- Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh: Quảng Ninh
- Phòng Giáo dục và Đào tạo: Huyện Tiên Yên
- Trường : THCS Tiên Lãng
- Địa chỉThôn Đồng Mạ, Tiên Lãng, Tiên Yên, Quảng Ninh
- Điện thoại:.....................................................................................
- Email:............................................................................................
- Thông tin về thí sinh (hoặc nhóm không quá 02 thí sinh):
1. Họ và tên: Hà Thị Diễm Quỳnh
Ngày sinh...................................
Lớp: 9A
2. Họ và tên: Hà Thị Linh Chi
Ngày sinh...................................
1
Lớp: 9A
1. Tên tình huống
AN TOÀN GIAO THÔNG LÀ HẠNH PHÚC CỦA MỌI NGƯỜI, MỌI NHÀ
Tháng 9, trường em tổ chức buổi lễ tưởng niệm nạn nhân tử vong do tai nạn
giao thông.
Sau khi dự buổi lễ em suy nghĩ và trăn trở về những con số thống kê số vụ
tai nạn giao thông. Trên đường về nhà chúng em đang bàn luận sôi nổi về vấn đề
này. Chợt thấy một bạn đi xe máy kẹp ba, lại không đội mũ bảo hiểm, người thì
cầm ô, người thì nghe nhạc… Em băn khoăn bảo :
- Hình như các anh chị ấy không sợ tai nạn thì phải các cậu nhỉ, thấy họ vậy
mình thấy lo thay… !
Lan thờ ơ nói:
- Ôi dào, là do cậu lo xa quá thôi, chứ tai nạn hay không là do số mệnh con
người quyết định cả, có gì mà phải lo…
Về nhà, em cứ suy nghĩ mãi về câu nói của Lan. Em tự hỏi không biết các
bạn khác có suy nghĩ giống Lan không nhỉ? Em tâm sự với Chi và chúng em đưa ra
quyết định sẽ kết hợp viết một bài tuyên truyền về an toàn giao thông để Lan và các
bạn cùng hiểu và có ý thức tốt khi tham gia giao thông.
2. Mục tiêu giải quyết tình huống
Thực tế tai nạn giao thông ngày càng nhiều, tình hình trật tự an toàn giao
thông có nhiều diễn biến phức tạp.
2
Việc rèn kĩ năng sống cho học sinh trong đó có việc rèn kĩ năng giải quyết
các tình huống trong cuộc sống, có hành vi, thói quen ứng xử có văn hóa, hiểu biết,
chấp hành, tôn trọng pháp luật luôn được các thầy cô giáo, nhà trường quan tâm.
Bởi vậy, việc giải quyết tình huống thực tế này của chúng em sẽ góp phần thiết
thực trong việc tuyên truyền, hướng dẫn các bạn học sinh trong nhà trường hiểu rõ
và có ý thức tích tốt khi tham gia giao thông. Đồng thời, các bạn sẽ là những tuyên
truyền viên tích cực tới những người xung quanh mình.
Khi giải quyết tình huống, chúng em sẽ được tìm hiểu sâu rộng về kiến thức
các môn học để từ đó giúp chúng em tăng khả năng vận dụng kiến thức liên môn
vào thực tế đời sống, như:
+ Thực trạng tham gia giao thông hiện nay.
+ Nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông
+ Hậu quả do tai nạn giao thông.
+ Một số biện pháp giảm tai nạn giao thông ở trường học, địa phương.
- Ý nghĩa của việc tích hợp kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề thực tế.
3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống
Nhóm chúng em đã tìm hiểu và thấy có thể vận dụng kiến thức nhiều môn
học trong nhà trường để giải quyết cho thấu đáo, cặn kẽ tình huống mà chúng em
đã đưa ra ở trên. Cụ thể:
* Môn giáo dục công dân:
- Luật giao thông đường bộ
- Giáo dục ý thức trách nhiệm khi tham gia giao thông
- Giáo dục tinh thần đoàn kết, ý thức trách nhiệm với bản thân, gia đình và
cộng đồng.
* Môn Ngữ văn:
- Sử dụng văn bản thuyết minh, hoặc văn nghị luận, có thể là văn biểu cảm
để tuyên truyền, giáo dục tinh thần đoàn kết, ý thức trách nhiệm của bản thân, nhà
trường, các đoàn thể, cũng như mọi người dân đối với vấn đền an toàn giao thông
đường bộ.
- Làm thơ về đề tài an toàn giao thông.
- Đóng kịch giáo dục ý thức tham gia giao thông.
* Môn Mĩ thuật:
3
- Vẽ tranh về đề tài an toàn giao thông như: Biển báo, cảnh sinh hoạt thể hiện
ý thức của con người khi tham gia giao thông
* Môn âm nhạc:
- Sưu tầm, sáng tác các bài hát về an toàn giao thông: Chúng em với an toàn
giao thông, Từ một ngã tư đường phố.
* Môn Toán:
- Đặt ra bài toàn kinh tế cho người dân.
- Thống kê số liệu các vụ tai nạn giao thông
* Môn Hóa học:
- Nồng độ cồn cho phép khi tham gia giao thông
* Môn Tiếng Anh:
- Thể hiện khẩu hiệu tuyên truyền bằng Tiếng Anh ( viết dưới hình thức như
một khẩu hiệu song ngữ):
“An toàn giao thông – hạnh phúc của mọi người, mọi nhà”
( Traffic safety – the happiness of everyone, every home )
“Hãy chung tay vì một thế giới không còn tai nạn giao thông”.
( Please join hands for a world free of traffic accidents)
* Môn Địa lí:
- Biểu đồ thống kê số vụ tai nạn giao thông.
* Môn tin học:
- Ứng dụng tìm kiếm google các số liệu thống kê về giao thông tính đến thời
điểm báo cáo.
* Môn sinh học:
- Trạng thái thần kinh của người khi có chất kích thích.
* Môn lịch sử:
- Tổng kết kinh tế Việt Nam sau thời kì đổi mới
4. Giải pháp giải quyết tình huống
- Tìm kiếm thông tin trực tiếp từ thực tế, qua sách báo, qua các phương tiện
thông tin đại chúng, trên mạng internet
4
- Tham gia ngoại khóa, thi vẽ tranh, đóng kịch tuyên truyền an toàn giao
thông.
- Kết hợp với Ban giám hiệu nhà trường, Tổng phụ trách Đội tổ chức cuộc
thi tìm hiểu về vấn đề an toàn giao thông.
- Thành lập các nhóm tình nguyện viên ở các lớp, kết hợp với đoàn thanh
niên các thôn và đoàn xã tổ chức hội thi về an toàn giao thông giữa các thôn trong
xã.
- Các tình nguyện viên các lớp, các bạn trong trường thành lập nhóm tuyên
truyền về an toàn giao thông, đồng thời kết hợp với công an xã làm công tác điều
tra các đối tượng vi phạm an toàn giao thông.
- Phát thanh măng non của trường nhắc nhở những bạn vi phạm ở các lớp; ở
địa phương nhắc nhớ những người hoặc gia đình vi phạm an toàn giao thông.
5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống
5.1.Thực trạng giao thông hiện nay.
5.1.1. Thực trạng giao thông trong nước.
Từ khi nền kinh tế Việt Nam chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung
sang nền kinh tế thị trường thì bức tranh về kinh tế của Việt Nam có nhiều điểm
sáng, mức sống của người dân được cải thiện từng bước, được bạn bè các nước
trong khu vực và quốc tế hết lòng ca ngợi về những thành tựu đổi mới trong quá
trình xây dựng đất nước. Tuy mức tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt được là
khá cao nhưng đi liền với nó là vấn đề về tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông,
đặc biệt là giao thông đường bộ, số vụ giao thông không ngừng tăng cả về quy mô
và số lượng. Cho nên nhiều người thường nói rằng giao thông đường bộ ở Việt
Nam giống như một quả bong bóng dẹp được chỗ này thì chỗ khác lại ùng ra, có
không biết bao nhiêu là chiến dịch, chỉ thị nhưng chỉ được một thời gian ngắn lại
đâu vào đấy.
Tai nạn giao thông là vấn đề nhức nhối được toàn xã hội quan tâm và trở
thành hiểm họa đối với bất kì ai khi tham gia giao thông. Tai nạn giao thông xảy ra
từng ngày, từng giờ và có thể cướp đi mạng sống của con người bất kì lúc nào.
Trong số các vụ tai nạn giao thông còn có các bạn học sinh đang ngồi trên
ghế nhà trường - những chủ nhân tương lai của đất nước. Các bạn vẫn chưa thực sự
có ý thức tốt khi tham gia giao thông: còn đi xe máy khi chưa đủ tuổi; lạng lách,
đánh võng, dàn hàng ba, hàng bốn trên đường; không đi đúng phần đường dành cho
người đi bộ; đá bóng trên vỉa hè...
Theo số liệu thống kê của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, hàng năm số
vụ tai nạn giao thông đường bộ ở nước ta vẫn rất cao, đáng báo động và tính chất
5
các vụ tai nạn ngày càng nghiêm trọng, thể hiện qua số người chết tăng mạnh. Mỗi
ngày trôi qua ở Việt Nam có khoảng 30 – 33 người tử vong và hàng chục người
khác bị thương vì tai nạn giao thông. (Vận dụng kiến thức tiết 41 – Bài 1: Thu thập
số liệu thống kê, tần số - Toán 7)
Năm
Số vụ tai nạn
Số người chết
Số người bị thương
2006
14161
12337
11097
2011
14442
11449
10633
2013
29385
9369
29500
2015
22.827
8700
21000
( Theo số liệu thống kê của Ủy ban an toàn giao thông Quốc gia)
Biểu đồ thống kê tình hình tai nạn giao thông qua các năm
5.1.2. Thực trạng giao thông huyện Tiên Yên
a. Xét về điều kiện tự nhiên
6
* Vị trí địa lí
Tiên Yên là một huyện miền núi thuộc khu vực miền Đông của tỉnh, có toạ
độ từ 21o12’ đến 21o33’ vĩ độ bắc và từ 107o13’ đến 107o35’ kinh độ đông; Bắc
giáp huyện Đình Lập thuộc tỉnh Lạng Sơn và huyện Bình Liêu, đông giáp huyện
Đầm Hà, tây giáp huyện Ba Chẽ và TP Cẩm Phả, nam giáp huyện Vân Đồn.
Huyện lỵ là thị trấn Tiên Yên nằm ở điểm giữa Quốc lộ 18A, cách thành phố
Hạ Long và Móng Cái đều trên 90km. Quốc lộ 4 từ Lạng Sơn xuống cũng qua đây
rồi ra cảng Mũi Chùa. Từ Tiên Yên còn có đường 331 lên Bình Liêu tới cửa khẩu
Hoành Mô 47km. Là một đầu mối giao thông giữa vùng Đông Bắc hiểm yếu.
* Địa hình
Địa hình Tiên Yên trập trùng đồi núi. Xã Đại Dực nằm lọt ở chân dãy Pạc
Sủi và dẫy Thung Châu có nhiều đỉnh cao trên 700m. Các xã Phong Dụ, Hà Lâu,
Hải Lạng, Điền Xá, Yên Than cũng liên tiếp các quả núi 300-400m.
* Khí hậu
Tiên Yên có nhiệt độ trung bình năm 22,4 oC, mùa đông ở rẻo cao khá lạnh,
nhiều ngày có sương muối, nhiệt độ có khi dưới 4 oC, lượng mưa lớn, trung bình
năm tới 2427mm, mưa phùn nhiều và mùa đông hay có sương mù.
* Dân cư
Về dân cư, Tiên Yên (01-4-2009) có 44.352 người. Người Kinh chiếm
50,2%, Dao 22,6%, Tày 14,6%, Sán Chay 8,1%, Sán Dìu 3,6%..
7
Tóm lại: Những điểm giao cắt tại quốc lộ, địa hình đồi núi cua dốc,
sương mù, dân tộc thiểu só chiếm số đông, hiểu biết về luật giao thông còn hạn chế
là một trong những nguyên nhân dễ gây tai nạn giao thông tại địa phương.
b. Xét về tình hình tai nạn giao thông:
Từ tháng 9/2014 đến 9/2015, các lực lượng công an trên địa bàn huyện đã xử
lý gần trên 2.500 trường hợp vi phạm các quy định về trật tự ATGT với các lỗi:
Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm; chở quá số người quy
định; quá trọng tải quy định; tự ý cơi nới thành, thùng xe; điều khiển xe mà trong
hơi thở có nồng độ cồn vượt quá quy định... Kết quả, đã có gần 300 phương tiện và
170 bộ giấy tờ xe bị tạm giữ. Có nhiều vụ tai nạn rất nghiêm trọng ddax xảy ra.
Hiện trường vụ tai nạn giao thông thảm khốc làm 6 người chết, 12 người bị thương ngày
16/12 tại Km 219+600, Quốc lộ 18, đoạn qua Tiên Yên
8
Hiện trường vụ tai nạn xảy ra tại km219+600 khu vực cầu nước mặn địa phận xã
Đông Hải khiến ít nhất 4 người chết, 10 người bị thương nặng.
5.1.3. Thực trạng giao thông trường THCS Tiên Lãng
Cả trường có 325 học sinh, trong đó có 208 học sinh đi xe đạp và có 30 học
sinh đi xe đạp điện ( do một số bạn nhà xa, bố mẹ không có điều kiện đưa đón)
mặc dù luật an toàn giao thông học từ lớp 6 và thường xuyên được tham gia ngoại
khóa về an toàn giao thông ở mồi năm học tuy nhiên không ít học sinh vẫn thường
xuyên vi phạm luật an toàn giao thông. Để lại những nỗi đau và hậu quả đáng tiếc
làm đảo lộn cuộc sống, trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội.
5.2. Nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông
Hiện nay an toàn giao thông đang là một trong những vấn đề lớn được cả xã
hội quan tâm. Những khẩu ngữ như: “An toàn là bạn, tai nạn là thù”, “An toàn
giao thông là hạnh phúc cho mọi nhà”… có ở khắp các nẻo đường. Nó như một lời
nhắc nhở cũng là lời cảnh báo những người đang tham gia giao thông hãy chấp
hành nghiêm chỉnh luật an toàn giao thông để đem lại an toàn cho mình và hạnh
phúc cho gia đình. Thế nhưng, số vụ tai nạn giao thông thông hàng năm vẫn không
hề suy giảm và những hậu quả do tai nạn giao thông gây ra vẫn hết sức nặng nề.
Vậy, đâu là nguyên nhân gây ra các vụ tai nạn giao thông ?
5.2.1. Hạn chế về cơ sở vật chất
Chất lượng đường xá thấp, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu của
lượng phương tiện giao thông ngày càng nhiều, có ít các biển báo giao thông, chất
lượng một số phương tiện giao thông chưa đảm bảo...
9
Cơ sở hạ tầng giao thông chưa đảm bảo
Có những điểm giao cắt là điểm đen tai nạn giao thông
Nút giao thông ngã ba Mũi Chùa (Tiên Yên) hiện tiềm ẩn nguy cơ cao mất ATGT.
5.2.2. Thiếu hiểu biết về an toàn giao thông
Nguyên nhân của các vụ tai nạn giao thông lại phần lớn là do sự thiếu hiểu
biết về các quy định an toàn giao thông (lấy trộm ốc vít đường ray, chiếm dụng
lòng đường, thả rông gia súc ra đường...)
10
Sự thiếu hiểu biết của người dân về luật giao thông
Và hơn cả là do ý thức chấp hành luật giao thông của người dân còn kém:
Uống rượu, bia quá nồng độ cho phép (vượt quá 50 miligam/100 mililít máu
hoặc0,25 miligam/1 lít khí thở ). Rượu, bia làm chậm quá trình chuyển tải thông tin
từ não đến toàn bộ cơ thể, gây ảnh hưởng đến thị lực và chức năng kết hợp động tác
của cơ thể. Do đó trong tình trạng say rượu, bia, người sử dụng dễ gây tai nạn giao
thông, hoặc chết đuối. Uống nhiều rượu bia trong một thời gian dài còn gây ra các
vấn đề về sức khoẻ, tinh thần trong thời gian dài còn gây tổn thương vĩnh viễn đối
với một số bộ phận của cơ thể (Vận dụng kiến thức Tiết 58 - Bài 54: Vệ sinh hệ
thần kinh – Sinh học 8)
Cảnh sát giao thông kiểm tra nồng độ cồn đối với lái xe.
Một bộ phận người dân còn có quan niệm “ tai nạn nói chung và tai nạn
giao thông nói riêng là do số mệnh con người quyết định”. Họ không thấy rằng
phần lớn tai nạn giao thông là có thể phòng tránh được.
11
Khi tham gia giao thông, người điều khiển không đội mũ bảo hiểm hoặc đội
mũ bảo hiểm kém chất lượng, lạng lách đánh võng, phóng nhanh, vượt ẩu, vượt đèn
đỏ, chở hàng cồng kềnh …
Hình ảnh vi phạm luật giao thông
Học sinh vi phạm luật giao thông
Như vậy, nguyên nhân chính vẫn là do ý thức khi tham gia giao thông của
người dân còn hạn chế, thiếu hiểu biết và không chấp hành nghiêm chỉnh luật an
toàn giao thông, sự hạn chế về cơ sở vật chất. Nhưng đáng tiếc trong số các vụ tai
nạn giao thông còn có những bạn học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, những
chủ nhân tương lai của đất nước, những người sắp trở thành công dân, niềm tin và
hi vọng cho tương lai đất nước lại chính là những người đang gây ra đa số vụ tai
nạn.
5.3. Hậu quả do tai nạn giao thông
12
5.3.1. Thiệt hại về người
Tai nạn giao thông và những thiệt hại do tai nạn giao thông gây ra đang là
nổi lo và vấn đề bức xúc của toàn xã hội. Đó là thiệt hại về sinh mạng, thiệt hại về
nhân lực, trí tuệ, gây tổn thương về tinh thần xã hội, về vật chất, tiền của và cả nỗi
đau thể xác, tinh thần dai dẳng.
Nạn nhân của những vụ tai nạn giao thông
Theo điều tra chấn thương liên trường (VMIS), trong năm 2001 có 4.100 trẻ
em chết do tai nạn giao thông, tương đương với 11 trẻ chết 1 ngày. Tỷ lệ tử vong ở
trẻ em trai gấp 2 lần tỷ lệ này ở trẻ em gái. Trong khi đó có 290.000 trẻ bị thương
do tai nạn giao thông cũng trong năm 2001, tương đương với 794 trẻ/ngày. Phần
lớn trẻ từ 0 đến 9 tuổi chết là người đi bộ. Đa số trẻ từ 10 đến 14 tuổi chết khi đi xe
đạp; trong khi tất cả các ca tử vong ở đối tượng từ 15 đến 19 tuổi là người đi xe
máy. Tai nạn giao thông là nguyên nhân tử vong hàng đầu của trẻ em từ 15 tuổi
trở lên.
Tại trường THCS Tiên Lãng đã có một trường hợp: Em Vũ Văn Luận – 9B
(Năm học 2015 -2016) trên đường đi học về bị xe máy va quệt gây chấn thương sọ
não. Gia đình đã đưa đi chữa trị với số tiền lên đến hơn 80 triệu đồng.
5.3.2. Thiệt hại về kinh tế
Bài toán kinh tế đặt ra là: số vụ tai nạn giao thông tỉ lệ như thế nào với một
phần phát triển kinh tế?
Theo một ước tính của Ngân hàng phát triển Châu Á, thiệt hại về vật chất do
tai nạn giao thông ở Việt Nam một năm là vào khoảng 885 triệu đô la. Như vậy
mỗi năm chúng ta đã tự làm mất đi một lượng của cải đáng kể, trong khi Nhà nước
ta còn nghèo và phải cạnh tranh mạnh mẽ với các nước láng giềng nhằm tranh thủ
nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, sự mất mát về kinh tế mới chỉ phản ánh
13
được một phần của vấn đề. Tai nạn giao thông còn gây ảnh hưởng tiêu cực đến một
hình ảnh Việt Nam an toàn trước thế giới.
Như vậy, tai nạn giao thông và sự ảnh hưởng của nó đến nền kinh tế là hai
đại lượng tỉ lệ nghịch (Vận dụng kiến thức bài: Đại lượng tỉ lệ nghịch – Toán 7)
5.4. Một số biện pháp giảm tai nạn giao thông ở trường học, địa phương.
5.4.1. Triển khai nhiều biện pháp đồng bộ và hiệu quả nhằm bảo đảm
trật tự an toàn giao thông. Đặc biệt là việc tuyên truyền nâng cao kiến thức
hiểu biết pháp luật cho người dân, chủ yếu là vùng đồng bào dân tộc để họ tự
giác chấp hành nghiêm luật ATGT đường bộ.
Để nâng cao nhận thức của người dân, từng bước góp phần ổn định trật tự xã
hội, thời gian qua, UBND huyện Tiên Yên chỉ đạo các phòng, ban chức năng của
huyện thực hiện có hiệu quả các chỉ thị của UBND tỉnh về một số giải pháp bảo
đảm trật tự an toàn giao thông. Ban ATGT huyện Tiên Yên phối hợp với các hội,
đoàn thể và các nhà trường trên địa bàn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến,
giáo dục pháp luật về trật tự ATGT; đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền nhằm
xây dựng nếp sống văn hóa cho người dân tham gia giao thông.
Tuyên truyền luật ATGT tới vùng đồng bào dân tộc
Công an huyện Tiên Yên tăng cường tuyên truyền Nghị định 171 của Chính
phủ về việc quy định xử phạt vi phạm trên các tuyến đường tỉnh lộ; chú trọng công
tác tuyên truyền, vận động người dân và trẻ em đội mũ bảo hiểm đúng quy cách khi
tham gia giao thông. Hàng năm, Công an huyện đều tổ chức tuyên truyền, phổ biến
giáo dục về Luật Giao thông đường bộ và ký cam kết với trên 2.000 học sinh ở các
trường tiểu học, THCS, THPT trên địa bàn; đồng thời, xây dựng và nhân rộng các
tổ dân phố tự quản; đoạn đường tự quản về ATGT, triển khai mạnh mẽ cuộc vận
động “Toàn dân tham gia giữ gìn trật tự ATGT, xây dựng văn hóa giao thông”.
14
Công an huyện Tiên Yên xử lý các xe mô tô chở quá số người quy định
5.4.2. Tạo điều kiện về cơ sở vật chất để học sinh đến trường an toàn
- Để đảm bảo an toàn cho HS đến trường khi đi qua các điểm giao cắt ngã
ba, ngã tư trên quốc lộ 18A, các đoạn đường cua dốc và điểm đen giao thông ở ngã
ba Mũi Chùa, trường THCS Tiên Lãng kết hợp với trường THPT Nguyễn Trãi đưa
đón học sinh Thủy Cơ, Khe Và, Pạc Sủi để đảm bào an toàn cho các bạn khi đi học,
tránh các đoạn đường cua dốc, đoạn đường qua điểm giao cắt ngã tư quốc lộ 18A.
- Kết hợp với ban an toàn giao thông huyện Tiên Yên tặng 24 mũ bảo hiểm
cho học sinh đi xe đạp điện.
15
5.4.3. Tổ chức các hoạt động phong phú về an toàn giao thông, kích
thích các bạn tham gia hoạt động qua đó nâng cao nhận thức về thực hiện an
toàn giao thông trong trường học và địa phương
a. Phát thanh măng non chủ đề an toàn giao thông(Bài phát thanh kèm theo)
b. Tổ chức ngoại khóa chủ đề an toàn giao thông
16
Trường THCS Tiên Lãng tổ chức ngoại khóa về An toàn giao thông.
Trao quà cho các đội thi tìm hiểu ATGT
c. Thi vẽ tranh chủ đề an toàn giao thông
17
d. Sân khấu hóa tiết chào cờ chủ đề an toàn giao thông.
Đóng kịch chủ đề: "AN TOÀN GIAO THÔNG" .
* Phân vai:
Sơn : Tuyên truyền viên 1.
Thảo: Tuyên truyền viên 2.
Hạnh: Tuyên truyền viên 3 .
Và một số bạn học sinh khác.
* Kịch bản:
Sơn:
Chuyện xảy ra tại một cổng trường vào một buổi sáng
(chạy ra sân khấu gọi to)
- Thảo ơi... Thảo ơi....
Đi đâu rồi mà bỏ cả trực đây. Cán bộ sao đỏ gì mà bỏ cả trực đây cơ
chứ.
(Nhìn đồng hồ đeo tay)
- Sắp đến giờ tan học rồi... Ai chấm điểm thi đua đây.
(lại gọi to)
- Thảo ơi... Thảo ơi.
18
Thảo:
Sơn:
Thảo:
Sơn:
Thảo:
Sơn:
Thảo:
Sơn:
Thảo:
Sơn:
- Kìa Sơn... Tớ đây... Có chuyện gì thế.
- Chuyện gì? Cậu bỏ trực đi đâu vậy?
- Tớ đâu có bỏ...Tớ vào phòng Đội, viết nốt bài phát thanh măng
non về an toàn giao thông để cho tuần sau. Đây cậu đọc đi.
- Đâu, để tớ xem nào.
- Hèm... (lấy giọng đọc)
Đất nước ta thanh bình
Đâu còn có chiến tranh
Thế mà biết bao mái đầu xanh
Đã phải lìa đời vì tai nạn giao thông thảm khốc.
(nhìn sang Thảo) - Á chà, nghe cậu viết buồn cứ như là văn đọc
trong đám ma ấy nhỉ.
- Còn buồn hơn thế nữa, bạn đọc tiếp đi.
-(đọc tiếp)
Nghe ti vi, đài , báo
Năm Bính Tuất vừa qua
Tính trong cả nước ta
Có hơn mười bốn nghìn người thiệt mạng
vì tai nạn giao thông ấy.
- (hỏi Thảo) - Này con số này sao nhiều thế vậy?
Hơn mười bốn nghìn người có tận ba con chữ số không.
Chắc là cậu nhầm hay sao chứ?
- Nhầm là nhầm thế nào được.
Ông tớ bảo : Số người chết vì tai nạn giao thông năm qua bằng cả
một sư đoàn cơ đấy.
- Tớ, là tớ chẳng tin nhiều như vậy
Không nhẽ bà con mình lại coi thường mạng sống thế sao
- Đấy bạn thử xem:
Đời sống quê mình ngày một nâng cao
Xe máy, mô tô, nhà nhà đua sắm
Đường trật, người đông , phương tiện giao thông lắm
Luật lệ không thông, thì tai nạn giao thông xảy ra là chuyện thường
tình.
(nói vói khán giả)
- Nói đâu xa ngay ở xóm mình
Anh Minh, tối qua, đâm xe, cấp cứu ngay bệnh viện. Tháng trước
19
Thảo:
Sơn:
Thảo:
Sơn:
Thảo:
Sơn:
Thảo:
Sơn:
Các bạn:
đám ma: Anh Thanh, Cô Tiến chết cũng vì tai nạn giao thông
- Đấy, bạn thử nghĩ xem
Sáng nào ti vi, đài, báoCũng đưa tin về trật tự giao thông: Ngày hôm
qua có bao người tử vong?Tuần, Tháng này có bao vụ vi phạm an
toàn giao thông đường bộ?
- Lạ nhỉ?
Nhà nước ta đã bỏ ra bao công sức
Muốn giữ gìn trật tự giao thông
Nhưng kết quả thì thật chẳng xong
Số vụ vi phạm giao thông cứ lúc tăng lúc giảm
Vậy sao thế nhỉ?
- Bởi vì dân ta coi thường tính mạng
Hình phạt nước ta chưa đủ sức răn đe.
Ông tớ bảo:
Tính mạng người dân nhiều lúc sợ ghê
Tai nạn giao thông với bọn trẻ chúng mình luôn rình rập.
Cứ đà này thì bọn trẻ chúng mình ra sao nhỉ?
- Ơ... Thế bạn không nhớ sao?
Luật an toàn giao thông đã đưa vào trường học
Bọn trẻ chúng mình thì có lo chi?
Đèn hiệu, vạch sơn, biển báo, hướng đi
Bạn nào cũng thông, bạn nào cũng thạo
- Ông bà, mẹ cha, bạn bè, thầy giáo
Cũng đều hài lòng về việc học luật của chúng ta
Luật đã hiểu rồi nhưng theo tớ còn...
- Còn sao?
- Còn phụ thuộc vào thái độ của người tham gia có chấp hành Luật
an toàn giao thông mới là điều qua trọng.
- Đấy, bạn xem kìa!
Buổi học trường ta vừa mới tan
Các bạn cùng nhau đua xếp hàng
Vui bước ra về theo hàng lối
"Cổng trường an toàn" trong câu hát hân hoan
-(Các bạn múa ca theo bài đồng dao)
Dung dăng dung dẻ
Các bạn học về
20
Hạnh:
Các bạn:
Hạnh:
Các bạn:
Hạnh:
Cả bọn:
Hạnh:
Thảo:
Hạnh:
Đi đúng vỉa hè
Đi theo hàng một
Không chơi dại dột
Đùa nghịch trên đường
Muốn chuyển đổi phương
Đưa tay ra trước
Không đi đường ngược
Không bám đuổi xe
Để khỏi cười chê
Ai ai cũng nhắc
Đi đường đúng luật
Mũ bảo hiểm đây
Bạn đội vào ngay
Khi đi xe máy
Cô thầy đã dạy
Cam kết đã ghi
Nhắc nhở nhau đi
An toàn đúng luật.
(Trong khi các bạn ca hát thì Sơn và Thảo ghi chép các số liệu vào
sổ theo dõi cờ đỏ)
- (Thấy hai bạn đang lúi húi ghi chép, Hạnh gọi to)
- Này các bạn ơi?
- Có chuyện gì vây?
- Các bạn xem kìa
Cái Thảo, thằng Sơn, hai đứa đang cùng nhau tình củm đấy nhỉ?
- Ừ nhỉ.- Đang cùng nhau" tình củm". Ha.. Ha...
- Eo ôi, giữa ban ngày ban mặt
Hai cái đầu cứ chụm vào nhau
Cứ như là ; hai chú chim câu
Đang... đang... đang...
- Đang làm sao hả Hạnh?
- Thì, hai chú chim câu; chúng đang cùng nhau "tình củm".
- Bọn tớ và Sơn đây đang trực cờ đỏ. Bạn nói xì xằng, tớ mách thầy
cô.
- Chứng cớ rành rành, các bạn thấy chưa? Lại còn viết thư tình trao
nhau trong vở.
21
Cả bọn:
Thảo:
Hạnh:
Bọn trẻ:
Hạnh:
Cả bọn:
Sơn:
Thảo:
Hạnh:
Thảo:
Hạnh:
Hạnh:
- Viết thư tình trao nhau trong vở?
- Hạnh, đây là cuốn sổ
Tớ và Sơn ghi theo dõi trường mình
Sơn đọc, tớ ghi, cho công minh
Nếu không tin, bạn giở ra thì khắc biết?( Đưa sổ cho Hạnh xem)
- Đâu tớ xem nào.
(Lật giở xem vài trang, Bỗng gọi to)
- Các bạn lớp mình ơi, các bạn xem này?
- Gì vậy?
- Lớp 9A một khoanh, ba gậy
Kí hiệu thế này; đố biết là chi
Này, hai cậu hãy giải thích đi
Lớp 9A chúng tôi tốt như thế... mà vẫn còn một khoanh, ba gậy
( nhao lên) - Tốt như thế mà cũng một khoanh, ba gậy.
- Ghi vào sổ đỏ như vậy
Là thiên vị rồi.
- Các bạn cứ bình tĩnh
Lớp 9A, học giỏi nhất trường
Nhưng tuần qua, lớp thiếu kỉ cương
Nên chúng tôi khoanh tròn 9A để báo cáo.
- Biết là 9 A luôn luôn tốt
Nhưng tuần qua tôi vẫn phải chê
Ba vạch này đây là lỗi phạm quy
Với bản " Cam kết giao thông" mà tất cả học sinh trường ta đã kí.
- Ơ... Như thế thì thật vô lí
Lỗi , lỗi gì bạn chỉ ra xem?
- Lỗi thứ nhất bạn Hoa, bạn Minh
Trên đường học về, đi hàng ba, hàng bẩy
Đã như thế lại còn xô đẩy.
Chạy nhảy trên đường, thì tai nạn dễ xảy ra.
- Ối dào, đó là chuyện mãi xa
Mũ bảo hiểm là cái lằng nhằng
Đội nó vướng víu, tớ quăng ở nhà
Đội mũ là ở đường phố người ta
Còn mình đường xóm thì ta cần gì.
22
Thảo và
Sơn:
Thảo:
Cả bọn:
- Bạn nói như vậy là không được rồi
- Mũ bảo hiểm, giúp bảo vệ cái đầu
Dù đường nơi đâu ta cần phải đội
Đúng đấy các bạn ạ. Chấp hành luật giao thông là để bảo vệ mình và
bảo vệ mọi người đấy.
Đồng thanh:
“An toàn giao thông – hạnh phúc của mọi người, mọi nhà”
( Traffic safety – the happiness of everyone, every home )
Tất cả cùng hát bài: Từ Một Ngã Tư Đường Phố
Từ một ngã tư đường phố cuộc sống reo vui từng giờ
Khi nắng mai về người và xe nối nhau đi trên đường
Đèn đỏ đèn xanh quê anh đang nhảy múa như ngàn hoa
Niềm vui phấn khởi trong ánh mắt bao người qua
Chào cuộc sống mới từ nơi ngã tư này
Hình ảnh của quê hương vươn mình đấu tranh dựng xây
Chào những chị công nhân tan ca về
Nhịp bước nhanh nhanh đi trên vỉa hè
Hoà nhịp xe qua tiếng nhạc vút lên gần xa.
Giữa ngày chống Mỹ niềm tha thiết dâng đêm ngày
Mỗi chúng ta phải tham gia hiệu quả các buổi tuyên truyền, ngoại khóa, hoàn
thành tốt các bài thi vẽ tranh cổ động để có thêm những hiểu biết bổ ích về luật
giao thông đường bộ, nâng cao ý thức tôn trọng và chấp hành nghiêm luật giao
thông. Hiểu được sâu sắc về vấn đề an toàn giao thông, mỗi chúng ta sẽ cố gắng là
những tuyên truyền viên tích cực về ATGT tại gia đình cộng đồng và nhà trường để
giảm thiểu tai nạn giao thông xảy ra.
Như vậy, đã đến lúc chúng ta cần rung lên hồi chuông cảnh tỉnh tới tất cả
mọi người về thảm hoạ giao thông - một bóng ma ám ảnh cuộc sống bình yên của
mỗi gia đình và cộng đồng. Để mỗi ngày trôi qua, chúng ta không phải chào đón
ngày mới bằng những bản tin về những tai nạn thương tâm, để người thân của
chúng ta mỗi khi đi công tác xa, những người thân yêu ở nhà không phải thấp thỏm
lo âu vì tử thần đang rình rập trên mọi con đường, ngõ xóm.
Để thực hiện được điều đó còn tuỳ thuộc vào tôi, bạn và tất cả chúng ta:
“Hãy chung tay vì một thế giới không còn tai nạn giao thông”.
( Please join hands for a world free of traffic accidents)
5.5. Tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông
23
Tuyên truyền tới người dân và học sinh: không nên đi xe đạp người lớn,
không chở quá hai người, luôn đi về phía tay phải theo hướng đi của mình. Thấy xe
hoặc đò chở quá nhiều người thì đi chuyến khác và nhớ nhắc nhở mọi người nghe
theo. Không chăn thả trâu bò, đá bóng trên đường vì sẽ gây tai nạn cho người khác.
Đi bộ sang đường đúng quy định, tham gia giúp đỡ người già yếu, người tàn tật và
trẻ em qua đường đúng quy định
Điều 31: Luật Giao thông đường bộ quy định người điều khiển, người ngồi
sau xe đạp phải chấp hành các quy tắc sau:
1/ Người điều khiển xe đạp chỉ được chở một người, trừ trường hợp chở
thêm một trẻ em dưới 7 tuổi thì được chở tối đa hai người.
2/ Người điều khiển xe đạp không được thực hiện các hành vi sau:
+ Đi xe dàn hàng ngang;
+ Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác;
+ Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính;
+ Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng
kềnh;
+ Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai
bánh đối với xe ba bánh;
+ Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.
3/ Người ngồi trên xe đạp khi tham gia giao thông không được thực hiện các
hành vi sau đây:
+ Mang, vác vật cồng kềnh;
+ Sử dụng ô;
+ Bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác;
+ Đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái;
+ Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.
4/ Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp máy phải đội mũ bảo hiểm có
cài quai đúng quy cách.
Đặc biệt phải học đầy đủ luật ATGT và ghi nhớ các biển báo. Chấp hành
nghiêm chỉnh quy định về an toàn giao thông. Phải đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô,
xe máy; không dùng ô khi đi xe đạp, xe máy; không lạng lách, đánh võng trên
24
đường đi, không đi xe máy khi chưa có bằng lái, không vượt đèn đỏ, đi đúng phần
đường, dừng đúng chỗ quy định, khi rẽ hoặc dừng phải quan sát cẩn thận và có tín
hiệu cho người sau biết, đi chậm và quan sát cẩn thận khi qua ngã ba, ngã tư.
NHẬN BIẾT CÁC BIỂN BÁO GIAO THÔNG
1. Biển hiệu lệnh:
Biển hiệu lệnh là biển báo đưa ra các hiệu lệnh và bắt buộc người đi đường
phải thực hiện, thi hành. Biển có 9 kiểu, có hình tròn, nền màu lam và bên trong có
hình minh họa hiệu lệnh cần thực hiện khi dichuyển trên đoạn đường đặt biển báo.
Biển hiệu lệnh được đánh số từ 301 đến309.
2. Biển báo cấm:
Biển báo cấm là biển báo báo hiệu các điều mà người điều khiển phương
tiện không được phép làm khi di chuyển trên đường có biển báo. Khi gặp biển cấm
thì dù có bất kỳ trường hợp nào bạn cũng phải thực hiện theo. Biển có 39 kiểu từ
101 đến 139, biển thường có hình tròn viền đỏ hoặc xanh hoặc hình tròn màu đỏ và
bên trong có hình vẽ màu đen
25