Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

Nâng cao khả năng nhận biết từ đồng âm cho học sinh tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (766.45 KB, 51 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
-------------------

NGUYỄN THỊ HẰNG

NÂNG CAO KHẢ NĂNG NHẬN BIẾT TỪ
ĐỒNG ÂM CHO HỌC SINH TIỂU HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phƣơng pháp dạy học Tiếng Việt

HÀ NỘI - 2016


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu và hoàn thành khóa luận, em đã nhận được
sự quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ của các thầy cô trong khoa Giáo dục Tiểu
học, các thầy cô trong khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Em
xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu này.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến TS Lê Thị Thùy
Vinh, người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình để em hoàn thành khóa
luận này.
Do điều kiện nghiên cứu còn gặp nhiều khó khăn, kiến thức còn hạn
chế nên đề tài không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự
góp ý và chỉ bảo của các thầy cô giáo và sự đóng góp ý kiến của các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2016.
Sinh viên

Nguyễn Thị Hằng




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận “Nâng cao khả năng nhận biết từ đồng
âm cho học sinh Tiểu học” là công trình nghiên cứu của tôi. Những kết quả
và số liệu trong khóa luận chưa được công bố dưới bất cứ hình thức nào.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự cam đoan này.
Hà Nội, tháng 5 năm 2016.
Sinh viên

Nguyễn Thị Hằng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................ 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................. 2
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 3
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................... 3
6. Cấu trúc của đề tài ...................................................................................... 4
NỘI DUNG ....................................................................................................... 5
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ........................................... 5
1.1. Khái niệm về hiện tƣợng đồng âm .......................................................... 5
1.2. Đặc điểm của hiện tƣợng đồng âm ......................................................... 6
1.3. Các loại đồng âm..................................................................................... 7
1.3.1. Đồng âm ngẫu nhiên ......................................................................... 7
1.3.2. Đồng âm ít nhiều có căn cứ, có cơ sở............................................... 8
1.4. Giá trị của từ đồng âm............................................................................. 8
1.5. Sự phân biệt giữa từ đồng âm và từ nhiều nghĩa .................................. 10

1.5.1. Sự giống nhau giữa từ đồng âm và từ nhiều nghĩa ........................ 10
1.5.2. Sự khác nhau giữa từ đồng âm và từ nhiều nghĩa .......................... 11
1.6. Việc giảng dạy từ đồng âm ở nhà trƣờng Tiểu học .............................. 12
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG
NHẬN BIẾT TỪ ĐỒNG ÂM CHO HỌC SINH TIỂU HỌC ........................ 14
2.1. Thực trạng về khả năng nhận biết từ đồng âm ở học sinh Tiểu học ..... 14
2.1.1. Kết quả thống kê ............................................................................. 14
2.1.2. Nhận xét kết quả số liệu thống kê ................................................... 15


2.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng nhận biết từ đồng âm cho
học sinh Tiểu học ......................................................................................... 19
2.2.1. Cung cấp kiến thức lí thuyết về từ đồng âm cho học sinh Tiểu học 19
2.2.2. Rèn luyện kĩ năng thực hành từ đồng âm cho học sinh Tiểu học. .. 21
2.2.3. Giúp học sinh nhận biết từ đồng âm bằng các phương tiện
trực quan ................................................................................................... 26
2.2.4. Tổ chức trên lớp có sự lồng ghép, gợi mở kiến thức ...................... 27
2.2.5. Giáo viên cần tích lũy một số trường hợp về từ đồng âm trong cuộc
sống hàng ngày để có thêm vốn từ trong giảng dạy cho học sinh ............ 29
2.3. Các dạng bài tập nhằm nâng cao khả năng nhận biết từ đồng âm cho
học sinh ........................................................................................................ 31
2.3.1. Dạng 1: Phân biệt nghĩa của các từ. .............................................. 31
2.3.2. Dạng 2: Đặt câu để phân biệt các từ đồng âm. .............................. 33
2.3.3. Dạng 3: Phân biệt những từ có quan hệ đồng âm, quan hệ
nhiều nghĩa ............................................................................................... 34
2.3.4. Dạng 4: Nối từ hoặc cụm từ với nghĩa đã cho. .............................. 35
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 39
PHỤ LỤC



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1.Cùng với sự phát triển nhƣ vũ bão của thế giới, đặc biệt ở các lĩnh
vực về công nghệ thông tin và khoa học kỹ thuật, Việt Nam đang bƣớc vào
thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Nền kinh tế xã hội hiện nay
đang có những bƣớc chuyển biến mang tính chất vƣợt bậc. Vì thế, yêu cầu về
nguồn nhân lực tất yếu phải chuyển biến nhanh chóng để đáp ứng những yêu
cầu mới của xã hội. Đối với ngành giáo dục, nhiệm vụ ban đầu đặt ra là phải
đào tạo cho xã hội nguồn nhân lực có năng lực, phẩm chất tốt để đáp ứng
những yêu cầu mới mà xã hội đang hƣớng tới.
Để thực hiện đƣợc mục tiêu đó, nền giáo dục nói chung và bậc học
Tiểu học nói riêng đã có sự thay đổi mạnh mẽ từ nội dung đến phƣơng pháp
dạy học sao cho phù hợp với những yêu cầu mới mang tính thời đại. Bởi Tiểu
học là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Vì vậy, nó quyết
định sự hình thành cơ sở ban đầu về năng lực và nhân cách của ngƣời công
dân tƣơng lai.
1.2. Cùng với các môn học khác, Tiếng Việt là một trong những môn
học quan trọng, chiếm nhiều thời lƣợng nhất trong chƣơng trình Tiểu học.
Môn học này không chỉ giúp học sinh hình thành các kĩ năng cơ bản nghe,
nói, đọc, viết mà nó còn có vai trò to lớn trong việc hình thành những phẩm
chất quan trọng của con ngƣời.
Trong năm phân môn của Tiếng Việt là Kể chuyện, Luyện từ và câu,
Chính tả, Tập đọc, Tập làm văn thì phân môn Luyện từ và câu là một trong
những phân môn giữ vai trò quan trọng trong việc cung cấp cho học sinh các
kiến thức về từ. Hiện tƣợng đồng âm là hiện tƣợng có tính chất phổ biến trong
mọi ngôn ngữ, đặc biệt với tiếng Việt. Nhận biết hiện tƣợng này hiện nay vẫn
còn là một vấn đề khó khăn đối với học sinh Tiểu học. Chính vì vậy, chúng

Khóa luận tốt nghiệp


1

Trường ĐHSP Hà Nội 2


tôi lựa chọn đề tài “Nâng cao khả năng nhận biết từ đồng âm cho học sinh
Tiểu học”nhằm tìm ra giải pháp giúp các em tăng cƣờng sự hiểu biết về từ
đồng âm đồng thời nâng cao chất lƣợng dạy và học kiểu bài từ đồng âm cũng
nhƣ chất lƣợng dạy và học môn Tiếng Việt nói chung.
2. Lịch sử vấn đề
Hiện tƣợng đồng âm là hiện tƣợngđƣợc các nhà Việt ngữ học xem xét
và quan tâm. Trong những công trình nghiên cứu về từ vựng tiếng Việt, các
tác giả cũng dành cho vấn đề này một số trang viết.Có thể kể đếnnhữngcông
trình nhƣTừ vựng- ngữ nghĩa tiếng Việt của Đỗ Hữu Châu. Từ vựng học Tiếng
Việt của Nguyễn Thiện Giáp, Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, Nhập môn
ngôn ngữ học do Mai Ngọc Chừ chủ biên...Trong các công trình này, các tác
giả đều đƣa ra những vấn đề cơ bản về từ đồng âm nhƣ khái niệm, đặc trƣng,
sự phân loại… từ đồng âm cũng nhƣ cũng tập trung làm rõ sự khác biệt giữa
hiện tƣợng đồng âm và hiện tƣợng nhiều nghĩa.
Trong chƣơng trình phổ thông, hiện tƣợng này cũng đƣợc đƣa vào
giảng dạy và học tập. Vì thế để đáp ứng nhu cầu có tính thực tiễn này, các tác
giả Bùi Thanh Tùng, Ngô Thu Phƣơng, Nguyễn Huy Hoàn đã tập hợp các từ
đồng âm và cho in cuốn Từ điển đồng âm tiếng Việt dành cho học sinh.
Tất cả những xem xét trên đây mới chỉ là sự xem xét trên phƣơng diện
lý thuyết chứ chƣa đi vào thực tiễn giảng dạy. Vì vậy, đề tài “Nâng cao khả
năng nhận biết từ đồng âm cho học sinh Tiểu học” của chúng tôi sẽ làm rõ
khả năng nhận thức về từ đồng âm của học sinh trong nhà trƣờng Tiểu học, từ
đó đề xuất các biện pháp để rèn luyện khả năng nhận diện và phân tích hiện
tƣợng này.

3. Mục đíchvà nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này nhằm tìm hiểu khả năng nhận thức về từ đồng
âm của học sinh Tiểu học, giúp học sinh nâng cao khả năng nhận biết về từ

Khóa luận tốt nghiệp

2

Trường ĐHSP Hà Nội 2


đồng âm đặc biệt là sự phân biệt giữa từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. Trên cơ
sở đó, góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học môn Tiếng Việt nói chung và
phân môn Luyện từ và câu nói riêng.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trình bày khái quát những vấn đề lí luận liên quan đến từ đồng âm
nhƣ: khái niệm từ đồng âm, phân loại từ đồng âm, giá trị của từ đồng âm, sự
khác nhau giữa từ đồng âm và từ nhiều nghĩa.
Đƣa ra một số dạng bài tập cơ bản để nâng cao khả năng nhận biết từ
đồng âm cho học sinh Tiểu học.
Đƣa ra một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng nhận biết từ đồng âm
cho học sinh Tiểu học.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là từ đồng âm. Đề tài đi sâu vào
việc tìm hiểu vấn đề nâng cao khả năng nhận biết từ đồng âm cho học
sinh Tiểu học.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu dựa trên kết quả khảo sát khả năng nhận biết từ đồng âm ở

đối tƣợng học sinh lớp 5, trƣờng Tiểu học Khai Quang, thành phố Vĩnh Yên,
tỉnh Vĩnh Phúc.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, chúng tôi đã sử dụng những phƣơng phápvà thủ
pháp nghiên cứu sau:
- Phƣơng pháp miêu tả
- Phƣơng pháp phân tích ngôn ngữ học
- Thủ pháp thống kê
- Thủ pháp so sánh

Khóa luận tốt nghiệp

3

Trường ĐHSP Hà Nội 2


6. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phần
phụ lục, khóa luận đƣợc cấu trúc làm 2 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn.
Chƣơng 2: Thực trạng và giải pháp nâng cao khả năng nhận biết từ
đồng âm cho học sinh Tiểu học.

Khóa luận tốt nghiệp

4

Trường ĐHSP Hà Nội 2



NỘI DUNG
CHƢƠNG 1.CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1. Khái niệm về hiện tƣợng đồng âm
Đồng âm là hiện tƣợng có tính phổ quát trong ngôn ngữ. Trong đó đồng
âm trong từ là hiện tƣợng phổ biến nhất. Vì thế, từ trƣớc đến nay, chúng ta
vẫn quen với khái niệm từ đồng âm.Trong cuốn Từ vựng- ngữ nghĩa tiếng
Việt, Đỗ Hữu Châu quan niệm về hiện tƣợng này nhƣ sau:
Những đơn vị đồng âm là những đơn vị giống nhau về hình thức ngữ
âm nhưng khác nhau về ý nghĩa.
Ví dụ, từ “can”:
(1) đồ dùng làm bằng nhựa, dùng đựng nƣớc hay các chất lỏng khác (một can
dầu, can năm lít)
(2) hoạt động ngăn chặn, khuyên ngăn không nên làm điều gì đó (can hai
đứa trẻ đang cãi nhau)
Hai từ “can” biểu thị hai nghĩa hoàn toàn khác biệt nhau, giữa hai
nghĩa này không hề có mối liên hệ nào, do vậy chúng là hai từ đồng âm.
Tƣơng tự, từ “chát” cũng có hai nghĩa:
(1) chỉ tính chất (chuối chát, hồng chát
(2) chỉ hoạt động (suốt ngày ngồi chát trên máy vi tính)
Vậy “chát” là hai vỏ ngữ âm của hai từ khác nhau. Đây cũng là hai từ
đồng âm.
Sách giáo khoa Tiếng Việt 5cũng có sự kế thừa trong quan điểm về từ
đồng âm.
Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về
nghĩa (Tiếng Việt 5, tập 1. Tr.51).

Khóa luận tốt nghiệp


5

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Ví dụ:
Đọc các câu sau đây:
a, Ông ngồi câu cá.
b, Đoạn văn này có 5 câu.
Dòng nào dƣới đây nêu đúng nghĩa của mỗi từ “câu”:
-Bắt cá, tôm, … bằng móc sắt nhỏ (thƣờng có mồi) buộc ở đầu một sợi dây.
-Đơn vị của lời nói diễn đạt một ý trọn vẹn, trên văn bản đƣợc mở đầu bằng
một chữ cái viết hoa và kết thúc bằng một dấu ngắt câu.
Trả lời:
Câu (cá): bắt cá, tôm, … bằng móc sắt nhỏ (thƣờng có mồi) buộc ở đầu
một sợi dây.
Câu (văn): đơn vị của lời nói diễn đạt một ý trọn vẹn, trên văn bản
đƣợc mở đầu bằng một chữ cái viết hoa và kết thúc bằng một dấu ngắt câu.
Hai từ “câu”ở hai câu văn trên phát âm hoàn toàn giống nhau (đồng âm)
song nghĩa rất khác nhau. Những từ nhƣ thế đƣợc gọi là những từ đồng âm.
Nhƣ thế, về bản chất khái niệm hiện tƣợng đồng âm không có nhiều
khác biệt rõ rệt. Các khái niệm đều hƣớng tới khẳng định hai đặc điểm về âm
và nghĩa của từ đồng âm: một âm nhƣng khác nhau về nghĩa. Ở đây, chúng tôi
lựa chọn cách định nghĩa của SGK lớp 5 bậc Tiểu họcđể học sinh hiểu thế nào
là từ đồng âm, nhận diện đƣợc một số từ đồng âm trong giao tiếp, biết phân
biệt nghĩa của các từ đồng âm.
1.2. Đặc điểm của hiện tƣợng đồng âm
Đỗ Hữu Châu cho rằng: “Trong hệ thống ngôn ngữ, có những hình vị
đồng âm với từ mà có những từ đồng âm với các cụm từ tự do hay cố định.
Nếu nhƣ đã chấp nhận sự phân biệt cấp độ thì chỉ nên xem là đồng âm thực sự

khi các đơn vị trong cùng một cấp độ đồng âm, khi các hình vị đồng âm với
hinh vị, từ đồng âm với từ, cụm từ đồng âm với cụm từ”. Chúng tôi cho rằng

Khóa luận tốt nghiệp

6

Trường ĐHSP Hà Nội 2


quan điểm của Đỗ Hữu Châu là hợp lí bởi dù đây là hiện tƣợng xảy ra ở
phƣơng diện ngữ âm nhƣng thực chất vẫn thuộc về lĩnh vực ngữ nghĩa. Căn
cứ vào nghĩa mới có thể hiểu đích xác các đơn vị ngôn ngữ.
Hiện tƣợng đồng âm trong tiếng Việt xuất hiện khá nhiều trong khu vực
từ một âm tiết. Đây là đặc điểm mà các nhà Việt ngữ học đều thừa nhận. Đỗ
Hữu Châu “thống kê sơ bộ những từ một âm tiết ở vế có phụ âm đầu là “l”
trong từ điển tiếng Việt sau khi đã điều chỉnh lại những trƣờng hợp nhiều
nghĩa thì thấy có tất cả 106 âm tiết tƣơng đƣơng với hai từ trở lên và 164 âm
tiết tƣơng đƣơng với một từ”.
Thí dụ, những trƣờng hợp từ đơn một âm tiết nhƣla 1: một nốt nhạc/ la
2: bay la/ la 3: con la/ la 4: la hét; là 1: là quần áo/ là 2: từ nối/ là 3: khăn là,
lụa là/ là 4: chim là sát mặt ao; lồng 1: lồng chim/ lồng 2: ngựa lồng/ lồng 3:
lồng vỏ chăn; lang 1: ông lang/ lang 2: lang đạo/ lang 3: trồng lang/ lang 4:
con lang, lang sói/ lang 5: lang mặt/ lang 6: ngủ lang;từ đơn hai âm tiết nhƣ
bàn tính: bàn bạc, tính toán/ bàn tính: dụng cụ để tính toán; đường kính: loại
đường trắng/ đường kính: đường kính của đường tròn; nữ công: nữ công
nhân viên chức/ nữ công: những công việc của phụ nữ; biệt phái: tách riêng
ra/ biệt phái: được phái đi riêng; bà mụ: nữ hộ sinh/ bà mụ: loại côn trùng;
bụt mọc: thạch nhũ/ bụt mọc: cây bụt mọc…[3, tr228].
1.3. Các loại đồng âm

Trong cuốn Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Đỗ Hữu Châu cho rằng đồng
âm có 2 loại:
1.3.1. Đồng âm ngẫu nhiên
Nghĩa là hai hay nhiều từ có hình thức ngữ âm ngẫu nhiên giống nhau,
giữa chúng không hề có mối quan hệ nào. Chúng vốn là những từ hoàn toàn
khác nhau.
Ví dụ:

Khóa luận tốt nghiệp

7

Trường ĐHSP Hà Nội 2


bay (1) (động từ): chim bay
bay (2) (danh từ): cái bay
bàn (1) (danh từ): cái bàn
bàn (2) (động từ): bàn công việc
đường (1) (danh từ chỉ sự vật): đường đi
đường (2) (danh từ chỉ chất liệu): đường ăn
Những từ đồng âm ngẫu nhiên chiếm đa số trong tổng số các từ đồng
âm tiếng Việt. Đây cũng là loại từ đồng âm điển hình nhất, tiêu biểu nhất.
1.3.2.Đồng âm ít nhiều có căn cứ, có cơ sở
Đó là những từ đồng âm do tách rời nghĩa của một từ nhiều nghĩa ra.
Một nghĩa nào đó của từ nhiều nghĩa, nếu nhƣ ta không xác lập đƣợc mối
quan hệ giữa nó với các nghĩa khác thì ta coi đó là từ đồng âm.
Ví dụ:
quà (1):món quà (ăn quà)
quà (2):vật tặng ngƣời thân (quà tặng)

ăn (1):hoạt động đƣa thức ăn vào miệng (ăn cơm)
ăn (2):trùng khít (mộng ăn, phanh ăn)
đài (1):chỗ đất đắp cao để làm lễ (vũ đài)
đài (2):cơ sở phát thanh (đài phát thanh)
Có thể nói, hiện tƣợng đồng âm là hiện tƣợng tới giới hạn của từ nhiều
nghĩa. Thực chất là chuyển nghĩa nhƣng do sự liên tƣởng quá xa, ngƣời ta
không thể khôi phục đƣợc mối liên hệ giữa các nghĩa nữa nên những từ nhiều
nghĩa loại này đƣợc coi là từ đồng âm.
1.4. Giá trị của từ đồng âm
Từ đồng âm trong tiếng Việt có giá trị tu từ học rất lớn. Nó là cơ sở, là
chỗ dựa cho nghệ thuật chơi chữ trong các tác phẩm văn chƣơng. Dựa vào
hiện tƣợng đồng âm, ngƣời ta có thể tạo ra nhiều cách chơi chữ lí thú. Chẳng
hạn, tạo ra những câu văn trong đó mỗi từ có thể hiểu nƣớc đôi. Bài ca dao:

Khóa luận tốt nghiệp

8

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Bà già đi chợ cầu Đông
Gieo một quẻ bói lấy chồng lợi (1) chăng
Thầy bói gieo quẻ nói rằng
Lợi (2) thì có lợi (3) nhưng răng không còn.
Là một ví dụ tiêu biểu về cách chơi chữ này. Ở đây có ba từ lợi. Lợi (1)
nghĩa là “có ích”, còn lợi (2) và lợi (3) đƣợc hiểu nƣớc đôi: 1) có ích và 2)
phần thịt bao giữ xung quanh chân răng.
Hoặc có thể chơi chữ bằng cách tạo ra những câu chỉ có một vế của cặp
đồng âm xuất hiện, nhƣng ngƣời đọc ngƣời nghe vẫn liên tƣởng đến vế còn lại.

Ví dụ: gái tơ chỉ kén ngài quân tử. Bốn từ in nghiêng đồng âm với bốn
từ tơ, chỉ, kén, ngài trong nghề tơ tằm.
Từ đồng âm trong tiếng Việt có rất nhiều cách hiểu nên nhiều khi có
thể tạo ra các nghĩa bất ngờ nhƣ:
- Ruồi đậu mâm xôi đậu.
- Con ngựa đá con ngựa đá (Con ngựa thật đá con ngựa bằng đá).
Một ví dụ khác:
- Hôm qua, qua bảo qua qua nhà Qua mà không thấy qua qua, hôm nay
qua không bảo qua qua nhà Qua thì Qua thấy qua qua.
Trong câu văn trên:
- “Qua” viết hoa là tên riêng của một ngƣời.
- “qua” in nghiêng là cách gọi anh (ấy) của ngƣời miền Trung.
- “qua” để nguyên là động từ “qua” (đi qua).
Có nhiều câu ca khác nhƣ:
- Chị Xuân đi chợ mùa hè
Mua cá thu về chợ hãy còn đông.
- Sầu riêng ai khéo đặt tên
Ai sầu không biết riêng em không sầu.

Khóa luận tốt nghiệp

9

Trường ĐHSP Hà Nội 2


- Đi Đồ Sơn lại nhớ đồ nhà
Đồ nhà tuy có hơi già nhƣng là đồ thật không phải là Đồ Sơn.
1.5. Sự phân biệt giữa từ đồng âm và từ nhiều nghĩa
Từ đồng âm và từ nhiều nghĩa đều có đặc điểm, hình thức giống nhau

nên học sinh ở trình độ Tiểu học rất khó phân biệt. Ngay cả giáo viên, đôi khi
vẫn nhầm lẫn. Trên cơ sở đó, chúng tôi đƣa ra sự giống nhau và khác nhau
của từ đồng âm và từ nhiều nghĩa nhƣ sau:
1.5.1. Sự giống nhau giữa từ đồng âm và từ nhiều nghĩa
Từ đồng âm và từ nhiều nghĩa có hình thức giống nhau về vỏ ngữ âm.
(Từ đồng âm và từ nhiều nghĩa đều có đặc điểm về hình thức giống nhau, đọc
giống nhau, viết cũng giống nhau chỉ khác nhau về nghĩa).
Ví dụ:
Cơm đã chín (1)
Hôm nay em đƣợc chín (2) điểm
Bị điểm kém, em ngƣợng chín (3) cả ngƣời
Chín (1): Là tính từ chỉ trạng thái
Chín (2): Là số từ chỉ số lƣợng
Chín (3): Là tính từ chỉ trạng thái
Trong đó, từ chín (2) đồng âm với từ chín (1) và chín (3) nhƣng nghĩa
thì hoàn toàn khác nhau. Chín (1) và chín (2) là từ nhiều nghĩa, trong đó từ
chín (1) mang nghĩa gốc, từ chín (3) đã mang nghĩa chuyển. Tuy nhiên, xét về
nghĩa chúng đều chỉ trạng thái.
Từ đồng âm và từ nhiều nghĩa đều đƣợc hình thành từ quy luật tiết
kiệm của ngôn ngữ - đó là dùng ít kí hiệu nhƣng biểu đạt đƣợc nhiều.
Ví dụ: Từ “bò” có các nghĩa biểu đạt nhƣ sau:
Là danh từ, chỉ một loại động vật có bốn chân, có sừng, cùng họ với trâu.
Là động từ, chỉ hoạt động rời chỗ bằng cả tay và chân.

Khóa luận tốt nghiệp

10

Trường ĐHSP Hà Nội 2



1.5.2. Sự khác nhau giữa từ đồng âm và từ nhiều nghĩa
Từ đồng âm và từ nhiều nghĩa là những từ có một số đặc điểm giống
nhau nhƣng chúng là hai lớp từ khác biệt.
Từ đồng âm là những từ có hình thức ngữ âm giống nhau nhƣng có
nghĩa hoàn toàn khác biệt nhau. Đây là những từ khác biệt nhau về ý nghĩa.
Ví dụ 1: “Bò” trong “Kiến bò” chỉ hoạt động di chuyển ở tƣ thế áp bụng
xuống nền bằng cử động của toàn thân hoặc những cái chân ngắn.
“Bò” trong “trâu bò” chỉ động vật nhai lại, sừng ngắn, lông thƣờng có
màu vàng, đƣợc nuôi để lấy sức kéo, thịt, sữa.
Ví dụ 2: “Đầm” trong “Đầm sen” chỉ khoảng trũng to và sâu để giữ nƣớc.
“Đầm” trong “Bà đầm” chỉ đàn bà, con gái phƣơng Tây.
“Đầm” trong “Cái đầm đất” chỉ vật nặng có cán, dùng để nện đất
cho chặt.
Từ đồng âm hình thành do nhiều cơ chế:
- Do trùng hợp ngẫu nhiên (gió bay, bợn bay, cái bay)
- Do chuyển nghĩa quá xa mà thành.
- Do từ vay mƣợn trùng với từ sẵn có (la mắng, nốt la)
- Do sự rút gọn trùng với từ sẵn có (hụt mất 2 li, cái li)
Từ nhiều nghĩa là một hình thức âm thanh nhƣng có nhiều nghĩa. Đây
là các nghĩa khác nhau của cùng một từ, các nghĩa có mối liên hệ với nhau
(nét nghĩa). Từ nhiều nghĩa đƣợc hình thành do cơ chế chuyển nghĩa theo
phƣơng thức ẩn dụ hoặc hoán dụ.
Ví dụ: “Mũi” trong “Mũi dọc dừa” mang nghĩa gốc (chỉ bộ phận cơ quan hô
hấp, có dáng nhọn, nhô về phía trƣớc mặt ngƣời, động vật)
“Mũi” trong “mũi tên”, “mũi dao”, “mũi thuyền” đều là nghĩa phái
sinh đƣợc hình thành do phƣơng thức ẩn dụ rút ra từ điểm tƣơng đồng: vật có
dáng nhọn, nhô về trƣớc.

Khóa luận tốt nghiệp


11

Trường ĐHSP Hà Nội 2


“Mũi” trong “Mũi dài” là nghĩa phái sinh, đƣợc hình thành do phƣơng
thức hoán dụ, rút ra từ điểm tƣơng cận (gần nhau) giữa hai đối tƣợng: chất
nhầy tiết ra từ mũi.
Nhƣ vậy, từ nhiều nghĩa có điểm khác cơ bản so với từ đồng âm là:
Từ đồng âm là nhiều từ nhƣng nghĩa của các từ trong văn cảnh đều là
nghĩa gốc (còn gọi là nghĩa chính hay nghĩa đen).
Từ nhiều nghĩa thì chỉ là một từ có nghĩa gốc còn các nghĩa khác là
nghĩa chuyển từ nghĩa gốc.
Ví dụ 1: “bàn” trong “cái bàn” và “bàn” trong “bàn công việc” đều mang
nghĩa gốc.
Ví dụ 2: “bàn” trong “cái bàn” mang nghĩa gốc, còn “bàn” trong “bàn
phím” mang nghĩa chuyển.
Các từ mang nghĩa gốc thì nêu đƣợc nghĩa khác nhau nhƣng phải bằng
cách diễn giải.
Còn phần nhiều các từ mang nghĩa chuyển thì nêu bằng cách thay thế
bằng một từ khác (mang nghĩa phụ)
Ví dụ 3:

Mùa xuân (1) là tết trồng cây

Làm cho đất nƣớc càng ngày càng xuân (2)
Xuân (2) đƣợc dùng theo nghĩa chuyển vì xuân có thể thay thế bằng từ
“tƣơi đẹp”.
Trong cùng một hình thức ngữ âm vừa có thể là hiện tƣợng đồng âm,

vừa có thể là hiện tƣợng nhiều nghĩa.
1.6. Việc giảng dạy từ đồng âm ở nhà trƣờng Tiểu học
Từ đồng âm đƣợc dạy cho học sinh lớp 5 trong 2 tiết ở tuần 5 và tuần 6.
Ở tuần 5, các em đƣợc học khái niệm về từ đồng âm. Các bài tập về từ
đồng âm chủ yếu giúp học sinh phân biệt nghĩa các từ đồng âm, đặt câu phân
biệt các từ đồng âm.

Khóa luận tốt nghiệp

12

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Ví dụ:
Bài 1. Phân biệt nghĩa của những từ đồng âm trong các cụm từ sau:
a) Cánh đồng – tượng đồng – một nghìn đồng
b) Hòn đá – đá bóng
c) Ba và má – ba tuổi
(Tiếng Việt 5, tập 1, tr 52)
Bài 2: Đặt câu để phân biệt các từ đồng âm: bàn, cờ, nước.
(Tiếng Việt 5, tập 1, tr 52)
Ở tuần 6, các em học cách dùng từ đồng âm để chơi chữ, bài tập thực
hành ở phần này chủ yếu là tìm các từ đồng âm chơi chữ và đặt câu với từ
đồng âm.
Ví dụ:
Bài 1: Các câu sau đã sử dụng những từ đồng âm nào để chơi chữ?
a) Ruồi đậu mâm xôi đậu.
Kiến bò đĩa thịt bò.
b) Một nghề cho chín còn hơn chín nghề.

c) Bác bác trứng, tôi tôi vôi.
d) Con ngựa đá con ngựa đá, con ngựa đá không đá con ngựa.
(Tiếng Việt 5, tập 1, tr 61).
Bài 2: Đặt câu với một cặp từ đồng âm em vừa tìm được ở bài tập 1.
(Tiếng Việt 5, tập 1, trang 61).
Trong quá trình dạy học các bài học này, mỗi giáo viên đều làm đúng
vai trò hƣớng dẫn, tổ chức cho học sinh. Tuy nhiên do thời lƣợng một tiết học
có hạn nên giáo viên chƣa có sự lồng ghép, mở rộng kiến thức. Ví dụ: lồng
ghép liên hệ phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa. Chính vì vậy, sau các
bài học đó học sinh chỉ nắm đƣợc kiến thức về nội dung học một cách tách
bạch. Đôi khi giảng dạy nội dung này, giáo viên còn khó khăn khi lấy thêm
một số ví dụ cụ thể ngoài sách giáo khoa để minh họa cho học sinh.

Khóa luận tốt nghiệp

13

Trường ĐHSP Hà Nội 2


CHƢƠNG 2.THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG
NHẬN BIẾT TỪ ĐỒNG ÂM CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
2.1. Thực trạng về khả năng nhận biết từ đồng âm ở học sinh Tiểu học
Để làm rõ thực trạng nhận thức từ đồng âm của học sinh Tiểu học,
chúng tôi đã tiến hành khảo sát trên đối tƣợng học sinh lớp 5 trƣờng Tiểu học
Khai Quang - Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc tại lớp 5B, 5C, 5D. Cụ thể chúng tôi đã
phát phiếu điều tra
(theo mẫu ở phụ lục).
2.1.1. Kết quả thống kê
2.1.1.1. Dạng 1: Bài tập về khả năng nhận diện từ đồng âm của học sinh.

Với dạng 1, chúng tôi tiến hành phát phiếu điều tra số 1. Trong tổng số
140 phiếu phát ra, chúng tôi thu đƣợc kết quả nhƣ sau:
Số phiếu đạt yêu

Lớp

Tổng số phiếu

5B

49

35

71, 4 %

5C

45

32

71, 1 %

5D

46

33


71, 7 %

cầu

Tỉ lệ (%)

2.1.1.2. Dạng 2: Bài tập về khả năng sử dụng từ đồng âm của học sinh.
Để khảo sát về khả năng sử dụng từ đồng âm của học sinh, chúng tôi đã
tiến hành phát phiếu điều tra số 2. Với 140 phiếu phát ra, chúng tôi thu đƣợc
kết quả nhƣ sau:
Số phiếu đạt yêu

Lớp

Tổng số phiếu

5B

49

32

65, 3 %

5C

45

27


60 %

5D

46

28

60, 8 %

Khóa luận tốt nghiệp

cầu

14

Tỉ lệ (%)

Trường ĐHSP Hà Nội 2


2.1.1.3. Dạng 3: Bài tập về khả năng phân biệt từ đồng âm và từ nhiều
nghĩa của học sinh.
Nhằm tìm hiểu khả năng phân biệt từ đồng và từ nhiều nghĩa của học
sinh, chúng tôi đã phát ra 140 phiếu điều tra áp dụng ở cả 3 lớp và thu đƣợc
kết quả nhƣ sau:
Số phiếu đạt yêu

Lớp


Tổng số phiếu

5B

49

40

81, 6 %

5C

45

32

71, 1 %

5D

46

32

69, 5 %

cầu

Tỉ lệ (%)


2.1.2. Nhận xét kết quả số liệu thống kê
Trên cơ sở kết quả thống kê của từng dạng bài tập và tìm hiểu tình hình
học tập của một số lớp tại trƣờng Tiểu học Khai Quang – Vĩnh Yên – Vĩnh
Phúc, chúng tôi có những nhận xét về kết quả thu đƣợc và đƣa ra một số
nguyên nhân sai của học sinh khi làm bài tập nhƣ sau:
2.1.2.1. Bài tập về khả năng nhận diện từ đồng âm của học sinh.
Trong dạng bài tập này, dựa trên kết quả thu đƣợc chúng tôi nhận thấy
kết quả học sinh xác định đúng từ đồng âm khá cao ở cả 3 lớp của trƣờng
Tiểu học Khai Quang:
Lớp 5B: Có 35 trên 49 phiếu đạt yêu cầu chiếm 71,4%; tức là có 35
phiếu đạt từ điểm 6 trở lên. Trong đó có 6 bài đạt 10 điểm, 7 bài đƣợc 9 điểm,
14 bài đƣợc 8 điểm, 5 bài đƣợc 7 điểm và 3 bài đƣợc 6 điểm. Đây là một kết
quả khá cao.
Lớp 5C: Có 32 trên 45 phiếu đạt yêu cầu chiếm 71,1%; tức là có 32
phiếu đạt từ điểm 6 trở lên. Trong đó có 5 bài đạt 10 điểm, 6 bài đƣợc 9 điểm,
15 bài đƣợc 8 điểm, 3 bài đƣợc 7 điểm và 3 bài đƣợc 6 điểm. Vì đây không

Khóa luận tốt nghiệp

15

Trường ĐHSP Hà Nội 2


phải lớp chọn nên so với 2 lớp còn lại kết quả của lớp 5C có phần kém hơn
nhƣng không đáng kể.
Lớp 5D: Có 33 trên 46 phiếu đạt yêu cầu chiếm 71,7%; tức là có 33
phiếu đạt từ điểm 6 trở lên. Trong đó có 7 bài đạt 10 điểm, 7 bài đƣợc 9 điểm,
12 bài đƣợc 8 điểm, 3 bài đƣợc 7 điểm và 4 bài đƣợc 6 điểm. So với 2 lớp còn
lại thì lớp 5D có kết quả cao nhất.

Tuy nhiên vẫn còn nhiều học sinh làm sai bài. Cụ thể nhƣ sau:
Lớp 5B: Có 14 trên 49 phiếu không đạt yêu cầu chiếm 28,6%; đây là
những phiếu đạt kết quả dƣới 6. Trong đó có 7 bài đƣợc 5 điểm, 5 bài đƣợc 4
điểm và 2 bài đƣợc 3 điểm.
Lớp 5C: Có 13 trên 45 phiếu không đạt yêu cầu chiếm 28,9%. Trong đó
có 7 bài đƣợc 5 điểm, 4 bài đƣợc 4 điểm và 2 bài đƣợc 3 điểm.
Lớp 5D: Có 13 trên 46 phiếu không đạt yêu cầu. Tức là những phiếu
đạt kết quả dƣới 6 chiếm 28,3%. Trong đó có 7 bài đƣợc 5 điểm, 4 bài đƣợc 4
điểm và 2 bài đƣợc 3 điểm.
Nguyên nhân học sinh làm sai là:
- Học sinh không hiểu nghĩa của từ. Đây là một nguyên nhân lớn gây ra
lỗi sai ở nhiều dạng bài tập về từ đồng âm. Vì vậy ở bài tập 2 và bài tập 3
trong phiếu điều tra số 1 còn nhiều học sinh nhầm lẫn nghĩa của các từ đồng
âm, dẫn đến học sinh giải thích sai.
2.1.2.2. Dạng 2: Bài tập về khả năng sử dụng từ đồng âm của học sinh.
Nhìn vào bảng thống kê kết quả khảo sát của dạng bài tập 2 có thể thấy
số phiếu đạt yêu cầu chiếm tỉ lệ k cao.
Lớp 5B: Có 32 trên 49 phiếu đạt yêu cầu chiếm 65, 3%; tức là có 32
phiếu đạt từ điểm 6 trở lên. Trong đó có 5 bài đạt 10 điểm, 7 bài đƣợc 9
điểm, 13 bài đƣợc 8 điểm, 3 bài đƣợc 7 điểm và 2 bài đƣợc 6 điểm. So với
dạng bài tập trƣớc thì dạng bài tập này số học sinh đạt yêu cầu chiếm tỉ lệ ít

Khóa luận tốt nghiệp

16

Trường ĐHSP Hà Nội 2


hơn. Nhƣng so với 2 lớp còn lại lớp 5B có số phiếu đạt yêu cầu chiếm tỉ lệ

cao nhất.
Lớp 5C: Có 27 trên 45 phiếu đạt yêu cầu. Tức là có 35 phiếu đạt từ
điểm 6 trở lên chiếm 60%. Trong đó có 3 bài đạt 10 điểm, 7 bài đƣợc 9 điểm,
12 bài đƣợc 8 điểm, 2 bài đƣợc 7 điểm và 3 bài đƣợc 6 điểm. Đây là một kết
quả khá thấp.
Lớp 5D: Có 28 trên 46 phiếu đạt yêu cầu chiếm 60, 8%; tức là có 28
phiếu đạt từ điểm 6 trở lên. So với dạng bài tập 1 thì dạng bài tập 2 lớp 5D đạt
kết quả thấp hơn rất nhiều. Trong đó có 6 bài đạt 10 điểm, 8 bài đƣợc 9 điểm,
12 bài đƣợc 8 điểm, 1 bài đƣợc 7 điểm và 1 bài đƣợc 6 điểm. Tuy nhiên, số
học sinh đạt điểm 6 và điểm 7 không nhiều, chỉ có 2 em.
Bên cạnh đó còn tồn tại nhiều phiếu không đạt yêu cầu:
Lớp 5B: Có 17 trên 49 phiếu không đạt yêu cầu chiếm 28, 6%; đây là
những phiếu đạt kết quả dƣới 6. Trong đó có 8 bài đƣợc 5 điểm, 6 bài đƣợc 4
điểm và 3 bài đƣợc 3 điểm, không có bài nào bị điểm 1 và điểm 2.
Lớp 5C: Có 18 trên 45 phiếu không đạt yêu cầu. Tức là những phiếu
đạt kết quả dƣới 6 chiếm đến 40%. Trong đó có 7 bài đƣợc 5 điểm, 6 bài đƣợc
4 điểm, 2 bài đƣợc 3 điểm, có 3 bài chỉ đạt điểm 1, không có bài đƣợc điểm 2.
Lớp 5D: Có 18 trên 46 phiếu không đạt yêu cầu chiếm 39, 2%; đây là
những phiếu đạt kết quả dƣới 6. Trong đó có 9 bài đƣợc 5 điểm, 5 bài đƣợc 4
điểm và 4 bài đƣợc 3 điểm.
Nguyên nhân học sinh làm sai là do:
- Vốn từ ngữ của học sinh không nhiều, vì vậy việc đặt câu với từ đồng
âm còn nhiều khó khăn. Cụ thể ở bài tập 1 ở phiếu điều tra số 2 học sinh chƣa
đặt câu chính xác và chƣa đặt đƣợc câu.
2.1.2.3. Dạng 3: Bài tập về khả năng phân biệt từ đồng âm và từ nhiều
nghĩa của học sinh.
So với 2 dạng bài tập trên thì dạng bài tập này thu đƣợc kết quả khả
quan hơn. Cụ thể nhƣ sau:

Khóa luận tốt nghiệp


17

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Lớp 5B: Có 40 trên 49 phiếu đạt yêu cầu chiếm 81,6%; tức là có 40
phiếu đạt từ điểm 6 trở lên. Trong đó có 8 bài đạt 10 điểm, 10 bài đƣợc 9
điểm, 12 bài đƣợc 8 điểm, 7 bài đƣợc 7 điểm và 3 bài đƣợc 6 điểm. So với
dạng bài tập trƣớc thì dạng bài tập này số học sinh đạt yêu cầu chiếm tỉ lệ cao
hơn rất nhiều.
Lớp 5C: Có 32 trên 45 phiếu đạt yêu cầu chiếm 71,1%; tức là có 32
phiếu đạt từ điểm 6 trở lên. Trong đó có 7 bài đạt 10 điểm, 7 bài đƣợc 9 điểm,
12 bài đƣợc 8 điểm, 4 bài đƣợc 7 điểm và 2 bài đƣợc 6 điểm. So với 2 dạng
bài tập trƣớc, dạng bài tập này phiếu đạt yêu cầu chiếm tỉ lệ khá cao, đứng thứ
2 sau lớp 5B.
Lớp 5D: Có 32 trên 46 phiếu đạt yêu cầu. Tức là có 32 phiếu đạt từ điểm
6 trở lên chiếm 69, 5%. Trong đó có 8 bài đạt 10 điểm, 8 bài đƣợc 9 điểm, 12
bài đƣợc 8 điểm, 2 bài đƣợc 7 điểm và 2 bài đƣợc 6 điểm. So với 2 lớp còn lại,
ở dạng bài tập này lớp 5D có số phiếu đạt yêu cầu chiếm tỉ lệ thấp nhất.
Ngoài những phiếu đạt yêu cầu, còn rất nhiều những phiếu không đạt
yêu cầu. Cụ thể nhƣ sau:
Lớp 5B: Có 9 trên 49 phiếu không đạt yêu cầu. Tức là những phiếu đạt
kết quả dƣới 6 chiếm 18, 4%. Trong đó có 7 bài đƣợc 5 điểm, 1 bài đƣợc 4
điểm, 1 bài đƣợc 3 điểm, không có bài đƣợc điểm 2 và điểm 1.
Lớp 5C: Có 13 trên 45 phiếu không đạt yêu cầu. Tức là có 13 phiếu đạt
kết quả dƣới 6 chiếm 28, 9%. Trong đó có 9 bài đƣợc 5 điểm, 2 bài đƣợc 4
điểm, 1 bài đƣợc 3 điểm, 1 bài đƣợc điểm 2, không có bài điểm 1.
Lớp 5D: Có 14 trên 46 phiếu không đạt yêu cầu. Tức là những phiếu
đạt kết quả dƣới 6 chiếm đến 30,5%. Trong đó có 5 bài đƣợc 5 điểm, 6 bài

đƣợc 4 điểm, 2 bài đƣợc 3 điểm, có 1 bài chỉ đạt điểm 1, không có bài đƣợc
điểm 2.

Khóa luận tốt nghiệp

18

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Nguyên nhân học sinh làm sai gồm những nguyên nhân sau:
- Học sinh chƣa nắm chắc cơ sở lý thuyết của từ đồng âm và từ nhiều
nghĩa. Ở từ đồng âm những từ chỉ giống nhau về mặt âm thanh nhƣng nghĩa
của chúng không có mối quan hệ nào. Còn ở từ nhiều nghĩa giữa các từ có
một cơ sở nhất định, có thể tìm ra một cơ sở ngữ nghĩa chung. Vì vậy, trong
bài tập ở phiếu điều tra số 3, học sinh rất khó xác định đƣợc từ đồng âm và từ
nhiều nghĩa, dẫn đến học sinh chỉ đánh dấu một cách không chủ đích.
2.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng nhận biết từ đồng âm cho
học sinh Tiểu học
2.2.1. Cung cấp kiến thức lí thuyết về từ đồng âm cho học sinh Tiểu học
Để học tốt môn Tiếng Việt nói chung và phần từ ngữ trong phân môn
Luyện từ và câu nói riêng, học sinh cần nắm vững kiến thức về từ (đồng âm,
nhiều nghĩa, đồng nghĩa, trái nghĩa, nghĩa của từ…). Muốn vậy, ngƣời giáo
viên cần có những định hƣớng, giải pháp cụ thể giúp học sinh lĩnh hội tri thức
và biết vận dụng tốt kiến thức từ ngữ trong đó có luyện tập thực hành.
Đáp ứng yêu cầu trên, trƣớc hết giáo viên cần trang bị cho học sinh
những hiểu biết nhất định, cơ bản về từ đồng âm. Học sinh phải hiểu đƣợc từ
đồng âm theo đúng hƣớng dẫn sách giáo khoa (Bài Từ đồng âm, Tiếng Việt 5,
tập 1, tr51): “Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn
nhau về nghĩa”.

Ví dụ: từ “bàn”:
(1) chỉ hoạt động: bàn bạc, bàn tán…. (Ví dụ: Cả lớp sôi nổi bàn về chuyện
chuẩn bị cho cuộc thi văn nghệ sắp tới).
(2) chỉ đồ vật, dụng cụ: bàn là một vật dụng đƣợc làm bằng gỗ, bằng nhựa
hoặc bằng sắt; dùng để học bài, để sách vở và các đồ dùng khác… (Ví dụ: Em
Mai ngồi ngay ngắn bên bàn và bắt đầu viết).
Từ đó, các em nắm vững hình thức và nội dung của từ đồng âm – đó là
điều kiện thuận lợi cho học sinh trong việc làm phong phú vốn từ tiếng Việt.

Khóa luận tốt nghiệp

19

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Để nâng cao khả năng nhận thức từ đồng âm cho học sinh, bản thân
giáo viên khi dạy cần chú ý thêm từ đồng âm đƣợc nói tới trong sách giáo
khoa Tiếng Việt 5 bao gồm cả từ đồng âm ngẫu nhiên (nghĩa là có 2 hay hơn
2 từ có hình thức ngữ âm ngẫu nhiên giống nhau, trùng nhau nhƣng giữa
chúng không có mối quan hệ nào, chúng vốn là những từ hoàn toàn khác
nhau) nhƣ trƣờng hợp “câu” trong “câu cá”, và “câu” trong “đoạn văn có 5
câu” là từ đồng âm ngẫu nhiên và cả từ đồng âm chuyển loại (nghĩa là các từ
giống nhau về hình thức ngữ âm nhƣng khác nhau về nghĩa, đây là kết quả
của hoạt động chuyển hóa từ loại của từ).
Ví dụ:
a)

+ cuốc (danh từ), đá (danh từ): cái cuốc, hòn đá.
+ cuốc (động từ), đá (động từ): cuốc đất, đá bóng.


b)

+ thịt (danh từ): miếng thịt.
+ thịt (động từ): thịt con gà.
Tiếp đó, thông qua các giờ học Luyện tập về từ đồng âm, giáo viên

củng cố kiến thức về từ đồng âm, phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa.
Cụ thể: Từ đồng âm đƣợc dạy trong 2 tiết ở tuần 5 và tuần 6.
Ở tuần 5, các em đƣợc học khái niệm về từ đồng âm. Các bài tập về từ
đồng âm chủ yếu giúp học sinh phân biệt nghĩa các từ đồng âm, đặt câu phân
biệt các từ đồng âm.
Ví dụ:
Bài 1. Phân biệt nghĩa của những từ đồng âm trong các cụm từ sau:
a) Cánh đồng – tượng đồng – một nghìn đồng
b) Hòn đá – đá bóng
c) Ba và má – ba tuổi
(Tiếng Việt 5, tập 1, tr 52)
Bài 2: Đặt câu để phân biệt các từ đồng âm: bàn, cờ, nước.
(Tiếng Việt 5, tập 1, tr 52)

Khóa luận tốt nghiệp

20

Trường ĐHSP Hà Nội 2


×