mặt đất tự nhiên, ta tiến hành đào bằng
thủ công sâu thêm 1,2m (trong đó 0,1m là bề dày của lớp bê tông lót móng).
Sau khi máy cơ giới đào xong, ta tiếp tục cho người xuống đào thủ công bằng tay và
đào sâu xuống tiếp 1,2m để đạt độ sâu thiết kế. và sử dụng xe đẩy để tập trung đất lại một
góc và tiếp tục sử dụng máy xúc và ô tô để chở đất đi đến bãi tập kết.
2.3. TÍNH KHỐI LƯỢNG THI CÔNG ĐẤT
Ở đây ta tính thể tính đất cần đào theo dạng nguyên thổ tức là chưa tính độ tơi xốp của
đất.
2.3.1.Khối lượng đất đào bằng cơ giới.
Khối lượng đất phải đào bằng máy cơ giới :
Vcogioi=31,1x28,2x4,1=3595,78(m3).
2.3.2. khối lượng đất đào bằng thủ công
Khối lượng đất phải đào bằng phương pháp thủ công.
Vt.cong=31,1x28,2x1,2=1052,42(m3).
2.4. TÍNH THỜI GIAN THI CÔNG ĐẤT
2.4.1. năng suất máy đào
Dựa vào các thông số của máy xúc KOMATSU PC200-8, và các hệ số sau đây, tính

năng suất của máy xúc được tính cụ thể như sau:

SVTH: Trương Tiến Dũng

Trang 15


Đồ Án Kỹ Thuật Thi Công

GVHD: ThS Trần Thanh Tuấn
N = q.N ck .k1.k tg , (

Năng suất máy đào được tính theo công thức:

m3
)
h

Trong đó: q = 0,8 m3 – dung tích gầu.
Kđ = 0,9 – hệ số đầy gầu.
Kt = 1,25 – hệ số tơi của đất.
ktg = 0,8 – hệ số sử dụng thời gian.
k1 =

Hệ số qui về đất nguyên thổ:

Nck =

K d 0,9
=

= 0, 72
K t 1, 25

3600
Tck

Với Tck =tck . kvt .kquay (Tck thời gian của một chu kỳ quay).
tck = 18,5 s ( tra sổ tay chọn máy thi công của Vũ Văn Lộc).
kvt = 1,1 hệ số điều kiện khi đổ đất lên thùng xe.
Kquay =1 hệ số phụ thuộc góc quay
⇒ N ck =

ϕ

, cần với

ϕ = 900

3600
= 176,90
20,35

=> Tck = 18,5x1,1x1= 20,35

(lần/h).

=> Năng suất máy đào đất nguyên thổ:

N Ntho = 0,8 × 176,9 × 0, 72 × 0,8 = 81,52 ( m 3 / h )


2.4.2. năng suất đào thủ công
Khi xe cơ giới đào đến độ sâu -4,1m ta tiếp tục tiên hành đào bằng phương pháp thủ
công đến khi đạt độ sâu thiết kế -5,2m (chưa kể bê tông lót).
Theo định mức 1776 (bộ xây dựng), đào đất để đắp hoặc ra bãi thải, bãi tập kết. Đào,
xúc, đổ đúng nơi quy định hoặc đổ lên phương tiện vận chuyển trong phạm vi 10m.
Nhân công cấp 3,0/7.
Thời gian của một nhân công cấp 3/7 đào 1m3 đất: 0,45 công /1m3.
SVTH: Trương Tiến Dũng

Trang 16


Đồ Án Kỹ Thuật Thi Công

GVHD: ThS Trần Thanh Tuấn

Vậy Khối lượng đất nguyên thổ đào thủ công trong một ngày của một nhân công là:
V1cong =

1
= 2, 222
0, 45

(m3/công)
2.4.3. thời gian đào đất
n: là thời gian làm việc.
a) thời gian đào đất của máy đào.
Dựa vào năng suất nguyên thổ của máy xúc KOMATSU PC200-8 và thể tích đất nguyên thổ có được thời
gian của máy xúc cần để xúc đất đạt đến độ sâu -4,3m so với mặt đất tự nhiên như sau:


n1 =

Vcogioi
N Ntho

=

3595, 78
= 44,11(h)
81,52

=5(ngày)6,3(h).

b) thời gian đào đất thủ công.
Dựa vào năng suất làm việc của từng công nhân, sẽ có được số công mà công nhân đào
đất từ độ sâu -4,3m đến -5,3m (trong đó 0,1m bề ày của lớp bê tông lót) như sau :
Gọi m là số công đào đất.
m=

Vt.cong
V1cong

=

1052, 42
= 473,59
1
0, 45

(công).

Giả sư đội thi công đào đất là một tổ 20(người) gồm đào vận chuyên bằng xe rùa đến
bãi tập kết cách đó 10m để máy xúc lên xe và chở đi.
Vậy thời gian đào đất bằng phương pháp thủ công là
n2 =

m 473,59
=
= 23,68
20
20

(ngày)=23(ngày)5,4(h)
n3 =

Thời gian máy xúc đất đào thủ công lên xe chở đi là :
SVTH: Trương Tiến Dũng

Trang 17

Vcogioi
N Ntho

=

1052, 42
= 12,91(h)
81,52


Đồ Án Kỹ Thuật Thi Công


GVHD: ThS Trần Thanh Tuấn

c) Số lượng xe bên chở đất:
Dựa vào thông số xe chở đất, thể tích thùng xe 12,5(m 3) và trọng lượng xe cho phép
25(T). Vì dung trọng riêng của đất trong khoảng 1,7-1,9(T/m 3) nên thể tích đất mà xe chở
được là 12,5(m3).
Giả sử vận tốc trung bình của xe là 60km/h (vận tốc max :62 km/h). quảng đường đến
chỗ đổ đất (bãi tập kết đất) là 5km, thời gian đổ đất ra khỏi xe: tđ = 2 phút, thời gian quay
đầu xe là tk=2,5 phút, độ tơi xốp của đất là Kt=1,25
Thời gian máy xúc xúc đất lên xe là
t=

12,5
12,5.
20,35
=
.
= 7,36(phut)
n.q.k d .k tg 0,8.0,9.0,8 60

Thời gian cho một xe chở đất là

tck=t+ tđ+tk+tvc=7,36+2+2,5+2.

5
60
60

=21,86 (phút)


khối lượng đất ở dạng tơi xốp đào bằng phương pháp cơ giới trong thời gian 22 phút là

Q=Nntho.Kt=

81,52.1, 25.22
= 37,36
60

(m3).

Vậy số xe cần thiết để trở đất đi là :
nx =

Q
37,36
=
= 2,99(xe).
12,5 12,5

Chọn 3 xe vận chuyển đất (phục vụ cho 1 máy đào), dung tích thùng xe 12,5m3.
Tổ chức mặt bằng thi công đất: Trên mặt bằng máy di chuyển giật lùi về phía sau
theo hình chữ chi. Tại mỗi vị trí máy đứng đào đến cao trình -4,1m, đầy gầu thì đổ sang
xe vận chuyển. Chu kỳ làm việc của máy đào và máy vận chuyển đã tính toán hợp lý để
tránh thời gian chờ lãng phí.

SVTH: Trương Tiến Dũng

Trang 18



Đồ Án Kỹ Thuật Thi Công

GVHD: ThS Trần Thanh Tuấn

CHƯƠNG 3. VÁN KHUÔN-THI CÔNG BÊ TÔNG TOÀN KHỐI
3.1. THI CÔNG ĐÀI MÓNG M2
3.1.1. Công tác ván khuôn
3.1.1.1. Cấu tạo
Đài móng M2 có kích thước 3,4x3,6x1,6m. Từ hình dạng kích thước đài móng như
trên ta tiến hành chọn ván khuôn dàn giáo như sau :
Ván khuôn : ván thành dùng cốp pha tiêu chuẩn bằng nhựa, sườn ngang và sườn đứng
dùng thép hộp75x75x2mm và 50x50x2 mm (thép CT3) liên kết với nhau bằng khóa của
bộ sản phẩm Fuvi. Cột chống Hòa Phát K-102 có chiều dài ống ngoài 1,5m, chiều dài ống
trong 2m, chiều dài sử dụng 2-3,5m, chịu lực nén tối đa pcc=2000 kG.
Ưu điểm của tấm Fuvi : Tháo lắp nhẹ nhàng ,đơn giản . Sử dụng được trên 100 lần . Bề
mặt bê tông hoàn hảo. Chi phí đầu tư thấp. Không phải chi phi bảo trì và lưu kho. Chịu
được sự va đập. Không công vênh ,bám dính.
Cách lắp dựng: Sau khi đào đất xong, đập bỏ phần cọc dư ra xong ta tiến hành đổ một
lớp bê tông lót dày 10cm và định vị lại tâm cột (vách), tiến hành lắp dựng cốt thép cho đài
và cho cột (vách).
Chọn tấm thành đài 26 tấm TCP 1000x500x50mm, 52 tấm TCP 500x300x50mm, 4 tấm
nối góc GNCP 1000X50X200mm và 4 tấm nối góc GNCP 600X50X200mm ( theo TCVN
7690-2005).
Ta bố trí sườn ngang cho ván khuôn trước, sườn đứng sau và cây chống sau cùng như
hình vẽ.
3.1.1.2. thiết kế ván khuôn cho đài móng M2
a) Tải trọng
Tải trọng tiêu chuẩn :
Chiều cao mỗi lớp đổ bê tông H=0,5m <4m và bán kính đầm dùi nên lấy R=0,7m.

Và giả sử vận tốc đổ của hỗn hợp bê tông bằng 0,4m/h
q bt = γ.H = 25.0,5 = 12,5(kN/ m 2 )
Nên tải ngang do bê tông mới đổ :

SVTH: Trương Tiến Dũng

Trang 19


Đồ Án Kỹ Thuật Thi Công

GVHD: ThS Trần Thanh Tuấn

Tải trọng động khi đổ bê tông vào ván khuôn :
qđ = 4(kN/m2) (đổ bê tông bằng máy được bơm bằng máy bê tông).

Tải trọng do đầm dùi : qđầm = 2(kN/m2).
Tải trọng tính toán tác dụng lên cốp pha :
q = 1,3.(q bt + max(q d + q dam )) = 1,3.(12,5 + 4) = 21, 45(kN/ m 2 ).

b) tính toán sườn, cây chống
Từ cấu tạo ván khuôn ta tính khả năng chịu lực và khoảng cách các sườn đúng và sườn
ngang và cây chống cho cốp pha.
Nguyên tắc truyền lực : khi mới đổ bê tông, tạo ra áp lực ngang lên sườn ngang theo
dạng tải trọng phân bố đều, từ sườn ngang tác dụng lên sườn đứng theo tải trọng phân bố
tập trung, từ sườn đứng tác dụng lên sườn đứng ngoài theo tải trọng phân bố tập trung, từ
sườn ngang truyền lực lên cột chống theo tải trọng tập trung. Để đơn giản trong tính toán
và thiên về an toàn ta xem lực truyền lên các sườn ngang và đứng là tải trọng phân bố đều
và xem sườn là hệ đơn giản với hai đầu khớp.
Sườn ngang :


Hình 3. . Đồ thị độ võng tiêu chuẩn.

SVTH: Trương Tiến Dũng

Trang 20


Đồ Án Kỹ Thuật Thi Công

GVHD: ThS Trần Thanh Tuấn

Dựa vào đồ thị tiêu chuẩn như hình trên (TCVN 7690-2005). Ta chọn khoảng cách các
thanh sườn đứng là 0,25m. Khả năng chịu lực nén của tấm Fuvi là 90(kN/m 2), ta chọn là
24(kN/m2) > 21,45(kN/m2).

Khả năng chịu lực của ván khuôn:

L
250
=
=1
250 250

thỏa.

Vậy ta chọn khoảng cách sườn ngang là 250mm.

Vậy số thanh sườn ngang cần thiết là


 1600 
n sn = 
+ 1÷.4 = 32
 250


(thanh).

Trong đó 16 thanh dài 3,8m, 16 thanh dài 3,6m.
Số liệu tiết diện thép hộp 75x75x2mm và 50x50x2mm.
[σ] = 2100 kG/cm2; E = 2.106 kG/cm2;
I75 = 7,5x7,53/12 – 7,1x7,13/12 = 51,90 cm4; W = 13,84 cm3.
I50 = 5x53/12 – 4,6.4,63/12 =14,77 cm4; W = 5,91cm3.
Bố trí thép hộp 50x50x2mm cho sườn ngang và thép hộp 75x75x2mm cho sườn đứng,
sườn ngoài.
sườn đứng:
Gọi x là khoảng cách các sườn đứng.

Hình 3. . Sơ đồ tính toán khả năng chịu lực của sườn ngang.

Tải trọng tính toán phân bố đều tác dụng lên sườn ngang là:

qsntt = b.q = 0,25.21,45 = 5,363 ( kN / m )
Tải trọng tiêu chuẩn phân bố đều tác dụng lên sườn ngang là:

SVTH: Trương Tiến Dũng

Trang 21



Đồ Án Kỹ Thuật Thi Công

GVHD: ThS Trần Thanh Tuấn

q sntc = b.q = 0, 25.16,5 = 4,125 ( kN / m )
M sn =
Giá trị mommen lớn nhất của sườn đứng:

q sn .x 2
(kN.m)
8

khả năng chịu lực của sườn ngang:

σ=

M
2100.5,91.8
≤ [ σ] ⇒ X 2 =
⇒ X ≤ 136(cm)
W
5,363

f=

5 q sntc .X 4
5.4,125.X 4
1
.
=

≤[f] =
.X ⇒ X ≤ 130(cm)
6
384 E.I
384.2x10 .14,77
250

Chọn khoảng cách các sườn đứng 100(cm)

Vậy số thanh sườn đứng cần thiết là

 3600 
 3400 
n sd = 
+ 1÷.2 + 
+ 1 ÷.2 = 20
 1000 
 1000 

Sườn ngoài:

Hình 3. . Sơ đồ tải tập trung tác dụng lên sườn đứng.

Gọi X là khoảng cách các thanh sườn ngoài có điểm đặt như hình 3.3.

Hình 3. .Sơ đồ tính toán khả năng chịu lực của sườn đứng.

Tải trọng tính toán phân bố đều tác dụng lên sườn đứng là:
SVTH: Trương Tiến Dũng


Trang 22

(thanh).


Đồ Án Kỹ Thuật Thi Công

GVHD: ThS Trần Thanh Tuấn

qsntt = bsd .q = 1.21, 45 = 21, 45 ( kN / m )
Tải trọng tiêu chuẩn phân bố đều tác dụng lên sườn đứng là:

q sntc = bsd .q = 1.16,5 = 16,50 ( kN / m )
khả năng chịu lực của sườn ngang cho trường hợp 1:

σ=

M 21, 45.X12
=
≤ [ σ ] = 2100 ⇒ X ≤ 104(cm)
W
8.13,84

5 q sdtc .X 4
5.16,5.X14
1
f=
.
=
≤[f] =

.X1 ⇒ X1 ≤ 124(cm)
6
384 E.I
384.2x10 .51,9
250
chọn X1=100(cm)
khả năng chịu lực của sườn ngang cho trường hợp 2:

σ=

M 21, 45.X 22
=
≤ [ σ ] = 2100 ⇒ X ≤ 52(cm)
W
2.13,84

1 q .X 4
1.16,5.X 42
1
f = . sd
=
≤[f] =
.X 2 ⇒ X 2 ≤ 58(cm)
6
8 E.I
8.2x10 .51,9
250
chọn X2=50(cm)
Vậy số thanh sườn ngoài cần thiết là


nn = 8

(thanh).

Trong đó 4 thanh dài 4m, 4 thanh dài 3,8m.
Cây chống cóp pha:
Gọi X là khoảng cách các cây chống.
Tải trọng tính toán phân bố đều tác dụng lên sườn ngoài là:
qtt=bn.q=1.21,45=21,45(kN/m)
Tải trọng tiêu chuẩn phân bố đều tác dụng lên sườn ngoài là:
qtc=bn.q=1.16,5=16,5(kN/m)
khả năng chịu lực của sườn ngoài:

SVTH: Trương Tiến Dũng

Trang 23


Đồ Án Kỹ Thuật Thi Cơng

GVHD: ThS Trần Thanh Tuấn

σ=

M
2100.13,84.8
≤ [ σ] ⇒ X 2 =
⇒ X ≤ 104(cm)
W
21, 45


f=

5 q n .X 4
5.16,5.X 4
1
.
=
≤[f] =
X ⇒ X ≤ 124(cm)
6
384 E.I
384.2x10 .51,9
250
(1)
tan α =

Cột tạo một góc nghiêng so với mặt đất một góc

1200
⇒ α < 30,90
2000

.

Khả năng chịu nén max của cột là pcc=2000(kG),
Khả năng chiu lực nén theo phương xiên là: pcx=pcc.cos(30)=1749(kG).
Ta chọn khả năng chịu lực xiên của cột chống là pc=1600(kG)
p c ≥ L.q tt = L.20, 2 => L ≤


1600
= 0,79 ( m ) = 70(cm)
2020

(2)

Từ (1) và (2) ta chọn khoảng cách các cây chống là 70(cm).
Vậy số cây chống cần thiết là 32(cây chống).
1813
813

1000

SƯỜN NGANG

500

300

TẤM FUVI

SƯỜN NGOÀI

250

SƯỜN ĐỨNG
CỘT CHỐNG

CỘT CHỐNG


250

SƯỜN ĐỨNG

SƯỜN NGANG

1000

250

SƯỜN ĐỨNG

250

300

SƯỜN NGOÀI

613

700

SƯỜN NGOÀI

700

100

3600


MẶT CẮT ĐÀI MÓNG (TL:1-25)

Hình 3. . Cách bố trí các sườn và cây chống.

3.1.2. cơng tác cốt thép
3.1.2.1. gia cơng
Cốt thép: móng có tiếp diện gần như hình vng nên móng làm việc theo cả hai
phương, diện tích cốt thép tối thiểu trong móng là A S1=0,001.155.340=52,7(cm2), chọn
35∅14 dài 3,5m và AS2=0,001.155.360=55,8(cm2), chọn 37∅14 dài 3,3m. Vì đài móng
SVTH: Trương Tiến Dũng

Trang 24


Đồ Án Kỹ Thuật Thi Công

GVHD: ThS Trần Thanh Tuấn

cao 1,6m nên ta bố trí cốt thép cấu tạo ở phía trên để tạo độ cứng cho đài,chọn 19∅12 dài
4,8m và 18∅12 dài 5m, và 4∅12 dài 6,8m bố trí xung quanh cọc đài
Khối lượng sắt thép cần gia công là 296kg ∅14 và 185kg ∅12
Chọn máy cắt sắt.
Bảng 3. . Thông số kỹ thuật máy cắt sắt CT-52.
Model

CT-52

Đường kính lớn nhất

51mm


Lực kéo lớn nhất

450N/mm2

Chiều cao máy

430mm

Chiều dài

98mm

Điện áp cung cấp

380V

Điện áp vào

3.7kw

Trọng lựơng

890kg

Kích thước

940x560x1270

Đây là phần gia công cốt thép móng, theo định mức 1776 với nhân công có tay nghề

3,5/7 thì khối lượng sắt gia công là 1020/8,34 =122 (kg/công), công tác chỉ này làm
những thao tác như: chuẩn bị, kéo, nắn, cắt uốn, hàn, nối,đặt buộc hoặc hàn cốt thép, vận
chuyển vật liệu trong phạm vi 30m, bốc xếp vận chuyển lên cao bằng máy. Chưa kể đến
cốt thép hao hụt ở khâu thi công và nối chồng nối buộc giữa các cốt thép, vậy để tính đến
thì ta nhân thêm hề số an toàn là 1,1.

( 296 + 185 ) .1,1 = 4,33
Số công nhân cần thiết để gia công cốt thép là

122

(công)

Vậy chọn 5 công.
3.1.2.2. lắp dựng
Chọn tấm thành đài 26 tấm TCP 1000x500x50mm, 52 tấm TCP 500x300x50mm, 4 tấm
nối góc GNCP 1000X50X200mm và 4 tấm nối góc GNCP 600X50X200mm ( theo TCVN
7690-2005).

SVTH: Trương Tiến Dũng

Trang 25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×