Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Một số biện pháp chỉ đạo việc dậy học bồi dưỡng phân môn tập làm văn cho học sinh giỏi lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.93 KB, 15 trang )

Một số biện pháp
chỉ đạo việc dạy học bồi dỡng phân môn tập làm văn cho
học sinh giỏi lớp 4 - 5
A. Đặt vấn đề:
I. Lời nói đầu:
Nh chúng ta đã biết: Trong bậc học Tiểu học , bốn kỹ năng quan trọng mà bộ môn
Tiếng Việt ( môn học cơ bản nhất của bậc Tiểu học) cần đạt đó là: Nghe - nói - đoc
- viết. Trong đó, kỹ năng viết là kỹ năng hết sức quan trọngvà khó rèn luyện cho
học sinh nhất. Để rèn kỹ năng viết cho học sinh , giáo viên phải dạy tốt các phân
môn nh: Tập đọc, Chính tả, Tập viết , Luyện từ và câu và Tập làm văn. Để viết đẹp
và viết đúng ngời thầy phải chú trọng và rèn kỹ năng cho học sinh khi dạy Tập viết
và Chính tả. Còn muốn dạy cho học sinh viết đúng và hay thì chúng ta phải đặc biệt
chú trọng đến việc dạy tốt phân môn Tập đọc, Luyện từ và câu và Tập làm văn.
Trong các phân môn này, thực tế nhiều giáo viên cho rằng: Tập làm văn là khó dạy
nhất vì đòi hỏi học sinh phải có năng khiếu mới viết văn hay đợc. Nội dung bồi d-
ỡng làm văn nhằm trau dồi vốn sống, vốn văn chơng, nâng cao năng lực cảm nhận
và diễn tả ở học sinh , học sinh luyện viết văn theo kiểu bài đã học. Các kiểu bài cơ
bản ở tiểu học là: Kể chuyện, miêu tả, viết th. Trong các lần kiểm tra định kỳ, hay
các đề thi học sinh giỏi nhiều năm đã tổ chức( hay đề hớng dẫn giao lu Toán tuổi
thơ) cấp Huyện - cấp Tỉnh thì Tập làm văn luôn dành một số điểm cao hơn. Song số
học sinh đạt điểm giỏi bài văn viết còn ít.
Tuy nhiên, từ kinh nghiệm thực tế của bản thân tôi là giáo viên dạy văn hoá đã
nhiều năm. Một số năm cũng đã đảm nhận việc dạy bồi dỡng môn Tiếng Việt cho
học sinh lớp 4 - 5. Thì việc dạy Tập làm văn cũng không quá khó hay chỉ học sinh
có năng khiếu văn mới viết hay đợc, mà chúng ta có thể rèn luyện đợc nếu nh có
biện pháp và cách thức dạy phù hợp.
Sau khi đảm nhận chức vụ Phó hiệu trởng Trờng Tiểu học Thống Nhất phụ trách
chuyên môn , đặc biệt đợc nhà trờng giao nhiệm vụ phụ trách mảng bồi dỡng học
1
sinh giỏi, tôi đã dùng những kinh nghiệm trong thực tế giảng dạy của mình đã
nghiên cứu và đúc rút đợc để chỉ đạo giáo viên dạy bồi dỡng học sinh giỏi cách dạy


Tập làm văn đạt hiệu quả tốt hơn.
Trong khuôn khổ đề tài này, tôi xin mạnh dạn đa ra một số biện pháp chỉ đạo giúp
giáo viên dạy bồi dỡng Tiếng Việt nâng cao chất lợng học bồi dỡng phân môn Tập
làm văn lớp 4- 5.
II / Thực trạng của việc dạy bồi dỡng phân môn Tập làm văn cho
học sinh giỏi lớp 4- 5 ở trờng tiểu học Thống nhất.
1.Thực trạng dạy học của giáo viên.
Năm học 2008 -2009 , xác định rõ mục tiêu nhiệm vụ năm học cũng nh để thực
hiện tốt kế hoạch giao lu học sinh giỏi lớp 4- 5 của phòng giáo dục Yên Định . Ban
giám hiệu nhà trờng đã sớm xây dựng kế hoạch chỉ đạo công tác bồi dỡng học sinh
giỏi cho học sinh các khối lớp , nhằm đảm bảo yêu cầu về chất lợng học tập của Tr-
ờng chuẩn Quốc gia mức độ 2. Trong đó đặc biệt chú trọng đến việc tổ chức dạy
học bồi dớng cho học sinh lớp 4 - 5 với hai môn Toán và Tiếng Việt.
Ngoài việc học tăng cờng ở buổi thứ 2 nhà trờng đã bố trí để một tuần học sinh giỏi
lớp 4 - 5 đợc học bồi dỡng thêm 2 buổi vào sáng thú 7 và một buổi trong tuần.
Nhìn chung giáo viên đợc phân công dạy bồi dỡng môn Tiếng Việt lớp 4- 5 nhiệt
tình, chăm lo đến chất lợng học tập của học sinh, có nhiêù cố gắng trong việc dạy
bồi dỡng của mình. Tuy nhiên trong quá trình dạy học còn một số hạn chế sau:
- Giáo viên cha thật sự sáng tạo trong việc tổ chức các hình thức khai thác kiến thức
môn học, giúp học sinh lĩnh hội đợc cách viết văn theo kiểu bài.
- Cha giúp học sinh thấy đợc mối liên kết giữa các kiểu bài, sự hỗ trợ lẫn nhau của
các dạng bài đợc học để viết một bài văn hay.
- Đề bài luyện tập của giáo viên ra cho học sinh rèn luyện cũng thiếu sự sáng tạo,
còn phụ thuộc vào tài liệu giảng dạy, sách giáo khoa, cha biết tạo cơ hội kích thích
học sinh phát huy óc sáng tạo, trí tởng tợng của mình để viết văn.
- Cha chú ý chữa lỗi khi làm văn ( lỗi dùng từ, ) cho học sinh.
2. Thực trạng học Tập làm văn của học sinh:
2
Học sinh Trờng Tiểu học Thống Nhất đặc biệt là số học sinh đợc lựa chọn để bồi
dỡng phần lớn là chăm học. Tuy nhiên khả năng sáng tạo còn ít, các em thờng lệ

thuộc vào dàn ý sẵn có của giáo viên, hoặc bài mẫu của giáo viên,thiếu nét riêng,
thiếu sự hồn nhiên trong sáng của trẻ thơ, ít cảm xúc và cha vận dụng tốt các ngữ
liệu mẫu trong sách giáo khoa để thực hành.
Việc đọc đề bài và xác định yêu cầu của đề bài các em cha chú trọng nên bài làm
của các em cha đúng yêu cầu trọng tâm diễn đạt mang tính liệt kê, lủng củng,
không có sự vận dụng từ việc cảm thụ bài Tập đọc hay các bài tập rèn kỹ năng của
Luyện từ và câu vào bài viết Vì vậy kết quả làm văn của các em còn hạn chế cha
đạt yêu cầu nh mong muốn của thầy cô.
Kết quả khảo sát đầu năm (Tháng 10 năm 2008 ): học sinh đạt giỏi phân môn
Tập làm văn lớp 4- 5 là: 4/28
Từ thực trang dạy và học phân môn Tập làm văn của giáo viên và học sinh nh đã
nêu ở trên, tôi mạnh dạn đa ra một số biện pháp chỉ đạo giúp giáo viên dạy bồi dỡng
nâng cao chất lợng học tập phân môn Tập làm văn ở lớp 4- 5.
B.Giải quyết vấn đề
I/Các giải pháp thực hiện:
1.Dự giờ, kiểm tra đánh giá các tiết học bồi dỡng môn Tiếng Việt,đặc biệt là phân
môn Tập làm văn
2.Xây dựng một số đề Tập làm văn để kiểm tra khảo sát học sinh.
3.Nghiên cứu các tài liệu về môn Tiếng Việt có liên quan đến môn Tập làm văn ,
một số chuyên san Tiếng Việt (Nh Văn học tuổi trẻ, )và tài liệu phơng pháp dạy
học Tiếng Việt ở tiểu học.
4.Tìm biện pháp chỉ đạo việc dạy học bồi dỡng phân môn Tập làm văn cho học sinh
lớp 4-5 vận dụng trong thực tế dạy học.
II/Các biện pháp tổ chức thực hiện:
Để nâng cao chất lợng trong việc bồi dỡng học sinh học phân môn Tập làm
văn,tôi đã vận dụng một số biện pháp chỉ đạo sau đây:
1.Dựa vào các bài thơ để giúp học sinh rèn luyện kĩ năng làm văn kể chuyện.
3
ở Tiểu học,Văn kể chuyện đợc giảng dạy từ lớp 3 nhng trọng tâm của thể loại này
đợc học ở lớp 4 . Kiểu bài văn kể chuyện đợc xây dựng với những đề bài cụ thể và

những kĩ năng thực hành đặt ra cho từng đề bài cụ thể đó.
ở các tiết học chính khoá , giáo viên đã dạy cho học sinh một số kĩ năng kể
chuyện nh cốt chuyện , nhân vật trong truyện , tả ngoại hình nhân vật , tả hoạt
động , tả nội tâm ,
Thông qua một số dạng đề bài nh : Kể lại chuyện đã nghe , đã học , kể lại chuyện
đợc chứng kiến tham gia , kể chuyện thay lời nhân vật, kể chuyện dựa vào cốt
chuyện có sẵn , viết tiếp câu chuyện cho hoàn chỉnh học sinh đợc rèn kỹ năng kể
chuyện khá cụ thể cho từng kiểu , từng dạng . Tuy nhiên thời gian dành cho luyện
tập của từng dạng không nhiều . Các dạng bài kể chuyện này còn mờ nhạt trong
học sinh , đặc biệt là học sinh trung bình , yếu . Trong các lớp bồi dỡng , tôi đã chỉ
đạo giáo viên phụ trách , thực hiện một số biện pháp giúp học sinh rèn kĩ năng kể
chuyện và tổng hợp đợc nhiều yêu cầu của kể chuyện vào bài viết mà mất ít thời
gian đầu t . Đó là dựa vào một số bài thơ có tính chất tự sự để yêu cầu học sinh kể
chuyện . Giáo viên có thể dùng một bài thơ nhiều lần để củng cố luyện tập nhiều kĩ
năng, mỗi bài tập một yêu cầu khác nhau , sau đó mới yêu cầu học sinhkể toàn bộ
câu chuyện bằng lời của mình .
Ví dụ1: Dựa vào bài thơ Tiếng vọng của Nguyễn Quang Thiều , em hãy kể lại
câu chuyện về cái chết của chim mẹ trong cơn bão.
Nội dung bài thơ (Trang 108-T/V lớp5,tập 1)
Để học sinh làm tốt đề bài luyện tập này giáo viên nên chẻ nhỏ các yêu cầu để học
sinh thực hành.
Cụ thể đó là:
Bài tập1:Dựa vào bài thơ , hãy kể lại cảnh cơn bão về trong đêm.
Bài tập2 : Dựa vào bài thơ , hãy kể lại cảnh chim mẹ tránh bão.
Bái tập3 : Dựa vào bài thơ hãy tả lại tâm trạng băn khoăn , day dứt của tác giả về cái
chết của chim sẻ.
4
Sau khi chỉ đạo giáo viên vận dụng cách này , học sinh đã làm tốt hơn , một số em
có kết quả bài làm tốt nh em Mạnh Linh,Thuỳ Linh , Minh Phớc
Ví dụ bài làm của em Minh Phớc đã viết đợc:

Bài tập1 : Đêm khuya vắng vẻ , những vì sao trên trời dần dần ẩn khuất , bóng đêm
bao trùm khắp nơi . Gần về sáng , không khí bắt đầu ngột ngạt .Rồi những tiếng rì
rào bắt đầu mạnh dần , to dần.
Gió ù ù thổi qua mái nhà , gió vít những cành cây , gió làm va đập , cành cây gãy
răng rắc , tiếng cánh chim đập cửa phành phạch . Cơn bão đã thật sự đổ bộ về.
Bầi tập2: Em Mạnh Linh viết:
Chiếc tổ chim trong ống tre đầu nhà chiều nay còn ấm cúng , chim mẹ đang ấp ủ
những quả trứng . Bão về , gió xoáy thẳng vào mái nhà . Chim mẹ giật mình dáo
dác bay tìm nơi trú ẩn . Nó bay ra khỏi tổ giữa màn đêm dày đặc và những trận gió
gào thét điên cuồng . Rồi nh loé lên niềm hi vọng , chim mẹ lao đầu vào cánh cửa
một ngôi nhà . Cánh cửa vẫn đóng chặt , con chim mẹ vẫn không mất niềm hi
vọng,cứ cố sức chấp chới đôi cánh rã rời vỗ vào cánh cửa , mong ai đó mở cửa ra
cho nó tránh bão qua đêm . Cửa vẫn không mở,không chống đỡ nổi cái dữ dội của
cơn bão , nó đã chết lạnh ngắt ngay trớc cửa nhà , để lại những quả trứng trong tổ
mãi mãi không nở thành những chú chim non.
Bài tập3: Em Mỹ Duyên viết:
Sáng mai thức dậy , nhìn thấy chim mẹ đã chết ngay trớc cửa những quả trứng
trong tổ bơ vơ nằm đó , tác giả không khỏi day dứt , băn khoăn . Đêm bão ấy , rõ
ràng tác giả nằm trong chăn nghe tiếng chim mẹ đập cửa , nhng sự ấm áp của
chăn gối đã giữ chặt tác giả ở trong nhà , không dậy mở cửa cho chim mẹ tránh
bão ,
Sau các bài tập nhỏ trên , giáo viên mới yêu cầu học sinh về làm cả bài . Có nh thế
các em mới áp dụng đợc những kỹ năng đã học vào bài làm văn viết .
Ví dụ 2 : Dựa vào bài thơ Qua Thậm Thình của nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi , em hãy
kể lại câu chuyện nhằm giải thích nguyên nhân sinh ra tên gọi của làng.
5
Nội dung bài thơ , đó là :
Qua Thậm Thình
Đi qua xóm núi Thậm Thình
Bâng khuâng nhớ nớc non mình nghìn năm

Vua Hùng một sáng đi săn
Tra tròn bóng nắng nghỉ chân chốn này
Dân dâng một quả xôi đầy
Bánh chng mấy cặp , bánh giày mấy đôi
Đẹp lòng vua phán bầy tôi
Tìm đất kén thợ định nơi xây nhà
Trăm cô gái tựa tiên sa
Múa chày đôi với chày ba rập rình
Đêm đêm tiếng Thậm tiếng Thình
Cối gạo đầy cả nghĩa tình nớc non
Để học sinh làm tốt đề bài luyện tập này , giáo viên cần chẻ nhỏ các yêu cầu ra để
học sinh thực hành.
Cụ thể là :
Bài 1: Dựa vào bài thơ , hãy tả ngoại hình nhân vật Vua Hùng trong câu chuyện .
Bài 2: Dựa vào bài thơ hãy kể lại cuộc nói chuyện của Vua Hùng với các quan và
dân xóm núi bàn về viẹc làng giã gạo nuôi quân .
Bài 3: Dựa vào bài thơ hãy tả nội tâm nhân vật Vua Hùng khi đợc dân chúng tiếp
đón nồng nhiệt
Bài 4: Dựa vào bài thơ , em hãy tả cảnh các cô gái xóm núi say sa giã gạo nuôi
quân .
Các bài thơ có tính chất tự sự trong chơng trình tiểu học có nhiều nh bài : Nàng
Tiên ốc , Ê- mi - li , con Ngoài ra giáo viên nên su tầm thêm các bài thơ của
Trần Đăng Khoa ( VD bài : Đám ma bác giun , Em kể chuyện này , ) , hay một
số bài thơ của Bác Hồ ( VD nh : Con cáo và tổ ong , ) để học sinh luyện tập .
6
2. Dựa vào các dạng bài tập nâng cao để luyện tập kể chuyện phát huy tính
sáng tạo của học sinh.
Nh chúng ta đã biết, trong chơng trình mới hiện nay, hệ thống bài tập phân môn
Tập làm văn kiểu bài kể chuyện đợc liệt kê , miêu tả theo nhiều cách khác nhau .
Để phát huy trí tởng tợng cho học sinh giỏi , giáo viên có thể đa ra một số dạng bài

nh sau :
a) Kể lại chuyện đã nghe , đã học bằng cách mợn lời nhân vật.
Ví dụ : Em hãy mợn lời nhân vật vua Mi-đát kể lại câu chuyện : Điều ớc của Vua
Mi-đát .
b) Dựa vào cốt chuyện có sẵn để kể lại câu chuyện theo trí tởng tợng của em .
Ví dụ : Một chú ong mải mê hút nhuỵ hoa , không hay biết trời đang sập tối , ong
không về nhà đợc . Sáng hôm sau khi trở về gặp các bạn , ong đã kể lại câu chuyện
nó xa nhà trong đêm qua . em hãy tởng tợng và kể lại câu chuyện của chú ong xa
nhà đó .
c) Tởng tợng để viết tiếp đoạn văn thành câu chuyện hoàn chỉnh .
( Giáo viên ghi đoạn chuyện còn thiếu , cho học sinh tởng tợng và viết thêm . đoạn
viết thêm có thể là phần đầu , phần diễn biến hoặc phần kết thúc) .
d) Dựa vào ý nghĩa của một câu chuyện để kể lại chuyện theo trí tởng tợng của em
Sau khi đựơc luyện tập theo sự hớng dẫn nh trên thì học sinh làm bài có nhiều tiến
bộ hơn .
Ví dụ với đề bài :
Một chú ong mải mê hút nhuỵ hoa , không hay biết trời đang sập tối , ong không
về nhà đợc . Sáng hôm sau khi trở về gặp các bạn , ong đã kể lại câu chuyện nó xa
nhà trong đêm qua . Em hãy tởng tợng và kể lại câu chuyện của chú ong xa nhà đó .
Học sinh đã làm bài có nhiều sáng tạo và đạt kết quả tốt nh em Thạch Thảo , em
Trang , em Hà , em Huyền lớp 4.
3) Dựa vào nội dung của cốt chuyện hoặc dàn ý của bài văn kể chuyện để tả
ngoại hình , tả nội tâm , tả hoạt động của nhân vật .
7
Đối với văn kể chuyện , xây dựng cốt chuyện , dàn bài là quan trọng nhng nếu học
sinh không biết vận dụng các yêu cầu về tả ngoại hình , tả nội tâm , tả hoạt động ,
vào kể chuyện thì câu chuyện sẽ không sinh động hấp dẫn mà chỉ là liệt kê các ý
chính . Vì vậy , giáo viên phải hớng dẫn học sinh thật kĩ : Khi nào phải tả ngoại
hình , khi nào phải tả nội tâm , khi nào phải thể hiện hành động ngôn ngữ
Thông thờng các cách tả này xen với kể sẽ hiệu quả và gây đợc sự chú ý cho ngời

nghe , tăng hiệu quả của kể chuyện .
a) Tả ngoại hình : Khi nhân vật chính hay phụ xuất hiện thì phải tả ngay ngoại hình
của nhân vật đó . Nhân vật chính phải tả nhiều hơn nhân vật phụ . Phải chọn lọc chi
tiết về ngoại hình để tả sao cho chi tiết đó thể hiện đợc tính cách nhân vật .
b) Tả nội tâm : Nội tâm của nhân vật thờng bộc lộ khi xuất hiện tình huống có vấn
đề . Vì vậy khi kể chuyện đến đoạn chuyện xuất hiện tình huống có vấn đề thì giáo
viên yêu cầu học sinh phải suy nghĩ và diễn đạt nội tâm nhân vật . Cần tả ngắn , sử
dụng câu hỏi tu từ , câu cảm để thể hiện nội tâm cho phù hợp để tăng hiệu quả cảm
nhận cho ngời đọc.
c/Tả hoạt động , lời nói , cử chỉ : Trong bất kì câu chuyện nào , nhân vật cũng phải
hoạt động . Chính hoạt động đã đa câu chuyện đi đến cao điểm của sự việc , buộc
phải giải quyết để kết thúc một cách hợp lí . Chính các hoạt động này đã đẩy câu
chuyện đi từ diễn biến này đến diễn biến khác .Vì thế , nhân vật trong chuyện kể
phải có hoạt động , có lời nói,có cử chỉ phù hợp với đặc điểm nhân vật và với nội
dung câu chuyện . Giáo viên phải hớng dẫn kĩ các yêu cầu này để học sinh có thể
kể tốt hơn với khả năng xây dựng lời hội thoại , tả ngời thông qua hoạt động
4) Dựa vào câu chủ đề để giúp học sinh viết đoạn văn miêu tả đúng trọng tâm
Trong bậc Tiểu học , văn miêu tả là thể loại quan trọng nhất , đợc giảng dạy chủ
yếu ở lớp 4-5 . Trong nội dung chơng trình hiện hành, kiến thức về câu chủ đề trong
ngữ pháp văn bản đợc đa vào một cách nhẹ nhàng giúp học sinh vận dụng khá
nhanh để làm văn miêu tả . Đây cũng chính là điểm khác biệt cần thiết và hợp lý so
với chơng trình cũ . Vì thế khi dạy học giáo viên cần tận dụng tối đa hình thức
luyện tập viết đoạn văn theo câu chủ đề để học sinh thực hành . Nh chúng ta đã biết
8
: Câu chủ đề còn gọi là câu chốt , là câu nêu lên toàn bộ ý chính của một đoạn văn ,
thờng đứng ở đầu hoặc ở cuối đoạn văn . Sau câu chủ đề ( hoặc trớc câu chủ đề ) là
những câu văn nhằm giải thích ý cho câu chủ đề . Vì vậy , nếu giáo viên có định h-
ớng câu chủ đề tốt sẽ giúp học sinh viết văn miêu tả đúng trọng tâm hơn .
Ví dụ : ở kiểu bài tả cảnh với đề bài :
Em hãy tả vẻ đẹp của vờn hoa trong một buổi sáng mùa xuân .

Khi hớng dẫn học sinh làm đến phần thân bài , giáo viên có thể nêu hai câu chủ đề
nh sau và yêu cầu học sinh phát triển thành hai đoạn văn tả cảnh :
a) Buổi sáng , vờn hoa rực rỡ sắc màu và ngào ngạt hơng thơm .
b) Vờn hoa nhộn nhịp , tơi vui với biết bao ong bớm rập rờn và tiếng chim ca hát .
Ví dụ 2: Với kiểu bài tả đồ vật :
Hãy tả một đồ dùng học tập mà em yêu thích .
Trong phần thân bài giáo viên có thể nêu hai câu chủ đề nh sau và yêu cầu học sinh
phát triển thành hai đoạn văn tả đồ vật .
a) Cái cặp của em mới đẹp làm sao!
b) Cặp của em đã đẹp lại còn tiện lợi biết bao!
Ví dụ 3 : ở kiểu bài tả ngời với đề bài cụ thể là :
Hãy tả ngời mà em yêu quý nhất .
Trong phần thân bài giáo viên có thể nêu các câu chủ đề ( tả mẹ ) nh sau và yêu
cầu học sinh phát triển thành các đoạn văn tả ngời .
a) Mẹ em không đẹp nhng rất dễ nhìn .
b) Chẳng có ai vừa giỏi giang lại vừa thông minh nh mẹ của em .
c) Mẹ yêu em không sao kể hết .
Sau khi đợc giáo viên hớng dẫn nh trên , qua kiểm tra tôi thấy học sinh làm bài văn
có nhiều tiến bộ và sáng tạo hơn , bài văn sinh động giàu cảm xúc hơn .
Ví dụ : Với đề bài :
Em hãy tả vẻ đẹp của vờn hoa trong một buổi sáng mùa xuân.
Với hai câu chủ đề nh đã nêu trên , có học sinh đã viết đợc :
Đoạn 1 : Buổi sáng , vờn hoa rực rỡ sắc màu và ngào ngạt hơng thơm .
9
Những bông hồng nhung đỏ thắm , chúm chím nh còn e lệ với những giọt sơng
long lanh ánh bạc đọng trên những cánh hoa . Hoa cúc vàng rực rỡ đón chào một
ngày mới . Hoa đồng tiền đơn , đồng tiền kép nô nức khoe màu đỏ, vàng, hồng , tím.
Rồi thợc dợc, loa kèn, lu li, cúc áo rung rinh theo gió , đua nhau khoe sắc toả h-
ơng . Ong bớm rập rờn , vờn hoa ngào ngạt hơng sắc mùa xuân.
Đoạn 2 : Vờn hoa nhộn nhịp , tơi vui với biết bao ong bớm rập rờn và tiếng chim

ca hát .
Từ lúc nào , vờn hoa đã nhộn nhịp , tơi vui với bao ong bớm rập rờn , tiếng chim
ca hát . Những cánh bớm đủ màu sắc bay là là quanh những cánh hoa ,nhẹ nhàng
đậu xuống một vài bông hoa hồng , hoa cúc rồi khẽ bay, đôi cánh khép mở nhẹ
nhàng . Quanh khu vờn , chim líu lo ca hát , những chú chim sâu xinh xắn líu ríu d-
ới những cánh hoa , chim sẻ chuyền cành lích chích . Tất cả tạo nên một bức tranh
sinh động đậm nét duyên dáng quê hơng
Các câu chủ đề phải nói gọn một nội dung chính của bài văn.Giáo viên có thể sử
dụng nhiều câu chủ đề khác nhau để hớng dẫn học sinh luyện tập , không nhất thiết
phải cứ áp dụng một ý chung nhất . ở đối tợng học sinh năng khiếu , giáo viên cũng
nên khuyến khích các em phá bỏ những cách diễn đạt thông thờng để có những bài
viết có cách diễn đạt bứt phá , thực sự hấp dẫn ngời đọc mà không theo khuôn mẫu
nào.
5.Dựa vào cách sử dụng từ đồng nghĩa để viết văn miêu tả hay.
Để viết văn miêu tả hay , ngời ta còn sử dụng từ đồng nghĩa để tả . Khi sử dụng từ
đồng nghĩa nó giúp ta miêu tả chính xác, cụ thể biểu hiện muôn màu muôn vẻ của
sự vật hiện tợng . Ví dụ:Trong bàiQuang cảnh làng mạc ngày mùa SGK Tiếng
Việt 5-Tập một của nhà văn Tô Hoài , chúng ta thấy rằng dới ngòi bút tài hoa của
nhà văn , các sự vật , hiện tợng trở nên vô cùng sinh động . Bởi đó là tài quan sát và
nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ , đặc biệt là sử dụng từ đồng nghĩa chỉ màu sắc để tả
của tác giả . Để học sinh sử dụng từ đồng nghĩa khi viết văn miêu tả , để bài văn hay
và sáng tạo thì giáo viên khi dạy phân môn Tập đọc cần cho các em phát hiện các
10
biện pháp nghệ thuật , biện pháp dùng từ mà các tác giả sử dụng trong các bài đọc ,
từ đó để có mối liên hệ vận dụng vào làm văn.
Ví dụ:Từ bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa, Giáo viên cần cho học sinh thấy
tài quan sát và nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ , đặc biệt là dùng từ đồng nghĩa chỉ
màu sắc để tả của tác giả . Riêng tả màu vàng , tác giả đã có tới 10 sắc độ khác
nhau dành cho từng sự vật : có màu vàng đậm của lúa đã chín(vàng xuộm) , có màu
vàng nhạt , tơi , ánh lên của những ngày nắng đẹp giữa mùa đông(vàng hoe);có màu

vàng của quả chín , gợi cảm giác rất ngọt(vàng lịm) , có màu vàng rất đậm , rải đều
trên mặt của lá mít , lá chuối(vàng ối) ; có màu vàng sáng của tàu đu đủ ,lá sắn
héo(vàng tơi) ; có màu vàng gợi cảm mọng nớc(vàng xọng) ; có màu vàngcủa rơm ,
thóc đợc phơi già nắng tạo cảm giác giòn đều đến có thể gãy ra(vàng giòn); rồi đến
màu vàng gợi tả những con vật béo tốt có bộ lông óng ả , mợt mà(vàng mợt) ; và
cả những màu vàng rất lạ , không thể chỉ nhìn bằng mắt mà phải nhìn bằng tâm hồn
(vàng hơn thờng khi , vàng nh những vạt áo nắng , vàng trù phú đầm ấm )
Từ đó giáo viên có thể vận dụng ra đề văn cho học sinh làm : Hãy viết một doạn văn
tả cảnh mà em yêu thích.
Qua theo dõi và kiểm tra kết quả vận dụng của giáo viên vào thực tế dạy học bồi d-
ỡng , học sinh đã biết vận dụng và viết đợc một số bài văn hay trong đó có sử dụng
nghệ thuật dùng từ đồng nghĩa để tả.
6.Làm tốt một số công việc để giúp học sinh xác định đúng yêu cầu của đề bài ,
có vốn từ và biết cách diễn đạt trong làm văn.
Với bất kì thể loại văn nào, giáo viên cũng phải rèn luyện cho học sinh kĩ năng xác
định yêu cầu đề bài . Với các dạng đề bài không mở rộng , giáo viên chỉ cần hớng
dẫn học sinh chú ý vào câu lệnh . Nhng với các để bài mở rộng , phần gợi mở tơng
đối quan trọng , giáo viên phải cho học sinh đọc kĩ đề gạch chân các dữ liệu cần
thiết để tập trung chú ý.
Ví dụ : Hãy tả vẻ đẹp của một vờn hoa mà em có dịp thấy.
ở bài này, học sinh có thể chọn tả bất kì điểm nào để thể hiện vẻ đẹp của vờn
hoa .Nhng nếu đề bài sửa lại mở rộng hơn , ví dụ nh:
11
Vờn hoa gần nhà em , vào buổi sáng mùa xuân rực rỡ sắc màu và ngào ngạt hơng
thơm . Hãy tả lại vẻ đẹp của vờn hoa ấy.
Với đề bài này thì nội dung bài làm của các em phải tập trung vào các ý chính để
tả : rực rỡ sắc màu và ngào ngạt hơng thơm.
Để học sinh có vốn từ sử dụng tốt trong văn miêu tả , giáo viên phải yêu cầu học
sinh sử dụng sổ tay văn học , ghi chép những đoạn văn hay, những ý văn thơ độc
đáo để làm t liệu và không quên ghi chép những từ ngữ miêu tả , gợi tả hợp lí với

từng chủ đề, từng kiểu bài . Giáo viên nên hớng dẫn học sinh ghi chép thành
mảng .Ví dụ : Nhóm từ tả hoạt động của ngời , của vật , nhóm từ tả tính cách , tả
đôi mắt , tả mái tóc , nhóm từ tả màu sắc , hơng thơm . Đó là những t liệu cần thiết
để các em viết văn tránh sao lặp , tả gợng ép , ý nghèo , dùng từ không chính xác.
ở nội dung Luyện từ và câu lớp 5 , học sinh đã bắt đầu học về các phép liên kết câu
. Đây là một trong những kĩ thuật viết văn quan trọng . Giáo viên phải luyện cho
học sinh kĩ năng sử dụng các phép liên kết đó trong diễn đạt để các em nắm đợc
ngữ pháp văn bản , tạo điều kiện cho các em học tốt Tiếng Việt ở cấp trung học
cơ sở tiếp theo.
C. Kết luận
1.Kết quả nghiên cứu
Sau khi trao đổi chỉ đạo việc dạy học bồi dỡng môn Tiếng Việt , đặc biệt là phân
môn Tập làm văn với giáo viên dạy bồi dỡng học sinh giỏi lớp 4-5 . Qua theo dõi
hàng tháng kết quả học tập của học sinh tôi thấy rằng kết quả bài văn viết của các
em đã có nhiều tiến bộ rõ rệt.Nhiều em vận dụng khá tốt những kiến thức đã đợc
học vào bài viết của mình , ví dụ nh em : Ngọc Huyền , Thơng , Trang , Thạch
Thảo, Vơng Hà (Lớp 4),các em Thuỳ Linh , Mạnh Linh , Mai Anh , Mĩ Duyên
,Minh Phớc (Lớp 5).
Kết quả khảo sát chất lợng phân môn Tập làm văn của học sinh học bồi dỡng lớp 4-
5 đợc tăng lên rõ rệt, cụ thể:
Lớp Tháng 10 năm 2008 Tháng 1 năm 2009
Giỏi Khá TB Giỏi Khá TB
12
4 2/14 6/14 6/14 5/14 9/14 0
5 2/14 6/14 5/14 6/14 8/14 0
Đặc biệt trong đợt giao lu học sinh giỏi lớp 4-5 do Phòng giáo dục Yên Định tổ
chức ( ngày 20/2/2009) , số học sinh đi thi môn Tiếng Việt lớp 4 có 5 em thì 5 em
đều đạt giải ( trong đó có 4 em đạt giải ba , 1 em đạt giải khuyến khích ) -đồng đội
học sinh giỏi khối 4 xếp thứ nhất toàn huyện . Lớp 5 có 1 em đạt giải ba và 1 em đạt
giải khuyến khích .Trong đó có em Mạnh Linh (lớp 5) đợc chọn vào đồng đội đi

giao lu Toán Tuổi Thơ cấp tỉnh của huyện . (Môn Tiếng Việt của em đợc đánh giá
tốt).
2.Bài học kinh nghiệm:
Trong công tác chỉ đạo chuyên môn , về mảng kiến thức phân môn Tập Làm Văn ,
tôi rút ra đợc bài học kinh nghiệm sau đây:
- Trong quá trình giảng dạy, đối với giáo viên phải tập trung nghiên cứu chuyên sâu
nội dung bài dạy.
- Ngời quản lí công tác chuyên môn phải nắm bắt chắc chắn yêu cầu cơ bản của
môn học và có hệ thống kiến thức về môn học để kịp thời chỉ đạo và chỉ đạo sâu sát
để giáo viên thực hiện .
-Kết hợp giữa chỉ đạo và kiểm tra đánh giá quá trình dạy học bồi dỡng của giáo viên
để kịp thời phát hiện những hạn chế hoặc bổ sung uốn nắn những hạn chế trong
công tác giảng dạy của giáo viên.
-Luôn yêu cầu giáo viên rèn kĩ năng nói cùng với kĩ năng viết cho học sinhvà tiến
hành đồng thời hai hoạt động : nói trớc , viết sau. Khi học sinh nói , cả lớp nghe và
nhận xét bổ sung cho bạn , nghĩa là các em đã đợc học một lần sau đó viết lại là học
lần thứ hai . Cách dạy này sẽ củng cố kĩ năng một cách có hiệu quả nhất đặc biệt là
đối với việc dạy phân môn Tập Làm Văn.
- Khi dạy học giáo viên phải luôn đa ra các đề bài , các tình huống mang đậm tính
nhân văn để học sinh đợc nâng cao tâm hồn , bồi dỡng cho học sinh nền tảng đạo
đức thông qua bài học , hớng các em đến với chân , thiện , mĩ .
3) Đề xuất kiến nghị :
13
Đối với BGH nhà trờng : Cần chú trọng đến việc nâng cao trình độ chuyên môn
cho đội ngũ giáo viên bồi dỡng học sinh giỏi . Khuýến khích giáo viên tự học , tự
rèn .
Đối với Phòng Giáo Dục : Hàng năm nên tổ chức hội thảo chuyên đề về công tác
bồi dỡng học sinh giỏi cho giáo viên các trờng trong huyện nhằm giao lu học hỏi
kinh nghiệm để nâng cao chất lợng học sinh giỏi của bậc Tiểu học trong huyện đáp
ứng những yêu cầu mới trong giáo dục hiện nay.

Mỗi năm học nên duy trì việc tổ chức giao lu học sinh giỏi giành cho lớp 4-5 để
khuyến khích việc dạy và học của giáo viên và học sinh trong toàn huyện .
Chúng ta biết rằng : công tác bồi dỡng học sinh giỏi là một vấn đề quan trọng
của mục tiêu đào tạo nhân tài trong công cuộc xây dựng một nền giáo dục toàn diện
. Dạy học là một nghề vừa lao tâm vừa lao lực . Đó là một nghề cao quý nhng cũng
đòi hỏi cao về phẩm chất đạo đức , kiến thức và kĩ năng ở mỗi ngời . Muốn thành
công trong công tác giảng dạy , ngời thầy phải luôn học hỏi không ngừng . Với
trách nhiệm của ngời làm công tác chuyên môn , tôi nhận thấy rằng việc nghiên cứu
nội dung chơng trình , đề xuất những biện pháp chỉ đạo phù hợp là nhiệm vụ quan
trọng của mình để không ngừng nâng cao chất lợng dạy và học nói chung và chất l-
ợng học sinh giỏi nói riêng theo hớng phát huy tích cực chủ động và sáng tạo của
học sinh , thể hiện tốt vai vai trò chủ đạo định hớng của ngời dạy trong quá trình
dạy học . Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ trong công tác chuyên môn mà năm
học này tôi đã vận dụng và thấy có hiệu quả phần nào , rất mong đợc sự góp ý của
các đồng chí trong Hội đồng khoa học của Trờng TH Thống Nhất cũng nh của
Phòng Giáo dục Yên Định góp ý để đề tài đợc áp dụng rộng rãi hơn góp phần nâng
cao chất lợng giáo dục của huyện nhà .
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Thống Nhất , ngày 10 tháng 03 năm 2009
Ngời viết
14
Lª ThÞ Hång

15

×