Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Tình hình ruộng đất của người thái ở tây bắc trước năm 1945 (qua nguồn tài liệu địa phương)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 107 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công
trình nào khác.
Tác giả luận văn

Trần Thị Phượng


LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới PGS.TS
Phạm Văn Lực, người đã tận tình trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình
nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin gửi tới các thầy giáo, cô giáo trong tổ Lịch sử Việt Nam, khoa Lịch sử,
Phòng sau Đại học Trường Đại học sư phạm Hà Nội, Khoa Sử - Địa, Trường Đại
học Tây Bắc lời cảm ơn chân thành vì đã quan tâm, giúp đỡ tôi trong quá trình học
tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa học.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Bảo tàng, Thư viện các tỉnh: Sơn
La, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái; các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian: Lò Văn Lả,
Hoàng Trần Nghịch, Vi Trọng Liên… đã tạo điều kiện thuận lợi và có những ý kiến
đóng góp quý báu cho tôi trong quá trình thu thập tư liệu, nghiên cứu để hoàn thành
bản luận văn này.
Với thời gian nghiên cứu còn hạn chế, chắc chắn luận văn không thể tránh
khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong sự đóng góp chân thành của quý thầy
giáo, cô giáo và bạn đọc để luận văn này có giá trị trong thực tiễn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 10 năm 2015
Tác giả luận văn

Trần Thị Phượng



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................................3
3. Đối tượng, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu .............................................................5
4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu .............................................................6
5. Đóng góp mới của luận văn ....................................................................................7
6. Bố cục của luận văn ................................................................................................7
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ KHU VỰC TÂY BẮC VÀ NGƯỜI THÁI Ở
TÂY BẮC ...................................................................................................................8
1.1. Khái quát lịch sử hình thành vùng đất Tây Bắc ...................................................8
1.2. Điều kiện tự nhiên, địa vực cư trú ......................................................................12
1.2.1. Địa hình, đất đai ..............................................................................................12
1.2.2. Sông ngòi, khí hậu...........................................................................................12
1.2.3. Địa vực cư trú ..................................................................................................15
1.3. Lịch sử hình thành cộng đồng người Thái ở Tây Bắc .......................................16
1.4. Tình hình kinh tế - xã hội ...................................................................................21
1.4.1. Tình hình kinh tế .............................................................................................21
1.4.2. Tình hình xã hội ..............................................................................................24
Tiểu kết chương 1......................................................................................................29
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ LOẠI HÌNH RUỘNG ĐẤT CỦA NGƯỜI THÁI Ở
TÂY BẮC TRƯỚC KHI THỰC DÂN PHÁP CHIẾM ĐÓNG TÂY BẮC
(NĂM 1888)..............................................................................................................30
2.1. Cơ sở phân loại và cách gọi tên ruộng của người Thái ở Tây Bắc ....................30
2.1.1. Cách phân loại theo tác động của con người với tự nhiên ..............................31
2.1.2. Sự phân loại ruộng mang tính chất xã hội ......................................................34
2.2. Một số loại hình ruộng đất trong xã hội Thái truyền thống ...............................40
2.2.1. Khái quát về ruộng đất ....................................................................................40
2.2.2. Ruộng của quý tộc và chức dịch .....................................................................43



2.2.3. Ruộng của nông dân ........................................................................................61
Tiểu kết chương 2......................................................................................................67
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ LOẠI HÌNH RUỘNG ĐẤT CỦA NGƯỜI THÁI Ở
TÂY BẮC THỜI KÌ PHÁP THUỘC (1888 – 1945) ............................................68
3.1. Quá trình xâm lược và thống trị của thực dân Pháp ở Tây Bắc .........................68
3.2. Sự biến động các loại hình ruộng đất của người Thái ở Tây Bắc ......................76
3.2.1. Về loại hình sở hữu .........................................................................................76
3.2.2. Về phương thức canh tác.................................................................................85
Tiểu kết chương 3......................................................................................................89
KẾT LUẬN ..............................................................................................................90
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................92
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Khoảng thế kỉ XIII, với việc người Thái định cư ở khu vực Tây Bắc đã đánh
dấu bước chuyển biến mạnh mẽ trong xã hội cổ truyền nơi đây. Khi đến khu vực
này và cho đến tận ngày nay người Thái được phân chia thành hai ngành Thái Trắng
và Thái Đen. Sự phân chia này là kết quả của một quá trình thiên di, xáo động trên
những diễn biến lịch sử lâu dài và phức tạp. Song, cho dù hiện nay có hai ngành
Thái, chẳng qua cũng là do sự chuyển hóa từ một nhóm Thái (Táy) cổ xưa nhất mà
thiên di đi mỗi người một ngả. Rồi trên địa vực cư trú của từng nhóm một tiếp xúc
với điều kiện tự nhiên và đặc biệt chịu ảnh hưởng của các dân tộc xung quanh để rồi
xa dần các nguyên gốc của mình. Và cũng từ đó xuất hiện các nhóm Thái ở mỗi địa
phương khác nhau.
Nằm trong thành phần của dân tộc Việt Nam, người Thái đã sớm sinh tụ ở
miền tây của Tổ quốc. Với tên tự là Táy, họ đã có một ý niệm thống nhất về những

người đồng tộc của mình. Ngôn ngữ Thái hiện nay được xếp vào nhóm tiếng Thái
hay còn gọi là nhóm Tày – Thái. Về loại hình thể chất, cũng như các tộc người hiện
nay có mặt trên đất nước ta, người Thái thuộc nhóm loại hình Nam Á, nằm trong
đại chủng Mônggôlôít (Mongoloides). Người Thái ở Tây Bắc là một thành phần
trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Ý thức quốc gia Việt Nam thống nhất ở họ
đã có từ lâu đời. Đồng bào tự nhận là người thái ở Việt Nam hay người Việt.
Dân tộc Thái là dân tộc thiểu số có số lượng dân cư đông nhất khu vực Tây
Bắc, chiếm khoảng 53% dân số (theo số liệu thống kê năm 2009 của Tổng cục
thống kê). Đồng thời, dân tộc Thái có trình độ phát triển và cuộc sống định cư sớm
hơn các dân tộc khác trong khu vực. Cùng với cuộc sống định cư của đồng bào
Thái, sản xuất nông nghiệp cũng có bước phát triển mới đạt được nhiều thành tựu
rực rỡ trong đó vấn đề ruộng đất từng bước được xác lập.
Bản mường Thái đã tồn tại trên một đối tượng sản xuất chủ yếu là ruộng đất.
Cho nên ruộng đất bao giờ cũng có ý nghĩa tự nhiên và xã hội. Xã hội Thái chưa bị
hàng hóa và tiền tệ chi phối bởi vì kinh tế hàng hóa chưa phát triển. Mọi hiện tượng,

1


mọi quan hệ đều nảy sinh từ ruộng đất. Bởi vậy có thể ví ruộng đất như một chìa
khóa để mở những điều cốt tử nhất cho sư hiểu biết về xã hội họ.
Bên cạnh những nét chung, vấn đề ruộng đất của người Thái ở Tây Bắc cũng
có đặc trưng riêng so với miền xuôi và các địa phương khác. Người Thái có chung
một loại hình cơ cấu kinh tế và xã hội cổ truyền, đó là loại hình tổ chức xã hội theo
chế độ “ phìa tạo”. Xã hội đó phân chia địa hạt hành chính thành từng châu mường.
Mỗi một châu mường (tương đương như một huyện hiện nay) đã hình thành nên
một bộ máy chính trị, bóc lột của một dòng quý tộc thế tập. mọi thể chế xã hội đều
dựa trên sự phân bố ruộng đất một cách trực tiếp. Đất được mang danh nghĩa của
toàn mường (công thổ) và ruộng cũng mang tên “ruộng toàn mường” (ná háng
mướng) – một loại công điền. Mọi người đều có quyền sử dụng ruộng đất, nhưng

phải chịu làm “việc mường” – một loại việc công ích. Song mọi khoản “việc
mường” đều do bộ máy thống trị “phìa tạo” điều khiển, nó phải phục vụ lợi ích của
“phìa tạo”. Do đó, “phìa tạo” đã lợi dụng được “đòn bẩy” này để thống trị và bóc
lột toàn dân trong mường.
Thế nhưng cho đến nay, chưa có công trình khoa học nào đề cập đến vấn đề này
một cách hoàn chỉnh, hệ thống. Nhiều vấn đề khoa học về chế độ ruộng đất nói chung
và các loại hình ruộng đất của người Thái nói riêng chưa được làm rõ. Vì thế, việc lựa
chọn: “Tình hình ruộng đất của người Thái ở Tây Bắc trước năm 1945 (qua nguồn tài
liệu địa phương)” làm đề tài nghiên cứu có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sau:
Về khoa học
+ Góp phần làm sáng rõ và phong phú thêm lí luận về chế độ ruộng đất ở Việt
Nam trước năm 1945.
+ Làm rõ thêm tính độc đáo về chế độ ruộng đất trong xã hội Thái truyền
thống – đó là một trong những tri thức bản địa cần được lưu giữ, kế thừa và phát
triển trong giai đoạn hiện nay.
Về thực tiễn
+ Bổ sung thêm kết quả nghiên cứu về Sơn La nói riêng, Tây Bắc nói chung
đặc biệt về vấn đề nông nghiệp và ruộng đất.

2


+ Từ quan hệ ruộng đất trong xã hội Thái truyền thống góp phần xây dựng bản
làng văn hóa ở Sơn La nói riêng, khu vực Tây Bắc nói chung.
+ Góp phần bảo tồn tri thức bản địa.
+ Làm tài liệu tham khảo và giảng dạy lịch sử địa phương trong các trường
Phổ thông, Trung học chuyên nghiệp, Cao đẳng và Đại học ở Tây Bắc.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đến nay, có rất nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề ruộng đất nói
chung và các loại hình ruộng đất của người Thái ở Tây Bắc nói riêng.

Trong một số tác phẩm như Dư địa chí (Bản dịch của Phan Huy Tiếp; Hà Văn
Tấn chú thích và giới thiệu) của tác giả Nguyễn Trãi (1959), Nxb Sử học, Hà Nội.
đã cung cấp cho tác giả sự nhìn nhận chính xác về phạm vi của khu vực Tây Bắc,
cũng như sự thay đổi các đơn vị hành chính của khu vực trong từng thời kì, từ đó
tác giả có thể xác định được cụ thể, rõ ràng giới hạn về không gian của luận văn.
Tác giả Lã Văn Lô (1973) với Bước đầu tìm hiểu các dân tộc thiểu số ở Việt
Nam trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, đã đề
cập tới vai trò to lớn của các dân tộc thiểu số trong đó có dân tộc Thái với quá trình
“xây dựng bản mường” nói riêng và với sự nghiệp dựng nước và giữa nước của
quốc giá, dân tộc nói chung.
Tác giả Đặng Nghiêm Vạn (chủ biên) (1977), Tư liệu về lịch sử và xã hội Thái
ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, đã vẽ nên một bức tranh khái quát về
những nét đặc trưng kinh tế của các dân tộc nói chung, dân tộc Thái nói riêng. Mặc
dù không trực tiếp đề cập đến một số loại hình ruộng đất của người Thái ở Tây Bắc
nhưng đã giúp tác giả có cơ sở lí luận để thực hiện nhiệm vụ của đề tài.
Là vùng đất địa đầu của Tổ Quốc, khu vực Tây Bắc đã thu hút được sự quan
tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu, với nhiều công trình chuyên sâu.
Tác giả Cầm Minh (1972) với Báo cáo về một số tình hình ruộng đất ở vùng
người Thái, Tài liệu lưu tại thư viện tỉnh Sơn La, đã khái quát về tình hình ruộng đất
của người Thái làm nền tảng cho luận văn nghiên cứu và phát triển.

3


Tác giả Cầm Trọng (1978) với Người Thái ở Tây Bắc Việt Nam đã đi sâu
nghiên cứu về cơ cấu kinh tế - xã hội cổ truyền, yếu tố chủ yếu đã kiến tạo nên cộng
đồng Thái. Trên cơ sở đó đánh giá mức độ phát triển của xã hội cổ truyền của họ.
Từ đó tiếp tục nêu lên bước phát triển có tính chất nhảy vọt lớn lao về kinh tế - xã
hội khi họ đứng dưới lá cờ quang vinh của Đảng Cộng sản Việt Nam. Cuốn sách là
nguồn tài liệu quý giá đã đặt cơ sở cho tác giả có cái nhìn nhận chính xác về ruộng

đất và ảnh hưởng của nó tới xã hội của người Thái Tây Bắc.
Trong một số bài viết chuyên khảo như: Lã Văn Lô (1964), "Bước đầu nghiên
cứu về chế độ xã hội ở vùng Tày, Nùng, Thái dưới thời Pháp thuộc", ; Cầm Trọng,
Hữu Ưng (1973), "Góp phần tìm hiểu chế độ ruộng công và hình thái xã hội của
người Thái Tây Bắc trước đây"; Đặng Nghiêm Vạn (1987), "Vai trò của Chúa đất
trong xã hội tồn tại chế độ Thổ ty, Lang đạo, Phìa tạo, Chúa đất (cuối thế kỷ XIX,
đầu thế kỷ XX)". Các bài viết này đã chỉ ra những đặc trưng cơ bản nhất của chế độ
ruộng đất của người Thái Tây Bắc và những tác động của chế độ ruộng đất đó tới
thiết chế chính trị xã hội. Đây chính là những tài liệu tham khảo quan trọng để tác
giả có thể làm rõ hơn sự thay đổi về tình hình ruộng đất của người Thái trước và sau
khi thực dân Pháp xâm chiếm Tây Bắc.
Các công trình Lịch sử Đảng bộ huyện Mường La 1940 - 1990; cuốn Lịch sử
Đảng bộ tỉnh Lai Châu (Tập 1); cuốn Lịch sử Đảng bộ huyện Phù Yên (1940 1975); cuốn Lịch sử Đảng bộ tỉnh Sơn La 1939 - 1954 (Tập 1) đều của Nxb Chính
trị Quốc gia, Hà Nội… đã đề cập đến vấn đề ruộng đất của người Thái Tây Bắc
trong phần đề dẫn. Những tác phẩm này khiến cho tác giả có cơ sở xác định được
tầm quan trọng của vấn đề ruộng đất trong chính sách của Đảng, Nhà nước đối với
vùng Tây Bắc.
Các tác phẩm bằng tiếng Thái như Quam tô mương; Táy Pú Xấc, Chương Han,
Phiết mương… cũng đề cập đến các loại hình ruộng đất của người Thái khi họ bắt
đầu sinh sống và định cư ở vùng Tây Bắc. Đây chính là những bằng chứng cụ thể
nhất để cho tác giả có cơ sở dựa vào để phân tích và làm rõ vấn đề.

4


Những tác phẩm trên đã đề cập đến những mặt khác nhau về tình hình ruộng
đất, các loại hình ruộng đất của người Thái ở Tây Bắc. Tuy nhiên, còn tản mạn, chưa
có hệ thống, các công trình nghiên cứu còn đơn lẻ, độc lập. Song các công trình trên
đã cung cấp nguồn tư liệu quan trọng, phong phú, gợi ý phương hướng để tôi nghiên
cứu đề tài này.

3. Đối tượng, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng
Tình hình ruộng đất của người Thái ở Tây Bắc trước năm 1945.
3.2. Phạm vi đề tài
- Giới hạn thời gian: Với đề tài “Tình hình ruộng đất của người Thái ở Tây
Bắc trước năm 1945 (qua nguồn tài liệu địa phương)” được giới hạn trong phạm
vi thời gian từ khi người Thái định cư tại khu vực Tây Bắc (thế kỉ XIII) đến
trước năm 1945.
- Giới hạn không gian: Với đề tài “Tình hình ruộng đất của người Thái ở Tây
Bắc trước năm 1945 (qua nguồn tài liệu địa phương)” được giới hạn trong phạm vi
không gian khu vực Tây Bắc bao gồm các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Lào
Cai, Yên Bái và một phần của Hoà Bình. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu tác
giả có sự so sánh, đối chiếu với một số tỉnh khác để thấy được đặc trưng về ruộng
đất của người Thái ở Tây Bắc.
- Giới hạn về nội dung: Đề tài tập trung làm rõ một số loại hình ruộng đất
truyền thống của người Thái ở Tây Bắc. Đồng thời, luận văn cũng làm rõ những
biến đổi của các loại hình ruộng đất nêu trên trong thời kì Pháp thuộc (1888 – 1945)
thông qua nguồn tài liệu địa phương.
3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Một số loại hình ruộng đất và sự biến đổi của các loại hình ruộng đất qua các
giai đoạn đặc biệt từ sau khi thực dân Pháp chiếm đóng khu vực Tây Bắc, làm nổi
bật lên vai trò của ruộng nước đối với đời sống kinh tế - xã hội của dân tộc Thái ở
Tây Bắc. Đây là loại ruộng đất điển hình của người Thái ở Tây Bắc.

5


4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu
4.1. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành luận văn tác giả sử dụng chủ yếu các phương pháp:

- Phương pháp luận:
+ Phương pháp biện chứng
+ Phương pháp lịch sử
+ Phương pháp logic
- Phương pháp cụ thể:
+ Thu thập tư liệu
+ Đính chính, chỉnh lý tư liệu
+ Phân loại, hệ thống tư liệu
+ So sánh, đối chiếu, thống kê
+ Điền dã
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành
+ Dân tộc học
+ Xã hội học
+ Văn hóa học
+ Kinh tế học
4.2. Nguồn tài liệu
- Nguồn tài liệu văn kiện của Đảng, Nhà nước, Bộ, tài liệu của Đảng bộ tỉnh
Sơn La, Đảng bộ huyện Mường La, Thuận Châu... Nguồn tài liệu này giúp chúng
tôi có định hướng nghiên cứu để giải quyết các vấn đề đề tài đặt ra.
- Nguồn tài liệu lưu trữ: Báo cáo của chính quyền địa phương như Báo cáo về
khả năng đất đai của khu vực Tây Bắc, Báo cáo về tình hình ruộng đất ở Thuận
Châu trước năm 1954… Các tác phẩm, bài báo của các tác giả, tập thể các tác giả
được công bố ở các Nhà xuất bản, Tạp chí… Các công trình địa chí của địa phương.
Đây là nguồn tài liệu quan trọng, là cơ sở để xây dựng nên luận văn, là nguồn tài
liệu tham khảo, cung cấp cho chúng tôi thêm những thông tin về tình hình ruộng đất
của người Thái ở Tây Bắc trước năm 1945 để hoàn thành luận văn.

6



- Nguồn tài liệu điền dã: Nguồn tài liệu này bổ sung thêm cho các nguồn tài
liệu thành văn.
5. Đóng góp mới của luận văn
Thứ nhất, thông qua tìm hiểu tình hình ruộng đất của người Thái ở Tây Bắc
trước năm 1945 đề tài góp phần làm sáng rõ và phong phú thêm lí luận về chế độ
ruộng đất ở Việt Nam trước năm 1945.
Thứ hai, làm rõ thêm tính độc đáo về chế độ ruộng đất trong xã hội Thái
truyền thống – đó là một trong những tri thức bản địa cần được lưu giữ, kế thừa và
phát triển trong giai đoạn hiện nay.
Thứ ba, bổ sung thêm kết quả nghiên cứu về Sơn La nói riêng, Tây Bắc nói
chung đặc biệt về vấn đề nông nghiệp và ruộng đất.
Thứ tư, từ quan hệ ruộng đất trong xã hội Thái truyền thống góp phần xây
dựng bản làng văn hóa ở khu vực Tây Bắc.
Thứ năm, góp phần bảo tồn tri thức bản địa, bổ sung nguồn tư liệu trong quá
trình giảng dạy, nghiên cứu lịch sử địa phương.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục luận văn được kết
cấu làm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về khu vực Tây Bắc và người Thái ở Tây Bắc
Chương 2: Một số loại hình ruộng đất của người Thái ở Tây Bắc trước khi
thực dân Pháp chiếm đóng Tây Bắc (năm 1888)
Chương 3: Một số loại hình ruộng đất của người Thái ở Tây Bắc thời kì Pháp
thuộc (1888 – 1945)

7


CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ KHU VỰC TÂY BẮC VÀ NGƯỜI THÁI Ở TÂY BẮC
1.1. Khái quát lịch sử hình thành vùng đất Tây Bắc

Tây Bắc là vùng đất "địa đầu" của Tổ Quốc, chủ yếu bao gồm các tỉnh: Sơn
La, Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái và một phần của Hoà Bình.
Từ thời các Vua Hùng dựng nước chia nước ta thành 15 bộ, Tây Bắc nằm
trong Bộ Tân Hưng. Trong Dư địa chí Nguyễn Trãi viết “Hưng Hoá xưa thuộc bộ
Tân Hưng”.
Dưới triều đại Nhà Lý (1010 - 1225) Tây Bắc thuộc châu Lâm Tây, châu
Đăng, đến triều đại Nhà Trần (1226 - 1400) Tây Bắc thuộc đạo Đà Giang. Vào cuối
thời Trần, năm Quang Thái thứ 10 (1397) vùng đất này được đổi thành trấn Thiên
Hưng. Trấn Thiên Hưng thời Trần có hai châu (Phủ) là Gia Hưng và Quy Hoá.
Đến thời Hậu Lê (XV), theo Dư địa chí của Nguyễn Trãi, Tây Bắc thuộc phủ
Gia Hưng, bao gồm 16 châu Thái: Mường Lò, Mường Tiến (hay còn gọi là Chiêu
Tấn, đến năm 1909 thực dân Pháp đổi là Than Uyên), Mường Tấc (Phù Yên),
Mường Sang (Mộc Châu), Mường Vạt (Yên Châu), Mường Mụa (Mai Sơn), Mường
La, Mường Muổi (Thuận Châu), Mường Thanh (Điện Biên), Mường Lay, Mường
Tùng (Tùng Lăng), Mường Hoàng (Hoàng Nham), Mường Tiêng (Lễ Tuyền),
Mường Chiềng Khem (Châu Khiêm) Mường Chúp (Tuy Phụ), Mường Mi (Hợp
Phì). Năm 1463, trấn Hưng Hoá được thành lập gồm 3 phủ đó là: Gia Hưng, Quy
Hoá, An Tây.
+ Phủ Gia Hưng có 1 huyện, 5 châu, 42 động. Đó là huyện Thanh Xuyên (sau
đổi là Thanh Sơn) gồm 1 thôn, 2 động và các châu: Châu Việt, Châu Mai. Địa bàn 5
châu này có 4 châu thuộc vùng đất Sơn La hiện nay là:
Châu Phù Hoa là tên được đặt từ thời Lê đến đầu thời Nguyễn, năm Thiệu Trị
thứ nhất (1841) châu Phù Hoa đổi tên là châu Phù Yên (bao gồm cả Bắc Yên ngày
nay), như vậy tên huyện Phù Yên có từ bấy đến nay.
Châu Mộc có từ đời Trần. Theo Đại Nam nhất thống chí, Châu Mộc có 23
động, phía Đông kéo dài đến hết Mai Châu (tỉnh Hoà Bình) phía Tây đến Yên
8


Châu, phía Nam đến Quan Hoá (tỉnh Thanh Hoá), phía Bắc đến châu Phù Hoa. Năm

Cảnh Thịnh thứ 36 (1775) thấy địa thế quá rộng anh em thổ tù lại không hoà thuận
với nhau, nên triều đình đã chia Châu Mộc thành 3 châu: Châu Mộc, Mã Nam (ở
phía Nam Sông Mã) và Đà Bắc (ở phía Bắc sông Đà). Như vậy, Châu Mộc vào thời
Hậu Lê có địa giới rộng hơn Mộc Châu ngày nay bao gồm các huyện Mộc Châu,
huyện Đà Bắc (tỉnh Hoà Bình) và một phần của huyện Quan Hoá, Bá Thước (tỉnh
Thanh Hoá). Thời Nhà Nguyễn, năm Minh Mạng thứ 17, các động được đổi thành
xã, các trấn được đổi thành tỉnh.
Châu Việt có 3 động. Thời Trần được gọi là Mang Việt (hay Mường Việt).
Trần Minh Tông sau khi đánh Ngưu Hống đã đóng quân ở đó và gọi phủ này là
Thái Bình. Đầu thời Hậu Lê, phủ Thái Bình đổi thành Châu Việt. Năm Minh Mệnh
thứ 3 (1822) Châu Việt đổi thành Yên Châu, tên Yên Châu có từ bấy đến nay.
Châu Thuận có 10 động. Theo sách Hưng Hoá phong thổ lục của Hoàng Bình
Chính thì vào đầu đời Lê Cảnh Hưng (1740) thấy địa thế Châu Thuận quá rộng mới
cắt đặt thêm 3 châu là Sơn La (hay Mường La), Mai Sơn, Tuần Giáo. Như vậy, đất
Châu Thuận vào thời Hậu Lê gồm đất huyện Tuần Giáo của tỉnh Điện Biên và các
huyện Mai Sơn, Mường La, Thị xã Sơn La và Thuận Châu của tỉnh Sơn La hiện
nay. Địa danh “Sơn La” lần đầu tiên xuất hiện vào thế kỉ 18 và với danh nghĩa là tên
một châu được tách ra từ Châu Thuận.
Châu Quỳnh Nhai, thời Hậu Lê thuộc phủ An Tây trấn Hưng Hoá. Thời Gia
Long (1802 - 1819), 4 huyện và 16 châu thuộc Bắc Thành, trong đó phủ Gia Hưng
có một huyện là Thanh Xuyên (sau đổi là Thanh Sơn) và 10 châu là: Thuận Châu,
Sơn La, Tuần Giáo, Mai Sơn, Châu Việt, Ninh Biên, Mộc Châu, Đà Bắc, Phù Yên,
Mai Châu.
+ Phủ Quy Hoá có các châu: Văn Chấn, Trấn Yên,Văn Bàn, Thuỳ Vĩ, Yên Lập
+ Phủ An Tây có 10 châu đó là: Lai, Luân, Quỳnh Nhai, Chiêu Tấn, Tùng
Lăng, Lễ Tuyền, Hoàng Nham, Hợp Phì, Tuy Phụ và Khiêm. Đến đời vua lê Cảnh
Hưng (1740 - 1768) có 6 châu là: Tùng Lăng, Hoàng Nham, Hợp Phì, Lễ Tuyền,
Tuy Phụ và Khiêm bị triều đình phong kiến Mãn Thanh cướp mất, phủ An Tây chỉ

9



còn có 4 châu là: Chiêu Tấn, Quỳnh Nhai, châu Lai và châu Luân. Thời Tây Sơn,
vua Quang Trung đã làm một biểu gửi vua Thanh đòi lại 6 châu bị cướp mất nhưng
không được chấp nhận.
Đến triều Nguyễn (XIX), Tây Bắc được gọi là vùng “Thập Châu” thuộc tỉnh
Hưng Hoá, cụ thể là các châu sau: Mường Lò, Mường Tiến (hay còn gọi là Chiêu
Tấn, đến năm 1909 thực dân Pháp đổi là Than Uyên), Mường Tấc (Phù Yên),
Mường Sang (Mộc Châu), Mường Vạt (Yên Châu), Mường Mụa (Mai Sơn), Mường
La, Mường Muổi (Thuận Châu), Mường Thanh (Điện Biên), Mường Lay.
Từ cuối thế kỉ XIX trong quá trình bình định khu vực Tây Bắc, thực dân Pháp
đã thực hiện chính sách chia để trị. Sau khi thôn tính được Tây Bắc thực dân Pháp
từng bước thâu tóm quyền hành và áp đặt chế độ cai trị ở khu vực này. Ngày
11/4/1900, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành lập tỉnh Yên Bái, bao gồm
các châu: Trấn Yên, Văn Chấn, Văn Bàn, Lục Yên, Than Uyên.
Đến ngày 10/10/1895, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định bãi bỏ Tiểu quân
khu Vạn Bú chuyển thành tỉnh Vạn Bú (Sơn La). Tỉnh Sơn La từng bước được
thành lập như sau:
Ngày 24/5/1886, Tổng Trú sứ Trung - Bắc Kỳ ra nghị định chuyển châu Sơn
La (thuộc phủ Gia Hưng tỉnh Hưng Hoá) thành một cấp tương dương với cấp tỉnh,
nhưng đặt dưới quyền cai trị trực tiếp của một sĩ quan gọi là Phó công sứ.
Ngày 9/9/1891, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định đưa địa hạt Sơn La vào
địa hạt của Đạo quan binh 4 mới thành lập, thủ phủ của đạo đặt tại Sơn La. Đến
ngày 27/2/1892, Toàn quyền Đông Dương lại ra nghị định lập một tiểu quân khu
(cercle) trực thuộc đạo Quan binh 4. Thủ phủ của tiểu quân khu này đặt tại Vạn Bú
nên thường gọi là Tiểu quân khu Vạn Bú. Địa bàn của Tiểu quân khu Vạn Bú bao
gồm: Phủ Vạn Yên với các châu Mộc, châu Phù Yên; Phủ Sơn La với các châu Sơn
La, châu Yên, Mai Sơn, Thuận Châu, Tuần Giáo, Điện Biên (tất cả đều được tách ra
từ tỉnh Hưng Hoá).
Đến ngày 10/10/1895, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định bãi bỏ Tiểu quân

khu Vạn Bú chuyển thành tỉnh Vạn Bú, đồng thời nhập toàn bộ Tiểu quân khu phụ

10


Lai Châu vào địa bàn tỉnh Vạn Bú, tỉnh lị tỉnh Vạn Bú đặt tại Vạn Bú (Tiểu quân
khu phụ Lai Châu được thành lập theo nghị định ngày 5/6/1893 của Toàn quyền
Đông Dương gồm châu Lai, châu Luân, châu Quỳnh Nhai, châu Phong Thổ vốn là
đất của tỉnh Hưng Hoá tách ra).Ngày 7/4/1904, Toàn quyền Đông Dương lại ra
nghị định chuyển Tỉnh lị tỉnh Vạn Bú từ Vạn Bú về Sơn La. Do đó ngày
23/8/1904, Toàn quyền Đông Dương lại ra nghị định đổi gọi tỉnh Vạn Bú thành
tỉnh Sơn La. Tỉnh Sơn La lúc đó gồm có các châu: Châu Thuận, Mai Sơn, Châu
Mộc, Mường La, Châu Yên, Phù Yên, Tuần Giáo, Điện Biên, Châu Lai, Quỳnh
Nhai, phủ Luân Châu. Tên tỉnh Sơn La có từ đó nhưng địa bàn rộng lớn gồm toàn
bộ tỉnh Sơn La và phần lớn tỉnh Lai Châu hiện nay.
Ngày 12/7/1907, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định bãi bỏ Đạo Quan binh
thứ 4, chuyển Lào Cai sang chế độ cai trị dân sự để lập thành tỉnh Lào Cai. Địa bàn
của tỉnh Lào Cai bao gồm các châu: Bảo Thắng, Thuỷ Vĩ do Công sứ Pháp trực tiếp
cai trị.
Đến ngày 28/6/1909, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định tách các châu:
Quỳnh Nhai, Điện Biên, Tuần Giáo, Châu Lai và phủ Châu Luân thành lập tỉnh Lai
Châu. Lúc này tỉnh Sơn La chỉ còn 6 châu: Sơn La (hay Mường La), Thuận Châu,
Mai Sơn, Châu Yên, Châu Mộc, Phù Yên (cả Bắc Yên ngày nay).
Sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi (1954), để giúp đồng bào các
dân tộc vươn lên hoà nhập cùng cộng đồng các dân tộc Việt Nam, ngày 7/5/1955
đúng vào ngày kỉ niệm 1 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, Khu Tự trị Thái – Mèo
được thành lập (đến ngày 27/10/1962 đổi thành Khu tự trị Tây Bắc), địa giới của
Khu bao gồm hai tỉnh Sơn La, Lai Châu, hai huyện Văn Chấn, Than Uyên của tỉnh
Yên Bái và huyện Phong Thổ của tỉnh Lào Cai.
Sau khi cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước thắng lợi (1975), Khu Tự trị Tây

Bắc giải thể theo Nghị Quyết 245 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, các tỉnh
thuộc Khu Tự trị Tây Bắc trực thuộc Trung ương.

11


1.2. Điều kiện tự nhiên, địa vực cư trú
Tây Bắc chủ yếu bao gồm các tỉnh: Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai,
Yên Bái. Do đó, điều kiện tự nhiên của Tây Bắc vừa có đặc điểm chung của các tỉnh
vùng núi phía Bắc, lại vừa có đặc thù riêng so với các địa phương trong cả nước.
1.2.1. Địa hình, đất đai
Tây Bắc có địa hình phức tạp, bị cắt xẻ bởi những dãy núi đá vôi nằm trong
dãy Hoàng Liên Sơn chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, dài khoảng 180 km,
rộng 30 km và vòng cung Sông Mã chạy từ Đông sang Tây; độ cao trung bình của
Tây Bắc từ 700 – 800 m so với mực nước biển. Tuy nhiên, cũng có những đỉnh cao
trên dưới 2.500 m, điển hình như Pú Luông cao 2.800 m so với mặt biển; Pan xi
phăng cao 3.114 m so với mực nước biển...
Toàn khu có hai cao nguyên lớn: cao nguyên Sơn La hay còn gọi là Thảo
nguyên Mộc Châu bằng phẳng dài 70 km rộng 50 km, cao 1050 m so với mặt nước
biển... rất thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi và trồng cây công nghiệp. Cao
nguyên Sìn Hồ chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam dài trên 200 km, rộng
khoảng 30 - 50 km, độ cao trung bình từ 700 - 800 m so với mặt biển. Ngoài ra, Tây
Bắc còn có một số cao nguyên vừa và nhỏ khác như: Cao nguyên Nà Sản chạy dài
theo quốc lộ 6 dài khoảng 100 km, rộng 60 km, cao trung bình khoảng 600 - 700 m
so với mặt biển...
Do sự kiến tạo của địa chất, sự đan xen giữa những dãy núi đá vôi hiểm trở với
các dãy núi đất và các sông, suối lớn nhỏ đã tạo nên các thung lũng, phiêng bãi đất
đai màu mỡ phì nhiêu, chủ yếu là đất feralít, tơi xốp, giàu chất mùn, độ chua (PH)
từ 4,5 - 5,0 thuận lợi cho việc trồng rau màu và lúa nước; đúng như câu ca của đồng
bào Thái đã nói: “Nhất Thanh (Điện Biên - Lai Châu), Nhì Lò (Mường Lò - Nghĩa

Lộ), Tam Than (Than Uyên - Nghĩa Lộ) Tứ Tấc (Phù Yên - Sơn La)”. Trong đó,
điển hình nhất là cánh đồng Mường Thanh bằng phẳng dài khoảng 20km, rộng 5 - 6
km; cánh đồng Mường Tấc (Phù Yên) bằng phẳng, rộng 660 ha...
1.2.2. Sông ngòi, khí hậu
Về sông ngòi: Trên địa bàn Tây Bắc còn có nhiều nguồn nước sông suối. Sông

12


Mã bắt nguồn từ miền Nam Trung Quốc chảy vào Sơn La qua địa phận huyện Sông
Mã rồi vòng qua Lào vào Thanh Hoá ra biển. Từ rất sớm trong lịch sử cư dân Việt
và Lào đã nhờ con sông này mà giao lưu trao đổi cả về kinh tế, văn hoá. Sách Đại
Việt sử kí toàn thư có nói đến các lái buôn người Việt theo đường sông Mã mang
muối, vải... theo đường sông Mã lên trao đổi với buôn bán với người Lào Lùm,
khi về họ mang theo nhiều hương liệu, ngà voi, sừng tê... Sông Đà bắt nguồn từ
vùng Nam Mông Hoá, gần làng Sin Cai thuộc tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) chảy
vào nước ta ở Mường Lái qua Lai Châu vào Sơn La hợp với suối Nậm Na ở phía
Bắc và Nậm Mức ở phía Nam theo hướng Tây Nam chảy qua địa phận các huyện:
Mường Tè (Lai Châu), Mường Lay (Điện Biên), Thuận Châu, Quỳnh Nhai,
Mường La, Mai Sơn, Mộc Châu (Sơn La), qua tỉnh Hoà Bình hội nhập với sông
Hồng. Trong lịch sử cũng như hiện nay sông Đà không chỉ là nguồn cung cấp
nước cho đời sống, sản xuất mà còn là tuyến huyết mạch đảm bảo cho sự giao lưu
trao đổi đặc biệt quan trọng của nhân dân trong vùng và giữa Tây Bắc với các địa
phương miền xuôi. Ngoài hai con sông chính, sông Mã, sông Đà, Tây Bắc còn có
hàng nghìn con suối lớn, nhỏ chảy luồn lách quanh những gò đồi tạo điều kiện
thuận lợi cho việc trồng lúa nước, rau màu, cây ăn quả và phát triển chăn nuôi.
Về khí hậu: Tây Bắc có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nắng nóng mưa nhiều, mùa
khô từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, nhiệt độ
trung bình từ 230C - 250C, lượng mưa từ 1400 đến 1800 mm/năm. Mùa đông trùng
với mùa khô lạnh, ít mưa, khô hanh từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau.

Thế nhưng, do ảnh hưởng của độ cao địa lý và địa hình nên khí hậu Tây Bắc cũng
có sự phân chia thành những khu vực khác nhau:
+ Tiểu vùng khí hậu phía Bắc, bao gồm các huyện: Mường Tè, Sìn Hồ, Phong
Thổ (Lai Châu), Sa Pa, Bắc Hà (Lào Cai); đặc điểm nổi bật của vùng này là ít bị ảnh
hưởng của bão, nhưng lại chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa đông bắc, vào mùa
đông thường xuyên có băng giá sương muối, nhất là vùng Bắc Hà, Sa Pa; mùa hè
mát mẻ, đan xen có gió Tây khô nóng.
+ Tiểu vùng khí hậu dọc sông Đà, bao gồm các huyện: Mường Lay (Điện

13


Biên), Quỳnh Nhai, Mường La, Mai Sơn, Phù Yên, Bắc Yên (Sơn La), đây là vùng
mưa nhiều, lượng mưa trung bình trong năm là trên 2000 mm, mùa đông ấm, ít bị
ảnh hưởng của sương muối.
+ Tiểu vùng khí hậu phía Tây và Tây Nam: bao gồm các huyện Thuận Châu,
Mai Sơn, Sông Mã, Yên Châu (Sơn La), huyện Điện Biên (Điện Biên). Đây là vùng
bị ảnh hưởng trực tiếp của gió Tây khô nóng, ít mưa hơn các vùng khác, lượng mưa
trung bình trong năm là 1400 mm, có nơi mưa 1200 mm, mùa đông thường hay bị
ảnh hưởng của sương muối, nhất là vùng cao nguyên Sơn La.
+ Tiểu vùng khí hậu phía Đông và đông Nam: bao gồm hầu hết các huyện dọc
sông Hồng của Yên Bái, Mộc Châu và phần còn lại của huyện Bắc Yên. Đây là
vùng chịu ảnh hưởng của bão và gió mùa đông bắc, ảnh hưởng của gió Tây nhưng
không nhiều. Địa hình thấp, mùa đông lạnh, thường hay có sương muối.
Nhìn chung, khí hậu Tây Bắc tuy thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa nhưng có sự
phân chia thành từng vùng rất rõ rệt: mùa hè mát mẻ, nhiệt độ trung bình trong năm
từ 250C - 280C, nhiệt độ cao nhất từ 30 - 350C, thậm chí có nơi 380C. Mùa đông
nhiệt độ thấp nhất từ 100C - 150C, ở những vùng núi cao xuống đến dưới 50C, cá
biệt lại có vùng thường xuyên vẫn có băng giá, sương muối.
Những lợi thế về vị trí địa lí, cùng sự đa dạng, phong phú của điều kiện tự

nhiên đã tạo cho Tây Bắc có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng cả về kinh tế, chính
trị, an ninh quốc phòng ở khu vực Tây Bắc và trong phạm vi cả nước. Tây Bắc
không chỉ trù phú với đồng ruộng phì nhiêu, thảm rừng nhiệt đới quanh năm xanh
tốt, trong lòng đất lại tiềm ẩn nhiều khoáng sản quý và hiếm... mà còn trở thành
chiếc cầu nối cho sự giao lưu trao đổi giữa miền xuôi với miền ngược, Đông Bắc
với Thượng Lào và miền Nam Trung Quốc. Từ Sơn La trung tâm của Tây Bắc, theo
quốc lộ 6, hoặc Sông Đà đều có thể ngược Tuần Giáo lên Lai Châu, xuôi xuống
Hòa Bình, sang Nghĩa lộ một cách dễ dàng, đặc biệt từ Sơn La có thể giao lưu thuận
lợi với tỉnh Hủa Păn của nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào qua hai cửa khẩu Pa
Háng (Mộc Châu), Chiềng Khương (Sông Mã)...

14


1.2.3. Địa vực cư trú
Trước khi người Thái thiên di vào Tây Bắc, nhóm cư dân Nam Á (bao gồm
nhiều tộc người khác nhau như: Xinh Mun, La Ha, Kháng, Mảng...) đã sinh sống
lâu đời trên mảnh đất này. Họ làm ruộng ở các thung lũng và phiêng đất ven sông,
suối và có trình độ phát triển kinh tế xã hội khá cao:
“Thuở ấy, cư dân Tây Bắc vẫn là một bộ phận của nền văn minh đồng thau
Đông Sơn với sản phẩm nổi tiếng là trống đồng và công cụ bằng đồng, những thứ
mà ngày nay đã trở thành vật thiêng, chỉ dùng trong các nghi lễ thờ cúng tổ tiên.
Trong số cư dân ấy, người Kháng có tục uống nước bằng mũi (Tà mui). Nước măng
chua, hoà tỏi, rau thơm, gạn lấy nước đổ vào vỏ quả bầu mận, cho chảy vào mũi,
trong khi ấy miệng thì nhai cá hay thịt. Cách uống này hiện nay vẫn còn tồn tại
trong người Kháng ở ven sông Đà phía bên Tà Hộc, (Mai Sơn - Sơn La) Mường
Sại, Chiềng Muôn, Chiềng Bằng, Liệp Muội (Thuận Châu - Sơn La), các vùng dọc
sông Đà của Mường Lay, Mường Nhé (Điện Biên), Mường Tè (Lai Châu)… Đặc
biệt, người Kháng rất giỏi làm thuyền độc mộc, đánh cá ở các sông, suối. Người
Thái cũng phải thừa nhận “thuyền tốt không gì bằng thuyền Kháng”. [45,Tr.218]

Riêng đối với người La Ha cho đến ngày nay vẫn được người Thái tôn sùng vì
được coi là chủ nhân của trống đồng. Cả người La Ha và người Thái đều coi trống
đồng là một vật thiêng “có thần trú ngụ ở trong đó” (người Kinh cũng gọi trống đồng là
“Đồng cổ thần”). Người La Ha còn nổi tiếng với những lễ hội tưng bừng như: mừng
mùa măng mọc, mừng cơm mới, mừng nhà mới… Trong các lễ hội, người La Ha hay
nhảy múa với điệu múa thực khí sinh động, rộn ràng trong tiếng đệm của đàn ống tre
rỗng, dỗ trên tấm ván với những cô gái nhún nhảy múa. [45,Tr.219]
Người Mảng, hiện nay vẫn còn giữ được tục săm những chấm, hoặc vòng tròn
có chấm ở giữa, quanh miệng và cằm. Vì thế, người Thái gọi họ là “Xá cằm hoa”
(Xá cang lái), tức Xá cằm xăm hoa. Người Mảng cũng là dân tộc có nhiều kinh
nghiệm trong việc làm nương rẫy ở các sườn núi có độ dốc cao. Cuộc sống của họ
chủ yếu là dựa vào kinh tế nương rẫy, săn bắt, hái lượm và đánh cá ở ven các sông,

15


suối… Về mặt sinh hoạt văn hoá tinh thần, người Mảng cũng giống như người La
Ha đều biết nhảy múa trên nền nhạc cụ tre nứa dỗ trên mặt sàn tấm ván.
Trong thời gian từ thế kỷ IX đến XIII, người Thái ở cao nguyên Thanh Tạng
(Tây Tạng - Trung Quốc) vì nhiều lý do khác nhau đã tìm đường thiên di xuống
phía Nam vào vùng Tây Bắc (từ đầu công nguyên ở Tây Bắc đã có một số tụ điểm
của cư dân Thái nhưng còn rất thưa thớt). Sự có mặt của người Thái ở Tây Bắc đã
tạo ra những cuộc tranh chấp quyết liệt và kéo dài về địa bàn cư trú giữa các nhóm
người Thái mới thiên di đến với cư dân bản địa Nam Á. Cuối cùng “Lạng Chượng –
một thủ lĩnh Thái tài giỏi nhưng cũng phải chật vật lắm mới đánh thắng nổi quân
Nam Á. Truyền thuyết còn kể rằng quân Xá (tức Nam Á) có tên làm bằng đồng sắc
nhọn, quân Thái chỉ có tên tre, Lạng Chượng mới nghĩ cách lập mưu thách nhau
bắn xem tên của ai cắm vào đá là thắng. Quân Xá bắn tên đồng vào đá thì bật ra.
Quân Thái biết cách nạp cục xáp ong vào đầu tên tre nên bắn vào đá thì dính. Quân
Xá thua phải chịu dâng trống đồng, để quân Thái chiếm đất, còn quân Xá phải chạy

lên núi cao và vào vùng sâu mà ở” [45,Tr.218]. Hiện nay trong lễ hội truyền thống
“Xênra” của người Thái Thuận Châu có cả một mục diễn lại cảnh người Xá dâng
trống đồng cho người Thái (gọi là Xá Cú Coong). Sự thắng thế của người Thái đã
dồn đẩy cư dân Nam Á phải chạy lên các vùng núi cao hiểm trở sinh sống, còn
người Thái thì chọn những vùng thấp, đất đai bằng phẳng, màu mỡ phì nhiêu, gần
nguồn nước, giao thông đi lại thuận tiện để định cư.
Sự ổn định địa bàn cư trú cùng với việc thống nhất ba trung tâm Thái ở Tây Bắc
của Ta Ngần - thủ lĩnh Thái ở Mường Muổi (Thuận Châu) thế kỷ XIII đã tạo ra bước
phát triển quan trọng trong lịch sử xã hội Thái ở Tây Bắc: “Nó không chỉ xóa đi sự phân
tán cát cứ của các chúa Thái mà từ đây bản mường xuất hiện, chế độ ruộng đất được
xác lập, một thiết chế xã hội Thái độc đáo được hình thành trên cơ sở kinh tế nông
nghiệp với hai loại hình canh tác chính: làm ruộng nước và nương rẫy”. [67,Tr.33]
1.3. Lịch sử hình thành cộng đồng người Thái ở Tây Bắc
Đơn vị cư trú của người Thái được gọi là bản và mường. Nhiều bản hợp
thành một mường nhỏ và nhiều mường nhỏ hợp thành châu mường. Ngay từ đầu

16


các bản, mường đã phân bố tương đối đông đúc trên những vùng cư trú của ba
nhóm địa phương:
1. Khu vực phía bắc - Những bản, mường của người Thái Trắng tập trung
trong các thung lũng ruộng đồng màu mỡ. Khoảng thế kỷ XIII, Mường Lay thời
Lòm Lạnh Lạt Ma đã trở thành trung tâm của vùng này. Lợi dụng sự phát triển của
người Thái, quý tộc thống trị Mường Lay đã bành trướng thế lực khắp nơi. Phía bắc
phát triển tới giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc). Từ Mường Tè ở phía đông kéo sang
đầu Nặm U (Thượng Lào) ở phía tây. Phía nam phát triển dọc theo sông Đà từ
Mường Chiên (Quỳnh Nhai) xuống đến miền đất tả ngạn thuộc huyện Mường La
ngày nay. Người Thái có câu: "Miền xuôi nổi tiếng vua Kinh, đầu sông Đà nổi tiếng
Tạo Lay" (Lả púa tiếng pua Keo, hua Té tiếng Tạo Lay) để nói lên sự lớn mạnh của

thế lực quý tộc Mường Lay.
2. Khu vực phía nam - Sau đợt thiên di của người Thái Trắng từ Lào sang, bản
mường bắt đầu xuất hiện. Khoảng cuối thế kỷ XIII đầu thế kỷ XIV, dưới thời chúa
Nhọt Cằm, Mường Sang đã trở thành trung tâm của vùng này. Nhờ uy thế của quý
tộc, Nhọt Cằm đã chia con cháu đi chiếm cứ khắp nơi. Thế lực của quý tộc Mường
Sang đã ảnh hưởng khắp khu vực rộng lớn - phía bắc đến miền đất thuộc Mường
Vạt (Yên Châu), phía đông là đất Mường Tấc (Phù Yên), phía tây và tây nam là
miền đất thuộc Mường Ét, Chiềng Cọ (Sầm Nưa - Thượng Lào) và phía nam bao
gồm miền đất thuộc hai huyện Đà Bắc, Mai Châu thuộc Hòa Bình ngày nay. Người
Thái thường ví Nhọt Cằm (Pha-nha Nhọt-chom-cằm) như "Then" (thần đứng đầu
cõi trời) và có câu nói rằng đó là: "Then của trần gian, con cháu của Pha Ngum,
Pha Nghiêu" (Then mường Lum, chẩu Pha Ngum, Pha Nghiêu).
3. Khu vực giữa - Sau khi Lạng Chượng thu phục được đất Mường Thanh, con
cháu của ông đã nối nghiệp nhau thống trị đất này. Càng về sau anh em trưởng thứ
của quý tộc càng trở nên bất hòa. Lợi dụng tình trạng đó, các thế lực của quý tộc
Mường Lay và người Lự ở Thượng Lào đã đánh đuổi quý tộc Thái Đen ở Mường
Thanh. Con chúa Lạng Chượng phải dần dần về ở Mường Muổi. Sau khi ổn định ở
Mường Muổi khoảng thể kỷ XIII, thế lực của quý tộc ở đây lại bắt đầu bành trướng

17


khắp vùng cư trú của người Thái Đen, kéo suốt từ vùng hữu ngạn sông Hồng sang
Sông Mã... Trung tâm Mường Muổi dưới thời chúa Lò Lẹt đã nổi tiếng trong vùng
người Thái ở khắp miền Tây Bắc nói chung. Lò Lẹt lấy biệt hiệu là "Ngu hấu" (hổ
mang), người Thái gọi là "Pú chẩu Ngu hấu" (cụ chủ hổ mang).
Quý tộc Thái Đen là thế lực thống trị địa phương đã sớm quy thuận triều đình.
Sự quy thuận triều đình của các tù trưởng Thái Đen có lẽ đã được các sử sách của
các triều đại phong kiến Việt Nam xác nhận. Chẳng hạn như "Việt sử thông giám
cương mục" có ghi: "Năm Long chương thiên tự thứ 2 (1067) các tù trưởng "Ngưu

Hống" và Ai Lao đem vàng bạc, trầm hương, sừng tê, ngà voi tới cống". Căn cứ vào
cuốn Hưng Hóa xứ phong thổ lục của Hoàng Bình Chính viết cuối thế kỉ XVIII thì
"Ngưu Hống" có chữ viết và phong tục giống người Ai Lao. Vậy "Ngưu Hống"
trước hết là tên chỉ người Thái vì các tộc người ở Tây Bắc nơi giáp Ai Lao chỉ có
tộc Thái có chữ giống Ai Lao. Hơn nữa "Ngưu Hống" là tên phiên âm chữ Hán và
sự phiên âm đó có hơi gần với tên "Ngu hấu" biệt hiệu của Lò Lẹt. Hai cái tên này
tuy xuất hiện ở hai thời điểm khác nhau ("Ngưu Hống" ra đời thời Lý thế kỷ XI và
"Ngu hấu" (Lò Lẹt) ở vào khoảng giữa thế ký XIII) nhưng đều là biệt hiệu chỉ người
Thái. Vậy có thể Lò Lẹt đã là người tiếp tục lấy tên "Ngu hấu" để thống nhất các bộ
phận người Thái mới thiên di ở các nơi tới Tây Bắc.
Chính sự "tin dùng của triều đình" (pua Keo ha) đã tạo điều kiện thuận lợi cho
các thế lực Thái Đen ở trung tâm Mường Muổi phát triển nhanh chóng. Khoảng
cuối thể kỷ XIV dưới thời Ta Ngần, Mường Muổi đã trở thành trung tâm thống nhất
bộ tộc Thái ở phía tây. Quam tô mương của Mường La đã ghi về phạm vi ảnh
hưởng của quý tộc Mường Muổi đứng đầu là Ta Ngần như sau:
"... Như vậy, Ta Ngần được vua tin dùng, Phạ nhấư (vua Lào) kính nể (hướn
pua ha, Pha nhấư hặc) vua Kinh ban cho làm "chúa" cai quản cả một vùng rộng
lớn, những nơi có dân ở nhà sàn, mặc áo đỏ, bao gồm miền "Đất ba dải, miền chín
lưu vực con sông và vùng đất nơi sông Đà gặp sông Hồng". Từ miền người Mọi, người
Mang ở Mường Pi, Mường Sang đến vùng đất thuộc đầu sông Thao nước đỏ. Từ miền
Châu Nhi, Châu Phụng, Che Lạn, Chiếng Luống đến tận đất đầu sông Đà và sông Nặm

18


Na. Một dải đất dọc sông Mã đến những miền thượng sông Nặm U...". [57]
Đây là bước phát triển rất quan trọng của xã hội người Thái ở Tây Bắc. Đó là
bước đầu tiên đã xóa bỏ được ranh giới giữa ba vùng cát cứ với các thế lực quý tộc
khác nhau ở phía bắc và cực tây bắc với trung tâm Mường Lay, ở phía nam và
đông nam với trung tâm Mường Sang và vùng giữa với trung tâm Mường Muổi.

Ba vùng cát cứ hình thành do hoàn cảnh lịch sử của ba luồng thiên di của người
Thái tới Tây Bắc.
Thời kỳ lịch sử này còn tăng cường thêm một bước, sự giao lưu văn hóa giữa
tộc Thái với các tộc anh em khác trên miền Tây Bắc và các vùng lân cận.
Trung tâm Mường Muổi với người đứng đầu Ta Ngần còn quy tụ được tất cả
vùng cư dân rộng lớn cư trú nhiều tộc người khác nhau về ngôn ngữ, phong tục tập
quán về với chính quyền phong kiến trung ương tập quyền. Như Quam tô mương
của Mường La đã ghi:
"... Ta Ngần xây dựng bản, mường có lời khuyên răn mọi người: đầu bản cuối
mường đều là cánh phải, cánh trái của Mường Muổi. Người đứng đầu các mường
không được tranh giành nhau làm bản mường loạn lạc, dân đói khổ tan tác. Hàng năm
phải nộp công vậy cho Mường Muổi để "chúa" đem về xuôi dâng nhà vua...". [57]
Từ bấy trở đi, cho dù vùng người Thái có bị phân thành từng châu mường, cho
dù có núi non hiểm trở và nền kinh tế chậm phát triển (tự nhiên, tự túc, tự cấp), sự
giao lưu giữa các châu mường có bị hạn chế. Cho dù xã hội Thái cũng trải qua
những năm tháng bị bọn đế quốc, phong kiến chia rẽ... nhưng lịch sử người Thái ở
miền Tây Bắc vẫn phát triển thành một khối. Đó là một nhóm địa phương của một
dân tộc ít người thuộc đại gia đình dân tộc Việt Nam. Nó có màu sắc riêng của địa
phương nằm trong sắc thái chung của dân tộc Việt Nam thống nhất.
Cũng trải qua một thời kỳ lịch sử kéo dài hàng ngàn năm những nhóm cư dân
nói tiếng Tày (Thái) cổ đã thiên di đi các nơi. Rồi từ cuộc sống mỗi người một
phương trời, các nhóm Thái cổ sống chung với các tộc khác lâu đời, không còn nhớ
được tổ tiên xa xưa nhất của mình nữa. Từ đó dần dần đã trở thành tộc người khác
nhau như: Thái, Tày, Nùng, Giáy, Lào, Lự... mà đến nay nếu chỉ xét riêng về ngôn

19


ngữ thì ta vẫn coi những nhóm này cùng một gốc Thái (Tày - Thái).
Những tộc người trong hệ ngôn ngữ Thái hiện nay phân bổ rất rộng ở miền

Đông Nam Á mà điểm người Thái ở Tây Bắc chỉ là một điểm rất nhỏ. Tuy là điểm
nhỏ nhưng có tầm quan trọng vì nơi đây là một trong những miền đã chứng kiến sự
sớm có mặt của người Thái. Chỉ căn cứ vào nguồn gốc văn học dân gian, nhất là
nguồn truyền thuyết và thần thoại Thái cũng có thể cho rằng, phải bắt đầu từ thời kỳ
tiền nông nghiệp dùng cày trên ruộng nước, người Thái đã từng sinh tụ ở một số địa
điểm trên miền Tây Bắc cổ vùng Mường Thanh. Rồi từ những miền "đất tổ" xa xưa
ấy họ đã di cư xuống phía nam bằng nhiều đợt khác nhau, mà hiện nay ta khó đoán
định được về thời gian, mức độ và địa điểm họ tới từng đợt đó. Song một điều chắc
rằng trong các tộc người có gốc ở Nam Á hiện có mặt ở Tây Bắc như người La Ha,
Kháng, Xinh Mun, Mường... đều có một lớp ngôn ngữ mang yếu tố tiếng Thái cổ.
Dó đó địa bàn Tây Bắc cũng lại là nơi trở thành vùng sớm chứng kiến sự tiếp
xúc giữa người Thái với các tộc anh em khác. Điều đó đã tạo cho họ có những yếu
tố văn hóa khá độc đáo mà có thể kể ở đây một vài đặc trưng dễ nhận ra. Đó là sự
cấu trúc nhà sàn có mái hai hồi hình khum tròn tựa mai rùa như kiểu của người Thái
Đen. Đó là lối mặc của phụ nữ Thái với chiếc váy dài, áo ngắn xẻ ngực đính bộ cúc
bạc hình con bướm, ve sầu, nhện, hoa..., bó sát người làm rõ đường nét của thân
hình đầy đặn, cân đối và xinh xắn... Đó là món ăn bằng chất bổ lấy từ khúc ruột non
của những súc vật ăn cỏ nhai lại mà tiếng Thái gọi là "nặm pịa". Đó là những điệu
dân vũ của người Thái Trắng ở miền Bắc mà đến nay đã có những điệu như múa
nón, múa sạp, múa quạt đã được nhiều nghệ sĩ nghiên cứu sử dụng và nâng cao
thành những điệu vũ Việt Nam nổi tiếng trong nước và thế giới...
Có thể nói chắc chắn hơn nữa, đợt thiên di của người Thái từ Bắc xuống Nam
được bắt đầu tiến hành từ khoảng các thế kỷ đầu thiên niên kỷ I sang đầu thiên niên
kỷ II công nguyên. Đợt thiên di này đã được ghi chép tương đối đầy đủ trong các
nguồn tư liệu bằng tiếng Thái cổ và đặc biệt chính xác khi chính các nguồn tư liệu
này lại ăn khớp với những câu chuyện truyền miệng của người Thái. Đó là những
mũi thiên di của những nhóm Thái xưa đã từng sinh tụ ở miền đầu "sông Thao,

20



nước đỏ" chuyển dịch về Nghĩa Lộ, Sơn La và phía nam tỉnh Lai Châu ngày nay.
Những nhóm Thái đã sinh tụ ở đầu "sông Đà, sông Nặm Na" thiên di tới Mường
Lay, Phong Miến. Những nhóm Thái đã ở miền thượng sông "Nặm Khọong, Nặm
U, Mường Then - Bỏ Té, Bỏ Rốm" thiên di vào lưu vực sông Mê Nam để lập ra
Vương quốc Thái Lan vào hồi thể kỷ XIII, vào lưu vực sông Nặm Khọong để lập ra
Vương quốc Lào hồi thế kỷ XIV và từ Lào một bộ phận họ di chuyển tới miền Tây
Bắc nước ta.
Những năm tháng của lịch sử đã đưa ông cha họ phải trải qua "những nẻo
đường chinh chiến" trên một vùng đất đai thật rộng lớn. Trên những bước đường
chuyển dịch đó, cha ông họ đã từng va chạm với nhiều tộc người hoặc cũng hòa hợp
với nhiều tộc người khác trên miền Nam Á. Từ đó mà thấy rõ ràng rằng, trước khi
tới Tây Bắc, những nhóm người Thái này vốn dĩ đã phân thành nhiều nhóm địa
phương rất cách biệt. Thậm chí có nhóm đã trở thành một tộc người riêng. Nhưng
đến miền Tây Bắc, các nhóm Thái địa phương đó lại có dịp tiếp xúc gần gũi nhau.
Sự hình thành nhóm Thái Tây Bắc không thể chỉ diễn ra trong một khoảng thời
gian ngắn mà rõ ràng đã kinh qua lịch sử phát triển xã hội của hàng trăm năm. Đó là
quá trình hình thành "bản", "mường" và sự thống nhất các "mường". Đó là một quá
trình hình thành khu vực lịch sử dân tộc học ở miền đất phía tây của Tổ quốc. Lịch
sử người Thái không thể quên được vào thế kỷ XIV, trung tâm Mường Muổi đã thu
hút tất cả các nhóm Thái. Cũng từ đó trong xã hội họ cũng dứt điểm việc các nhóm
địa phương phát triển theo xu hướng tách thành tộc người riêng biệt. Cho đến nay,
mặc dù người Thái vẫn có các nhóm địa phương với hai ngành Thái Đen, Thái
Trắng ở phía bắc và phía nam, nhưng rõ ràng chỉ là một dân tộc mà tên thường gọi
là "người Thái ở miền Tây Bắc Việt Nam". Và theo đúng tên tự gọi của họ là "phủ
Táy" (người Táy).
1.4. Tình hình kinh tế - xã hội
1.4.1. Tình hình kinh tế
Trước khi thực dân Pháp chiếm đóng Tây Bắc (năm 1888), đặc trưng kinh tế
nổi bật của Tây Bắc là kinh tế nông nghiệp. Cuộc sống của cư dân chủ yếu dựa vào


21


×