Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Đặc điểm ngữ nghĩa của tục ngữ thái có thành tố chỉ thực vật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 114 trang )

LỜI CẢM ƠN
Tác giả luận văn “Đặc điểm ngữ nghĩa của tục ngữ Thái có thành tố
chỉ thực vật” xin được trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy giáo,
cô giáo trường Đại học tây Bắc đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ
trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy hướng dẫn:
Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Minh Toán đã tận tình hướng dẫn, động viên tác giả
trong quá trình thực hiện đề tài.
Tác giả xin chân trọng cảm ơn các đồng chí lãnh đạo, các cán bộ, giảng
viên, công nhân viên và các sinh viên trường Cao đẳng Cộng đồng Lai Châu,
các đồng nghiệp, người thân, đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi, cung
cấp thông tin, số liệu, góp ý xây dựng, động viên, khích lệ tác giả trong suốt
quá trình học tập, nghiên cứu thực hiện đề tài.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng chắc chắn không tránh khỏi thiếu
sót về nội dung và hình thức thể hiện. Kính mong nhận được sự góp ý của các
thầy cô giáo, các đồng chí cán bộ, giảng viên, các đồng nghiệp và những
người cùng quan tâm đến nội dung đã trình bày trong luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn!


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ văn học trên đây là của riêng tôi. Các kết
quả, dẫn chứng trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ
công trình nào khác.
Sơn La, tháng 11 năm 2015
Tác giả

Lò Thị Phương Thảo


MỤC LỤC



PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................. 1
2. Lịch sử vấn đề .................................................................................................... 2
2.1.Việc sưu tầm, biên soạn, nghiên cứu tục ngữ Việt Nam .................................. 2
2.2. Việc sưu tầm, nghiên cứu tục ngữ tiếng Thái.................................................. 4
3. Mục đích, đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu........................................................ 7
3.1. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 7
3.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 7
3.2.1. Đối tượng nghiên cứu: .................................................................................. 7
3.2.2. Phạm vi nghiên cứu:..................................................................................... 7
3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................................... 7
4. Phương pháp và thủ pháp nghiên cứu ................................................................ 8
4.1. Thủ pháp thống kê phân loại được sử dụng trong quá trình thống kê và thu
thập tư liệu. Sau đó, chúng tôi phân loại chúng theo một số tiêu chí. ...................... 8
4.2. Phương pháp miêu tả........................................................................................ 8
4.3. Phương pháp phân tích ngữ nghĩa, thủ pháp quy nạp, tổng hợp .................... 8
5. Cái mới của đề tài................................................................................................ 8
6. Bố cục luận văn .................................................................................................. 8
PHẦN NỘI DUNG.................................................................................................. 9
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN.............................................................................. 9
1.1. Khái quát về tục ngữ......................................................................................... 9
1.1.1. Một số định nghĩa về tục ngữ......................................................................... 9
1.1.2. Tục ngữ trong sự phân biệt với thành ngữ, ca dao ..................................... 10
1.1.2.1. Phân biệt tục ngữ với thành ngữ.............................................................. 11
1.1.2.2. Phân biệt tục ngữ với ca dao ................................................................... 13
1.1.3. Ngữ nghĩa trong tục ngữ .............................................................................. 14
1.1.4. Nhận diện tục ngữ....................................................................................... 16



1.2. Tổng quan về dân tộc Thái, văn hóa Thái và tục ngữ tiếng Thái ................. 17
1.2.1. Môi trường địa lí tự nhiên, lịch sử và văn hoá của người Thái ở Việt Nam .. 17
1.2.1.1. Môi trường địa lí tự nhiên, lịch sử của người Thái ở Việt Nam ............. 17
1.2.1.2. Văn hóa của người Thái ở Việt Nam ....................................................... 19
1.2.2. Ngôn ngữ Thái và tục ngữ tiếng Thái......................................................... 22
1.2.2.1. Khái quát về ngôn ngữ và chữ viết Thái.................................................. 22
1.2.2.2. Khái quát về tục ngữ tiếng Thái .............................................................. 24
1.3. Trường ngữ nghĩa thực vật trong tiếng Thái ....................................................... 27
1.3.1. Khái quát về trường ngữ nghĩa và sự chuyển trường của các từ trong hoạt động ..... 27
1.3.2. Từ chỉ thực vật trong tiếng Thái ..................................................................... 30
Tiểu kết: ................................................................................................................ 33
CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ KHẢO SÁT, PHÂN TÍCH VÀ MÔ TẢ TỤC NGỮ
TIẾNG THÁI CÓ THÀNH TỐ CHỈ THỰC VẬT .................................................. 34
2.1. Tục ngữ tiếng Thái có thành tố chỉ thực vật .................................................... 34
2.1.1. Kết quả thống kê định lượng và nhận xét khái quát về các phát ngôn tục ngữ
có thành tố chỉ thực vật.......................................................................................... 34
2.1.1.1. Thống kê định lượng................................................................................. 34
2.1.1.2. Nhận xét khái quát .................................................................................... 42
2.1.2. Nhóm ngữ nghĩa của tục ngữ tiếng Thái có thành tố chỉ thực vật. ................ 43
2.1.2.1 Nhóm có tần số xuất hiện cao: ................................................................... 43
2.1.2.2. Nhóm tần số xuất hiện trung bình: ............................................................ 44
2.1.2.3. Nhóm tần số xuất hiện thấp:...................................................................... 45
2.2. Phân tích và mô tả các nhóm ngữ nghĩa tục ngữ tiếng Thái có thành tố chỉ thực
vật ......................................................................................................................... 51
2.2.1. Bộ phận tục ngữ có thành tố chỉ thực vật mang nghĩa hiển ngôn (nghĩa đen,
nghĩa tường minh) ................................................................................................. 52
2.2.2. Bộ phận tục ngữ có thành tố chỉ thực vật mang nghĩa hàm ngôn (nghĩa bóng)56
2.2.3. Bộ phận tục ngữ có thành tố chỉ thực vật mang nghĩa biểu trưng ................ 61



2.2.4. Một số hiện tượng ngữ nghĩa đặc biệt trong tục ngữ tiếng Thái có thành tố
chỉ thực vật ........................................................................................................... 66
Tiểu kết: ................................................................................................................ 68
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỂU HIỆN VĂN HÓA CỦA NGƯỜI THÁI QUA TỤC
NGỮ CÓ THÀNH TỐ CHỈ THỰC VẬT............................................................... 70
3.1. Mối quan hệ giữa tục ngữ và văn hóa ............................................................. 70
3.1.1. Khái niệm văn hóa ....................................................................................... 70
3.1.2. Vấn đề nghiên cứu biểu hiện văn hóa qua tục ngữ ....................................... 71
3.2. Một số đặc trưng văn hóa Thái qua bộ phận tục ngữ có thành tố chỉ thực vật.. 72
3.2.1. Văn hóa nông nghiệp ................................................................................... 73
3.2.2. Văn hóa ứng xử, giao tiếp ............................................................................ 78
3.2.3. Phong tục tập quán và tín ngưỡng ................................................................ 85
3.2.4. Văn hóa ẩm thực.......................................................................................... 91
3.2.5. Ca ngợi bản mường giàu đẹp ....................................................................... 97
Tiểu kết: ...............................................................................................................101
KẾT LUẬN..........................................................................................................102
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................104


DANH MỤC BẢNG
Nội dung

Trang

Bảng 2.1. Tần số và số lượng xuất hiện từ chỉ thực vật

34

Bảng 2.2. Nhóm tục ngữ từ chỉ thực vật có tần số xuất hiện cao


44

Bảng 2.3. Nhóm tục ngữ từ chỉ thực vật có tần số xuất hiện trung bình

44

Bảng 2.4. Nhóm tục ngữ từ chỉ thực vật có tần số xuất hiện thấp

45


DANH MỤC ẢNH
Nội dung

Trang

Hình 1."Na" (ruộng) bậc thang của người Thái

78

Hình 2."Dệt na" (làm ruộng) của người Thái

78

Hình 3. Buổi sinh hoạt cộng đồng tại Lễ hội cầu mùa của người Thái Trắng

85

Hình 4. Buổi sinh hoạt cộng đồng tại "han khuống" của người Thái Đen


85

Hình 5. Lễ cưới của người Thái Đen

90

Hình 6. Nhà sàn của người Thái Trắng

90

Hình 7. Trang phục của người Thái Đen

91

Hình 8. Lễ cúng cầu mùa của người Thái Trắng

91

Hình 9. Se sợi diệt vải của phụ nữ và nghề thủ công khéo léo của người đàn ông
Thái

91

Hình 10. "Cánh cay" (canh rêu) và "pho cay" (nướng rêu) của người Thái

97

Hình 11. "Khảu lam" cơm lam và "Nó khôm" măng đắng của người Thái

97


Hình 12. "Ban chụp" (hoa ban nộm) của người Thái

97

Hình 13. "Khảu pẳn" (xôi ngũ sắc) của người Thái

97

Hình 14. Bản làng giàu đẹp, trù phú của người Thái

101


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Tục ngữ là kho báu kinh nghiệm, tài sản tinh thần quý giá và tinh hoa của dân
tộc được gìn giữ qua nhiều thế hệ. Trong kho tàng văn học Việt Nam, so với các thể
loại khác, tục ngữ là một trong những thể loại văn học dân gian có sức thu hút mạnh
mẽ đối với nhiều người trong giới nghiên cứu. Sức hấp dẫn ấy không chỉ vì tục ngữ
là sản phẩm của tư duy mà còn là công cụ diễn đạt những tri thức, kinh nghiệm quý
báu, những triết lý nhân sinh sâu sắc thâm thúy và không kém phần nghệ thuật,
được lưu truyền từ đời này sang đời khác.
Dân tộc Thái là một thành phần của đại gia đình các dân tộc Việt nam, dân
tộc Thái có khoảng 1.328.725 người, cư trú rải rác ở các vùng phía tây bắc nước
ta: Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai, Thanh Hóa, Nghệ An…. Phần đông
sống ở vùng rừng núi bao la, được thiên nhiên ưu đãi, cư dân Thái cùng các dân
tộc anh em khác trải qua nhiều thế kỷ lao động dũng cảm, sáng tạo đã tô thắm
cho đất nước Việt Nam càng thêm giàu đẹp.
Là cư dân có nền văn minh lúa nước lâu đời. Người Thái có nhiều kinh

nghiệm đắp phai, đào mương, dựng cọn, bắc máng lấy nước làm ruộng. Lúa nước
là nguồn lương thực chính, đặc biệt là lúa nếp. Người Thái cũng làm nương để
trồng lúa, hoa mầu và nhiều thứ cây khác. Đời sống người Thái xưa nay có mối
quan hệ mật thiết, hữu cơ với cỏ cây hoa lá. Điều này cắt nghĩa tại sao, trong tục
ngữ nguời Thái có chứa những từ chỉ thực vật lại chiếm số lượng khá lớn. Việc tìm
hiểu sâu sắc, có hệ thống bộ phận tục ngữ này cho phép ta hiểu thêm nhiều vấn đề
quan trọng về ngữ nghĩa, về văn hóa biểu hiện trong tục ngữ. Vì thế việc nghiên
cứu ngữ nghĩa của tục ngữ có thành tố chỉ thực vật là một việc làm hết sức cần
thiết.
Tuy nhiên các công trình nghiên cứu về tục ngữ của các dân tộc thiểu số,
trong đó có dân tộc Thái còn ít. Cụ thể, chưa có công trình khoa học nào nghiên
cứu tục ngữ tiếng Thái ở góc độ ngôn ngữ học về phương diện ngữ nghĩa đặc biệt
là về ngữ nghĩa của tục ngữ có thành tố chỉ thực vật trong tiếng Thái. Vì vậy có

1


thể cho rằng, việc tìm hiểu về ngữ nghĩa của tục ngữ Thái là góp phần khai thác
vốn văn hoá của dân tộc Thái ở một bình diện mới, làm rõ thêm nét đặc sắc của
nền văn hóa người Thái.
Trên đây là những lí do thúc đẩy tác giả lựa chọn đề tài "Đặc điểm ngữ nghĩa
của tục ngữ tiếng Thái có thành tố chỉ thực vật " làm đề tài luận văn thạc sĩ.
2. Lịch sử vấn đề
2.1.Việc sưu tầm, biên soạn, nghiên cứu tục ngữ Việt Nam
Cho đến nay, số lượng công trình, bài viết nghiên cứu về tục ngữ là rất lớn, chia
làm nhiều mảng khác nhau. Trong phạm vi giới hạn của đề tài, chúng tôi chỉ nêu bật
đóng góp của những công trình có liên quan đến vấn đề ngôn ngữ và văn hóa.
Qua công trình “Tục ngữ Việt Nam- cấu trúc và thi pháp” (1997), Nguyễn
Thái Hòa đã lược thuật những kiến giải và thành tựu nghiên cứu về phương diện lý
thuyết của thể loại tục ngữ. Đó là những vấn đề của tục ngữ nhìn ở góc độ nghiên

cứu văn học và ngôn ngữ học. Ở góc độ nghiên cứu văn học, theo ông nhìn một
cách tổng quát, các nhà nghiên cứu đã đề cập đến nhiều vấn đề của tục ngữ: xác
định khái niệm (phân biệt tục ngữ với thành ngữ, tục ngữ với ca dao), nội dung,
hình thức diễn đạt của tục ngữ, sự vận dụng và mối quan hệ giữa tục ngữ với các thể
loại văn học khác. Ở góc độ ngôn ngữ học, tác giả cũng điểm qua một số quan niệm
về tục ngữ: tục ngữ là cụm từ cố định; là câu hoàn chỉnh diễn đạt một ý trọn vẹn.
Tục ngữ Việt Nam dưới góc nhìn ngữ nghĩa – ngữ dụng (2006), của Đỗ Thị
Kim Liên đề cập đến vấn đề nghiên cứu tục ngữ và nhận diện tục ngữ; ngữ nghĩa
của các lớp từ trong tục ngữ; các quan hệ ngữ nghĩa trong tục ngữ; một số trường
ngữ nghĩa phản ánh đặc trưng văn hoá Việt trong tục ngữ; vấn đề dạy tục ngữ trong
nhà trường. Có thể nói, đây là một công trình đi sâu nghiên cứu tục ngữ dưới góc
nhìn ngữ nghĩa - ngữ dụng đã có những đóng góp mới mẻ.
Đáng chú ý, có bài viết “Tục ngữ trong cách nhìn của ngữ nghĩa học” Hoàng
Văn Hành cho rằng, dưới góc nhìn của ngữ nghĩa học thì “tục ngữ không phải chỉ
là câu theo cách hiểu thông thường và nội dung của nó cũng không phải chỉ là phán

2


đoán. Có thể nhận định tục ngữ là những câu – thông điệp nghệ thuật” [13; 59].
Như vậy, tác giả lại bổ sung thêm cách nhìn mới về tục ngữ.
Nghiên cứu tục ngữ ở bình diện văn học, văn hoá có một số công trình đáng
lưu ý. Năm 1975, nhóm tác giả Chu Xuân Diên, Lương Văn Đang, Nguyễn Phương
Tri với công trình Tục ngữ Việt Nam. Ở phần thứ nhất: Tiểu luận về tục ngữ Việt
Nam, được chia làm 6 chương. Chương 1, các tác giả đã điểm qua lại việc sưu tầm
và nghiên cứu tục ngữ ở Việt Nam trước 1975 một cách tương đối đầy đủ. Các
chương tiếp theo lần lượt trình bày: Tục ngữ là một hiện tượng ý thức xã hội; Tục
ngữ và lối sống của thời đại; Tục ngữ và lối nghĩ của nhân dân; Tục ngữ và lối nói
của dân tộc; Di sản tục ngữ và thời đại mới. Phần thứ hai là tục ngữ được tập hợp,
giới thiệu và phân theo từng nội dung cụ thể. Đây là cuốn sách có nhiều đóng góp

đáng kể trong việc sưu tầm và nghiên cứu tục ngữ.
Trong cuốn “Tổng tập văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam”,
Trần Thị An (chủ biên) đã giới thiệu sơ lược về thành tựu nghiên cứu tục ngữ
người Việt ở phương diện lý thuyết từ các góc độ. Trong mỗi góc độ, người viết
điểm qua những thành tựu với một số công trình nghiên cứu tiêu biểu. Cụ thể: ở
góc độ ngữ văn có các công trình nghiên cứu về thi pháp thể loại tục ngữ; ở góc
độ nhận thức luận có các công trình nghiên cứu về vấn đề nghĩa của tục ngữ.
Ngoài ra, tác giả còn giới thiệu sơ lược lịch sử sưu tầm và nghiên cứu tục ngữ các
dân tộc thiểu số. Việc nghiên cứu tục ngữ các dân tộc thiểu số được người viết
giới thiệu qua một số công trình với các vấn đề theo tiến trình thời gian và ghi
nhận chưa có nhiều thành tựu: “Trong khi tình hình sưu tầm tư liệu tục ngữ các
dân tộc thiểu số đã thu được một số thành tựu nhất định thì việc nghiên cứu lại
chưa được tiến hành bao nhiêu”.[1; 50].
Năm 2002, cuốn “Tổng tập văn học dân gian người Việt tập 1”, ở phần III
của “Khải luận”, Nguyễn Xuân Kính đã giới thiệu khái quát vấn đề nghiên cứu
tục ngữ. Đó là quá trình tìm hiểu, nghiên cứu tục ngữ và những vấn đề xung
quanh việc nghiên cứu tục ngữ người Việt.

3


Trong bài viết “Tiếp cận tục ngữ từ góc độ văn hóa học” in trong tạp chí
Văn hóa dân gian, số 1(103), HN, năm 2006. Hoàng Minh Đạo đã giới thiệu một
cách tổng quát việc tìm hiểu giá trị thể loại tục ngữ của các nhà folklore học Việt
Nam dưới các góc độ chủ yếu sau đây: ở góc độ xã hội học, tục ngữ được xem là
một hiện tượng ý thức xã hội có tính đặc thù (đại diện cho xu hướng này là các
công trình của Dương Quảng Hàm, Vũ Ngọc Phan); ở góc độ ngôn ngữ học, các
nhà nghiên cứu đi vào phân biệt tục ngữ với thành ngữ (đại diện là Nguyễn Văn
Mệnh, Cù Đình Tú, Hoàng Văn Hành); từ góc độ văn học, tục ngữ được xem là
đối tượng nghiên cứu của bộ môn văn học dân gian (tiêu biểu là Đỗ Bình Trị,

Hoàng Tiến Tựu); tiếp cận tục ngữ từ góc độ kí hiệu học, thi pháp học (tiêu biểu
là Hoàng Trinh, Nguyễn Thái Hoà, Phan Thị Đào, Nguyễn Xuân Đức), tiếp cận
tục ngữ từ góc độ nhận thức luận (đại diện là Chu Xuân Diên) và từ nhiều góc độ,
trên nhiều bình diện (tiêu biểu là Nguyễn Xuân Kính). Tuy nhiên, tác giả chỉ dừng
lại ở sự liệt kê vài tác giả tiêu biểu qua các góc độ nghiên cứu tục ngữ. Những
năm 90 trở về đây, xuất hiện nhiều cuốn tục ngữ của các tác giả như Mã
Giang Lân, Châu Nhiên Khanh, hay nhóm tác giả Nguyễn Cừ, NguyễnThị Huế,
Trần Thị An... Các công trình của các tác giả này chủ yếu là sưu tầm biên soạn,
tổng hợp và giới thiệu các đơn vị tục ngữ Việt Nam. Bên cạnh đó, có sự xuất
hiện rất nhiều bài viết, luận văn, luận án nghiên cứu về tục ngữ Việt, về nhiều
bình diện khác nhau, rất phong phú và đa dạng, đạt được nhiều thành tựu đáng
kể. Đây chính là cơ sở lí luận, là nguồn tài liệu quí giá, là tiền đề khoa học cho
việc nghiên cứu tục ngữ các dân tộc khác trên đất nước Việt Nam, trong đó có
tục ngữ tiếng Thái.
2.2. Việc sưu tầm, nghiên cứu tục ngữ tiếng Thái
Văn học dân gian nói chung và tục ngữ nói riêng xuất phát trực tiếp từ lao
động rồi trực tiếp phục vụ cho lao động và người lao động. Tục ngữ tiếng Thái là
tiếng nói được tổng kết từ: cuộc sống của nhân dân trong mối quan hệ với thiên
nhiên và lao động sản xuất; mối quan hệ giữa con người trong xã hội; ghi nhận

4


những phong tực tập quán, ca ngợi bản mường giàu đẹp. Đã có một số công trình
nghiên cứu, sưu tầm đề cập đến giá trị của tục ngữ tiếng Thái:
Hà Văn Năm, Cầm Thương, Lò Văn Sĩ …[Sưu tầm, biên dịch] (1978). Tục
ngữ Thái, NXB Văn hóa Dân tộc, Hà Nội. Là cuốn sách sưu tầm các tục ngữ
tiếng Thái và chia tục ngữ tiếng Thái thành 3 mục lớn: Bản mường giàu đẹp;
Nhận thức về giới tự nhiên và lao động sản xuất; Nhận thức về mối quan hệ con
người và xã hội.

Hoàng Trần Nghịch (1986), Phương ngôn tục ngữ Thái = Quán Chiến
láng, Hội văn nghệ Sơn La xb, NXB Văn hóa dân tộc tái bản. Nội dung sách
gồm 4 chủ đề chính: Phản ánh cuộc đấu tranh sống còn giữa con người với thiên
nhiên; Những cuộc đấu tranh giai cấp; Những câu phản ánh mối quan hệ hôn
nhân và gia đình; Mối quan hệ làng xóm láng giềng bản trên mường dưới với
nhau trong cộng đồng.
Hà Nam Ninh (1998), Tìm hiểu mối quan hệ cộng đồng qua tục ngữ Thái
Thanh Hóa, trong sách : nhiều tác giả (1998), Văn hóa và lịch sử văn hóa người
Thái ở Việt Nam, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
Cầm Dzịn (1998), Tìm hiểu lời khuyên truyền thống về lao động nông
nghiệp qua tục ngữ Thái, trong sách : nhiều tác giả (1998), Văn hóa và lịch sử
văn hóa người Thái ở Việt Nam, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
Vi Trọng Liên (2002), Quam xon con – Lời khuyên răn dân gian của
người Thái Sơn La và Hà Văn Thu, Quam xon con – Lời khuyên răn dân gian
trong sách: nhiều tác giả (2002), Văn hóa và lịch sử các dân tộc trong nhóm
ngôn ngữ Thái Việt Nam, NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội.
Nhiều tác giả - Viện Nghiên cứu văn hóa (2008) "Tổng tập văn học dân
gian các dân tộc thiểu số Việt Nam" tập 1 xuất bản năm 2007 và tập 2, NXB
khoa học xã hội, Hà Nội. Cuốn sách đã tổng hợp được số lượng rất phong phú
về tục ngữ các dân tộc nói chung trong đó có tục ngữ tiếng Thái.
Quán Vi Miên khảo cứu (2011), Tục ngữ Thái giải nghĩa, NXB Dân Trí.
Là cuốn sách sưu tầm, biên dịch nhằm giải nghĩa 3025 câu tục ngữ tiếng Thái.

5


Do tiếng Thái có nhiều phương ngữ nhưng trong quá trình sưu tầm tác giả đã
giữ nguyên cách ghi của từng vùng. Các câu tục ngữ được sắp xếp khoa học, hệ
thống theo vần của chữ cái đầu trong phần nguyên văn tiếng Thái phiên âm.
Phần tiếng Thái để trên, phần dịch để dưới, phần giải nghĩa đặt dưới cùng. Đây

thực sự là nguồn tư liệu vô cùng quý giá, và mới mẻ giúp cho người nghiên cứu
có nhiều điều kiện để đi sâu nghiên cứu mọi mặt của tục ngữ tiếng Thái.
Điểm lại quá trình nghiên cứu, sưu tầm tục ngữ tiếng Thái từ những năm 70
của thế kỉ trước trở về đây, chúng ta nhận thấy một số vấn đề đáng chú ý sau:
Tục ngữ tiếng Thái với tư cách là đơn vị của ngôn ngữ Thái, là một loại
hình trong kho tàng văn chương truyền khẩu của người Thái. Đã từ lâu, tục ngữ
tiếng Thái đã trở thành mối quan tâm của các nhà nghiên cứu văn hoá dân gian. Đã
có những công trình nghiên cứu về tục ngữ tiếng Thái được công bố. Tuy nhiên,
những công trình nghiên cứu trên phần lớn tập trung sưu tầm, giới thiệu về các đơn
vị tục ngữ tiếng Thái, trong đó đã có công trình nghiên cứu tục ngữ tiếng Thái về
khía cạnh: mối quan hệ cộng đồng qua tục ngữ tiếng Thái; lời khuyên truyền
thống về lao động nông nghiệp qua tục ngữ tiếng Thái; quan niệm truyền thống về
xây dựng quê hương, đất nước của người tiếng Thái; Lời khuyên răn dân gian. Như
vậy, Các công trình nghiên cứu trên hầu như chưa có công trình nào nghiên cứu tục
ngữ tiếng Thái về phương diện ngôn ngữ.
Dù đã được nhiều tác giả quan tâm, nhưng bình diện ngữ nghĩa của tục
ngữ tiếng Thái, đặc biệt là đặc điểm ngữ nghĩa của tục ngữ tiếng Thái có thành
tố chỉ thực vật vẫn chưa được chú ý một cách thích đáng. Tìm hiểu, nghiên cứu
ngữ nghĩa của tục ngữ tiếng Thái chính là để khám phá và giới thiệu về tục ngữ
dân tộc Thái một cách toàn diện hơn. Trong phạm vi luận văn này chúng tôi sẽ
làm sáng rõ hơn nhận định: Tục ngữ Thái là nơi tinh tuý, đúc kết kinh nghiệm và
khả năng sáng tạo trong tư duy, là nơi lưu giữ những nét đẹp văn hóa, phong tục
tập quán của người Thái, đồng thời thấy được tài năng của các tác giả dân gian
Thái trong quá trình sáng tác kho tàng văn hoá phi vật thể này.

6


Chính vì thế đề tài “Đặc điểm ngữ nghĩa của tục ngữ tiếng Thái có
thành tố chỉ thực vật ” không chỉ có ý nghĩa trong lĩnh vực nghiên cứu ngôn ngữ

của dân tộc thiểu số mà còn có ý nghĩa thiết thực cho việc giới thiệu và góp phần
bảo tồn, gìn giữ và phát triển kho tàng về văn hoá vô giá của người Thái.
3. Mục đích, đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu tục ngữ tiếng Thái và mô tả ngữ nghĩa của tục ngữ tiếng Thái có
thành tố chỉ thực vật để làm sáng tỏ đặc trưng ngôn ngữ độc đáo của tục ngữ
tiếng Thái, góp một phần nhỏ vào việc bảo tồn và phát huy vốn ngôn ngữ của
dân tộc Thái và làm đa dạng, phong phú hơn cho văn hóa các dân tộc thiểu số
trên đất nước Việt Nam.
3.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Đối tượng nghiên cứu: Tục ngữ Thái có thành tố chỉ thực vật xét về
phương diện ngữ nghĩa
3.2.2. Phạm vi nghiên cứu: Tư liệu phục vụ cho nghiên cứu trong luận văn được
thống kê dựa vào cuốn sách của:
- Quán Vi Miên khảo cứu (2011), Tục ngữ Thái giải nghĩa, NXB Dân Trí
bao gồm 712 trang. Đây là cuốn sách được tổng hợp số lượng tục ngữ khá lớn từ
nhiều nhà nghiên cứu sưu tầm tục ngữ tiếng Thái trước đó.
- Hoàng Trần Nghịch (1986), Phương ngôn tục ngữ Thái = Quán Chiến
láng, Hội văn nghệ Sơn La xb, NXB Văn hóa dân tộc tái bản bao gồm 130 trang.
3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, chúng tôi tiến hành các nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu và vận dụng một số vấn đề lý luận: khái niệm và đặc trưng của
tục ngữ, lớp từ chỉ thực vật , trường ngữ nghĩa và sự chuyển trường nghĩa
- Khảo sát số lượng các phát ngôn tục ngữ tiếng Thái có thành tố chỉ thực vật.
- Phân tích, mô tả đặc điểm ngữ nghĩa của các phát ngôn tục ngữ có thành tố
chỉ thực vật.

7



- Chỉ ra đặc trưng văn hóa của người Thái qua các phát ngôn tục ngữ có
thành tố chỉ thực vật.
4. Phương pháp và thủ pháp nghiên cứu
4.1. Thủ pháp thống kê phân loại được sử dụng trong quá trình thống kê và thu
thập tư liệu. Sau đó, chúng tôi phân loại chúng theo một số tiêu chí.
4.2. Phương pháp miêu tả
Dựa vào kết quả thống kê, phân loại chúng tôi miêu tả vị trí, tần số xuất hiện
và ngữ nghĩa của các phát ngôn tục ngữ có thành tố chỉ thực vật.
4.3. Phương pháp phân tích ngữ nghĩa, thủ pháp quy nạp, tổng hợp
Phương pháp phân tích ngữ nghĩa được vận dụng để xác định ngữ nghĩa của
các thành tố chỉ thực vật , trường nghĩa thực vật và sự chuyển trường của các từ ngữ
chỉ thực vật, đồng thời từ đó khái quát hóa để rút ra ngữ nghĩa của cả tục ngữ.
Trên cơ sở thống kê, phân loại, mô tả chúng tôi tiến hành phân tích cụ thể và
quy nạp, tổng hợp các nhóm ngữ nghĩa phát ngôn tiêu biểu trong tục ngữ. Từ đó,
thấy được cách sử dụng các phát ngôn đó trong việc biểu đạt nội dung ngữ nghĩa,
cũng như đặc trưng văn hoá của người Thái qua kho tàng tục ngữ có thành tố chỉ
thực vật.
5. Cái mới của đề tài
Đây là công trình tìm hiểu một cách tương đối hệ thống về đặc điểm ngữ
nghĩa (đặc biệt là nghĩa biểu trưng) của các câu tục ngữ tiếng Thái có thành tố chỉ
thực vật.
6. Bố cục luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, phần Nội dung luận văn gồm 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Kết quả khảo sát, phân tích và mô tả tục ngữ tiếng Thái có
thành tố chỉ thực vật.
Chương 3: Một số biểu hiện văn hóa của người Thái qua tục ngữ có thành
tố chỉ thực vật.

8



PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Khái quát về tục ngữ
Việc xác định khái niệm tục ngữ là một công việc khó khăn. Điều nay do
thuật ngữ tục ngữ chỉ rất nhiều những hiện tượng ngôn ngữ khác nhau. Gần như mỗi
lời nói đầu trong các công trình sưu tầm tục ngữ của các dân tộc đều nhấn mạnh đến
việc phản ánh bức tranh sinh động về cuộc sống, đạo đức, phong tục, truyền thống
và những phẩm chất đặc biệt của người sáng tạo nó. Tục ngữ là đối tượng nghiên
cứu của nhiều nhà khoa học xã hội và nhân văn, tục ngữ được nhìn nhận dưới nhiều
góc độ khác nhau.
1.1.1. Một số định nghĩa về tục ngữ
Ở Việt Nam, từ trước đến nay, hai ngành nghiên cứu văn học dân gian và
ngôn ngữ học có nhiều đóng góp khi nghiên cứu về tục ngữ và đã nêu ra nhiều quan
niệm về thể loại này.
Dương Quảng Hàm trong sách “Việt Nam văn học sử yếu” cho rằng: “Một
câu tục ngữ tự nó phải có một ý nghĩa đầy đủ, hoặc khuyên răn hoặc chỉ bảo điều
gì” [12; 15]. Đinh Gia Khánh và Chu Xuân Diêm trong cuốn “Văn học dân gian”
đã trình bày quan điểm của mình về tục ngữ như sau: “ Tục ngữ là những câu nói
ngắn gọn, có ý nghĩa hàm súc, do nhân dân lao động sáng tạo nên và lưu truyền
qua nhiều thế kỷ”.[20; 11].
Hoàng Tiến Tựu trong giáo trình “Văn học dân gian Việt Nam” cũng đưa ra
định nghĩa: “Tục ngữ là một thể loại văn học dân gian có chức năng chủ yếu là đúc
kết kinh nghiệm, tri thức, nêu lên những nhận xét dưới hình thức những câu nói
ngắn gọn, súc tích, giàu vần điệu, hình ảnh, dễ nhớ, dễ truyền” [44; 129].
Đỗ Đình Trị trong bài viết “Những đặc điểm thi pháp của tục ngữ”: “Tục
ngữ là những câu nói gọn chắc, xuôi tai, diễn đạt những kinh nghiệm lâu đời của
nhân dân về thiên nhiên và lao động sản xuất, về con người xã hội; nó thường được
nhân dân vận dụng trong suy nghĩ, trong nói năng và trong những hoạt động thực

tiễn của mình như làm ăn, giao tiếp, ứng xử…” [45;372-379]

9


Một cách khái quát, có thể thấy các định nghĩa về tục ngữ đều đề cập đến hai
bình diện: nội dung và hình thức. Về nội dung, tục ngữ là một thông báo trọn vẹn,
đúc rút kinh nghiệm, tri thức của đời sống tự nhiên, xã hội của nhân dân.Về hình
thức: tục ngữ là câu nói ngắn gọn, súc tích, có kết cấu tương đương với câu.
Từ góc nhìn của ngôn ngữ học, các nhà nghiên cứu cũng đã thể hiện những
nỗ lực trong việc nhận thức bản chất của tục ngữ. Dù xuất hiện sau, nhưng những
quan niệm và kiến giải của các nhà ngôn ngữ học đã góp một cái nhìn sâu sắc hơn
về tục ngữ. Tuy nhiên, ngay chính giới ngôn ngữ học, việc xác định khái niệm này
cũng có nhiều ý kiến khác nhau:
Lê Đức Trọng trong “Từ điển giải thích tục ngữ ngôn ngữ học” cho rằng
“Tục ngữ là một câu nói ngắn gọn, có cấu trúc tương đối ổn định, có cách diễn đạt
phúng dụ (ngụ ý) đúc kết tri thức, kinh nghiệm sống và đạo đức của một dân tộc”
[38; 271]
Hoàng Văn Hành trong “Tục ngữ trong cái nhìn của ngữ nghĩa học” cho
rằng: “Trong cách nhìn của ngữ nghĩa học, thì tục ngữ không phải chỉ là câu theo
cách hiểu thông thường và nội dung của nó cũng không phải chỉ là phán đoán. Có
thể nhận định tục ngữ là những câu - thông điệp nghệ thuật” [13; 59]
Nguyễn Đức Dân trong “Logic và tiếng Việt” có quan niệm gần với các nhà
nghiên cứu văn học dân gian: “Tục ngữ là những câu nói ổn định về cấu trúc, phản
ánh những tri thức, kinh nghiệm và quan niệm (dân gian) của một dân tộc về thế
giới quan, tự nhiên cũng như xã hội.” [6; 358]
Tóm lại, xét về mặt thời gian, các nhà nghiên cứu đã rất quan tâm đến tục ngữ
và đưa ra cái nhìn ngày càng đầy đủ và trọn vẹn về tục ngữ. Họ đều xem tục ngữ là
một hiện tượng ngôn ngữ đặc biệt, như nhận định của nhà nghiên cứu ngôn ngữ
Nguyễn Thái Hoà "Tục ngữ là đơn vị trung gian nằm ở giao điểm giữa ngôn ngữ và

lời nói, giữa đơn vị ngữ cú và câu, giữa câu và văn bản và có thể nói là giữa phong
cách ngôn ngữ khoa học và phong cách ngôn ngữ nghệ thuật" [16; 25].
1.1.2. Tục ngữ trong sự phân biệt với thành ngữ, ca dao
Thành ngữ và ca dao là hai thể loại gần gũi với tục ngữ, thậm chí rất dễ lÉn

10


với tục ngữ. Vì vậy, phân biệt tục ngữ với thành ngữ và ca dao gần như là điều bắt
buộc khi nghiên cứu về tục ngữ. Làm rõ được điều này thì mới có thể đi sâu vào bản
chất tục ngữ và có nắm được đặc trưng bản chất của tục ngữ thì mới có thể tiến
hành phân tích, tìm hiểu một cách đúng đắn và chính xác tục ngữ.
1.1.2.1. Phân biệt tục ngữ với thành ngữ
Hiện tượng lẫn lộn giữa thành ngữ và tục ngữ vẫn thường xảy ra. Ngay
những công trình sưu tập về tục ngữ bước đầu hầu hết đều giới thiệu tục ngữ chung
với thành ngữ. Tục ngữ và thành ngữ là hai thể loại có điểm tương đồng nhau cả về
hình thái cấu trúc lẫn khả năng thể hiện trong quá trình giao tiếp. Chính vì vậy, thực
tế phân tích, sự lẫn lộn giữa thành ngữ và tục ngữ vẫn thường xảy ra.
Tác giả Chu Xuân Diên trong cuốn “Tục ngữ Việt Nam” lại đưa ra tiêu chí
phân biệt: “Thành ngữ là khái niệm và tục ngữ là phán đoán” [7; 27-28]. Ông cho
rằng: “Sự khác nhau giữa tục ngữ và thành ngữ về cơ bản là sự khác nhau giữa một
hiện tượng ngôn ngữ với một hiện tượng ý thức xã hội. Do đó, thành ngữ chủ yếu là
đối tượng nghiên cứu của khoa học ngôn ngữ. Còn tục ngữ , tuy có nhiều mặt đáng
được khoa học nghiên cứu chú ý đến, song về cơ bản cần được nghiên cứu như một
hiện tượng ý thức xã hội, một hiện tượng văn hóa tinh thần của nhân dân lao động
trong đó biểu thị khá rõ ràng về thế giới quan của nhân dân lao động trong một
thời kỳ lịch sử nhất định.” [7; 75-76]
Nguyễn Thiện Giáp trong giáo trình “Từ vựng học tiếng Việt” khẳng định:
“Các tục ngữ cũng được dùng lặp đi lặp lại nhiều lần trong lời nói như một đơn vị có
sẵn; nhưng khác với thành ngữ ở chỗ là nghĩa của tục ngữ bao giờ cũng là một phán

đoán. Về mặt nội dung, nghĩa của tục ngữ gần với cụm từ tự do, bởi vì nó không biểu thị
một khái niệm như thành ngữ mà biểu thi một tổ hợp các khái niệm” [11; 87].
Cù Đình Tú trong bài “Góp ý kiến về sự phân biệt thành ngữ và tục ngữ”,
ông đưa ra tiêu chí chức năng để khu biệt thành ngữ và tục ngữ “Sự khác nhau cơ
bản giữa thành ngữ và tục ngữ là sự khác nhau về chức năng. Thành ngữ là những
đơn vị có sẵn mang chức năng định danh, nói khác đi, dùng để gọi tên sự vật, tính
chất, hành động” và “Tục ngữ cũng như các sáng tạo khác của dân gian như ca

11


dao, truyện cổ tích đều là các thông báo… Nó thông báo một nhận định, một kết
luận về một phương diện nào đó của thế giới khách quan. Do vậy, mỗi tục ngữ đọc
lên là một câu hoàn chỉnh, diễn đạt trọn vẹn một ý tưởng.” [43; 275 ].
Tổng hợp ý kiến của các nhà nghiên cứu trên đây, ta có thể đi đến sự phân
biệt tục ngữ và thành ngữ như sau:
Những đặc trưng dùng
làm tiêu chí nhận diện
1. Về hình thức, cấu tạo

2. Về nội dung ý nghĩa

3. Về chức năng

Tục ngữ

Thành ngữ

Tối thiểu là một câu hoàn


Cụm từ, tổ hợp từ,

chỉnh, có thể thêm, bớt các

không thể thêm bớt

yếu tố (hư từ)

các yếu tố

Biểu thị phán đoán mang

Biểu thị khái niệm

tính chất quy luật

mang tính hiện tượng

Thông báo (nhận định, kết

Định danh sự vật hiện

luận) về một phương diện

tượng, tính chất, hành

của hiện thực khách quan

động


Tuy cả thành ngữ và tục ngữ đều là những đơn vị có sẵn, có tính ổn định và
bền vững, song có một bộ phận rất dễ lẫn lộn đó là có những câu tục ngữ có cấu tạo
là cụm từ nhưng vẫn là câu mang ý nghĩa trọn vẹn như trong tiếng Kinh có: nhất
nước, nhì phân, tam cần, tứ giống tương tự trong tiếng Thái có: “cáy thẩu, lẩu
nâu” (gà già, rượu ngon); “lẩu mu, pu mặc” (lợn rượu, trầu cau) và ngược lại, có
những thành ngữ lại có cấu tạo là câu nhưng không phải là câu không mang ý nghĩa
thông báo, miêu tả chọn vẹn như trong tiếng Kinh có: Nước đổ lá khoai; mèo mù vớ
cá rán tương tự trong tiếng thái có: “Tiếng tốc ma xa tốc té” (Tiếng đồn đến sông
Đà sông Mã). Vì thế, ranh giới này chỉ mang tính chất tương đối. Ở bộ phận này,
chúng ta không thể dựa vào tiêu chí hình thức để nhận diện tục ngữ mà cần phải dựa
vào tiêu chí nội dung ý nghĩa và chức năng để phân biệt. Chẳng hạn “Khí mạ tả xú”
(cưỡi ngựa che ô), đọc lên, nó chỉ cho ta một hình ảnh về sự hoạt động chứ nó chưa
mang một nội dung thông báo, một phán đoán độc lập, bởi trước những đơn vị này
là những tiền giả định vắng mặt nên không thể là tục ngữ. Cho nên, trong hành

12


chức, người ta phải thêm những thành phần khác vào thì mới diễn đạt đầy đủ một
thông báo, ví dụ: Cô ấy rất thích cưỡi ngựa che ô.
Như vậy, thành ngữ và tục ngữ đều được hình thành trong hiện thực đời sống
của nhân dân và là sản phẩm của trí tuệ dân gian. Không hiếm những trường hợp
ranh giới giữa tục ngữ và thành ngữ không hoàn toàn rạch ròi, sự phân biệt là hết
sức nan giải. Tuy nhiên giữa thành ngữ và tục ngữ, bên cạnh những điểm giống
nhau nhất định thì chúng có sự khác nhau cơ bản về nội dung, hình thức và chức
năng. Các yếu tố trên góp phần đắc lực trong việc phân biệt thành ngữ với tục ngữ.
1.1.2.2. Phân biệt tục ngữ với ca dao
Trên đây là những kiến giải khác nhau về tục ngữ trên cơ sở phân biệt tục
ngữ với thành ngữ. Tuy nhiên, có một thể loại văn học dân gian mà về hình thức,
tục ngữ dùng để chuyển tải nội dung triết lý của mình, đó là ca dao.

Để phân biệt giữa tục ngữ với ca dao, Nguyễn Xuân Kính, trong “Thi pháp
ca dao”, dựa trên cơ sở phạm vi sử dụng và bình diện lời nói, cho rằng: “Người ta
phân biệt sự khác nhau giữa tục ngữ và ca dao ở chỗ: tục ngữ thiên về lý trí, tục
ngữ cung cấp cho người nghe những triết lý dân gian, tri thức dân gian; ca dao
thiên về tình cảm, có nội dung trữ tình dân gian.” [22; 50]
Hoàng Tiến Tựu đã nhận xét trong ‘Văn học dân gian Việt Nam’: “Tục ngữ
thiên về lý trí, nhằm nêu lên những nhận xét khách quan, còn ca dao thiên về tình
cảm… Khi chúng được dùng theo phương thức nói - luận lý thì chúng là tục ngữ,
còn khi dùng theo phương thức hát - trữ tình thì chúng là ca dao” [44; 131]. Như
vậy, về diễn xướng, ca dao dùng để hát, còn tục ngữ dùng để nói. Về cấu trúc, tục
ngữ thường ngắn hơn ca dao.
Các nhà nghiên cứu văn học dân gian như Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên,
Võ Quang Nhơn, Lê Chí Quế… đã xếp tục ngữ vào bộ phận “lời ăn tiếng nói của nhân
dân”, còn ca dao - dân ca thì được xếp vào “các thể loại trữ tình dân gian”.
Như vậy, để phân biệt tục ngữ và ca dao các nhà nghiên cứu chủ yếu dựa vào
hai tiêu chí nội dung và hình thức:

13


Về hình thức: Trong tiếng Thái đa số các câu tục ngữ đều ngắn gọn, có câu 5
tiếng như : “Quai he nhá xăn phột” (Trâu nhát đừng rung lá) có câu 26 tiếng như :
“Giặc ki nha nặng, giặc hằng nha non / Bò hù mừa moi bướn, bò hù ê hươn moi
pườn ban / Hươn xì mày, háy xì pà” (Muốn ăn đừng ngồi, muốn giàu đừng ngủ /
Không biết ngày xem trăng, không biết làm nhà nhìn dân bản / Nhà thì gỗ, nương
rẫy thì rừng). Trong khi ca dao có ít nhất 2 dòng câu trở lên như : “Mướng Chò Lé
quang đín nhán phạ tằm / Hùng cắm chậu pảy tằm má piếng” (Mường Chò Lé
trời thấp đất cao / Sông gác lên mái núi, nước tràn vào trong mây).
Về nội dung: Tục ngữ tiếng Thái cũng những nội dung như tục ngữ tiếng
Kinh. Những câu tục ngữ đúc kết kinh nghiệm của cha ông trong lao động sản xuất

như : “Đắm hủa xờ pà nha cò đỉ / Đắm la xờ buộc quai cò bò đỉ” (Cấy sớm cấy
trên cỏ cũng tốt / Cấy muộn cấy xuống vũng trâu đằm vẫn xấu). Những câu tục ngữ
là lời khuyên ứng xử trong gia đình, cộng đồng như : “Pò mè tây pày tò xây són /
Xây són pày tò hủa chớ vón hạc ào” (Bố mẹ dạy không bằng thầy dạy / Thầy dạy
không bằng đầu óc mình tự suy nghĩ)… Nhưng trong ca dao lại thể hiện tính trữ
tình, tràn đầy cảm xúc, tình cảm của người nói như : “Cổn cò đếch đăng sản hẻ
thoi hàng / Cổn cò dàng đăng sản pối xờ hỉn / Xản xờ hỉn tấng phả nhắng lọt
tấng con / Xán xờ chón tố nọi nhắng lọt tấng tổi” (Anh nói với em như đan chài
sót mắt / Anh nói với em như đan sọt sót nan / Đan thành sọt bỏ đá lọt cả hòn, bỏ
con ton lọt cả đàn / Lời anh như giọt sương / Chưa nắng đã tan), câu ca dao trên thể
hiện nỗi lòng của người con gái trách móc người phụ bạc, không giữ lời hứa.
Tóm lại, để phân biệt tục ngữ với ca dao nên dựa vào đặc trưng và chức năng
biểu hiện của chúng. Tục ngữ cung cấp cho người nghe những triết lí dân gian mang
tính quy luật, còn ca dao thiên về bộc lộ, giãi bày tình cảm. Trong sinh hoạt văn
hoá, ca dao gắn với hình thức diễn xướng còn tục ngữ gắn liền với lời ăn tiếng nói
hàng ngày.
1.1.3. Ngữ nghĩa trong tục ngữ
Tục ngữ là những phát ngôn hình thành trong lời thoại hàng ngày, nó là đơn
vị của lời nói tồn tại trong ký ức cộng đồng như là một đơn vị ngôn ngữ. Vì thế tục

14


ngữ được xem như là “những phát ngôn đặc biệt” (Nguyễn Thái Hoà). Vậy xem
xét ngữ nghĩa của các phát ngôn tục ngữ là phải đặt nó trong mối quan hệ với ngữ
cảnh, với người sử dụng. Đa số các nhà nghiên cứu (Chu Xuân Diên, Lê Chí Quế,
Võ Quang Nhơn, Nguyễn Hùng Vĩ) cho rằng tục ngữ có hai loại nghĩa: nghĩa đen
và nghĩa bóng. Quan niệm này chưa thật sự thuyết phục vì ta thấy có một bộ phận
tục ngữ chỉ có nghĩa đen mà thôi. Có tác giả không dùng khái niệm “nghĩa đen”,
“nghĩa bóng” mà dùng khái niệm “đơn nghĩa”, “nhiều nghĩa”, “đa nghĩa” như

Hoàng Tiến Tựu. Ông viết: “...tục ngữ có thể chia làm hai loại cơ bản: loại đơn
nghĩa và loại đa nghĩa”. [44; 378].
Gần đây, Nguyễn Xuân Đức cho rằng tục ngữ chỉ có một nghĩa mà thôi và
nghĩa đó do hoàn cảnh nói năng, do môi trường vận dụng quy định: “Tục ngữ nói
riêng, văn học dân gian nói chung bao giờ cũng gắn với môi trường ứng dụng, cho
nên chúng ta không thể xét nghĩa của nó trên văn bản chết như đối với tác phẩm
truyền bằng chữ viết. Mỗi lần ứng dụng, như đã nói ở trên, mỗi câu tục ngữ chỉ
được tiếp nhận một nghĩa cụ thể mà thôi.” [9 ; 52].
Cũng như trong tiếng Kinh, ngữ nghĩa của tục ngữ tiếng Thái bao gồm: Nghĩa
hiển ngôn (nghĩa đen, nghĩa tường minh) nghĩa trên bề mặt câu chữ; Nghĩa hàm ngôn
(nghĩa bóng) là nghĩa không được nói ra trực tiếp, người nghe phải dùng đến thao tác
suy ý khi tìm hiểu tục ngữ; Nghĩa biểu trưng là “nghĩa bóng” được hình thành theo
theo phương pháp biểu trưng và làm nên nghĩa biểu trưng của tục ngữ.
Vì vậy, để hiểu nghĩa của tục ngữ chúng ta cần phải xét đến cả khi nó ở
dạng tỉnh (tức đã cố định hóa bằng văn bản) lẫn ở dạng động (tức khi nó được ứng
dụng vào những phát ngôn cụ thể). Nếu xét bộ phận nghĩa của tục ngữ thì có thể
chia ra bộ phận tục ngữ dùng theo nghĩa đen, bộ phận tục ngữ dùng theo nghĩa bóng
hay còn gọi là nghĩa biểu trưng. Nhưng ở luận văn này, tác giả tìm hiểu ngữ nghĩa
của các phát ngôn tục ngữ có từ chỉ thực vật gắn với ngữ cảnh, môi trường ứng
dụng để làm nổi bật đặc trưng văn hóa của người Thái. Vì vậy, ngữ nghĩa của tục
ngữ Thái được tìm hiểu trong phạm vi luận văn này sẽ bao gồm: nghĩa hiển ngôn

15


(nghĩa đen), nghĩa hàm ngôn (nghĩa bóng) và ngoài ra còn tìm hiểu tục ngữ ở nghĩa
biểu trưng gắn với nghĩa biểu trưng của từ gọi tên thực vật.
1.1.4. Nhận diện tục ngữ
a. Đặc điểm về hình thức cấu tạo.
Tục ngữ có số lượng âm tiết ngắn, nhưng chủ yếu là từ 6 âm tiết trở lên.

Những yếu tố hình thức của tục ngữ bao gồm: Vần, nhịp và kiến trúc song đôi.
Về vần: Do đặc trưng của tục ngữ là ngắn gọn, có nhịp điệu, dễ nhớ, dễ
thuộc, nên yếu tố vần được đặc biệt coi trọng. Vần tạo nên đặc tr­ng ngoại hình của
tục ngữ so với các phát ngôn làm sẵn khác. Tục ngữ tiếng Thái có : “Năm xâư,
chaư xư” (nước trong, lòng thẳng) – chữ “xaư” vần với chữ “chaư” hoặc “É pảo
dok mi, é pí dok tó, é khó dok tạo, dok phìa” (muốn sẹo trêu gấu, muốn sưng chọc
ong, muốn nghèo khó nghẹo tạo, nghẹo phìa) – chữ “mi” về thứ nhất vần với chữ
“pí” về thứ hai; Chứ “tó” về thứ hai gieo vần với chữ “khó” về thứ ba.
Về nhịp điệu: Cùng với vần, nhịp là yếu tố ngoại hình cũng đóng vai trò rất
quan trọng trong hình thức và nội dung tạo sự ổn định và bền vững cho tục ngữ.
Nhịp chính là những chỗ ngừng, chỗ ngắt, được tổ chức hợp lý dựa trên quy luật tổ
chức nội dung, ý nghĩa của ngôn từ. Tục ngữ tiếng Thái có: “Cáy non / nhên báu
non” (Gà ngủ / cáo không ngủ) hoặc “ Xốp / ha kin ; Kính / ha nung ” (Mồm / cần
ăn ; Thân / cần mặc)
Về kiến trúc: Tục ngữ là sự nén chặt các phát ngôn, do vậy, dấu hiệu để phân
biệt tục ngữ với các phát ngôn khác là kiến trúc sóng đôi trong cấu tạo. Trong tục
ngữ, cấu trúc sóng đôi biểu hiện ở sự lặp lại về mặt ngữ pháp của câu, trong các
thành phần cấu tạo nên tục ngữ. Chẳng hạn: “Cốn ế pứng, cốn không / Pả ế pứng,
pả tải” (Người kết bạn, người sống / Cá sống bầy, cá chết); Lực hặc pế lực lửa /
Cứa kếm pế cứa chựt (Con cưng thành con thừa / Muối mặn thành muối nhạt).
b. Đặc điểm về nội dung ý nghĩa
Nội dung của tục ngữ là nội dung phán đoán. Nó thường nêu lên một nhận xét,
một kinh nghiệm, một luân lý, công lý hay một lời khuyên hoặc một lời phê bình được
đúc rút từ trong thực tế đời sống của nhân dân. Nghĩa của tục ngữ bao gồm: Nghĩa hiển

16


ngôn là nghĩa được nói ra trực tiếp nhờ các yếu tố ngôn ngữ (âm, từ, kết hợp câu).
Những câu tục ngữ mang nghĩa hiển ngôn chủ yếu chứa đựng nội dung thông báo về

các hiện tượng tự nhiên, thời tiết, kinh nghiệm lao động sản xuất cũng như các đặc
điểm địa phương . Ví dụ khi ca ngợi sản vật ở những bến dọc sông Đà, Tây Bắc, tục
ngữ Thái có câu: “Ta Sại mí bó Le / Ta Hé mí bó Lải” (Bến nước Sại có hoa Le /
Bến nước Hé có hoa Lải); Nghĩa hàm ngôn là nghĩa không được nói ra trực tiếp,
người nghe phải dùng đến thao tác suy ý, phải dựa vào những yếu tố ngoài ngôn
ngữ (ngữ cảnh), phải dựa vào ngôn cảnh và dựa vào các qui tắc điều khiển hành vi
ngôn ngữ, điều khiển lập luận, điều khiển hội thoại mới nắm bắt được. Ví dụ như
khi khuyên người ta đừng vì lợi mình, hại người: “Nhá oán xấu, đi chảu / Náh
kiến khảu váng phướng” (Đừng oán người, lợi mình / Chớ gặt lúa, bỏ rạ”; Trong
nghĩa hàm ẩn bao gồm cả nghĩa biểu trưng. Ví dụ :“Bò mi khầu, ê hụ bò pến / Bò
mi mên, ê pến bò đày” (Không có gạo làm “khôn” không được / Không có khoai,
làm “khá” không xong). Từ “khẩu san” (gạo), “mên” (khoai) biểu trưng cho sự
giầu có, sự no đủ vì vậy khi có “gạo”, “khoai” thì trong ứng xử, nói năng, giao tiếp
con người mới trở nên mạnh bạo, tự tin hơn và đây chính là nghĩa hàm ẩn của tục
ngữ trên.
Như vậy, trong tục ngữ, nghĩa đen và nghĩa bóng có quan hệ hữu cơ với
nhau. Nghĩa bóng được thể hiện thông qua nghĩa đen, trên cơ sở của nghĩa đen và
chỉ có thể giải nghĩa được khi đặt nó trong quan hệ logic với nghĩa đen. Nghĩa biểu
trưng là “nghĩa bóng” được hình thành theo phương pháp biểu trưng và làm nên
nghĩa biểu trưng của tục ngữ.
c. Đặc điểm về chức năng.
Tục ngữ có cấu tạo là câu nên nó mang chức năng thông báo diễn đạt trọn
vẹn một ý. Đây cũng là chức năng cơ bản để phân biệt tục ngữ với thành ngữ.
1.2. Tổng quan về dân tộc Thái, văn hóa Thái và tục ngữ tiếng Thái
1.2.1. Môi trường địa lí tự nhiên, lịch sử và văn hoá của người Thái ở Việt Nam
1.2.1.1. Môi trường địa lí tự nhiên, lịch sử của người Thái ở Việt Nam
Trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam, có một cộng đồng tộc người tự

17



nhận mình bằng tên riêng “Tăy” hay “Thăy” và được gọi chính thức là Thái. Dân
tộc Thái có dân số khá đông đảo, theo con số thống kê năm 1973 là trên 36 vạn
người. Đến năm 1999, dân số của người Thái có 1.328.725 người sống trải khắp
vùng quê miền Tây và Tây Bắc Việt Nam. Bắt đầu từ phía Đông với miền đất người
Thái gọi là Mường Lò quê tổ ở Tây Bắc tỉnh Yên Bái (nay chia thành ba huyện
thuộc tỉnh Yên Bái: Văn Chấn, Mù Căng Chải, Trạm Tấu và thị xã Nghĩa Lộ). Sang
phía Tây gồm toàn bộ địa phận ba tỉnh Lai Châu, Điện Biên và Sơn La. Phía Nam
người Thái sinh sống ở miền Tây Bắc Hòa Bình (nay là huyện Đà Bắc và Mai
Châu) và miền Tây hai tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An. Cuối cùng còn thấy những nhóm
sống rải rác trong các tỉnh thuộc vùng núi Tây Nguyên.
Theo các nhà nghiên cứu, thì tổ tiên của người Thái đã sinh cơ lập nghiệp tại
một vùng nào đó chính trong phạm vi họ đang cư trú hiện nay, có thể từ trước công
nguyên đã có một phần người Thái cư trú chủ yếu là ở vùng Mường Thanh bây giờ.
Sang những thế kỷ đầu công nguyên, một bộ phận Thái Trắng ở đầu sông Đà, sông
Nậm Na đã di cư xuống phía Nam cư trú ở các huyện phía Bắc như mường Tè,
mường So (Phong Thổ), mường Lay, Quỳnh Nhai (Sơn La). Đến thế kỷ thứ XI theo
“Quăm Tô Mương” cho rằng: khởi thủy từ thời đại của anh em Tạo Xuông, Tạo
Ngần đưa ngành Thái Đen xuôi theo dòng sông Hồng xuất phát từ mường Ôm,
mường Ai (Vân Nam, Trung Quốc) đến mường Lò (Nghĩa Lộ). Sau đó hậu duệ Tạo
Xuông, Tạo Ngần đã khai “Mường” lập “Tạo” tạo ra cả một vùng rộng lớn gồm rất
nhiều huyện. Vùng giữa ngày nay: Thuận Châu (Mường Muổi) thuộc tỉnh Sơn La là
thủ phủ của ngành Thái Đen. Cho đến cuối thế kỷ XIII, người Thái ở Việt Nam đã
ổn định về cư trú chủ yếu ở Tây Bắc Việt Nam. Dân tộc Thái chia thành nhiều
ngành, mỗi ngành lại chia thành nhiều nhóm khác nhau: Thái Đen (Táy Đăm): Cư
trú chủ yếu ở các tỉnh Sơn La (hầu như toàn tỉnh). Nghĩa Lộ (mường Lò) thuộc tỉnh
Yên Bái; ở tỉnh Điện Biên; Tuần Giáo tỉnh Lai Châu và một số ở phía Tây Nam tỉnh
Lào Cai; Thái Trắng: (Táy Đón hay Táy Khao) tập trung ở mường Lay, mường So
(Phong Thổ, Lai Châu); mường Chiến (Quỳnh Nhai); một số khác tự xưng là Thái


18


×