Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

BÀI TẬP VẬT LÝ 6-hk1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (378.26 KB, 22 trang )

ĐỀ CƯƠNG BÀI TẬP VẬT LÝ LỚP 6 – HK I
CHƯƠNG I : CƠ HỌC
Bài 1. ĐO ĐỘ DÀI
Câu 1. Đổi đơn vị:
a. 1,2km =.........................m

f. 4,5m =...........................cm

b. 350dm =........................cm

g. 1hm = ..........................m

c. 50cm =..........................m

h. 15,2m =.........................dm

d. 20m = ..........................km

i. 42,1km =........................cm

e. 10000mm =...................m

j. 754,6dm =......................km

Câu 2. Có 3 thước đo sau đây:
1. Thước có GHĐ 2m và ĐCNN 1cm
2. Thước có GHĐ 20cm và ĐCNN 1mm
3. Thước có GHĐ 30cm và ĐCNN 1mm
Hỏi dùng thước nào để đo…
a. Chiều rộng của cuốn vở
b. Chiều dài của cuốn vở


c. Chiều dài của bàn em đang ngồi học.
Câu 3. Xác định GHĐ và ĐCNN của các thước đo sau:
a/

b/

c/

BÀI TẬP VẬT LÝ 6 – HK I

1


Câu 4: Để đo độ dài thanh nhựa màu xám (hình), ba bạn học sinh cho ba kết quả như sau:
- Bạn A: chiều dài thanh nhựa là 14,2dm
- Bạn B: chiều dài thanh nhựa là 14cm
- Bạn C: chiều dài thanh nhựa là 14dm
Kết quả của bạn nào đúng? Tại sao?
Câu 5. Trong các thước đo sau đây, thước đo nào thích hợp nhất dùng để đo chiều dài sân
trường, chu vi thân cây? Tại sao?
a/ Thước thẳng có GHĐ và ĐCNN lần lượt là 2.5m, 2mm.
b/ Thước đây có GHĐ và ĐCNN là 2.5m và 2.5mm.
Câu 6. Một học sinh dùng thước thẳng để đo chiều dài 1 cuốn sách và ghi lại kết quả của 3 lần
đo như sau:
a. 30cm

b. 31cm

c.32cm


Xác định ĐCNN của thước trên?
Câu 7. Một người đo chiều dài của 1 bàn học và ghi lại kết quả sau 3 lần đo:
a. 600,0cm

b. 600,2cm

c.600,4cm

Tìm ĐCNN của thước trên?
Câu 8. Hãy tìm cách xác định chính xác chiều cao của mình bằng hai thước thẳng có GHĐ và
ĐCNN lần lượt là 100cm – 1mm ; 50cm – 1mm.
Câu 9. Hãy tìm cách xác định độ dày của 1 tờ giấy bằng thước thẳng có GHĐ 30cm, ĐCNN
1mm và 1 cái bút chì.
Câu 10. Hãy tìm cách xác định đường kính của 1 ống hình trụ (hộp sữa) bằng các dụng cụ
gồm: 2 viên gạch, thước thẳng có GHĐ 200mm, ĐCNN tới mm.
Câu 11. Hãy tìm cách xác định đường kính của 1 quả bóng nhựa bằng các dụng cụ gồm: 2 viên
gạch, giấy và thước có GHĐ 200mm, ĐCNN tới mm.
Câu 12. Hãy kể tên các loại thước sau:

Em hãy cho biết các loại thước trên dùng để làm gì?

BÀI TẬP VẬT LÝ 6 – HK I

2


Câu 13. Thước dây dùng đo quần áo có dùng trong ngành mộc được không?
Câu 14. Để đo diện tích của 1 thửa ruộng có kích thước khoảng 10 x 15m, bạn A dùng thước
xếp có GHĐ 1m, bạn B dùng thước cuộn có GHĐ 20m. Nếu là em, em lựa chọn phép đo của
ai? Vì sao?

Câu 15. Muốn có được một kết quả đo chính xác ta cần lưu ý những điều gì khi thực hành đo
dộ dài?
Câu 16. Hai thước thẳng có GHĐ như nhau nhưng ĐCNN khác nhau, ta nên sử dụng cây
thước nào để cho kết quả có độ chính xác cao hơn?
Câu 17. Một bạn dùng thước đo diện tích tờ giấy hình vuông và ghi kết quả: 104cm2. Bạn ấy đã
dùng thước đo có ĐCNN
a. 1cm

b. nhỏ hơn 1cm

c. lớn hơn 1cm.

Câu 18. Ngoài các đơn vị đo thông dụng hiện nay là mét, còn một số đơn vị đo chiều dài khác:
1 inch = 2,54cm (chiều dài 1 lóng tay).
1 foot = 12 inch = 30,48cm (chiều dài bàn chân).
1 dặm = 5280 foot = 1,6093440km.
a/ Màn hình của 1 máy vi tính 17 inch (17”) có ý nghĩa gì?
b/ Khi đi bằng xe máy từ TPHCM đến Hà Nội, hành khách được thông báo máy bay đang ở
độ cao 33.000 foot. Em hãy chuyển giá trị trên ra đơn vị mét.
Câu 19. Tìm số (hoặc chữ) thích hợp điền vào chỗ trống:
a/ 130m=.....................cm=13................
b/ 46,5m=4650............=0,0465..............
c/ 76km=......................m=760.........................=760000..................
d/ 81hm=.....................dam=810.....................= ............................cm
e/ 145m=.....................km=.............................dm=145000.............

BÀI TẬP VẬT LÝ 6 – HK I

3



Bài 2. ĐO THỂ TÍCH CHẤT LỎNG
Câu 1.Xác định GHĐ và ĐCNN của các bình chia độ (ca đong) sau:

a)

b)

c)

Câu 2. Đổi đơn vị:
a/ 0,6m3 = .........................dm3 = .............................lít
b/ 15 lít =............................m3 = ...............................cm3
c/ 1 ml = ............................cm3 =..............................lít
d/ 2 m3 = ...........................lít = ................................cm3.
Câu 3. Có 3 bình chia độ như ở câu 1, để đo thể tích của 3 loại chất lỏng có giá trị trong
khoảng: từ 30cm3 đến 40cm3, từ 220cm3 đến 350cm3, từ 250cm3 đến 400cm3. Thì ta nên chọn
bình nào để đo loại chất lỏng nào đươc kết quả chính xác nhất? Tại sao?
Câu 4. Đọc và ghi kết quả đo:
a)

b)

BÀI TẬP VẬT LÝ 6 – HK I

4


Câu 5. Cùng dùng bình chia độ như ở hình, 3 học sinh đo thể tích của một chất lỏng và ghi lại
kết quả đo như sau:

bạn A: 420mm3; bạn B: 550mm3; bạn C: 350mm3.
Theo em bạn nào đã ghi đúng? Vì sao?

Câu 6. Một vị khách muốn mua 1lít nước mắm, nhưng cô bán hàng không có ca đong loại 1lít
mà chỉ có ca đong loại 2lít và 5lít. Hỏi cô đã làm thế nào để bán bán 1lít nước mắm cho khách?
Câu 7. Đúng hay sai:
a. Một chai nước 1 lít có thể chứa 150cm3 nước.
b. Một chai nước 33 cl có thể chứa 150cm3 nước.
c. Đổ vào chai 300cm3 nước, sau đó đổ thêm 300cm3 dầu. Trong chai có tổng cộng 600cm3
chất lỏng.
Câu 8. Hãy chọn giá trị thể tích ở cột bên trái cho phù hợp dụng cụ ở cột bên phải.
a. Ấm đun nước

1/ 20 cm3

b. Bình tắm nước nóng

2/ 30 lít

c. Cốc nhỏ

3/ 1,5 lít

d. Thùng phuy

4/ 15 m3

e. Bồn của xe chở xăng

5/ 1000 m3


f. Hồ bơi

6/ 200 lít

Câu 9. Trên 1 ống tiêm có ghi các đơn vị: ml/cc. Ý nghĩa của các đơn vị đó?
Câu 10. Trung bình mỗi người dân thành phố hiện nay tiêu thụ mỗi ngày 80 lít nước. Nếu mỗi
gia đình có 4 người thì trong 1 tháng sẽ tiêu thụ bao nhiêu khối nước?
Câu 11. Một hồ bơi có chiều rộng 4m, chiều dài 20m, chiều cao 1,5m. Tính thể tích nước chứa
trong hồ?
Câu 12. Hãy tìm cách đo thể tích của 1 giọt nước.
BÀI TẬP VẬT LÝ 6 – HK I

5


Câu 13. Nước rò rỉ qua đường ống nước của 1 hộ gia đình trung bình 1 giọt trong 1 giây. Biết
40 giọt có thể tích 1cm3. Tính thể tích nước rò rỉ qua đường ống đó trong 1 tháng?
Câu 14. Có các dụng cụ đo với thể tích như sau:1 lít; 0,5 lít; 20cm3; 10cm3; 5cm3; 2cm3; 1cm3.
Làm thế nào để có được các thể tích chất lỏng sau đây: ; 3cm3; 19cm3; 24cm3; 73cm3; 93cm3;
1,39 lít; 4,527 lít.
Câu 15. Có 2 bình chia độ có cùng dung tích, bình 1 có ĐCNN là 0,5cm3, bình 2 có ĐCNN là
0,1cm3. Hỏi sử dụng bình chia độ nào ta sẽ xác định thể tích của chất lỏng chính xác hơn? Tại
sao?
Câu 16. Trên các lon bia có ghi “333ml” con số đó có ý nghĩa gì?
Câu 17. Hình bên có 3 bình thuỷ tinh, trong đó có hai bình đều đựng 1 lít nước. Hỏi dùng bình 1
và bình 2 để chia độ cho bình 3 thì dùng bình nào để chia độ sẽ chính xác hơn? Tại sao?

1


2

3

Câu 18. Một người cầm 1 can 3 lít đi mua nước mắm. Người bán chỉ có loại can 5 lít không có
vạch chia độ. Hỏi người bán hàng phải đong như thế nào để người đó mua 1 lít và 2 lít nước
mắm.
Câu 19. Một người bán hàng có 2 loại can 3 lít và 5 lít không có vạch chia độ. Làm thế nào để
người đó đong được 7 lít dầu?
Câu 20. Có hai bình chia độ hình trụ tròn dùng để đo thể tích chất lỏng. GHĐ và ĐCNN của hai
bình đều như nhau, nhưng tiết diện hai bình lại khác nhau. Hỏi nên dùng bình nào để cho kết
quả đo được chính xác hơn? Tại sao?
Câu 21. Viên phấn viết bảng có hình dạng bất kì và thấm đc nước. Hãy tìm cách để đo viên
phấn đó bằng bình chia độ.
Câu 22. Làm thế nào để đo thể tích của 1 quả bóng bàn bằng bình chia độ.
Câu 23. Một khối sắt hình hộp có kích thước là 5cm x 3cm x 2cm. Hỏi nếu thả vật đó vào bình
tràn, thì lượng nước tràn ra có thể tích là bao nhiêu?
Câu 24. Người ta đổ 1lít nước vào trong bình hình trụ (trên bình có ghi 2lít).
a/ Con số 2lít nói lên điều gì?
BÀI TẬP VẬT LÝ 6 – HK I

6


b/ Khi thả một quả cân trong bình thì thấy nó bị chìm hoàn toàn trong nước và mực nước

trong bình dâng lên chiếm

4
5


thể tích của bình. Hỏi thể tích của quả cân đó là bao nhiêu?

Câu 25. Người ta thả một vật không thấm nước vào trong một bình chia độ thì thấy phần chìm

3
4

chiếm thể tích của vật. Hỏi thể tích của vật là bao nhiêu? Biết mực nước trong bình khi chưa
thả vật và khi thả vật lần lượt là 100cm3 và 160cm3.
Câu 26. Làm thế nào với 3 lần đong bạn có thể lấy 4lít dầu ra khỏi một can dầu đựng 10lít? Khi
trong tay bạn chỉ có 1 ca đong loại 3lít và 1 ca đong loại 5lít.

Bài 3. ĐO THỂ TÍCH CHẤT LỎNG KHÔNG THẤM NƯỚC
Câu 1. Một bình chia độ ghi tới cm3 chứa 400cm3 nước, khi thả 1 viên sỏi vào bình thì mực
nước trong bình dâng lên tới vạch 48cm3. Hỏi thể tích của viên sỏi là bao nhiêu?
Câu 2. Một bình chia độ ghi tới cm3 có dung tích 100cm3, chứa 70cm3 nước. Khi thả một hòn đá
vào trong bình thì mực nước dâng lên và tràn ra ngoài 12cm3 nước. Hỏi thể tích của hòn đá là
bao nhiêu?
Câu 3. Một mẫu gỗ có hình dạng xù xì, nổi trên mặt nước. Hãy dùng bình chia độ và tìm cách
đo thể tích của mẫu gỗ nói trên.
Câu 4. Một bình chia độ đựng 50cm3 sỏi không thấm nước, khi đổ 50cm3 nước vào bình thì
mực nước nằm ở mức 90cm3. Hỏi thể tích thực của cát là bao nhiêu? Tại sao mức nước không
chỉ ở mức 100cm3?
Câu 5. Hãy tìm phương án để đo thể tích của 1 bóng đèn tròn bằng bình chia độ.
Câu 6. Em hãy tìm phương án để đo thể tích của 1 cái cốc bằng bình chia độ.
Câu 7. Người ta dùng bình chia độ ghi tới cm3 chứa 55cm3 để đo thể tích 1 viên đá và 1 bù
loong. Sau khi thả viên đá vào, mức chất lỏng trong bình chia độ chỉ 88cm3. Sau đó thả tiếp bù
loong vào thì mức chất lỏng chỉ 97cm3. Tính thể tích viên đá và bù loong?
Câu 8. Cho 1 bình chia độ, 1 chiếc nút bấc (nút chai rượu vang), 1 quả bóng bàn. Hãy tìm cách

xác định thể tích của nút bấc và quả bóng bàn.
Câu 9. Làm thế nào để xác định thể tích của 1 chiếc đinh nhỏ?

BÀI TẬP VẬT LÝ 6 – HK I

7


Câu 10. Em hãy làm thí nghiệm chứng tỏ 1 mẫu chì bị biến dạng thì khi hình dáng bị thay đổi
nhưng thể tích không thay đổi.
Dụng cụ : bình chia độ, nước, mẫu chì, búa.

Bài 4. KHỐI LƯỢNG – ĐO KHỐI LƯỢNG
Câu 1. Đúng hay sai:
a/ Đơn vị của khối lượng là gam.
b/ Cân dùng để do khối lượng của vật.
c/ Cân luôn luôn có 2 đĩa.
d/ Một tạ bằng 100kg.
e/ một tấn bằng 100 tạ.
f/ Một tạ bông có khối lượng ít hơn 1 tạ sắt.
Câu 2. Hãy điền các giá trị vào hàng bên cạnh cho thích hợp: 4 tấn, 500mg, 50g, 120 tấn.
Vật
Con voi
Viên thuốc
Quả trứng gà
Máy bay

Khối lượng

Câu 3. Đổi đơn vị:

a/ 5,5kg =.........................g =......................mg
b/ 4,5 tấn =...........................yến =.......................kg
c/ 2 yến =.........................kg =....................lạng
d/ 15kg =..........................tạ =.....................tấn
e/ 16000mg =...................g =...............................kg
Câu 4. Hộp đựng quả cân của 1 cân Rôberval có : 1 quả 200g, 2 quả 100g, 1 quả 50g, 2 quả
20g, 1 quả 6g, 2 quả 2g. Hãy xác định GHĐ và ĐCNN ?
Câu 5. Một cân Rôberval đang nằm thăng bằng. Trên đĩa cân thứ nhất có 1 túi đường, trên đĩa
cân thứ 2 có 1 quả 100g và 2 quả 50g. Hỏi túi đường nặng bao nhiêu kg ?
Câu 6. Trên vỏ hộp sữa Ông Thọ có ghi : “Khối lượng tịnh 397g”.
Trên túi bột giặt Omo có ghi “500g”.
BÀI TẬP VẬT LÝ 6 – HK I

8


Nêu ý nghĩa các con số trên ?
Câu 7. Nếu trong phòng thí nghiệp có 1 cân đồng hồ và 1 cân Rôbécvan, ta nên dùng cân nào
hơn? Tại sao?
Câu 8. Trên hộp sữa millo có ghi “khối lượng tịnh 400g.”. Con số đó cho ta biết điều gì? Nếu ta
đặt hộp sữa đó lên cân thì kết quả là 400g. Điều đó đúng hay sai? Vì sao?
Câu 9. Khi dùng cân Rôbécvan để đo khôi lượng một bao đường, khi kim chỉ đúng giữa vạch ta
thấy trên đĩa cân có 1 quả cân 1kg, 2 quả cân 500g, 2 quả cân 300g và 1 quả cân 100g (con
mã chỉ vạch đầu tiên với giá trị 0). Hỏi bao đường đó có khối lượng là bao nhiêu?
Câu 10. Khi kim cân Rôbécvan chỉ đúng vạch giữa, ta thấy đĩa cân bên phải có 1 quả cân 1kg,
1 quả cân 500g, 3 quả cân 20g, và con mã chỉ đúng vạch số 9. Biết giá trị lớn nhất trên thang
chia độ là 10g. Đĩa cân bên trái có 3 gói kẹo, vậy mỗi gói kẹo có khối lượng là bao nhiêu?
Câu 11. Khi cân một bao sỏi bằng cân Rôbécvan, một nhóm học sinh đã đặt 2 quả cân 2kg, 1
quả cân 500g và 1 quả cân 200g vào đĩa cân bên phải thì cân vẫn mất thăng bằng. Nhưng khi
đặt 1 quả cân 50g vào đĩa cân bên trái có bao sỏi thì cân thăng bằng. Hỏi khối lượng của bao

sỏi là bao nhiêu?
Câu 12. Làm thế nào để chia một bao kẹo 5kg thành 3 phần: 2 phần mỗi phần 2kg và 1 phần
1kg bằng một cân Rôbécvan và 1 quả cân 3kg.
Câu 13. Chỉ với một lần cân bằng cân Rôbécvan và một quả cân 1kg làm thế nào ta có thể lấy
2kg gạo ra khỏi bao gạo chứa 5kg?
Câu 14. Hãy sắp xếp các giá trị sau đây theo thứ tự tăng dần: 0,5 tấn; 10kg; 5,1 tạ; 1,1 yến; 12
lạng; 2500g; 3kg; 1500g; 900mg.
Câu 15. Hãy cho biết loại cân phù hợp để đo khối lượng trong các trường hợp dưới đây:
a/ Cân hoa quả trong chợ.
b/ Cân sức khỏe tại bệnh viện.
c/ Cân vàng bạc tại các tiệm vàng bạc đồ trang sức.
d/ Cân heo, gà ở các trại chăn nuôi.
e/ Cân hàng hóa khi xuất nhập kho.
Câu 16. Một học sinh tiến hành thí nghiệm để đo một vật bằng cân Rôbécvan thì kết quả đo
được là 1,8kg. Số quả can được sử dụng là 1 quả 1kg, 2 quả 500g và 1 quả 200g. Hỏi học sinh
đó đã đặt số quả cân như thế nào?
Câu 17. Bốn học sinh đo khối lượng của 4 vật cho 4 kết quả chính xác như sau: m1=4,5kg;
m2=2,2kg; m3=254g; m4=35,1g. Hỏi các loại cân các học sinh đã sữ dụng có ĐCNN là bao
nhiêu?
BÀI TẬP VẬT LÝ 6 – HK I

9


Câu 18. Khi chưa cân, kim của một cân đồng hồ bị lệch về phía bên phải. Hỏi khi dùng cân đó
để bán hàng thì khối lượng đo được như thế nào với khối lượng thực của vật đem cân? Người
bán hàng và khách hàng ai sẽ bị thiệt?
Câu 19. Trong 9 bịch sữa tươi thì có một bịch bị xì, bằng mắt thường ta không thể nào phát
hiện được. Chỉ dùng cân Robécvan, làm cách nào để phát hiện ra bịch sữa bị xì đó?
Câu 20. Hãy nêu cách để lấy 1kg gạo ra khỏi bao gạo 10kg với 1 cân Rôbécvan và một quả

cân 4kg.
Câu 21. Một người muốn lấy 0,7 kg gạo từ túi gạo có khối lượng 1 kg. Người đó dùng cân
Ro6berval, nhưng trong hộp quả cân chỉ còn lại 1 số quả cân loại 200g. Chỉ bằng 1 lần cân em
hãy tìm cách lấy 0,7 kg gạo ra khỏi túi 1 kg nêu trên.
Câu 22. Nước chảy ra thành từng giọt liên tục từ 1 vòi nước. Em hãy mô tả cách tìm thể tích
nước thoát ra từ vòi nước này trong 1 tháng ?
Câu 23. Ở đầu 1 cây cầu có gắn 1 biển báo ghi “10t”. Biển báo này có ý nghĩa gì ?
Câu 24. Tại sao thợ may thường dùng thước thẳng để đo chiều dài mảnh vải và thước dây để
đó các số đo của cơ thể của khách hàng ?

Bài 5. LỰC – HAI LỰC CÂN BẰNG
Câu 1. Xác định phương, chiều của các lực trên.

Câu 2. Một người đang đứng yên, chịu tác dụng của 2 lực : lực 1 và lực 2 thì người đó có thể
chuyển động theo mấy trường hợp ?
Câu 3. Một lò xo có chiều dài ban đầu là 5 cm. Khi tác dụng lực 1 vào lò xo thì chiều dài của lò
xo là 30 mm, tiếp tục tác dụng lực 2 vào lò xo thì lò xo có chiều dài là 0,2 dm. Hỏi lực tác dụng
vào lò xo là lực gì? Lực 1 và lực 2 lực nào mạnh hơn?
Câu 4. Những lực nào đã tác dụng lên một tủ sách đang đặt trên mặt sàn nằm ngang? Hãy chỉ
rõ phương chiều và nhận xét độ lớn của những lực đó!
Câu 5. Lớp A và lớp B chơi trò kéo co nhưng không phân thắng bại. Em hãy giải thích vì sao?

BÀI TẬP VẬT LÝ 6 – HK I

10


Câu 6. Hãy nêu hai ví dụ chứng tỏ lực tác dụng làm cho vật bị biến dạng, hai ví dụ chứng tỏ lực
tác dụng làm cho vật bị biến đổi chuyển động và hai ví dụ chứng tỏ lực làm cho vật vừa bị biến
dạng vừa bị biến đổi chuyển động.

Câu 7. Hãy xác định phương chiều của lực hút trái đất và lực nâng của mặt đường tác dụng lên
chiếc xe đang xuống dốc.
Câu 8. Quan sát một hòn bi đang lăn trên máng nghiêng, vậy ta nói lực hút của trái đất và lực
nâng của máng nghiêng là hai lực cân bằng là đúng hay sai? Vì sao?
Câu 9. “Chỉ khi hai vật chạm vào nhau thì mới có thể tác dụng lẫn nhau.”. Câu nói đó đúng hay
sai? Cho ví dụ minh họa để giải thích?
Câu 10. Quan sát một chiếc xe đang chuyển động đều trên mặt đường nằm ngang.
Bạn A nói rằng: lực hút của trái đất và lực nâng của mặt đường tác dụng lên chiếc xe là hai lực
cân bằng.
Bạn B phản đối: hai lực đó không cân bằng. Vì xe không đứng yên và ngoài hai lực đó xe còn
chịu tác dụng lực kéo của động cơ, lực cản của mặt đường.
Vậy ai đúng? Ai sai? Tại sao?
Câu 11. “Khi vật này tác dụng lên vật kia một lực, thì vật kia cũng tác dụng lên vật này một lực.
Hai lực đó có cùng phương, cùng độ lớn nhưng ngược chiều nhau nên hai lực đó là hai lực cân
bằng.”. Điều nói trên là đúng hay sai? Vì sao?
Câu 12. Cân Rôbécvan đang ở vị trí cân bằng (đã được điều chỉnh số 0). Nếu ta đặt hai quả
cân lên hai đĩa cân (mỗi quả có khối lượng 1kg) thì cân có ở trạng thái cân bằng không? Hai
lực mà hai quả cân tác dụng lên cân trong trường hợp này có gọi là hai lực cân bằng không? Vì
sao?

Bài 6. TRỌNG LỰC – ĐƠN VỊ CỦA LỰC
Câu 1. Một chiếc thuyền đang nằm yên trên mặt nước. Cho rằng tổng khối lượng của thuyền là
2500 lạng.
a/ Em hãy cho biết có những lực nào tác dụng lên chiếc thuyền, các lực này có phương,
chiều như thế nào?
b/ Tính trọng lượng của chiếc thuyền?
Câu 2. Một xe tải chở 15 chiếc xe máy. Biết khối lượng của 1 chiếc xe máy là 0,095 tấn, xe tải
nặng gấp 30 lần 1 chiếc xe máy.
a/ Tính trọng lượng của 15 chiếc xe máy.
b/ Tính tổng trọng lượng của xe tải và xe máy.

BÀI TẬP VẬT LÝ 6 – HK I

11


Câu 3. Tại sao khi thả các vật ở trên cao thì các vật đó đều không bị rơi ra ngoài trái đất?
Câu 4. Các vật có khối lượng lần lượt là m1 = 1,5kg; m2 = 5lạng; m3 = 4500g; m4 = 1,9 tấn; m5 =
1tạ; m6 = 9 yến. Hỏi trọng lượng tác dụng lên các vật đó là bao nhiêu?
Câu 5. Các vật có trọng lượng lần lượt là P1= 10N; P2= 2500N; P3= 150N; P4= 5N; P5=90000N.
Hỏi khối lượng của các vật đó là bao nhiêu?
Câu 6. Một quyển vở nằm yên trên mặt bàn nằm ngang, có những lực nào tác dụng lên nó? Chỉ
rõ phương chiều và độ lớn của các lực đó. Biết quyển vỡ có khối lượng là 100g.
Câu 7. Các vật có khối lượng là m1 = 450g; m2 = 1,5kg; m3 = 9lạng; m4 = 1400g và m5 = 0,005
tấn. Hãy sắp xếp trọng lượng của các vật đó theo thứ tự tăng dần.
Câu 8. Một người ở trên trái đất có khối lượng 72kg. Hỏi khi lên mặt trăng, lực hút của mặt
trăng tác dụng lên người đó là bao nhiêu?
Câu 9. Hãy chỉ rõ các lực tác dụng lê quả trứng khi nó nổi lơ lửng trong chậu nước.
Câu 10. Một ôtô coa khối lượng 5 tấn đang chuyển động đều trên mặt đường nằm ngang với
độ lớn lực kéo của động cơ là 500N. Hỏi có mấy lực tác dụng lên xe ô tô? Xác định phương
chiều độ lớn của các lực đó.
Câu 11. Một vật trên mặt trăng có trọng lượng là 9000N. Hỏi vật đó có khối lượng là bao nhiêu?
Câu 12. Càng lên cao, trọng lượng của vật như thế nào?

Bài 7. LỰC ĐÀN HỒI
Câu 1. Những vật nào sau đây không phải là vật đàn hồi?
a. Chiếc ghế nệm

d. Sợi dây thun

b. Hòn đất sét mềm


e. Thanh sắt

c. Cây thước nhựa

f. Quả bóng bay

Câu 2. Phát biểu nào sau đây là sai?
Lực đàn hồi của lò xo…
a. xuất hiện khi lò xo bị nén hoặc kéo dãn.
b. tác dụng lên các vật tiếp xúc ở 2 đầu của lò xo.
c. vẫn tồn tại khi lò xo không bị biến dạng.
d. có cường độ càng lớn khi độ biến dạng của lò xo càng lớn.
BÀI TẬP VẬT LÝ 6 – HK I

12


Câu 3. Một lò xo có chiều dài 6,5cm khi được treo quả nặng 100g và có chiều dài là 8cm khi
treo quả nặng 150g.
a/ Tìm chiều dài tự nhiên của lò xo.
b/ Nếu treo quả nặng 50g vào lò xo thì độ biến dạng là bao nhiêu?
Câu 4. Một lò xo có độ dài tự nhiên là 15cm. Treo thẳng đứng lò xo, móc vào đầu dưới của lò
xo quả cân 1 có khối lượng 100g, khi quả cân nằm thăng bằng thì lò xo có độ dài là 17cm.
a/ Tìm độ biến dạng của lò xo.
b/ Quả nặng chịu tác dụng của những lực nào? Lực đó có phương, chiều và độ lớn như thế
nào?
c/ Tính trọng lượng của 2 quả cân trên.
d/ Nếu treo quả cân 2 có khối lượng 200g vào đầu lò xo thì độ biến dạng của lò xo là bao
nhiêu? Chiều dài của lò xo lúc này là bao nhiêu?

Câu 5. Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 0,07m được treo thẳng đứng trên 1 giá đỡ. Khi treo
quả nặng 150g vào đầu dưới của lò xo thì chiều dài của lò xo lúc này là 80mm.
a/ Tính độ biến dạng của lò xo.
b/ Quả nặng chịu tác dụng của những lực nào, các lực đó có phương chiều như thế nào?
c/ Tại sao quả nặng có thể đứng yên được?
Câu 6. Ta biết lò xo là một vật đàn hồi, vậy có khi nào lò xo chịu tác dụng của một lực sau đó bị
biến dạng mà không trở về trạng thái ban đầu được không? Hiện tượng đó được gọi là gì? Khi
nào thì xảy ra hiện tượng đó?
Câu 7. Khi móc một quả nặng vào đầu dưới của một lò xo treo thẳng đứng (đầu kia treo vào
một giá cố định) thì chiều dài của nó là 30cm. Hỏi chiều dài tự nhiên ban đầu của lò xo là bao
nhiêu? Biết độ biến dạng của lò xo là 5cm.
Câu 8. Chiều dài tự nhiên của lò xo là 10cm, treo thẳng đứng lò xo với một giá cố định, đầu
dưới gắn vào một vật nặng thì lò xo dài 12,5cm. Hỏi độ biến dạng của lò xo là bao nhiêu?
Câu 9. Hãy nêu vài ứng dụng của lực đàn hồi trong đời sống.
Câu 10. Lực hút của trái đất tác dụng lên lò xo có phải là lực đàn hồi không? Vì sao?
Câu 11. Hai lò xo có chiều dài ban đầu như nhau, khi treo vào hai lò xo hai vật nặng thì thấy
chúng giãn ra như nhau. Các học sinh nhận xét như sau:
Học sinh A: hai vật có khối lượng như nhau.
Học sinh B: hai vật có thể có cùng khối lượng và cũng có thể khác khối lượng.
BÀI TẬP VẬT LÝ 6 – HK I

13


Theo em, nhận xét của học sinh nào là đúng? Tại sao?
Câu 12. Độ biến dạng của lò xo khi treo một quả cầu là 9cm. Hỏi độ biến dạng của lò xo khi
treo 2 quả cầu giống hệt thế là bao nhiêu
Câu 13. Chiều dài của lò xo khi treo một vật nặng là 30cm. Còn chiều dài của nó khi treo 5 vật
nặng giống hệt thế là 38cm. Hỏi chiều dài tự nhiên l0 của lò xo là bao nhiêu?


Bài 8. LỰC KẾ - PHÉP ĐO LỰC KẾ
Câu 1. Thực chất của chiếc cân lò xo chính là 1 lực kế lò xo. Em hãy giải thích tại sao trên bảng
chia độ của cân, người ta không chia độ theo đơn vị Niutơn mà lại có thể ghi theo đơn vị
Kilôgam?
Câu 2. Treo vật vào đầu 1 lực kế lò xo. Khi vật nằm yên cân bằng, số chỉ lực kế là 3N. Khi này
a. lực đàn hồi của lò xo bằng 0.

c. khối lượng của vật bằng 3g.

b. trọng lượng của vật bằng 1,5N.

d. khối lượng của vật bằng 0,3kg.

BÀI TẬP VẬT LÝ 6 – HK I

14


Câu 3. Treo vật m1 vào lực kế thì thấy lực kế chỉ 9N. Hỏi nếu lần lượt treo các vật có khối lượng
m2 = 2m1 ; m3 = 1/3m1 thì số chỉ tương ứng của lực kế là bao nhiêu?
Câu 4. Có 3 vật hoàn toàn giống nhau, khi treo một vật vào móc của lực kế thì thấy lực kế chỉ
giá trị 2N.
a/ Mỗi vật có khối lượng là bao nhiêu g?
b/ Nếu ta treo cả ba vật thì lực kế chỉ giá trị là bao nhiêu?
Câu 5. Khối lượng của vật A lớn gấp 5 lần khối lượng của vật B.
a/ Hãy so sánh trọng lượng của vật A với vật B.
b/ Tính khối lượng và trọng lượng của vật B, biết khối lượng của vật A là 25kg.
Câu 6. Ta móc quả nặng 500g vào lực kế (lực kế được treo trên một cái giá) thì khi quả nặng
đứng yên, có những lực nào tác dụng lên quả nặng? Các lực đó có đặc điểm gì? Tính độ lớn
của lực đó.

Câu 7. Khi đo trọng lượng của một vật, kim lực kế chỉ giá trị 4,5N.
- Bạn A nói rằng: trọng lượng của vật cần đo là 4,5N.
- Bạn B lại nói rằng: lực đàn hồi của lò xo lúc đó có độ lớn là 4,5N.
Vậy các bạn đó nói như vậy là đúng hay sai? Vì sao? Khối lượng vật đó là bao nhiêu?
Câu 8. Trên biển báo cắm trước cầu có ghi 5T, hãy cho biết ý nghĩa của con số đó.
Câu 9. Trọng lượng vật A lớn gấp 9 lần trọng lượng vật B. Hỏi khối lượng vật B là bao nhiêu?
Biết trọng lượng vật A là 4500N.

Bài 9. KHỐI LƯỢNG RIÊNG – TRỌNG LƯỢNG RIÊNG
Câu 1. Một chất càng nặng khi
a. một vật làm bằng chất đó có trọng lượng càng lớn.
b. một vật làm bằng chất đó có thể tích càng nhỏ.
c. chất đó có khối lượng riêng càng nhỏ.
d. chất đó có trọng lượng riêng càng lớn.
Câu 2. Cho biết đồng nặng hơn sắt. Nếu có 1 khối đồng và 1 khối sắt thì…
a. khối lượng của khối đồng luôn lớn hơn khối sắt.
b. trọng lượng của khối đồng luôn lớn hơn khối sắt.


c. khối đồng có thể tích nhỏ hơn nếu hai khối có trọng lượng bằng nhau.
d. khối đồng có trọng lượng nhỏ hơn nếu hai khối có thể tích bằng nhau.
Câu 3. Cách đây hơn 1500 năm, ở Ấn Độ người ta đạ đúc được 1 chiếc cột sắt cao hơn 7m và
được giữ nguyên vạn cho đến ngày nay. Thể tích của cột đo được khoảng 0,9m3. Em hãy cho
biết khối lượng của chiếc cột này khoảng bao nhiêu?
Câu 4. Một bức tượng đặt được làm bằng vàng. Các phép cân và đo cho biết bức tượng có
trọng lượng là 18N và thể tích là 0,0001m3. Hỏi bức tượng được làm bằng vàng nguyên chất
hay có pha thêm bạc, đồng?
Câu 5. Một căn phòng có dạng hình hộp, kích thước mỗi cạnh là 4m. Cho biết khối lượng riêng
của không khí trong phòng là 1,2kg/m3. Tìm khối lượng của không khí trong phòng?
Câu 6.

a/ Nước có khối lượng riêng là 1000 kg/m3. Đổi giá trị này theo đơn vị kg/l và g/cm3.
b/ Chì có khối lượng riêng là 11,3 g/cm3. Đổi giá trị này theo đơn vị kg/m3. Từ bảng khối
lượng riêng, em hãy cho biết chì nặng hay nhẹ hơn vàng, bạc, đồng.
Câu 7. Hãy cho biết các chất sau đây là những chất gì? Biết khối lượng riên của chúng là
7,8kg/l; 1g/cm3; 10,5kg/l.
Câu 8. Một hộp sữa có khối lượng 379g và có thể tích là 320cm3. Tính khối lượng riêng của
hộp sữa theo đơn vị kg/m3.
Câu 9. Có thể dùng 1 chai có dung tích 1 lít để đựng 10kg thủy ngân được không? Vì sao?
Câu 10. Muốn đo khối lượng riêng của 1 viên bi, ta cần những dũng cụ nào và cách tiến hành?
Câu 11. Một học sinh viết : 1kg/m3 = 10 N/m3
Học sinh đó viết như vậy đúng hay sai? Vì sao?
Câu 12. Để tính khối lượng của 1 chất. Từ công thức tính khối lượng riêng D = m/V => m =
D.V
- Một học sinh phát biểu : Khi khối lượng của vật càng lớn thì khối lượng riêng của nó cũng
càng lớn.
Nói như vậy đúng hay sai? Vì sao?
Câu 13. Lần lượt bỏ 1kg sắt và 1kg chì vào bình nước. Trường hợp nào nước trong bình dâng
lên cao hơn? Giải thích vì sao?
Câu 14. Ta biết khối lượng riêng của chì là 11300kg/m3.
a/ Em hiểu như thế nào về con số 11300?
b/ Hãy tính khối lượng của 2m3 chì.


Câu 15. Một vật có khối lượng 2 tấn và thể tích 5m3. Hãy tính khối lượng riêng của vật đó theo
kg/m3 và theo g/cm3.
Câu 16. Tính thể tích của 5 tạ dầu ăn ra m3 và lít. Biết khối lượng riêng của dầu ăn là 800kg/m3.
Câu 17. Một khối kim loại có khối lượng 1,35 tấn. Hỏi kim loại đó làm bằng chất gì? Biết thể tích
của nó là 500dm3.
Câu 18. Căn cứ vào công thức tính khối lượng riêng của một chất, một người phát biểu như
sau: khi khối lượng của vật càng lớn thì khối lượng riêng càng lớn. Khi thể tích của vật càng lớn

thì khối lượng riêng của vật càng nhỏ. Điều đó đúng hay sai? Vì sao?
Câu 19. Hai vật A và B có hình dạng và kích thước hoàn toàn giống nhau. Nhưng khối lượng
của vật A lớn gấp 5 lần khối lượng của vật B. Hỏi khối lượng riêng của vật nào lớn hơn và lớn
hơn bao nhiêu lần?
Câu 20. Một vật được làm bằng sắt và một vật được làm bằng gỗ tốt. Khối lượng của hai vật
bằng nhau. Hỏi thể tích của vật nào lớn hơn và lớn hơn mấy lần? Biết khối lượng riêng của sắt
và gỗ lần lượt là 7800kg/m3 và 800kg/m3.
Câu 21. Khối lượng vật A lớn hơn khối lượng vật B 2 lần, nhưng thể tích vật A lại nhỏ hơn thể
tích vật B 3 lần. Hỏi khối lượng riêng của vật nào nhỏ hơn và nhỏ hơn bao nhiêu lần?
Câu 22. Một vật có khối lượng là 5 yến và có thể tích 125 dm3. Hỏi trọng lượng riêng của vật đó
là bao nhiêu? (hãy tính bằng hai cách).
Câu 23. Không dùng cân, làn sao để biết được khối lượng của một khối sắt hình hộp chữ nhật
có kích thước là (2m x 1,5m x 90cm). Biết khối lượng riêng của sắt là 7,8g/cm3.
Câu 24. Người ta đổ nửa kg đường vào trong bình chia độ chứa 2 lít nước. Sau khi hòa tan
hết, mực nước trong bình tăng thêm 50cm3. Hỏi trọng lượng riêng của nước đường là bao
nhiêu? Biết trọng lượng riêng của nước là 1000kg/m3.
Câu 25. Có hai can hoàn toàn giống nhau, một can đựng đầy nước và một can đựng đầy dầu
ăn. Không mở nắp, với một cái cân ta có thể chỉ ra được đâu là can đựng dầu đâu là can đựng
nước được không? Vì sao?
Câu 26. Có một quả cầu làm bằng sắt, làm thế nào để biết được quả cầu đó là rỗng hay đặc?
Biết khối lượng riêng của sắt là 7800kg/m3.
Câu 27. Nhà vua phát cho người thợ vàng một khối vàng đặc nguyên chất nặng 9,65kg và
truyền cho ông ta làm một con rồng bằng vàng đó. Sau khi làm xong, nhà vua cho cân con rồng
vàng và được khối lượng đúng bằng 9.65kg, nhưng vua vẫn không hết nghi ngờ! Vậy em sẽ
làm cách nào để kiểm tra xem người thợ vàng có gian lận hay không?
Câu 28. Hai quả cầu đặc, một quả bằng sắt và một quả bằng đồng có kích thước và hình dạng
như nhau. Hỏi khi đặt hai quả cầu đó lên đĩa cân Rôbécvan thì cân có thăng bằng khồn? Vì


sao? Nếu không thăng bằnh thì cân sẽ bị lệch về phía nào? Biết khối lượng riêng của sắt và

đồng lần lượt là 7800kg/m3 và 8900kg/m3.
Câu 29. Xác định khối lượng riêng của một vật bằng kim loại nguyên chất có khối lượng 156g
và thể tích là 20cm3. Và cho biết vật đó làm bằng chất liệu gì?
Câu 30. Dùng can có dung tích 2lít để đựng 2kg dầu ăn có được không? Tại sao? Biết trọng
lượng riêng của dầu ăn là 8000N/m3.

Bài 10. MÁY CƠ ĐƠN GIẢN
Câu 1. Trong các trường hợp sau ta nên dùng loại máy cơ đơn giản nào:
a/ Di chuyển một vật nặng trên mặt đất.
b/ Đưa các thùng hàng nặng lên sàn xe ô tô.
c/ Kéo nước từ giếng lên.
d/ Đưa gạch lên tầng cao đê xây nhà.
e/ Nhổ đinh trên tường.
Câu 2. Hãy nêu một số ứng dụng của mặt phảng nghiêng trong đời sống thực tế!
Câu 3. Cho hệ thống như hình a. Hỏi người ta đã sử dụng những máy cơ đơn giản nào? Sử
dụng hệ thống đó được lợi gì?
Câu 4. Một học sinh có lực kéo tối đa là 200N. Hỏi cần ít nhất mấy học sinh để nâng được vật
có khối lượng 50kg?
Câu 5. Hãy nêu một số ứng dụng của đòn bẩy trong đời sống thực tế.
Câu 6. Một vật có khối lượng 90kg. Có hai người kéo vật lên theo phươưng thẳng đứng với lực
của mỗi người là 400N thì có kéo vật lên được không? Tại sao?

Bài 11. MẶT PHẲNG NGHIÊNG


Câu 1. Ta thấy những con đường đi qua đồi núi thường ngoằn ngoèo, dọc theo sườn núi. Tại
sao không làm con đường thẳng từ chân núi lên đỉnh để có con đường ngắn hơn?
Câu 2. Tại sao các con đinh vít lại có dạng xoắn? Xoắn nhiều hay xoắn ít cho ta lợi về lực hơn,
vì sao?
Câu 3. Vì sao khi đạp xe lên dốc ta thường đạp xe từ mép đường bên này đạp chéo qua mép

đường bên kia (trong giới hạn cho phép)?
Câu 4. Một người dùng 1 tấm ván 1m làm mặt phẳng nghiêng để di chuyển thùng phuy lên xe
tải nhưng lực người đó dùng để đẩy thùng phuy lăn trên MPN đó là rất lớn. Em có sáng kiến
nào giúp người đó di chuyển thùng phuy đó trên MPN với 1 lực nhỏ hơn không?
Câu 5. Khi đưa hàng lên xe ô tô, người ta dùng ròng rọc hay mặt phẳng nghiêng? Vì sao?
Câu 6. Để đưa vật lên cao 2,5m. Bạn A và bạn B dùng mặt phẳng nghiêng có chiều dài lần lượt
là 5m và 6m. Hỏi:
a/ Bạn nào dùng mặt phẳng nghiêng có độ nghiêng lớn hơn?
b/ Lực cần kéo của bạn nào nhỏ hơn? Vì sao?
Câu 7. Có mấy cách làm giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghêng?
Câu 8. Vì sao khi leo dốc đứng sẽ mệt hơn dốc thoải?
Câu 9. Để đưa một vật lên một độ cao xác định, nếu dùng tấm ván dài 5m thì cần phải kéo một
lực là 300N, nếu dùng tấm ván dài 6m thì cần phải kéo một lực lớn hơn 300N. Điều đó đúng
hay sai? Vì sao?
Câu 10. Khi đạp xe lên dốc có hai cách đi:
- Cách 1: Đạp xe lên theo đường thẳng.
- Cách 2: Đạp xe đi lên theo đường ngoằn ngoèo từ mép đường bên này san mép đường
bên kia.
Hãy cho biết đạp xe lên theo cách nào dễ hơn? Vì sao?
Câu 11. Có hai mũi khoan dùng để khoan gỗ có kích thước và hình dạng như nhau, nhưng có
số vòng xoáy khác nhau. Hỏi dùng mũi khoan nào để khoan dể dàng vào gỗ hơn? Vì sao?
Câu 12. Tại sao đường qua đèo không phải là đường thẳng mà là đường ngoằn ngoèo rất dài?
Câu 13. Chiều dài mặt phẳng nghiêng A dài gấp 2 lần chiều dài mặt phẳng nghiêng B. Độ cao
mặt phẳng nghiêng A nhỏ gấp 2 lần độ cao mặt phẳng nghiêng B. Hãy so sánh độ nghiêng của
hai mặt phẳng.
Câu 14. Dùng một mặt phẳng nghiêng để nâng một vật 100kg lên cao 2m, người đó phải dùng
ít nhất là 500N. Hãy so sánh lực cần kéo vật khi dùng mặt phẳng nghiêng và khi không dùng
mặt phẳng nghiêng. Trường hợp nào cần phải dùng lực lớn hơn và lớn hơn bao nhiêu?



Câu 15. Có hai mặt phẳng nghiêng, mặt phẳng nghiêng thứ nhất dài 10m cao 2,5 m và mặt
phẳng nghiêng thứ hai dài 8m cao 2m. Vậy độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng nào lớn hơn?

Bài 12. ĐÒN BẨY
Câu 1. Dùng thìa (muỗng) và đồng xu đều có thể mở được nắp hộp sữa. Vậy dùng vật nào dễ
mở hơn, vì sao?
Câu 2. Có trường hợp nào ta sử dụng đòn bẩy lại thiệt về lực không? Nếu có, đó là trường hợp
nào?
Câu 3. Quan sát những cái kéo khác nhau. Ta thấy kéo cắt tóc, cắt giấy thường lưỡi kéo dài tay
cầm ngắn. Còn kéo cắt tôn hay cắt sắt thì lưỡi kéo ngắn, tay cầm dài. Vì sao người ta lại chế
tạo như vậy?
Câu 4. Dùng kéo để cắt 1 tấm bìa cứng. Em hãy so sánh 2 trường hợp sau đây, trường hợp
nào dễ cắt hơn và giải thích tại sao?
a. Để tấm bìa ngoài mũi kéo.
b. Để tấm bìa sâu trong lưỡi kéo.
Câu 5. Hãy nêu một số ứng dụng của đòn bẩy trong
đời sống thực tế và nêu tác dụng của nó trong từng
ứng dụng.
Câu 6. Cho hình b, dùng đòn bẩy để di chuyển vật nặng.
a/ Hãy xác định điểm tựa O và điểm vật tác dụng vào đòn bẩy O1.
b/ Hỏi tác dụng của đòn bẩy như thế nào khi lần lượt ta đặt lực tác dụng vào các điểm X, Y
và Z? Tại sao?
c/ Để nâng vật được dễ dàng nhất ta nên đặt lực vào điểm nào? Tại sao?
Câu 7. Để nhổ một cây đinh được đóng chặt vào gỗ, ta nên dùng kềm hay xà beng? Tại sao?
Câu 8. Một người gánh hai bao gạo, một bao 10kg và một bao 12kg. Hỏi người đó phải đặt vai
như thế nào để đòn gánh được thăng bằng? Tại sao?
Câu 9. Hai anh em ngồi vào hai đầu của một cái bập bênh. Khối lượng của người anh và người
em lần lượt là 40kg và 37kg. Hỏi bập bênh có thăng bằng không? Tại sao? Biết điểm tựa của
bập bênh nằm ở chính giữa. Muốn thăng bằng thì người anh hay người em phải cầm thêm một
vật có khối lượng là bao nhiêu?



Câu 10. Hai quả cầu đặc, một bằng sắt và một bằng nhôm có cùng thể tích được treo vào hai
điểm A và B của một đòn bẩy (hình c).
a/ Hỏi đòn bẩy có bị lệch không? Lệch như thế nào? Tại
sao? Biết OA=OB và khối lượng riêng của sắt và nhôm
lần lượt là 7800kg/m3 và 2700kg/m3.
b/ Muốn đòn bẩy thăng bằng thì ta phải dịch chuyển diểm tựa O như thế nào?
Câu 11. Một người gánh một đòn gánh ở trạng thái cân bằng và trọng lượng của vật ở đầu
trước là 120N. Hỏi trọng lượng của vật ở đầu sau la bao nhiêu? Biết khoảng cách từ vai đến

dầu trước bằng

1
3

khoảng cách từ vai đến đầu sau. (bỏ qua khối lượng của đòn gánh).

Câu 12. Cho thanh AB cứng nhẹ, có 4 điểm A, O, C, B theo thứ tự trên thanh và 4 điểm đó chia
thanh AB thành 3 đoạn bằng nhau (AO=OC=CB). Khối lượng của vật treo ở đầu A là 9kg. Hỏi
để thanh AB cân bằng thì treo ở đầu B vật có khối lượng là bao nhiêu? Biết điểm tựa nằm ở vị
trí điểm O.
Câu 13. Một thanh AB cứng nhẹ có chiều dài 60cm. Ta treo vào hai đầu A và B hai vật có khối
lượng lần lượt là 2kg và 10kg. Hỏi điểm tựa phải nằm ở vị trí nào thì thanh AB được cân bằng?
Câu 14.Bốn vật có khối lượng bằng nhau được treo vào hai đầu A và B của một đòn bẩy. Đầu B
treo 3 vật, đầu A treo 1 vật. Hỏi ta phải đặt điểm tựa O tại đâu để đòn bẩy được thăng bằng,
biết thanh AB dài 40cm (khối lượng của đòn bẩy không đáng kể).

Bài 13. RÒNG RỌC
Câu 1. Hãy so sánh tác dụng (hướng và độ lớn) của RRCĐ và RRĐ khi kéo vật so với khi kéo

vật mà không dùng các dụng cụ trên?
Câu 2. Một người dùng RRCĐ để di chuyển vật lên cao nhưng phải dùng lực khá lớn. Em có
sáng kiến nào giúp người đó di chuyển vật lên cao với 1 lực nhỏ hơn không?
Câu 3. Phải mắc các RRCĐ và RRĐ như thế nào để có thể đưa 1 vật có trọng lượng 800N lên
cao mà chỉ cần 1 lực kéo 100N. Không tính trọng lượng của ròng rọc.
Câu 4. Các em hãy tìm hiểu xem trong chiếc xe đạp có sử dụng máy cơ đơn giản không? Nếu
có, nêu 1 vài trường hợp chứng minh?


Câu 5. Trong các hình sau, đâu là ròng rọc động đâu là ròng rọc cố định.

Câu 6. Có thể dùng lực kéo theo phương ngang để nâng một vật lên cao theo phương thẳng
đứng được không? Hãy vẽ hình để minh họa? (gợi ý: hãy sử dụng ròng rọc).
Câu 7. Nếu không dùng ròng rọc động, với một lực kéo có cường độ là 150N thì có nâng được
một vật nặng 60kg lên cao được hay không? Tại sao? Muốn nâng được vật ta phải sử dụng
một hệ thống ròng rọc như thế nào? Hãy vẽ hình để minh họa.
Câu 8. Không có ròng rọc động, chỉ có một ròng rọc cố định và một mặt phẳng nghiêng, một
người đứng ở phía dưới có thể nâng vật lên cao với một lực nhỏ hơn trọng lực của vật không?
Hãy vẽ hình minh họa.
Câu 9. Cho ròng rọc như hình A.
a/ Đó là ròng rọc gì?
b/ Ròng rọc đó cho ta lợi hay thiệt về lực hay đường đi? Lợi bao nhiêu lần và thiệt bao
nhiêu lần?




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×