Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn của học sinh THCS: bảo vệ nguồn nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.07 MB, 16 trang )

SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO QUẢNG NINH
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN TIÊN YÊN

TRƯỜNG TH&THCS ĐIỀN XÁ

Địa chỉ: Xã Điền Xá - Huyện Tiên Yên - Tỉnh Quảng Ninh
Điện thoại: 0333.745403

Email:

========

CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT
CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG
HỌC CƠ SỞ.
TÊN TÌNH HUỐNG:
"BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC"

Họ và tên: Hà Thị Vinh
Ngày sinh: 15 /10 /2003

Lớp:8A

Điền Xá, tháng 11 năm 2016

CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ
GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN
1


- Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh/ thành phố: Quảng Ninh


- Phòng Giáo dục và Đào tạo: Tiên Yên
- Trường: TH&THCS Điền Xá
- Địa chỉ: Xã Điền Xá - Huyện Tiên Yên - Tỉnh Quảng Ninh
- Điện thoại: 0333.744401
- Email:
- Thông tin về học sinh:
1. Hà Thị Vinh
Ngày sinh : 15/10/2003

Lớp 8A

VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI
QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN
“ BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC ’’

1. Tên tình huống:
"Bảo vệ nguồn nước"

Nước - Nguồn tài nguyên tài nguyên vô cùng quý giá nhưng không phải là
vô tận. Mặc dù lượng nước chiếm hơn 97% bề mặt trái đất nhưng lượng nước
mà có thể sử dụng cho sinh hoạt, sản xuất lại rất ít chỉ chiếm khoảng 3%. Nhưng
hiện nạy nguồn nước này đang bị ô nhiễm trầm trọng
Câu truyện tình huống:
Một hôm, trong lúc ra chơi giữa giờ hồi đầu năm học em đến chỗ ngồi của
bạn Mai Phương chơi cùng các bạn Lan, Thủy, Hương, Nhất.
Lan nói: Chiều nay chúng mình đến trường tưới rau nhé, có thế vườn rau
em chăm của lớp mình mới xanh tốt được.
2



Mai Phương nói, ừ nhưng dạo này nước trong bể còn ít lắm mình mà tưới
nhiều thì hết mất nước dùng thôi, khe nào cũng cạn nước nên trường khó lấy
được nước đấy, chỗ có nước thì lại bẩn, chỗ sạch thì lại cạn nước. Cứ đà này có
khi đến mùa đông là chẳng có tí nước nào dùng cơ.
Thủy nói, đúng rồi thôn mình cũng vậy dạo này mọi người thường than
rằng không những nước ít mà còn bẩn nữa chẳng có nước sinh hoạt gì cả, tối
hôm trước bố mình còn bàn với mẹ mình là phải đi bắc thêm máng nước ở các
khe khác xa nhà nữa có như vậy mới có nước sạch dùng thôi.
Hương nói, thôn mình cũng giống như thôn thủy rồi, thế nhưng còn tốt
chán. Hôm qua mình xem ti vi thấy thời sự đưa tin một số nơi trên đất nước
chúng ta và thế giới không có nước sinh hoạt vì nước rất bẩn, bị ô nhiễm khổ
lắm.
Em đã nói với các bạn rằng thật đáng sợ phải không các bạn chúng ta đã
học và biết nước có vai trò rất quan trọng và cần thiết cho con người và mọi sinh
vật ... nhưng nó không phải là vô tận nếu chúng ta không biết cách bảo vệ nó thì
nó sẽ bị cạn kiệt, bị ô nhiễm, lúc đó không phải chỉ trên thế giới hay những nơi
nào đó trong nước chúng ta như ti vi đã nói mà điều đó cũng sẽ xảy ra trên chính
các thôn xã chúng ta đấy. Mà ở xã mình phần lớn mọi gia đình đều sử dụng
nước lấy về từ các khe, suối nếu mình không bảo vệ nguồn nước thì thật là nguy
hiểm đấy nên mình nghĩ rằng mình và các bạn cần làm gì đó để mọi người trong
thôn, xã chúng ta và mọi nơi cần biết và góp phần bảo vệ nguồn nước để nguồn
nước chúng ta sử dụng luôn được trong sạch.
Xuất phát từ thực tế đó bản thân em đã sử dụng các kiến thức của các môn
trong quá trình học tập để tìm hiểu về vấn đề bảo vệ nguồn nước và có thể tuyên
truyền đến mọi người trong nhà trường, thôn xóm và địa phương nơi em cư trú
cũng như mọi người ở mọi nơi thấy được vai trò của nguồn nước, tình hình ô
nhiễm nước và tác hại của nguồn nước ô nhiễm đến với đời sông sản xuất để từ
đó cùng chung tay nhau bảo vệ nguồn nước.
2. Mục tiêu giải quyết tình huống
Nước là tài nguyên rất quan trọng đối với cuộc sống của con người và mọi

sinh vật trên trái đất nhưng nguồn nước hiện nay đang bị ô nhiễm nghiêm trọng
nên việc bảo vệ nguồn nước là việc làm rất cần thiết với không chỉ bản thân em,
các bạn học sinh là thế hệ tương lai của đất nước mà còn là việc làm vô cùng cấp
thiết với mọi người. Chính vì vậy em đã làm bài vậ dụng các kiến thức đã học
trong môn Sinh Học, Hóa Học, GDCD, Mĩ thuật, Địa Lí, Công Nghệ ... để giải
quyết vấn đề trên nhằm hướng tới các mục tiêu sau:
- Thứ nhất: Đối với cá nhân em, gia đình, Mọi người cần hiểu biết thế nào là
nguồn nước bị ô nhiễm, hiện trạng ô nhiễm nguồn nước, các tác nhân làm cho
nguồn nước ô nhiễm, hậu quả, tác hại nguồn nước bị ô nhiễm và sự quan trọng
của nguồn nước đối với cuộc sống của chúng ta từ đó có cách bảo vệ nguồn
nước không bị ô nhiễm.
- Thứ hai: Nhằm hiểu biết sâu hơn về kiến thức các môn Sinh Học, Hóa Học,
GDCD, Mĩ thuật, Địa Lí, Công Nghệ … tăng kĩ năng vận dụng từ sách vở và
3


thực tế đời sống.
- Thứ ba: Tạo thành cuộc tuyên truyền thông qua nhà trường và mạng xã hội
rèn nhiều kĩ năng sống, nâng cao ý thức cho mỗi công dân góp phần bảo vệ và
giữ gìn nguồn nước trong sạch, bảo vệ môi trường sạch đẹp.
3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống
a. Phương pháp nghiên cứu tình huống:
- Thu thập thông tin, tìm hiểu tư liệu có liên quan: thông qua sách báo, thông
tin trên TV thời sự, phóng sự…
- Thống kê: những con sông, suối bị ô nhiễm, có nguy cơ bị ô nhiễm, đang bị ô
nhiễm
- Tích hợp: tích hợp những điều đã biết, đã học, kiến thức liên môn với thực tế
đời sống.
- Phân tích, đánh giá: phân tích cụ thể các mặt tác hại, hậu quả và bày tỏ quan
điểm về vấn đề.

b. Vận dụng các kiến thức môn học trong nghiên cứu và đề ra giải pháp
Để giải quyết tình huống này em vận dụng kiến thức các môn học sau để
nghiên cứu và giải quyết tình huống:
+ Môn Ngữ Văn: Nắm các kĩ năng viết văn Kể chuyện, Thuyết minh, Nghị
luận để viết bài. Bài thuyết trình có bố cục rõ ràng, diễn đạt mạch lạc, lập luận
chặt chẽ …
+ Môn Toán: Thống kê và tính tỉ lệ những con sông bị ô nhiễm, đang bị ô
nhiễm, có nguy cơ bị ô nhiễm trầm trọng …
+ Môn công nghệ đặc biệt là công nghệ lớp 7: trồng trọt, chăn nuôi
+ Môn Hóa: Biết được thành phần, tính chất, vai trò của nước, sự ảnh hưởng
nghiêm trọng khi sử dụng nguồn nước bẩn
+ Môn sinh: Biết được ảnh hưởng của nguồn nước đối với môi trường sinh vật
và với cuộc sống con người, tác hại của nước bẩn với đời sống của sinh vật, cơ
thể và đời sống của con người. Các tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước.
+ Môn giáo dục công dân: Giáo dục ý thức về bảo vệ nguồn nước không xả
chất thải, rác bừa bãi; Luật bảo vệ môi trường nước.
+ Môn Mĩ thuật, môn Âm nhạc: Một bức tranh, một bài hát một tiết mục biểu
diễn thời trang cũng có thể góp phần tuyên truyền: lên án, phê phán kêu gọi mọi
người có ý thức về việc bảo vệ nguồn nước.
+ Môn Tin học: Sử dụng mạng, soạn bài tuyên truyền bằng phần mềm
microsoft Word
4. Giải pháp giải quyết tình huống
Để giải quyết tình trạng ô nhiễm nguồn nước trên, em đưa ra một số biện
pháp sau:
Thông qua các cơ quan truyền thông tăng cường giáo dục, tuyên truyền,
nâng cao nhận thức cho mọi người về tác hại của việc nguồn nước bị ô nhiễm
ảnh hưởng tới sức khỏe con người cũng như sinh vật.
- Về xã hội:
+ Đầu tư trang thiết bị, kinh phí để phục vụ đo kiểm môi trường, quản trắc môi
trường thường xuyên để phát hiện ô nhiễm, kịp thời có biện pháp xử lí.

4


+ Đưa vấn đề ô nhiễm môi trường vào các buổi họp của mọi tầng lớp thuộc các
nghành nghề khác nhau trong các buổi họp ở tổ, thôn xóm, ở địa phương theo
các tổ chức đoàn thể.
+ Vận động toàn dân chung tay bảo vệ nguồn nước như tổ chức làm sạch mặt
nước…
+ Nêu cao khẩu hiệu về nội dung giảm thiểu xả rác xuống những nguồn nước.
Tổ chức lễ cam kết: “Không xả rác bừa bãi xuống những nguồn nước” ở những
nơi có điều kiện thực thi.
+ Đặt thêm nhiều thùng rác ở gần những nơi có sông, hồ, mương …và khu đổ
rác chung để người thu rác có thể dễ lấy khi xe rác không thể đi qua.
+ Xử phạt nghiêm những người vô ý thức xả rác xuống các con sông, hồ…
Hiện nay, tại nhiều bãi chôn lấp rác ở các thành phố lớn lượng nước rỉ rác
do không kịp xử lý là rất lớn, gây ô nhiễm môi trường. Việc chuyên chở nước rỉ
rác còn gây ô nhiễm cho các nơi xe đi qua, chi phí chuyên chở tốn kém, chưa kể
có khi các xe này còn xả "trộm" gây ô nhiễm môi trường sống của người dân. Vì
vậy chúng ta có thể sử dụng cách sau để giảm ô nhiễm môi trường:
+ Tận dụng diện tích đất tại bãi chôn lấp để trồng cây có giá trị kinh tế cao như
cỏ vetiver, cỏ voi, cỏ signal hoặc cây dầu mè. Cách làm này vừa giúp tận dụng
được đất của các bãi chôn lấp rác để làm kinh tế, vừa kết hợp tận dụng xử lý
nước rỉ rác để làm nguồn nước tưới dinh dưỡng cho cây nên giải quyết được vấn
đề ô nhiễm môi trường .
- Về các nhà máy:
+ Tạo bể lắng, lọc nước thải để xử lí nước thải trước khi xả ra môi trường.
+ Chôn lấp, đốt rác một cách khoa học, xây dựng nhà máy xử lí rác, nhà máy tái
chế chất thải thành các nguyên liệu, đồ dùng…, xây dựng nơi quản lí chặt chẽ
các chất gây nguy hiểm cao…
- Về nhà trường:

+ Đưa vấn đề vào những hoạt động thi tìm hiểu về tác hại của việc ô nhiễm
nguồn nước, vai trò của nguồn nước… để nâng cao nhận thức, hành động của
học sinh.

5


+ Tổ chức nhiều cuộc cổ động mang khẩu hiệu bảo vệ nguồn nước cho học sinh
lớp 8,9 làm tuyên truyền nhỏ tuổi đến trường cấp 1,các lớp 6,7 để học sinh đều
biết đến tác hại của việc xả rác làm ô nhiễm nguồn nước và góp phần bảo vệ
nguồn nước.
+ Phát động cuộc thi vẽ tranh về môi trường nước nói riêng và môi trường nói
chung.

+ Tổ chức thu gom rác bên bờ, trên mặt nước của các con sông, hồ, mương… tại
địa phương, các con sông, mương ... đang có nguy cơ ô nhiễm nặng và phân loại
rác rồi tái chế…

(H/s điền xá tham gia nhặt rác ven suối)

( Đoàn thanh niên huyện Tiên Yên
Làm sạch dòng sông tiên yên)

- Gia đình, người dân:
Giáo dục để nâng cao ý thức cho mọi người về ô nhiễm nước và cách phòng
chống ô nhiễm.
+ Nâng cao ý thức cộng đồng để giữ sạch nguồn nước bằng cách không vứt rác
bừa bãi, không phóng uế bậy, không thải trực tiếp vào nguồn nước sạch, ra ao,
hồ, sông, suối, nên thu gom và phân loại rác thải. Không nên rửa rau, vo gạo,
tắm giặt trong ao, hồ.

+ Không dùng phân tươi làm phân bón; sử dụng thuốc trừ sâu đúng hướng dẫn.
Cần hạn chế tối đa việc sử dụng các hóa chất gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt
6


là môi trường nước.
+ Phân loại rác bán cho các cá nhân, tổ chức, công ti tái chế rác.
- Học sinh:
+ Có ý thức giữ vệ sinh môi trường ở gia đình, trường học, lớp học, các dòng
sông suối, kênh mương gần nhà, địa phương ... bằng các hành động cụ thể:
không vứt rác xuống sông suối, sân trường .., trồng cây xanh, quét dọn và làm
vệ sinh nơi sinh hoạt
+ Nắm vững các kiến thức về vai trò nguồn nước, tác hại của nguồn nước ô
nhiễm, các biện pháp bảo vệ nguồn nước nói riêng bảo vệ môi trường nói chung
để tự hình thành ở bản thân ý thức bảo vệ đồng thời tuyên truyền đến gia đình
địa phương biết về vấn đề này
+ Tham gia tích cực vào các hoạt động, các buổi tuyên truyền, cuộc thi ... về bảo
vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường
5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống
5.1. Mô tả quá trình thực hiện
Từ việc vận dụng kiến thức liên môn của các môn ngữ văn, toán, hóa học,
giáo dục công dân, tin học ... để giải quyết tình huống thực tiễn trên, em đã có ý
tưởng để giải quyết vấn đề này như sau:
Hoạt động 1:
Điều tra thực tế về nhận thức của mọi người dân ở xã Điền Xá về tác hại
nguồn nước bị ô nhiễm.
Theo điều tra của em về hơn 200 hộ gia đình của học sinh trường
TH&THCS Điền Xá ở Xã Điền Xá ( Xã vùng cao của huyện tiên Yên) về hiểu
biết về tác hại việc ô nhiễm nguồn nước và kết quả là:
Đa số mọi người đều biết về tác hại của việc xả rác xuống sông, hồ, mương

nhưng chỉ là biết một cách rất mơ hồ, chưa rõ về nguyên nhân, tác hại của ô
nhiễm nguồn nước và có khoảng 43 > 20% gia đình thì đã rút kinh nghiệm, còn
đa phần ( gần 80%) những gia đình khác vẫn chưa có ý thức về việc xả rác
xuống những con sông, mương, hồ.
Điều đó cho thấy mọi người ở địa phương em vẫn chưa có ý thức bảo vệ
môi trường và tình trạng ô nhiễm môi trường đang ở mức báo động .
Hoạt động 2:
Khảo sát thực trạng về các nguồn nước tại khe suối Điền Xá, và tìm
hiểu hiện trạng ô nhiễm nguồn nước ở các địa phương khác trên cả nước
* Khảo sát nguồn nước tại Điền Xá
Để tìm hiểu về thực trạng nguồn nước trong xã em có nhờ một số bạn trong
lớp ở các thôn khác nhau đi cùng để tìm hiểu về nước các dòng suối, khe tại
thôn của các bạn kết quả thu được:
- Đa phần người dân sử dụng trực tiếp nước lấy về từ các khe suối để sinh
hoạt bằng cách bắc máng, ống dẫn nước
- Một số khe suối đã có hiện tượng cạn dần nước
- Một số suối nước vẫn còn trong, sạch
- Một số suối gần nhà dân thì nguồn nước đục, có rác thậm trí một số nhà
dân gần suối xa hố rác chung còn xả rác trực tiếp ra khe suối:
7


Khe tại thôn Khe Vàng Điền Xá

Suối khe cầu Điền Xá

Khe suối là nơi chứa rác
* Tình hình ô nhiễm nguồn nước ở các địa phương khác:
Hiện nay tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngày càng tăng cao, nhiều nơi
nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng. Mỗi ngày ta có thể thấy những hành động

vô ý thức quen thuộc của học sinh, người dân khiến nguồn nước bị ô nhiễm trên
nhiều nơi và nhiều địa điểm khác nhau như ao hồ, sông ngòi, hay hệ thống ống
dẫn thoát nước thải thì bị ách tắc do rác thải rơi vào hoặc do nguồn nước bị ô
nhiễm có nặng.
Hầu hết các sông hồ ở các thành phố lớn như Hà Nội và tp.Hồ Chí Minh,
nơi có dân cư đông đúc và nhiều các khu công nghiệp lớn này đều bị ô nhiễm.
Phần lớn lượng nước thải sinh hoạt (khoảng 600.000m³ mỗi ngày,với khoảng
250 tấn rác được thải ra các sông ở khu vực Hà Nội) và công nghiệp (khoảng
260.000 m³ và chỉ có 10% được xử lý) đều không được xử lý mà đổ thẳng vào
các ao hồ, sau đó chảy ra các con sông lớn tại vùng châu thổ sông Hồng và sông
Mê Kông. Nhiều nhà máy và cơ sở sản xuất như các lò mổ, các khu công
nghiệp, làng nghề và ngay cả bệnh viện (khoảng 7000 m³ mỗi ngày,và chỉ có
30% là được xử lý) cũng không được trang bị hệ thống xử lý nước thải.
Qua báo chí và truyền thanh ở VN từ hơn hai năm qua, tin tức ô nhiễm nguồn
nước ở hầu hết sông ngòi VN, đặc biệt ở những nơi có phát triển trọng điểm.
Nhiều dòng sông trước kia là nơi giặt giũ tắm rữa, và nước sông được xử
dụng như nước sinh hoạt gia đình. Nay tình trạng hoàn toàn khác hẳn. Người
dân ở nhiều nơi không thể dùng những nguồn nước sông này nữa. Những nơi
được đề cập đến có thể được chia ra từng khu vực khác nhau từ Bắc chí Nam tùy
theo sự phát triển của từng nơi một. Ðó là:
+ Lưu vực sông Cầu và các phụ lưu qua các tỉnh Bắc Cạn, Thái Nguyên, Vĩnh
Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hải Dương. (Ðây không phải là nguy cơ ô nhiễm
8


mà là một lưu vực đã bị ô nhiễm hoàn toàn )
+ Lưu vực sông Nhuệ, sông Ðáy chảy qua các tỉnh Hòa Bình, TP Hà Nội, Hà
Tây, Hà Nam, Nam Ðịnh, và Ninh Bình. (Hai hạ lưu có ô nhiễm trầm trọng nhất
là sông Nhuệ và sông Tô Lịch với hàm lượng DO hầu như triệt tiêu, nghĩa là
không còn điều kiện để cho tôm cá sống được, và vào mùa khô nhiều đoạn sông

trên hai sông nầy chỉ là những bãi bùn nằm trơ cùng trời đất)
+ Lưu vực sông Ðồng Nai, sông Sài Gòn gồm các tỉnh Lâm Ðồng, Ðắc Lắc,
Ðắc Nông, Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Ðồng Nai (Biên Hòa), TP
HCM, Bà Rịa-Vũng Tàu, Ninh Thuận, và Bình Thuận.
Vào tháng 12/2005, Bộ Tài Nguyên & Môi Trường đã tổ chức hội thảo
“Bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Ðồng Nai” đã nói lên tính cách quan
trọng của vấn đề. Kết luận được ghi nhận trong hội thảo nầy là có 4 khu vực bị ô
nhiễm trầm trọng. Ðó là:
(1) - Ðoạn sông Ðồng Nai từ cầu Hòa An đến cầu Ðồng Nai, nơi cung cấp
nguồn nước chính cho cư dân Sài Gòn,
(2) - Ðoạn từ Bình Phước đến Tân Thuận, địa phận của trên 10 khu chế
xuất,
(3) - Ðoạn sông Thị Vải từ nhà máy hóa chất và bột ngọt Vedan của Ðài
Loan đến cảng Phú Mỹ,
(4) - Và nước sông Vàm Cỏ Ðông.
+ Lưu vực Tiền Giang và Hậu Giang gồm các tỉnh thuộc ÐBSCL (đây
không phải là một trọng điểm công nghiệp cho nên những vấn nạn môi trường
không giống như tình trạng của 3 lưu vực vừa kể trên. Nhưng việc khai thác
nông nghiệp và thủy sản đã trở thành một vấn đề cần phải lưu tâm trong hiện tại)

Những hiện tượng đó xảy ra đều là do sự phát triển nhanh của công nghiệp
hóa, khoa học kĩ thuật và sự phát triển môi trường đô thị ngày càng được tăng
nhanh chóng mặt tạo ra một môi trường luôn nặng về chất thải sinh hoạt vệ sinh
hàng ngày, mà nước là nguồn nhiên liệu chủ yếu mà chúng ta dùng hàng ngày
nên tình trạng ô nhiễm nguồn nước khó có thể tránh khỏi.
Theo thống kê của Viện Môi trường đô thị và công nghiệp VN, bình quân
mỗi năm cả nước phát sinh thêm khoảng 25.000 tấn rác thải sinh hoạt, tổng
lượng rác thải sinh hoạt phát sinh từ các đô thị có xu hướng tăng trung bình từ
10% - 16% . Trong đó, tỉ lệ thu gom rác thải tại cả đô thị bình quân cả nước chỉ
đạt khoảng 70% - 85%. Chưa kể đến rác thải thải ra các con mương, con sông

do xe rác không đi vào, hay người thu rác không đi qua khu đó nên người dân
tiện tay vứt xuống những con mương, con sông gần nhà gây tắc cống, ô nhiễm.
9


Hoạt động 3:
Sử dụng các kiến thức liên môn tìm hiểu rõ về vấn đề
ô nhiễm nguồn nước
Sau khi khảo sát và tìm hiểu thực trạng về ô nhiễm nguồn nước em đã vận
dụng các kiến thức của môn học để bản thân em có thể hiểu rõ về vấn ô nhiễm
nguồn nước ( Vai trò nguồn nước, như thế nào là ô nhiễm nước, nguyên nhân và
tác hại của nguồn nước ô nhiễm)để có khả năng tuyên truyền tốt, giúp mọi
người dân hiểu tốt về vấn đề này:
- Môn hóa học tìm hiểu thành phần của nước, nước ô nhiễm
- Môn sinh học tìm hiểu vai trò của nước với con người, sinh vật, tác hại của
nguồn nước ô nhiễm ảnh hưởng như thế nào đến đời sống con người, sinh vật,
các tác nhân gây ảnh hưởng môi trường nước
- Môn giáo dục công dân: Ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường đặc
biệt môi trường nước.
Những vấn đề liên quan đến tình huống cần giải quyết:
* Vai trò của nguồn nước:
- Nước tham gia vào thành phần cấu trúc sinh quyển, điều hòa các yếu tố khí
hậu, đất đai và sinh vật. Nước còn đáp ứng những nhu cầu đa dạng của con
người trong sinh hoạt hằng ngày, tưới tiêu cho nông nghiệp, sản xuất công
nghiệp, sản xuất điện năng và tạo ra nhiều cảnh quan đẹp.
+ Vai trò của nước với sức khỏe con người: Nước rất cần thiết cho hoạt động
sống của con người cũng như các sinh vật. Nước chiếm 74% trọng lượng trẻ sơ
sinh, 55% đến 60% cơ thể nam trưởng thành, 50% cơ thể nữ trưởng thành. Nước
cần thiết cho sự tăng trưởng và duy trì cơ thể bởi nó liên quan đến nhiều quá
trình sinh hoạt quan trọng. Muốn tiêu hóa, hấp thu sử dụng tốt lương thực, thực

phẩm ... đều cần có nước.
+ Nước đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong sản xuất, công nghiệp, nông
nghiệp.
+ Đối với cây trồng trong nông nghiệp nước là nhu cầu thiết yếu, đồng thời còn
có vai trò điều tiết các chế độ nhiệt, ánh sáng, chất dinh dưỡng, vi sinh vật, độ
thoáng khí trong đất…
* Tìm hiểu chung về ô nhiễm nguồn nước:
Nước trong tự nhiên tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau: nước ngầm,
nước ở các sông hồ, khe ... tồn tại ở thể hơi trong không khí. Ô nhiễm nước là
hiện tượng các vùng nước như sông, hồ, biển, nước ngầm... bị các hoạt động của
con người làm nhiễm các chất có thể gây hại cho con người và cuộc sống các
sinh vật trong tự nhiên.
Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều tiêu cực của các tính chất vật lý hoá học - sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm
thay đổi thành phần và chất lượng nước không đáp ứng cho các mục đích sử
dụng khác nhau, vượt quá tiêu chuẩn cho phép và có ảnh hưởng xấu đến đời
sống con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước. Nguồn
nước bị ô nhiễm thường khó khắc phục.

10


Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước là vấn đề
đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất.
Nước bị ô nhiễm do sự phủ dưỡng xảy ra chủ yếu ở các khu vực nước ngọt
và các vùng ven biển, vùng biển khép kín. Lượng muối khoáng và hàm lượng
các chất hữu cơ quá dư thừa làm cho các quần thể sinh vật trong nước không thể
sinh sống được. Kết quả làm cho hàm lượng ôxy trong nước giảm đột ngột, các
khí độc tăng lên, tăng độ đục của nước, gây suy thoái thủy vực. Ô nhiễm nước
do các loại nước, chất thải công nghiệp được thải ra lưu vực các con sông mà
chưa qua xử lí đúng mức; các loại phân bón hoá học và thuốc trừ sâu ngấm vào

nguồn nước ngầm và nước ao hồ; nước thải sinh hoạt được thải ra từ các khu
dân cư ven sông gây ô nhiễm trầm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe của người
dân, sinh vật trong khu vực.
* Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm nguồn nước:
- Nguyên nhân đầu tiên là do con người:
Ô nhiễm nguồn nước do con người là nguy cơ trực tiếp gây ra nhiều vấn đề
sức khỏe và cuộc sống con người, trong đó đáng kể là chất thải con người (phân,
nước, rác), chất thải nhà máy và khu chế xuất và việc khai thác các khoáng sản,
mỏ dầu khí.

( Chất thải sinh hoạt)
(Chất thải phóng xạ nhà máy nguyên tử)
Ngoài ra chất thải khu chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản, chất thải khu
giết mổ, chế biến thực phẩm; và họat động lưu thông với khí thải và các chất
thải hóa chất cặn sau sử dụng .
Cuối cùng và cũng là nguy hiểm nhất là chất thải phóng xạ.
- Nguyên nhân thứ hai là do tự nhiên :
Ô nhiễm do tự nhiên là do sự bào mòn hay sự sụt lở núi đồi, đất ven bờ
sông làm dòng nuớc cuốn theo các chất cơ học như bùn, đất, cát, chất mùn…
hoặc do sự phun trào của núi lửa làm bụi khói bốc lên cao theo nước mua rơi
xuống đất, hoặc do triều cường nước biển dâng cao vào sâu gây ô nhiễm các
dòng sông, hoặc sự hòa tan nhiều chất muối khoáng có nồng độ quá cao, trong
đó có chất gây ung thư như Arsen, Fluor và các chất kim loại nặng…

11


( Sạt lở đất)
( Núi lửa phun trào)
Điều đáng nói là tự nhiên vốn có sự cân bằng, nước bị ô nhiễm do tự nhiên

sẽ được quá trình tuần hoàn và thời gian trả lại nguyên vẹn, tuy nhiên với con
người thì khác, đó là một gánh nặng thêm với tự nhiên, khi dân số tăng quá
nhanh và việc sử dụng nước sạch không hợp lý, không giữ vệ sinh môi trường sẽ
phá vỡ cấu trúc tự nhiên vốn có.
* Các tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước:
Có rất nhiều loại tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước. Chúng có mặt trong
nước thải sinh hoạt, nước thải từ các khu công nghiệp, bệnh viện, các bãi rác
thải . Đó là:
- Vi sinh vật (Vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm mốc)

( các vi sinh vật có trong nước ô nhiễm)
- Rác vô cơ (rác không tiêu hủy được bao gồm: bao bì nhựa, nilon, thủy tinh,
mảnh sành sứ, kim loại, vỏ đồ hộp, săm lốp cao su…)
- Rác hữu cơ (rác có thể tiêu hủy được như: Thức ăn thừa, lá bánh, rau quả, rơm
rạ, xác súc vật, giấy loại…). Đây là thủ phạm gây nên hàng loạt dịch bệnh nguy
hiểm cho con người.
* Tác hại ô nhiễm nguồn nước:
+ Tác hại đối với con người:
Đầu tiên là các loại bệnh tật về đường ruột; các bệnh về da, các bệnh ung
thư, các dị tật bẩm sinh; các bệnh hô hấp và các bệnh tim mạch, cao huyết áp do
ô nhiễm vi sinh vật.

12


- Hóa chất bảo vệ thực vật và trong chất thải công nghiệp, khói, bụi, tiếng ồn
liên tục trong đất, nước, không khí và môi trường…
Tất cả các nguyên nhân này đều gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của
con người, trong khi đó ý thức giữ vệ sinh môi trường của con người chưa được
nâng lên

Tại một số địa phương, khi quan sát các trường hợp ung thư, viêm nhiễm
phụ khoa chiếm từ 40 đến 50% là do từng sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm. Theo
đánh giá của các Bộ Y tế và Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trung bình
mỗi năm ở Việt Nam có khoảng chín nghìn người chết vì nguồn nước và điều
kiện vệ sinh kém; hằng năm có khoảng hơn 100 nghìn trường hợp mắc ung thư
mới phát hiện mà một trong những nguyên nhân chính là do sử dụng nguồn
nước ô nhiễm. Tác hại của ô nhiễm nguồn nước mặt đối với sức khỏe con người,
chủ yếu do môi trường nước bị ô nhiễm vi sinh vật gây bệnh, ô nhiễm các hợp
chất hữu cơ, các hóa chất độc hại và ô nhiễm kim loại nặng. Ảnh hưởng của ô
nhiễm nước mặt đối với sức khỏe cộng đồng chủ yếu thông qua hai con đường,
do ăn uống phải nước bị ô nhiễm hay các loại rau quả, thủy hải sản được nuôi
trồng trong nước bị ô nhiễm và tiếp xúc với môi trường nước bị ô nhiễm trong
quá trình sinh hoạt và lao động do con người gây ra.
Hậu quả chung của tình trạng ô nhiễm nước là tỉ lệ người mắc các bệnh
cấp và mạn tính liên quan đến ô nhiễm nước như viêm màng kết, tiêu chảy,
ung thư… ngày càng tăng. Người dân sinh sống quanh khu vực ô nhiễm ngày
càng mắc nhiều loại bệnh tình nghi là do dùng nước bẩn trong mọi sinh hoạt.
+ Tác hại đối với hệ sinh thái:
Ô nhiễm nước mặt trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đối với các hệ sinh
thái thủy sinh và những khu vực có hệ thống sông bị ô nhiễm chảy qua .
Vd: Ô nhiễm nước sông Nhuệ - sông Đáy cũng làm cho các loại thủy cầm
chết hàng loạt vào năm 2004 - 2005, gây thiệt hại lớn cho nông dân các tỉnh Hà
Nam và Nam Định. Gây tổn thất lớn cho các ngành sản xuất kinh doanh, các hộ
nuôi trồng thủy sản. Dưới sức ép của các hoạt động phát trển kinh tế, ô nhiễm
môi trường và thiên tai, các hệ sinh thái, nơi cư trú của các loài sinh vật biển bị
phá hủy, đặc biệt là đối các hệ sinh thái nhạy cảm như rừng ngập mặn, thảm cỏ
biển và san hô... Theo đánh giá của Bộ Thủy sản, hoạt động sản xuất trong thời
kỳ 1985 - 2000 đã chặt phá đi 15.000ha rừng ngập mặn mỗi năm . Năm 2002,
Viện Tài nguyên thế giới đưa ra cảnh báo cho rằng 80% rạn san hô biển của Việt
Nam nằm trong tình trạng rủi ro cao.

13


Đa dạng sinh học và nguồn lợi thủy hải sản giảm rõ rệt do đánh bắt tận diệt
và suy giảm môi trường sống. Theo đánh giá của Viện Hải dương học Bộ Thủy
sản, khoảng 85 loài hải sản đã được xếp vào các mức độ nguy cấp khác nhau.
Trong đó, 70 loài có tên trong sách đỏ Việt Nam nhưng vẫn là đối tượng bị khai
thác.
Hoạt động 4:
Sau khi đã thu thập được các dẫn chứng cụ thể, xác thực về tác hại của
nguồn nước ô nhiễm, nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước kết hợp vốn kiến
thức đã học từ các môn học em đã viết thành một bài văn có đầy đủ nội dung về
nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước, tác hại của việc ô nhiễm nguồn nước và
các biện pháp bảo vệ nguồn nước và gửi lại cho Thầy Tổng phụ trách đội của
nhà trường để đọc trong chương trình truyền tin măng non của trường vào thứ 5
hàng tuần và vận động các bạn trong lớp, học sinh trong trường, hàng xóm cùng
tuyên truyền về tác hại của việc xả rác xuống sông, hồ, mương… gây ảnh hưởng
đến môi trường, sức khỏe mọi người cũng như sinh vật, kinh tế đên mọi người
trong thôn, xã ...
Hoạt động 5:
Vận động cả lớp sáng tác thơ, văn, vẽ tranh về ô nhiễm nguồn nước đăng
lên các trang mạng, báo hoa học trò, đăng lên các phương tiện giao lưu qua
mạng như facebook, zingme, yahoo, các diễn đàn…
Hoạt động 6:
Tích cực tham gia các hoạt động dọn vệ sinh sông, hồ, tái chế rác do nhà
trường, địa phương tổ chức…phân loại rác vào thứ 2 đầu tuần.
Hoạt động 7:
Đăng album ảnh mang tính bảo vệ nguồn nước, tác hại của việc xả rác làm
ô nhiễm nguồn nước… lên các trang mạng giao lưu ( facebook, zingme, các diễn
đàn…) và đăng bài đã thực thiện bằng phần mềm Microsoft Word lên các trang

mạng giao lưu của cá nhân.
5.2. Những tư liệu tham khảo:
- Sách giáo khoa cấp THCS: Sinh Học, Hóa Học, Ngữ Văn, Toán,…
- Các trang mạng xã hội:
+ />nuoc-35C6F288.htm
+ />+ />+ Trung tâm tư vấn và công nghệ môi trường
14


6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống
6.1. Đối với thực tiễn học tập:
Thông qua việc giải quyết tình huống trên, em được củng cố và mở rộng
thêm những hiểu biết về các môn học, đồng thời thấy được vai trò của việc học
tập tốt các bộ môn đối với thực tiễn cuộc sống.
Cũng qua bài thi này, em được rèn luyện thêm các kĩ năng sống như biết
thu thập và xử lý các thông tin để giải quyết vấn đề thực tiễn, biết tư duy logic,
biết giao tiếp, hợp tác với nhau trong nhóm, trong lớp…
Đặc biệt, em được củng cố thêm tinh thần tự học, tự nghiên cứu, rèn luyện
phương pháp tự học để vận dụng cho học tập tất cả các môn học.
6.2. Đối với thực tiễn, đời sống kinh tế xã hội.
Ô nhiễm nguồn nước là một vấn đề khó giải quyết tận gốc và cũng khó
thống kê cụ thể. Tuy nhiên, khi thực hiện những biện pháp này, chúng ta sẽ nâng
cao ý thức của mọi người trong việc giảm thiểu xả rác làm ô nhiễm nguồn nước,
bảo vệ sức khỏe của chính bản thân, gia đình và xã hội.
Sau khi các cơ quan có thẩm quyền thuộc các cấp của mọi nhà nước giải
quyết tình huống bằng các giải pháp nêu trên thì mọi người, mọi lứa tuổi, mọi
nghành nghề ở mọi vùng miền sẽ hiểu sâu hơn về tác hại của việc làm ô nhiễm
nguồn nước và có ý thức giảm thiểu làm ô nhiễm môi trường. Môi trường sẽ
sạch đẹp hơn.
Chúng ta thực thi các giải pháp sẽ hiểu sâu hơn về kiến thức các kiến thức

các môn khác tăng kỹ năng vận dụng các kiến thức từ sách vở và thực tế đời
sống.
Việc làm này cũng giúp chúng ta có kĩ năng sống: hợp tác, đoàn kết, trình
bày, ra quyết định, sẻ chia và trở thành những tuyên truyền viên giỏi, có kinh
nghiệm.
Chúng ta sẽ có những giao lưu lành mạnh bổ ích trên các trang mạng cộng
đồng và phương tiện giao lưu. Đồng thời qua đó chúng ta biết được ứng dụng
công nghệ thông tin vào đời sống một cách thiết thực, hiệu quả.
Tuổi thơ chúng ta có được những niềm vui khi học bơi lội, câu cá, …cùng
bạn bè và người thân.
Qua việc sáng tác về chủ đề rèn khả năng học qua việc biết phát huy khả
năng về sáng tác thơ, văn, ca dao…vào việc làm hữu ích. Việc làm này sẽ tác
động lớn đến nhận thức của tất cả mọi người để từ đó họ biến nhận thức thành
hành động.
Thử hình dung mỗi ngày mỗi gia đình thường không xả rác xuống những
dòng sông, các nhà máy đã lọc các chất thải trước khi xả ra sông và mọi người
dân đều biết bảo vệ nguồn nước: thu gom rác trên mặt sông, trên bờ, phân loại
rác và tái chế thì các con sông, hồ, mương sẽ thoát khỏi nguy cơ bị ô nhiễm trầm
trọng, người dân sẽ không phải tốn kém chữa bệnh do sự ô nhiễm nguồn nước
gây ra. Không những vậy, việc tái chế rác còn góp phần tiết kiệm nhiên liệu …
Vì một ngày mai của quê hương đất nước và của hành tinh chúng ta, mong
rằng hành động: “Vì một nguồn nước sạch” sẽ được đồng tình, nhân rộng và sẽ
đem đến những hiệu quả trước mắt và lâu dài. Các bạn ơi, hãy chung tay vì
“Một môi trường sạch đẹp”, vì “Ngôi nhà chung” của chúng ta các bạn nhé!
15


Điền Xá, ngày 29 tháng 11 năm 2016
Người viết dự án
Hà Thị Vinh


16



×