Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

Giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại OCBchi nhánh Trung ViệtĐà Nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (366.09 KB, 59 trang )

Mục lục

Trang:

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức và bộ máy của OCB-chi nhánh Trung Việt-Đà Nẵng
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của OCB-chi nhánh Trung Việt-Đà Nẵng giai đoạn
2010-2012
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động cho vay tại OCB-chi nhánh Trung Việt- Đà Nẵng giai
đoạn 2010-2012
Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của OCB-Chi nhánh Trung Việt, Đà Nẵng
giai đoạn2010-2012
Bảng 2.4: Tình hình thanh toán tại OCB-chi nhánh Trung Việt-Đà Nẵng giai đoạn
2010-2012
1


Biểu đồ 2.1: Tình hình thanh toán tại OCB-chi nhánh Trung Việt-Đà Nẵng
Bảng 2.5: Doanh số thanh toán các hình thức TTKDTM tại OCB-chi nhánh Trung
Việt-Đà Nẵng giai đoạn 2010-2012
Biểu đồ 2.2: Doanh số thanh toán tại OCB-chi nhánh Trung Việt-Đà Nẵng
Bảng 2.6: Doanh số thanh toán Séc tại OCB-chi nhánh Trung Việt-Đà Nẵng giai đoạn
2010 đến 2012
Bảng 2.7: Tình hình thanh toán bằng UNC tại OCB-chi nhánh Trung Việt giai đoạn
2010-2012
Bảng 2.8: Tình hình thanh toán UNT tại chi nhánh OCB-Trung Việt giai đoạn 20102012
Bảng 2.9: Tình hình thanh toán bằng thẻ tại chi nhánh OCB-Trung Việt-Đà Nẵng giai
đoạn 2010-2012
Bảng 2.10: Số tài khoản cá nhân tại OCB-chi nhánh Trung Việt-Đà Nẵng qua các năm

DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT



1. NHTM

:

Ngân hàng thương mại

2. TTKDTM

:

Thanh toán không dùng tiền mặt

3. NHTW

:

Ngân hàng Trung ương

4. TCTD

:

Tổ chức tín dụng
2


5. TCKT

:


Tổ chức kinh tế

6. NHNN

:

Ngân hàng nhà nước

7. PGD

:

Phòng giao dịch

8. NH

:

Ngân hàng

9. UNC

:

Ủy nhiệm chi

10. UNT

:


Uỷ nhiệm thu

11. DSCV

:

Doanh số cho vay

12. DSTN

:

Doanh số thu nợ

13. DNBQ

:

Dư nợ bình quân

14. NQH

:

Nợ quá hạn

3



LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu thế phát triển chung của đất nước và quá trình hội nhập với thế giới,
ngành ngân hàng đóng góp một vai trò hết sức to lớn. Để đáp ứng những yêu cầu của
nền kinh tế, ngân hàng đã từng bước củng cố, cải tiến và phát triển trong toàn bộ hệ
thống.
Thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng là một dịch vụ phong phú, đa
dạng và liên tục phát triển, đáp ứng được một phần lớn yêu cầu của nền kinh tế thị
trường linh hoạt và năng động. Thanh toán không dùng tiền mặt giúp việc tập trung và
phân phối vốn được nhanh chóng, an toàn và hiệu quả, góp phần tích cực vào việc thúc
đẩy nền kinh tế phát triển.Việc phát triển hệ thống thanh toán qua ngân hàng không chỉ
tạo tiền đề, nền tảng cho việc phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng mà còn
giúp Nhà nước quản lý vĩ mô một cách có hiệu quả, đặc biệt là trong quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế.
Qua thực tế tìm hiểu tại OCB-chi nhánh Trung Việt-Đà Nẵng, hoạt động thanh
toán không dùng tiền mặt tại đây vẫn chưa được chú trọng và phát triển. Do đó, em
chọn đề tài: “ Giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại
OCB-chi nhánh Trung Việt-Đà Nẵng”nhằm tìm ra giải pháp góp phần mở rộng và
phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt ởOCB-chi nhánh Trung Việt-Đà
Nẵngnói riêng và ở các ngân hàng thương mại nói chung hiện nay. Để từ đó phân tích
nguyên nhân cũng như đề ra giải pháp mở rộng dịch vụ này tại OCB-chi nhánh Trung
Việt-Đà Nẵng
Kết cấu của đề tài gồm 3 chương:
- Chương 1: Lý luận cơ bản về ngân hàng thương mại và thanh toán không
dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại.
- Chương 2: Thực trạng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại OCBchi nhánh Trung Việt-Đà Nẵng.
- Chương 3: Giải pháp nhằm mở rộng hoạt động thanh toán không dùng tiền
mặt tại OCB-chi nhánh Trung Việt-Đà Nẵng.
Đề tài hoàn thành với sự hướng dẫn tận tình của Cô Lê Thị Khương, cùng các
cán bộ tại OCB-chi nhánh Trung Việt-Đà Nẵng trong suốt thời gian em thực tập, làm
báo cáo tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn!

Đà Nẵng, ngày tháng năm 2013
Sinh viên thực tập
Nguyễn Văn Bảo

4


CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ THANH TOÁN
KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Khái quát về ngân hàng thương mại
1.1.1. Khái niệm về ngân hàng thương mại
Theo luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 được nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam khoá XII kỳ họp thứ 07 thông qua ngày 16 tháng 06 năm 2010, có
hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2011 thì “Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực
hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. Các tổ chức tín dụng bao gồm
ngân hàng, tổ chức tín dụng ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân
dân”
Theo đó “Ngân hàng là loại tổ chức tín dụng có thể tổ chức tất cả hoạt động
ngân hàng theo quy định của luật này. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại
hình ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng
hợp tác xa”
Cũng theo luật này: Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực
hiện tất cả các hoạt động của ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy
định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận.
1.1.2. Chức năng của ngân hàng thương mại
1.1.2.1. Chức năng trung gian tín dụng
Chức năng trung gian tín dụng được xem là chức năng quan trọng nhất của
ngân hàng thương mại. Khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng, NHTM đóng vai
trò là cầu nối giữa người thừa vốn và người có nhu cầu về vốn. Với chức năng này,

ngân hàng thương mại vừa đóng vai trò là người đi vay, vừa đóng vai trò là người cho
vay và hưởng lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa lãi suất nhận gửi và lãi suất cho vay
và góp phần tạo lợi ích cho tất cả các bên tham gia: người gửi tiền và người đi vay...
1.1.2.2. Chức năng trung gian thanh toán
Ở đây NHTM đóng vai trò là thủ quỹ cho các doanh nghiệp và cá nhân, thực
hiện các thanh toán theo yêu cầu của khách hàng như trích tiền từ tài khoản tiền gửi
của họ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của
khách hàng tiền thu bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của họ.
Các NHTM cung cấp cho khách hàng nhiều phương tiện thanh toán tiện lợi
như séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ rút tiền, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng… Tùy
5


theo nhu cầu, khách hàng có thể chọn cho mình phương thức thanh toán phù hợp. Nhờ
đó mà các chủ thể kinh tế không phải giữ tiền trong túi, mang theo tiền để gặp chủ nợ,
gặp người phải thanh toán dù ở gần hay xa mà họ có thể sử dụng một phương thức nào
đó để thực hiện các khoản thanh toán. Do vậy các chủ thể kinh tế sẽ tiết kiệm được rất
nhiều chi phí, thời gian, lại đảm bảo thanh toán an toàn. Chức năng này vô hình chung
đã thúc đẩy lưu thông hàng hóa, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ lưu chuyển vốn,
từ đó góp phần phát triển kinh tế.
1.1.2.3. Chức năng tạo tiền
Quá trình tạo tiền của NHTM được thực hiện thông qua hoạt động tín dụng và
thanh toán trong hệ thống ngân hàng, trong mối quan hên chặc chẽ với hệ thống
NHTW của mỗi nước. Tiền “bút tệ” do các NHTM tạo ra thông qua các khả năng biến
mức tiền gửi ban đầu tại một ngân hàng đầu tiên nhận tiền gửi thành một khoản tiền
lớn hơn gấp nhiều lần khi thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, thanh toán qua nhiều ngân
hàng.
1.1.2.4. Chức năng trung gian trong việc thực hiện chính sách kinh tế quốc gia
NHTM mặt dù mang tính chất độc lập nhưng nó luôn luôn chịu sự quản lý
chặc chẽ của NHTW về các mặt, đặc biệt phải tuân theo các quyết định của NHTW về

thực hiện chính sách tiền tệ.
- Để ổn định giá trị đồng tiền cả về mặt đối nội, đối ngoại, lượng tiền cung
ứng cho lưu thông phải phù hợp với giá trị hàng hóa lưu thông. Để thực hiện điều này
NHTW sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ để điều hòa khối lượng tiền tệ trong
lưu thông và bắt buộc các NHTM phải chấp hành.
- Muốn gia tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế, hoạt động tín dụng của NHTM
phải mang lại hiệu quả, đồng thời việc thu hút vốn nước ngoài thông qua các NHTM
cũng được sử dụng đúng mục đích, yêu cầu của kinh tế.
- Bên cạnh đó thông qua hoạt động tín dụng của hệ thống NHTM, sử dụng để
mở rộng sản xuất, phát triển ngành nghề, tạo công ăn việc làm cho người lao động,
góp phần thực hiện các mục tiêu và chính sách xã hội của Nhà nước.

6


1.1.3. Các nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng thương mại
1.1.3.1. Huy động vốn
Huy động vốn là hoạt động truyền thống của ngân hàng thương mại thông
qua hoạt động này thực hiện các hoạt động khác.
Trong quá trình hoạt động, do tính chất đặc thù của ngân hàng, các ngân hàng
không chịu sử dụng nguồn vốn riêng của mình mà chủ yếu sử dụng vốn huy động của
các tổ chức kinh tế xã hội và của tâng lớp dân cư để kinh doanh. Với hoạt động này,
ngân hàng đã tập trung tích tụ được khối lượng vốn tạm thời nhàn rỗi chưa sử dụng
đên của các tổ chức kinh tế và các tầng lớp dân cư, sau đó tìm cách đưa vào nền kinh
tế thông qua hoạt động cho vay và đầu tư của mình để đáp ứng nhu cầu vốn của xã hội
nhằm mục đích đẩy nên kinh tế phát trển. Như vây, nhờ hoạt động này mà ngân hàng
chuyển tiết kiệm thành đầu tư.
Huy động các nguồn vốn khác nhau trong xã hội là hoạt động rất quan trong
của các NHTM, đặc biệt là những ngân hàng có quy mô lớn. Hoạt động huy động vốn
được ngân hàng tiến hành dưới nhiều hình thức như mở tài khoản giao dịch cho các

khách hàng, thu hút tiền gửi tiết kiệm của tầng lớp dân cư, tiếng hành vay nợ của các
TCTD khác và vay trên thị trường vốn....
1.1.3.2. Hoạt động tín dụng (cho vay)
Tín dụng là một quan hệ kinh tế trong đó người cho vay chuyển giao cho
người đi vay quyền sử dụng một tài khoản tiền trong một thời gian nhất định, khi đến
thời hạn trả nợ người đi vay có nghĩa vụ hoàn trả số tiền đã vay kèm theo một khoản
lãi.
Tín dụng không chỉ là hoạt động cơ bản của NHTM mà còn là hoạt động của
hầu hết các định chế tài chính. Tín dụng là khoản mục sử dụng vốn lớn nhất, là hoạt
động mang lại thu nhập lớn nhât cho ngân hàng và đồng thời là hoạt động có nhiều rủi
ro nhất. Vì vậy sự thành công hay thất bại của ngân hàng phụ thuộc rất lớn vào hoạt
động này.
1.1.3.3.Đầu tư
Cùng vơi việc cho vay của mình, để gia tăng lợi nhuận cũng như phân tán rủi
ro, NHTM còn sử dụng nguồn vốn để đầu tư. Đầu tư vào chứng khoán là hình thức
đầu tư phổ biến của NHTM. Các NHTM có thể đầu tư vào chứng khoán của Chính
7


phủ hay chứng khoán của công ty để thu lợi tưc, từ đó mang lại thu nhập cho ngân
hàng. Hoạt động này cũng góp phần nâng cao khả năng thanh toán cho ngân hàng, bảo
tồn ngân quỹ, đặc biệt khi ngân hàng đầu tư vào trái khoán của chính phủ vì trái khoán
này có tính lõng rất cao và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Ở Việt Nam theo luật tổ chức tín dụng, ngoài việc đầu tư vào chúng khoán các
NHTM được sử dụng vốn điều lệ, quỹ dự trữ để góp vốn mua cổ phần của doanh
nghiệp và của các TCTD khác.
1.1.3.4. Cung cấp các dịch vụ ngân hàng
Đây là hoạt động mà ngân hàng cung ứng các dịch vụ tiện ích nhằm phục vụ
khách hàng cũng như để tăng thu nhập cho ngân hàng thông qua việc thu phí dịch vụ.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế các dịch vụ ngân hàng cũng phát triển theo từ

đơn giản, truyền thống đến tiện ích, hiện đại. Các dịch vụ trung gian của ngân hàng
bao gồm:


Mua bán ngoại tệ.



Bảo quản an toàn vật có giá



Tài trợ các hoạt động của Chính phủ.



Cung cấp các tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán



Cung cấp dịch vụ ủy thác.

1.2. Những vấn đề cơ bản về thanh toán không dùng tiền mặt
1.2.1. Khái niệm
Thanh toán không dùng tiền mặt là một hình thức thanh toán tiền, hàng hóa
dịch vụ của khách hàng thông qua vai trò trung gian của Ngân hàng bằng cách trích từ
tài khoản này chuyển trả vào tài khoản khác theo lệnh của chủ tài khoản.
Như vậy thanh toán không dùng tiền mặt là nghiệp vụ trung gian của Ngân
hàng. Ngân hàng chỉ thực hiện thanh toán khi có lệnh của chủ tài khoản, bao gồm các
tổ chức kinh tế, đơn vị cá nhân mở tài khoản tại Ngân hàng.

Thanh toán không dùng tiền mặt thông thường gồm có 4 bên:
- Bên mua hàng hay nhận dịch vụ cung ứng.
- Ngân hàng phục vụ bên mua, tức là Ngân hàng nơi đơn vị mua mở tài khoản
giao dịch.
8


- Bên bán, tức là bên cung ứng hàng hóa và dịch vụ.
- Ngân hàng phục vụ bên bán, tức Ngân hàng nơi đơn vị bán mở tài khoản
giao dịch.
1.2.2. Sự cần thiết và vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt
1.2.2.1. Sự cần thiết khách quan của thanh toán không dùng tiền mặt
Thanh toán không dùng tiền mặt là một bộ phận không thể thiếu được trong
nền kinh tế thị trường.Đó là sự đòi hỏi khách quan của quá trình sản xuất và lưu thông
hàng hóa.
Nền kinh tế hàng hóa càng phát triển, luôn đòi hỏi phải có những thay đổi
trong phương tiện thanh toán, mua bán hàng hóa.
Từ việc trao đổi hàng hóa thông qua chính bản thân hàng hóa đó, rồi đến vật
ngang giá (những sản phẩm có tính phổ biến, dễ chấp nhận: đồng tiền kim loại như
vàng, bạc). Khi nền sản xuất hàng hóa phát triển hơn nữa, thì việc sử dụng tiền vàng
có rất nhiều bất tiện (nặng, khó vận chuyển khi mua một khối lượng hàng hóa lớn, Nhà
nước phải dự trữ một khối lượng vàng lớn). Do vậy tiền giấy đã ra đời, rất tiện cho
việc chia nhỏ, lưu thông, cất giữ. Đây cũng là hình thức tiền tệ hiện đang được sử dụng
phổ biến trên thế giới, nó chính là tiền pháp định của mỗi quốc gia.
Nhưng khi nền kinh tế trên thế giới đã có những thay đổi lớn như hiện nay, cả
thế giới như một nền kinh tế khổng lồ, thống nhất, không giới hạn về danh giới địa lý,
trong đó mỗi quốc gia “không thể” tự tách mình ra khỏi. Sự gắn kết đó có được là nhờ
một hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, cụ thể là mạng Internet toàn cầu. Do vậy
đòi hỏi phải có hình thức tiền tệ mới, thỏa mãn yêu cầu: gọn nhẹ, bảo đảm, an toàn, dễ
dàng trong thanh toán ở mọi lúc mọi nơi, mà lại sinh lời. Đó chính là hình thức “thanh

toán kín bằng điện tử“ hay còn gọi bởi thuật ngữ “thanh toán không dùng tiền mặt”.
Thanh toán không dùng tiền mặt sẽ làm giảm khối lượng tiền mặt có trong lưu
thông, giảm chi phí trong các khâu in ấn, kiểm đếm, vận chuyển giảm được chi phí lao
động xã hội, đảm bảo cho các dòng vốn trong nền kinh tế xã hội được tập trung và
phân phối nhanh, đáp ứng có hiệu quả thanh toán trong nền kinh tế, từ đó thúc đẩy sản
xuất hàng hóa phát triển.
1.2.2.2. Vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt
-Thanh toán không dùng tiền mặt có vai trò to lớn trong nền kinh tế quốc dân,
đặc biệt là trong cơ chế thị trường hiện nay.
- Thanh toán không dùng tiền mặt phục vụ cho quá trình tái sản xuất xã hội,
bởi tiền tệ vừa là khởi đầu và cũng vừa là kết thúc của một chu kỳ sản xuất.
- Thanh toán không dùng tiền mặt được đẩy mạnh sẽ tiết kiệm được chi phí
lưu thông.
9


- Thanh toán không dùng tiền mặt tạo điều kiện cho ngân hàng quản lý và
kiểm tra được quá trình sản xuất và lưu thông của nền kinh tế.
-Thanh toán không dùng tiền mặt tạo điều kiện cho ngân hàng và các tổ chức
tín dụng tập trung được nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế.
a.Đối với Ngân hàng
Cung cấp dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt cho khách hàng và nền kinh
tế tạo điều kiện cho các ngân hàng tăng thu nhập từ thu phí dịch vụ. Từ đó thay đổi cơ
cấu thu nhập trong tổng thu nhập, nâng cao khả năng tài chính, khả năng cạnh tranh và
tạo sự phát triển bền vững.
Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt mang lại hiệu quả kinh tế to lớn
cho các ngân hàng thương mại, nhờ việc khai thác và sử dụng linh hoạt nguồn vốn tiền
gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế và cá nhân trên tài khoản tiền gửi thanh toán.
Đồng thời kích thích các hoạt động dịch vụ ngân hàng liên quan phát triển: dịch vụ
thẻ, dịch vụ chuyển tiền điện tử, thanh toán trực tuyến. Đây cũng chính là điều kiện để

thu hút, hấp dẫn khách hàng quan hệ với ngân hàng.
Thông qua hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, ngân hàng nắm được
những thông tin về tình hình thanh toán, hoạt động của khách hàng, là những thông tin
có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động tín dụng.
b.Đối với khách hàng
Thanh toán qua ngân hàng mang lại lợi ích to lớn cho khách hàng, nhờ việc
tăng nhanh tốc độ chu chuyển vốn, tiết kiệm được các chi phí phát sinh (chi phí vận
chuyển, chi phí kiểm đếm…) từ đó, giảm chi phí đầu vào, hạ giá thành sản phẩm, nâng
cao hiệu quả kinh doanh.
Sử dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt bảo đảm tiện lợi,
nhanh chóng, chính xác, an toàn, và bảo mật cho khách hàng. Đặc biệt trong giai đoạn
hiện nay khi mức độ ứng dụng công nghệ thông tin của các ngân hàng thương mại
trong hoạt động thanh toán ngày càng cao. Cụ thể: Chỉ bằng một lệnh của chủ tài
khoản, một giao dịch có thể được thực hiện ngay không kể không gian và địa điểm
giao dịch nhờ công nghệ mạng, công nghệ chuyển tiền điện tử và công nghệ online.
Đây là tiện ích dịch vụ thanh toán nói chung và thanh toán không dùng tiền mặt nói
riêng trong ứng dụng công nghệ thông tin hiện nay.
Sự đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng trong lĩnh vực thanh toán
(nhất là các loại thẻ ngân hàng), tạo điều kiện cho khách hàng có nhiều sự lựa chọn
trong việc sử dụng dịch vụ sao cho có lợi nhất: tiện ích và chi phí giao dịch thấp.

10


Đối với khách hàng là doanh nghiệp, thanh toán không dùng tiền mặt sẽ đẩy
nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ chu chuyển vốn và quá trình tái sản xuất trong hoạt
động kinh doanh, đảm bảo an toàn về vốn và tài sản, tránh được rủi ro.
c.Đối với nền kinh tế
Hiệu quả hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt mang tính vĩ mô, có ý
nghĩa kinh tế - xã hội cao:

- Tạo điều kiện cho các TCTD khai thác tốt chức năng trung gian thanh toán
của nền kinh tế, thực hiện quá trình chu chuyển tiền tệ cho nền kinh tế, khai thác và sử
dụng các nguồn vốn trong nền kinh tế.
- Tạo điều kiện cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành trôi chảy,
nhịp nhàng, thúc đẩy đồng vốn luân chuyển nhanh chóng, góp phần đẩy nhanh tốc độ
sản xuất, luân chuyển hàng hóa.
- Góp phần làm giảm lượng tiền mặt trong lưu thông trên thị trường, hạn chế
lạm phát, lưu thông tiền tê, ổn định giá trị đồng tiền; tạo điều kiện cho Ngân hàng Nhà
nước thực hiện tốt nhiệm vụ điều hòa lưu thông tiền tệ, kiểm soát các giao dịch thanh
toán không dùng tiền mặt giữa các ngân hàng khác hệ thống, thường xuyên nắm được
khối lượng chu chuyển tiền tệ không bằng tiền mặt, nâng cao hiệu lực thi hành chính
sách tiền tệ quốc gia.
1.2.3. Điều kiện thực hiện và nguyên tắc thanh toán
1.2.3.1. Điều kiện thực hiện
- Các cá nhân và đơn vị muốn thực hiện thanh toán qua ngân hàng cần phải có
tài khoản tiền gửi tại ngân hàng.
- Tài khoản tiền gửi có đủ số dư để chi trả.
- Chấp hành thể lệ thanh toán không dùng tiền mặt do Ngân hàng Nhà nước
ban hành.
1.2.3.2. Nguyên tắc thanh toán
Theo Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 22/QĐNH1 ngày 21/02/1994 ban hành: “Thể lệ thanh toán không dùng tiền mặt” thì việc
thanh toán không dùng tiền mặt phải tuân theo các quy định chung sau:
- Các doanh nghiệp, cơ quan, đoàn thể, đơn vị vũ trang, công dân Việt Nam và
người nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam được quyền lựa chọn Ngân hàng
để mở tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán.
- Việc mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước và thực hiện
thanh toán qua tài khoản được ghi bằng đồng Việt Nam. Trường hợp mở tài khoản và
thanh toán bằng ngoại tệ phải thực hiện theo Quy chế quản lý ngoại hối của Chính phủ
Việt Nam ban hành.
11



- Để đảm bảo thực hiện thanh toán đầy đủ kịp thời, các chủ tài khoản (bên trả
tiền) phải có đủ tiền trên tài khoản. Mọi trường hợp thanh toán vượt quá số dư tài
khoản tiền gửi tại Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước là phạm pháp và bị xử lý theo pháp
luật.
- Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm:
+ Thực hiện các ủy nhiệm thanh toán của chủ tài khoản bảo đảm chính xác, an
toàn, thuận tiện, hàng; chi trả bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản trong phạm vi số dư
tiền gửi theo yêu cầu của chủ tài khoản.
+ Kiểm tra khả năng thanh toán của chủ tài khoản (bên trả tiền) trước khi thực
hiện thanh toán và được quyền từ chối thanh toán nếu tài khoản không đủ tiền, đồng
thời không chịu trách nhiệm về những nội dung liên đới của hai bên khách hàng.
+ Nếu do thiếu sót trong quá trình thanh toán gây thiệt hại cho khách hàng thì
Ngân hàng và Kho bạc Nhà nước phải bồi thường thiệt hại và tùy theo mức độ vi
phạm có thể xử lý theo pháp luật.
- Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước chỉ cung cấp số liệu trên tài khoản khách
hàng cho các cơ quan ngoài ngành khi có văn bản của các cơ quan có thẩm quyền theo
quy định của pháp luật.
- Khi thực hiện các dịch vụ thanh toán cho khách hàng, Ngân hàng được thu
phí theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
1.2.4. Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt
Hiện nay, các đơn vị, cá nhân thanh toán qua Ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà
nước được áp dụng các hình thức sau:
1.2.4.1. Thanh toán bằng Séc (Cheque) thanh toán
SEC là công cụ thanh toán ra đời khá sớm và được sử dụng khá phổ biến,
được dùng cho cá nhân. Séc thông thường được áp dụng theo nguyên tắc ghi nợ trước,
ghi có sau. Theo quy định, đơn vị phát hành séc chỉ được phép phát hành séc trong
phạm vi số dư tiền gửi của mình. Phải chấp hành các thủ tục quy định về séc, chịu phạt
khi phát hành quá số dư.

1.2.4.2. Thanh toán bằng ủy nhiệm chi – chuyển tiền
Uỷ nhiệm chi là lệnh chi tiền được chủ tài khoản lập theo mẫu của ngân hàng
ấn hành, yêu cầu ngân hàng trích tài khoản của mình để chi trả cho bên thụ hưởng.
Uỷ nhiệm chi được sử dụng để thanh toán hàng hoá, dịch vụ hoặc chuyển tiền.
Điều kiện: Người bán hoàn toàn tín nhiệm người mua về phương diện thanh
toán, và cho phép người mua khi nhận hàng rồi mới thanh toán, sự tin tưởng được thể
hiện ở cả số tiền và thời hạn thanh toán.

12


Trong vòng một ngày làm việc, ngân hàng phục vụ đơn vị trả tiền phải hoàn
tất lệnh chi đó hoặc từ chối thực hiện nếu tài khoản của đơn vị không đủ tiền hoặc
lệnh chi lập không hợp lệ. Ngân hàng phục vụ đơn vị hưởng phải ghi có ngay vào tài
khoản và báo cho đơn vị biết sau khi nhận được chứng từ hợp lệ.
Phạm vi:
- Thanh toán trong cùng một NHTM.
- Thanh toán khác NHTM có tham gia thanh toán bù trừ (thuộc cùng địa bàn).
- Thanh toán khác NHTM cùng hệ thống, nhưng không tham gia thanh toán
bù trừ (không cùng thuộc địa bàn).
- Thanh toán khác NHTM khác hệ thống, không tham gia thanh toán bù trừ
(không cùng thuộc địa bàn).
1.2.4.3. Thanh toán bằng ủy nhiệm thu
Uỷ nhiệm thu là giấy đòi tiền do người thụ hưởng lập gửi ngân hàng để uỷ
nhiệm cho ngân hàng thu hộ tiền hàng hoá.
Tức là ngân hàng thu hộ những khoản tiền hàng hoá đã bàn giao hoặc dịch vụ
đã cung ứng mà hai bên mua bán thống nhất thỏa thuận dùng hình thức thanh toán này
với những điều kiện thanh toán cụ thể đã ghi trong hợp đồng kinh tế hoặc đơn đặt hàng
và đã được bên mua ký xác nhận trên phương thức thanh toán như hóa đơn, vận đơn...
Bên mua phải thông báo bằng văn bản cho ngân hàng phục vụ mình biết về thỏa thuận

dùng hình thức thanh toán ủy nhiệm thu của đơn vị mình.
Về phía bên bán, sau khi đã giao hàng hoặc hoàn tất việc cung ứng dịch vụ,
bên bán lập ủy nhiệm thu theo mẫu của ngân hàng, kèm theo hóa đơn, vận đơn gửi
ngân hàng phục vụ mình, để yêu cầu thu hộ tiền. Để cho việc thu tiền hàng hoặc dịch
vụ được nhanh chóng, bên bán có thể ghi rõ trên giấy ủy nhiệm thu yêu cầu ngân hàng
bên mua chuyển tiền bằng điện và chịu chi phí điện báo.
Khi nhận được giấy Ủy nhiệm thu, trong vòng một ngày làm việc, ngân hàng
bên mua trích tài khoản của bên mua trả ngay cho bên bán để hoàn tất việc thanh toán.
Nếu tài khoản bên mua không có tiền chi trả thì bên mua bị phạt chậm trả, số tiền bị
phạt chậm trả bằng số tiền phải trả nhân lãi suất nợ quá hạn của loại cho vay ngắn hạn,
nhân với số ngày chậm trả.
Điều kiện: Bên mua và bên bán đã hoàn toàn tin tưởng nhau về phương diện
thanh toán.
Phạm vi thanh toán Uỷ nhiệm thu: giống như Uỷ nhiệm chi.
1.2.4.4. Thanh toán bằng thư tín dụng ( L/C )
Thư tín dụng là một sự thỏa thuận trong thanh toán, trong đó một ngân hàng
(ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của người nhập khẩu tiến hành mở và
13


chuyển đến cho chi nhánh hay đại lý của ngân hàng này ở nước ngoài (ngân hàng
thông báo thư tín dụng) một thư tín dụng để trả cho người được hưởng (người xuất
khẩu) một số tiền nhất định, trong phạm vi và thời gian xác định, với điều kiện người
được hưởng phải xuất trình đầy đủ các chứng từ phù hợp với những nội dung đã ghi
trong thư tín dụng.
1.2.4.5. Thanh toán bằng thẻ thanh toán
Thẻ thanh toán là một phương tiện thanh toán hiện đại, nó gắn liền với kỹ
thuật tin học ứng dụng trong ngân hàng. Thẻ thanh toán do ngân hàng phát hành và
bán cho khách hàng của mình để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ, thanh toán công nợ
và để lĩnh tiền mặt tại ngân hàng đại lý thanh toán hay quầy trả tiền tự động.

1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt
Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của Ngân hàng chịu tác động của
nhiều nhân tố: Kinh tế, tập quán khách hàng, công nghệ thông tin…việc nghiên cứu
các nhân tố này sẽ giúp Ngân hàng đưa ra được các giải pháp thích hợp để mở rộng
hoạt động thanh toán của mình:
1.2.5.1. Môi trường kinh tế
Môi trường kinh tế bao gồm các yếu tố: Mức độ tiền tệ hoá, thu nhập bình
quân đầu người, tốc độ tăng trưởng GDP, lạm phát…thể hiện trình độ phát triển của
nền kinh tế. Sự phát triển và ổn định của các nhân tố này là điều kiện thuận lợi để phát
huy các chức năng thanh toán của ngân hàng đồng thời tác động mạnh mẽ đến nhu cầu
và cách thức sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng của khách hàng. Khi nền kinh tế
trong nước đang trong giai đoạn tăng trưởng, các biến số vĩ mô đều có dấu hiệu tốt,
tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển sẽ là cơ hội tốt trong việc đẩy mạnh
các hoạt động thanh toán qua ngân hàng.Bởi khi đó sản xuất hàng hoá phát triển mạnh,
nhu cầu trao đổi mở rộng, quá trình mua bán diễn ra thường xuyên hơn, chi tiêu thực
tế của dân cư tăng nhanh đòi hỏi công tác TTKDTM phải phát triển kịp thời, thích ứng
với sự phát triển của nền kinh tế.
Trong điều kiện môi trưòng kinh tế cạnh tranh ngày càng gay gắt, các ngân
hàng phải tập trung củng cố “năng lực cạnh tranh” của mình và phải bắt đầu nghiên
cứu kỹ kưỡng các đối thủ, cũng như các khách hàng của họ. Đó chính là điều kiện
thuận lợi để phát triển hoạt động TTKDTM.Khi đó nhu cầu của khách hàng được thoả
mãn ở mức cao nhất đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế cho ngân hàng.
1.2.5.2. Môi trường văn hoá-xã hội
Môi trường văn hoá-xã hội được hình thành từ những tổ chức và những nguồn lực
khác nhau có ảnh hưởng cơ bản đến giá trị của xã hội như cách nhận thức, trình độ dân
trí, trình độ văn hoá, lối sống, thói quen sử dụng và cất trữ tiền tệ và sự hiểu biết của
14


dân chúng về hoạt động thanh toán qua ngân hàng. Trình độ văn hoá-xã hội cao sẽ

giúp hoạt động thanh toán qua ngân hàng phát triển mạnh và ngược lại.
Sự phát triển của hệ thống thanh toán bắt nguồn từ các giao dịch thương mại
mang tính xã hội và dựa trên các quy ước, tập quán, thói quen trong mua bán, thanh
toán.Một xã hội, người dân có thói quen tiêu tiền mặt, việc phát triển các hình thức
thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn.
1.2.5.3. Phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ thanh toán
Trong những năm gần đây, sự phát triển của công nghệ thông tin đã tạo ra một
bước đột phá trong lĩnh vực thanh toán, tác động mạnh mẽ tới sự phát triển của hệ
thống thanh toán qua ngân hàng. Không ai có thể phủ nhận đóng góp của nền khoa học
kỹ thuật đối với các lĩnh vực đời sống nói chung và lĩnh vực thanh toán của Ngân hàng
nói riêng. Hầu như các Ngân hàng thương mại hiện nay đều có thể đáp ứng một cách
nhanh chóng và chính xác nhu cầu thanh toán của khách hàng thông qua mạng điện tử
Internet toàn cầu.
Kỹ thuật công nghệ là sức mạnh mãnh liệt nhất của hoạt động kinh doanh
ngân hàng. Nó đã đem đến những điều kì diệu của nghiệp vụ thanh toán như chuyển
tiền nhanh, máy gửi, rút tiền tự động ATM, thanh toán tự động, card điện tử, ngân
hàng tự động, ngân hàng Internet…Việc thay thế các chứng từ giấy bằng các chứng từ
điện tử đã mang lại những cải biến rõ rệt về thời gian thanh toán, khối lượng thanh
toán và chất lượng thanh toán. Quá trình thanh toán được đảm bảo an toàn, chính xác,
nhanh chóng kịp thời sẽ khiến dân cư và các tổ chức kinh tế tích cực tham gia hoạt
động thanh toán qua ngân hàng.
1.2.5.4. Tổ chức mạng lưới cung cấp dịch vụ thanh toán
Nếu các ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán có mạng lưới rộng
khắp cả nước sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, tổ chức và cá
nhân đến giao dịch thanh toán.Nói cách khác, với mạng lưới chân rết càng rộng Ngân
hàng thương mại sẽ thực hiện chức năng trung gian thanh toán của mình một cách dễ
dàng và chính xác hơn. Đồng thời với chính sách đa dạng hoá sản phẩm sẽ giúp ngân
hàng đạt được mục tiêu an toàn, sinh lợi. Khách hàng được cung cấp nhiều sản phẩm
dịch vụ tiện ích sẽ tích cực tham gia sử dụng TTKDTM.
Kinh doanh các dịch vụ mới với mạng lưới rộng khắp sẽ tăng thu nhập cho

các ngân hàng từ việc thu phí dịch vụ. Trên cơ sở đó ngân hàng có thể giảm phí suất
thanh toán, tạo điều kiện cạnh tranh và do vậy khuyến khích hoạt động TTKDTM phát
triển mạnh mẽ.

15


1.2.5.5. Cơ sở pháp lý đảm bảo cho hoạt động thanh toán
Kinh doanh ngân hàng là một trong những ngành kinh tế chịu sự giám sát chặt
chẽ của luật pháp và các cơ quan chức năng của Chính phủ. Cơ sở pháp lý cho hệ
thống thanh toán là nền tảng đảm bảo cho các chủ thể thanh toán yên tâm và tham gia
tích cực vào quá trình thanh toán vì quyền lợi của họ được pháp luật bảo vệ.
Việc hoàn thiện bổ sung hệ thống văn bản pháp quy về công tác TTKDTM
ngày càng phù hợp với thực tế hoạt động kinh doanh ngân hàng trong điều kiện kinh tế
thị trường sẽ đảm bảo hơn về quyền lợi của khách hàng. Những quy định về thủ tục
thanh toán được đơn giản hơn, dễ hiểu, dễ sử dụng, theo thông lệ quốc tế sẽ đẩy nhanh
tốc độ thanh toán và thu hút được nhiều khách hàng tham gia.
Hệ thống các văn bản về TTKDTM quy định về quyền hạn và trách nhiệm của
các bên tham gia vào quá trình thanh toán; giám sát và xử lý rủi ro, tranh chấp trong
thanh toán; các văn bản về quản lý cung cấp các thông tin thanh toán cũng như các vấn
đề có liên quan làm cho khách hàng có tham gia vào quá trình thanh toán yên tâm và
gắn bó hơn với ngân hàng.

16


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT
TẠI OCB-CHI NHÁNH TRUNG VIỆT-ĐÀ NẴNG
2.1. Khái quát về OCB-chi nhánh Trung Việt-Đà Nẵng

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng Phương Đông là NHTMCP được thành lập vào ngày 13/4/1996 theo
giấy phép kinh doanh NH số 0089/QĐ-NH5 do NHNN Việt Nam trong thời hạn 99
năm kể từ ngày 13/04/1996 với số vốn diều lệ ban đầu hơn 70 tỷ đồng và chính thức đi
vào hoạt động vào ngày 10/09/1996. Hiện nay mạnh lưới hoạt động của hội sở chính
và 82 chi nhánh, phòng giao dịch trên 18 tỉnh, thành phố như: Kiên Giang, Cần Thơ,
Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Khánh Hòa…
Ngân hàng Phương Đông-Chi nhánh Trung Việt-Đà Nẵng được thành lập theo
quyết định số 02/2004/QĐ-HĐQT ngày 20/04/2004.









Địa chỉ: 691 Tôn Đức Thắng-Quận Liên Chiểu-Thành phố Đà Nẵng.
Tên phát hành: Ngân hàng TMCP Phương Đông
Tên giao dịch: ORIRNT COMMERICAL JOINT STOCK BANK
Tên viết tắt: ORICOMBANK(OCB)
Điện thoại: (0511) 3 887 899
Fax: 0511 3 887 898
Website: www.ocb.com.vn
Ngành nghề kinh doanh chính:
- Huy động vốn
- Cho vay tổ chức kinh tế, dân cư
- Nghiệp vụ bảo lãnh
- Các khoản đầu tư tài chính

- Nghiệp vụ thanh toán quốc tế, tài trợ xuất nhập khẩu
- Nghiệp vụ kinh doanh vàng, ngoại tệ
- Các nghiệp vụ ngân hàng khác.

Phòng giao dịch Liên chiểu ra đời đánh dấu bước phát triển mới trong lĩnh vực
ngân hàng nhằm rút ngắn khoảng cách, phương thức phục vụ giữa khách hàng với
ngân hàng với phương châm “Đơn giản-nhanh chóng-thuận lợi-kịp thời” với đội ngũ
nhân viên trẻ trung, năng động và đầy nhiệt huyết, chi nhánh đã để lại nhiều ấn tượng
tốt đẹp về phong cách phục vụ đối với khách hàng. Cùng với việc triển khai nhiều sản
phẩm, dịch vụ có tính cạnh tranh cao, thuận tiện và nhanh chóng nên mặc dù nền kinh
tế có nhiều dấu hiệu khủng hoảng, lạm phát tăng cao cùng chính sách tín dụng siết
chặt của NHNN, chi nhánh vẫn hoạt động khá tốt. Doanh số cho vay tăng trưởng ổn
định qua các năm. Cùng với lĩnh vục kinh doanh khác của chi nhánh: chuyển tiền
nhanh trong nước và quốc tế, chi trả kiều hối, mua bán ngoại tệ, thanh toán thẻ…cũng
tăng trưởng mạnh mẽ.
17


Với việc chính phủ, NHNN tạo thuận lợi trong lĩnh vực tài chính, ban hành
nhiều quy chế, quyết định dựa trên cơ sở luật các tổ chức tín dụng đã có nhiều tác
động tích cực đối với nền kinh tế, nhiều TCTD, NHTM mở rộng mạnh lưới kinh
doanh đã đáp ứng tốt nhu cầu vốn cho các thành phần kinh tế, tao điều kiện để thực
hiện thành công các mục tiêu kinh tế xã hội trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước.
Kể từ khi thành lập đến nay, tạo dựng được uy tín và hình ảnh đẹp trong lòng
mỗi khách hàng.Các sản phẩm và dịch vụ vô cùng đa dạng với công nghệ hiện đại và
chất lượng dịch vụ không ngừng nâng cao, bên cạnh đó ngân hàng luôn tạo ra sự mới
mẻ trong các sản phẩm cũng như dịch vụ chăm sóc khách hàng ngày càng hoàn thiện
và chất lượng hơn. Đội ngũ nhân viên luôn tạo được niềm tin trong lòng khách hàng.


18


2.1.2. Cơ cấu tổ chức
2.1.2.1. Sơ đồ tổ chức
Hoạt động kinh doanh của ngân hàng có hiệu quả hay không phụ thuộc
vào cơ cấu tổ chức bộ máy cán bộ công nhân viên, cách sắp xếp bố trí nhân viên
đúng chức năng, đúng trình độ chuyên môn là một vấn đề quan trọng.
Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức và bộ máy của OCB-chi nhánh Trung Việt-Đà Nẵng
Ban Giám Đốc
(1 giám đốc, 2 phó giám đốc)
giám đốc

Phòng

Phòng

KHDN

KHCN

Phòng kế
toán và
kho quỹ

Bộ phận
kho quỹ

PGD
Liên

Chiểu

PGD
Hải
Châu

PGD
Núi
Thành

PGD
Thanh
khê

19

Phòng
Hành
chínhNhân sự

Phòng
công nghệ
thông tin

Bộ phận
kế toán

PGD
Sơn Trà


PGD
Đống Đa


2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban
Ban giám đốc: Gồm có 1 giám đốc và 2 phó giám đốc chịu trách nhiệm quản lý
chung các hoạt động ngân hàng, đề ra các chỉ tiêu và kế hoạch kinh doanh và giao cho
cấp dưới thực hiện. Ban giám đốc chịu trách trước pháp luật, nhà nước về hoạt động
của ngân hàng.
Phòng khách hàng cá nhân: Giám đốc Khách hàng Cá nhân là người quản lý
toàn bộ nhân sự và hoạt động về khách hàng cá nhân tại Chi nhánh và các Đơn vị
trong cơ cấu tổ chức của Chi nhánh, chịu trách nhiệm trước Hội đồng Quản trị, Tổng
Giám Đốc và trực tiếp trước Giám Đốc Khối Khách hàng Cá nhân trong việc quản lý,
điều hành hoạt động Khách hàng Cá nhân của Chi nhánh; được quyết định giải quyết
các công việc quản lý và kinh doanh; ký kết các hợp đồng tín dụng, kinh doanh,
thương mại, dân sự, lao động theo các quy chế, quy định, phân cấp, ủy quyền của
OCB và theo quy định của pháp luật, Giám đốc Khách hàng cá nhân báo cáo và chịu
sự đánh giá, quản lý nhân sự của Giám đốc Khối Khách hàng Cá nhân.
Phòng hành chính nhân sự: Đảm nhiệm công tác tổ chức quản lý mọi thủ tục
hành chính và nhân sự của ngân hàng. Dưới sự chỉ đạo của giám đốc, trưởng phòng
hành chính điều hành mọi công việc liên quan đến chức năng của mình, tham mưu cho
giám đốc về tình hình tuyển chọn nhân sự và đào tạo lao động đáp ứng nhu cầu về
điều kiện hoạt động kinh doanh của ngân hàng từng thời kỳ.
Bộ phận công nghệ thông tin: Phụ trách về máy móc, thiết bị thuộc về lĩnh vực
kỹ thuật, tin học. Hỗ trợ các phần mềm, công nghệ hiện đại cho ngân hàng, góp phần
vào việc triển khai chương trình hiện đại hóa ngân hàng.
Bộ phận kế toán: Thực hiện công việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
hằng ngày, lập báo cáo tài chính hàng tháng, hàng quý, hàng năm.
Bộ phận ngân quỹ: Thực hiện nhiệm vụ giao tiền mặt trực tiếp cho khách hàng
vay, gửi tiền.

Phòng giao dịch: Thực hiện hoạt động huy động, tiết kiệm dân cư và cho vay
cầm cố sổ tiết kiệm. Quản lý các tài sản ngoại bảng...của khách hàng.Thực hiện các
nghiệp vụ thanh toán và các dịch vụ khác có liên quan đến tiền gửi.
Cơ cấu tổ chức nhân sự ở OCB-chi nhánhTrung Việt-Đà Nẵng tương đối gọn,
phân bổ điều ở các phòng ban. Đa số cán bộ có trình độ đại học, được tập trung theo
yêu cầu của nghiệp vụ. Trong 8 năm hoạt động và trưởng thành dưới sự chỉ đạo sáng
suốt của Hội Đồng Quản Trị, sự lãnh đạo sát sao và hổ trợ to lớn về các mặt của hội sở
Trung Ương, cũng như sự tín nhiệm của các cơ quan và các đơn vị khách hàng, tập thể
lãnh đạo, và cán bộ nhân viên của OCB Trung Việt đã góp phần đưa chi nhánh ngày
20


càng lớn mạnh và trở thành 1 trong những ngân hàng kinh doanh có hiệu quả trong địa
bàn TP Đà Nẵng.
2.1.3. Khái quát tình hình hoạt động của OCB-chi nhánh Trung Việt-Đà Nẵng
2.1.3.1. Tình hình huy động vốn
Huy động vốn luôn là mảng trọng yếu và mang lại tính quyết định đổi với mỗi
ngân hàng bởi nó là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của các Ngân hàng và luôn được
các ngân hàng xem trọng hàng đầu. Hoạt động này mang lại nguồn vốn để ngân hàng
thực hiện các hoạt động khác như cấp tín dụng, cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho
khách hàng, tạo ra lợi thế cạnh tranh cho hoạt động ngân hàng.
Ngân hàng huy động vốn dưới nhiều hình thức khác nhau với nhiều thành phần kinh
tế khác nhau cụ thể ở bảng sau:

21


Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của chi nhánh trong giai đoạn 2010-2012
(Đơn vị tính: Triệu đồng)
Chỉ tiêu


1.Tiền
gửi dân

N
2.Phát
u
hành
n:
giấy tờ
có giá
3.Nguồn
vốn huy
động
khác
Tổng
cộng

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Số tiền

Tỷ trọng
(%)

Số tiền


Tỷ trọng
(%)

Số tiền

597.903

42,06

489.062

39,19

660.355

Chênh lệch
2011/2010
Tỷ trọng
Mức
Tỷ lệ
(%)
chênh
(%)
lệch
30,52
(108.841) (18,2)

Chênh lệch 2012/2011
Mức

chênh
lệch
171.293

Tỷ lệ (%)
35,02

4.443

0,31

8.641

0,69

3.216

0,19

4.198

94,49

(5.425)

(62,78)

819.320

57,63


750.116

60,11

1.007.550

60,29

(69.204)

(8,47)

257.434

34,32

1.421.666

100

1.247.819

100

1.671.121

100

(173.847)


(12,23)

423.302

33,92

Báo cáo tổng hợp của ngân hàng OCB giai đoạn 2010-2012)

22

(
g



Huy động vốn là hoạt động tạo nguồn vốn cho ngân hàng thương mại, đóng vai
trò quan trọng, ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của Ngân hàng.
Qua bảng số liệu 2.1 ta có thể nhận thấy rằng, tổng nguồn vốn huy động của
Chi nhánh qua 3 năm (2010-2012) có một vài biến động. Cụ thể, nguồn vốn huy động
năm 2011 giảm 12,23% so với năm 2010 tương ứng với số tiền giảm là 173.847 trd,
nguyên nhân là do năm 2011 là một mà nền kinh tế gặp rất nhiều khó khăn, tỷ lệ lạm
phát tăng cao, đồng tiền bị mất giá trong khi nhu cầu chi tiêu của người dân lại tăng,
đồng thời NHNN lại áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt, giảm lãi suất huy động đã tác
động đến tâm lý của khách hàng đã làm cho nguồn vốn huy động vào ngân hàng giảm
sút. Đến năm 2012 thì có những chuyển biến tốt hơn, nguồn vốn huy động tăng
33,92% so với năm 2011 tương ứng với số tiền tăng là 423.302 trd. Sự tăng trưởng này
đảm bảo cung cấp vốn kịp thời, đầy đủ cho các mục tiêu kinh doanh của ngân hàng.
Điều này chứng tỏ Ngân hàng đã đổi mới công tác huy động , tập trung khai thác được
nguồn vốn nhàn rỗi lớn từ dân cư và tổ chức kinh tế.

Nguồn vốn huy động của Chi nhánh chủ yếu từ ba nguồn chính là nhận tiền
gửi, phát hành GTCG và vay từ nguồn khác. Trong đó nguồn vốn huy động khác
chiếm tỷ trọng cao nhất, năm 2010 là 57,63% tương ứng với 819.320trd, năm 2011 là
60,11% tương ứng với 750.116 trd và năm 2012 là 60,29% tương ứng với 1.007.550
trd. Nguồn vốn huy động từ phát hành giấy tờ có giá và nhận tiền gửi dân cư chiếm tỷ
trọng rất nhỏ trong nguồn vốn huy động của ngân hàng. Cụ thể, nguồn vốn huy động
từ phát hành giấy tờ có giá năm 2010 chiếm tỷ trọng 0,31% tương ứng với 4.443 trd,
năm 2011 là 0,69% tương ứng với 8.641 trd, năm 2012 là 0,19% tương ứng với 3.216
trd. Nguồn vốn tiền gửi dân cư năm 2010 chiếm tỷ trọng là 42,06% tương ứng với
597.903 trd, năm 2011 là 39,19% tương ứng với 489.062 trd và năm 2012 là 30,52 %
tương ứng với 660.355 trd.
2.1.3.2. Tình hình cho vay
Với đặc thù là tổ chức kinh doanh tiền tệ thì hoạt động cho vay luôn giữ vai trò rất
quan trọng đối với bản thân ngân hàng cũng như đối với nền kinh tế.Đây là hoạt động mang
lại thu nhập rất lớn cho ngân hàng và cũng mang lại rủi ro nhiều nhất.Nhận thức được tầm
quan trọng này, OCB-chi nhánh Trung Việt-Đà nẵng luôn đa dạng hóa nghiệp vụ cho vay
kiếm khách hàng xây dựng chiến lược cho vay hiệu quả.Tình hình cho vay của ngân hàng
thể hiện qua bảng sau:

23


Bảng 2.2: Kết quả hoạt động cho vay tại OCB-chi nhánh Trung Việt giai đoạn 2010-2012
(Đơn vị tính: Triệu đồng)
Chỉ tiêu

Năm 2010

Năm 2011


Năm 2012

Số tiền

Tỷ trọng
(%)

Số tiền

Tỷ trọng
(%)

Số tiền

1.DSCV

602.028

100

724.804

100

860.240

100

a.Ngắn hạn


499.846

83,03

588.445

81,19

670.576

b.Trung-dài hạn

102.182

16,97

136.356

18,81

2.DSTN

574.440

100

683.334

a.Ngắn hạn


502.061

87,4

b.Trung-dài hạn

72.379

3.DNBQ

Chênh lệch
2011/2010

Tỷ trọng Mức chênh
(%)
lệch

Chênh lệch 2012/2011

Tỷ lệ
(%)

Mức
chênh lệch

Tỷ lệ (%)

122.776

20,39


135.436

18,69

77,95

88.599

17,73

82.131

13,96

189.664

22,05

34.174

33,44

53.308

39,09

100

720.432


100

108.894

18,96

37.098

5,43

533.555

78,07

612.473

85

31.444

6,27

78.918

14,79

12,6

149.829


21,93

107.959

15

77.450

107.01

(41.870)

(27,95)

565.906

100

671.671

100

715.764

100

105.765

18,69


44.093

6,56

a.Ngắn hạn

287.891

50,87

376.668

56,08

420.679

58,8

88.777

30,84

44.011

11,68

b.Trung-dài hạn

278.015


49,13

295.003

43,92

295.085

41,2

16.988

6,11

82

0,03

(292)

(6,8)

1.828

46,2

4.NQH bình
quân (%)


4.244

3.952

578

5.Tỷ lệ
NQH/DNBQ(%
)

0,75

0,59

0,8

24


( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Phương Đông năm 2010-2012)

25


×