Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Bồi dưỡng vốn hiểu biết về tính từ qua phân môn tập đọc và tập làm văn cho học sinh lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (714.12 KB, 66 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
=====o0o=====

ĐÀO THỊ PHƢƠNG TRÀ

BỒI DƢỠNG VỐN HIỂU BIẾT VỀ TÍNH TỪ
QUA PHÂN MÔN TẬP ĐỌC VÀ
TẬP LÀM VĂN CHO HỌC SINH LỚP 4
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phƣơng pháp dạy học Tiếng Việt

HÀ NỘI, 2016


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
=====o0o=====

ĐÀO THỊ PHƢƠNG TRÀ

BỒI DƢỠNG VỐN HIỂU BIẾT VỀ TÍNH TỪ
QUA PHÂN MÔN TẬP ĐỌC VÀ
TẬP LÀM VĂN CHO HỌC SINH LỚP 4
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phƣơng pháp dạy học Tiếng Việt

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
TS. Phạm Thị Hòa



HÀ NỘI, 2016
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc tới các thầy cô giáo trƣờng
Đại học sƣ phạm Hà Nội 2, các thầy cô giáo khoa Giáo dục Tiểu học đã tận
tình truyền thụ cho tôi kiến thức, phƣơng pháp giảng dạy ở Tiểu học… giúp
cho việc học tập, nghiên cứu, tiếp thu tri thức, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ
của tôi đạt kết quả nhƣ mong muốn.
Tôi xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo – TS Phạm Thị
Hòa, ngƣời đã hƣớng dẫn, động viên và tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành khóa
luận của mình.
Với điều kiện thời gian nghiên cứu và vốn kiến thức còn hạn chế, chắc
chắn đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận đƣợc sự góp
ý của các thầy cô giáo và các bạn đọc để khóa luận này đƣợc hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2016
Sinh viên
Đào Thị Phương Trà


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Bồi dƣỡng vốn hiểu
biết về tính từ qua phân môn Tập đọc và Tập làm văn cho học sinh lớp 4” là
công trình nghiên cứu của riêng tôi, không trùng khớp với kết quả của một
công trình nghiên cứu nào khác đã đƣợc công bố. Trong tiến hành thực
nghiệm khóa luận, chúng tôi có tham khảo những thành tựu của các nhà khoa
học, nhà nghiên cứu đi trƣớc với sự trân trọng, biết ơn.
Đề tài này chƣa từng đƣợc công bố trong bất kì công trình nào khác.
Hà Nội, tháng 5 năm 2016
Sinh viên
Đào Thị Phương Trà



DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT
GV

: Giáo viên

HS

: Học sinh

TT

: Tính từ

SGK

: Sách giáo khoa

TV

: Tiếng Việt

ĐT

: Động từ

DT

: Danh từ



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài...................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ......................................................................................... 2
3. Đối tƣợng nghiên cứu .............................................................................. 3
4. Mục đích nghiên cứu ............................................................................... 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................. 4
6. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 4
7. Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................... 4
NỘI DUNG .................................................................................................... 6
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG ......................................................... 6
1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................ 6
1.1.1. Cơ sở ngôn ngữ .............................................................................. 6
1.1.2. Cơ sở tâm lý ................................................................................. 10
1.1.3. Cơ sở giáo dục ............................................................................. 12
1.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................... 16
1.2.1. Nội dung dạy học về tính từ trong sách giáo khoa Tiếng Việt 4 .... 16
1.2.2. Thực tế khả năng nhận biết tính từ của học sinh lớp 4 ................. 16
1.2.3. Thực tế khả năng sử dụng tính từ của học sinh lớp 4 .................... 19
1.3. Tiểu kết chƣơng 1 ............................................................................... 22
Chƣơng 2. BỒI DƢỠNG NĂNG LỰC LĨNH HỘI TÍNH TỪ CHO
HỌC SINH LỚP 4 QUA PHÂN MÔN TẬP ĐỌC ....................................... 24
2.1. Khảo sát tính từ trong các văn bản tập đọc ......................................... 24
2.2. Hƣớng dẫn học sinh nhận biết tính từ và hiểu tác dụng của tính từ
trong các văn bản tập đọc ......................................................................... 32


2.2.1. Xây dựng hệ thống bài tập nhận biết và phân tích tác dụng

của tính từ qua các văn bản tập đọc ....................................................... 32
2.2.2. Một số ví dụ gợi ý hướng dẫn phân tích........................................ 36
2.3. Tiểu kết chƣơng 2 ............................................................................... 38
Chƣơng 3. BỒI DƢỠNG NĂNG LỰC SỬ DỤNG TÍNH TỪ CHO
HỌC SINH LỚP 4 QUA PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN ............................. 39
3.1. Nội dung chƣơng trình Tập làm văn lớp 4 .......................................... 39
3.2. Dạy học sinh sử dụng tính từ trong kiểu bài văn miêu tả .................... 41
3.2.1. Hướng dẫn học sinh hệ thống tính từ theo chủ đề miêu tả ............ 41
3.2.2. Hướng dẫn học sinh lựa chọn tính từ để miêu tả .......................... 51
3.3. Tiểu kết chƣơng 3 ............................................................................... 53
KẾT LUẬN .................................................................................................. 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 56
PHỤ LỤC .................................................................................................... 57


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Giáo dục Tiểu học (GDTH) là bậc học nền tảng trong Hệ thống Giáo dục
Quốc dân. Mục tiêu của Giáo dục Tiểu học là: “Giúp học sinh hình thành
những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ,
thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, góp phần hình thành nhân cách con
ngƣời Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bƣớc đầu xây dựng tƣ cách và trách nhiệm
công dân, chuẩn bị cho học sinh (HS) tiếp tục học trung học cơ sở” (theo Điều
23 Luật Giáo dục – 1998). Vậy Giáo dục Tiểu học đã trang bị những cơ sở ban
đầu quan trọng nhất của con ngƣời Việt Nam, những mầm non của đất nƣớc.
Trƣờng Tiểu học là nơi đầu tiên trẻ em đƣợc học tập tiếng Việt, đƣợc
giáo dục bằng phƣơng pháp nhà trƣờng, phƣơng pháp học tập tiếng mẹ đẻ
một cách khoa học. Học sinh tiểu học chỉ có thể học tập các môn học khác khi
có kiến thức tiếng Việt. Bởi tiếng Việt là phƣơng tiện giao tiếp, trao đổi thông
tin, là công cụ để chiếm lĩnh tri thức và là nền tảng để học tập các ngôn ngữ

khác. Môn Tiếng Việt trong chƣơng trình Tiểu học có nhiệm vụ hoàn thành
năng lực ngôn ngữ cho học sinh.
Môn Tiếng Việt cung cấp cho học sinh những kiến thức về ngôn ngữ
nhƣ: kiến thức về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, tu từ học – phong cách học
tiếng Việt, giữ gìn sự trong sáng giàu đẹp của tiếng Việt. Trong đó, từ loại là
một địa hạt quan trọng trong ngữ pháp học nói chung và ngữ pháp học nói
riêng. Từ loại tiếng Việt hết sức phong phú, có thể xếp thành hai nhóm chính:
nhóm thực từ và nhóm hƣ từ. Trong thực từ, có danh từ, động từ, tính từ, đại
từ, số từ...; trong hƣ từ có quan hệ từ, tình thái từ, trợ từ… Và tính từ là một
từ loại quan trọng, chiếm số lƣợng lớn trong hệ thống từ vựng. Tuy nhiên kiến
thức về tính từ đối với học sinh tiểu học còn tƣơng đối trừu tƣợng và các em

1


gặp khó khăn trong việc thực hành. Vì vậy, giáo viên cần thiết phải tìm ra các
phƣơng pháp dạy học tính từ sao cho có hiệu quả.
Bên cạnh ý nghĩa khoa học đã nói trên, việc nghiên cứu về từ loại tiếng
Việt có ý nghĩa thực tiễn cao.
Thứ nhất, việc nghiên cứu đề tài này giúp cho bản thân tác giả khóa
luận có điều kiện đi sâu nghiên cứu một từ loại cụ thể trong hệ thống từ loại
tiếng Việt.
Thứ hai, việc thực hiện nghiên cứu về một từ loại tính từ, đặc biệt
nghiên cứu về vốn hiểu biết về từ loại của học sinh tiểu học để tìm ra phƣơng
pháp và nội dung bồi dƣỡng tiếng Việt cho học sinh tiểu học là một việc làm
hữu ích nhằm làm phong phú vốn từ cho học sinh, giúp các em nói và viết
sinh động hơn.
Xuất phát từ nhận thức sâu sắc về ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
nhƣ trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Bồi dưỡng vốn hiểu biết về tính từ qua
phân môn Tập đọc và Tập làm văn cho học sinh lớp 4”.

2. Lịch sử vấn đề
Dạy và học từ loại tiếng Việt nói chung, tính từ nói riêng là một nhiệm
vụ khó khăn và đã đƣợc không ít các nhà giáo dục nghiên cứu, tìm hiểu. Tuy
nhiên, qua quá trình tìm hiểu, chúng tôi thấy những công trình nghiên cứu có
đề cập đến vấn đề dạy học từ loại tính từ cho học sinh tiểu học nhƣng chỉ viết
ở mức độ sơ bộ.
Trong khóa luận tốt nghiệp Đại học và Sau Đại học, có một số công
trình bàn đến việc dạy từ loại nói chung trong đó có đề cập đến việc dạy học
tính từ. Tiêu biểu là luận văn Thạc sĩ của tác giả Lê Thị Lan Anh (2006) – Từ
loại và việc dạy từ loại cho học sinh tiểu học. Tác giả đã trình bày khái quát
về bản chất của các từ loại và đƣa ra các biện pháp dạy từng từ loại cụ thể cho
học sinh tiểu học. Tuy nhiên, do mục đích đặt ra là dạy học từ loại cho học

2


sinh tiểu học nói chung nên tác giả chƣa thể nghiên cứu kĩ và đào sâu vào việc
dạy học tính từ cho học sinh ở các khối lớp cụ thể.
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã sƣu tầm và nghiên cứu một số tài liệu:
- Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học (Tài liệu đào đạo GV –
2007) của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Dự án phát triển GV Tiểu học. Các tác giả
đã đƣa ra những nhận xét về vai trò, sự cần thiết của việc dạy học từ loại
trong trƣờng Tiểu học. Sách còn đƣa ra các thông tin đổi mới về nội dung
chƣơng trình SGK và phƣơng pháp dạy học theo chƣơng trình mới.
- Giáo trình ngữ pháp Tiếng Việt – Diệp Quang Ban, tập 1. Trong cuốn
sách này, tác giả đã cung cấp đầy đủ kiến thức về Ngữ pháp tiếng Việt, đặc
biệt là những kiến thức về từ loại. Đây là cơ sở lí luận quan trọng cho việc
dạy học từ loại nói chung và dạy từ loại tính từ nói riêng ở Tiểu học.
- Giáo trình Tiếng Việt – Lê A, cuốn sách đã đề cập đầy đủ nội dung về
Ngữ pháp tiếng Việt, những nội dung nằm trong chƣơng trình dạy học cấp

Tiểu học đƣợc cung cấp một cách chi tiết.
Bên cạnh việc kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình đó, chúng
tôi mạnh dạn tiến hành điều tra thực nghiệm một khía cạnh khác. Đó là bồi
dƣỡng vốn hiểu biết về tính từ qua phân môn Tập đọc và Tập làm văn cho học
sinh lớp 4.
3. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài này là: hoạt động bồi dƣỡng vốn hiểu
biết về tính từ qua dạy học Tập đọc và Tập làm văn cho học sinh lớp 4.
4. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, chúng tôi hƣớng đến các mục đích sau:
a. Củng cố, nâng cao hiểu biết về tính từ (TT) và từ loại cho học sinh
tiểu học.

3


b. Nâng cao hiệu quả việc dạy học tính từ cho học sinh lớp 4 nói riêng
và học sinh tiểu học nói chung.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
a. Xác định cơ sở lý luận cho đề tài: hệ thống hóa kiến thức về tính từ
trong các tài liệu ngữ pháp đáng tin cậy và tìm hiểu cơ sở tâm lí, giáo dục có
liên quan đến việc bồi dƣỡng tính từ qua dạy học Tập đọc và Tập làm văn cho
học sinh lớp 4.
b. Khảo sát, thống kê vốn hiểu biết về tính từ của HS lớp 4 tại một
trƣờng, từ đó đề xuất các biện pháp cụ thể hƣớng dẫn học sinh học tính từ qua
hai phân môn Tập đọc và Tập làm văn tiến tới nâng cao năng lực giao tiếp và
tƣ duy cho các em.
6. Phạm vi nghiên cứu
a. Giới hạn nội dung nghiên cứu
Đề tài khóa luận của chúng tôi chỉ giới hạn việc nghiên cứu về việc dạy

tính từ trên hai phân môn Tập đọc và Tập làm văn của môn Tiếng Việt
b. Giới hạn đối tượng khảo sát
Chúng tôi giới hạn việc khảo sát trên đối tƣợng học sinh lớp 4 trƣờng
Tiểu học Tiến Thắng A, Mê Linh, Hà Nội.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
a. Phương pháp thống kê
Phƣơng pháp này đƣợc chúng tôi sử dụng để thống kê, tập hợp các kiến
thức về từ loại tính từ và các kiến thức khoa học liên ngành đồng thời xác
định vốn hiểu biết về tính từ của HS lớp 4.
b. Phương pháp phân tích
Phƣơng pháp này đƣợc chúng tôi sử dụng để phân tích kết quả thống
kê, để chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến sự nghèo nàn trong vốn hiểu biết về
tính từ của HS tiểu học.

4


c. Phương pháp miêu tả
Chúng tôi sử dụng phƣơng pháp này khi cần tái hiện những ví dụ tiêu
biểu khi có tính từ.
d. Phương pháp tổng hợp
Đây là phƣơng pháp chúng tôi sử dụng để rút ra những nhận xét hoặc
kết luận trong đề tài.

5


NỘI DUNG
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG
1.1. Cơ sở lý luận

1.1.1. Cơ sở ngôn ngữ
Có rất nhiều tài liệu nghiên cứu về từ loại nói chung và tính từ nói riêng
nhƣng chúng tôi chọn tài liệu của tác giả Diệp Quang Ban làm chỗ dựa khoa
học cho đề tài của mình vì công trình này tái bản nhiều lần và có nhiều chỉnh
sửa. Lần chỉnh sửa cuối cùng xuất bản gần đây nhất.
1.1.1.1. Khái quát về tính từ trong giáo trình Ngữ pháp tiếng Việt của Diệp
Quang Ban
a. Khái niệm
Lớp từ có ý nghĩa đặc trƣng (đặc trƣng của thực thể hay đặc trƣng của
quá trình) là tính từ. Ý nghĩa đặc trƣng đƣợc biểu hiện trong tính từ thƣờng có
tính chất đối lập phân cực (thành cặp trái nghĩa) hoặc có tính chất mức độ (so
sánh và miêu tả theo thang độ).
b. Phân loại
Có thể phân loại tính từ:
- Tính từ chỉ chất và tính từ quan hệ.
- Tính từ chỉ đặc trƣng xác định thang độ và tính từ chỉ đặc trƣng không
xác định thang độ.
(1) Tính từ chỉ chất và tính từ quan hệ
(1.1) Tính từ chỉ chất
Tính từ chỉ chất đƣợc hiểu là những tính từ vốn mang ý nghĩa tính chất
chứ không phải vay mƣợn ở các lớp từ khác. Ý nghĩa tính chất ở đây phong
phú về nội dung.

6


Ví dụ:
+ Ý nghĩa về loại phẩm chất: tốt, xấu, đẹp, chính xác…
+ Ý nghĩa về lƣợng: ít, cao, thấp, nhiều…
(1.2) Tính từ quan hệ

Tính từ quan hệ là tính từ mà ý nghĩa của chúng đƣợc vay mƣợn ở ý
nghĩa thực tế của danh từ.
Tính từ quan hệ có thể là gốc của danh từ chung, cũng có thể là gốc của
danh từ riêng.
Ví dụ:
+ Tính từ có quan hệ với danh từ riêng: con ngƣời rất Tây, giọng nói rất
Huế, thái độ rất Chí Phèo…
+ Tính từ có quan hệ với danh từ chung: cung cách rất quý phái, rất
sang, rất nghệ sĩ,…
(2) Tính từ chỉ đặc trưng xác định thang độ và tính từ chỉ đặc trưng không
xác định thang độ
(2.1) Tính từ chỉ đặc trưng không xác định thang độ
Đây là lớp tính từ chỉ đặc trƣng không biểu thị ý nghĩa thang độ tự
thân. Chúng thƣờng kết hợp với phụ từ chỉ ý nghĩa thang độ: rất, hơi, khí,
quá, lắm, cực kì… hoặc kết hợp với thực từ hàm chỉ ý nghĩa thang độ (thực từ
dùng kèm tính từ để “định lƣợng” hoặc “định tính” cho đặc trƣng đƣợc biểu
hiện trong tính từ).
Tính từ chỉ đặc trƣng không xác định thang độ gồm:
- Những tính từ chỉ phẩm chất: tốt, đẹp, xấu, khéo, vụng, tầm thƣờng,
quan trọng, phải, trái, hèn, mạnh…
- Những tính từ chỉ đặc trƣng về lƣợng: nhiều, ít, rậm, thƣa, ngắn dài,
cao thấp, rộng, hẹp…
- Những tính từ chỉ đặc trƣng cƣờng độ: mạnh, yếu, nóng, lạnh, sáng, tối…

7


- Những tính từ chỉ đặc trƣng hình thể: vuông, tròn, thẳng, gãy, cong,
méo, gầy, béo…
- Những tính từ chỉ đặc trƣng màu sắc: xanh, đỏ, vàng, nâu, đậm, nhạt…

- Những tính từ chỉ đặc trƣng âm thanh: ồn, im, vắng lặng, ồn ào, lặng lẽ,
im lìm…
- Những tính từ chỉ đặc trƣng mùi vị: thơm, thối, đắng, cay, ngọt, bùi,
nồng, nhạt nhẽo…
(2.2) Tính từ chỉ đặc trưng xác định thang độ
Lớp tính từ này chỉ đặc trƣng đồng thời biểu thị thang độ của đặc trƣng
trong ý nghĩa tự thân, thƣờng là ở mức tuyệt đối. Do đó, chúng không kết hợp
với phụ từ trình độ nhƣ: rất, hơi, quá, lắm…và cũng không đòi hỏi thực từ đi
kèm để bổ nghĩa.
Trong lớp từ này, có các nhóm:
- Chỉ đặc trƣng tuyệt đối. Số lƣợng từ trong nhóm rất hạn chế: riêng,
chung, công, tƣ, chính, phụ, độc nhất, công cộng. Chúng thƣờng dùng kém
với danh từ, hoặc với động từ để bổ nghĩa cho danh từ, động từ.
- Chỉ đặc trƣng tuyệt đối không làm thành cặp đối lập. Các từ trong
nhóm này thƣờng là từ láy hoặc từ ghép: đỏ lòm, trắng phau, đen sì, xanh
mƣớt, xanh xanh, đo đỏ, vàng vàng… Ý nghĩa đặc trƣng tự thân ở thang độ
tuyệt đối, không đƣợc đặt vào thế đối lập so sánh. Nhóm từ này không kết
hợp với phụ từ chỉ trình độ.
- Chỉ đặc trƣng mô phỏng. Các từ trong nhóm có cấu tạo ngữ âm theo lối
mô phỏng trực tiếp đặc trƣng âm thanh, hoặc theo lối biểu trƣng âm – nghĩa,
mô phỏng gián tiếp đặc trƣng hình thể của sự vật, hành động hoặc tính chất:
ào ào, đùng đùng, lè lè, chênh vênh… tính từ chỉ đặc trƣng mô phỏng có thể
kết hợp hạn chế với phụ từ: hơi.

8


c. Tác dụng của tính từ
Tính từ có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc miêu tả đặc điểm, tính
chất của sự vật, hiện tƣợng, hoạt động làm cho hình ảnh của sự vật, hiện

tƣợng đƣợc miêu tả trở nên chính xác, chân thực, sinh động, đa dạng và
phong phú.
1.1.1.2. Phân biệt tính từ với danh từ, động từ.
* Khái niệm:
Danh từ (DT) là những từ chỉ sự vật (ngƣời, vật, hiện tƣợng, khái
niệm hoặc đơn vị).
Động từ (ĐT) là nhƣng từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.
Tính từ (TT) là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật,
hoạt động, trạng thái.
*Muốn phân biệt tính từ với danh từ, động từ, tính từ ta có thể dựa vào
vào một trong hai cách sau:
- Dựa vào văn cảnh để hiểu nội dung cần biểu đạt của từ đó trong câu.
Ví dụ 1: Giá vàng gần đây lên xuống thất thƣờng. (DT)
Vƣờn cam chín vàng. (TT)
Ví dụ 2: Đôi giày này nhỏ quá! (TT)
Con nhớ nhỏ thuốc nhé! (ĐT)
- Dựa vào khả năng kết hợp với các từ đứng trƣớc hoặc sau nó:
+ DT thƣờng hay kết hợp với số từ (một, hai,…), đại từ chỉ số (tất cả,
hết thảy, hầu nhƣ,…),đại từ chỉ định (này, kia, ấy, đó, …)
+ ĐT thƣờng kết hợp với các phụ từ chỉ mệnh lệnh ở phí trƣớc (hãy,
đừng, chớ,…).
+TT thƣờng kết hợp với các từ chỉ mức độ (rất, hơi, quá, lắm,….
Ví dụ: Một cân gạo thì bao nhiêu tiền ạ? (DT)
Chị dừng cân thiếu cho em nhé. (ĐT)
Bức tranh này rất cân đối. (TT)
1.1.1.3. Kiến thức về tính từ trong sách giáo khoa Tiếng Việt 4

9



Ở lớp 4, các em đƣợc học về khái niệm của tính từ, tính từ chỉ tính chất
chung không có mức độ, tính từ chỉ tính chất có xác định mức độ.
Các bài Luyện từ và câu đề cập đến cách phân loại tính từ. Tuy nhiên,
SGK Tiếng Việt 4 mới chỉ giới thiệu một tiêu chí trong cách phân loại là tiêu
chí về ý nghĩa khái quát. Cụ thể nhƣ sau:
- Tính từ là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, hoạt
động, trạng thái… (Tiếng Việt 4, tập 1, tr.110). Ví dụ: vui, đẹp, xấu, cao,
thấp, gầy, béo…
- Sách giáo khoa giới thiệu một số cách thể hiện mức độ tính từ nhƣ sau:
+ Tạo ra các từ ghép hoặc từ láy từ tiếng đã cho.
Ví dụ: Đỏ: đỏ chói, đỏ lòm, đỏ lòe…
Đo đỏ, đỏ đắn…
+ Thêm các từ rất, lắm, quá, vô cùng, cực kì… vào trƣớc hoặc sau
tính từ.
Ví dụ: cao: rất cao, cao lắm, cao quá, quá cao…
+ Tạo ra phép so sánh:
So sánh ngang bằng
So sánh hơn kém
So sánh tuyệt đối
Nhìn chung các kiến thức về tính từ đƣợc đƣa vào dạy cho học sinh tiểu
học là những kiến thức cơ bản nhất thể hiện rõ bản chất của từ loại này.
1.1.2. Cơ sở tâm lý
1.1.2.1. Đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học
* Tư duy
a. Khái niệm
Tƣ duy là quá trình nhận thức và phản ánh nhận thức của con ngƣời về
tự nhiên, xã hội.

10



b. Hai quá trình tƣ duy của con ngƣời
Tƣ duy cảm tính: đó là quá trình nhận thức, phản ánh nhận thức của
con ngƣời bằng trực quan sinh động.
Tƣ duy lí tính (tƣ duy trừu tƣợng) là quá trình nhận thức, phản ánh
nhận thức của con ngƣời bằng khái niệm, phán đoán và suy luận.
c. Quá trình tƣ duy của học sinh tiểu học
Do đặc điểm tâm lí, lứa tuổi, sự phát triển tƣ duy của các em diễn ra
theo con đƣờng: từ cụ thể, trực quan đến trừu tƣợng.
Khả năng nhận thức về hiện thực khách quan của học sinh tiểu học bắt
đầu từ cảm giác, tri giác. Sau đó, khả năng liên tƣởng, tƣởng tƣợng các biểu
tƣợng dần phát triển. Ở những lớp cuối bậc Tiểu học khả năng dùng khái
niệm, phán đoán với các thao tác phân tích, so sánh, tổng hợp ngày càng
phong phú.
* Tri giác
Tri giác là quá trình nhận thức cao hơn cảm giác, phản ánh trực tiếp và
trọn vẹn sự vật, hiện tƣợng bên ngoài với đầy đủ đặc tính của nó.
Tri giác của học sinh tiểu học mang tính đại thể, ít đi vào chi tiết và
mang tính không ổn định: ở giai đoạn đầu Tiểu học tri giác thƣờng gắn với
hành động trực quan. Đến giai đoạn cuối Tiểu học, tri giác của các em bắt đầu
mang tính xúc cảm, trẻ thích quan sát các sự vật hiện tƣợng có màu sắc sặc
sỡ, hấp dẫn, tri giác của trẻ đã mang tính mục đích, có phƣơng hƣớng rõ ràng
đó là tri giác có chủ định.
* Tưởng tượng
Tƣởng tƣợng là một quá trình nhận thức, phản ánh những cái chƣa từng
có trong kinh nghiệm của cá nhân bằng cách xây dựng những hình ảnh mới
trên cơ sở những biểu tƣợng đã có.
Tƣởng tƣợng của học sinh tiểu học phân chia thành hai loại:
- Tƣởng tƣợng tái tạo: học sinh hình dung ra những gì đã thấy, đã cảm


11


nhận đƣợc.
- Tƣợng tƣợng sáng tạo: quá trình học sinh tạo ra biểu tƣợng mới. Học
sinh có thể tƣởng tƣợng ra hình ảnh của các sự vật, hiện tƣợng, các cảnh quan
địa lí, các sự kiện lịch sử, các nhân vật thông qua nội dung đƣợc trình bày
trong các bài tập đọc.
1.1.2.2. Khả năng tiếp nhận của học sinh tiểu học trong hoạt động giao tiếp
bằng tiếng Việt
Thông qua hoạt động giao tiếp bằng tiếng Việt, HS thổ lộ tâm tƣ, tình
cảm của mình với với ngƣời xung quanh. Đúng nhƣ N.K.A.Usinxkki đã nhận
định: Trẻ em đi vào trong đời sống tinh thần của mọi người xung quanh nó
duy nhất thông qua phương tiện tiếng mẹ đẻ và ngược lại, thế giới bao quanh
đứa trẻ được phản ánh trong nó thông qua chính công cụ này.
Dựa vào những đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học mà chƣơng trình
Tiếng Việt ở Tiểu học đƣa ra mục tiêu giao tiếp bằng tiếng Việt là hình thành
các kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết lên hàng ƣu tiên. Nhƣ vậy, dạy học theo
quan điểm giao tiếp bằng tiếng Việt là mục đích số một của việc dạy học
Tiếng Việt ở Tiểu học.
1.1.3. Cơ sở giáo dục
1.1.3.1. Mục tiêu dạy học tiếng Việt cho học sinh tiểu học
Dựa trên những đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học mà mục tiêu dạy
học tiếng Việt ở Tiểu học đƣợc xác định nhƣ sau:
Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt
(nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động
lứa tuổi. Thông qua việc dạy và học Tiếng Việt góp phần rèn luyện các thao
tác tư duy.
Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về tiếng Việt và những
hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, văn hóa, văn học Việt Nam


12


và nước ngoài.
Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong
sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt
Nam xã hội chủ nghĩa (Quyết định 43/2001/QĐ – BGD & ĐT).
Từ mục tiêu chung về dạy học tiếng Việt có thể cụ thể hóa mục tiêu về
dạy học từ loại tính từ trong chƣơng trình tiếng Việt ở Tiểu học nhƣ sau:
Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tính từ trong
lời nói, câu văn để học tập và giao tiếp trong môi trường hoạt động lứa tuổi.
Qua đó góp phần nâng cao năng lực tư duy cho các em.
Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về tính từ, nhận biết
tính từ trong các văn bản, bồi dưỡng vốn hiểu biết về tính từ để giúp các em
sử dụng tính từ đúng lúc, đúng mục đích giao tiếp.
Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong
sáng của các từ loại tính từ, góp phần hình thành nhân cách con người Việt
Nam xã hội chủ nghĩa.
1.1.3.2. Những nguyên tắc dạy học tiếng Việt cho học sinh tiểu học
* Nguyên tắc phát triển lời nói
Nguyên tắc này yêu cầu:
Việc lựa chọn và sắp xếp nội dung dạy học phải lấy hoạt động giao tiếp
làm mục đích, tức là hƣớng vào việc hình thành các kỹ năng: nghe, nói, đọc,
viết cho học sinh.
Xem xét các đơn vị ngôn ngữ trong hoạt động hành chức, tức là đƣa
chúng vào các đơn vị lớn hơn.
Phải tổ chức hoạt động nói năng của học sinh để dạy học tiếng Việt,
nghĩa là phải sử dụng giao tiếp nhƣ một phƣơng pháp dạy học chủ đạo ở Tiểu
học.

* Nguyên tắc phát triển tư duy

13


Nguyên tắc này yêu cầu:
Phải chú ý rèn luyện các thao tác và phẩm chất tƣ duy trong giờ dạy
tiếng Việt.
Phải làm cho học sinh thông hiểu ý nghĩa của các đơn vị ngôn ngữ.
Phải tạo điều kiện cho học sinh nắm đƣợc nội dung các vấn đề cần nói,
viết và biết thể hiện nội dung này bằng phƣơng tiện ngôn ngữ.
* Nguyên tắc chú ý đến các đặc điểm tâm lí và trình độ tiếng mẹ đẻ của học
sinh
Nguyên tắc này yêu cầu:
Việc dạy học tiếng phải chú ý đến đặc điểm tâm lí của học sinh, đặc
biệt là bƣớc chuyển khó khăn từ hoạt động chủ đạo là hoạt động vui chơi sang
hoạt động học tập.
Việc dạy học tiếng phải dựa trên sự hiểu biết chắc chắn về trình độ
tiếng mẹ đẻ vốn có của học sinh.
Sự vận dụng nguyên tắc này khi dạy tiếng Việt với tƣ cách là tiếng mẹ
đẻ và tƣ cách là ngôn ngữ thứ hai có khác nhau.
Trƣớc hết, với những học sinh ngƣời Việt, khi nghiên cứu tiếng Việt,
học sinh tiếp xúc với một đối tƣợng quen thuộc, gắn bó trực tiếp với cuộc
sống hàng ngày của các em. Trƣớc khi đến trƣờng, các em đã nắm hai dạng
hoạt động nói và nghe, các em đã có một vốn từ và quy tắc ngữ pháp nhất
định. Vì vậy, cần phải điều tra, nắm vững vốn tiếng Việt của học sinh theo
từng lớp, từng vùng khác nhau để hoạch định nội dung, kế hoạch và phƣơng
pháp dạy học. Đó là yêu cầu thứ nhất của việc thực hiện nguyên tắc. Yêu cầu
thứ hai là phải phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong giờ học
Tiếng Việt. Yêu cầu thứ ba là giáo viên cần phải phát huy những mặt tiêu cực

về lời nói của các em trong quá trình học tập.
* Nguyên tắc giao tiếp

14


Nguyên tắc này đòi hỏi việc dạy học từ, câu nằm trong quỹ đạo dạy
tiếng nhƣ một công cụ giao tiếp, nhằm thực hiện mục tiêu của chƣơng trình
Tiếng Việt Tiểu học mới: hình thành và phát triển ở học sinh kĩ năng sử dụng
tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường
hoạt động của lứa tuổi. Quan điểm giao tiếp chi phối nội dung chƣơng trình
môn Tiếng Việt nói chung cũng nhƣ phân môn Luyện từ và câu nói riêng.
* Nguyên tắc tích hợp
Không có vốn từ phong phú, không hiểu nghĩa và đặc điểm ngữ pháp
của từ thì không thể đặt câu đúng, đồng thời, nếu không nắm vững quy tắc đặt
câu thì dù có vốn từ phong phú, dù nắm chắc nghĩa của từ vẫn không trình
bày đƣợc ý kiến của mình một cách đúng đắn, rõ ràng, mạch lạc. Vì vậy, việc
việc luyện từ và luyện câu không thể tách rời. Bên cạnh đó, các bộ phận của
chƣơng trình Luyện từ và câu nhƣ từ, cấu tạo từ, từ loại, câu, các thành phần
câu, các kiểu câu và liên kết câu cũng phải đƣợc nghiên cứu trong sự gắn bó
thống nhất.
Mặt khác, do lƣợng từ và câu mà học sinh thu nhận đƣợc trong giờ
Luyện từ và câu là rất nhỏ so với các giờ học khác cũng nhƣ trong các hoạt
động trong và ngoài nhà trƣờng, cho nên không thể dạy học từ và câu bó hẹp
trong tiết Luyện từ và câu mà đòi hỏi phải đƣợc tiến hành mọi lúc, mọi nơi,
trong tất cả các phân môn khác của môn Tiếng Việt và trong tất cả các môn
học.
* Nguyên tắc trực quan
Nguyên tắc trực quan đƣợc xây dựng còn dựa vào sự thống nhất giữa
trừu tƣợng và cụ thể trong ngữ pháp. Đặc điểm của việc vận dụng nguyên tắc

trực quan trong dạy từ là ở chỗ: từ một tổ hợp kích thích nghe, nhìn, vận
động, cấu âm. Thực hiên nguyên tắc trực quan trong việc dạy nghĩa từ là cần
làm sao trong giải nghĩa, việc tiếp nhận của HS không phiến diện mà hình

15


thành trên cơ sở của sự tác động qua lại của những cảm giác khác nhau: nghe,
nhìn, phát âm, viết.
* Nguyên tắc bảo đảm tính hệ thống của từ, câu trong dạy học
Những thành tựu nghiên cứu trong ngôn ngữ học về bản chất nghĩa của
từ, cấu tạo từ, các lớp từ, bản chất cấu tạo của câu, các kiểu câu, liên kết câu
là cơ sở để dạy các bài lí thuyết về từ và câu. Chúng ta cần nắm đƣợc và cho
học sinh từng bƣớc làm quen với các khái niệm nghĩa của từ, tính nhiều
nghĩa, đồng nghĩa, trái nghĩa, cấu tạo câu, các kiểu câu. Mặt khác, dựa vào
kiến thức từ vựng học, ngƣời ta đã xác lập những nguyên tắc để dạy từ theo
quan điểm thực hành, hay nói cách khác, làm giàu vốn từ cho HS. Dạy từ nhất
thiết phải tính đến đặc điểm của từ nhƣ một đơn vị ngôn ngữ: quan hệ trực
tiếp của từ với thế giới bên ngoài.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Nội dung dạy học về tính từ trong sách giáo khoa Tiếng Việt 4
Trong phân bố chƣơng trình dạy học về tính từ trong SGK Tiếng Việt 4
có hai bài: Tính từ (tuần 11, trang 110, tập 1) và bài Tính từ (tiếp theo) (tuần
12, trang 123, tập 1). Qua đó, ta thấy tính từ đƣợc dạy trong chƣơng trình
SGK lớp 4 chƣa nhiều, chính vì vậy mà nội dung về tính từ chƣa đƣợc khai
thác sâu để học sinh hiểu và vận dụng kiến thức này vào các bài tập cũng nhƣ
sử dụng tính từ trong đời sống. Từ đó, chúng tôi nhìn nhận đƣợc vấn đề cần
phải đƣợc xem xét và nghiên cứu để đƣa ra đƣợc các biện pháp phù hợp, nâng
cao khả năng sử dụng tính từ cho HSTH.
1.2.2. Thực tế khả năng nhận biết tính từ của học sinh lớp 4

Qua quá trình thực tế, thực tập ở trƣờng Tiểu học, chúng tôi nhận thấy
các em bƣớc đầu đã đƣợc trang bị kiến thức cơ bản về tính từ. Để đánh giá
vốn hiểu biết của các em về từ loại này, chúng tôi đã tiến hành khảo sát 83
học sinh thuộc hai lớp 4A và 4B Trƣờng Tiểu học Tiến Thắng A, Mê Linh,
Hà Nội.

16


Đây là trƣờng Tiểu học thuộc địa bàn nông thôn đang dần thành thị
hóa. So với các học sinh nội thành, điều kiện học tập của các em còn hạn chế.
Nhƣng so với các học sinh ở miền núi, hải đảo thì điều kiện học tập của các
em ở đây còn thuận lợi hơn rất nhiều.
Chúng tôi tiến hành khảo sát khả năng nhận biết tính từ của các em
bằng phiếu. Trƣớc khi cho các em thực hiện nội dung trong phiếu, chúng tôi
đã hƣớng dẫn các em cách làm cụ thể.
Mẫu phiếu khảo sát:
- Họ và tên : ………………….
- Lớp : ……………………….
- Trƣờng : ………………….
Nội dung phiếu khảo sát
Phiếu 1.
a/ Em hãy gạch chân những tính từ trong các từ sau:
Đồ sộ, thị trấn, nguy nga, đồng áng, cổ kính, hiền hòa, dòng sông,
thành phố, già nua, nhăn nheo, nhanh nhẹn, chiếc cầu, chăm chỉ, giỏi giang,
công nhận, đẹp nết, tƣơi tốt, kéo cày, mát mẻ, điện thoại, tím ngắt, học sinh,
gầy gò, thanh mảnh, béo tốt, man mát, gột rửa, sáng chói, xấu xí, chậm chạp,
vƣờn nho, đi lại, khôi ngô, lƣợn quanh, cái bừa, thành phố, đứng, lộng lẫy,
non nớt, công nhân, nông dân, ấm áp, mềm mại, láng bóng, gầy yếu, ngắn
chùn chùn, mong manh, cây cối, gầy guộc, cân, đá, đứng.

b/ Xác định tính từ trong đoạn văn sau:
Lúc ấy, tôi đang đi trên phố. Một ngƣời ăn xin già lọm khọm đứng
ngay trƣớc mặt tôi.
Đôi mắt ông lão đỏ đọc và giàn giụa nƣớc mắt. Đôi môi tái nhợt, áo
quần tả tơi thảm hại… Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con ngƣời đau
khổ kia thành xấu xí biết nhƣờng nào!

17


Ông lão chìa tay trƣớc mặt tôi bàn tay sƣng húp, bẩn thỉu. Ông rên rỉ
cầu xin cứu giúp.
(Tuốc-ghê-nhép – Ngƣời ăn xin, Tiếng Việt 4, tập 1)
c/ Những từ nào trong các từ ở trong ý a có thể hoạt động trong chức
năng của các từ loại khác nhau? Đặt câu với từ ấy.
Mục đích của việc thực hiện nội dung yêu cầu của phiếu 1 là đánh giá
khả năng nhận biết từ loại tính từ của các em học sinh. Ở bài tập này, chúng
tôi đã đƣa ra các từ và 1 đoạn văn, bằng cách trộn lẫn các từ loại: danh từ,
động từ, tính từ; trong đó có 40 từ thuộc từ loại tính từ. Nhiệm vụ của các em
học sinh là đọc kĩ từng từ và đoạn văn, vận dụng các kiến thức đã học, gạch
chân dƣới các tính từ mà các em cho là đúng. Tuy nhiên, ở phiếu điều tra này,
chúng tôi không yêu cầu các em phân tách ra thành các tiểu loại nhỏ của tính
từ. Thời gian làm bài là 30 phút. Và kết quả thu đƣợc ở 83 học sinh lớp 4A và
4B nhƣ sau:
- Không có học sinh nào xác định đúng, đủ 40 tính từ, chiếm tỉ lệ 0%.
- Có 7 học sinh xác định đúng 31 – 35 tính từ, chiếm 8,4%.
- Có 12 học sinh xác định đúng 26 – 30 tính từ, chiếm 14,5%.
- Có 19 học sinh xác định đúng 21 – 25 tính từ, chiếm 22,9%.
- Có 26 học sinh xác định đúng 16 – 20 tính từ, chiếm 31,3%.
- Có 14 học sinh xác định đúng 11 – 15 tính từ, chiếm 16,9%.

- Có 5 học sinh xác định đúng 5 – 10 tính từ, chiếm 6%.
- Có 14 học sinh xác định sai tính từ, chiếm 16,9%. Trong đó:
+ Có 10 học sinh nhầm động từ với tính từ, chiếm 12%.
+ Có 4 học sinh nhầm danh từ là tính từ, chiếm 4,9%.
Từ kết quả đƣợc miêu tả trên đây, chúng tôi bƣớc đầu tổng hợp bảng
khảo sát thống kê việc nhận diện tính từ của học sinh lớp 4 nhƣ sau:
Số tính

Tỉ lệ HS xác định

Tỉ lệ HS xác định sai TT

18


×