Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Quá trình hình thành chế độ ruộng công và những tác động tới thiết chế xã hội của người thái ở tây bắc cổ truyền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (983.85 KB, 72 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CHẾ ĐỘ RUỘNG CÔNG VÀ
NHỮNG TÁC ĐỘNG TỚI THIẾT CHẾ XÃ HỘI CỦA
NGƢỜI THÁI Ở TÂY BẮC CỔ TRUYỀN

Thuộc nhóm ngành khoa học: Lịch Sử Việt Nam

Sơn La, năm 2018


TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CHẾ ĐỘ RUỘNG CÔNG VÀ
NHỮNG TÁC ĐỘNG TỚI THIẾTCHẾ XÃ HỘI CỦA
NGƢỜITHÁIỞTÂYBẮCCỔTRUYỀN
Thuộc nhóm ngành khoa học: Lịch sử Việt Nam

Sinh viên thực hiện: Vũ Hoàng Anh

Giới Tính: Nam

Dân tộc: Kinh

Trần Lệ Quyên



Giới Tính: Nữ

Dân tộc: Kinh

Lê Thị Dịu

Giới Tính: Nữ

Dân tộc: Kinh

Hà Văn Cần

Giới tính : Nam

Dân tộc: Thái

Lớp: K56 ĐHSP Lịch Sử A

Khoa: Sử - Địa

Năm thứ: 03/Số năm đàotạo: 04
Ngành học: Lịch Sử
Sinh viên chịu trách nhiệm chính: Vũ HoàngAnh
Ngƣời hƣớng dẫn: ThS. TrầnThị Phƣợng

Sơn La, năm 2018


LỜI CẢM ƠN

Với lòng biết ơn sâu sắc, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Th.s
Trần Thị Phƣợng, ngƣời đã tận tình trực tiếp hƣớng dẫn, giúp đỡ chúng tôi trong
quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài.
Chúng tôi xin gửi tới các thầy giáo, cô giáo trong tổ Lịch sử Việt Nam,
khoa Sử - Địa, Trƣờng Đại Học Tây Bắc lời cảm ơn chân thành vì đã quan tâm,
giúp đỡ chúng tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành đề tài.
Chúng tôi xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thƣ viện tỉnh Sơn La,
Thƣ viện Trƣờng Đại học Tây Bắc đã tạo điều kiện thuận lợi và có những ý kiến
đóng góp quý báu cho tôi trong quá trình thu thập tƣ liệu, nghiên cứu để hoàn
thành đề tài này.
Với thời gian nghiên cứu còn hạn chế, chắc chắn đềtài không thể tránh
khỏi những thiếu sót. Chúngtôi rất mong nhận sự đóng góp chân thành của quý
thầy giáo, cô giáo và bạn đọc để đề tài đƣợc hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Sơn La, tháng ......năm .......
Tác giả đề tài

Vũ Hoàng Anh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................ 2
3. Đối tƣợng, phạm vi, nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................... 7
4. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu ....................................................... 8
5. Đóng góp của đề tài........................................................................................... 8
6. Bố cục đề tài ...................................................................................................... 9
CHƢƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ KHU VỰC TÂY BẮC ................................. 10
1.1. Lịch sử hình thành ........................................................................................ 10

1.2. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................ 14
1.2.1. Về địa hình ................................................................................................ 14
1.2.2. Về sông ngòi, khí hậu................................................................................ 15
1.3. Tình hình kinh tế .......................................................................................... 17
1.3.1. Về nông nghiệp ......................................................................................... 17
1.3.2. Về công – thƣơng nghiệp .......................................................................... 19
1.4. Tình hình xã hội ........................................................................................... 20

Tiểu kết chƣơng 1……………………………………………………………24
CHƢƠNG 2. QUÁ TRÌNH ĐỊNH CƢ VÀ HÌNH THÀNH CHẾ ĐỘ
RUỘNG CÔNG CỦA NGƢỜI THÁI Ở TÂY BẮC ...................................... 25
2.1. Quá trình ngƣời Thái định cƣ ở khu vực Tây Bắc ....................................... 25
2.2. Quá trình hình thành chế độ ruộng công của ngƣời Thái ở Tây Bắc .... Error!
Bookmark not defined.
2.2.1. Ruộng huyết tộc (ná đẳm) ......................................................................... 31
2.2.2. Ruộng toàn mƣờng (ná háng mƣớng) ....................................................... 33
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2………………………………………………………..37
CHƢƠNG 3. ẢNH HƢỞNG CỦA RUỘNG CÔNG TỚI THIẾT CHỄ…...38
XÃ HỘI CỦA NGƢỜI THÁI Ở TÂY BẮC ................................................... 38
3.1. Tổ chức xã hội .............................................................................................. 38


3.2. Sự phân hóa xã hội ....................................................................................... 43
3.2.1. Đẳng cấp thống trị ..................................................................................... 44
3.2.2. Đẳng cấp bị trị ........................................................................................... 46
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ...................................................................................... 48
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 51
PHỤ LỤC



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Khoảng thế kỉ XIII, với việc ngƣời Thái định cƣ ở khu vực Tây Bắc đã
đánh dấu bƣớc chuyển biến mạnh mẽ trong xã hội cổ truyền nơi đây. Khi đến
khu vực này và cho đến tận ngày nay ngƣời Thái đƣợc phân chia thành hai
ngành Thái Trắng và Thái Đen. Sự phân chia này là kết quả của một quá trình
thiên di, xáo động trên những diễn biến lịch sử lâu dài và phức tạp. Song, cho dù
hiện nay có hai ngành Thái, nhƣng sự chuyển hóa từ một nhóm Thái (Táy) cổ
xƣa nhất mà thiên di đi mỗi ngƣời một ngả. Rồi trên địa vực cƣ trú của từng
nhóm một tiếp xúc với điều kiện tự nhiên và đặc biệt chịu ảnh hƣởng của các
dân tộc xung quanh dần mất đi cái nguyên gốc của mình. Và cũng từ đó xuất
hiện các nhóm Thái ở mỗi địa phƣơng khác nhau.
Bản mƣờng Thái đã tồn tại trên một đối tƣợng sản xuất chủ yếu là ruộng
đất. Cho nên ruộng đất bao giờ cũng có ý nghĩa tự nhiên và xã hội. Xã hội Thái
chƣa bị hàng hóa và tiền tệ chi phối bởi vì kinh tế hàng hóa chƣa phát triển. Mọi
hiện tƣợng, mọi quan hệ đều nảy sinh từ ruộng đất. Bên cạnh những nét chung,
vấn đề ruộng đất của ngƣời Thái ở Tây Bắc cũng có đặc trƣng riêng so với miền
xuôi và các địa phƣơng khác. Ngƣời Thái có chung một loại hình cơ cấu kinh tế
và xã hội cổ truyền, đó là loại hình tổ chức xã hội theo chế độ “phìa tạo”. Xã hội
đó phân chia địa hạt hành chính thành từng châu mƣờng. Mỗi một châu mƣờng
(tƣơng đƣơng nhƣ một huyện hiện nay) đã hình thành nên một bộ máy chính trị,
bóc lột của một dòng quý tộc thế tập. Mọi thể chế xã hội đều dựa trên sự phân
bố ruộng đất một cách trực tiếp. Nhƣ vậy giữa chế độ sở hữu ruộng công và thiết
chế xã hội của ngƣời Thái có mối quan hệ mật thiết với nhau và cần đƣợc làm
sáng tỏ.
Chính vì vậy, để làm rõ hơn chế độ ruộng đất của ngƣời Thái ở Tây Bắc
nhất là quá trình hình thành ruộng công chúng tôi lựa chọn vấn đề: “Quá trình
hình thành chế độ ruộng công và những tác động tới thiết chế xã hội của người
Thái ở Tây Bắc cổ truyền”. Việc lựa chọn đề tài này có ý nghĩa khoa học và thực

tiễn nhƣ sau:
1


Về khoa học:
- Góp phần làm sáng rõ và phong phú thêm lí luận về chế độ ruộng đất ở
Việt Nam trƣớc năm 1858.
- Làm rõ thêm tính độc đáo về chế độ ruộng đất trong xã hội Thái truyền
thống – đó là một trong những tri thức bản địa cần đƣợc lƣu giữ, kế thừa và phát
triển trong giai đoạn hiện nay.
- Phác thảo lại tổ chức xã hội của ngƣời Thái truyền thống cũng nhƣ làm
rõ sự xuất hiện, phân hoá xã hội của ngƣời Thái thời kì này. Đây là cơ sở để
nghiên cứu xã hội của ngƣời Thái về sau, kể cả hiện nay.
Về thực tiễn:
- Bổ sung thêm kết quả nghiên cứu về ngƣời Thái ở Tây Bắc nói riêng,
ngƣời Thái ở Việt Nam nói chung đặc biệt về vấn đề nông nghiệp và ruộng đất.
- Góp phần bảo tồn tri thức bản địa.
- Làm tài liệu tham khảo và giảng dạy lịch sử địa phƣơng trong các trƣờng
Phổ thông, Trung học chuyên nghiệp, Cao đẳng và Đại học ở Tây Bắc.
- Bổ sung nguồn tài liệu cho việc nghiên cứu làm đề tài, khóa luận chuyên
sâu về Lịch sử Việt Nam cổ trung đại, Dân tộc học và Lịch sử địa phƣơng.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cho đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề ruộng đất
Việt Nam thời phong kiến nói chung, vấn đề ruộng đất của ngƣời Thái nói riêng,
trong đó có thể kể đến một số công trình quan trọng sau:
2.1. Những nghiên cứu về ruộng đất ngƣời Thái Việt Nam nói chung.
Từ trƣớc đến nay đã có nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đến vấn đề ruộng
đất và kinh tế nông nghiệp Việt Nam.
Trƣớc hết phải kể đến cuốn “Chế độ ruộng đất và kinh tế nông nghiệp
thời Lê Sơ” của tác giả Phan Huy Lê (1959), qua tác phẩm này tác giả đã trình

bày khái quát những nét lớn về chính sách ruộng đất và tình hình kinh tế nông
nghiệp của nƣớc ta thế kỷ XV.
Trong các thập kỷ 70, 80 của thế kỷ XX, chúng ta thấy xuất hiện một số
chuyên khảo lớn, đánh dấu một bƣớc tiến mới trong việc nghiên cứu vấn đề
2


ruộng đất – kinh tế nông nghiệp Việt Nam. Trong đó đáng chú ý là cuốn “Tìm
hiểu chế độ ruộng đất Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX” của tác giả Vũ Huy Phúc
(1977). Trong tác phẩm này tác giả đã hệ thống hóa những chính sách ruộng đất
lớn của nhà Nguyễn, các biểu ngạch về tô thuế ruộng đất, những tác động qua lại
và hậu quả của chính sách ruộng đất đối với yêu cầu phát triển của lịch sử nửa
đầu thế kỷ XIX...
Đầu thập kỷ 80, tác giả Trƣơng Hữu Quýnh đã hoàn thành một chuyên
khảo công phu và quy mô “Chế độ ruộng đất ở Việt Nam từ thế kỉ XI – XVIII”
đƣợc chia thành 2 tập. Trong đó, tác giả đã trình bày những nét chủ yếu về sự
tiến triển của chế độ ruộng đất nƣớc ta từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII. Bên cạnh
nguồn chính sử, tác giả còn huy động một nguồn tƣ liệu địa phƣơng khá phong
phú (bao gồm văn bia, minh chuông, gia phả...). Vì vậy, chuyên khảo này còn có
ý nghĩa trong việc cung cấp những tƣ liệu tham khảo có giá trị về vấn đề sở hữu
ruộng đất dƣới thời phong kiến.
Trong nghiên cứu ruộng đất, tƣ liệu địa bạ đóng vai trò hết sức quan
trọng. Một trong những ngƣời đầu tiên nhận thức đƣợc giá trị to lớn của địa bạ
trong nghiên cứu lịch sử ruộng đất Việt Nam là Giáo sƣ sử học Nguyễn Đức
Nghinh. Trên cơ sở địa bạ, tác giả đã thống kê, tính tỷ lệ ruộng đất công tƣ, đặc
biệt là rút ra những nhận xét quan trọng trong sở hữu ruộng đất công, ruộng đất
tƣ ở nhiều địa phƣơng thuộc đồng bằng Bắc Bộ - quy mô các xã thôn và các vấn
đề quan trọng về tình hình làng xã ở vùng đất này.
Ở miền Bắc, những năm gần đây sƣu tập địa bạ đồ sộ với 10.044 tập tại
Trung tâm lƣu trữ Quốc gia I đã bƣớc đầu đƣợc nghiên cứu. Các tập sách quy

mô giới thiệu địa bạ Hà Nội, Thái Bình, Hà Đông của nhà nghiên cứu Phan Huy
Lê, Nguyễn Đức Nghinh, Vũ Minh Giang đã lần lƣợt ra đời.
Bên cạnh các cuốn sách và luận án nói trên, còn có nhiều bài viết đề cập
đến vấn đề này đƣợc đăng trên các tạp chí Nghiên cứu lịch sử, Nghiên cứu kinh
tế, Dân tộc học của các tác giả: Hà Văn Tấn – Phạm Thị Tâm, Vài nhận xét về
ruộng đất tư hữu ở Việt Nam thời Lý – Trần, Nghiên cứu lịch sử, 52/1964, 2030. Nguyễn Hồng Phong, Vấn đề ruộng đất trong lịch sử chế độ phong kiến Việt
3


Nam, Nghiên cứu lịch sử, 1/1959, 42-55. Trƣơng Hữu Quýnh, Hai mươi lăm
năm nghiên cứu vấn đề ruộng đất và phong trào nông dân trong lịch sử chế độ
phong kiến nước ta, Nghiên cứu lịch sử 4/1981, 1-7; Làng Việt cổ truyền một số
vấn đề ruộng đất và phong kiến hóa, Tạp chí khoa học, Đại học Tổng hợp Hà
Nội, 1/1987, 21-25; Vấn đề ruộng đất bỏ hoang ở đồng bằng Bắc Bộ buổi đầu
thời Nguyễn, Nghiên cứu lịch sử, 261/1992, 26-30; Trở lại vấn đề ruộng đất ở
các vùng khai hoang thuộc đồng bằng Bắc Bộ thời phong kiến, Nghiên cứu lịch
sử, 3/1994, 2-5... Các bài viết trên đề cập đến rất nhiều vấn đề khác nhau trong
chế độ ruộng đất ở Việt Nam thời phong kiến. Điều này đã giúp tác giả có
những nhận định ban đầu khi đặt chế độ ruộng đất của của ngƣời Thái ở Tây
Bắc trong sự vận động của chế độ sở hữu ruộng đất của cả nƣớc nói chung và
bên cạnh các vùng miền khác nói riêng.
2.2. Những nghiên cứu về ruộng đất ngƣời Thái nói riêng
Là vùng đất địa đầu của tổ quốc, khu vực Tây Bắc đã thu hút đƣợc sự
quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu, với nhiều công trình chuyên sâu.
Tác phẩm “Tư liệu về lịch sử và xã hội dân tộc Thái” do Đặng Nghiêm
Vạn chủ biên, Nxb KHXH, Hà Nội 1977, đây đƣợc coi là công trình có ý nghĩa
đặc biệt quan trọng đối với đề tài của nhóm tác giả. Trong tác phẩm này đã làm
rõ đƣợc rất nhiều vấn đề liên quan đến lĩnh vực mà nhóm đề tài nghiên cứu. Ở
phần thứ nhất là phần tổng hợp của các truyện kể bản mƣờng từ khi ngƣời Thái
di cƣ vào Việt Namđể tìm đất đai, dựng bản mƣờng cho đến thời kì bị thực dân

Pháp thống trị. Phần thứ hai: Lai lịch dòng họ Hà Công, lệ mƣờng và luật
mƣờng. Trong phần lệ mƣờng, luật mƣờng đều có những nội dung liên quan đến
vấn đề ruộng đất nhƣ điều 1 trong lệ mƣờng đã quy định về việc tranh chấp
ruộng đất. Chúng tôi đặc biệt chú trọng đến phần phụ lục của cuốn sách này khi
đã làm rõ vấn đề Tục lệ của ngƣời Thái Đen ở Thuận Châu đƣợc coi là một
trong những trung tâm quan trọng của ngƣời Thái ở Sơn La với tên gọi châu
Mƣờng Muổi. Phần phụ lục thứ 2 của tác phẩm này đã làm rõ đƣợc rất nhiều tên
địa danh theo tiếng Thái cổ, cũng nhƣ những chú thích về những khái niệm

4


chung về xã hộiThái. Thực sự, điều này vô cùng quý giá với đề tài của chúng tôi
khi nghiên cứu về vấn đề ruộng đất của ngƣời Thái.
Tác giả Cầm Trọng (1978) với “Người Thái ở Tây Bắc Việt Nam” đã đi
sâu nghiên cứu cơ cấu kinh tế - xã hội cổ truyền, yếu tố chủ yếu đã kiến tạo nên
cộng đồng ngƣời Thái. Trên cơ sở đó đánh giá mức độ phát triển của xã hội cổ
truyền của họ. Từ đó tiếp tục nêu lên bƣớc phát triển có tính nhảy vọt lớn lao về
kinh tế - xã hội của cộng đồng ngƣời Thái khi đứng dƣới lá cờ vinh quang của
Đảng Cộng Sản Việt Nam. Cuốn sách là cơ sở nền tảng quan trọng nhất để
nhóm tác giả có thể tiến hành nghiên cứu đề tài này.
Cầm Trọng (1987),“Mấy vấn đề cơ bản về lịch sử kinh tế xã hội cổ đại
người Thái Tây Bắc Việt Nam” Nxb KHXH, Hà Nội. Trong cuốn sách này đã
cung cấp cho tác giả những hiểu biết về rất nhiều thuật ngữ Thái liên quan đến
vấn đề nghiên cứu. Đặc biệt ở phần 3: Sự phát triển của kinh tế - xã hội cổ
truyền, với 3 chƣơng tác giả đã làm rõ đƣợc sự phát triển của hoạt động sản xuất
qua các thời kì từ chiếm đoạt đến kinh tế sản xuất, từ hình thức sở hữu của đẳm
tới sở hữu của bản mƣờng và làm rõ đƣợc xã hội cổ truyền Thái bƣớc vào giai
đoạn hình thành bộ máy thống trị - sự xuất hiện chế độ Phìa Tạo. Xét về góc độ
nghiên cứu các loại hình ruộng đất, trong tác phẩm này, tác giả đã làm rõ đƣợc

quá trình xuất hiện, cách phân chia của loại hình ruộng đất đặc trƣng trong xã
hội Thái cổ truyền là loại ruộng toàn mƣờng “ná háng mƣớng”: “… mãi cho tới
thế kỉ XI – XII khi ngành người Thái Đen thiên di tới miền Tây Bắc nước ta…
quyền sở hữu ruộng đất của các clan (chúa hướn – chúa đẳm) sau khi hòa tan
vào quyền sở hữu chung vùng đất bản thì cũng tiến tới hòa tan vào quyền sở hữu
chung của các vùng đất mường. Hình thức “ruộng toàn mường” (ná háng
mướng) xuất hiện. Ruộng toàn mường không theo thể thức chia lẻ cho các gia
đình nông dân mà theo công lao động đóng góp vào việc chung của mỗi gia
đình đó. Việc chung ấy cũng được biểu thị bằng thuật ngữ “việc mường” (via
háng mướng). Các tạo sẽ căn cứ vào số công lao động cần thiết đề ra cho các
bản. Các bản sẽ phân bổ theo khả năng lao động của từng đơn vị thành viên của
mình mà phân suất ruộng cần thiết cho họ. Cách phân bổ này được coi là “sắp
5


đặt lại ruộng theo lệ cũ” (tánh ná). Và nguyên tắc của nó ban đầu rất được tôn
trọng là “xếp đặt công, minh, hợp lí” – tánh lấng, châng, to” [30, tr. 290,291].
Tác giả Khổng Diễn (1996),“Những đặc điểm kinh tế - xã hội các dân tộc
miền núi phía Bắc”, Nxb KHXH, Hà Nội, trong chƣơng 2, Một số vấn đề cơ bản
về kinh tế truyền thống đã nhắc đến các loại hình canh tác truyền thồng của một
số dân tộc tiêu biểu trong đó có dân tộc Thái, đặc biệt trong chƣơng 3, Tổ chức
xã hội đã cung cấp cho tôi những hiểu biết về xã hội cổ truyền của 1 số dân tộc
nhƣ Mông, Tày, Dao, Khơ Mú. Từ đây tác giả có thể so sánh những điểm giống
và khác nhau trong cách thức tổ chức xã hội của các dân tộc này. Nhóm tác giả
đặc biệt lƣu tâm đến mục 3.2, trong phần chƣơng 3, vấn đề đất đai trong xã hội
truyền thống. Phần này tác giả đã đƣa ra những nét đặc thù trong chế độ ruộng
đất, cách thức phân chia các loại ruộng đất của ngƣời Mƣờng, ngƣời Tày, Nùng,
ngƣời Thái. Tác giả khẳng định: “Đối với người Thái, cho đến trước 1945, họ
chưa có khái niệm về tư hữu ruộng đất. Việc quản lý ruộng đất tập trung vào bộ
máy thống trị quí tộc ở các châu mường” [4, tr.186]. Tác phẩm này ít nhiều đã

giúp tác giả có những nhận thức ban đầu về các loại hình sở hữu ruộng đất của
ngƣời Thái, đồng thời có sự so sánh với các dân tộc khác để đƣa ra những nét
tƣơng đồng, chỉ ra những đặc trƣng của vùng ngƣời Thái nói chung, ngƣời
Thái ở Sơn La nói riêng.
Đại học Quốc gia Hà Nội, Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và giao lƣu
văn hóa, chƣơng trình Thái học Việt Nam, 1998, Văn hóa và lịch sử người Thái
ở Việt Nam, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội, đây là công trình tập hợp rất nhiều
bài viết của các tác giả nghiên cứu về các vấn đề khác nhau trong đời sống kinh
tế, xã hội của ngƣời Thái trên khắp các vùng, miền. Trong đó, bài viết số 18, Vài
nét về ruộng đất của dân tộc Thái ở Sơn La, Tây Bắc của tác giả Hà Văn Thu đã
đề cập đến vấn đề mà tôi đang nghiên cứu. Tác giả đã đề cập đến 2 loại hình
canh tác chủ yếu của đồng bào Thái nơi đây là nƣơng và đồng ruộng, chỉ ra mối
quan hệ giữa bộ máy thống trị và ruộng đất.
Trần Bình (2001), “Tập quán hoạt động kinh tế của một số dân tộc ở Tây
Bắc Việt Nam”, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội đã đề cập đến ruộng đất của
6


ngƣời Thái ở Tây Bắc trong phần chƣơng 6: Hoạt động kinh tế của ngƣời Thái ở
Tây Bắc bao gồm cách thức phân chia ruộng đất, chế độ ruộng đất trƣớc Cách
mạng tháng Tám năm 1945. Về cơ bản, công trình này đã đề nhắc đến một số
loại hình ruộng đất của ngƣời Thái ở Tây Bắc trong đó khẳng định sự tồn tại phổ
biến và vai trò quan trọng của ruộng toàn mƣờng ở khu vực này.
Tác giả Phạm Văn Lực (2011) trong cuốn “Một số vấn đề lịch sử văn hóa
Tây Bắc” Nxb ĐHSP đã viết về lịch sử hình thành Tây Bắc, khái quát về điều
kiện tự nhiên, tình hình kinh tế, xã hội của khu vực Tây Bắc. Với tác phẩm này
đã giúp nhóm tác giả có thể làm rõ phạm vi không gian nghiên cứu.
Tất cả các công trình nghiên cứu trên mặc dù đã đề cập đến vấn đề ruộng
đất của ngƣời Thái trên những khía cạnh khác nhau nhƣng đều là những tài liệu
vô cùng quý báu để nhóm tácgiả có thể hoàn thành đƣợc đề tài nghiên cứu.

3. Đối tƣợng, phạm vi, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng
Quá trình hình thành chế độ ruộng công của ngƣời Thái ở Tây Bắc. Từ đó
làm rõ ảnh hƣởng của ruộng công tới thiết chế xã hội của ngƣời Thái ở Tây Bắc
cổ truyền.
3.2. Phạm vi đề tài
- Giới hạn thời gian: Với đề tài “Quá trình hình thành chế độ ruộng công
và những tác động tới thiết chế xã hội của người Thái ở Tây Bắc cổ
truyền”,đƣợc giới hạn trong phạm vi thời gian cụ thể, rõ ràng từ khi ngƣời Thái
định cƣ ở khu vực Tây Bắc (khoảng thế kỷ XIII) đến trƣớc năm 1858.
- Giới hạn không gian: Với đề tài “Quá trình hình thành chế độ ruộng
công và những tác động tới thiết chế xã hội của người Thái ở Tây Bắc cổ
truyền”, đƣợc giới hạn trong phạm vi khu vực Tây Bắc bao gồm: Sơn La, Lai
Châu, Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái và một số phần của Hòa Bình.
- Giới hạn về nội dung: Đề tài tập trung làm rõ quá trình hình thành chế
độ ruộng công và những tác động tới thiết chế xã hội của ngƣời Thái ở Tây Bắc
cổ truyền nhất là về tổ chức xã hội và sự phân hóa xã hội.

7


3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu quá trình hình thành chế độ ruộng công của
ngƣời Thái ở Tây Bắc. Từ đó làm rõ ảnh hƣởng của ruộng công tới thiết chế xã
hội của ngƣời Thái ở Tây Bắc cổ truyền.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu
4.1. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài đƣợc hoàn thành trên cơ sở vận dụng chủ yếu các phƣơng pháp đặc
trƣng của bộ môn khoa học lịch sử nhƣ: phƣơng pháp lịch sử và phƣơng pháp
logic, ngoài ra còn có phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành.

4.2. Nguồn tài liệu
Nguồn tài liệu lƣu trữ: Báo cáo của chính quyền địa phƣơng nhƣ Báo cáo
về khả năng đất đai của khu vực Tây Bắc, Báo cáo về tình hình ruộng đất ở
Thuận Châu trƣớc 1954. Các tác phẩm, bài báo của các tác giả, tập thể các tác
giả đƣợc công bố ở các Nhà xuất bản, Tạp chí. Các công trình địa chí ở địa
phƣơng. Đây là nguồn tài liệu quan trọng, là cơ sở để xây dựng nên đề tài, là
nguồn tài liệu tham khảo, cung cấp cho chúng ta thêm những thông tin về tình
hình ruộng đất của ngƣời Thái ở Tây Bắc trƣớc năm 1945 để hoàn thành đề tài.
Nguồn tài liệu văn kiện Đảng, Nhà nƣớc, Bộ, tài liệu của Đảng bộ tỉnh
Sơn La,Hòa Bình, Điện Biên, Lai Châu, Đảng bộ huyện Mƣờng La, Thuận
Châu. Nguồn tài liệu này giúp chúng tôi có định hƣớng nghiên cứu để giải quyết
các vấn đề đề tài đặt ra.
Nguồn tài liệu điền dã: Nguồn tài liệu này bổ sung thêm cho các nguồn tài
liệu thành văn.
5. Đóng góp của đề tài
Thứ nhất, góp phần làm sáng tỏ chế độ ruộng đất ở Việt Nam trƣớc năm
1858.
Thứ hai, làm rõ thêm tính độc đáo về chế độ ruộng đất trong xã hội Thái
truyền thống – đó là một trong những tri thức bản địa cần đƣợc lƣu giữ, kế thừa
và phát triển trong giai đoạn hiện nay.

8


Thứ ba, phác thảo lại tổ chức xã hội của ngƣời Thái truyền thống cũng
nhƣ làm rõ sự xuất hiện, phân hoá xã hội của ngƣời Thái thời kì này. Đây là cơ
sở để nghiên cứu xã hội của ngƣời Thái về sau, kể cả hiện nay.
Thứ tƣ, bổ sung thêm kết quả nghiên cứu về Sơn La nói riêng, Tây Bắc
nói chung đặc biệt về vấn đề nông nghiệp và ruộng đất.
Thứ năm, góp phần bảo tồn tri thức bản địa.

Thứ sáu, làm tài liệu tham khảo và giảng dạy lịch sử địa phƣơng trong các
trƣờng Phổ thông, Trung học chuyên nghiệp, Cao đẳng và Đại học ở Tây Bắc.
Thứ bảy, bổ sung nguồn tài liệu cho việc nghiên cứu làm đề tài, khóa luận
chuyên sâu về Lịch sử Việt Nam cổ trung đại, Dân tộc học và Lịch sử địa phƣơng.
6. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, phụ lục, tài liệu tham khảo, kết luận, đề tài đƣợc kết
cấu làm 3 chƣơng:
Chương 1: Khái quát về khu vực Tây Bắc
Chương 2: Quá trình địnhcư và hình thành chế độ ruộng công của
người Thái ở Tây Bắc
Chương 3: Ảnh hưởng của ruộng công tới thiết chế xã hội của người Thái
ở Tây Bắc cổ truyền

9


CHƢƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ KHU VỰC TÂY BẮC
1.1. Lịch sử hình thành
Tây Bắc là vùng đất “địa đầu” của Tổ quốc, chủ yếu bao gồm các tỉnh:
Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái và một số phần của Hòa Bình...
[14, tr.7].
Các vua Hùng từ thời dựng nƣớc đã chia nƣớc thành 15 bộ, Tây Bắc nằm
trong bộ Tân Hƣng. Trong Dư địa chí Nguyễn Trãi viết “Hưng Hóa xưa thuộc
bộ Tân Hưng”.
Dƣới triều đại nhà Lí (1010 – 1225), Tây Bắc thuộc châu Lâm Tây, Châu
Đăng, đến triều đại nhà Trần (1226 – 1400), Tây Bắc thuộc đạo Đà Giang. Vào
cuối thời Trần, năm Quang Thái thứ 10 (1397) vùng đất này đƣợc đổi thành trấn
Thiên Hƣng. Trấn Thiên Hƣng thời Trần có hai châu (phủ) là Gia Hƣng và Quy Hóa.
Đến thời hậu Lê (thế kỉ XV), theo Dư địa chí của Nguyễn Trãi, Tây Bắc

thuộc phủ Gia Hƣng, bao gồm 16 châu Thái: Mƣờng Lò, Mƣờng Tiến (hay còn
gọi là Chiêu Tấn, đến năm 1909 thực dân Pháp đổi thành Than Uyên), Mƣờng
Tấc (Phù Yên), Mƣờng Sang (Mộc Châu), Mƣờng Vạt (Yên Châu), Mƣờng Mụa
(Mai Sơn), Mƣờng La, Mƣờng Muổi (Thuận Châu), Mƣờng Thanh (Điện Biên),
Mƣờng Lay, Mƣờng Tùng (Tùng Lăng), Mƣờng Hoàng (Hoàng Nham), Mƣờng
Tiêng (Lễ Tuyền), Mƣờng Chiềng Khem (Châu Khiêm), Mƣờng Chúp (Tuy
Phụ), Mƣờng Mi (Hợp Phì) [14, tr.7].
Năm 1463, trấn Hƣng Hóa đƣợc thành lập gồm 3 phủ đó là: Gia Hƣng,
Quy Hóa, An Tây.
Phủ Gia Hƣng có 1 huyện, 5 châu, 42 động. Đó là huyện Thanh Xuyên
(sau đổi là Thanh Sơn) gồm 1 thôn, 2 động và các châu: Châu Việt, Châu Mai.
Địa bàn 5 châu này có 4 châu thuộc vùng đất Sơn La hiện nay là:
Châu Phù Hoa là cái tên đƣợc đặt từ thời Lê đến đầu thời Nguyễn, năm
Thiệu Trị thứ nhất (1841) châu Phù Hoa đổi tên là châu Phù Yên bao gồm cả
Bắc Yên ngày nay), nhƣ vậy tên huyện Phù Yên có từ bấy đến nay.

10


Châu Mộc có từ đời Trần. Theo Đại Nam nhất thống chí, Châu Mộc có 23
động, phía đông kéo dài đến hết Mai Châu (tỉnh Hòa Bình), phía tây đến Yên
Châu, phía nam đến Quan Hóa (tỉnh Thanh Hóa), phía bắc đến châu Phù Hoa.
Năm Cảnh Thịnh thứ 36 (1775) thấy địa thế quá rộng anh em thổ tù lại không
hòa thuận với nhau, nên triều đình đã chia Châu Mộc thành 3 châu: Châu Mộc,
Mã Nam (ở phía nam Sông Mã) và Đà Bắc (ở phía bắc Sông Đà). Nhƣ vậy,
Châu Mộc thời hậu Lê có địa giới rộng hơn Mộc Châu ngày nay bao gồm các
huyện Mộc Châu, huyện Đà Bắc (tỉnh Hòa Bình) và một phần của huyện Quan
Hóa, Bá Thƣớc (tỉnh Thanh Hóa). Thời nhà Nguyễn, năm Minh Mạng thứ 17,
các động đƣợc đổi thành xã, các trấn đƣợc đổi thành tỉnh [14, tr.8].
Châu Việt có 3 động. Thời Trần đƣợc gọi là Mang Việt (hay Mƣờng

Việt). Trần Minh Tông sau khi đánh Ngƣu Hống đã đóng quân và gọi phủ này là
Thái Bình. Đầu thời Hậu Lê, phủ Thái Bình đổi thành Châu Việt. Năm Minh
Mạng thứ 3 (1822) Châu Việt đổi thành Yên Châu, tên Yên Châu có từ bấy đến nay.
Châu Thuận có 10 động. Theo sách Hưng Hóa phong thổ lục của Hoàng
Bính Chính thì vào đầu thời Lê Cảnh Hƣng (1740) thấy địa thế Châu Thuận quá
rộng mới cắt đặt thêm 3 châu là Sơn La (hay Mƣờng La), Mai Sơn, Tuần Giáo.
Nhƣ vậy, đất Châu Thuận vào thời hậu Lê gồm đất huyện Tuần Giáo của tỉnh
Điện Biên và các huyện Mai Sơn và Mƣờng La, Thị Xã Sơn La và Thuận Châu
của tỉnh Sơn La hiện nay. Địa danh “Sơn La” lần đầu tiên xuất hiện vào đầu thế
kỉ XVIII và với danh nghĩa là tên một châu đƣợc tách ra từ Châu Thuận.
Châu Quỳnh Nhai, thời Hậu Lê thuộc phủ An Tây, trấn Hƣng Hóa. Thời
Gia Long (1802 – 1819), 4 huyện và 16 châu thuộc Bắc Thành, trong đó phủ Gia
Hƣng có một huyện là Thanh Xuyên (sau đổi là Thanh Sơn) và 10 châu là:
Thuận Châu, Sơn La, Tuần Giáo, Mai Sơn, Châu Việt, Ninh Biên, Mộc Châu,
Đà Bắc, Phù Yên, Mai Châu.
Phủ Quy Hóa có các châu: Văn Chấn, Trấn Yên, Văn Bàn, Thùy Vĩ, Yên Lập.
Phủ An Tây có 10 châu đó là: Lai, Luân, Quỳnh Nhai, Chiêu Tấn, Tùng
Lăng, Lễ Tuyền, Hoàng Nham, Hợp Phì, Tuy Phụ và Khiêm. Đến đời vua Lê
Cảnh Hƣng (1740 – 1768) có 6 châu là: Tùng Lăng, Hoàng Nham, Hợp Phì, Lễ
11


Tuyền, Tuy Phụ và Khiêm bị triều đình phong kiến Mãn Thanh cƣớp mất, phủ
An Tây chỉ còn có 4 châu là: Chiêu Tấn, Quỳnh Nhai, Châu Lai và Châu Luân.
Thời Tây Sơn vua Quang Trung đã làm một biểu gửi vua Thanh đòi lại 6 châu bị
cƣớp mất nhƣng không đƣợc chấp nhận.
Đến triều Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX), Tây Bắc đƣợc gọi là vùng “Thập
Châu” thuộc tỉnh Hƣng Hóa, cụ thể là các châu sau: Mƣờng Lò, Mƣờng Tiến
(hay còn gọi là Chiêu Tấn, đến năm 1909 thực dân Pháp đổi là Than Uyên),
Mƣờng Tấc (Phù Yên), Mƣờng Sang (Mộc Châu), Mƣờng Vạt (Yên Châu),

Mƣờng Mụa (Mai Sơn), Mƣờng La, Mƣờng Muổi (Thuận Châu), Mƣờng Thanh
(Điện Biên), Mƣờng Lay.
Từ cuối thế kỉ XIX, trong quá trình bình định khu vực Tây Bắc, thực dân
Pháp đã thực hiện chính sách chia để trị. Sau khi thôn tính đƣợc Tây Bắc, thực
dân Pháp từng bƣớc thâu tóm quyền hành và áp đặt chế độ cai trị ở khu vực này.
Ngày 11/4/1900, toàn quyền Đông Dƣơng ra nghị định thành lập tỉnh Yên Bái,
bao gồm các châu: Trấn Yên, Văn Trấn, Văn Bàn, Lục Yên, Than Uyên.
Đến ngày 10/10/1895, Toàn quyền Đông Dƣơng ra nghị định bãi bỏ Tiểu
quân khu Vạn Bú chuyển thành tỉnh Vạn Bú (Sơn La). Tỉnh Sơn La từng bƣớc
đƣợc thành lập nhƣ sau:
Ngày 24/5/1886, Tổng Trú sứ Trung – Bắc kì ra nghị định chuyển châu
Sơn La (thuộc phủ Gia Hƣng tỉnh Hƣng Hóa) thành một cấp tƣơng đƣơng với
cấp tỉnh, nhƣng đặt dƣới quyền cai trị trực tiếp của một sĩ quan gọi là Phó công sứ.
Ngày 9/9/1891, Toàn quyền Đông Dƣơng ra nghị định đƣa địa hạt Sơn La
vào địa hạt của Đạo Quan binh 4 mới đƣợc thành lập, thủ phủ của đạo đƣợc đặt
tại Sơn la.
Ngày 27/2/1892, Toàn quyền Đông Dƣơng lại ra nghị định lập một tiểu
quân khu (cercle) trực thuộc Đạo Quan Binh 4. Thủ phủ của tiểu quân khu này
đặt tại Vạn Bú nên thƣờng gọi là Tiểu quân khu Vạn Bú. Địa bàn của tiểu quân
khu Vạn Bú bao gồm: Phủ Vạn Yên với các Châu Mộc, châu Phù Yên; phủ Sơn
La với các châu Sơn La, Châu Yên, Mai Sơn, Thuận Châu, Tuần Giáo, Điện
Biên (tất cả đều đƣợc tách ra từ tỉnh Hƣng Hóa).
12


Ngày 10/10/1895, Toàn quyền Đông Dƣơng ra nghị định bãi bỏ tiểu quân
khu Vạn Bú chuyển thành tỉnh Vạn Bú, đồng thời nhập toàn bộ Tiểu quân khu
phụ Lai Châu vào địa bàn tỉnh Vạn Bú, tỉnh lị Vạn Bú đặt tại Vạn Bú (Tiểu quân
khu phụ Lai Châu đƣợc thành lập theo nghị định ngày 5/6/1893 của Toàn quyền
Đông Dƣơng gồm Lai Châu, Châu Luân, châu Quỳnh Nhai, châu Phong Thổ

vốn là đất của tỉnh Hƣng Hóa tách ra).
Ngày 7/4/1904, Toàn quyền Đông Dƣơng lại ra nghị định chuyển Tỉnh lị
tỉnh Vạn Bú từ Vạn Bú về Sơn La. Do đó ngày 23/8/1904,toàn quyền Đông
Dƣơng lại ra nghị định đổi gọi tỉnh Vạn Bú thành tỉnh Sơn La. Tỉnh Sơn La lúc
đó gồm có các châu: Châu Thuận, Mai Sơn, Châu Mộc, Mƣờng La, Châu yên,
Phù Yên, Tuần Giáo, Điện Biên, Châu Lai, Quỳnh Nhai, phủ Luân Châu. Tên
tỉnh Sơn La có từ đó nhƣng địa bàn rộng lớn gồm toàn bộ tỉnh Sơn La và phần
lớn tỉnh Lai Châu hiện nay.
Ngày 12/7/1907, Toàn quyền Đông Dƣơng ra nghị nghị định bãi bỏ Đạo
Quan binh thứ 4, chuyển Lào Cai sang chế độ cai trị dân sự để thành lập tỉnh
Lào Cai. Địa bàn của tỉnh Lào Cai bao gồm các châu: Bảo Thắng, Thủy Vĩ do
công sứ Pháp trực tiếp cai trị.
Ngày 28/6/1909, Toàn quyền Đông Dƣơng ra nghị định tách các châu:
Quỳnh Nhai, Điện Biên, Tuần Giáo, Lai Châu và phủ Châu Luân thành lập tỉnh
Lai Châu. Lúc này tỉnh Sơn La chỉ còn 6 châu: Sơn La (hay Mƣờng La), Thuận
Châu, Mai Sơn, Châu Yên, Châu Mộc, Phù Yên (cả Bắc Yên ngày nay).
Sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp giành thắng lợi (1954), để giúp
đồng bào các dân tộc vƣơn lên hòa nhập cùng cộng đồng các dân tộc Việt Nam,
ngày 7/5/1955 đúng vào ngày kỷ niệm 1 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, khu
Tự Trị Thái – Mèo đƣợc thành lập (đến ngày 27/10/1962 đổi thành Khu Tự trị
Tây Bắc), địa giới của khu bao gồm hai tỉnh Sơn La, Lai Châu, hai huyện Văn
Chấn, Than Uyên của tỉnh Yên Bái và huyện Phong Thổ của tỉnh Lào Cai.
Sau khi cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nƣớc thắng lợi (1975), Khu Tự
tri Tây Bắc giải thể theo nghị quyết số 245 của Ban Chấp hành Trung ƣơng
Đảng, các tỉnh thuộc Khu Tự trị Tây Bắc trực thuộc Trung ƣơng [14,tr.10].
13


1.2. Điều kiện tự nhiên
Tây Bắc chủ yếu bao gồm các tỉnh: Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào

Cai, Yên Bái. Do đó, điều kiện tự nhiên của Tây Bắc vừa có đặc điểm chung của
các tỉnh vùng núi phía Bắc, lại vừa có đặc thù riêng so với các địa phƣơng trong
cả nƣớc.
1.2.1. Về địa hình
Tây Bắc có địa hình phức tạp, bị cắt xé bởi các dãy núi đá vôi nằm trong
dãy Hoàng Liên Sơn chạy theo hƣớng Tây Bắc – Đông Nam, dài khoảng
180km, rộng 30km, cao trung bình từ 2000 – 3000m và vòng cung Sông Mã
chạy từ Đông sang Tây cao trung bình từ 1200 – 1500m, cũng có đỉnh cao trên
dƣới 2500m, điển hình nhƣ Pu Luông cao 2800m so với mặt biển; Phan-xiPhăng cao 3.114m so với mực nƣớc biển...
Toàn khu vực có hai cao nguyên lớn: Cao nguyên Sơn La hay còn gọi là
Thảo nguyên Mộc Châu bằng phẳng dài 70km rộng 50km, cao 1050m so với
mặt nƣớc biển... rất thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi và trồng cây công
nghiệp. Cao nguyên Sìn Hồ chạy dài theo hƣớng Tây Bắc – Đông Nam dài trên
200km, rộng khoảng 30 – 50km, độ cao trung bình từ 700 – 800m so với mặt
nƣớc biển. Ngoài ra, Tây Bắc còn có một số cao nguyên vừa và nhỏ khác nhƣ:
Cao nguyên Nà Sản chạy dài theo quốc lộ 6 dài khoảng 100km, rộng 60km, cao
trung bình khoảng 600m so với mặt nƣớc biển...
Do sự kiến tạo của địa chất, sự đan xen giữa những dãy núi đá vôi hiểm
trở với các dãy núi đất và các sông, suối lớn nhỏ đã tạo lên các thung lũng,
phiêng đất đai màu mỡ phì nhiêu, chủ yếu là đất feralit, tơi xốp, giàu chất mùn,
độ chua (pH) từ 4,5 – 5,0 thuận lợi cho việc trồng rau mùa và lúa nƣớc; đúng
nhƣ các câu ca của đồng bào Thái đã nói: “Nhất Thanh (Điện Biên – Lai Châu),
Nhì Lò (Mƣờng Lò – Nghĩa Lộ), Tam Than (Than Uyên – Nghĩa Lộ), Tứ Tấc
(Phù Yên – Sơn La). Trong đó, điển hình nhất là cánh đồng Mƣờng Thanh bằng
phẳng dài khoảng 20km, rộng 5 – 6km; cánh đồng Mƣờng Tấc (Phù yên) bằng
phẳng rộng 660ha...

14



1.2.2. Về sông ngòi, khí hậu
Trên địa bàn Tây Bắc còn có nhiều nguồn nƣớc sông suối. Sông Mã bắt
nguồn từ miền Nam Trung Quốc chảy vào Sơn La qua địa phận huyện Sông Mã
rồi vòng qua Lào vào Thanh Hóa ra biển. Từ rất sớm trong lịch sử cƣ dân Việt
và Lào đã nhờ con sông này mà giao lƣu, trao đổi cả về kinh tế, văn hóa. Sách
Đại Việt sử ký toàn thư có nói đến các lái buôn ngƣời Việt theo đƣờng sông Mã
mang muối, vải... lên trao đổi, buôn bán với ngƣời Lào Lum, khi về họ mang
theo nhiều hƣơng liệu, ngà voi, sừng tê giác...
Sông Đà bắt nguồn từ từ vùng Nam Mông Hóa, gần làng Sin Cai thuộc
tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) chảy vào nƣớc ta ở Mƣờng Lái qua Lai Châu vào
Sơn La hợp với suối Nậm Na ở phía Bắc và Nậm Mức ở phía Nam theo hƣớng
Tây Nam chảy qua địa phận các huyện: Mƣờng Tè (Lai Châu), Mƣờng Lay
(Điện Biên), Thuận Châu, Quỳnh Nhai, Mƣờng La, Mai Sơn, Mộc Châu (Sơn
La), qua tỉnh Hòa Bình hội nhập với sông Hồng. Trong lịch sử cũng nhƣ hiện
nay sông Đà không chỉ là nguồn cung cấp nƣớc cho đời sống, sản xuất mà còn là
tuyến đƣờng thủy huyết mạch đảm bảo cho sự giao lƣu, trao đổi đặc biệt quan
trọng của nhân dân trong vùng và giữa Tây Bắc với các địa phƣơng miền xuôi.
Ngoài hai con sông chính sông Mã, sông Đà, Tây Bắc còn có hàng nghìn
con suối lớn, nhỏ chảy luồn lách quanh những gò đồi tạo điều kiện thuận lợi cho
việc trồng lúa nƣớc, rau màu, cây ăn quả và phát triển chăn nuôi.
Tây Bắc có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nắng nóng nhiều mƣa, mùa khô
từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 9, nhiệt độ
trung bình từ 23 – 250C, lƣợng mƣa từ 1400 – 1800 mm/năm. Mùa đông trùng
với mùa khô lạnh, ít mƣa, khô hanh từ tháng 10 năm trƣớc đến tháng 3 năm sau.
Thế nhƣng, do ảnh hƣởng của độ cao địa lí và địa hình nên khí hậu Tây Bắc
cũng có sự phân chia thành những khu vực khác nhau:
Tiểu vùng khí hậu phía Bắc: bao gồm các huyện: Mƣờng Tè, Sìn Hồ,
Phong Thổ (Lai Châu), Sa Pa, Bắc Hà (Lào Cai). Đặc điểm nổi bật của vùng
này là ít bị ảnh hƣởng của bão, nhƣng lại chịu ảnh hƣởng trực tiếp của gió mùa


15


Đông Bắc; vào mùa đông thƣờng xuyên có băng giá, sƣơng muối, nhất là vùng
Bắc Hà, Sa Pa; mùa hè mát mẻ, đan xen gió Tây khô nóng.
Tiểu vùng khí hậu dọc sông Đà: Bao gồm các huyện: Mƣờng Lay (Điện
Biên), Quỳnh Nhai, Mƣờng La, Mai Sơn, Phù Yên, Bắc Yên (Sơn La). Đây là
vùng mƣa nhiều, lƣợng mƣa trung bình trong năm là trên 2000mm; mùa đông
ấm, ít bị ảnh hƣởng của sƣơng muối.
Tiểu vùng khí hậu phía Tây và Tây Nam: Bao gồm các huyện Thuận
Châu, Mai Sơn, Sông Mã, Yên Châu (Sơn La), huyện Điện Biên (Điện Biên).
Đây là vùng bị ảnh hƣởng trực tiếp của gió tây khô nóng, ít mƣa hơn các vùng
khác, lƣợng mƣa trung bình trong năm là 1400mm, có nơi mƣa 1200mm; mùa
đông thƣờng hay bị ảnh hƣởng của sƣơng muối, nhất là vùng cao nguyên Sơn La.
Tiểu vùng khí hậu phía Đông và Đông Nam: Bao gồm hầu hết các huyện
dọc sông Hồng của Yên Bái, Mộc Châu và phần còn lại của huyện Bắc Yên.
Đây là vùng chịu ảnh hƣởng mạnh của bão và gió mùa Đông Bắc, ảnh hƣởng
của gió Tây nhƣng không nhiều. Địa hình thấp, mùa đông lạnh, thƣờng hay có
sƣơng muối.
Ngoài sự phân hóa theo không gian, khí hậu Tây Bắc còn có sự phân hóa
theo thời gian: mùa hè mát mẻ, nhiệt độ trung bình trong năm từ 25 – 280C,
nhiệt độ cao nhất từ 30 – 350C, thậm chí có nơi 380C. Mùa đông nhiệt độ thấp
nhất từ 10 - 150C, ở những vùng núi cao xuống đến dƣới 50C, cá biệt lại có vùng
thƣờng xuyên vẫn có băng giá, sƣơng muối.
Những lợi thế về vị trí địa lí, cùng sự đa dạng, phong phú của điều kiện tự
nhiên đã tạo cho Tây bắc có tầm chiến lƣợc đặc biệt quan trọng cả về kinh tế,
chính trị, an ninh quốc phòng đối với cả nƣớc. Tây Bắc không chỉ trù phú với
đồng ruộng phì nhiêu, thảm rừng nhiệt đới quanh năm xanh tốt, trong lòng đất
lại tiềm ẩn nhiều khoáng sản quý hiếm... mà còn trở thành chiếc cầu nối cho sự
giao lƣu trao đổi giữa miền xuôi và miền ngƣợc, Đông Bắc với thƣợng Lào và

miền nam Trung Quốc. Từ Sơn La trung tâm của Tây Bắc, theo quốc lộ 6, hoặc
sông Đà đều có thể ngƣợc Tuần Giáo lên Lai Châu, xuôi xuống Hòa Bình, sang
Nghĩa Lộ một cách dễ dàng. Đặc biệt từ Sơn La có thể giao lƣu với thuận lợi với
16


tỉnh Hủa Phăn của nƣớc Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào qua hai cửa khẩu Pa
Háng (Mộc Châu), Chiềng Khƣơng (Sông Mã)...
Có thể nói, trong lịch sử cũng nhƣ hiện nay, Tây Bắc đƣợc coi là vùng đất
“Tam Mãnh” có tầm chiến lƣợc đặc biệt quan trọng, qua Lào vào Vân Nam và
Hƣng Hóa. Đúng nhƣ Nguyễn Bá Thống đã nhận xét trong bài phú Thiên Hƣng
Tấn nhƣ sau:
“Qua ải ai Lao, liên lạc tiện đường, biên giới Vân Nam khống chế mọi
mặt. Đây là nơi xung yếu của Bách Man, cửa ngõ của Lục Chiếu, che giữ cho
Trấn như giậu như phên, án ngữ miền thượng du làm then làm chốt... Lúa bát
ngát ruộng, dâu, gai mơn mởn thành hàng. Lông (thú), cánh (chim), ngà (voi),
da tràn ngập sang lán quốc. Bạc, vàng, châu báu đầy dãy chốn biên cương...”.
Năm 1961, Thủ tƣớng Phạm Văn Đồng lên thăm Tây Bắc cũng đã
khẳng định:
“... Tây Bắc là hòn ngọc ngày mai của tổ quốc... Nước non, non nước đẹp
hơn tranh, nhìn không chán mắt...” [14, tr.13].
1.3. Tình hình kinh tế
Trƣớc khi thực dân Pháp xâm lƣợc (1858), đặc trƣng kinh tế nổi bật của
Tây Bắc là kinh tế nông nghiệp. Cuộc sống của cƣ dân chủ yếu dựa vào hai
ngành sản xuất chính: trồng trọt và chăn nuôi. Công – thƣơng nghiệp ở Tây Bắc
hầu nhƣ chƣa phát triển.
Tuy nhiên, do tác động của yếu tố địa hình, đất đai, sông ngòi, khí hậu...
nên nền kinh tế của Tây Bắc cũng có sự phân chia thành những ngành nghề và
khu vực khác nhau khá rõ rệt.
1.3.1. Về nông nghiệp

Vùng thấp, bao gồm các khu vực: cánh đồng Mƣờng Tấc (phù Yên – Sơn
La), Tông Lệnh, Chiềng Ly (Thuận Châu – Sơn La), Chiềng Hặc (Yên Châu –
Sơn La), Mƣờng Thanh (Điện Biên), Than Uyên (Lào Cai), Mƣờng Lò (Yên
Bái) và các phiêng đất ven sông Đà thuộc các huyện: Mƣờng La, Quỳnh Nhai,
Thuận Châu, Mai Sơn, Sông Mã... Có thể nói, đây là vùng kinh tế trọng điểm
của khu Tây Bắc, ở đây nhìn chung dân cƣ đông đúc, đất đai bằng phẳng, màu
17


mỡ, nhiều ruộng nƣớc... Cho nên thế mạnh của vùng này là canh tác ruộng nƣớc,
cây trồng chính là lúa ruộng. Ngoài ra, ở hầu hết các chân ruộng cƣ dân còn
trồng các loại cây hoa màu nhƣ: rau, quả, bầu, bí, đậu, đỗ...; cây nông sản lấy
mật, lấy sợi nhƣ: bông, gai, mía... Khu vực này còn có nhiều thế mạnh trong
việc phát triển chăn nuôi gia súc nhƣ: trâu, bò, ngựa, lợn...; gia cầm nhƣ: gà, vịt,
ngan, ngỗng... và chăn nuôi, thả cá trong các ao, ruộng...
Tuy nhiên diện tích ruộng nhỏ, hẹp nhƣng do cƣ dân Tây Bắc sớm biết
đúc kết kinh nghiệm canh tác, làm mƣơng phai dẫn nƣớc vào ruộng; sử dụng
phân bón trong sản xuất và thực hiện luân canh nên năng suất cao hơn so với
làm nƣơng rẫy ở các sƣờn đồi, núi.
Vùng cao, chiếm phần lớn diện tích đất đai trong vùng, ở khu vực này chủ
yếu là núi đá, có xen kẽ với núi đất, khí hậu mát mẻ..., thế mạnh của vùng cao là
sản xuất nƣơng rẫy và phát triển chăn nuôi... Có thể nói, từ rất sớm trong lịch sử
để duy trì cuộc sống cƣ dân Tây Bắc đã biết lợi dụng nƣơng rẫy để tra lúa (lúa
nƣơng); trồng ngô, khoai, sắn và các loại cây hoa màu nhƣ: rau, quả, đậu, đỗ;
cây nông sản nhƣ: bông, gai và một số loại cây ăn quả khác... Trong điều kiện
thiên nhiên ƣu đãi, diện tích rộng nên sản phẩm thu đƣợc từ sản xuất nƣơng rẫy
đóng vai trò quan trọng trong đời sống, của các dân tộc... Cùng với sản xuất
nƣơng rẫy, ở vùng cao còn có thế mạnh về phát triển chăn nuôi gia súc nhƣ:
trâu, bò, lợn; gia cầm nhƣ: vịt, gà, ngan, ngỗng... tuy cách thức chăn thả còn rất
lạc hậu, chủ yếu theo kiểu thả rông, sản phẩm thu đƣợc ít... nhƣng chăn nuôi

cũng có vị trí quan trọng trong việc duy trì cuộc sống của nhân dân trong vùng.
Dân tộc Thái là dân tộc có trình độ sản xuất phát triển sớm hơn các dân
tộc khác trong vùng Tây Bắc, cuộc sống của họ cũng chủ yếu dựa vào nông
nghiệp, với hai ngành sản xuất chính: trồng trọt và chăn nuôi; cây lƣơng thực
chính là: lúa, ngô, khoai, sắn. Ngoài hai ngành sản xuất chính trồng trọt và chăn
nuôi, cuộc sống của cƣ dân Tây Bắc còn dựa vào khai thác lâm sản, săn bắn, hái
lƣợm trong rừng, đánh bắt cá ở vên các sông, suối... đúng nhƣ câu ca của ngƣời Thái:
“Cơm nước ở mặt đất
Thức ăn ở trong rừng” [14, tr.14]
18


Tuy vậy, ngay trong từng khu vực cụ thểdo tác động của điều kiện tự
nhiên, sự phong phú của cây trồng, vật nuôi... và kinh nghiệm sản xuất lâu đời
của cƣ dân, nên mỗi dân tộc ở Tây Bắc đều có thế mạnh riêng của mình trong
việc phát triển kinh tế, nhất là sản xuất nông ngiệp trên những địa bàn khác
nhau. Điều này đã đƣợc khẳng định trong câu ngạn ngữ Thái:
“Xá ăn theo lửa
Thái ăn theo nước
Mông ăn theo sương mù” [14, tr.14]
Nhóm cƣ dân Nam Á (theo cách gọi miệt thị trƣớc đây là Xá) bao gồm
nhiều tộc ngƣời khác nhau: Kháng, La Ha, Xinh Mun, Mảng... họ là những cƣ
dân có biệt tài trong việc làm kinh tế nƣơng rẫy ở ven các sƣờn núi có độ dốc
cao, theo kiểu truyền thống: “đao canh hỏa chủng”, dùng dao phát cỏ, cây sau
đó để khô dùng lửa đốt cháy lấy tro, đợi đến đầu mùa mưa dùng gậy, “chọc lỗ
tra hạt”. Họ còn biết căn cứ vào độ dốc của từng sƣờn núi để gieo trồng những
loại cây lúa, ngô, hoặc đậu, đỗ, khoai, sắn... cho phù hợp. Riêng đối với dân tộc
Kháng ngoài việc làm nƣơng rẫy, còn rất thành thạo trong việc đóng thuyền độc
mộc, đánh bắt cá ở các sông, suối. Chính ngƣời Thái cũng phải thừa nhận:
“Thuyền tốt không gì bằng thuyền Kháng”. Ngoài ra họ còn có nhiều kinh

nghiệm trong việc khai thác lâm sản, săn bắt, hái lƣợm trong rừng, chăn thả gia súc.
Từ rất sớm trong lịch sử, dân tộc Thái đã đạt đến trình độ cao về canh tác
ruộng nƣớc thông qua hệ thống mƣơng, phai để “dẫn thủy nhập điền”. Nhờ vậy,
họ đã chủ động đƣợc tƣới tiêu, làm cho sản xuất nông nghiệp ở loại hình ruộng
nƣớc và nuôi thả cá trong các ao, ruộng mang lại hiệu quả kinh tế cao... Ngoài
ra, dân tộc Thái cũng có nhiều kinh nghiệm trong việc làm nƣơng rẫy, khai thác
lâm sản, săn bắn, hái lƣợm trong rừng và chăn thả gia súc...
1.3.2.Về công – thương nghiệp
Công – thƣơng nghiệp ở Tây Bắc hầu nhƣ chƣa phát triển, sản xuất thủ
công nghiệp và thƣơng nghiệp chƣa tách khỏi nông nghiệp để trở thành một
ngành kinh tế độc lập... Ở một số địa phƣơng trong vùng cũng đã manh nha
những ngành nghề thủ công truyền thống, điển hình nhƣ: làm gốm ở Mƣờng
19


Chanh (Mai Sơn – Sơn La), Mƣờng Sại (Thuận Châu – Sơn La), Mƣờng Quày
(Tuần Giáo – Điện Biên), Bình Lƣ (Phong Thổ - Lai Châu) hoặc nhƣ Trấn Yên
(Yên Bái); cùng các nghề dệt thổ cẩm, đan lát mây, tre và nghề mộc đã trở thành
phổ biến trong đồng bào các dân tộc Tây Bắc... Nhƣng, sản phẩm hàng hóa ít,
quy mô sản xuất nhỏ hẹp trong từng gia đình, đến khi thực dân Pháp xâm lƣợc
(1858) và suốt thời kì thuộc Pháp về sau, hoạt động giao lƣu trao đổi hàng hóa ở
Tây Bắc chƣa thực sự là hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa – tiền tệ mà
nhiều dân tộc ở vùng sâu, vùng xa vẫn duy trì phƣơng thức trao đổi truyền thống
“vật đổi vật”.
1.4. Tình hình xã hội
Sau khi thiên di vào Tây Bắc, do nhu cầu phát triển của lực lƣợng sản xuất
trên quy mô tƣơng đối lớn mà trƣớc hết là yêu cầu tổ chức và quản lý sản xuất,
xã hội ngƣời Thái Tây Bắc đã xuất hiện một hình thái xã hội mới. Kết cấu của
hình thái xã hội đó là sự xuất hiện một bộ máy quản lý xã hội phù hợp với trình
độ và lực lƣợng sản xuất đứng bên trên các cộng đồng thôn xã. Tổ chức xã hội

hoàn chỉnh, phù hợp với trình độ và lực lƣợng sản xuất của ngƣời Thái Tây Bắc
lúc này là các mƣờng phìa (mƣờng, lộng hay quén) và đơn vị cơ sở của nó là bản.
Nhƣ vậy, bản của ngƣời Thái là một kiểu công xã nông nghiệp. Trong
hình thái xã hội này, bản và mọi thành viên của bản và cũng là của mƣờng bị
phụ thuộc vào mƣờng bởi nghĩa vụviệc mƣờng (vịa háng mường). Việc mƣờng
là lao động công ích đảm bảo cho sự ra đời và tồn tại của mƣờng. Nội dung của
việc mƣờng bao gồm: khai phá ruộng đất, tham gia chinh chiến khi cần thiết,
đắp phai, đào mƣơng, làm ruộng giành ra phục vụ những nhu cầu cộng cộng của
mƣờng (na ná háy hang chu: ruộng dân toàn mường đến làm), phục vụ nghi lễ,
tôn giáo... tất cả những công việc đó đƣợc thực hiên dƣới sự điều khiển của bộ
máy quản lý của bản, của những chức dịch trong mƣờng kể từ ngƣời đứng đầu
mƣờng xuống đến tạo bản (người đứng đầu bản). Việc mƣờng thực sự là nghĩa
vụ vì sự đóng góp của mỗi thành viên và của mỗi bản đảm bảo cho sự tồn tại của
chính mình. Bởi vì sự ra đời và tồn tại của mƣờng mà tiêu biểu là quyền sở hữu

20


×