Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Nghiên cứu sử dụng vi khuẩn trong phân hủy kỵ khí chất thải tại các lò giết mổ tập trung nhằm thu hồi khí sinh học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 84 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
------------***------------

Chu Thanh Huyền

NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG VI KHUẨN TRONG PHÂN HỦY KỴ
KHÍ CHẤT THẢI TẠI CÁC LÒ GIẾT MỔ TẬP TRUNG
NHẰM THU HỒI KHÍ SINH HỌC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội – 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA SINH HỌC
------------***------------

Chu Thanh Huyền

NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG VI KHUẨN TRONG PHÂN HỦY KỴ
KHÍ CHẤT THẢI TẠI CÁC LÒ GIẾT MỔ TẬP TRUNG
NHẰM THU HỒI KHÍ SINH HỌC

Chuyên ngành: Vi sinh vật học
Mã số: 60 42 01 07

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC


Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Bùi Thị Việt Hà
TS. Đỗ Tiến Anh

Hà Nội - 2016


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ,
chỉ bảo, động viên của thầy cô, bạn bè, sự động viên to lớn của gia đình và những
người thân.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới PGS.TS.
Bùi Thị Việt Hà, người đã trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ và hướng dẫn tôi tận tình
trong suốt quá trình thực hiện đề tài tại phòng thí nghiệm Hóa sinh và Vi sinh môi
trường. Hơn nữa, cô đã động viên khích lệ giúp tôi, chỉ bảo cho tôi những kiến
thức, lời khuyên, kinh nghiệm quý báu trong học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Đỗ Tiến Anh cùng các thành viên thực hiện
đề tài cấp nhà nước KC.08.31/11-15 "Nghiên cứu ứng dụng và phát triển mô hình
công nghệ tích hợp tiên tiến có tận thu và sử dụng năng lượng tái tạo để xử lý hiệu
quả, bền vững nguồn thải hỗn hợp rắn - lỏng từ các lò giết mổ tập trung" đã giúp
đỡ tôi rất nhiều trong quá trình nghiên cứu.
Với tấm lòng biết ơn sâu sắc tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả
Thầy Cô và các cán bộ, thành viên trong bộ môn Vi sinh vật học, phòng sinh học
Nano và ứng dụng– KLEP, Khoa Sinh học, Khoa Môi trường và Phòng Sau đại
học- Đại học Khoa học Tự nhiên, Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh họcĐHQGHN, Trung tâm kiểm định môi trường- Cục cảnh sát môi trường- Bộ công
an, đã nhiệt tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn
này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình và bạn bè, những
người thân yêu đã luôn ở bên tôi, động viên và giúp đỡ tôi cả về mặt vật chất lẫn
tinh thần trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.

Hà nội, ngày 08 tháng 08 năm 2016
Tác giả

Chu Thanh Huyền


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
PHẦN I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................. 2
1.1. Tổng quan chất thải lò giết mổ ............................................................. 2
1.1.1. Nguồn thải ...................................................................................... 2
1.1.2. Nước thải lò giết mổ ....................................................................... 4
1.1.3. Chất thải rắn lò giết mổ .................................................................. 9
1.2. Các phương pháp xử lý chất thải lò giết mổ........................................ 12
1.2.1. Xử lý nước thải lò giết mổ ............................................................ 12
1.2.2. Xử lý chất thải rắn lò giết mổ ....................................................... 15
1.3. Lên men kỵ khí sinh biogas ................................................................ 18
1.4. Lên men kỵ khí sinh H2 ...................................................................... 19
PHẦN II: NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP .................................... 24
2.1. Nguyên liệu và thiết bị ....................................................................... 24
2.1.1. Nguyên liệu .................................................................................. 24
2.1.2. Thiết bị ......................................................................................... 24
2.1.3. Các dụng cụ .................................................................................. 25
2.2. Phương pháp ...................................................................................... 25
2.2.1. Khảo sát các chỉ số ô nhiễm của một vài cơ sở giết mổ gia súc .... 25
2.2.2. Môi trường nuôi cấy ..................................................................... 26
2.2.3. Phương pháp nuôi cấy .................................................................. 27
2.2.4. Định danh vi khuẩn dựa vào khóa định loại Bergey...................... 28
2.2.5. Định danh vi khuẩn dựa vào giải trình tự đoạn gen rRNA 16S ..... 31

2.2.6. Định danh vi khuẩn bằng khối phổ protein ................................... 33
2.2.7. Nghiên cứu hệ thống xử lý chất thải rắn lò giết mổ bể kỵ khí 50L 33
2.2.8. Phương pháp phân tích ................................................................. 34


PHẦN III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................. 37
3.1. Khảo sát các chỉ số ô nhiễm của một số cơ sở giết mổ gia súc ............ 37
3.2. Phân lập các vi khuẩn lên men kỵ khí có khả năng tạo ra khí sinh học từ
các mẫu bùn và phân động vật................................................................... 40
3.2.1. Khả năng sinh khí của các chủng vi khuẩn ................................... 40
3.2.2. Đặc điểm hình thái tế bào ............................................................. 43
3.2.3. Định danh dựa vào khóa phân loại Bergey ................................... 45
3.2.4. Định danh loài bằng phân tích 16S rRNA ..................................... 45
3.2.5. Định danh loài bằng khối phổ Protein........................................... 49
3.3. Nghiên cứu một số điều kiện môi trường ảnh hưởng đến quá trình lên
men kỵ khí ................................................................................................ 49
3.3.1. Ảnh hưởng của pH đến tổng lượng khí biogas sinh ra .................. 49
3.3.2. Ảnh hưởng của pH đến lượng khí H2 sinh ra ................................ 51
3.3.3. Ảnh hưởng của thời gian đến khả năng sinh trưởng và sinh khí.... 53
3.4. Nghiên cứu quá trình tiền xử lý và xử lý kỵ khí chất thải lò giết mổ ... 55
3.4.1.Tiền xử lý chất thải lò giết mổ: ...................................................... 56
3.4.2.Quá trình lên men kỵ khí ............................................................... 58
3.4.3. Ảnh hưởng của việc bổ sung vi sinh vật lên sự tạo thành hydro.... 60
3.5. Ảnh hưởng của pH tới quá trình phân hủy kỵ khí bể 50L ................... 62
KẾT LUẬN ................................................................................................. 68
KIẾN NGHỊ................................................................................................ 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 70


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Đặc tính nước thải tại một số lò giết mổ trên thế giới ở một số
nghiên cứu ..................................................................................................... 5
Bảng 1.2: Đặc tính của nước thải giết mổ gia súc tại một số lò giết mổ tại
Việt Nam ....................................................................................................... 8
Bảng 3.1. Kết quả phân tích mẫu nước thải tại cơ sở giết mổ gia súc gia cầm thủ
công tại xã Vạn Phúc, Hà Nội ........................................................................ 37
Bảng 3.2: Sản lượng khí hydro trong các mẫu phân lập ................................ 41
Bảng 3.3: Sản lượng hydro từ các chủng phân lập ........................................ 43
Bảng 3.4: Tính chất sinh lý hóa sinh của các chủng đã phân lập từ phân bò
và bùn .......................................................................................................... 45
Bảng 3.5: Kết quả định danh bằng kỹ thuật sinh học phân tử ....................... 47
Bảng 3.6: Ảnh hưởng của pH đến tổng lượng khí sinh ra ............................. 50
Bảng 3.7: Ảnh hưởng của pH đến thể tích khí H2 sinh ra .............................. 52
Bảng 3.8: Ảnh hưởng của thời gian tới khả năng sinh trưởng và sinh khí ..... 54
Bảng 3.9: Sự thay đổi của các chỉ số sinh học trong quá trình tiền xử lý ưa nhiệt,
hiếu khí ......................................................................................................... 56
Bảng 3.10: Sự thay đổi nồng độ các chất hữu cơ của bùn thải trước và sau quá
trình lên men kỵ khí ..................................................................................... 58
Bảng 3.11: Ảnh hưởng của nguồn vi sinh vật bổ sung lên sự tạo thành hydro .... 60
Bảng 3.12: Thông số ảnh hưởng đến tổng lượng khí sinh ra (pH 7- 7.5) ...... 63
Bảng 3.13: Thông số ảnh hưởng đến tổng lượng khí sinh ra (pH 6- 6.5) ...... 65


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Tủ nuôi vi sinh vật kỵ khí (Model: Labconco/ PreciseTM; Mỹ)...... 25
Hình 2.2: Sơ đồ nghiên cứu sử dụng vi khuẩn trong phân hủy kỵ khí chất thải
tại các lò giết mổ tập trung ........................................................................... 26
Hình 2.3: Phương pháp sục khí nitơ. ............................................................ 27
Hình 2.4:Mô hình xử lý chất kỵ khí xử lý chất thải rắn và bùn thải .............. 33
Hình 2.5: Mô hình lên men kỵ khí và hệ thống đo tổng lượng khí sinh ra bằng

phương pháp cột nước (Lettinga G., 1995) ................................................... 35
Hình 3.1: Hình thái tế bào của chủng BO1, BU1 .......................................... 44
Hình 3.2: Kết quả điện di sản phẩm nhân bản gen mã hóa 16S rRNA bằng kỹ
thuật PCR ..................................................................................................... 46
Hình 3.3: Ảnh hưởng của pH đến tổng lượng khí sinh ra.............................. 51
Hình 3.4: Ảnh hưởng của pH đến thể tích khí H2 sinh ra .............................. 53
Hình 3.5: Ảnh hưởng của thời gian đến khả năng sinh trưởng và sinh khí .... 55
Hình 3.6: Đồ thị biểu diễn tổng lượng khí sinh ra ở khoảng pH 7- 7.5 ......... 64
Hình 3.7: Đồ thị biểu diễn tổng lượng khí sinh ra khi pH trong khoảng 6- 6.5 ...... 66


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Từ/cụm từ đầy đủ

Bp

Base pair

Btu

British Thermal Unit

C.bifermentans

Clostridium bifermentans

DNA


Deoxyribonucleic acid

dNTP

2’- deoxyribonucleotide 5’- triphosphate

EDTA

Ethylenediamintetraacetic acid

EtBr

Ethidium bromide

GC

Gas chromatography

PCR

Polymerase chain reaction

rDNA

Ribosomal Deoxyribonucleic Acid

COD

Chemical Oxygen Demand


BOD

Biochemical Oxygen Demand

TN

Total Nitrogen

TSS

Total Suspended Solids

TS

Total Solids

MPN

Most Probable Number

cs

Cộng sự


MỞ ĐẦU
Trên thế giới, để giải quyết các vấn đề khó khăn về nguồn nhiên liệu cạn
kiệt cũng như trái đất nóng lên mà một phần nguyên nhân là do quá trình đốt
cháy nhiên liệu hóa thạch, các nhà khoa học đã và đang tập trung nghiên cứu
tìm nguồn năng lượng mới, sạch và bền vững. Một trong những hướng khả thi

nhất là sản xuất biogas.
Biogas (khí sinh học) là sản phẩm khí được sinh ra khi chất thải hữu cơ
(thường là chất thải từ động vật, phụ phẩm nông nghiệp) bị lên men trong
điều kiện kỵ khí. Áp dụng công nghệ lên men kỵ khí trong thực tiễn phân hủy
vật chất hữu cơ có khả năng giúp giải quyết các vấn đề có tính chiến lược như
sản xuất và sử dụng năng lượng tái sinh, xử lý chất thải hữu cơ trong quá trình
phát triển đô thị và sản xuất công nghiệp, chăn nuôi.
Kinh tế càng phát triển thì các nhu cầu về ăn uống, đi lại của con người
ngày một cao hơn. Nhu cầu sử dụng các loại thịt gia súc gia cầm cũng ngày
một tăng đã kéo theo tình trạng ô nhiễm môi trường và các loại bệnh có liên
quan tới môi trường và vệ sinh thực phẩm cũng ngày càng tăng. Các lò mổ
hàng ngày đều thải ra một lượng lớn chất thải mà không qua xử lý chính,
lượng thực phẩm dư thừa không được sử dụng hết là những nguyên nhân gây
ra tình trạng ô nhiễm nguồn nước nói riêng và ô nhiễm môi trường nói chung.
Đề tài:“Nghiên cứu sử dụng vi khuẩn trong phân hủy kỵ khí chất thải
tại các lò giết mổ tập trung nhằm thu hồi khí sinh học” nhằm tìm kiếm các
chủng vi khuẩn có khả năng phân giải các chất ô nhiễm như Bacillus,
Lactobacillus, Clostridium,… phù hợp với nguồn cơ chất từ lò giết mổ, xác lập
chế độ lên men kỵ khí tối ưu để tăng hiệu suất tạo khí sinh học, xây dựng mô
hình xử lý kỵ khí chất thải lò giết mổ tập trung ở quy mô phòng thí nghiệm.

1


PHẦN I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan chất thải lò giết mổ
1.1.1. Nguồn thải
Môi trường đang là một vấn đề thách thức đối với các quốc gia nói
chung, và với Việt Nam nói riêng. Sự phát triển của ngành lương thực, thực
phẩm nhằm đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của con người đang đồng

thời gây ra những vấn đề ô nhiễm ngày một tăng, đặc biệt là ngành giết mổ
gia súc gia cầm, có thể được gọi là một trong những ngành gây ra ô nhiễm cao
đối với môi trường.
Trên thế giới hiện nay, để cung ứng đủ lượng thịt cho nhu cầu tiêu dùng
của con người ngày một gia tăng đòi hỏi các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tại
các địa phương và các thành phố lớn trên thế giới phải hoạt động hết công
suất. Theo báo cáo hàng năm của OECD-FAO (2011), giá gia súc trong giai
đoạn 2011 – 2020 trung bình sẽ cao hơn 30% so với thập kỷ trước. Giá cao và
nhu cầu tăng lên đối với tất cả các loại thịt làm gia tăng nguồn cung trong
nước (OECD-FAO, 2012). Sản xuất thịt hàng năm dự kiến sẽ tăng trưởng
22% từ năm 2006 đến năm 2016 trên toàn thế giới. Cũng theo báo cáo của
Tổng cục thống kê Ireland (CSO, 2011), số xác động vật của gia súc giết lấy
thịt ở Ireland là 1600 nghìn đầu gia súc, 2421 nghìn đầu lợn, 2730 nghìn đầu
cừu trong năm 2009, và trong năm 2010 là 1717 nghìn đầu gia súc, 2657
nghìn đầu lợn, 2.383 nghìn đầu cừu. Kết quả là lượng chất thải từ các cơ sở
giết mổ này thải ra môi trường đang là một mối lo và cần phải được các cơ
quan, nhà chức trách có thẩm quyền quản lý nghiêm ngặt hơn nữa và quan
trọng nhất là phải tìm ra cách thức để có thể xử lý nguồn chất thải này để
giảm những tác động tiêu cực lên môi trường, tránh những ảnh hưởng xấu đến
sức khỏe của con người.
2


Ở Việt Nam, năng lực giết mổ gia súc, gia cầm này, trừ một vài nhà máy
chế biến thịt công nghiệp và được quy hoạch tổ chức khá hơn ở thành phố Hồ
Chí Minh, còn lại ở hầu hết các địa phương trong cả nước, đặc biệt là các tỉnh
thành phố ở phía Bắc, phần lớn gia súc lớn đều được giết mổ theo cách thức
giản đơn và tại chỗ, trong các lò giết mổ hình thành tự phát ngay trong cộng
đồng dân cư, hay thậm chí ngay tại gia đình chăn nuôi. Theo thống kê của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2014, hiện nay trong 53/64 tỉnh

thành trên toàn quốc mới có khoảng 851 cơ sở giết mổ đã được kiểm tra đánh
giá, ngoài ra còn hơn 28.285 cơ sở giết mổ nhỏ lẻ, trong đó ở 12 tỉnh trọng
điểm phía Bắc có khoảng 11485 điểm, trong đó chỉ có khoảng 59 cơ sở giết
mổ tập trung (chưa đến 1%). Điều này cho thấy, hiện trạng về năng lực giết
mổ gia súc, gia cầm ở Việt Nam hầu hết được thực hiện theo cách thức giản
đơn và tại chỗ, trong các lò giết mổ hình thành tự phát ngay trong cộng đồng
dân cư, hay thậm chí ngay tại gia đình chăn nuôi. Chỉ có một số ít nhà máy
chế biến thịt công nghiệp và được quy hoạch tổ chức với hệ thống xử lý nước
thải và chất thải theo tiêu chuẩn, tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn như
Hà Nội, Hồ Chí Minh. Trong khi đó, các chất thải trong quá trình giết mổ gia
súc, gia cầm bao gồm nước thải và chất thải rắn. Các chất thải rắn phát sinh từ
các lò giết mổ thực chất là các thành phần không được sử dụng trong quá
trình giết mổ như: cặn, phân, các chất bẩn trong lòng ruột của các con gia súc
và các mảnh vụn từ lòng, mề, ruột, xương,... Các thành phần này chứa lượng
lớn các chất hữu cơ chưa phân hủy và rất nhiều các loại vi khuẩn, vi rút, nấm
có hại cho sức khỏe của con người, nếu không được xử lý sẽ gây ô nhiễm môi
trường và đe dọa nghiêm trọng tới sức khỏe của con người. Với đặc điểm của
hệ thống lò giết mổ nhỏ lẻ, tự phát và thiếu tập trung, lượng chất thải và nước
thải phát sinh từ các lò giết mổ thường không được xử lý mà đổ thẳng ra môi
trường, hoặc nếu có cũng xử lý chưa hiệu quả, mang tính đối phó.
3


Đứng trước thực trạng đó, yêu cầu thực tế đặt ra là cần phải tập trung và kế
hoạch hoá các khu vực lò giết mổ, để có thể xây dựng hệ thống xử lý nước thải
và chất thải tập trung, nhằm đảm bảo các yêu cầu về tiêu chuẩn môi trường.
1.1.2. Nước thải lò giết mổ
 Đặc tính nước thải các lò giết mổ trên thế giới
Hầu hết nước thải lò giết mổ được tạo ra trong sản xuất sản phẩm thịt
do các quá trình làm sạch: rửa thịt trước và sau khi giết mổ động vật và rửa

sàn nhà và các trang thiết bị. Nước thải từ lò giết mổ thường chứa một
lượng lớn protein, chất béo và chất hữu cơ lơ lửng (nghĩa là thịt, xương và
nội tạng). Đặc điểm của nước thải lò giết mổ phụ thuộc vào loại và số
lượng gia súc bị giết hàng ngày. Nói chung, nước thải lò giết mổ có hàm
lượng COD, BOD, TN, NH4+, và TSS cao (Cao và Mehrvar, 2011; Jia và
cs, 2012; Bustillo Lecompte và cs, 2014; Khamtib, 2014). Hàm lượng trung
bình COD, BOD, TN and TSS trong nước thải lò giết mổ có thể đạt các giá
trị lần lượt là 4221mg/l, 1209 mg/l, 427 mg/l và 1164 mg/l (BustilloLecompte, 2014).
Đặc tính của một số lò giết mổ theo các nghiên cứu trên thế giới được
thể hiện trong Bảng 1.1; trong đó, hàm lượng BOD và COD của nước thải
giết mổ là tương đối cao nằm vào khoảng 900-11000 mg/L đối với BOD, và
1820-27.500 mg/L đối với COD. Tổng nitơ và amoni thường dao động trong
khoảng 190-735mg/L đối với tổng nitơ và 0-221 mg/L đối với amoni. Việc xả
nước thải lò giết mổ có chứa chất gây ô nhiễm cường độ cao vào các nguồn
nước là một trong những vấn đề môi trường quan trọng của các cơ sở giết mổ
(Ủy ban Châu Âu, 2005).

4


Bảng 0.1: Đặc tính nước thải tại một số lò giết mổ trên thế giới ở một số
nghiên cứu
Hàm lượng trung bình
Thông
số

Đơn
vị

QCVN

40:2011/BTNMT

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

7,1

7,2

6,7

7,3

6,05

5,5 - 9

-

900

11.000


-

(cột B)

pH

-

BOD

mg/l

6,000

50

COD

mg/l 11.500 1.820 27.500 8.200 12.975

150

TSS

mg/l

2.658

430


1.020

100

TN

mg/l

735

190

-

-

381

40

Amoni
-N

mg/l

221

-

-


46,5

212,5

10

Protein

mg/l

3.213

-

-

0

-

-

1.130 3.550

Nguồn: (1) Massé D.I và L. Masse (2001); (2) Pozo. R.D và V.Diez (2005); (3) Kobya M. E và
cs (2006); (4) Rajeswari K.V và cs (2000); (5) Fuchs W. và cs (2003)

Ở các nước công nghiệp phát triển, hoạt động giết mổ được quy hoạch
và triển khai trong các lò giết mổ lớn, được kiểm soát thú y, an toàn thực

phẩm và xử lý môi trường nghiêm ngặt. Tại hầu hết các nước phát triển đều
có hệ thống xử lý nước thải tập trung cho nước thải toàn thành phố (hoặc của
quận, huyện). Nước thải giết mổ cũng có thể được vận chuyển đến nhà máy
xử lý nước thải tập trung và được xử lý tại đây. Đối với lò giết mổ tại các
thành phố hoặc các vùng nông thôn không có hệ thống xử lý nước thải tập
trung, thì các nơi đó phải có các công nghệ xử lý nước thải tại nguồn. Chất
lượng nước thải lò mổ khác nhau tùy thuộc vào việc xử lý sơ bộ/chính được
sử dụng và hiệu quả của nó.
5


 Đặc tính nước thải các lò giết mổ tại Việt Nam
Theo Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 29 tháng 05 năm 2015 của Thủ
tướng Chính phủ, về hoạt động giết gia súc, gia cầm, hiện nay, Việt Nam
có hơn 35.400 cơ sở giết mổ (với 815 cơ sở giết mổ tập trung và hơn
34.600 điểm giết mổ nhỏ lẻ). Hoạt động này đang gây ảnh hưởng nghiêm
trọng đến môi trường, vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm. Các cơ sở giết
mổ tập trung tuy đã xây dựng hệ thống xử lý chất thải nhưng vẫn chưa đạt
yêu cầu, nhất là về tiếng ồn, ô nhiễm mùi và nguồn nước thải. Các điểm
giết mổ nhỏ lẻ chủ yếu nằm trong các khu dân cư và phát triển tự phát và
phần lớn không được kiểm soát bởi các cơ quan chức năng. Tại các điểm
giết mổ nhỏ lẻ, không có nơi dành riêng cho từng công đoạn và không sự
phân tách giữa khu sạch và khu bẩn; các loại chất thải như phân, nước, phụ
phẩm xả tràn lan khi giết mổ hoặc thải trực tiếp xuống sông, cống rãnh
thoát nước, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Hiện nay, mới chỉ có
một số các lò giết mổ ở nông thôn xây dựng bể tự hoại hay hầm biogas để
xử lý các chất thải rắn lỏng này.
Đối với một số các cơ sở giết mổ tập trung lớn đã được thành phố Hà
Nội xây dựng hệ thống xử lý nước thải và chất thải rắn khá hoàn chỉnh ví dụ
cơ sở giết mổ Vĩnh An và Thịnh An. Tuy nhiên hoạt động xử lý của công ty

vẫn mang tính cầm chừng do chi phí vận hành và quản lý.
Theo tài liệu “Xử lý nước thải công nghiệp và đô thị” của Lâm Minh
Triết, hàm lượng BOD, COD, SS của nước thải giết mổ trung bình lần lượt là
1800 mg/l, 2.700 mg/l và 810 mg/l; Lượng coliform là 25x106 MPN/100 ml
(Lâm Minh Triết, 2006). Ngoài ra nước thải giết mổ còn chứa một lượng lớn
muối ăn (NaCl) và dầu mỡ phát sinh trong quy trình giết mổ. Cụ thể, thành
phần nước thải tại các cơ sở giết mổ gia súc ở Việt Nam bao gồm: hàm lượng
BOD, COD, SS, Phospho, nitơ khá cao; bên cạnh đó còn chứa một hàm lượng
6


muối lớn và mầm bệnh như là vi khuẩn Samonella, Shigella, ký sinh trùng,
amip, nang bào, dư lượng thuốc trừ sâu, các độc chất…từ thức ăn của gia súc
còn lại trong phân và nội tạng.
Đặc tính của nước thải giết mổ gia súc tại một số lò giết mổ tại Việt Nam
được trình bày trong Bảng 1.2. Dựa trên Bảng 1.2 có thể nhận thấy về ngoại
trừ thông số pH (nằm trong khoảng 6,4 – 8,0) là đáp ứng Quy chuẩn Việt
Nam 40: 2011 (cụ thể là 5,5 đến 9), còn lại các thông số khác như TSS, COD,
BOD5, TN, TP, amoni và coliform đều vượt quá nhiều lần so với Quy chuẩn
Việt Nam. Cụ thể, hàm lượng TSS của các lò giết mổ nói trên đều gấp Quy
chuẩn Việt Nam từ 2,7 – 5 lần; hàm lượng COD gấp QCVN từ 3,76 – 21,3
lần; hàm lượng BOD5 gấp QCVN từ 12 – 23,12 lần. Hàm lượng TP của xí
nghiệp chế biến thực phẩm I (Ninh Kiều, Cần Thơ) gấp QCVN từ 4-5 lần
trong khi của cơ sở Tân Phú Trung (Củ Chi) thì tuy có vượt tiêu chuẩn nhưng
không đáng kể. Hàm lượng Amoni của lò giết mổ gia súc tại phường Xuân
Phú (Huế) vượt QCVN từ 5,5 – 7,8 lần. Cuối cùng, hàm lượng coliform tại cơ
sở Tân Phú Trung (Củ Chi) vượt QCVN gấp 92.000 lần. Không có thông tin
về hàm lượng coliform tại xí nghiệp chế biến thực phẩm I (Ninh Kiều, Cần
Thơ) và tại phường Xuân Phú (Huế).
Như vậy, có thể thấy hiện trạng ô nhiễm ở các làng giết mổ hay các lò

giết mổ tập trung ở Việt Nam hiện nay đang ở tình trạng báo động và sức
khỏe của người dân sống xung quanh các làng và lò giết mổ tập trung này
đang bị đe dọa nghiêm trọng, do vậy cần áp dụng các công nghệ xử lý nước
thải phù hợp.

7


Bảng 0.2: Đặc tính của nước thải giết mổ gia súc tại một số lò giết mổ
tại Việt Nam

Chỉ tiêu

Đơn vị

Xí nghiệp
Chế biến
thực phẩm I

Cơ sở
Tân Phú
Trung

(Ninh Kiều,
Cần Thơ) (1)

(Củ Chi)

Độ màu


Pt-Co

-

pH

Pt-Co

7,2 ± 0,04

TSS

mg/l

476 ± 56,97

COD

mg/l

1886,4
94,98

BOD5
(20oC)

mg/l

928,5 ± 12,26


TN

mg/l

TP

(2)

Phường
Xuân
Phú
(Huế) (3)

QCVN
40:2011/BTN
MT (cột B)

-

150

6,4

6,5 - 8,0

5,5 - 9

270

484 - 512 100


± 940

2420
3200

-

600

925
1156

-

143,5 ± 8,0

63,3

168 - 172 40

mg/l

24,4 ± 1,69

6,1

-

Amoni


mg/l

-

55,6
78,2

PO43—P

mg/l

-

-

-

Độ đục

NTU

-

-

-

Tổng dầu
mỡ

mg/l
khoáng

-

-

10

-

5000

Coliform

vi
khuẩn/1 00 ml

4,6.108

150
50

6
-

10

Nguồn: (1) Lê Hoàng Việt và cs, 2014;(2) Phạm Hồng Nhật và Trịnh Đình Bình, 2004;
Ngô Thị Phương Nam và cs, 2008


8

(3)


1.1.3. Chất thải rắn lò giết mổ
Các chất thải trong quá trình giết mổ gia súc, gia cầm bao gồm nước thải
và chất thải rắn. Các chất thải rắn phát sinh từ các lò giết mổ thực chất là các
thành phần không được sử dụng trong quá trình giết mổ như: cặn, phân, các
chất bẩn trong lòng ruột của các con gia súc và các mảnh vụn từ lòng, mề,
ruột, xương,... Các thành phần này chứa một lượng lớn các chất hữu cơ chưa
phân hủy và rất nhiều các loại vi khuẩn, virut, nấm có hại cho sức khỏe của
con người, nếu không được xử lý sẽ gây ô nhiễm môi trường và đe dọa
nghiêm trọng tới sức khỏe của con người.
Ở các nước công nghiệp phát triển, hoạt động giết mổ được quy hoạch và
triển khai trong các lò giết mổ lớn, được kiểm soát thú y, an toàn thực phẩm và xử
lý môi trường nghiêm ngặt. Chất thải rắn bao gồm các vụn thịt thừa, lông, da,
xương, nội tạng... Sau đó, chất thải rắn được đem xử lý bằng các công nghệ xử lý
chất thải riêng biệt. Tại hầu hết các nước phát triển, tùy vào vị trí và quy mô của lò
giết mổ mà chất thải rắn sẽ được đưa đến nơi xử lý tập trung hay xử lý tại nguồn.
Tại Hoa Kỳ và Canada, việc quản lý chất thải rắn từ lò giết mổ rất
nghiêm ngặt. Chất thải rắn giết mổ thường được chia làm 2 nhóm:
Nhóm 1: bao gồm các chất rắn như: dạ dày, ruột, phân, lông, các chất rau
cỏ trong ruột.
Nhóm 2: bao gồm cặn, thịt thừa, xương, thịt hỏng
Mỗi loại sẽ được xử lý bằng các công nghệ xử lý khác nhau. Đối với
nhóm 1 các biện pháp xử lý được khuyến khích là phương pháp sử dụng bể
kỵ khí sinh học và biện pháp tạo phân compost. Loại chất thải nhóm 2 thường
được khuyến khích trong việc sử dụng phương pháp chế biến phụ phẩm giết

mổ hoặc phối hợp với nhóm 1 để tạo phân compost.
Tại Việt Nam, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra thành phần chất thải rắn trong
quá trình giết mổ gia súc, gia cầm là: phân, lông, da, móng, xương, nylon,.. và
các chất thải rắn khác từ sinh hoạt của công nhân tại các sơ sở giết mổ.
9


Qua Hình 1.1 có thể nhận thấy, trong quá trình giết mổ gia súc, gia cầm
tất yếu sẽ sinh ra một lượng chất thải rắn thông qua các khâu đoạn: Đầu tiên
chất thải rắn sẽ được phát sinh từ việc cắt tiết gia súc, gia cầm, tiết chảy ra sẽ
cô đọng lại một lượng trực tiếp rơi vãi tại các cơ sở giết mổ. Tiếp theo là khâu
làm lông (cụ thể là việc cạo lông ở gia súc (trâu, bò, ngựa,....) và đánh lông,
tuốt da chân ở gia cầm như gà, vịt, ngan, ngỗng,...) quá trình này sẽ cho ra
những loại chất thải rắn là lông và da; giai đoạn kế tiếp và cũng là khâu quan
trọng trong việc làm sạch sản phẩm đó là khâu đoạn làm lòng trong gia súc và
gia cầm để loại bỏ tất cả những chất bẩn, cặn bã trong lòng, mề và những chất
rơi vãi từ lòng, mề, điều này sẽ dẫn đến kết quả là một lượng lớn chất thải rắn
sẽ được phát sinh từ từ quá trình làm lòng, mề này, đây là những chất thải
chứa rất nhiều vi khuẩn có hại cho sức khỏe con người và là nguồn gây ô
nhiễm môi trường lớn. Giai đoạn loại bỏ phân khi mổ gia súc và gia cầm,
cũng được xem là nguồn phát sinh chất thải rắn rất lớn và thành phần của loại
chất thải này sẽ trực tiếp gây ra mùi hôi thối ảnh hưởng trực tiếp đến công
nhân làm việc tại các cơ sở giết mổ và ảnh hưởng ra môi trường xung quanh
thông qua việc phát tán mùi.
Một khâu quan trọng trong quá trình giết mổ gia súc gia cầm mà có khả
năng phát sinh chất thải rắn phải kể đến đó là quá trình bóc tách giữa thịt và
xương, việc làm này sẽ cho ra những mảnh vụn của xương gia súc và gia cầm,
đây cũng là lượng chất thải rắn có hại cho môi trường và khó phân hủy. Cuối
cùng là giai đoạn đóng gói, vận chuyển sản phẩm đến nơi tiêu thụ, khâu đoạn
này tưởng chừng như đã xong và không gây thêm lượng phát sinh chất thải

rắn nào. Tuy nhiên, trong khi bao bọc sản phẩm tất yếu sẽ phát sinh lượng túi
bao bì, nylon, giấy loại… từ hoạt động của con người nhưng thành phần rác
thải này cũng chủ yếu là các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học.

10


Hình 0.1:
.1: Quy trình gi
giết
ết mổ gia súc, gia cầm phát sinh chất thải rắn
Nhìn
ìn chung, các chất
ch thải rắn trong các lò giết mổ sẽ phát tán bằng
b
nhiều
đường khác nhau. Mộtt ph
phần có thể được công nhân thu gom lạại và mang đến
nơi chứa rác công cộng.
ng. Tuy nhiên, trong quá trình giết
gi mổ, chấất thải rắn hầu
như không đượcc thu gom, công nhân thường phun nước thậtt nhi
nhiều cho chúng
trôi vào hố gas hoặcc đư
đường cống, sau đó được lấyy lên cùng vvới cặn và bùn
lắng. Đây cũng là mộtt trong những
nh
công đoạn sử dụng nhiềuu nư
nước, vì phải
phun nước với áp lực rấất mạnh thì lông, phân và xương vụn,...

n,... m
mới có thể trôi
đi được. Chính vì vậy,
y, nh
những chất thải rắn này không những
ng làm ttắc nghẽn
đường ống thoát nướcc mà còn làm gia ttăng lượng nước thảii ra môi trư
trường.
Ngoài ra, chất thải rắn
n ccũng được người dân mang về ủ làm phân bón, nnếu
không sẽ được thải trựcc ti
tiếp ra môi trường, đây chính là mộtt trong những
nh
tác
nhân gây ô nhiễm
m môi trư
trường và lây truyền các mầm bệnh.
nh. Có th
thể nhận thấy,
bản thân những các chấất thải rắn thực chất đã ẩn chứa rất nhiềuu các mầm
m bệnh
nguy hiểm,
m, nhưng khi rác th
thải rắn này để lâu sẽ chúng sẽ mau chóng
c
bốc mùi
hôi thối và chuyển
n màu đen, ttạo điều kiện thuận lợii cho các vi khu
khuẩn, ruồi
11



muỗi xâm nhập vào, và sẽ là ổ chứa các mầm bệnh nguy hiểm, đó sẽ là
nguyên nhân gây ra các bệnh dễ lây nhiễm cho con người. Bên cạnh chất thải
rắn từ gia súc, gia cầm thì còn có một lượng chất thải rắn phát sinh do hoạt
động sinh hoạt của công nhân chủ yếu là các chất dễ phân hủy sinh học sẽ
được thu gom và ủ làm phân bón cùng với phân gia súc. Các loại chất thải rắn
khó phân hủy sinh học như bao bì nilon, vỏ chai lọ, vỏ hộp,…có thể tái sử
dụng và đem đi xử lý hàng ngày.
Dù theo hình thức nào thì các chất thải này cũng đều có hại và ẩn chứa
nhiều nguy cơ gây bệnh tật, do vậy cần phải có biện pháp xử lý kịp thời, đúng
cách, hữu hiệu nguồn thải này để tránh những tác hại xấu đến sức khỏe của
con người và đến môi trường nói chung.
1.2. Các phương pháp xử lý chất thải lò giết mổ
1.2.1. Xử lý nước thải lò giết mổ
Công nghệ xử lý tại nguồn chất thải lò giết mổ hiện nay trên thế giới là
khá đa dạng, các phương pháp được sử dụng như là hóa lý, hóa học, cơ học,
sinh học. Công nghệ xử lý nước thải trên thế giới có thể được chia khái quát
thành hai loại: công nghệ xử lý truyền thống và công nghệ xử lý hiện đại. Một
số các phương pháp xử lý hiện đại có thể kể đến như màng kết hợp với bể
sinh học (MBR), hoặc phương pháp oxy hóa khử tiên tiến AOP, Fenton. Cần
phải nhấn mạnh rằng mỗi phương pháp có những ưu, nhược điểm cũng như
những đặc điểm và yêu cầu về nguồn xử lý rác thải và chi phí đầu tư vận hành
khác nhau.
Trước đây, ở một số các lò giết mổ ở Bắc Mỹ (Mỹ, Canada) và một số các
lò giết mổ ở Châu Âu có sử dụng hệ thống xử lý nước thải theo quy trình hóa
lý: nước thải  keo tụ  tuyển nổi. Hệ thống này có khả năng xử lý đến 90%
COD và một lượng lớn các chất hữu cơ như Nitơ và Photpho. Tuy nhiên theo
khảo sát tại hơn 200 lò giết mổ của Hoa Kỳ ở những năm thập kỷ 70 của thế kỉ
12



trước, thì hệ thống sử dụng hóa chất keo tụ này là một trong những hệ thống
kém hiệu quả đầu tư nhất tính theo giá tiền trên lượng BOD loại bỏ. Ngoài ra
hệ thống này tạo ra một lượng bùn thải có chứa hóa chất khá lớn, khó tái chế và
đòi hỏi phải có các biện pháp để xử lý tiếp theo. Hiện nay trên thế giới, các
công nghệ đang chuyển dần về khai thác ứng dụng giải pháp công nghệ sinh
học, do chúng thân thiện hơn với môi trường, ít sử dụng hóa chất và không tạo
ra các chất thải thứ cấp có thể gây ảnh hưởng tới môi trường.
Chính bởi vậy, trong hầu hết các hệ thống xử lý nước thải hiện nay trên
thế giới, giải pháp sinh học thường được thiết kế giữ vai trò trung tâm cho hệ
thống, kết hợp với một số giải pháp kỹ thuật phụ trợ khác như cơ học, hóa
học, hóa lý... điển hình trên thế giới hiện nay như:
+ Giải pháp bể phản ứng sinh học hiếu khí (aerated Reactor).
+ Giải pháp công nghệ phân hủy yếm khí treo bùn hoạt tính (UASB Upflow Anaerobic Sludge Blanket digestion technology).
+ Giải pháp thiết bị phản ứng khối tuần tự gián đoạn (SBR - Sequencing
Batch Reactors).
+ Giải pháp công nghệ lọc sinh học (Biofilter system).
Ở Việt Nam hiện nay, mặc dù các phương pháp xử lý nước thải nhận
được sự quan tâm và đầu tư lớn hơn, tuy nhiên về cơ bản nước thải từ các lò
giết mổ chưa được xử lý đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. Các lò giết mổ hầu như
chưa có hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn, hoặc có nhưng mang tính đối phó
và không vận hành do chi phí vận hành quá lớn, không đủ kinh phí hoạt động.
Hiện nay, mới chỉ có một số các lò giết mổ ở nông thôn xây dựng bể tự hoại
hay hầm biogas để xử lý các chất thải rắn lỏng này. Tuy nhiên số cơ sở giết
mổ tại các vùng nông thôn có các hệ thống đơn giản này còn rất ít.
Trong thời gian gần đây, Việt Nam cũng có một số nghiên cứu trong lĩnh
vực xử lý nước thải. Tại tỉnh Hậu Giang, Huỳnh Tấn Vụ và cs đã nghiên cứu
13



“Nghiên cứu sử dụng cỏ Vertiver để xử lý nước thải từ các bãi rác và nước
thải sản xuất”. Trong đó nhóm nghiên cứu có áp dụng cho cơ sở lò giết mổ và
đạt một số kết quả khả quan như giảm được 73% lượng SS trong nước và đạt
tỉ lệ xử l. BOD, COD và SS cao. Cũng như giải pháp của Công ty môi trường
Ngọc Lân, giải pháp này có ưu điểm là rẻ tiền, vốn đầu tư và vận hành thấp,
thân thiện với môi trường. Tuy nhiên phương pháp này gặp một số các nhược
điểm lớn là không giải quyết triệt để ô nhiễm do nước thải giết mổ gây ra
(hàm lượng BOD, COD sau xử lý vẫn cao), tốn nhiều diện tích để trồng cỏ và
lượng cỏ phát triển sau khi hấp phụ phải đem đi chôn lấp ở tại các bãi rác
hoặc đốt, do đó, có khả năng gây ô nhiễm môi trường thứ cấp. Hay đề tài của
Lê Hoàng Việt, Khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên, Đại học Cần
Thơ về “Nghiên cứu xử lý nước thải gia súc tập trung bằng đĩa quay sinh học”
được báo cáo trong tháng 4/2014 với mục tiêu: tìm ra thông số thiết kế và vận
hành của hai loại đĩa quay sinh học; đánh giá sự tác động của xử lý hai bậc
đối với nước thải giết mổ trong thời gian 6 giờ và khả năng ứng dụng thực tế
thông qua việc tạo màng vi sinh vật cho các đĩa quay sinh học. Năm 2014,
nhóm tác giả Đặng Xuân Hiển (Bộ môn Công nghệ Môi trường – Viện Khoa
học và Công nghệ Môi trường, Đại học Bách Khoa Hà Nội) và Nguyễn Hữu
Nam (Viện Máy và Dụng cụ công nghiệp) tiến hành nghiên cứu dựa trên đánh
giá việc loại bỏ chất hữu cơ, nitơ và phốt pho có trong nước thải giết mổ bằng
mô hình thí nghiệm AO-USBF nhằm chỉ ra công nghệ xử lý nước thải giết mổ
hiệu quả và kinh tế trong tương lai...
Cùng với mục tiêu phát triển bền vững của đất nước, việc kiểm soát, xử lý
ô nhiễm môi trường, phòng chống dịch bệnh cho ngành giết mổ gia súc đã và
đang được quan tâm. Trong số đó, đặc biệt phải kể đến nguồn nước thải từ các lò
giết mổ gia súc cần phải xử lý triệt để do tải trọng thải của các chất gây ô nhiễm
là rất lớn. Hơn nữa với xu thế sản xuất quy mô công nghiệp và tập trung hiện
14



nay, việc xử lý một khối lượng lớn nước thải này là một nhu cầu cấp thiết và
cũng là một bài toán mà nhiều ngành, nhiều cấp đang phải quan tâm. Tuy nhiên,
ở nước ta, một thực trạng là vấn đề xử lý nguồn nước thải ô nhiễm này thường bị
bỏ qua hoặc bằng các biện pháp đơn lẻ, không hiệu quả và bền vững.
1.2.2. Xử lý chất thải rắn lò giết mổ
Việc xử lý chất thải rắn từ các lò giết mổ hiện nay trên thế giới là khá đa
dạng. Đối với các nước đang phát triển và các nước nghèo, biện pháp xử lý đơn
giản nhất là ủ phân hữu cơ hay chôn lấp. Tuy nhiên biện pháp này nếu không có
kỹ thuật xử lý tốt thì có thể gây ra ô nhiễm cho nguồn nước, phát thải khí nhà
kính, gây ô nhiễm môi trường xung quanh, đặc biệt là phát sinh các mùi hôi,
tanh rất khó chịu. Mặt khác biện pháp chôn lấp có nhược điểm lớn là phải tiêu
tốn diện tích đất. Ngoài ra, tại một vài nước đang phát triển, chất thải rắn lò giết
mổ còn được xử lý bằng cách thu gom và đốt tại các trang trại (không sử dụng
phương pháp lò đốt). Liên minh châu Âu đã nghiêm cấm sử dụng hai hình thức
này để xử lý chất thải giết mổ vì lý do lo ngại việc các biện pháp này không xử
lý được một cách triệt để các vi khuẩn, vi rút và nấm có hại cho con người.
Chất thải rắn giết mổ thường được chia làm 2 nhóm: (1) bao gồm các
chất rắn như: dạ dày, ruột, phân, lông, các chất rau cỏ trong ruột; (2) bao gồm
cặn, thịt thừa, xương, thịt hỏng. Mỗi loại sẽ được xử lý bằng các công nghệ
xử lý khác nhau. Đối với nhóm 1 các biện pháp xử lý được khuyến khích là
phương pháp sử dụng bể kỵ khí sinh học và biện pháp ủ phân hữu cơ. Loại
chất thải nhóm 2 thường được khuyến khích trong việc sử dụng phương pháp
chế biến phụ phẩm giết mổ hoặc phối hợp với nhóm 1 để ủ phân hữu cơ.
- Phương pháp chôn lấp:
Trong phương pháp xử lý chất thải rắn thì chôn lấp là phương pháp phổ biến
và đơn nhất. Chất đem đi chôn là những chất không tái chế, không làm phân hữu
cơ, hay là được thải ra từ các quá trình làm phân hữu cơ, đốt, quá trình khác.
15



- Phương pháp ủ phân hữu cơ:
Ủ phân hữu cơ là quá trình hiếu khí trong đó các chất hữu cơ bị phân hủy
thông qua các hoạt động của vi sinh vật (Dees và Ghiorse, 2001). Chất thải
được xử lý có thể có nguồn gốc hữu cơ hoặc không phải hữu cơ, bùn thải,
phân gia súc/gia cầm, sinh khối và chất thải rắn đô thị. Các lợi ích của phân
hữu cơ đối với đất canh tác đã được nghiên cứu, báo cáo bởi nhiều tác giả
(Ibekwe và cs, 2001; Bailey và Lazarovits, 2003).
- Phương pháp tạo các chế phẩm tự phụ phẩm:
Tạo các chế phẩm từ phụ phẩm là quá trình sử dụng các phương pháp
hóa học và lý học thông qua các quy trình công nghệ khác nhau. Phương pháp
này thường được sử dụng để xử lý các loại chất thuộc nhóm 2. Từ 1/3 đến
một nửa cơ thể gia súc cho thịt, sữa, trứng hoặc lông không được con người
sử dụng. Phần thừa này chính là nguyên liệu đầu vào của các quá trình chế
biến nhằm tạo ra các sản phẩm hữu ích. Bột thịt xương, bột thịt, bột gia cầm,
bột lông vũ, bột máu, bột cá, và mỡ động vật là các sản phẩm chính của ngành
chế biến các phụ phẩm giết mổ. Vai trò quan trọng và cũng là giá trị nhất của
các sản phẩm này chính là ở chỗ các sản phẩm đó có thể được sử dụng làm
thức ăn cho gia súc, gia cầm, thủy sản và sinh vật cảnh.
- Phương pháp AH:
Phương pháp AH đại diện cho một công nghệ tương đối mới trong việc
xử lý chất thải rắn hữu cơ lò mổ hay các chất thải lây nhiễm (Kaye, 2003;
NABC, 2004). Phương pháp này sử dụng natri hoặc kali hydroxit để xúc tác
cho quá trình thủy phân của thành phần sinh học (protein, axit nucleic,
carbohydrate, chất béo, vv) thành một dung dịch vô trùng gồm các peptide
nhỏ, các axit amin, các chất đường và xà phòng. Để thúc đẩy quá trình thủy
phân, phương pháp này thường được thực hiện trong một điều kiện áp suất và
nhiệt độ phù hợp. Để loại bỏ các tác nhân gây bệnh, chất thải rắn hữu cơ lò
16



mổ phải được đun nóng đến 100°C với áp suất 103 kPa trong 3 giờ. Để loại
bỏ các chất có chứa prion, chất thải phải được đun nóng tới 150°C với áp suất
486 kPa trong 6-8h.1
- Phương pháp xử lý kỵ khí (AD):
Quá trình xử lý kỵ khí chất thải rắn là một quá trình sinh học trong đó
chất hữu cơ được phân hủy và sinh ra biogas dưới điều kiện kỵ khí. Khí
biogas (chủ yếu là mê tan) sau đó có thể được sử dụng như một nguồn năng
lượng tái tạo có thể thay thế nhiên liệu hóa thạch và do đó góp phần làm
giảm lượng phát thải khí nhà kính. Xử lý kỵ khí chất thải rắn cũng làm
giảm tác nhân gây bệnh và mùi hôi, đòi hỏi ít diện tích đất để xử lý, và có
thể xử lý được cả các chất thải ướt và nhão (Braber, 1995; Shih, 1987,
1993). Ngoài ra, các phụ phẩm của quá trình này thải ra không khí, nước và
đất có thể được kiểm soát tốt (Braber, 1995; Shih, 1987, 1993). Hầu hết các
chất dinh dưỡng tồn tại trong chất thải được xử lý có thể được thu hồi sử
dụng trong nông nghiệp và chăn nuôi (Salminen và cs, 2001a;. Shih, 1987,
1993; Sundradjat, 1990; Vermeulen và cs, 1992). Các đặc tính cơ bản của
quá trình xử lý kỵ khí chất thải rắn lò giết mổ gia súc bao gồm quá trình
chuyển hóa chất, các ảnh hưởng của a-xít béo chuỗi dài (LCFAs) và a-môni-ắc trong quá trình phân hủy. Các sản phẩm thủy phân của quá trình này
có thể bao gồm một hỗn hợp của axit đơn amin, peptide nhỏ, và các axit
béo, là các chất dinh dưỡng phù hợp cho sự tăng trưởng của các vi sinh vật
(Kaye, 2003). Sản phẩm của giải pháp này có thể được sử dụng như một
loại phân bón (NABC, 2004), tuy nhiên, ứng dụng này sẽ đòi hỏi nhiều
nghiên cứu sâu hơn.

1

( />
17



×