Tải bản đầy đủ (.docx) (54 trang)

quy hoạch cây xanh đô thị phường phan đình phùng, thái nguyên 2016 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 54 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG


ĐỒ ÁN
QUY HOẠCH CÂY XANH ĐÔ THỊ TẠI PHƯỜNG PHAN ĐÌNH PHÙNG,
THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 20162025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
Giảng viên
Lớp
Nhóm

: ThS. Nguyễn Thị Linh Giang
: ĐH3QM1
:
Hà Khánh Chi
Nguyễn Hồng Linh
Nguyễn Bích Ngọc
Trần Hương Trang

HÀ NỘI, 2016

MỤC LỤC

1
1


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

1.
2.


3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.
14.
15.
16.
17.
18.

2
2

ĐHQG: Đại học quốc gia
ĐTH: Đô thị hóa
CNH: Công nghiệp hóa
GS.TS: Giáo sư tiến sĩ
HĐH: Hiện đại hóa
KHKT & CN: Khoa học kĩ thuật và công nghệ
KTXH: Kinh tế xã hội
NĐ-CP: Nghị định Chính phủ
NXB: Nhà xuất bản
PGS.TS: Phó Giáo sư tiến sĩ

PTBV: Phát triển bền vững
QCVN: Quy chuẩn Việt Nam
QH: Quốc hội
QHMT: Quy hoạch môi trường
QHBVMT: Quy hoạch bảo vệ môi trường
TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
TP: Thành Phố
TT-BXD: Thông tư- Bộ xây dựng


3
3


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 : Diện tích đất cây xanh sử dụng công cộng ngoài đơn vị ở trong các đô thị
Bảng 1.2. Các loại đất ở thành phố Thái Nguyên
Bảng 1.3. Tình hình phát triển kinh tế của một số ngành của TP Thái Nguyên
Bảng 2.1. Hiện trạng cây xanh đô thị trên đại bàn phường Phan Đình Phùng – TP
Thái Nguyên
Bảng 2.2. Phân bố tuổi của cây xanh đô thị phường Phan Đình Phùng
Bảng 2.3. Phân bố đường kính của cây xanh phường Phan Đình Phùng
Bảng 2.4. Phân bố chiều cao vút ngọn (HVN) cây xanh phường Phan Đình Phùng
Bảng 2.5: Tỷ lệ mỗi loại cây trên đường Minh Cầu
Bảng 2.6: Tỷ lệ mỗi loại cây trên đường Phan Đình Phùng
Bảng 2.7: Tỷ lệ mỗi loại cây trên đường Hoàng Ngân
Bảng 3.1. Dự báo phát triển dân số phường Phan Đình Phùng, TP Thái Nguyên
Bảng 3.2. Bảng dự báo nhu cầu cây xanh đến năm 2025 theo dân số
Bảng 3.3. Bảng dự báo nhu cầu cây xanh đến năm 2025 theo dân số


4
4


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Bản đồ phường Phan Đình Phùng thành phố Thái Nguyên
Hình 2.1 . Bản đồ hiện trạng cây xanh phường Phan Đình Phùng, thành phố Thái
Nguyên
Hình 3.1. Bản đồ quy hoạch cây xanh phường Phan Đình Phùng, thành phố Thái
Nguyên theo phương án 1
Hình 3.2. Bản đồ quy hoạch cây xanh phường Phan Đình Phùng, thành phố Thái
Nguyên theo phương án 2

5
5


6

1.Đặt vấn đề
Trong thời đại toàn cầu hòa, quá trình phát triển kinh tế - xã hội là điều cần thiết để
hội nhập. Quá trình phát triển kinh tế xã hội một cách nhanh chóng đã kéo theo sự
gia tăng ô nhiễm môi trường và sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên. Môi trường và
các vấn đề của nó đang trở thành mối quan tâm lớn của đất nước, địa phương và
cộng đồng.
Thành phố Thái Nguyên là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá – xã hội của
tỉnh Thái Nguyên và vùng Việt Bắc: có vị trí thuận lợi, quan trọng trong việc phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam.
Thành phố đang trên đà phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa
với tốc độ cao. Tuy đạt được những thành quả đáng kể nhưng thành phố thường

xuyên phải đối mặt với sự suy thoái tài nguyên thiên nhiên và suy giảm chất lượng
môi trường sống. Vì thế chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2001-2010
định hướng đến 2020 được xây dựng dựa trên quan điểm cơ bản là “phát triển
nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công
bằng xã hội và bảo vệ môi trường”. Bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu vừa là một
trong những nội dung cơ bản của phát triển bền vững phải được thể hiện trong các
chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế xã hội của từng ngành và
từng địa phương. Có quy hoạch môi trường mới quản lý tốt môi trường, mới thực
hiện được chiến lược phát triển bền vững. Như vậy có thể nói quy hoạch môi
trường là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý, bảo vệ môi trường và
ngăn ngừa ô nhiễm. Quy hoạch cây xanh đô thị là quy hoạch một thành phần của
môi trường, từng thành phần của môi trường được quy hoạch hợp lý sẽ mang lại
một bản quy hoạch môi trường thích hợp. Quy hoạch phát triển cây xanh, một trong
các nội dung của quy hoạch và quản lý môi trường đô thị sẽ góp phần vào việc
phòng ngừa ô nhiễm, suy thoái môi trường, cải thiện chất lượng môi trường sống,
hướng đến mục tiêu phát triển bền vững của thành phố trong tương lai.
Cây xanh đô thị là một thành phần không thể thiếu của các đô thị, có tác
dụng bảo vệ môi trường, tạo cảnh quan đô thị, nâng cao chất lượng môi trường
sống, chất lượng bóng mát, góp phần khắc phục và ngăn chặn suy thoái môi trường
do con người và thiên nhiên tạo ra. Các tiêu chí về cây xanh đô thị như: diện tích
cây xanh/người, đất cây xanh công cộng/người, v.v… là một trong những tiêu chí
quan trọng. Càng đặc biệt quan trọng đối với thành phố Thái Nguyên, đô thị loại I
ngày càng phát triển về mọi mặt đem lại lợi ích cho người dân, xứng đáng với
thành phố “Sáng – Xanh – Sạch – Đẹp”.
Phường Phan Đình Phùng là một trong các phường trung tâm thành phố
6
6


7


Thái Nguyên. Đây là phường có diện tích tương đối rộng, tỉ lệ đô thị hóa khá cao.
Bởi thế, việc quy hoạch cây xanh đô thị cho phường Phan Đình Phùng là việc hết
sức quan trọng và cần thiết. Chính quyền địa phương các cấp, các cơ quan ban
ngành, cộng đồng dân cư và cơ quan chuyên trách về mảng xanh đô thị cần phải
quan tâm và tham gia một cách tích cực vào công tác lập quy hoạch và hoạt động
phát triển kinh tế xã hội luôn gắn với quy hoạch nhằm làm tăng độ che phủ của cây
xanh đô thị, đảm bảo mật độ cây xanh đường phố,… đáp ứng tốt hơn nhu cầu của
xã hội, yêu cầu của sự phát triển đô thị hiện nay. Với những lý do trên, chúng tôi
thực hiện đề tài: “Nghiên cứu xây dựng quy hoạch cây xanh đô thị tại phường
Phan Đình Phùng, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 20162025, tầm nhìn đến năm 2030”.

7
7


8

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về tình hình quy hoạch bảo vệ môi trường nói chung và quy
hoạch chuyên đề nói riêng
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu thế giới
a. Quy hoạch bảo vệ môi trường nói chung
Khái niệm quy hoạch bảo vệ môi trường bắt đầu xuất hiện từ đầu thế kỷ XX. Từ
những năm cuối thập niên 50, 60 của thế kỷ XX, quy hoạch bảo vệ môi trường đã là
mối quan tâm của quốc tế bởi vì suy thoái môi trường ngày càng gia tăng trên thế
giới. Quy hoạch bảo vệ môi trường đã phát triển rất sớm tại các nước có nền khoa
học phát triển như Pháp, Mỹ, Nga … và sau đó là các nước Châu Á như Nhật Bản,
Hàn Quốc và Trung Quốc. Ngoài ra, lĩnh vực quy hoạch bảo vệ môi trường cũng
được các tổ chức tài chính lớn như Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát

triển Châu Á (ADB) quan tâm trong việc ra quyết định hỗ trợ tài chính cho các
nước trong quá trình phát triển kinh tế.
Tại Châu Mỹ La Tinh: Báo cáo quy hoạch tổng hợp phát triển vùng được thực hiện
bởi Cơ quan phát triển Quốc tế Mỹ (năm 1984). Báo cáo này chỉ rõ sự cần thiết phải
kết hợp quản lý môi trường vào trong PTBV kinh tế ngay từ đầu. Tại Châu Á:
Trong khoảng thời gian trùng với các dự án QHBVMT tại Châu Mỹ La Tinh, cũng
nổi lên mối quan tâm về việc kết hợp các khía cạch kinh tế và môi trường. Các dự
án tương đối khác nhau về mức độ kết hợp kinh tế - môi trường đã diễn ra tại
Indonesia, Hàn Quốc, Philipin, Malaysia và Thái Lan. Tại thời điểm thập niên 80,
có 8 dự án QHBVMT tại Châu Á thì đã có 5 dự án QHBVMT vùng; 2 dự án
QHBVMT lồng ghép trong phát triển kinh tế và 01 dự án quy hoạch cải thiện chất
lượng môi trường vùng. Nhìn chung mỗi nghiên cứu đều có một thiếu sót nhất định,
nhất là chưa đề cập một cách đầy đủ các khía cạnh môi trường, thể chế và kinh tế
của vùng quy hoạch.
b. Tình hình nghiên cứu quy hoạch cây xanh
Cây xanh ngoài các lợi ích như làm giảm nhiệt độ không khí, nâng cao chất lượng
môi trường sống cho dân cư đô thị, làm đẹp cảnh quan mà còn có giá trị khác như
bảo vệ sức khỏe cộng đồng, chống sạt lở, lũ lụt… nhất là trong tình hình biến đổi
khí hậu như hiện nay, càng thấy rõ hơn tầm quan trọng của việc trồng cây xanh.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa nóng lên và môi trường đô thị đang tạo thành những
đảo nhiệt, thì cây xanh là sự cần thiết để cải thiện môi trường và chất lượng cuộc
sống như: cây xanh làm giảm lượng khí CO2 và tẩy đi mọi chất dơ bẩn trong không
khí như ngăn bụi, giảm tiềng ồn, cây giảm nhiệt bằng cách tạo bóng mát và chống
8
8


9

gió bão. Ta có thể tiết kiệm chi phí điều hòa và sưởi ấm nhờ trồng cây xung quanh

công trình xây dựng. Cây giúp ta chống xói mòn và giữ đất. Cây tạo nên phong
cảnh, cung cấp nơi cư trú, thức ăn cho các loài chim và bảo vệ cư dân thành phố.
Chính vì thế, đã có rất nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới đến cây
xanh đường phố, đó là những nghiên cứu chủ yếu tập trung vào vai trò tác dụng của
cây xanh đối với đời sống con người, nền kinh tế xã hội và đặc biệt là đối với môi
trường, vi khí hậu.
Bình quân diện tích cây xanh ở Berlin, Đức là 50 m²/người; ở Paris, Pháp là 25
m²/người; ở Moscow, Nga là 44 m²/người hay ở Anh, diện tích cây xanh
của London là 9 m2 /người
Theo nghiên cứu của viện nghiên cứu cây xanh Canada (FCA), một cây khỏe mạnh
hấp thụ khoảng 2,5 kg CO2/năm, một cây trưởng thành có thể hấp thụ từ 3000 đến
7000 hạt bụi/m3 không khí. Một cây trưởng thành có thể cung cấp lượng O2
cần thiết cho 4 người. Theo nghiên cứu của Đại học (Michigan State University,
Urban Forestry), sự hiện diện của một cây ở gần nhà giảm 30% lượng không khí ô
nhiễm. Một cây trưởng thành hút mất 450 lít nước trong đất rồi lại trả về không khí
dưới dạng hơi nước để làm mới không khí. Một cây phong có đường kính 30cm,
trong một mùa nó có thể hút được lượng chất kim loại nặng trong đất như 60mg
cadmium, 140 mg chrome, 820mg Nickel, và 5200mg Pb. Nhóm nghiên cứu do các
chuyên gia của đại học Yale, Mỹ dẫn đầu sử dụng công nghệ ảnh vệ tinh, kiểm kê
rừng và siêu máy tính để lập bản đồ số lượng cây xanh trên toàn thế giới. Kết quả
nghiên cứu mới được công bố trên Tạp chí Thiên nhiên (PDF).
1.1.2. Lịch sử nghiên cứu tại Việt Nam
a. Quy hoạch bảo vệ môi trường nói chung
Cho đến những năm gần đây, chúng ta mới bàn về quy hoạch môi trường mặc dù
quy hoạch sinh thái học hay quy hoạch cảnh quan ở Việt Nam đã được các nhà sinh
thái học như Mai Đình Yên (1976, 1994); Trần Ngọc Ninh (1995, 1998) và nhà địa
lý cảnh quan Nguyễn Thế Thôn (1999) áp dụng khá sớm. “Quy hoạch môi trường”
theo quan niệm của các nhà địa lý cảnh quan và sinh thái học này có những nét
tương đồng. Cơ sở khoa học là việc ứng dụng lý thuyết cảnh quan sinh thái và sinh
thái học, nghĩa là căn cứ vào các điều kiện sinh thái của đất đai để tổ chức lãnh thổ

cho các hoạt động khác nhau như sản xuất nông nghiệp, tổ chức bố trí khu quần cư,
hạ tầng cơ sở, khu du lịch vui chơi giải trí.
Năm 1998, 1999, Cục Môi trường (nay là Tổng cục Môi trường) tổ chức thực hiện
những nghiên cứu đầu tiên về QHMT: Phương pháp luận QHMT; 2 hướng dẫn về
9
9


10

QHMT và QHMT vùng; Quy hoạch sơ bộ môi trường đồng bằng sông Hồng. Tất cả
các báo cáo này do Trung tâm Tư vấn Công nghệ Môi trường kết hợp với các
chuyên gia của Đại học Quốc gia Hà Nội thực hiện.
Tiếp theo các nghiên cứu này, hàng loạt các đề tài, dự án liên quan đến QHMT đã
và đang được triển khai thực hiện, bao gồm:
- QHMT tỉnh Quảng Ninh do Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và các
chuyên gia Việt Nam thực hiện. Dưới sự giúp đỡ của Nhật Bản thông qua cơ quan
hợp tác phát triển JICA, tỉnh Quảng Ninh đã lập QHMT, QHMT vịnh Hạ Long
nhằm quản lý và BVMT hài hòa với các mục tiêu phát triển, mục tiêu bảo vệ di sản
văn hóa vịnh Hạ Long. Đây là mô hình quan trọng để định hướng các nội dung liên
quan đến QHBVMT ở Việt Nam trong giai đoạn vừa đảm bảo phát triển vừa từng
bước nâng tầm trong quản lý và BVMT
- QHMT Tp. Huế (1998); QHMT Tp. Thái Nguyên (1999) do Trung tâm Quy
hoạch Đô thị và Phát triển Nông thôn - Bộ Xây dựng thực hiện.
- Nghiên cứu xây dựng QHMT đồng bằng sông Cửu Long do Viện Kỹ thuật Nhiệt
đới và Bảo vệ Môi trường thực hiện năm 1999.
- Nghiên cứu điều tra đánh giá tình hình ô nhiễm và suy thoái môi trường vùng
đồng bằng sông Cửu Long do quá trình công nghiệp hóa (CNH) và đô thị hóa
(ĐTH) làm cơ sở xây dựng QHMT phục vụ PTBV kinh tế xã hội (KTXH) do Trung
tâm Công nghệ Môi trường - ENTEC thực hiện năm 2000.

- QHMT vùng Đông Nam Bộ (giai đoạn I) do Cục Môi trường phối hợp với Viện
Môi trường & Tài Nguyên, Trung tâm Công nghệ Môi trường - ENTEC, Trung tâm
Công nghệ & Quản lý môi trường - CENTEMA thực hiện trong giai đoạn 2000 2001.
- Nghiên cứu QHMT phục vụ cho phát triển KTXH bền vững tỉnh Quảng Ngãi
giai đoạn 2001 - 2010 do Trung tâm ENTEC thực hiện năm 2001.
- Nghiên cứu xây dựng QHMT vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (TP Đà
Nẵng, Tỉnh Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi) - Trung tâm KHKT & CN
quân sự thực hiện năm 2004.
- Quy hoạch môi trường tỉnh Cà Mau đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020,
Trung tâm Kỹ thuật Môi trường - Công ty Đo đạc Địa chính và Công trình thực
hiện năm 2007.

10
10


11

- Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Bến Tre giai đoạn năm 2008 đến năm 2010 và
định hướng đến năm 2020, Trung tâm Kỹ thuật Môi trường - Công ty Đo đạc Địa
chính và Công trình thực hiện.
- Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Bạc Liêu giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn
đến năm 2020, Trung tâm Kỹ thuật Môi trường - Công ty Đo đạc Địa chính và
Công trình thực hiện
Và nhiều các nghiên cứu khác về QHBVMT:
Đặc biệt có 2 đề tài thuộc chương trình "Bảo vệ Môi trường và Phòng tránh thiên
tai" (KC-08) và 1 nhiệm vụ trọng điểm cấp Nhà nước đã được nghiệm thu cấp cơ sở
và cấp Nhà nước là:
- Đề tài: Nghiên cứu xây dựng QHMT phục vụ phát triển KTXH vùng đồng bằng
sông Hồng (ĐBSH) (KC.08.02) do cố GS.TS Lê Quý An làm chủ nhiệm đề tài.

- Đề tài: Nghiên cứu xây dựng QHMT vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
(KTTĐMT) (TP. Đà Nẵng, các tỉnh Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi)
(KC.08.03) do PGS.TS. Phùng Chí Sỹ làm chủ nhiệm đề tài.
- Nhiệm vụ trọng điểm: Nghiên cứu xây dựng QHMT phục vụ PTBV vùng Đông
Nam Bộ do GS.TS Lâm Minh Triết làm chủ nhiệm đề tài.
Đây là ba đề tài lớn và toàn diện về nghiên cứu QHMT. Trong đó, mỗi đề tài tiếp
cận theo mỗi hướng tương đối khác nhau nhưng về cơ bản đã thống nhất về khái
niệm, mục tiêu, nội dung và các kỹ thuật, công cụ sử dụng để xây dựng QHMT.
b. Thực trạng quy hoạch cây xanh tại Việt Nam
Nghiên cứu về cây xanh đô thị bước đầu chỉ tập trung cho Hà Nội và thành phố Hồ
Chí Minh. Đông dân cư, khói bụi, tiếng ồn do công nghiệp và giao thông… là các
vấn đề thường gặp ở các đô thị lớn Việt Nam. Mặc dù tốc độ đô thị hóa chậm so với
các nước trong khu vực và trên thế giới nhưng đến năm 2010 cũng có đến hơn 25%
dân số Việt Nam sống trong đô thị, và như thế sự hình thành các khu công nghiệp,
khu chế xuất, chỉnh trang đô thị và xây dựng các khu dân cư mới là điều tất yếu xảy
ra, đặt yêu cầu gia tăng diện tích cây xanh nhằm góp phần giữ gìn, cân bằng sinh
thái đô thị.
Bên cạnh những nghiên cứu mang tính chất tổng quát và quy hoạch đô thị gắn với
phát triển cây xanh, kiến trúc phong cảnh, nghiên cứu các loài cây trồng đô thị,
chăm sóc và bảo quản… giữ gìn khoảng không gian xanh hiện có, một chiến lược
phát triển ổn định và nhất quán trên cơ sở điều tra nghiên cứu một cách có hệ thống
tình trạng hiện nay của cây xanh đô thị Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh và một số thành
11
11


12

phố lớn khác là những vấn đề cấp bách mà các đề tài nghiên cứu trong nước khoảng
20 năm nay. Một số nghiên cứu điển hình như:

Quy hoạch và quản lý môi trường cảnh quan đô thị:
- Nhiều tác giả như Hàn Tất Ngạn (Kiến trúc cảnh quan / Hàn Tất Ngạn - Tái
bản - Hà Nội: Xây dựng, 2013- 223 tr), Phạm Kim Giao (Phạm Kim Giao. Quy
hoạch vùng. NXB Xây dựng, 2000), Nguyễn Thế Bá (Quy hoạch xây dựng phát
triển đô thị. NXB Xây dựng), Chế Đình Lý (Giáo trình phân tích hệ thống môi
trường – ĐHQG TP Hồ Chí Minh)... đã nghiên cứu và biên soạn nhiều tài liệu về
quy hoạch xây dựng đô thị, phát triển cây xanh và quản lý trong môi trường đô thị,
kiến trúc cảnh quan đô thị… phần lớn các công trình này đều xem cây xanh, mảng
xanh như là một thành phần hữu cơ, trong cấu thành kiến trúc đô thị, một bộ phận
không thể tách thể tách rời của cảnh quan thiên nhiên và làm thế nào để có thể phát
triển, gắn với quy hoạch chung đô thị, hoặc quản lý cây xanh trong môi trường đô
thị ra sao.
- Năm 2000, Phạm Minh Thịnh, nghiên cứu hệ thống cây xanh đô thị trong
kiến
trúc cảnh quan của thành phố Huế với kết quả thu được về thành phần loài cây
xanh, đã xác định được 143 loài thuộc 54 họ trong đó cây xanh đường phố gồm 59
loài thuộc 24 họ, nhóm cây xanh công viên gồm 74 loài thuộc 37 họ, nhóm cây
xanh khuôn viên gồm 64 loài thuộc 34 họ thực vật
- Năm 2005, KTS Bùi Huy Trí và cộng sự của Viện Quy hoach xây dựng Đà
Nẵng nghiên cứu giải pháp phát triển hệ thống cây xanh đường phố Đà Nẵng nhằm
đưa đến cho thành phố những dự kiến phát triển có hiệu quả trong quy hoạch cảnh
quan đô thị
- Năm 2010, Phan Thị Thanh Thủy, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế đã
tiến hành điều tra, đánh giá thành phần loài cây xanh đô thị, khảo sát các mô hình
bố trí cây xanh trên đường phố và công viên thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. Thành
phần loài cây xanh đô thị tại đây đã xác định được 165 loài thuộc 140 chi trong 69
họ của 3 ngành thực vật bậc cao có mạch. Trong đó, cây xanh đường phố có 57 loài
thuộc 28 họ, cây xanh công viên có 130 loài, với 45 loài cây bóng mát thuộc 21 họ.
- Năm 2011, Trương Thị Lệ, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng,
nghiên cứu thực trạng cây xanh đường phố tại thành phố Tam Kỳ - Tỉnh Quảng

Nam, đã thống kê được ở TP. Tam Kỳ có 49 loài cây xanh đường phố thuộc 43 chi
của 25 họ trong 2 ngành thực vật bậc cao có mạch, trong đó ngành hạt trần

12
12


13

(Gymnospermae) có 2 loài thuộc 2 chi của 2 họ, ngành hạt kín (Angiospermae) có
47 loài thuộc 41 chi của 23 họ
Cây xanh, vườn cảnh, công viên:
- Nhiều công trình nghiên cứu và bài viết liên quan đến chủng loại cây xanh đô
thị, nghệ thuật vườn - công viên, vườn cảnh Đông phương, bố cục vườn… đã được
các tác giả như Hàn Tất Ngạn, Trần Hợp, Nguyễn Thị Thanh Thủy, Phương Thảo,
Kim Chi… công bố. Các công trình liên quan đến cây trồng đô thị là các tài liệu
tham khảo rất hữu ích vì đây là công trình tập hợp giới thiệu nhiều chủng loại cây
trồng, kèm theo mô tả đặc điểm sinh thái loài, đã và đang được trồng ở các đô thị
lớn như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh… Đối với vườn cảnh, công viên một số công
trình nghiên cứu tiêu biểu như nghệ thuật vườn - công viên của Hàn Tất Ngạn đã
được đề cập đến đặc trưng các yếu tố tạo cảnh, bố cục và một số di sản vườn - công
viên tiêu biểu ở Việt Nam. Công trình này cung cấp thêm cho các nhà quản lý, các
nhà khoa học những kiến thức nhất định liên quan đến vai trò và chức năng của
công viên trong tổng thể mảng xanh đô thị - một tiêu chí không thể thiếu được trong
sự phát triển của một đô thị.
- Năm 2011, Nguyễn Văn Vui, Trương Thị Mỹ Phẩm, Ngô Trực Nhã, Trường
Đại học Cần Thơ, đã tiến hành điều tra thực trạng cây xanh bóng mát và cây cảnh
trang trí ở TP. Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
1.2. Tổng quan về quy hoạch
1.2.1. Khái niệm

- Khái niệm môi trường: Theo khoản 1, điều 3, luật Bảo vệ môi trường số
55/2014/QH13 môi trường được định nghĩa như sau: “Môi trường bao gồm các yếu
tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống
sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật”
- Khái niệm quy hoạch bảo vệ môi trường: Theo Luật bảo vệ môi trường số
55/2014/QH13, định nghĩa về quy hoạch bảo vệ môi trường như sau:
“Quy hoạch bảo vệ môi trường là việc phân vùng môi trường để bảo tồn, phát triển
và thiết lập hệ thống hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường gắn với hệ thống giải pháp
bảo vệ môi trường trong sự liên quan chặt chẽ với quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội nhằm bảo đảm phát triển bền vững.”
- Khái niệm quy hoạch bảo vệ môi trường đô thị: Theo điều 50, luật bảo vệ môi
trường số 55/2014/QH13, định nghĩa về quy hoạch bảo vệ môi trường đô thị như
sau:
13
13


14

Quy hoạch bảo vệ môi trường đô thị là một nội dung của quy hoạch đô thị, khu dân
cư. Nội dung quy hoạch bảo vệ môi trường đô thị, bao gồm các quy hoạch về đất
đai cho xây dựng kết cấu hạ tầng bảo vệ môi trường và các hệ thống công trình kết
cấu hạ tầng bảo vệ môi trường sau đây:
• Hệ thống công trình thu gom, xử lý nước thải tập trung; hệ thống tiêu thoát nước





mưa; hệ thống cơ sở thu gom, tập kết, xử lý, tái chế chất thải rắn;

Hệ thống cấp nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất;
Hệ thống công viên, khu vui chơi, giải trí, công trình vệ sinh công cộng;
Hệ thống cây xanh, vùng nước;
Khu vực mai táng;

Theo điều 4 nghị định 42/2009/ NĐ-CP của chính phủ về việc phân loại đô thị:
Đô thị được phân thành 6 loại như sau: loại đặc biệt, loại I, loại II, loại III, loại IV
và loại V được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định công nhận.
1. Đô thị loại đặc biệt là thành phố trực thuộc Trung ương có các quận nội thành,
huyện ngoại thành và các đô thị trực thuộc.
2. Đô thị loại I, loại II là thành phố trực thuộc Trung ương có các quận nội thành,
huyện ngoại thành và có thể có các đô thị trực thuộc; đô thị loại I, loại II là thành
phố thuộc tỉnh có các phường nội thành và các xã ngoại thành.
3. Đô thị loại III là thành phố hoặc thị xã thuộc tỉnh có các phường nội thành, nội
thị và các xã ngoại thành, ngoại thị.
4. Đô thị loại IV là thị xã thuộc tỉnh có các phường nội thị và các xã ngoại thị.
5. Đô thị loại IV, đô thị loại V là thị trấn thuộc huyện có các khu phố xây dựng tập
trung và có thể có các điểm dân cư nông thôn
- Khái niệm về cây xanh đô thị: Theo thông tư số 20/2005/TT-BXD ngày 20 tháng
12 năm 2005 của Bộ Xây Dựng , hướng dẫn quản lý cây xanh đô thị. Cây xanh đô
thị bao gồm:
• Cây xanh sử dụng công cộng: là tất cả các loại cây xanh được trồng trên đường

phố (gồm cây bóng mát, cây trang trí, dây leo, cây mọc tự nhiên, thảm cỏ trồng
trên hè phố, dải phân cách, đảo giao thông) và khu vực sở hữu công cộng (cây
xanh trong công viên, vườn hoa; cây xanh và thảm cỏ tại quảng trường và các
khu vực công cộng khác trong đô thị)
• Cây xanh sử dụng hạn chế trong đô thị là cây xanh được trồng trong khuôn viên
các trụ sở, trường học, bệnh viện, nghĩa trang, các công trình tín ngưỡng, biệt
thự, nhà ở và các công trình công cộng khác do các tổ chức, cá nhân quản lý và

sử dụng.
14
14


15
• Cây xanh chuyên dụng trong đô thị là các loại cây trong vườn ươm hoặc phục vụ

nghiên cứu.
Trong phạm vi đề tài nghiên cứu chỉ tập trung vào cây xanh sử dụng công cộng
được trồng trên các tuyến đường phố.
- Khái niệm về quy hoạch cây xanh đô thị
Theo điều 50, luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13, quy hoạch cây xanh đô thị
là một nội dung trong quy hoạch đô thị.
- Trong quy hoạch chung đô thị phải xác định: chỉ tiêu đất cây xanh, tổng diện tích
đất cây xanh cho toàn đô thị, từng khu vực đô thị (khu vực mới; khu vực cũ, cải tạo
và khu vực dự kiến phát triển), diện tích đất để phát triển vườn ươm và phạm vi sử
dụng đất cây xanh đô thị.
- Trong quy hoạch phân khu đô thị phải xác định cụ thể: vị trí, quy mô, tính chất,
chức năng, phạm vi sử dụng đất cây xanh đô thị; các nguyên tắc lựa chọn loại cây
trồng.
- Trong quy hoạch chi tiết đô thị phải xác định cụ thể: chủng loại cây, tiêu chuẩn
cây trồng, các hình thức bố cục cây xanh trong các khu chức năng; xác định vị trí
cây xanh trên đường phố.
1.2.2. Tác dụng của cây xanh đô thị đối với môi trường đô thị
- Cây xanh là một bộ phận cấu thành không thể thiếu được trong đô thị. Cây xanh

đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực kiến trúc công trình đặc biệt là ở một nước
có khí hậu nhiệt đới ẩm như Việt Nam.
- Ngày nay, khi quá trình đô thị hóa ngày càng mạnh mẽ, mật độ xây dựng ngày

càng cao, vai trò của cây xanh ngày càng cần phải được chú ý trong quá trình lập
quy hoạch một đô thị, trong quá trình thiết kế kiến trúc một công trình cụ thể.
Tác động tích cực của cây xanh tới môi trường đô thị:
a. Tác dụng làm trong sạch bầu không khí
Cung cấp oxy, giảm tích lũy khí cacbonic:
Trong môi trường đô thị tỷ lệ O2 luôn bị hạ thấp do mật độ dân cư đông đúc, lượng
khí CO2 không ngừng tăng lên tương ứng với việc sử dụng nhiên liệu trong các nhà
máy, phương tiện giao thông và do con người thải ra trong quá trình hô hấp.
Cây xanh là nhà máy duy nhất lấy khí CO2 và thải khí O2 thông qua quá trình
quang hợp và hô hấp. Ban ngày, dưới tác động của bức xạ mặt trời xảy ra phản ứng
quang hợp, cây xanh hút khí CO2 và tăng nồng độ O2 trong khí quyển. Ban đêm,

15
15


16

một phần Hydrate carbon bị phân hủy thông qua quá trình hô hấp và giải phóng
CO2. Một hecta cây xanh trong 1 giờ, hấp thu 8 kg CO2, bằng số lượng CO2 của
200 người thải ra.
b. Tác dụng giảm bức xạ mặt trời của cây xanh
Để đồng hóa CO2 và nước, cây xanh cần hấp thu năng lượng bức xạ của Mặt
trời. Cây có tán lá càng lớn và rậm rạp càng hút được nhiều bức xạ vì tổng diện tích
mặt lá (là bộ phận xảy ra quá trình quang hợp) càng cao. Tùy theo mức độ rậm rạp
mà cây có thể hấp thụ được từ 30 đến 80% bức xạ mặt trời chiếu xuống.
Cây xanh còn có khả năng cản các bức xạ mặt trời chiếu qua nó, tạo ra bóng râm
che nắng cho không gian bên dưới. Tán lá của cây xanh có thể ngăn được 40 - 90%
lượng bức xạ mặt trời chiếu tới nó.
Khả năng làm giảm bức xạ mặt trời của cây xanh không chỉ tính đơn thuần trên diện

tích trồng cây mà còn phải chú ý tới tổng diện tích mặt lá của từng loại cây trồng
trên đó. Trên cùng diện tích, nếu chúng ta trồng cây có tán lá càng to, càng rậm rạp
thì khả năng giảm bức xạ càng lớn.
c. Tác dụng của cây xanh tới nhiệt độ và độ ẩm không khí
Cây xanh ngăn chặn và lọc bức xạ mặt trời, ngăn chặn gió và làm thoát hơi nước
làm giảm sự bốc hơi của ẩm độ đất.
Cây xanh cũng giữ vai trò quan trọng trong chu kỳ tuần hoàn nước, ngăn lượng mưa
và làm chậm dòng chảy trên mặt đất. Các loại cây lá kim thường ngăn cản lượng
mưa tốt hơn cây lá rộng. Ngoài ra, cây xanh còn có tác dụng ngăn cản sự bốc hơi độ
ẩm trong đất.
d. Hạn chế tiếng ồn
Tiếng ồn là một phần cuộc sống đô thị.Lá, cành, nhánh của cây xanh ngăn cản được
tiếng ồn. Thực vật có thể ngăn chặn tiếng ồn tần số cao hơn là tiếng ồn có tần số
thấp. Các sóng âm thanh được hấp thụ một cách có hiệu quả bởi các cây có lá dày.
e. Kiểm soát sự rửa trôi và xói mòn đất
Xói mòn đất là sự mất lớp đất mặt bởi sự di chuyển của gió và không khí thường
gây ra do sự bảo vệ đất không thích hợp. Xói mòn đất chịu ảnh hưởng bởi sự phơi
trần của khu vực trước gió và nước, đặc tính vật lý của đất và địa hình. vật giảm xói
mòn đất gây ra do nước bằng cách ngăn cản hạt mưa, giữ đất trong hệ rễ, gia tăng
sự hấp thụ nước thông qua tích lũy chất hữu cơ. Thêm vào đó cây xanh thì hấp dẫn,
dễ nhìn hơn các thiết bị chống xói mòn khác
g. Giá trị thẩm mĩ của cây xanh
16
16


17

Các cây khi trồng theo nhóm, có thể tạo thành vòm tán hay các tường xanh có kết
cấu, chiều cao và mật độ khác nhau. Vì cây xanh có những tiềm năng về kiến trúc,

chúng có thể được dùng như các thành phần kiến trúc một cách riêng lẻ hay theo
nhóm tập hợp
h. Các công dụng khác
Ngoài các công dụng chính đã nói ở trên, cây xanh còn có nhiều công dụng khác
nữa:
Cây xanh ở đô thị sau chu kỳ nuôi dưỡng, cây được đốn hạ, thay thế sẽ cung cấp
các sản phẩm gỗ có giá trị kinh tế cao như sao, dầu…
Cây xanh còn dùng như một chỉ dẫn của biến cố lịch sử, nơi tưởng niệm. Ví dụ lấy
làm tên các địa danh như cây Gáo, cây Da Xà, Hàng Xanh …
Cây hoa kiểng trên các ban công, sân thượng bổ sung môi trường thiên nhiên cho
cảnh quan nội thị, vốn nhiều bê tông cốt thép.
1.3. Hệ thống văn bản pháp lý liên quan
1. Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13: Quy hoạch bảo vệ môi trường

Điều 8. Nguyên tắc, cấp độ, kỳ quy hoạch bảo vệ môi trường
1. Quy hoạch bảo vệ môi trường phải bảo đảm các nguyên tắc sau:
a) Phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; chiến lược, quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; chiến lược bảo vệ môi trường quốc
gia bảo đảm phát triển bền vững;
b) Bảo đảm thống nhất với quy hoạch sử dụng đất; thống nhất giữa các nội dung cơ
bản của quy hoạch bảo vệ môi trường;
c) Bảo đảm nguyên tắc bảo vệ môi trường quy định tại Điều 4 của Luật này.
2. Quy hoạch bảo vệ môi trường gồm 02 cấp độ là quy hoạch bảo vệ môi trường cấp
quốc gia và quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh.
3. Kỳ quy hoạch bảo vệ môi trường là 10 năm, tầm nhìn đến 20 năm.
Điều 9. Nội dung cơ bản của quy hoạch bảo vệ môi trường
1. Quy hoạch bảo vệ môi trường cấp quốc gia gồm các nội dung cơ bản sau:
a) Đánh giá hiện trạng môi trường, quản lý môi trường, dự báo xu thế diễn biến môi
trường và biến đổi khí hậu;
b) Phân vùng môi trường;


17
17


18

c) Bảo tồn đa dạng sinh học và môi trường rừng;
d) Quản lý môi trường biển, hải đảo và lưu vực sông;
đ) Quản lý chất thải;
e) Hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường; hệ thống quan trắc môi trường;
g) Các bản đồ quy hoạch thể hiện nội dung quy định tại các điểm b, c, d, đ và e
khoản này;
h) Nguồn lực thực hiện quy hoạch;
i) Tổ chức thực hiện quy hoạch.
2. Nội dung quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh được thực hiện phù hợp với điều
kiện cụ thể của địa phương bằng một quy hoạch riêng hoặc lồng ghép vào quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 10. Trách nhiệm lập quy hoạch bảo vệ môi trường
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức lập quy hoạch bảo vệ môi trường cấp quốc
gia.
2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh) tổ chức xây dựng nội dung hoặc lập quy hoạch bảo vệ môi
trường trên địa bàn.
Điều 11. Tham vấn, thẩm định, phê duyệt quy hoạch bảo vệ môi trường
1. Tham vấn trong quá trình lập quy hoạch bảo vệ môi trường được quy định như
sau:
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường lấy ý kiến các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
bằng văn bản và tổ chức tham vấn cơ quan, tổ chức có liên quan trong quá trình lập

quy hoạch bảo vệ môi trường cấp quốc gia;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lấy ý kiến các sở, ngành, Ủy ban nhân dân huyện,
quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp
huyện) bằng văn bản và tổ chức tham vấn cơ quan, tổ chức có liên quan trong quá
trình xây dựng quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh.
2. Thẩm định và phê duyệt quy hoạch bảo vệ môi trường được quy định như sau:
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội đồng thẩm định liên ngành và trình
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch bảo vệ môi trường cấp quốc gia;

18
18


19

b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo quy hoạch bảo
vệ môi trường cấp tỉnh sau khi lấy ý kiến Bộ Tài nguyên và Môi trường bằng văn
bản.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 12. Rà soát, điều chỉnh quy hoạch bảo vệ môi trường
1. Quy hoạch bảo vệ môi trường phải được định kỳ xem xét, rà soát, đánh giá quá
trình thực hiện để kịp thời điều chỉnh phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã
hội trong từng giai đoạn. Thời hạn rà soát định kỳ đối với quy hoạch bảo vệ môi
trường là 05 năm kể từ ngày quy hoạch bảo vệ môi trường được phê duyệt.
2. Việc điều chỉnh quy hoạch bảo vệ môi trường được thực hiện khi có sự điều
chỉnh chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của quốc gia, của
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và được thực hiện theo quy định tại các điều
8, 9, 10 và 11 của Luật này và pháp luật có liên quan.
2. Luật quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12
Điều 68. Quản lý cây xanh, công viên, cảnh quan tự nhiên và mặt nước

1. Công viên, vườn hoa, cây xanh trong đô thị có giá trị về văn hoá, lịch sử, cảnh
quan tự nhiên, cảnh quan đô thị đã được cơ quan có thẩm quyền đưa vào danh mục
quản lý hoặc được xác định trong quy hoạch phải được giao cho tổ chức, cá nhân
quản lý.
2. Việc xây dựng công viên, vườn hoa, trồng cây xanh theo quy hoạch đô thị phải
đáp ứng các yêu cầu về sử dụng, mỹ quan, an toàn, môi trường đô thị; không làm hư
hỏng các công trình cơ sở hạ tầng trên mặt đất, trên không, dưới mặt đất.
3. Không được lấn chiếm hồ, mặt nước tự nhiên hoặc thay đổi các đặc điểm địa
hình khác, gây ảnh hưởng xấu đến điều kiện tự nhiên và cảnh quan đô thị.
4. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ công viên, vườn hoa, cây xanh, mặt nước
và các khu vực tự nhiên khác trong đô thị. Việc chặt, phá, di dời cây xanh trong
danh mục quản lý; san lấp, thay đổi địa hình các khu vực tự nhiên phải được cơ
quan quản lý có thẩm quyền cho phép.
3. Nghị định 64/2010/NĐ-CP Nghị định về quản lý cây xanh đô thị: Quy

hoạch cây xanh đô thị
Điều 8. Yêu cầu đối với quy hoạch cây xanh đô thị
1. Phù hợp với yêu cầu và mục tiêu của quy hoạch đô thị và phát triển đô thị.

19
19


20

2. Phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng, tính chất, chức năng,
truyền thống, văn hoá và bản sắc của đô thị.
3. Kết hợp hài hòa với không gian mặt nước, cảnh quan và môi trường; đáp ứng các
yêu cầu về quản lý và sử dụng.
4. Tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật về quy hoạch, thiết kế cây xanh đô thị.

Điều 9. Nội dung quy hoạch cây xanh trong quy hoạch đô thị
1. Quy hoạch cây xanh đô thị là một nội dung trong quy hoạch đô thị.
2. Trong quy hoạch chung đô thị phải xác định: chỉ tiêu đất cây xanh, tổng diện tích
đất cây xanh cho toàn đô thị, từng khu vực đô thị (khu vực mới; khu vực cũ, cải tạo
và khu vực dự kiến phát triển), diện tích đất để phát triển vườn ươm và phạm vi sử
dụng đất cây xanh đô thị.
3. Trong quy hoạch phân khu đô thị phải xác định cụ thể: vị trí, quy mô, tính chất,
chức năng, phạm vi sử dụng đất cây xanh đô thị; các nguyên tắc lựa chọn loại cây
trồng.
4. Trong quy hoạch chi tiết đô thị phải xác định cụ thể: chủng loại cây, tiêu chuẩn
cây trồng, các hình thức bố cục cây xanh trong các khu chức năng; xác định vị trí
cây xanh trên đường phố.
Điều 10. Quy hoạch chi tiết cây xanh, công viên - vườn hoa đô thị
1. Quy hoạch chi tiết cây xanh, công viên - vườn hoa đô thị được lập làm cơ sở để
lập dự án đầu tư cây xanh, công viên - vườn hoa.
2. Nội dung nhiệm vụ quy hoạch chi tiết cây xanh, công viên - vườn hoa bao gồm:
a) Pham vi, ranh giới, diện tích khu vực lập quy hoạch;
b) Các chỉ tiêu cơ bản về đất đai và hạ tầng kỹ thuật;
c) Các yêu cầu và nguyên tắc thiết kế không gian kiến trúc cảnh quan, kết nối hạ
tầng kỹ thuật và lựa chọn loại cây trồng phù hợp;
d) Thành phần hồ sơ đồ án.
3. Nội dung đồ án quy hoạch chi tiết cây xanh, công viên - vườn hoa bao gồm:
a) Phân tích, đánh giá hiện trạng khu vực lập quy hoạch; các quy định của quy
hoạch chung, quy hoạch phân khu có liên quan;
b) Xác định các chỉ tiêu sử dụng đất, hạ tầng kỹ thuật;
c) Quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất trong công viên - vườn hoa: phân khu
chức năng, quy định về mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất;
20
20



21

d) Lựa chọn cụ thể chủng loại cây xanh thích hợp, đảm bảo quy định về tiêu chuẩn
cây trồng;
đ) Thiết kế kiến trúc cảnh quan cây xanh, công viên - vườn hoa;
e) Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong công viên - vườn hoa.
4. Hồ sơ quy hoạch chi tiết cây xanh, công viên - vườn hoa bao gồm:
a) Sơ đồ vị trí và giới hạn khu đất; bản đồ hiện trạng (kiến trúc cảnh quan, hệ thống
hạ tầng kỹ thuật); bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất; bản đồ tổ chức
không gian kiến trúc cảnh quan (vị trí, hình thức bố cục cây xanh…); các bản vẽ
minh hoạ; bản đồ quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật; danh mục các chủng loại
cây, tiêu chuẩn cây trồng;
b) Thuyết minh tổng hợp và các văn bản pháp lý liên quan.
5. Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ, đồ án quy hoạch chi tiết cây xanh,
công viên - vườn hoa trên địa bàn theo quy định của pháp luật về quy hoạch đô thị.
4. Nghị định 44/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch

xây dựng
Điều 14. Đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng khu chức năng đặc thù
1. Nội dung đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng phải đảm bảo đáp ứng nhiệm vụ quy
hoạch được duyệt và các yêu cầu cụ thể sau:
a) Phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên, hiện trạng đất xây dựng, dân cư, xã
hội, kiến trúc, cảnh quan, hạ tầng kỹ thuật; các quy định của quy hoạch chung, quy
hoạch phân khu có liên quan đến khu vực lập quy hoạch.
b) Xác định quy mô dân số, chỉ tiêu sử dụng đất, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật
cho toàn khu vực lập quy hoạch.
c) Quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất: Xác định chức năng, chỉ tiêu sử dụng đất
về mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, tầng cao công trình, khoảng lùi công trình
đối với từng lô đất và trục đường; vị trí, quy mô các công trình ngầm (nếu có).

d) Xác định chiều cao công trình, cốt sàn và chiều cao tầng một hoặc phần để công
trình cao tầng; hình thức kiến trúc, hàng rào, màu sắc, vật liệu chủ đạo của các công
trình và các vật thể kiến trúc khác; tổ chức cây xanh công cộng, sân vườn, cây xanh
đường phố và mặt nước trong khu vực lập quy hoạch.
đ) Quy hoạch hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống công trình hạ tầng kỹ
thuật được bố trí đến mạng lưới đường nội bộ, bao gồm các nội dung sau:
- Xác định cốt xây dựng đối với từng lô đất;
21
21


22

- Xác định mạng lưới giao thông, mặt cắt, chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng;
xác định và cụ thể hóa quy hoạch chung, quy hoạch phân khu về vị trí, quy mô bến,
bãi đỗ xe trên cao, trên mặt đất và ngầm (nếu có);
- Xác định nhu cầu và nguồn cấp nước; vị trí, quy mô công trình nhà máy, trạm
bơm nước; mạng lưới đường ống cấp nước và các thông số kỹ thuật chi tiết;
- Xác định nhu cầu sử dụng và nguồn cung cấp năng lượng (điện, khí đốt); vị trí,
quy mô các trạm điện phân phối, trạm khí đốt; mạng lưới đường dẫn và chiếu sáng;
- Xác định nhu cầu và công trình hạ tầng viễn thông;
- Xác định lượng nước thải, chất thải rắn; mạng lưới thoát nước; vị trí, quy mô các
công trình xử lý nước thải, chất thải rắn và nghĩa trang.
e) Đánh giá môi trường chiến lược:
- Đánh giá hiện trạng, xác định các vấn đề môi trường chính tại khu vực lập quy
hoạch;
- Dự báo, đánh giá tác động môi trường của phương án quy hoạch;
- Đề xuất các biện pháp phòng ngừa và thứ tự ưu tiên thực hiện.
g) Sơ bộ xác định nhu cầu vốn và đề xuất nguồn lực thực hiện.
2. Thời gian lập đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng không quá 06 tháng.

5. Thông tư 06/2013/TT-BXD

Điều 5, chương II. Tổ chức không gian cây xanh, mặt nước
1. Tổ chức không gian cây xanh
a) Xác định không gian xanh của đô thị, bao gồm hành lang xanh, vành đai xanh,
nêm xanh, công viên hoặc rừng tự nhiên, nhân tạo trong đô thị.
b) Giải pháp cây xanh trong các trục không gian chính, các khu đô thị.
2. Tổ chức không gian mặt nước
a) Đề xuất quy định bảo tồn, khai thác, phát huy cảnh quan mặt nước tự nhiên và
bảo vệ môi trường sinh thái.
b) Đề xuất vị trí quy mô các hồ nước nhân tạo bổ sung cho đô thị.
6. Thông tư 20/2005/TT-BXD Hướng dẫn quản lý cây xanh đô thị
7. Thông tư 20/2009/TT-BXD Về sửa đổi, bổ sung Thông tư số 20/2005/TT-

BXD ngày 20/12/2005 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn quản lý cây xanh đô
thị

22
22


23
8. Quyết định số 34/2005/QĐ-TTg ngày 22 tháng 2 năm 2005 của Thủ

tướng chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị
quyết 41-NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ
môi trường trong thời kì công nghiệp hóa đất nước.\
9. Quyết định số 12/2009/QĐ-UBND ngày 27 tháng 4 năm 2009 của UBND
tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành quy định về trách nhiệm quản lý cây
xanh đô thị trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

10. Quyết định số 22/2013/QĐ-UBND ngày 15 tháng 10 năm 2013 của
UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành quy định áp dụng một số tiêu
chuẩn quy hoạch giao thông, đất cây xanh, đất công cộng tối thiểu trong
công tác quy hoạch, xây dựng phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên.
11. QCVN : 01/2008/BXD Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch Xây
dựng
Mục 2: Quy hoạch cây xanh đô thị
2.6.1. Hệ thống cây xanh đô thị: Cây xanh đô thị có 3 nhóm chính:
1.Cây xanh sử dụng công cộng (quảng trường, công viên, vườn hoa, vườn dạo...,
bao gồm cả diện tích mặt nước nằm trong các khuôn viên các công trình này và diện
tích cây xanh cảnh quan ven sông được quy hoạch xây dựng thuận lợi cho người
dân đô thị tiếp cận và sử dụng cho các mục đích luyện tập TDTT, nghỉ ngơi, giải trí,
thư giãn...). Đối với các diện tích mặt nước không thường xuyên có nước, cần phải
có các giải pháp quy họach đảm bảo cảnh quan môi trường khi không có nước.
2.Cây xanh đường phố (cây xanh, thảm cỏ trồng trong phạm vi chỉ giới đường đỏ).
Tất cả các tuyến đường cấp phân khu vực trở lên đều phải trồng cây xanh đường
phố.
3.Cây xanh chuyên dụng (cách ly, phòng hộ, vườn ươm, nghiên cứu thực vật học,
vườn ươm...).
2.6.2.Các yêu cầu đối với quy hoạch hệ thống cây xanh trong đô thị
- Các không gian xanh trong đô thị phải được gắn kết với nhau bằng các đường phố
có trồng cây và các dải cây để hình thành một hệ thống xanh liên tục. Phải tận dụng
đất ven hồ, kênh rạch và mọi khoảng trống có thể được cho cây xanh.
- Việc trồng cây phải không được làm ảnh hưởng tới an toàn giao thông, không làm
hư hại móng nhà và các công trình ngầm, không gây nguy hiểm (không trồng cây
dễ gãy, đổ) không làm ảnh hưởng tới vệ sinh môi trường (không trồng các cây có
tiết ra chất độc hại hoặc hấp dẫn côn trùng...).

23

23


24

2.6.3.Quy định về diện tích đất cây xanh sử dụng công cộng trong đô thị
- Đất cây xanh sử dụng công cộng cấp ngoài đơn vị ở trong các đô thị bao gồm:
công viên, vườn hoa phục vụ một hay nhiều đơn vị ở, tòan đô thị hoặc cấp vùng
(bao gồm cả các công viên chuyên đề); diện tích mặt nước nằm trong khuôn viên
các công viên, vườn hoa, trong đó chỉ tiêu mặt nước khi quy đổi ra chỉ tiêu đất cây
xanh/người không chiếm quá 50% so với tổng chỉ tiêu diện tích đất cây xanh sử
dụng công cộng ngoài đơn vị ở; không bao gồm các loại cây xanh chuyên dụng.
- Đối với đô thị miền núi, hải đảo chỉ tiêu diện tích đất cây xanh công cộng có thể
thấp hơn nhưng không được thấp hơn 70% mức quy định trong bảng 2.2.
Bảng 1.1 : Diện tích đất cây xanh sử dụng công cộng ngoài đơn vị ở trong các
đô thị
Loại đô thị

Tiêu chuẩn (m2/người)

Đặc biệt

≥7

I và II

≥6

III và IV


≥5

V

≥4

- Đất cây xanh sử dụng công cộng trong đơn vị ở bao gồm sân chơi, vườn hoa, sân
bãi TDTT phục vụ hàng ngày. Trong đó bao gồm các công trình phục vụ chung
toàn đơn vị ở và các công trình phục vụ trong các nhóm nhà ở. Mỗi đơn vị ở xây
dựng mới phải có tối thiểu một công trình vườn hoa (có thể kết hợp với sân thể thao
ngoài trời và điểm sinh hoạt cộng đồng) phục vụ chung cho toàn đơn vị ở với quy
mô tối thiểu là 5.000m2.
12. TCVN 9257:2012 Quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng trong các đô

thị - Tiêu chuẩn thiết kế.
13. Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến
2030 theo Quyết định số 1216-QĐ-TTg ngày 5/9/2012 của Thủ tướng
Chính phủ.
1.4. Tổng quan về khu vực nghiên cứu
1.4.1. Điều kiện tự nhiên
a, Vị trí địa lý
Thành phố Thái Nguyên là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Thái Nguyên, là trung tâm
chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học - kỹ thuật, y tế, du lịch, dịch vụ của
tỉnh Thái Nguyên và vùng trung du miền núi phía Bắc; cách thủ đô Hà Nội 80 km.
24
24


25


Thành phố Thái Nguyên có tổng diện tích tự nhiên 18.970,48 ha và tọa độ địa lí:
- 20o20’ đến 22o25’ vĩ độ Bắc
- 105025’ đến 106o16’ kinh độ Đông
- Phía bắc giáp huyện Đồng Hỷ và huyện Phú Lương
- Phía đông giáp thành phố Sông Công
- Phía tây giáp huyện Đại Từ
- Phía Nam giáp thị xã Phổ Yên và huyện Phú Bình
Phường Phan Đình Phùng là một trong các phường trung tâm thành phố Thái
Nguyên. Đây là phường có diện tích tương đối rộng 2,70 km2, tỉ lệ đô thị hóa khá
cao.
Phường Phan Đình Phùng giáp phường Hoàng Văn Thụ về phía tây bắc, giáp
phường Trưng Vương về phía bắc và đông bắc, phía đông giáp phường Túc Duyên,
phía nam giáp phường Gia Sàng, phía tây nam giáp phường Đồng Quang.

Hình 1.1. Bản đồ phường Phan Đình Phùng thành phố Thái Nguyên
b, Địa hình, thổ nhưỡng
Địa hình Thành phố Thái Nguyên khá bằng phẳng. Tuy nhiên, vùng đất này vẫn
mang tính chất của diện mạo trung du với kiểu bậc thềm phù sa và bậc thang nhân

25
25


×