Tải bản đầy đủ (.docx) (47 trang)

Quy hoạch tài nguyên nước mặt huyện phúc thọ đến năm 2020 định hướng đến năm 2025

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (407.18 KB, 47 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

ĐỒ ÁN
Môn: Quy hoạch môi trường và bảo tồn tài nguyên
Đề tài:
QUY HOẠCH TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT HUYỆN PHÚC THỌ
ĐẾN NĂM 2020 ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Linh Giang
Sinh viên thực hiện: Trịnh Đình Thanh Hải
Bùi Tuấn Anh
Lớp:

DH3QM1

Hà Nội, 2016


MỤC LỤC


KT - XH
KH – KT
BVTV
QCVN
MT
CCN

Danh mục những từ viết tắt
Kinh tế xã hội
Khoa học kỹ thuật


Bảo vệ thực vật
Quy chuẩn Việt Nam
Môi trường
Cụm công nghiệp

Danh mục bảng
Bảng 2.1: Vị trí lấy mẫu nước sông Đáy đoạn chảy qua Huyện Phúc Thọ..................15
Bảng 2.2: Kết quả phân tích chất lượng nước sông Đáy trên địa bàn Huyện Phúc Thọ15


Bảng 2.3: Vị trí lấy mẫu nước sông Tích đoạn chảy qua huyện Phúc Thọ..................17
Bảng 2.4: Kết quả phân tích chất lượng nước sông Tích trên địa bàn Huyện Phúc Thọ17
Bảng 2.5:Vị trí lấy mẫu nước ao hồ Huyện Phúc Thọ..................................................18
Bảng 2.6: Kết quả phân tích chất lượng nước ao hồ Huyện Phúc Thọ.........................19
Bảng 2.7: Vị trí lấy mẫu nước kênh mương thủy lợi Huyện Phúc Thọ........................20
Bảng 2.8: Kết quả phân tích chất lượng nước kênh mương thủy lợi Huyện Phúc Thọ20
Bảng 3.1: Kế hoạch thực hiện dự án.............................................................................30


Danh mục hình
Biểu đồ 1.1: Tỷ trọng phát triển các ngành Huyện Phúc Thọ.........................................8


MỞ ĐẦU

6


Ngày nay, đất nước Việt Nam đang trên đường xây dựng công nghiệp
hóa hiện đại hóa và đã đạt được nhiều thành tựu về kinh tế, chính trị, văn hóa

xã hội. Nhờ đó đời sống người dân được nâng lên nhanh chóng cả về vật chất
và tinh thần. Tuy nhiên, quá trình phát triển đó cũng đã và đang mang lại nhiều
khó khăn đặc biệt là về vấn đề ô nhiễm môi trường. Điều này đã ảnh hưởng
nhiều tới cuộc sống người dân như: sức khỏe giảm sút, kinh tế gia đình gặp
nhiều khó khăn và đời sống bị ảnh hưởng nhiều bởi ô nhiễm không khí, nước,...
Bên cạnh đó việc thực hiện quy hoạch bảo vệ môi trường vẫn chưa được đẩy
mạnh, chú trọng và thực hiện lồng ghép vào quá trình phát triển kinh tế xã hội
của đất nước. Do đó việc thực hiện quy hoạch bảo vệ môi trường đáp ứng với
quá trình phát triển kinh tế xã hội là điều cần thiết và phải được thực hiện trên
cả nước và đặc biệt phải chú trọng từ cấp địa phương.
Huyện Phúc Thọ là một huyện thuần nông, kinh tế công nghiệp chưa
thực sự phát triển, tuy nhiên sau khi sát nhập với Hà Nội, Phúc Thọ có một vị
trí quan trọng và tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội. Trong những năm
qua, với xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế, huyện đã ưu tiên đầu tư và đẩy
mạnh tốc độ cũng như tỷ trọng công nghiệp dẫn tới việc hình thành nhiều khu,
cụm, điểm công nghiệp tập trung, các khu đô thị cùng với nhiều loại hình dịch
vụ thương mại, du lịch lớn. Song, bên cạnh các tác động tích cực đến kinh tế xã
hội thì kèm theo đó là tình trạng ô nhiễm môi trường đang ngày càng trở nên
nghiêm trọng:
- Phần lớn các loại chất thải do hoạt động sản xuất công nghiệp, từ các
làng nghề và khu dân cư không được thu gom, xử lý đã và đang ảnh hưởng
nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng và môi trường sinh thái.
- Nước thải không được xử lý, chứa nhiều thành phần nguy hại được xả
trực tiếp ra sông, các ao, đầm, kênh rạch hoặc chảy tràn tự nhiên trên bề mặt
đất gây nên các tác động xấu đến chất lượng nước. Đặc biệt là, nguồn nước mặt
bị phú dưỡng, có màu xanh đen và phát sinh mùi hôi thối khó chịu.
- Với 1/2 số xã vùng bãi là khu vực phân lũ, chậm lũ quốc gia, Phúc
Thọ luôn phải đối mặt với tình trạng ngập lụt, tiềm ẩn nhiều rủi ro về môi
trường.
Các vấn đề nêu trên sẽ còn tiếp tục diễn ra trong thời gian tới và có xu

hướng trầm trọng hơn nếu huyện Phúc Thọ không có các biện pháp ngăn chặn
kịp thời. Do đó, cần thiết phải có Quy hoạch tài nguyên nước mặt Huyện
Phúc Thọ đến năm 2020 và định hướng đến 2025 nhằm góp phần thúc đẩy
7


công tác quản lý môi trường của địa phương, nâng cao ý thức bảo vệ môi
trường trong cộng đồng, xác định được các giải pháp thích hợp giảm thiểu các
tác động tiêu cực tới môi trường nước mặt.
1.1.

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Tổng quan tình hình quy hoạch môi trường nước mặt tại Việt Nam
Ở Việt Nam tài nguyên nước mặt ngày càng khan hiếm và thường xuyên
trực tiếp chịu các tác động tiêu cực của môi trường và con người. Trong khi đó,
để phù hợp với sự phát triển kinh tế như hiện nay thì nhu cầu sử dụng nước
luôn tăng về cả chất lượng lẫn khối lượng. Để giải quyết bài toán cân bằng
cung – cầu nguồn nước cho tương lai cần tiến hành lập “Quy hoạch tài nguyên
nước mặt cho nhiều địa phương.
Nước mặt đóng vai trò hết sức quan trọng trong môi trường sinh thái,
phát triển của các ngành và cung cấp nguồn sống cho 89,71 triệu dân (năm
2013). Trong những năm gần đây, biến động bất thường của thời tiết và khí
hậu, việc khai thác nguồn nước mặt không có kiểm soát trong vùng và trên các
lưu vực sông đã làm tài nguyên nước mặt ở ngày càng có dấu hiệu giảm về cả
chất lượng lẫn khối lượng. Trong khi đó nhu cầu dùng nước của các doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh, dân cư ngày một tăng cao đòi hỏi phải có sự phân
bố hợp lý về nguồn nước. Mục tiêu nhằm nâng cao công tác quản lý, phân bổ
nguồn nước giữa các địa phương, các ngành, các đối tượng dùng nước, đáp ứng
các nhu cầu phát triển kinh tế xã hội nên việc thực hiện quy hoạch tài nguyên
nước mặt đã và đang được thực hiện tại nhiều tỉnh, thành phố, huyện trên cả

nước.
Theo đánh giá của các chuyên gia, nguồn nước mặt hiện nay của thành
phố không bị nhiễm phèn và nhiễm mặn ngay cả vào mùa khô. Giá trị DO
(lượng oxy hòa tan trong nước) của nguồn nước khá cao cho thấy nguồn nước
chưa bị ô nhiễm của chất hữu cơ, đặc biệt vào thời điểm chân triều của sông,
rạch vẫn nằm trong quy chuẩn. Hàm lượng các chất chứa Nitơ, hàm lượng
thuốc trừ sâu trong nước khá thấp; không thấy dấu hiệu nguồn nước bị nhiễm
các kim loại nặng. Tuy nhiên, nguồn nước bị nhiễm khuẩn trầm trọng chứng tỏ
điều kiện vệ sinh môi trường trong vùng còn rất thấp. Đồng thời, nguồn nước
khá đục, đặc biệt vào mùa mưa là yếu tố cơ bản làm giảm chất lượng môi
trường nước. Đối với nguồn nước tại các khu vực có nhiều nguồn thải, độ pH,
giá trị DO khá cao nằm trong điều kiện chấp nhận được của môi trường nước
tự nhiên. Theo tính toán, nhu cầu sử dụng nước của các ngành đến năm 2020 so
với năm 2012 sẽ tăng từ 15-30% theo sự phát triển, trừ ngành nông nghiệp do
có sự chuyển dịch mục đích sử dụng đất. Đồng thời nhu cầu sử dụng nước của
8


các đối tượng dùng nước cũng tăng lên, yêu cầu về chất lượng cũng cao hơn.
[9]
Trên cơ sở đánh giá hiện trạng nguồn nước mặt và dự báo nhu cầu sử
dụng trong tương lai, các chuyên gia đã đề xuất các giải pháp giúp cho công tác
quản lý, sử dụng và bảo vệ nguồn nước mặt phù hợp. Về giải pháp kỹ thuật,
cần thường xuyên điều tra đánh giá tài nguyên nước; duy trì xây dựng mạng
quan trắc và theo dõi đánh giá diễn biến tài nguyên nước, xây dựng cơ sở dữ
liệu về hiện trạng khai thác và sử dụng ; ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ
công tác quản lý. Đối với giải pháp quản lý cần xây dựng cơ chế chính sách
quản lý; thường xuyên thanh, kiểm tra; tăng cường cán bộ làm công tác quản lý
tài nguyên nước; đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật và chuyển
giao công nghệ về bảo vệ, khai thác, sử dụng tiết kiệm nguồn nước. Đồng thời,

xây dựng các công trình phòng, chống xói lở bờ sông, kênh; xây dựng quy
hoạch chống ngập cho các khu đô thị; xây dựng hệ thống thông tin chất lượng
nước qua bảng điện tử. Hoàn chỉnh ban giám sát môi trường, các điểm xả thải
tập trung, khai thác khoáng sản, nhất là các hoạt động khai thác cát…
Theo nhiều chuyên gia cho rằng tài nguyên nước rất quan trọng cho
cuộc sống và sự phát triển bởi hầu hết các hoạt động đều cần đến nguồn nước.
Do đó việc lập Quy hoạch tài nguyên nước mặt để có cơ sở quản lý, sử dụng và
bảo vệ nguồn nước là rất quan trọng. Đây sẽ là công cụ hữu ích giúp thành phố
sử dụng, quản lý và bảo vệ nguồn nước một cách hiệu quả nhất…
Các khái niệm liên quan
- Quy hoạch bảo vệ môi trường: là việc phân vùng môi trường để bảo
tồn, phát triển và thiết lập hệ thống hạ tấng kỹ thuật bảo vệ môi trường gắn với
hệ thống giải pháp bảo vệ môi trường trong sự liên quan chặt chẽ với quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội nhằm bảo đảm phát triển bền vững. [5]
- Nước mặt: là nước chảy qua hoặc động lại trên mặt đất, sông, suối,
kênh, mương, khe, rạch, hồ, ao, đầm. [6]
- Quan trắc môi trường: Là quá trình theo dõi có hệ thống về thành phần
môi trường, các yếu tố tác động lên môi trường nhằm cung cấp thông tin đánh
giá hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường và tác động xấu tới môi trường.
[5]
- Ô nhiễm môi trường: là sự biến đổi của các thành phần môi trường
không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuản môi trường
gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật. [5]
- Quy chuẩn kỹ thuật môi trường là mức giới hạn của các thông số về
chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có
1.2.

9



-

-

-

-

-

-

-

-

-

trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản bắt buộc để bảo vệ môi trường. [5]
- Tiêu chuẩn môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng
môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất
thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được các cơ quan nhà nước và các tổ chức
công bố dưới dạng văn bản tự nguyện áp dụng để bảo vệ môi trường. [5]
Thông số pH: pH là một chỉ số xác định tính chất hóa học của nước. Thang pH
chỉ từ 0-14. Về lý thuyết, nước có pH = 7 là trung tính, khi pH > 7 nước mang
lại tính kiềm, pH < 7 nước có tính axit. Theo tiêu chuẩn, pH của nước sử dụng
cho sinh hoạt là 6,0 – 8,5.
Thông số TSS: là tổng chất rắn lơ lửng trong nước mà có thể loại bỏ bởi bộ lọc.
TSS có thể bao gồm bùn, thực vật mục nát, chất thải công nghiệp, rác thải.

Nồng độ TSS cao có thể ảnh hưởng đến đời sống thủy sinh.
Thông số DO: là lượng oxi hòa tan trong nước cần thiết cho sự hô hấp của các
sinh vật nước (cá, lưỡng thể, thủy sinh,...) thường được tạo ra do sự hòa tan từ
khí quyển hoặc do quang hợp của tảo. Khi nồng độ DO thấp, các loài sinh vật
nước giảm hoạt động hoặc bị chết. Do vậy, DO là một chỉ số quan trọng để
đánh giá sự ô nhiễm nước.
Thông số BOD: là lượng oxi cần thiết để vi sinh vật tiêu thụ trong quá trình
oxy hoá các chất hữu cơ trong nước. Chỉ số BOD là chỉ số quan trọng để đánh
giá mức độ ô nhiễm của chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học trong nước. Chỉ số
này càng cao cho thấy nước bị ô nhiễm chất hữu cơ dễ phân hủy càng nhiều.
Thông số COD: đây cũng là thông số cần thiết để đánh giá chất lượng nước.
COD phản ánh sự có mặt của chất hữu cơ trong nước (bao gồm chất hữu cơ dễ
và khó phân hủy).
Thông số NH4+: NH4+ được chuyển hóa từ NH3 (NH3 có từ thức ăn thừa và chất
thải của cá, tôm ,...) trong nước, NH 3 có trong nước gây độc tính cho nhiều loài
sinh vật dưới nước, nhưng NH4+ thì không. NH4+ có thể chuyển hóa thành nitrit
nhờ vi sinh vật, bản thân nitrit là chất độc hại.
Thông số NO2-, NO3- : đây là hai chất độc hại trong nước mặt, NO 2- được
chuyển hóa từ NH4+ nhờ vi sinh nitrosomonas bacteria, rồi NO 2- chuyển hóa
thành NO3- nhờ vi sinh nitrospira bacteria. NO2- có thể làm vi sinh vật sống khó
thở và chết khi ở nồng độ cao. NO 3- có độc tố nhẹ hơn NO 2- và dễ bị cây hấp
thụ.
Thông số PO43-: hợp chất photphat có trong nguồn nước mặt chủ yếu phát sinh
từ thất thoát phân bón có trong đất, các chất thải từ người và động vật, các hóa
chất tẩy rửa và làm sạch.
Thông số coliform: chỉ một nhóm các vi khuẩn sống trong ruột của con người
và động vật khác. Có liên quan trực tiếp đến sự hiện diện của ô nhiễm phân.
10



-

Coliforms là những trực khuẩn gram âm không sinh bào tử, hiếu khí hoặc kỵ
khí tùy nghi. Chỉ số này thường được dùng để đánh giá sự ô nhiễm nguồn
nước.
Thông số E.coli: tên đầy đủ là Escherichia coli, E.coli bình thường sống trong
ruột già. Sự có mặt của E.coli ở môi trường bên ngoài chứng tỏ môi trường đó
có khả năng ô nhiễm từ phân, E.coli có rất nhiều trong phân người và động vật.
1.3.
Các văn bản pháp lý liên quan
- Luật Bảo vệ Môi trường số 55/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng
hòa XHCN Việt Nam thông qua ngày 23/06/2014;
- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 được Quốc hội nước Cộng
hòa XHCN Việt Nam thông qua ngày 21 /6 /2012;
- Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/7/2004 của Chính phủ quy
định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải
vào nguồn nước;
- Nghị định số 04/2007/NĐ-CP ngày 08/01/2007 của Chính Phủ về việc
sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày
13/06/2003 của Chính Phủ về “Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải”;
- Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ quy
định chi tiết một số điều của Luật Tài nguyên nước;
- Nghị định 80/2014/NĐ-CP ngày 06/08/2014 của Chính phủ quy định
về thoát nước và xử lý nước thải;
- Nghị định 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định
chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
- Thông tư liên tịch số 63/2013/TTLT-BTC-BTNMT ngày 15/ 5/2013
Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 25/2013/NĐ-CP ngày 29/03/2013 của
Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải;
- Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT Quy định việc đăng ký khai thác

nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên
nước;
- Chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường đến năm 2010 và định
hướng đến năm 2020.
- Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020.
- Quyết định số 1081/QĐ – TTg ngày 06/07/2011 của Thủ tướng Chính
phủ về quyết định phê duyệt quy hoạch tổng thế phát triển kinh tế xã hội Thành
phố Hà Nội đến năm 2020 định hướng đến năm 2030.
- Quyết định số 4156/QĐ – UBND ngày 21/09/2012 của UBND Thành
phố Hà Nội về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội
Huyện Phúc Thọ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
- QCVN 08:2015/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước mặt;
11


- QCVN 14:2008/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải
sinh hoạt;
- QCVN 40:2011/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải
công nghiệp.
1.4.
Tổng quan về khu vực nghiên cứu
1.4.1. Điều kiện tự nhiên
• Vị trí địa lý
Huyện Phúc Thọ có tổng diện tích tự nhiên là 117 km 2 ha và có ranh
giới như sau:
- Phía Bắc giáp sông Hồng, là ranh giới của huyện, đồng thời là một
phần ranh giới của Hà Nội với tỉnh Vĩnh Phúc
- Phía Đông giáp với huyện Đan Phượng.
- Phía Nam giáp các huyện Thạch Thất và Hoài Đức.

- Phía Tây giáp thị xã Sơn Tây.
Huyện Phúc Thọ nằm trên trục đường Quốc lộ 32 cùng với 3 tuyến Tỉnh
lộ (tỉnh lộ 418, 419 và 421) phân bố đều khắp huyện nên có điều kiện thuận lợi
để kết nối với các địa phương, các trung tâm về văn hóa, kinh tế và khoa học
kỹ thuật. Phúc Thọ có 3 con sông đi qua (sông Hồng, sông Đáy và Sông Tích)
là nguồn cung cấp nước tưới phù sa cho đồng ruộng, đồng thời là tuyến giao
thông thủy quan trọng. [4]


Địa hình, địa mạo

Phúc Thọ có địa hình tương đối bằng phẳng, mức chênh lệch đô cao
giữa các vùng không đáng kể. Địa hình của huyện thấp dần từ Tây Bắc xuống
Đông Nam. Phần lớn diện tích đất canh tác của huyện Phúc Thọ nằm ở địa hình
bằng phẳng, thích hợp cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là gieo trồng các loại
cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày. [4]


Đặc điểm khí hậu

Phúc Thọ chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa (mùa hè nóng
ẩm, mưa nhiều và mùa đông khô lạnh, mưa ít). Nhiệt độ bình quân hàng năm
23,30C. Lượng mưa trung bình hằng năm 1.839mm (cao nhất vào tháng 8 và
thấp nhất vào tháng 12). Độ ẩm hàng năm trung bình 84%. Số giờ nắng trung
bình hàng năm 1.617 giờ - điều kiện thích hợp canh tác 3 vụ trong năm. [4]


Đặc điểm thổ nhưỡng
12



- Đất của huyện Phúc Thọ là đất phù sa sông Hồng gồm đất phù sa được
bồi hàng năm và đất phù sa không được bồi hàng năm. Ngoài ra, trên địa bàn
xã Trạch Mỹ Lộc và Tích Giang còn có một số diện tích đất đỏ vàng và đất
Feralit.
- Đặc điểm đất đai của huyện đã tạo điều kiện để phát triển công nghiệp
chế biến và nền nông nghiệp với nhiều loại cây trồng và vật nuôi có giá trị kinh
tế cao. Tuy nhiên, một số vùng của huyện thường bị ngập lụt vào mùa mưa nên
sản xuất nông nghiệp kém hiện quả. [4]


Đặc điểm thủy văn:

Huyện Phúc Thọ có 3 con sông chảy qua là sông Hồng, sông Đáy và
sông Tích. Đây là nguồn cung cấp nước chính cho sản xuất và sinh hoạt, đồng
thời là hệ thống tiêu thoát nước của phần lớn các xã trong huyện.
- Sông Hồng đổ theo hướng Bắc Nam, phần qua Huyện Phúc Thọ dài 16,8
km. Nguồn nước của sông Hồng rất lớn. Về mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 9 và
nhất là tháng 7, tháng 8 nước sông lên to 12m, 4 báo động 1; 13m, 4 báo động
2, 14m, 4 báo động 3. Sông Hồng không những cung cấp nguồn nước tưới tiêu
cho hầu hết diện tích canh tác của vùng đồng nhờ trạm bơm Phù Sa, một phần
đất vùng bãi nhờ trạm bơm Xuân Phú. Sông Hồng còn là giao thông thủy quan
trọng và thuận lợi.
- Sông Đáy là một nhánh của Sông Hồng chảy qua, phía Nam dài 14,5 km,
là nguồn nước tưới cung cấp cho một số xã vùng bãi như Thanh Đa, Tam
Thuấn, Liên Hiệp, Hiệp Thuận. Việc thực hiện xây dựng đập ở phía Nam cầu
Phùng để chủ động trong việc phòng chống úng, lũ.
- Sông Tích năm ở phía Tây của Huyện chảy từ Tây Bắc đến Đông Nam,
phần chảy qua huyện dài 12 km, bắt nguồn từ các suối của vùng núi Ba Vì
(rặng đồi làng Yên Kỳ). Sông Tích dài và nhỏ lại khúc khuỷu, dòng nước chảy

không mạnh nên dân ven sông có thể dùng thuyền bè đánh cá và làm phương
tiện giao thông thuận lợi. Ngài ra sông Tích còn có chức năng tưới tiêu toàn bộ
diện tích canh tác các xã Tích Giang, Trạch Mỹ Lộc, Thọ Lộc và một phần của
xã Phúc Hòa, thị trấn Phúc Thọ. [4]


Đặc điểm địa chất:
Địa chất các khu vực ở Phúc Thọ chủ yếu là đất sét, sét pha bồi tích của
sông Hồng khá ổn định. [4]
• Tài nguyên khoáng sản:
13


Phúc Thọ là huyện nghèo khoáng sản, trên địa bàn chỉ có một số loại
khoáng sản phục vụ cho sản xuất vật liệu xây dựng như: đất sét làm gạch ngói,
cát sỏi xây dựng,… [4]
1.4.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
• Hiện trạng xã hội
Huyện Phúc Thọ gồm 23 xã: với huyện lỵ là thị trấn Phúc Thọ. Dân số
tính đến tháng 11/2014 đạt khoảng 176.614 người, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên
xấp xỉ 1,1%. Số người trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 52% tổng dân số
của huyện với 90% số lao động nông nghiệp và 10% lao động phi nông nghiệp.
Với số lao động dự báo đến năm 2020 khoảng 94.298 người, Phúc Thọ có tiềm
năng lao động lớn, tuy nhiên đây cũng là thách thức lớn của huyện trong vấn đề
giải quyết việc làm thường xuyên và đảm bảo thu nhập ổn định cho người dân
địa phương. [4]


Hiện trạng kinh tế


Trong những năm qua, huyện có nhiều chủ trương, biện pháp thúc đẩy
kinh tế phát triển tạo nên sự thay đổi tích cực. Tốc độ tăng trưởng trung bình
hàng năm đạt trên 9.8%. Cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực tăng tỉ trọng giá
trị sản xuất công nghiệp, thương mại - dịch vụ và giảm dần tỷ trọng giá trị sản
xuất nông nghiệp, trong đó:

Biểu đồ 1.1: Tỷ trọng phát triển các ngành của Huyện Phúc Thọ
 Hiện trạng phát triển nông nghiệp

Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo và mũi nhọn của Phúc Thọ.
Huyện đã khai thác hiệu quả tiềm năng sẵn có để phát triển nông nghiệp toàn
diện như: đất đai chủ yếu là đất bãi có độ phì cao, khí hậu nhiệt đới gió mùa và
nguồn nhân lực dồi dào. Trong những năm qua, giá trị sản xuất nông nghiệp
14


tăng bình quân trên 4%, cơ cấu kinh tế nông nghiệp bắt đầu chuyển dịch theo
hướng mang lại hiệu quả cao với tổng diện tích đất nông nghiệp khoảng 6.922
ha chiếm 59.13% diện tích đất tự nhiên. [4]
a. Ngành trồng trọt:
Do tích cực chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, sử dụng giống cây trồng có năng
suất, chất lượng cao; áp dụng KH-KT tiên tiến vào sản xuất nên năng suất, sản
lượng cây trồng luôn đạt mức cao (trên 60.000 tấn). Ngoài lúa là cây trồng
chính có diện tích khoảng 9335 ha, Phúc Thọ còn có thế mạnh về cây đỗ tương
(2526 ha), lạc (162 ha), rau (1100 ha). [4]
b. Ngành chăn nuôi:
Cơ cấu ngành chăn nuôi chiếm 50.2% tỷ trọng ngành nông nghiệp.
Ngoài nuôi gia súc, gia cầm, Phúc Thọ đẩy mạnh phát triển bò sữa do có lợi thế
đất vùng bãi và đất đồng cỏ lớn và tận dụng mặt nước ao, hồ, đầm để nuôi
trồng thủy sản với diện tích khoảng 643 ha. [4]

Nhận xét:
- Để tăng năng suất và sản lượng cây trồng, người dân trên địa bàn
huyện đã gia tăng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học tràn lan và
không tuân thủ theo quy định gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, sức
khỏe của con người và môi trường; bao bì đựng hóa chất bảo vệ thực vật, vỏ
bình phun thuốc trừ sâu, diệt cỏ,… cũng tăng lên đáng kể và không thể kiểm
soát. Ngoài ra, phương pháp canh tác nông nghiệp chưa khoa học sẽ dẫn đến
suy thoái chất lượng đất.
- Chất thải từ ngành chăn nuôi đã làm ô nhiễm môi trường nước tại khu
vực chăn thả gia súc, ô nhiễm nước cấp sinh hoạt, gây ra mùi khó chịu, làm mất
vệ sinh xung quanh và tạo điều kiện cho loại côn trùng có hại (muỗi, ruồi) phát
triển sinh sôi.
 Hiện trạng ngành công nghiệp

Phúc Thọ đang hết sức quan tâm đến đầu tư ngành công nghiệp – tiểu
thủ công nghiệp (CN-TTCN) với các ngành nghề chính: may mặc, chế biến
nông sản thực phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng. Tổng giá trị ngành CN TTCN
trên toàn huyện trong 6 tháng đầu năm 2015 ước tính đạt gần 608 tỷ đồng. Tốc
độ tăng trưởng kinh tế của huyện 5 năm qua vẫn duy trì trên 10% năm.
Hiện tại, huyện đã quy hoạch được 3 cụm công nghiệp, trong đó có 2
cụm đã được phê duyệt quy hoạch và 1 cụm đang được hoàn thiện quy hoạch.
15


Ngoài ra, Phúc Thọ có 9/18 điểm công nghiệp làng nghề được UBND tỉnh Hà
Tây (cũ) phê duyệt quy hoạch chi tiết với tổng diện tích 36,0595 ha. Mặt khác,
Phúc Thọ có 6/60 làng nghề đạt tiêu chuẩn của Thành phố, chủ yếu là chế biến
nông sản như: xay xát, nghiền thức ăn gia súc, làm bún bánh, đậu phụ, chế biến
tinh bột sắn, dệt thảm, may gia công.
Mặc dù có nhiều thuận lợi và tiềm năng trong phát triển CN-TTCN

nhưng việc thu hút các dự án đầu tư còn hạn chế, các hộ sản xuất kinh doanh
của các làng nghề còn chưa thật sự muốn đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất trong
các điểm công nghiệp làng nghề. Vì vậy, huyện Phúc Thọ đã tập trung chỉ đạo
GPMB dứt điểm các cụm, điểm công nghiệp đã được phê duyệt chi tiết, tạo
quỹ đất sạch để thu hút vốn đầu tư; có chính sách hỗ trợ, đào tạo nghề cho các
hộ sản xuất kinh doanh đang đầu tư vào cụm, điểm CN. Tích cực tuyên truyền,
quảng bá những tiềm năng, lợi thế trong phát triển CN-TTCN của địa phương
để thu hút các nhà đầu tư có năng lực.
Nhận xét: Việc đẩy mạnh phát triển Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
làng nghề trong những năm gần đây đã tạo ra công ăn việc làm cho người dân
địa phương giúp họ tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống. Tuy
nhiên, đi kèm với đó là hàng loạt những vấn đề về môi trường như:
- Suy thoái tài nguyên thiên nhiên, suy giảm chất lượng tài nguyên đất,
nước
- Gia tăng các vấn đề về ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn
- Khối lượng và thành phần chất thải tăng
- Gia tăng lưu lượng nước thải và các vấn đề ô nhiễm nước phát sinh từ
hoạt động sản xuất,...
 Hiện trạng ngành thương mại – dịch vụ

Ngành thương mại – dịch vụ (TMDV) chiếm khoảng 34% trong cơ cấu
kinh tế. Số hộ kinh doanh TMDV cùng với dịch vụ vận tải tăng nhanh đã tạo
điều kiện cho thị trường sự phát triển hết sức sôi động, góp phần chuyển dịch
cơ cấu lao động nông thôn.
Hoạt động kinh doanh thương mại có bước phát triển và mở rộng ở cả
thị trấn và nông thôn trên địa bàn Huyện. Sức mua ngày càng tăng, nhất là đối
với nhóm hàng nông sản, thực phẩm.
Hiện nay, toàn huyện có 14 chợ nông thôn, 6 chợ tạm không phân hạng
và 1 khu chợ trung tâm huyện có diện tích 27.900m 2. Tuy nhiên, hầu hết các
16



chợ chưa đáp ứng được nhu cầu giao thương hiện nay và phát triển kinh tế giao
lưu trong những năm tới.
Phúc Thọ hiện có 12 cửa hàng bán lẻ xăng dầu, 46 cửa hàng kinh doanh
khí hóa lỏng và vật liệu xây dựng được phân bố ở hầu hết các xã và thị trấn đáp
ứng cơ bản nhu cầu tiêu dùng của người dân trong huyện.
Nhận xét:
Ngành thương mại dịch vụ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển,
đặc biệt là việc triển khai các dự án với mục tiêu lấy công nghiệp – dịch vụ làm
trọng tâm, các dự án phát triển kết hợp giữa kinh tế trang trại, nhà vườn với du
lịch sinh thái. Song, việc xây dựng các dự án đã ảnh hưởng đến môi trường
như: phát thải các loại chất thải rắn (phế liệu, vật liệu thừa, đất đá thải), bụi và
khí thải trong quá trình thu công.
Bên cạnh đó, để tạo thuận lợi giao thương buôn bán giữa các khu vực
nên việc phát triển giao thông vận tải là cần thiết. Tuy nhiên, việc xây dựng,
nâng cấp, cải tạo, mở rộng đường xá, hạ tầng giao thông làm cho tài nguyên đất
bị thu hẹp và tăng suy thoái, gây ô nhiễm môi trường không khí. Mặt khác, sự
phát triển giao thông làm gia tăng về số lượng ô tô, xe máy gây ảnh hưởng
không nhỏ đến môi trường không khí và tạo ra tiếng ồn.
1.5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp kế thừa: Dựa trên số liệu tổng hợp của báo cáo hiện trạng
môi trường của Huyện Phúc Thọ năm 2015 và báo cáo phát triển kinh tế xã hội
của Huyện để tìm hiểu, đánh giá tình hình hoạt động của các cơ sở sản xuất,
làng nghề tới nguồn tiếp nhận (ao, hồ, sông,...) sự chú trọng đầu tư và phát
triển các ngành chủ đạo của Huyện Phúc Thọ. Bên cạnh đó còn hỗ trợ báo cáo
đồ án về các thông số quan trắc nước mặt đặc trưng (pH, BOD 5, COD, Tổng N,
Tổng P, Coliform,....
- Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu:
+ Dựa vào các kiến thức có sẵn trong các sách, giáo trình có sẵn để thu thập các

khái niệm, các giải pháp và các công cụ quản lý, bảo vệ môi trường nước mặt phổ
biến và hiệu quả cao như:
+) Giáo trình Quy hoạch Môi trường

17


+ Danh mục CTNH: để tra cứu tính chất của CTNH. (Theo TT36:2015/TTBTNMT)
+ Thu thập các tài liệu về Huyện Phúc Thọ như (về điều kiện tự nhiên –
kinh tế xã hội thông qua báo cáo Tình hình phát triển kinh tế xã hội năm 2014,
báo cáo hiện trạng môi trường Huyện Phúc Thọ năm 2015)
- Phương pháp phân tích, trình bày số liệu: Dựa vào số liệu kế thừa được
thực hiện đánh giá, phân tích. Đối với các thông số quan trắc nước mặt thì thực
hiện phân tích, đánh giá dựa trên các quy chuẩn như QCVN 08:2015/BTNMT,
QCVN 40:2011/BTNMT, QCVN 14:2008/BTNMT.

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT
HUYỆN PHÚC THỌ
2.1 Hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước
Hiện tại, có 3 nguồn nước tự nhiên được khai thác sử dụng phục vụ cho
mục đích sinh hoạt và phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn Huyện Phúc Thọ.
- Nước mưa: Là nguồn nước tự nhiên, thường được tích trữ để sử dụng
cho ăn uống sinh hoạt. Tuy nhiên, việc sử dụng nước mưa vào mục đích sinh
hoạt đã giảm xuống do điều kiện đời sống đi lên, người dân chủ yếu sử dụng
nước giếng khoan hay nước máy, thay vào đó, nước mưa được dùng để phục vụ
mục đích trồng trọt và chăn nuôi. Đây là giải pháp phù hợp nhất về mặt sinh
thái, nhưng nguồn cung cấp không ổn định theo các tháng trong năm, đặc biệt
khan hiếm vào mùa khô.
- Nước mặt: Nguồn nước mặt trên địa bàn Huyện Phúc Thọ được sử
dụng cho nhiều mục đích khác nhau: cấp nước cho sinh hoạt và công nghiệp,

tưới tiêu trong nông nghiệp, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, bảo vệ đời sống
động vật hoang dã và vùng đất ngập nước… Nguồn nước dồi dào được cung
cấp chủ yếu từ lưu vực sông Hồng, sông Đáy và Sông Tích. Tuy nhiên trong
những năm gần đây, ở một số khu vực, nhất là khu đô thị, khu dân cư nông
thôn chất lượng nước đã phần nào bị ô nhiễm do ảnh hưởng của chất thải công
nghiệp, chất thải sinh hoạt và do sử dụng thuốc trừ sâu, phân hoá học trong sản
xuất nông nghiệp.
18


- Nước dưới đất: do tính chất địa hình nên có trữ lượng không lớn, tuy
nhiên đây cũng là nguồn nước rất cần thiết cho sản xuất công nghiệp và sinh
hoạt, một số ít sủ dụng cho mục đích nông nghiệp và chăn nuôi. Nhìn chung
việc sử dụng nước dưới đất chưa gây ảnh hưởng đáng kể đến trữ lượng và động
thái nước dưới đất, vì vậy cần bảo vệ nguồn nước dưới đất và quy hoạch vùng
khai thác.
Huyện Phúc Thọ có 3 con sông chính chảy qua là Sông Hồng, Sông
Đáy, Sông Tích là 3 con sông chính chảy qua địa bàn Huyện Phúc Thọ, đóng
vai trò quan trọng trong việc cung cấp nước sinh hoạt, các hoạt động sản xuất
nông nghiệp và có vai trò trong quá trình phân lũ cho toàn bộ lưu vực, là nguồn
cung cấp nước tưới tiêu cho toàn huyện đồng thời tiếp nhận nước thải sinh
hoạt, nước thải công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và làng nghề. Hiện tại
những đoạn nước sông, ao, hồ đang có dấu hiệu bị ô nhiễm.
2.2 Hiện trạng chất lượng nước mặt
Huyện Phúc Thọ là một huyện ngoại thành của Hà Nội, phát triển nông
nghiệp là hướng đi chủ đạo, bên cạnh đó huyện đã quy hoạch 1 khu công
nghiệp, 07 cụm công nghiệp và một số cụm công nghiệp làng nghề, nếu không
có cơ chế quản lý tốt các hoạt động này sẽ thải ra môi trường nước mặt như các
sông, suối, ao, hồ, kênh, mương trên địa bàn huyện gây ô nhiễm các nguồn
nước mặt đặc biệt là các đoạn sông chảy qua địa bàn thị trấn và các khu vực có

hoạt động công nghiệp các làng nghề.
2.2.1 Các nguồn gây ô nhiễm nước chính
- Từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp
+ Nước thải nông nghiệp
Theo số liệu thống kê tại báo cáo quy hoạch Huyện Phúc Thọ, đến năm
2010 Huyện Phúc Thọ có 4785,05 ha đất phi nông nghiệp chiếm 40,83% diện
tích tự nhiên và phát triển công nghiệp được coi là ngành mũi nhọn trong phát
triển kinh tế của huyện. Ngày nay để tăng năng suất và sản lượng, người dân đã
áp dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp như: sử
dụng thuộc BVTV, phân bón,... Lượng thuốc BVTV trên địa bàn Huyện Phúc
Thọ tăng từ 24.800kg (năm 2006)lên 25.946kg (năm 2009). Tuy nhiên, việc sử
dụng phân bón hóa học, thuốc BVTV tràn lan và không tuân thủ đúng theo quy
định sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, súc khỏe con người. Bên cạnh
đó, lượng dư các loại thuốc BVTV, phân bón từ đồng ruộng chảy ra sông, kênh

19


mương, gây nhiễm độc nguồn nước mặt, làm nước có hiện tượng dư thừa chất
dinh dưỡng, gây nên hiện tượng phú dưỡng của nước.
Nước thải từ nông nghiệp trồng trọt chủ yếu là các chất hữu cơ như
COD, BOD5, các chất dinh dưỡng như NH 4+, NO2-, PO43- đây là nhóm các chất
gây hiện tượng phú dưỡng trong nguồn nước mặt
+ Nước thải chăn nuôi
Chăn nuôi cũng là một trong những ngành chủ đạo trong phát triển nông
nghiệp chủ yếu là chăn nuôi lơn, bò và các loại gia cầm. Chất thải từ hoạt động
chăn nuôi có chứa nhiều chất hữu cơ; hàm lượng BOD, COD và TSS cao. Chất
thải là thức ăn trong đó có cả phụ gia cũng có thể chứa chất gây ô nhiễm môi
trường. Hiện nay, nước thải chăn nuôi ngày càng gia tăng nhưng chưa có biện
pháp thu gom, xử lý, đa phần thải trực tiếp vào các thủy vực thông qua cống

rãnh nên đã và đang là nguồn ô nhiễm môi trường lớn ở khu vực nông thôn,
tiềm ẩn gây ra các dịch bệnh cho người và vật nuôi, còn lại là đa phần thải trực
tiếp vào các thủy vực (sông, suối, ao, hồ) thông qua hệ thống cống rãnh,... Việc
kiểm soát các nguồn ô nhiễm này cũng rất khó vì quy mô nhỏ lẻ và phân tán
theo hộ gia đình.
- Nước thải đô thị và công nghiệp
+ Nước thải công nghiệp
Ngày nay công nghiệp hóa đang ngày càng được đẩy mạnh đầu tư và
phát triển. Do hoạt động công nghiệp chưa phát triển nên nguồn thải công
nghiệp không đáng kể, trong đó chủ yếu là nước thải của các nhà máy, cụm
công nghiệp vào sông Đáy.
+ Nước thải đô thị
Hầu hết nước thải đô thị được xử lý sơ bộ nên chất lượng chưa đạt quy
chuẩn. Nước thải đô thị có thành phần phức tạp với nguồn gốc từ các chất tẩy
rửa, các chất dinh dưỡng trong thức ăn,… bên cạnh đó tình trạng vứt rác thải,
vật liệu xây dựng xuống sông, hồ, kênh mương đang làm hẹp dòng chảy, ảnh
hưởng đến môi trường nước mặt và mất mỹ quan các thủy vực trên địa bàn
huyện.
- Từ các làng nghề
Sản xuất làng nghề một mặt góp phần gia tăng sản phẩm xã hội và tạo
công ăn việc làm cho người dân. Tính đến năm 2010 toàn huyện có nhiều làng
nghề hẫu hết các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đều có các hộ sản xuất ngành
20


nghề tiểu thủ công nghiệp. Với các làng nghề chính là các nghề may mặc, dệt,
thêu thảm, chế biến gỗ lâm sản, chế biến nông sản thực phẩm sản xuất các vật
liệu xây dựng,... Các làng nghề đều chưa xây dựng hệ thống thoát nước và xử
lý nước thải. Hơn nữa, do sản xuất theo quy mô hộ gia đình nên khó tập trung
được lưu lượng nên thường được xả dọc theo các rãnh dẫn nước sau đó đổ vào

các con kênh tiêu chính của xã rồi hòa vào hệ thống dòng sông gây ô nhiễm
nguồn nước mặt.
- Từ các hoạt động y tế
Trên địa bàn Huyện Phúc Thọ có bệnh viện đa khoa Huyện Phúc Thọ
với 180 giường bệnh và 22 trạm xá phân bố tại thị trấn và các xã trong đó
lượng nước thải tại các trạm xá xã là không đáng kể.
Nước thải bệnh viện bao gồm nước thải sinh hoạt của cán bộ công nhân
viên, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và nước thải của hoạt động khám chữa
bệnh, xét nghiệm tại các khoa phòng. Trong nước thải bệnh viện có các thành
phần chính gây ô nhiễm môi trường là các chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng
của N, P, chất rắn lơ lửng và các vi trùng, vi khuẩn gây bệnh. Tại bệnh viện
tuyến huyện, lượng thải nhiều song tại đây đã có hệ thống xử lý nước thải trước
khi thải ra môi trường tiếp nhận.
2.2.2 Diễn biến chất lượng nước mặt
Nước thải sinh hoạt trên địa bàn Huyện Phúc Thọ được phát sinh từ khu
dân cư theo ước tính của Huyện lưu lượng nước thải sinh hoạt hiện nay trung
bình khoảng 120lít/người/ngày, tương đương với nước thải sinh hoạt khoảng
15.024m3/ngày.


Nước sông
Để đánh giá hiện trạng môi trường nước sông trên địa bàn huyện, thực
hiện quan trắc phân tích chất lượng nước của Sông Đáy và Sông Tích.
- Tại sông Đáy: tiến hành lẫy mẫu nước sông Đáy ở các đoạn từ Cẩm
Đình đến Hiệp Thuận với chiều dài 11,3 km bắt đầu từ cống lẫy mẫu nước Cẩm
Đình dẫn đến cống lấy mẫu nước Hiệp Thuận (đập Đáy, Phúc Thọ)
Vị trí lấy mẫu được thể hiện qua bảng:

Bảng 2.1: Vị trí lấy mẫu nước Sông Đáy đoạn chảy qua Huyện Phúc Thọ
Tên mẫu


Vị trí lấy mẫu
21

Tọa độ


Chân cầu Cẩm Đình đoạn xã
Cẩm Đình và Xuân Phú,
Huyện Phúc Thọ
Chân cầu Kim Lũ, Xã Long
Xuyên và Thượng Cốc,
Huyện Phúc Thọ
Tại chân cầu thuộc xã Thôn
Ngoại và Tam Thuấn đoạn
gần quốc lộ 32
Nước sông Đáy đoạn chảy
qua xã Hiệp Thuận, Huyện
Phúc Thọ

SĐ - NM1
SĐ - NM2
SĐ - NM3
SĐ - NM4

21o08’37,42’’N
và 105o33’09,55’’E
21o06’33,50’’N
và 105o36’17,35’’E
21o05’16,42’’N

và 105o38’01,97’’E
21o04’19,93’’
và 105o38’42,09’’

(Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường Huyện Phúc Thọ, 2015)
[9]
Kết quả phân tích chất lượng nước Sông Đáy trên địa bàn Huyện được
thể hiện qua bảng 2.2
Bảng 2.2: Kết quả phân tích chất lượng nước sông Đáy trên địa bàn
Huyện Phúc Thọ
QCVN
08:2015/BTNMT
(Cột B1)

Kết quả phân tích
TT
1

2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

Chỉ tiêu

Tổng
chất rắn
lơ lửng
(TSS)
COD
BOD5
NH4+
Nitrit
(NO2-)
Photphat
(PO43-)
Cyanua
(CN-)
Sắt tổng
(Fe)
Chì (Pb)
Crom
tổng
Thủy

Đơn vị
SĐ NM1

SĐ –
NM2

SĐ –
NM3

SĐ –

NM4

mg/l

48

43

75

68

50

mg/l
mg/l
mg/l

18,9
9,5
0,28

35,1
17,3
0,23

49,3
26,2
0,87


54,3
31,5
1,57

30
15
0,9

mg/l

0,09

0,12

0,19

0,32

0,05

mg/l

0,05

0,13

0,33

0,13


0,3

mg/l

KPH

0,009

0,012

0,004

0,05

mg/l

0,91

1,41

1,47

1,59

1,5

mg/l

KPH


0,0019 0,0017 0,0015

0,05

mg/l

KPH

0,008

0,002

0,005

0,04

mg/l

KPH

KPH

KPH

KPH

0,001

22



12
13

ngân
(Hg)
Tổng dầu
mg/l
0,09
mỡ
Coliform MPN/100ml 23000

0,12

0,17

0,27

1

48000

24000

35000

7500

(Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường Huyện Phúc Thọ, 2015) [9]
Từ kết quả phân tích bảng trên cho thấy nước sông Đáy trên chảy qua địa bàn

Huyện Phúc Thọ có dấu hiệu bị ô nhiễm dạng các chất hữu cơ tại một số đoạn.
Chất lượng nước sông đoạn chảy qua các xã Cẩm Đình, Xuân Phúc,
Long Xuyên, Thượng Cốc nồng độ các chất nằm dưới quy chuẩn về chất lượng
nước mặt QCVN 08:2015/BTNMT. Điều này có hợp lý vì đoạn sông này được
sông Hồng cung cấp nước thường xuyên, dòng nước liên tục được lưu thông
làm tăng khả năng tự làm sạch của nguồn nước, chất lượng nước sông Đáy
đoạn chảy từ Cẩm Đình đến Thượng Cốc chưa có dấu hiệu ô nhiễm, chất lượng
nước tương đối tốt.
Đoạn sông Đáy chảy qua xã Tam Thuấn, Tam Hiệp, Hiệp Thuận bị ô
nhiễm bởi các chất hữu cơ rõ rệt. Kết quả phân tích cho thấy một số hàm lượng
như TSS, BOD5, COD, NH4+, PO43- và Coliform vượt hơn quy chuẩn cho phép
trong đó hàm lượng TSS vượt quy chuẩn cho phép 1,7 – 196 lần; BOD cao
vượt quy chuẩn từ 1,34 – 2,06 lần; COD vượt từ 1,35 – 1,71 lần; NH 4+ vượt từ
1,74 – 3,14 lần, tổng dầu mỡ vượt từ 1,7 – 2,7 lần. Đây chính là hiện tượng suy
giảm chất lượng nước sông Đáy cũng như dấu hiệu của con sông đang bị chết
dần, vừa do tình trạng khô cạn, do tình trạng ô nhiễm. Hàm lượng chất ô nhiễm
cũng tăng dần theo chiều dài đoạn sông đặc biệt là vị trí tiếp giáp với xã Dương
Liễu, Cát Quế của Huyện Hoài Đức.
• Sông Tích
Sông Tích bắt nguồn từ dãy núi Ba Vì, đầu nguồn là các hồ Suối Hai,
Đồng Mô, sông Tích chảy vào địa phận Huyện Phúc Thọ bắt nguồn từ xã Tích
Giang chảy qua địa phận xã Trạch Mỹ Lộc và chảy sang xã Cẩm Yên thuộc địa
phận Thạch Thất.
Thực hiện đánh giá chất lượng nước sông Tích thực hiện lấy mẫu tại các
vị trí theo bảng

Bảng 2.3: Vị trí lấy mẫu nước Sông Tích đoạn chảy qua Huyện Phúc
Thọ
Tên mẫu
ST - NM1


Vị trí lấy mẫu
Đoạn chảy qua xã Tích
23

Tọa độ
21 06’25,96’’N
o


ST - NM2

Giang, Huyện Phúc Thọ
Chân cầu Tỉnh lộ 418, thuộc
thôn Vân Lôi, xã Trạch Mỹ
Lộc, Huyện Phúc Thọ

và 105o30’34,88’’E
21o05’37,08’’N
và 105o31’26,87’’E

(Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường Huyện Phúc Thọ, 2015) [9]
Kết quả phân tích chất lượng nước sông Tích được thể hiện qua bảng
2.4:
Bảng 2.4: Kết quả phân tích chất lượng nước sông Tích trên địa bàn
Huyện Phúc Thọ

TT
1


2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13

Chỉ tiêu

Đơn vị

Tổng
chất rắn
mg/l
lơ lửng
(TSS)
COD
mg/l
BOD5
mg/l
+
NH4
mg/l
Nitrit

mg/l
(NO2-)
Photphat
mg/l
(PO43-)
Cyanua
mg/l
(CN-)
Sắt tổng
mg/l
(Fe)
Chì (Pb)
mg/l
Crom
mg/l
tổng
Thủy
ngân
mg/l
(Hg)
Tổng dầu
mg/l
mỡ
Coliform MPN/100ml

Kết quả phân tích

QCVN
08:2015/BTNMT
(Cột B1)


ST – NM1

ST – NM2

28,3

39,1

50

26,1
12,5
1,15

37,5
19,3
0,68

30
15
0,9

0,02

0,05

0,05

0,05


0,13

0,3

KPH

0,009

0,05

1,07

0,89

1,5

KPH

0,0019

0,05

KPH

0,008

0,04

KPH


KPH

0,001

0,09

0,12

1

5200

6000

7500

(Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường Huyện Phúc Thọ, 2015)
[9]
Dựa vào bảng kết quả phân tích cho thấy nước sông Tích trên đoạn chảy
qua địa bàn Huyện Phúc Thọ chất lượng nước chưa bị ô nhiễm, hầy hết các chỉ
24


tiêu nằm trong quy chuẩn cho phép ngoại trừ một vài thông số có vị trí lấy mẫu
thuộc xã Trạch Mỹ Lộc có kết quả một số chỉ tiêu cao hơn quy chuẩn trong đó
BOD5 vượt quy chuẩn cho phép 1,29 lần, COD vượt 1,25 lần, NH 4+ vượt 1,28
lần. (QCVN 08:2015/BTNMT)
• Nước ao, hồ, kênh mương thủy lợi
 Nước mặt tại các ao hồ trên địa bàn huyện Phúc Thọ:

Để đánh giá chất lượng nước mặt ao hồ Huyện Phúc Thọ thực hiện lấy
mẫu tại các điểm như bảng 2.5:
Bảng 2.5: Vị trí lấy mẫu nước ao hồ Huyện Phúc Thọ
Tên mẫu
NM1
NM2
NM3
NM4
NM5
NM6

Vị trí lấy mẫu
Nước hồ đối diện cổng Bệnh viện đa khoa Huyện Phúc
Thọ
Nước hồ trước cửa Miếu Thuần Mỹ, xã Trạch Mỹ Lộc,
Huyện Phúc Thọ
Nước ao tại làng nghề Linh Chiểu, xã Sen Chiểu, Huyện
Phúc Thọ.
Nước hồ thôn Nội, xã Tam Thuấn, Huyện Phúc Thọ
Nước ao Đình thôn Bảo Lộc, xã Võng Xuyên, Huyện
Phúc Thọ
Nước ao thôn Đường Hồng, xã Thanh Đa, Huyện Phúc
Thọ

(Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường Huyện Phúc Thọ, 2015)
[9]
Kết quả phân tích chất lượng nước ao hồ trên địa bàn Huyện Phúc Thọ
được thể hiện trong bảng 2.6:

Bảng 2.6: Kết quả phân tích chất lượng nước ao hồ Huyện Phúc

Thọ

T
T

1

Chỉ tiêu
Tổng chất
rắn lơ lửng
(TSS)

Kết quả phân tích

Đơn vị

mg/l

QCVN
08:2015/
BTNMT
(Cột B1)

NM1

NM2

NM3

NM4


NM5

NM6

35

54

58

40

48

49

25

50


×