Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Bài dự thi Cuộc thi Vận dụng kiến thức liên môn của Học sinh THCS: Giải pháp ngăn chặn biến đổi khí hậu (Bài đạt giải cấp tỉnh)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 19 trang )

Bài viết dự thi Cuộc thi Vận dụng kiến thức liên môn
để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho
học sinh trung học cơ sở

Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh/thành phố: Quảng Ninh
Phòng Giáo dục và Đào tạo: Huyện Tiên Yên
Trường : TH & THCS Điền Xá.
Địa chỉ: Xã Điền Xá - Huyện Tiên Yên - Tỉnh Quảng Ninh
Điện thoại: 033.3 744 401
Email:
Thông tin về nhóm thí sinh:
1. Họ và tên: Voòng Thị Đại
Lớp: 9A
Ngày sinh: 01/6/2002
2. Họ và tên: Nông Đình Nghĩa

Ngày sinh: 07/10/2002

1

Lớp: 9A


BÀI DỰ THI
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN GIẢI QUYẾT TÌNH
HUỐNG THỰC TẾ

I.TÊN TÌNH HUỐNG:
"Biến đổi khí hậu (BĐKH) nó ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực có liên quan đến

đời sống và hoạt động của con người. Vậy cần thiết phải có sự tham gia hành động


của tất cả mọi người. Hãy bắt đầu từ chính bản thân và gia đình bạn, những tế bào
nhỏ nhất của xã hội".Theo bạn: Bạn sẽ có giải pháp gì để ứng phó với BĐKH,
phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai trên?
II. MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG.
-Giúp mọi người có thể tìm hiểu sâu hơn những hậu quả do biến đổi khí hậu gây ra.
-Nắm bắt được những kiến thức xung quanh để phân tích, góp phần tìm ra biện
pháp làm giảm nhẹ biến đổi khí hậu.
- Giúp các bạn rèn tốt khả năng nhận biết những nguyên nhân, hậu quả, thực trạng
biến đổi khí hậu, phân tích vấn đề, liên hệ thực tế
- Qua việc tìm hiều nguyên nhân về BĐKH đã giúp em và các bạn hiểu rõ được
việc có ý thức về bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên.
- Có tình cảm yêu quý quê hương đất nước, yêu quý thiên nhiên và tôn trọng các di
sản văn hóa. Đặc biệt, có ý thức giảm nhẹ BĐKH và tích cực, chủ động đối phó với
những thách thức do BĐKH gây ra theo phương châm tại chỗ, dựa vào sức mình là
chính
- Với chúng em khi giải quyết tình huống này, chúng em sẽ được hiểu sâu, rộng
hơn về kiến thức các môn học như: Địa Lí, Hóa học, Toán học, Vật lí, Sinh học,
Hoạt đọng ngoài giờ.
III.TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC GIẢI
QUYẾT TÌNH HUỐNG
a.Thành lập nhóm nghiên cứu:
Gồm 2 thành viên:
1.Voòng Thị Đại (Học sinh lớp 9A)
2.Nông Đình Nghĩa (Học sinh lớp 9A)
b.Tiến hành nghiên cứu: Bằng các phương pháp:
2


- Thu thập thông tin, tìm hiểu tư liệu liên quan: Tìm hiểu thông tin qua sách báo,
mạng xã hội.

- Xử lý thông tin, lựa chọn thông tin, cập nhật thông tin trên máy vi tính.
- Nhớ lại những kiến thức đã học và xem lại các kiến thức liên môn liên quan có
thể áp dụng để giải quyết tình huống mà chúng em đã đưa
- Tích hợp những điều đã biết, đã học, kiến thức liên môn với thực tế đời sống.
- Phân tích cụ thể các mặt tác hại, trình bày quan điểm về vấn đề ra.
c. Tổng quan nghiên cứu và đề ra giải pháp:
Vận dụng kiến thức liên môn để nghiên cứu và giải quyết tình huống:
* Môn Địa lí:
Chúng ta đều biết, biểu hiện của biến đổi khí hậu toàn cầu hiện nay là nhiệt
độ tăng lên, khí hậu Trái đất nóng lên. Ngay trong chương trình sách Địa lý đã cho
chúng em thấy rằng: diễn biến nhiệt độ trung bình Trái Đất thời kì từ năm 1850 đến
năm 2100.

(Ảnh minh họa)
Nhiệt độ Trái đất đang có xu hướng tăng khiến cho Trái đất nóng lên, cao hơn
nhiệt độ trung bình hiện nay (150 c). Từ năm 1850 đến nay, nhiệt dộ trung bình tăng
0,740C. BĐKH tác động đối với tự nhiên và tài nguyên, đến điều kiện và tài nguyên
3


khí hậu: Nhiệt độ trung bình tăng; lượng mưa trung bình tăng; lượng bốc hơi trung
bình tăng; ...; Tài nguyên đất: Ngập lụt do nước biển dâng; chất lượng đất thoái
hóa. Tài nguyên nước: tài nguyên nước mặt; biến đổi dòng chảy;
Nước ta cũng bị ảnh hưởng của tác động đến kinh tế - xã hội: Nông nghiệp, lâm
nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, du lịch, .... Tác động đến các khu vực địa
lí – khí hậu: Tây Bắc, Đông Bắc, đồng bằng Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và
Nam Bộ. Không chỉ thế, mực nước biển cũng dâng cao. Trong thế kỷ XX mực
nước biển trung bình dâng cao 10 – 25cm với tốc độ tăng trung bình 1 – 2mm/năm.
+ Thời kỳ 1993 – 2003 mức nước biển đã dâng cao ~ 2,8mm/năm, trong đó tăng
khoảng 1,6mm/năm do giãn nở nhiệt độ và khoảng 1,2mm/năm do băng tan.


(Dự kiến các mức tăng của mực nước biển đến năm 2100 )
Sự xuất hiện và có chiều hướng gia tăng của các thiên tai, bão lớn (siêu bão),
lốc xoáy, lũ lụt, lũ quét, hạn hán... thường xuyên, đột ngột và bất thường hơn, trái
với các quy luật thông thường, cường độ cũng lớn hơn, quy mô cũng rộng lớn hơn.

4


(Ảnh minh họa )
Ở Việt Nam, Biến đổi của nhiệt độ: Trong 50 năm qua là 0,6 – 1,800c trong mùa
đông, 0,2 – 0,80 0C trong mùa xuân, 0,5 – 0,90 0C trong mùa hè và 0,4 – 0,80 0C
trong mùa thu.
Tính chung cả năm, mức tăng nhiệt độ trong nửa thập kỷ vừa qua là 0,6 – 0,90 0C.
Biến đổi của lượng mưa: Lượng mưa năm phổ biến là giảm trên các vùng khí hậu
phía Bắc (Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng Bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ) và tăng trên các
vùng khí hậu phía Nam, rõ rệt nhất ở Nam Trung Bộ. Biến đổi về mùa mưa là biến
đổi của một số hiện tượng khí hậu cực đoan. Biến đổi của tần số xoáy thuận nhiệt
đới trên Biển Đông (XTNĐBĐ) ~ 12.4 /năm.

5


(Ảnh minh họa )
Biến đổi về mùa bão ở Việt Nam. Cao điểm của mùa bão ở Việt Nam là tháng 9,
trùng với tháng cao điểm của mùa bão trên Biển Đông. Biến đổi của mực nước
biển. Mực nước biển tăng ~ 15-20 cm/50 năm. Mưa, lũ lụt xảy ra với tần suất ngày
càng cao. Mưa đá diễn ra trên diện rộng ở miền Bắc năm 2006 và những năm
gần đây. Lũ lụt nghiêm trọng ở Tây Nguyên năm 2007. Rét đậm, rét hại kỉ lục ở
miền Bắc năm 2008 làm học sinh không thể đến trường…

* Môn sinh học:
Sự biến động của sinh vật tự nhiên và môi trường sinh sống. Bệnh tật gia tăng.
Những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. Chất thải trong hoạt động kinh tế
(công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải…), chất thải sinh hoạt chưa qua xử
lí, do các hiện tượng như gió, mưa, bão, cháy rừng, núi lửa….làm suy thoái tầng
ozon, hiệu ứng nhà kính, mưa axit,….và làm biến đổi khí hậu.
Sự biến động diện tích rừng ở nước ta giai đoạn 1943-2005. Nguyên nhân suy
giảm diện tích rừng là do chiến tranh, cháy rừng, tập quán canh tác lạc hậu đốt
nương làm rẫy; Do nhu cầu phát triển KT-XH nên quá trình khai thác rừng mạnh
mẽ (khai thác làm củi, gỗ, lâm sản) làm cho diện tích rừng và rừng tự nhiên giảm
rất nhanh và làm mất cân bằng sinh thái. Gia tăng thiên tai bão lụt, hạn hán; Sự
biến đổi thất thường về thời tiết, khí hậu. Hậu quả của suy giảm tài nguyên rừng
đối với môi trường:
Đối với môi trường không khí: Rừng bị chặt phá làm tăng lượng CO2. Tăng nhiệt
độ không khí, thủng tầng ozon, ô nhiễm khí quyển. Rừng bị chặt phá rừng sẽ phá
vỡ cân bằng sinh thái làm cho đất bị xói mòn rửa trôi, hạ mức nước ngầm, tăng tốc
độ dòng chảy của sông, làm khí hậu Trái Đất nóng lên, mất nơi sinh sống của nhiều
loài động vật, giảm số lượng loài động, thực vật ….
Nguyên nhân làm mất cân bằng hệ sinh thái. Nhiệt độ tăng làm thay đổi vùng phân
bố và cấu trúc quần thể của nhiều hệ sinh thái.Nhiệt độ tăng làm tăng khả năng
6


cháy rừng, vừa gây thiệt hại về tài nguyên sinh vật, vừa gia tăng lượng phát thải khí
nhà kính làm gia tăng biến đôi khí hậu.Vì thế, chúng ta phải tìm gia những giải
pháp khắc phục kịp thời như:
Sự cần thiết phải cần trồng, bảo vệ rừng, khai thác rừng một cách hợp lí. Hãy
tham gia trồng cây, bảo vệ rừng và biển. Bạn có thể đã biết cây xanh hấp thụ khí
CO2 rất tốt. Nhưng bạn có biết, đại dương cũng chính là một bể chứa CO2 khổng lồ.
Giảm lượng rác thải nhà bếp.Trung bình mỗi năm một người thải lượng rác cao

gấp 10 lần trọng lượng cơ thể mỗi người1kg rác đem chôn lấp sản xuất khoảng 2kg
khí mêtan.
* Môn Vật lí:
Hiện tượng nóng lên của khí hậu toàn cầu có thể gây ra những tác hại :
Nhiệt độ tăng cao làm cho băng tan ra, mực nước biển dâng lên. Nhiệt độ tăng
cũng làm độ ẩm tăng cao, tạo điều kiện cho các bệnh truyền nhiễm lây lan nhanh
hơn và gây ảnh hưởng đến sự sống của các loài động thực vật. Nhiều loài động
thực vật quen sống trong khí hậu lạnh giá sẽ có nguy cơ tuyệt chủng... Nhiệt độ
tăng vào mùa khô hạn cũng làm tăng nguy cơ cháy rừng.
Hiện tượng El Nino và La Nina ngày càng diễn ra thường xuyên hơn, làm cho
lượng mưa tăng lên gây lụt lội, trong khi những nơi khác lại là hạn hán!

Chúng ta có thể làm gì để ngăn chặn Hiệu ứng nhà kính?
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, các nước trên thế giới đã cùng thảo
luận và kí kết Nghị định thư Kyoto (1997) nhằm cắt giảm việc tạo ra các khí gây
7


hiệu ứng nhà kính. Nhưng chính bạn cũng có thể góp phần bảo vệ Trái đất bằng
những hành động thiết thực của mình!
Hãy tiết kiệm điện: Một phần điện năng được sản xuất từ việc đốt các nhiên liệu
hóa thạch, sinh ra một lượng khí CO2 lớn. Hãy sử dụng ánh sáng tự nhiên, dùng
bóng đèn tiết kiệm điện, tắt hết các thiết bị điện khi ra khỏi phòng là bạn đã góp
phần cùng nhân loại bảo vệ Trái đất.
Khi cần di chuyển những quãng đường gần, hãy đi bộ thay vì dùng xe máy. Sử
dụng các phương tiện giao thông công cộng, đi học bằng xe đạp, vừa bảo vệ được
túi tiền lại vừa bảo vệ môi trường!
Hãy dùng Hàng Việt Nam chất lượng cao. Tại sao chúng ta lại ăn nho Mĩ, táo
New Zealand trong khi đất nước ta bốn mùa đều có trái cây tươi ngon, không có
chất bảo quản? Việc vận chuyển hàng hóa giữa các nước tạo ra một lượng khí CO2

khổng lồ và đó rõ ràng là một sự lãng phí tài nguyên rất lớn.
Hãy tiết kiệm giấy (in giấy ở cả 2 mặt, sử dụng tập cũ để làm giấy nháp…), tái chế
bao nilông, vỏ chai nhựa sẽ giúp bảo vệ môi trường và giảm khí CO2 trong quá
trình sản xuất. Và bạn cũng đừng quên trồng thật nhiều cây xanh quanh nhà, nó
không chỉ giúp cho không khí trong lành mà còn tạo cảnh quan thật đặc biệt cho
ngôi nhà của bạn nữa.
* Môn Toán học:
Biến đổi khí hậu đã và đang có những tác động đáng kể đến đời sống con người
và môi trường tự nhiên. Số liệu quan trắc cho thấy nhiệt độ bề mặt trung bình năm
trên phạm vi toàn cầu liên tục tăng và liên tiếp phá kỷ lục năm nóng nhất trong 3
năm gần đây nhất (2010, 2014, 2015).
Do tác động của biến đổi khí hậu, những năm gần đây các hiện tượng thời tiết
bất thường (thời tiết, khí hậu cực đoan) xảy ra thường xuyên và khắc nghiệt hơn.
Các kỷ lục về nhiệt độ trung bình cũng như nhiệt độ tối cao liên tục được ghi
nhận từ năm này qua năm khác. Một ví dụ điển hình như tại trạm Con Cuông
(Nghệ An), nhiệt độ cao nhất quan trắc được trong đợt nắng nóng năm 1980 là
42oC, vào năm 2010 là 42,2oC và vào năm 2015 là 42,7oC.
Năm 2008 miền Bắc trải qua đợt rét đậm, rét hại kéo dài 38 ngày từ 13/1 đến
20/2, băng tuyết xuất hiện trên đỉnh Mẫu Sơn (Lạng Sơn) và Hoàng Liên Sơn (Lào
Cai), nhiệt độ có giá trị -2 và -3oC. Mùa đông 2015-2016, rét đậm, rét hại diện rộng
ở miền Bắc, tuy không kéo dài nhưng nhiệt độ đạt giá trị thấp nhất trong 40 gần
đây; tại các vùng núi cao như Pha Đin, Sa Pa hay Mẫu Sơn, nhiệt độ thấp nhất dao
động từ -5 đến -4oC; băng tuyết xuất hiện nhiều nơi, đặc biệt là ở một số nơi như
Ba Vì (Hà Nội) và Kỳ Sơn (Nghệ An) có mưa tuyết lần đầu tiên trong lịch sử.
Tháng 3/2012, bão Pakhar đổ bộ vào miền Nam Việt Nam với cường mạnh nhất
theo số liệu qua trắc được. Bão Sơn Tinh (10/2012) và Hải Yến (10/2012) có quỹ
đạo khác thường khi đổ bộ vào miền Bắc vào cuối mùa bão. Năm 2013 có số lượng
8



bão và áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào Việt Nam đạt kỷ lục (8 cơn bão và 1 áp thấp
nhiệt đới).
Trung bình mỗi năm Việt Nam có 392 người chết và thiệt hại hơn 1% GDP do
các thảm họa liên quan đến biến đổi khí hậu.Với địa hình đa dạng, đường bờ biển
dài và các đồng bằng sông rộng lớn, hoạt động nông nghiệp Việt Nam đang chịu
ảnh hưởng lớn từ những thay đổi của khí hậu cùng các thảm họa tự nhiên như bão,
lụt, hạn hán.Từ năm 1994 đến 2013, theo thống kê rủi ro lâu dài do biến đổi khí
hậu, Việt Nam đứng thứ 7 trên toàn cầu với trung bình mỗi năm có 392 người chết
và thiệt hại hơn 1% GDP do các thảm họa liên quan đến biến đổi khí hậu.
Từ cuối năm 2014 đến 2016, do tác động của hiện tượng thời tiết Elnino, 18 tỉnh,
thành phố khu vực Nam Trung bộ, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long phải
hứng chịu hạn hán trên diện rộng, mặn xâm nhập làm ảnh hưởng đến cuộc sống
khoảng 2 triệu người dân, thiệt hại hàng trăm nghìn ha lúa.
* Môn hóa học:
Sự thay đổi thành phần và chất lượng của khí quyển. Các chất khí độc hại có
ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của sinh vật, của con người; Các khí gây ra
hiệu ứng nhà kính tỉ lệ : CO2: 50%; CH4: 16%; N2O: 6%; O3: 8%; CFC: 20%.
Ảnh hưởng trực tiếp tới các quá trình tự nhiên và mọi mặt hoạt động của con người
một cách trực tiếp và gián tiếp.
Ngày nay đã có rất nhiều khu công nghiệp xuất hiện, nó đã giúp cho con người có
việc làm, có thu nhập ổn định. Nhưng chính điều đó đã ảnh hưởng một phần lớn
đến khí hậu.Trong các nhà máy xí nghiệp đã thải ra các chất độc hại.

(Ảnh minh họa )
Muốn hạn chế của biến đổi khí hậu thì chúng ta cần phải giáo dục các thế hệ sau
này cần phải hạn chế sử dụng sáu loại khí nhà kính chính bao gồm: CO2; CH4; N2O;
HFCs; PFCs và SF6. Khí CO2 được thải ra khi đốt cháy các nhiên liệu hóa học như
than, dầu , khí đốt,... Nó chính là nguồn khí thải do con người gây ra là chủ yếu.Từ
9



các bãi rác lên men từ thức ăn ,từ các bệnh viện, từ những hệ khí dầu tự nhiên đã
phát sinh ra khi CH4, N2O phát thải từ phân bón và các họa động công nghiệp.
PFCs sinh ra từ quá trình sản xuất nhôm . SF6 sử dụng trong vật liệu cách điện và
trong quá rình sản xuất nghành magiet.
* Hoạt động ngoài giờ lên lớp:
Tuyên truyền sâu rộng những hoạt động của trường thông qua chương trình
phát thanh Măng non, tờ rơi, khẩu hiệu được tiến hành thường xuyên đến toàn thể
các thầy cô giáo, học sinh và các bậc phụ huynh.
d.Nội dung nghiên cứu những vấn đề liên quan đến việc giải quyết tình huống.
- Tìm hiểu chung về Biến đổi khí hậu :
Trái Đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thủy quyển, sinh
quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và
nhân tạo trong một giai đoạn nhất định từ tính bằng thập kỷ hay hàng triệu năm. Sự
biển đổi có thế là thay đổi thời tiết bình quân hay thay đổi sự phân bố các sự kiện
thời tiết quanh một mức trung bình. Sự biến đổi khí hậu có thế giới hạn trong một
vùng nhất định hay có thế xuất hiện trên toàn Địa Cầu. Trong những năm gần đây,
đặc biệt trong ngữ cảnh chính sách môi trường, biến đổi khí hậu thường đề cập tới
sự thay đổi khí hậu hiện nay, được gọi chung bằng hiện tượng nóng lên toàn cầu.
Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu Trái Đất là do sự gia tăng các hoạt động
tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ và
bể chứa khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền
khác.
- Biến đổi khí hậu ở Việt Nam:
Việt Nam được coi là một trong các nước trên thế giới dễ bị tổn thương nhất bởi
hiện tượng biến đổi khí hậu, vì có đường bờ biển dài và thấp, dễ bị tác động bởi
bão nhiệt đới, bão, lượng mưa lớn và hay thay đổi. Biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng
tới các hệ thống tự nhiên của Việt Nam, nền kinh tế cũng như là tổng thể dân số.
Biến đổi khí hậu có thể thấy rõ ở Việt Nam. Nhiệt độ trung bình tăng 0.5°C và mực
nước biển tăng cao hơn 20cm so với 50 năm trước. Các hiện tượng khí hậu khắc

nghiệt như mưa to, hạn hán và ngập lụt trở nên thường xuyên hơn và bão nhiệt đới
với cường độ mạnh giờ đã xảy ra ở Việt Nam. Biến đổi khí hậu ở Việt Nam được
dự đoán bao gồm các hiện tương như gia tăng nhiệt độ, thay đổi lượng mưa, thay
đổi trong tần suất và cường độ của các dòng khí lạnh, nhiều hiện tuợng khí hậu xảy
ra, và mực nước biển ngày càng dâng.
Vậy để ứng phó với BĐKH, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai. Chính phủ đã
ban hành hàng loạt các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường nhằm xử lý, răn đe
những tổ chức, cá nhân có hành vi làm tổn hại đến môi trường, rồi các công nghệ
xử lý rác thải, phát minh khoa học ra đời nhằm giảm thiểu những tác động đến môi

10


trường. Vậy còn bạn, có bao giờ bạn đã tự hỏi “mình đã làm gì để ứng phó biến đổi
khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai chưa?”.
IV.GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG.
Biến đổi khí hậu đang trở thành mối quan tâm lớn của toàn nhân loại. Đây là một
vấn đề nóng bỏng, được đặc biệt quan tâm không chỉ của riêng tỉnh nào. Nếu mỗi
tỉnh, mỗi người dân chúng ta không tự có những biện pháp và động thái tích cực,
thì chắc chắn trong tương lai không xa, tình trạng BĐKH sẽ trở nên trầm trọng hơn,
nó ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực có liên quan đến đời sống và hoạt động của
con người.Tác động mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất nông nghiệp, giao thông,
dịch vụ, sức khỏe con người. Nguyên nhân chính là do sự biến đổi của các hệ tự
nhiên, hệ sinh thái và do hoạt động của con người. Qua những tiết học thực tế trong
nhà trường, nhóm chúng em xin được đề nghị một số giải pháp sau:
Một là làm giảm tác động của Biến đổi khí hậu:
Để làm giảm tốc độ của BĐKH có liên quan đến nhiều lĩnh vực như nền kinh tế
chúng ta cần phải làm.Cần phải sử dụng nhiên liệu hóa thạch một cách hợp lí để
giảm khí thải nhà kính. Chúng ta cần phải tiết kiệm năng lượng, sử dụng các hình
thức năng lượng khác như nhiên liệu sinh học, năng lượng gió, năng lượng mặt

trời, năng lượng nguyên tử,... thay thế các nhiên liệu dùng nhiên liệu hóa thạch như
than đá, dầu lửa.
Hai là thích ứng với Biến đổi khí hậu: Chúng ta phải làm sao có những biện pháp
đối phó thích nghi sống cùng BĐKH và tránh thiệt hại tối đa, chính sách, truyền
thông các biện pháp ứng phó:
- Chặn đứng nạn phá rừng
- Cải tạo, nâng cấp hạ tầng
- Khai phá những nguồn năng lượng mới
- Tiết kiệm điện
- Làm việc gần nhà: Theo các nhà khoa học, cứ khoảng 1 galon nhiên liệu (tương
đương 4,5lít) cho xe chạy sẽ tạo ra khoảng 9 kg CO2 phát tán, vì vậy phương án
làm việc gần nhà không dùng xe mà đi bộ hay đi xe đạp vừa có lợi cho sức khỏe lại
có lợi về mặt kinh tế môi trường.
- Ứng dụng các công nghệ mới trong việc bảo vệ trái đất: Hiện nay các nhà khoa
học đang tiến hành những thử nghiệm mới như quá trình can thiệp kỹ thuật địa chất
hay kỹ thuật phong bế mặt trời... nhằm giảm hiệu ứng nhà kính. Ngoài các giải
pháp này, các nhà khoa học còn tính đến kỹ thuật phát tán các hạt sulfate vào
không khí để nó thực hiện quá trình làm lạnh bầu khí quyển như quá trình phun
nhan thạch của núi lửa, hoặc lắp đặt hàng triệu tấm gương nhỏ để làm chệch ánh
sáng mặt trời cho tới việc bao phủ vỏ trái đất bằng các màng phản chiếu để khúc xạ
trở lại ánh sáng mặt trời, tạo ra các đại dương có chứa sắt và các giải pháp tăng
cường dưỡng chất giúp cây trồng hấp thụ nhiều CO2 hơn...
Ba là Chính phủ và các tổ chức quốc tế thường là những tổ chức tiên phong trong
việc ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH), phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai. Tuy
11


nhiên, việc ứng phó với BĐKH, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai cần thiết phải có
sự tham gia hành động của tất cả mọi người. Hãy bắt đầu từ chính bản thân và gia
đình bạn, những tế bào nhỏ nhất của xã hội.

V.THUYẾT MINH TIẾN TRÌNH GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Từ tình huống mà nhóm chúng em đưa ra và cũng từ yêu cầu của cuộc thi vận
dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống trong thực tiễn, nhóm chúng em
xin được trình bày những ý tưởng giải quyết vấn đề từ tình huống thực tế này.
Chúng em xin được trình bày những việc làm mang tính giải pháp phù hợp lứa tuổi
và điều kiện hiện tại như sau:
1.Người dân tham gia vào việc phân loại và xử lí rác thải
+Như mọi người cũng đã biết cốt lõi vấn đề trên là phụ thuộc và ý thức của
người dân. Điều này sẽ được cải thiện qua từng ngày chứ không phải một sớm, một
chiều. Khi đó người dân sẽ phân loại rác thải nhà mình ra làm các nguồn như rác
hữu cơ (làm từ giấy, nguồn từ các sợi, từ thực phẩm, các sản phẩm từ gỗ, tre, cao
su, da, các chất dẻo), rác vô cơ kim loại thủy tinh, vật dụng không cháy) cuối cùng
là các chất hỗn hợp (vụn nhỏ khoảng dưới 5mm)
2.Các câu lạc bộ sinh hoạt theo xóm, làng, tổ dân phố
+Mục đích trên là tuyên truyền để người dân biết được nghĩa vụ và các quyền lợi
học đạt được; cung cấp thêm thông tin về BĐKH cho người dân; vận động tinh
thần từng hộ gia đình hưởng ứng.
3. Giáo dục ngay từ tầng lớp học sinh, sinh viên
+Việc này là vô cùng quan trọng, nó sẽ tạo ra một thế hệ có ý thức giữ gìn và
bảo vệ môi trường. Không gì hiệu quả bằng việc giáo dục tận gốc tư tưởng của lớp
người kế thừa đất nước.
4.Cập nhật thông tin về Biến đổi khí hậu:
Giảm nhẹ BĐKH là các hoạt động nhằm giảm mức độ hoặc cường độ phát thải
nhà kính và tăng bề hấp thụ, bề chứa khí nhà kính như:
- Sử dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng
- Sử dụng năng lượng cacbon thấp hoặc năng lượng không cacbon (mặt trời, thủy
điện, năng lượng gió…)
- Thu và lưu trữ cacbon (biogas) hoặc tăng bề hấp thu cacbon (cây xanh, rừng)
- Lối sống và lựa chọn tiêu dùng cacbon thấp (chuyển sang khí đốt tự nhiên, nhiên
liệu sinh học…, đi tàu hỏa, xe bus).

12


Hãy tìm hiểu về những chính sách – kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu của
Việt Nam, của địa phương và những tiến bộ khoa học mới nhất trong việc ứng phó
với vấn nạn toàn cầu này trên các phương tiên thông tin đại chúng. Những thông tin
này rất quan trọng và cần thiết, giúp bạn có những hiểu biết cần thiết về Biến đổi
khí hậu, về công tác ứng phó với biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, việc nắm những
thông tin này sẽ giúp bạn có cơ sở để thuyết phục những người khác cùng thực hiện
tốt hơn.
5. Hãy thay đổi:
Bạn cần nhớ rằng, bất cứ hoạt động của chúng ta cũng tạo ra khí nhà kính, ví dụ
như tiêu thụ năng lượng, thói quen mua sắm, sử dụng phương tiện giao thông…Bởi
vậy, chúng ta hoàn toàn có thể lựa chọn hoạt động và kiểm soát lượng khí thải của
mình.
Chỉ cần thực hiện các hành động nhỏ , bạn sẽ góp phần giảm nhẹ biến đổi khí hậu.
Ví dụ như sau:
- Trong gia đình và nơi làm việc:
+ Sử dụng ánh sáng tự nhiên vào ban ngày và trong nhà sử dụng các bóng đèn tiết
kiệm điện. Sử dụng bóng đèn huỳnh quang compact dạng xoắn hiệu quả tiết kiệm
hơn 75% so với bóng đèn thắp sáng thông thường.
+ Rút hẳn phích điện và tắt đèn khi không dùng.
+ Nếu sử dụng điều hòa nhiệt độ, hãy để ở mức 25-26oC.
+ Hạn chế sử dụng các hóa chất tổng hợp. Hãy thay bằng các giải pháp sinh học
hoặc các chất có nguồn gốc từ thực vật.
+ Thay đổi khẩu phần ăn hàng ngày. Ăn nhiều rau xanh để góp phần giảm phát
thải khí nhà kính từ chăn nuôi gia súc.
+ Giảm lượng rác thải nhà bếp :
Trung bình mỗi năm một người thải lượng rác cao gấp 10 lần trọng lượng cơ thể
mỗi người. 1kg rác đem chôn lấp sản xuất khoảng 2kg khí mêtan.

Tái chế giấy, thuỷ tinh, nhôm, thép và các nguyên liệu khác để giảm các nguyên
liệu mới, có thể giúp tiết kiệm năng lượng.
+ Giảm lượng giấy sử dụng: sử dụng cả 2 mặt giấy và tái chế giấy có thể tiết kiệm
2,5kg khí nhà kính đối với mỗi kg giấy sử dụng.
- Khi mua sắm:
+ Hạn chế sử dụng túi ni lông
+ Chọn mua các thiết bị có dán nhãn tiết kiệm năng lượng. Bạn có biết, sử dụng tủ
lạnh tiết kiệm năng lượng có thể tiết kiệm được gần 1 nửa tấn CO2 mỗi năm so với
sử dụng tủ lạnh thông thường.

13


Hãy sử dụng các thiết bị có dán nhãn Tiết kiệm năng lượng (ảnh minh họa)
+ Chọn mua những sản phẩm địa phương, vì việc vận chuyển sản phẩm nhập khẩu
sẽ tiêu tốn nhiều nhiên liệu gây phát thải nhiều khí nhà kính
-Tại cộng đồng:
+ Hãy tham gia trồng cây, bảo vệ rừng và biển. Bạn có thể đã biết cây xanh hấp thụ
khí CO2 rất tốt. Nhưng bạn có biết, đại dương cũng chính là một bể chứa CO2
khổng lồ
+ Xanh hóa nghề nghiệp: Hãy áp dụng những biện pháp bảo vệ môi trường ngay
trong ngành học hoặc trong môi trường làm việc.
Ví dụ:
Xây dựng một trường học không rác thải, một môi trường làm việc xanh sạch, làm
những dụng cụ học tập từ những vật dụng tái chế, thiết kế các tòa nhà tiết kiệm
năng lượng, tận dụng các vật liệu địa phương hoặc các vật liệu an toàn trước bão
lũ…
Những việc nhỏ như làm dụng cụ học tập từ những vật dụng tái chế cũng là cách
giảm thiểu biến đổi khí hậu


14


Ảnh minh họa
+ Hãy tham gia và tổ chức các hoạt động bảo vệ môi trường. Những hoạt động tình
nguyện của các cá nhân, tập thể có ý nghĩa thiết thực và góp phần phát triển cộng
đồng bền vững.
6. Phòng bệnh, giữ vệ sinh và bảo vệ sức khỏe.

15


8.Chuẩn bị ứng phó thiên tai:

Ảnh minh họa
9. Thông qua môn Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp:

16


Hiện nay trong các trường học, hoạt động ngoại khoá của học sinh, việc giáo
dục về biến đổi khí hậu có vai trò rất quan trọng, tác động mạnh đến nhận thức của
học sinh. Trong những năm qua, trường TH & THCS Điền Xá đã làm rất tốt bộ
môn Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Việc tuyên truyền sâu rộng những hoạt
động của trường thông qua chương trình phát thanh Măng non, tờ rơi, khẩu hiệu
được tiến hành thường xuyên đến toàn thể các thầy cô giáo, học sinh và các bậc
phụ huynh. Trong những hoạt động này, học sinh sẽ là nhân vật trung tâm, tự làm
ra sản phẩm học tập cho chính mình, chủ động tham gia vào các quá trình hoạt
động, giáo viên đóng vai trò người thiết kế, hướng dẫn và giám sát quá trình hoạt
động của học sinh thực hiện với chủ đề "BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU". Học sinh ở các

khối lớp sưu tầm các tư liệu theo các chủ đề và làm tập san theo lớp: Chủ đề "Học
sinh phải làm gì để thích ứng với biến đổi khí hậu"; Biến đổi khí hậu ở Việt Nam;
Biến đổi khí hậu ơ địa phương, những thuận lợi và thách thức; Biến đổi khí hậu
khu vực và thế giới, hậu quả. Mỗi khối chọn lựa 1 đội tuyển tham dự hoạt động tập
thể với 3 vòng thi - Vòng 1: Màn chào hỏi, giới thiệu đội tuyển. - Vòng 2: Thi biểu
diễn thời trang đuợc thiết kế từ các vật liệu thải (nilong, giấy - Vòng 3: Thi Hùng
biện theo chủ đề. Thi kiến thức qua các câu hỏi trắc nghiệm. Qua đó giúp chúng
em có ý thức bảo vệ môi trường thực sự thay đổi rõ rệt, hiện tượng vứt rác bừa bãi
đã giảm hẳn, vệ sinh các lớp đã sạch đẹp hơn, và mỗi năm các lớp đều tích cực
tham gia "Tết trồng cây" tại trường. Ngoài hình thức ngoại khoá chuyên môn,
trường còn tổ chức nhiều hình thức ngoại khoá sinh động, thu hút được phần lớn
các em học sinh tham dự, tạo những sân chơi bổ ích như "Ngày hội truyền thông",
Hội thảo "Văn hoá học đường", Lễ hội Dân gian Việt Nam...
Nhà trường cho học sinh tham gia các hoạt động thực tiễn: Tổ chức cho HS cắt
dọn cỏ, trồng hàng cây ven đường, khuyến khích các em và phụ huynh thường
xuyên quét dọn đường làng, ngõ xóm, thu gom rác thải ở địa phương.

Ảnh quét dọn đường làng, ngõ xóm tại thôn Khe Vàng

17


Phương tiện truyền thông của thị trấn, cũng như các cuộc mít tinh cổ đông của học
sinh đi. Các khu vực sản xuất của khu dân cư, tình trạng sử dụng phân bón hóa
chất, thuốc trừ sâu của bà con nông dân. Các loại rác thải, nước thải ở nông thôn đã
được sử dụng hợp lí, hạn chế rất nhiều sự ô nhiễm nhức nhối cách đây vài năm.
VI. Ý NGHĨA CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG.
Một thế giới bền vững là thế giới không có phát thải khí nhà kính và sử dụng
rộng rãi nguồn tài nguyên tái sinh và tất cả rác thải được xử lí và tái chế. Để có
được một thế giới như vậy, cộng đồng quốc tế đã có nhiều nỗ lực to lớn để giảm

thiểu lượng phát thải khí nhà kính và nhiều công ước và nghị định quốc tế quan
trọng đã được ký kết. Biện pháp để bảo vệ môi trường, phòng chống, ứng phó với
các thiên tai ở các vùng lãnh thổ khác nhau. Ở Việt Nam ta, Giáo dục biến đổi khí
hậu là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất và có tính bền vững
trong các biện pháp để thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền
vững đất nước. Giáo dục biến đổi khí hậu còn góp phần hình thành nhân cách
người lao động mới, người chủ tương lai của đất nước - người lao động, người chủ
có thái độ thân thiện với môi trường, phát triển kinh tế hài hoà với việc bảo vệ môi
trường, bảo đảm nhu cầu của hôm nay mà không phương hại đến các thế hệ mai
sau.
Giáo dục biến đổi khí hậu là vấn đề có tính chiến lược của mỗi quốc gia và
toàn cầu. Có thể ai cũng biết rằng, nước ta có khoảng 23 triệu học sinh, sinh viên
(HS, SV) các cấp học và gần 1 triệu giáo viên (GV), cán bộ quản lí và cán bộ giảng
dạy. Đây cũng chính là lực lượng xung kích, hùng hậu nhất trong công tác tuyên
truyền bảo vệ môi trường. Đích quan trọng của giáo dục biến đổi khí hậu là không
chỉ cho mọi người hiểu rõ sự cần thiết phải bảo vệ môi trường mà quan trọng là
phải có thói quen, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự với môi trường. Điều này phải
được hình thành trong một quá trình lâu dài và phải bắt đầu ngay từ tuổi ấu thơ.
Có thể thấy rằng, giáo dục biến đổi khí hậu là một nhiệm vụ cấp thiết. Chúng
em dẫn ra đây lời của Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Công
Thành: "Cuộc chiến chống lại BĐKH, ngăn ngừa những tác động có hại của nó là
một cuộc chiến đấu chung, đòi hỏi mọi người, mọi quốc gia phải chung tay góp
sức". Hy vọng rằng, mục tiêu của giáo dục BĐKH là "từ nhận thức biến thành hành
động", thì những người dân sống trên Trái Đất này cũng từ nhận thức của mình,
biến thành hành động đầu tiên: Đưa giáo dục BĐKH vào chính công việc của mình,
chính việc làm của mình hàng ngày. Từ sự quan tâm sâu sắc đó, khiến chúng em có
được những điều chia sẻ này. Chúng em hy vọng rằng sẽ góp một phần nhỏ bé của
mình, chung tay cùng xã hội nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc thực
hiện các biện pháp ứng phó với các tác động của BĐKH ở Việt Nam nói chung và
Tỉnh Quảng Ninh nói riêng. Việc ứng phó với BĐKH cần thiết phải có sự tham gia

hành động của tất cả mọi người. Hãy bắt đầu từ chính bản thân và gia đình bạn,
những tế bào nhỏ nhất của xã hội.
18


Điền Xá, ngày 24 tháng 11 năm 2016
Nhóm trưởng

Voòng Thị Đại

19



×