Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP MÔN TIN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (265.5 KB, 18 trang )

Đề tài: Vận dụng thành tố tri thức trong hoạt động vào dạy học “bài 4: Cấu trúc bảng”- tin học 12

MỤC LỤC
CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU ..........................................................................................
I. Lí do chọn đề tài.........................................................................................2
II. Giới thiệu bài dạy ......................................................................................4
CHƯƠNG II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRI THỨC TRONG HOẠT ĐỘNG
1. Khái niệm chung........................................................................................6
2. Các cách dạy học tri thức phương pháp ..................................................10
CHƯƠNG III. VẬN DỤNG THÀNH TỐ TRI THỨC TRONG HOẠT ĐỘNG VÀO
THIẾT KẾ BÀI GIẢNG :” CẤU TRÚC BẢNG” – TIN HỌC LỚP 12
1. Giáo án.......................................................................................................1

Sinh Viên: Nguyễn Thị Lan

Trang 1


Đề tài: Vận dụng thành tố tri thức trong hoạt động vào dạy học “bài 4: Cấu trúc bảng”- tin học 12

CHƯƠNG I
MỞ ĐẦU
I.

Lý do chọn đề tài
1. Trong bối cảnh Công nghệ thông tin ngày càng phát triển, việc sử
dụng rộng rãi máy tính không còn chỉ bó hẹp trong viện nghiên cứu, các
trường đại học, các trung tâm máy tính mà còn mở rộng ra mọi cơ quan, xí
nghiệp và nhà máy. Song song với quá trình trên, việc giảng dạy Tin học
trong các trường đại học, trung học và phổ thông cũng được đẩy mạnh đi
đôi với việc tăng cường trang bị máy vi tính. Chính vì vậy, đối với mỗi giáo


viên giảng dạy môn Tin học ở các trường phổ thông, việc tìm hiểu, nghiên
cứu các vấn đề về Tin học, cùng với việc tìm các biện pháp giảng dạy Tin
học trong nhà trường phổ thông là một công việc cần phải làm thường
xuyên, nhằm đáp ứng với sự đòi hỏi ngày càng cao của xã hội.
2. Trong nghiệp vụ của người thầy giáo có hai vấn đề quan trọng: thứ
nhất là thực tiễn về tiềm năng - những kiến thức lý thuyết mà họ được học
rất cơ bản. Thứ hai là thực tiễn về nghiệp vụ - thầy giáo phải biết cách
truyền thụ kiến thức phù hợp với trình độ của học sinh. Trong đó, thực tiễn
thứ hai là điều quyết định trong nghiệp vụ của thầy giáo, nó đánh giá chất
lượng giảng dạy của thầy giáo. Hai thực tiễn trên vừa mâu thuẫn với nhau,
lại vừa thống nhất với nhau. Thầy giáo không thể mang hết các kiến thức
lý thuyết cao xa và trừu tượng dạy cho học sinh, nhưng cũng không thể dạy
tốt cho học sinh nếu thầy giáo hiểu biết quá ít.
Trong bối cảnh toàn ngành Giáo dục và Đào tạo đang nỗ lực đổi mới
phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học
sinh trong hoạt động học tập. Điều 24.2 của Luật giáo dục đã nêu rõ :
“Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ
động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn
học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức
vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập
Sinh Viên: Nguyễn Thị Lan

Trang 2


Đề tài: Vận dụng thành tố tri thức trong hoạt động vào dạy học “bài 4: Cấu trúc bảng”- tin học 12

cho học sinh”. Như vậy, chúng ta có thể thấy định hướng đổi mới phương
pháp dạy học đã được khẳng định, khôngcòn là vấn đề tranh luận. Cốt lõi
của việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông là giúp học sinh

hướng tới việc học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động.
Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động của
học sinh là một quá trình lâu dài; không thể ngày một ngày hai mà đông đảo
giáo viên từ bỏ được kiểu dạy học truyền thụ kiến thức, tiếp thu thụ động đã
quen thuộc từ lâu. việc phát triển các phương pháp tích cực đòi hỏi một số
điều kiện, trong đó quan trọng nhất là bản thân mỗi giáo viên cần có một sự
nỗ lực để tìm tòi, sáng tạo trong công tác giảng dạy của mình.
Đổi mới phương pháp dạy học là một vấn đề hết sức quan trọng, nhất là
với bộ môn Tin học hiện đang được đưa vào giảng dạy ở các trường phổ
thông. Là một giáo viên giảng dạy bộ môn này, theo em không phải cứ tìm
được nhiều bài toán khó, bài toán hay để giảng dạy cho học sinh. Mà vấn đề
đặt ra là chúng ta cần phải tích cực tìm tòi, sáng tạo trong việc đưa ra
những bài toán đó để giúp cho học sinh có sự hứng thú, tìm tòi sáng tạo
trong quá trình giài quyết học tập, từ đó biết vận dụng linh hoạt trong các
tình huống cụ thể ngoài thực tế.
3. Trong việc giảng dạy cho học sinh, ngoài việc giúp học sinh lĩnh hội
những kiến thức cơ bản. Thầy giáo còn phải biết kích thích tính tích cực, sự
sáng tạo say mê học hỏi của học sinh trong việc học tập của các em. Bởi vì,
việc học tập tự giác, tích cực, chủ động và sáng tạo đòi hỏi học sinh phải có
ý thức về những mục tiêu đặt ra và tạo được động lực bên trong thúc đẩy
bản thân họ hoạt động để đạt các mục tiêu đó. Điều này được thực hiện
trong dạy học không chỉ đơn giản bằng việc nêu rõ mục tiêu mà quan trọng
hơn còn tạo ra tri thức trong hoạt động học.
4. Microsoft Access là hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ có khả năng lưu
trữ, xử lính tính toán dữ liệu, rất phù hợp cho các bài toán quản lý vừa và
nhỏ. Microsoft Access được dùng trong chương trình giảng dạy Tin học ở
Sinh Viên: Nguyễn Thị Lan

Trang 3



Đề tài: Vận dụng thành tố tri thức trong hoạt động vào dạy học “bài 4: Cấu trúc bảng”- tin học 12

lớp 12 và hầu hết các trường đại học, cao đẳng.
Để thực hiện được điều đó, theo em chúng ta cần phải tìm tòi, nghiên
cứu tìm ra những bài toán phù hợp, kích thích được sự độc lập, tích cực của
học sinh trong học tập. Trên cơ sở đó, học sinh có thể tự mình tìm ra được
những ý tưởng sáng tạo vận dụng thiết thực vào cuộc sống thực tế khi nhu
cầu nảy sinh, khi đó các em có thể tự mình hoàn thành được ý tưởng đó.
Trên cơ sở những gì mà học sinh được học tập về môn Access, học sinh
có thể sử dụng chương trình viết ra một chương trình nhỏ để áp dụng trong
thực tế. Bởi vì, ngôn ngữ Access có giao diện quan thuộc như Word, Excel
Đặc biệt, khi học Access, học sinh có thể tự mình viết ra được một
chương trình nhỏ để quản lý dữ liệu qua đó có thể giúp cho các em hoàn
thành những chương trình lớn hơn vượt ra những bài toán bình thường mà
nội bộ môn học đòi hỏi. Chính vì vậy, việc sử dụng tri thức trong hoạt động
dạy giúp cho học sinh trong việc dạy học Access là một công việc quan
trọng, đòi hỏi mỗi giáo viên cần phải nỗ lực tìm tòi, sáng tạo giúp cho học
sinh nhìn nhận vấn đề một cách tích cực hơn, sáng tạo hơn và nhất là giúp
cho các em có thể yêu thích nhiều hơn nữa ngôn ngữ lập trình Access.
Với tất cả những lý do nêu trên, em quyết định chọn đề tài này.

II.
-

Giới thiệu bài dạy
Tên bài dạy trong chương trình tin học lớp 12 :
Chương 2: Hệ quản trị CSDL Microsoft Access
Bài 4: Cấu trúc bảng.


Mục tiêu của chương 2: Hệ quản trị CSDL Microsoft Access
1. Kiến thức:
Qua chương này học sinh cần:
- Hiểu các chức năng chính của Access: Tạo bảng, thiết lập mối quan hệ giữa
các bảng, cập nhật và kết xuất thông tin;
- Biết 4 đối tượng chính của Access: bảng, mẫu hỏi, biểu mẫu và báo cáo;
- Biết 2 chế độ làm việc: chế độ thiết kế (làm việc với cấu trúc) và chế độ làm
việc với dữ liệu;
- Hiểu các khái niệm chính trong cấu trúc dữ liệu bảng;
- Biết tạo và sửa cấu trúc bảng;


Sinh Viên: Nguyễn Thị Lan

Trang 4


Đề tài: Vận dụng thành tố tri thức trong hoạt động vào dạy học “bài 4: Cấu trúc bảng”- tin học 12

- Hiểu việc tạo liên kết giữa các bảng;
- Biết các lệnh làm việc với bảng: cập nhật dữ liệu, sắp xếp và lọc, tìm kiếm
đơn giản, tạo biểu mẫu;
- Biết khái niệm và vai trò của mẫu hỏi;
- Biết các bước chính để tạo ra một mẫu hỏi;
- Biết khái niệm báo cáo và vai trò của nó;
- Biết các bước lập báo cáo.
2. Kĩ năng:
- Thực hiện được khởi động và thoát khỏi Access;
- Tạo một CSDL mới, mở một CSDL đã có;
- Thực hiện được tạo và sửa cấu trúc bảng, nạp dữ liệu vào bảng, cập nhật dữ

liệu;
- Thực hiện việc khai báo khoá;
- Thực hiện được việc liên kết giữa hai bảng;
- Thực hiện các lệnh làm việc với bảng: cập nhật dữ liệu, sắp xếp và lọc, tìm
kiếm đơn giản, tạo biểu mẫu;
- Viết đúng các biểu thức điều kiện đơn giản;
- Tạo được mẫu hỏi đơn giản;
- Tạo được báo cáo bằng Wizard;
- Thực hiện lưu trữ và in báo cáo.
3. Thái độ:
- Nhận thức được tầm quan trọng của Hệ QTCSDL với bài toán quản lí trong
sự phát triển của xã hội tin học ngày nay.

Mục tiêu của bài 4: Cấu trúc bảng
1. Kiến thức:
Qua bài học này học sinh cần nắm được các thao tác cơ bản sau:
- Hiểu khái niệm chính trong cấu trúc bảng gồm trường, bản ghi, kiểu dữ liệu;
khóa chính.
- Biết các tính chất của trường;


- Biết tạo và sửa cấu trúc bảng, cập nhật dữ liệu cho bảng.
2. Kỹ năng:
- Thực hiện được việc tạo và sửa cấu trúc bảng trong chế độ thiết kế.
- Nhập được dữ liệu và cập nhật dữ liệu cho bảng.
- Thực hiện được việc chỉ định khóa chính đơn giản chỉ là một trường.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc trong học tập và yêu thích môn học.

CHƯƠNG II

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRI THỨC TRONG HOẠT ĐỘNG
Sinh Viên: Nguyễn Thị Lan

Trang 5


Đề tài: Vận dụng thành tố tri thức trong hoạt động vào dạy học “bài 4: Cấu trúc bảng”- tin học 12
I.

Khái niệm chung

Tri thức sự vật trong môn Tin học thường là khái niệm (ví dụ khái niệm biến), câu lệnh (chẳng hạn câu
lệnh lặp với điều kiện trước), cũng có khi là một yếu tố lịch sử.
Tri thức phương pháp liên hệ với hai loại phương pháp khác nhau về bản chất: những phương pháp có
tính chất tìm tòi (chẳng hạn phương pháp phân tích, tương tự, quy lạ về quen, ...) và những phương pháp có
tính chất thuật toán như phương pháp sắp xếp mảng theo thứ tự tăng bằng phương pháp chọn trực tiếp hay
phương pháp nổi bọt, . . .
Tri thức chuẩn thường liên quan với những chuẩn mực nhất định, chẳng hạn cách trình bày khi viết một
chương trình mang tính cấu trúc.
Tri thức giá trị có nội dung là những mệnh đề đánh giá, chẳng hạn "Tin học có vai trò quan trọng trong
khoa học và công nghệ cũng như trong đời sống", "Khái quát hoá là một thao tác trí tuệ cần thiết cho mọi
khoa học, trong đó có Tin học".
II.

Các cách dạy học tri thức phương pháp

Nội dung của tư tưởng chủ đạo này là: Dẫn dắt học sinh kiến tạo tri thức,
đặc biệt là tri thức phương pháp, như phương tiện và kết quả của hoạt động.
Tri thức vừa là điều kiện vừa là kết quả của hoạt động. Tri thức về thuật toán sắp xếp là một phương tiện
để thực hiện hoạt động sắp xếp một mảng; nhưng mặt khác chính hoạt động này lại dẫn tới kết quả là học sinh

hiểu thuật toán sắp xếp một cách vững vàng và sâu sắc hơn. Vì vậy, trong việc dạy học, ta cần quan tâm cả
những tri thức cần thiết lẫn những tri thức đạt được trong quá trình hoạt động. Cần chú ý các dạng khác nhau
của tri thức: tri thức sự vật, tri thức phương pháp, tri thức chuẩn và tri thức giá trị. Đặc biệt là tri thức phương
pháp định hướng trực tiếp cho hoạt động và ảnh hưởng quan trọng tới việc rèn luyện kĩ năng.
Những tri thức phương pháp thường gặp là:

Những tri thức về phương pháp thực hiện những hoạt động tương
ứng với những nội dung tin học cụ thể như đặt tên các đối tượng trong
chương trình, khai báo phần tiêu đề của chương trình con, truyền đối
tượng cụ thể vào tham chiếu khi gọi chương trình con, ....
-

Những tri thức về phương pháp thực hiện những hoạt động trí tuệ
phổ biến trong tin học như lật ngược vấn đề, phân chia trường hợp, xét
tính giải được.
-

Những tri thức về phương pháp thực hiện những hoạt động trí tuệ
chung như so sánh, khái quát hoá, trừu tượng hoá,…
-

Những tri thức về phương pháp thực hiện những hoạt động ngôn
ngữ như phát biểu bằng lời sự giống nhau và khác nhau của các câu lệnh
lặp, thiết lập các biểu thức logic, liên kết các biểu thức logic dưới dạng
hội hay tuyển của chúng v.v...
-

Những tri thức phương pháp thể hiện hai loại phương pháp khác nhau về bản chất và đều có ý nghĩa to lớn
trong giáo dục tin học, đó là những phương pháp có tính chất thuật toán (ví dụ: phương pháp sắp xếp mảng)


Sinh Viên: Nguyễn Thị Lan

Trang 6


Đề tài: Vận dụng thành tố tri thức trong hoạt động vào dạy học “bài 4: Cấu trúc bảng”- tin học 12
và những phương pháp có tính chất tìm đoán (chẳng hạn phương pháp chung để giải để giải một bài toán).
Ở một số nơi đã từng có khuynh hướng muốn dạy một cách tường minh cả những tri thức phương pháp
hoạt động trí tuệ chung như quan sát, mô tả, so sánh,... ngay từ những lớp dưới, thậm chí từ lớp 1. Bên cạnh
đó lại có những ý kiến không tán thành cách làm ồ ạt như trên và cho rằng chỉ nên dạy cho học sinh những tri
thức phương pháp thực sự cần thiết và số lượng tri thức như vậy cần thu gọn tới mức tối thiểu. Nhìn chung,
liên quan đến những tri thức phương pháp có nhiều vấn đề cần cân nhắc giải quyết, chẳng hạn:

- Xác

định tập hợp tối thiểu những tri thức phương pháp cần dạy.
Xác định yêu cầu về mức độ hoàn chỉnh của những tri thức
phương pháp cần dạy, đặc biệt là đối với những phương pháp có tính chất
tìm đoán. Những tri thức phương pháp quá chung chung sẽ ít tác dụng chỉ
dẫn, điều khiển hoạt động. Mặt khác, những tri thức phương pháp quá rậm
rạp lại có thể làm cho học sinh lâm vào trình trạng rối ren.
Xác định yêu cầu về mức độ tường minh của những tri thức
phương pháp cần dạy: dạy một cách tường minh hay là thông báo trong
quá trình tiến hành hoạt động, hay chỉ thực hành ăn khớp với một tri thức
nào đó, hay là một hình thức trung gian giữa những hình thức kể trên.
-

Xác định yêu cầu về mức độ chặt chẽ của quá trình hình thành tri
thức phương pháp: lập luận lôgic hay dựa vào trực giác hoặc thừa nhận.
-


Đứng trước một nội dung dạy học, người thầy giáo cần nắm được tất cả các tri thức phương pháp có thể
có trong nội dung đó. Nắm được như vậy không phải là để dạy tất cả cho học sinh một cách tường minh mà
còn phải căn cứ vào mục tiêu và tình hình cụ thể để lựa chọn cách thức, cấp độ làm việc thích hợp, từ cấp độ
dạy học tường minh tri thức phương pháp được phát biểu tổng quát, tới cấp độ thực hành ăn khớp với tri thức
phương pháp. Các cấp độ đó sẽ được giải thích và minh họa dưới đây.

a)

Dạy học tường minh tri thức phương pháp

Ở cấp độ này, người thầy phải rèn luyện cho trò những hoạt động dựa trên tri thức phương pháp được phát
biểu một cách tổng quát, không chỉ dừng ở mức độ thực hành theo mẫu ăn khớp với tri thức phương pháp này.
Từng bước hành động, phải làm cho hoc sinh hiểu được ngôn ngữ diễn tả bước đó và tập cho họ biết hành
động dựa trên phương tiện ngôn ngữ đó.
Dạy học tường minh tri thức phương pháp được phát biểu một cách tổng quát là một trong những cách
làm đối với những tri thức được quy định tường minh trong chương trình, ví dụ như thuật toán sắp xếp bằng
trao đổi như các bước lập báo cáo trong ACCESS (lớp 12), …
Những quyết định quan trọng trong dạy học tường minh những tri thức phương pháp được phát biểu tổng
quát như mức độ hoàn chỉnh của tri thức phương pháp và mức độ chặt chẽ của quá trình hình thành những tri
thức phương pháp đó đã được quy định rõ trong chương trình hoặc được nêu trong sách giáo khoa.

b)

Thông báo tri thức trong quá trình hoạt động

Đối với một số tri thức phương pháp chưa được quy định trong chương trình, giáo viên vẫn có thể suy
nghĩ khả năng thông báo chúng trong quá trình học sinh hoạt động nếu những tiêu chuẩn sau đây được thoả
mãn:


Sinh Viên: Nguyễn Thị Lan

Trang 7


Đề tài: Vận dụng thành tố tri thức trong hoạt động vào dạy học “bài 4: Cấu trúc bảng”- tin học 12

Những tri thức phương pháp này giúp học sinh dễ dàng thực hiện
một số hoạt động quan trọng nào đó được quy định trong chương trình;
-

- Việc

thông báo những tri thức này dễ hiểu và tốn ít thời gian.

Chẳng hạn, “quy lạ về quen” là một tri thức phương pháp tuy không được quy định trong chương trình
nhưng thoả mãn cả hai điều kiện trên. Tri thức này có thể được thông báo cho học sinh trong quá trình họ hoạt
động ở rất nhiều cơ hội khác nhau.
Ví dụ. Khi viết chương trình tính diện tích của một đa giác biết toạ độ của các đỉnh, việc kẻ các đường
chéo xuất phát từ một đỉnh đa giác là để đưa về tính tổng các diện tích của những tam giác biết toạ độ của các
đỉnh của mỗi tam giác.

c)

Tập luyện những hoạt động ăn khớp tri thức phương pháp

Cách làm này tùy theo yêu cầu có thể được sử dụng cả trong hai trường hợp: tri thức được quy định hoặc
không được quy định trong chương trình.
Ở trình độ thấp, ngay đối với một số quy tắc, phương pháp được quy định trong chương trình, nhiều khi
người ta không yêu cầu dạy cho học sinh phát biểu tổng quát mà chỉ cần họ biết cách thực hành quy tắc,

phương pháp đó nhờ một quá trình làm việc theo mẫu. Ví dụ về trường hợp này là cách dạy thông qua làm
việc theo mẫu đối với các phép tính cộng, trừ, nhân chia ở trường tiểu học. Tuy nhiên, cách làm này hiếm
thấy đối với những phương pháp quy định trong chương trình tin học ở trường trung học phổ thông.
Đối với những tri thức phương pháp không quy định trong chương trình mà chỉ thỏa mãn tiêu chuẩn thứ
nhất chứ không thỏa mãn tiêu chuẩn thứ hai đã nêu ở mục 5.3.2, ta có thể đề cập ở mức độ thấp nhất: chỉ tập
luyện những hoạt động ăn khớp với những tri thức phương pháp đó. Những tri thức như thế cần được thầy
giáo vận dụng một cách có ý thức trong việc ra bài tập, trong việc hướng dẫn và bình luận hoạt động của học
sinh. Nhờ đó học sinh được làm quen với những phương pháp này.
Ví dụ. Rèn luyện khả năng xây dựng và sử dụng chương trình con.
Một yếu tố quan trọng của lập trình cấu trúc là rèn luyện cho học sinh khả năng xây dựng và sử dụng
chương trình con. Muốn vậy cần tạo điều kiện cho họ tập luyện dần dần những hoạt động ăn khớp với một
chiến lược xây dựng và sử dụng chương trình con ở những cơ hội thích hợp. Chiến lược này kết tinh lại ở học
sinh như một bộ phận kinh nghiệm mà họ thu lượm được trong quá trình lập trình. Đương nhiên sự kết tinh
này không nên để diễn ra một cách tự phát mà cần có những biện pháp được thực hiện một cách có mục đích,
có ý thức bởi người thầy giáo. Giáo viên đề ra một hệ thống bài tập với những dạng dữ liệu khác nhau, với
những ý nghĩa thực tiễn khác nhau, với những tập câu lệnh không hoàn toàn giống nhau mà đòi hỏi học sinh
khi xây dựng thuật toán cần tổ chức những chương trình con hợp lí để tiết kiệm công sức, thời gian, nâng cao
hiệu quả khi mă hoá, khi kiểm thử vŕ khi chạy chương trình.
Giáo viên có thể lặp đi lặp lại một cách có dụng ý những chỉ dẫn hoặc câu hỏi như:

Trong bài toán đã cho có những bài toán nhỏ nào nên tách ra để lập
chương trình con?
-

- Những

biến nào cần dùng cho toàn bộ chương trình?

- Những


biến nào chỉ cần cho một chương trình con cụ thể?

Mỗi chương trình con được móc nối với chương trình chính hoặc
những chương trình con khác bằng những biến thuộc kiểu gì?
-

Sinh Viên: Nguyễn Thị Lan

Trang 8


Đề tài: Vận dụng thành tố tri thức trong hoạt động vào dạy học “bài 4: Cấu trúc bảng”- tin học 12
- Chương

trình con nào cần gọi đến chương trình con khác?

- Chương

trình con nào cần viết dưới dạng hàm?

- Những

chương trình con nào giống hoặc gần giống với một chương trình
mà ta đã biết?

- Có

thể cấu trúc chương trình như thế nào?

Với thời gian, họ sẽ ý thức được rằng những câu hỏi hoặc chỉ dẫn này được giáo viên sử dụng lặp đi lặp lại

nhiều lần, sẽ dần dần lĩnh hội và vận dụng chúng như một chiến lược xây dựng và sử dụng chương trình con,
một yếu tố quan trọng của lập trình có cấu trúc.

CHƯƠNG III
VẬN DỤNG THÀNH TỐ TRI THỨC TRONG HOẠT ĐỘNG VÀO
THIẾT KẾ BÀI GIẢNG :” CẤU TRÚC BẢNG” – TIN HỌC LỚP 12
I.

Giáo án

Ngày soạn:……………….
Ngày dạy: ………………..

BÀI 4: CẤU TRÚC BẢNG
I – Chuẩn bị:
1.

2.

Giáo viên:
- Máy vi tính, máy chiếu;
- Giáo án, sgk;
- Bài giảng điện tử.
Học sinh :
- SGK, vở ghi.
- Đọc bài trước.

II – Hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức: (2’)
-


Kiểm tra sĩ số lớp.

2. Kiểm tra bài cũ : (3’)
Câu 1: Tập tin trong Access chứa những gì:
a. Chứa các bảng, nơi chứa dữ liệu của đối tượng cần quản lý
b. Chứa các công cụ chính của Access như: table, query, form, report...
Sinh Viên: Nguyễn Thị Lan

Trang 9


Đề tài: Vận dụng thành tố tri thức trong hoạt động vào dạy học “bài 4: Cấu trúc bảng”- tin học 12

c. Chứa hệ phần mềm khai thác dữ liệu
d. Câu a và b
Câu 2: Để tạo một tập tin cơ sở dữ liệu (CSDL) mới và đặt tên tệp trong Access,
ta phải:
a. Vào File chọn New
b. Kích vào biểu tượng New
c. Khởi động Access, vào File chọn New hoặc kích vào biểu tượng New
d. Khởi động Access, vào File chọn New hoặc kích vào biểu tượng New,
kích tiếp vào Blank DataBase đặt tên file và chọn Create.
Câu 3:Thoát khỏi Access bằng cách:
a. Vào File /Exit
b. Trong cửa sổ CSDL, vào File/Exit
c. Trong cửa sổ CSDL, kích vào nút close (X) nằm trên thanh tiêu đề cửa
sổ Access
d. Câu b và c
3. Giảng bài mới:



Giới thiệu bài:

(1’)

Qua tiết học trước, ta đã biết Access giúp cho người lập trình tạo, nhập
dữ liệu và khai thác thông tin từ CSDL mà toàn bộ những dữ liệu trong
Access thì được lưu trữ dưới dạng các bảng. Do đó muốn làm việc với các
bảng này thì trước tiên ta phải biết được cấu trúc của nó bao gồm những
thành phần nào, cách tạo và sửa cấu trúc bảng ra sao, Cô trò ta cùng tìm hiểu
trong bài học hôm nay : “Bài 4: Cấu trúc bảng”.
Nội dung của bài gồm có 2 phần: 1. Các khái niệm chính
2. Tạo và sửa cấu trúc bảng

TL

Nội dung

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Hoạt động 1: 1. Các khái niệm chính
- Trong phần 1 ta cần nắm được
Sinh Viên: Nguyễn Thị Lan

Trang 10



Đề tài: Vận dụng thành tố tri thức trong hoạt động vào dạy học “bài 4: Cấu trúc bảng”- tin học 12

4 khái niệm chính về bảng,
trường, bản ghi và kiểu dữ
liệu.
- Table( bảng): Là thành - chiếu bảng DL cho hs quan
phần cơ sở để tạo nên sát: Đây là VD về Bảng dữ liệu - Hs quan sát VD
CSDL và dùng để lưu trữ Lylichhs trong Access.

và trả lời câu hỏi

dữ liệu. Các bảng chứa
toàn bộ dữ liệu mà người - Vậy bảng là gì?
dùng cần phải khai thác.
Bảng gồm các hàng và
các cột.

- Chỉ rõ trong VD: Mỗi cột của - HS: Biết được
bảng là 1 trường và mỗi hàng trong bảng các cột
của bảng là 1bản ghi.

là( các trường) và
các hàng là(các bản

- Trường (Field): là một

ghi).

10’ cột của bảng thể hiện - GV: chiếu bảng VD và chỉ ra - HS: chú ý nghe
một thuộc tính cần quản vài trường trong bảng VD cho giảng.

lí của chủ thể.

hs quan sát.
- Vậy em hãy khái quát lại khái - Hs: Nêu khái
niệm trường là gì và kể thêm 1 niệm trường(Field)
vài trường khác nữa trong bảng Và chỉ thêm VD
VD?

- Bản ghi( Record): là
một hàng của bảng gồm - Đưa ra khái niệm bản ghi

- Hs: nắm được

dữ liệu về toàn bộ thuộc - Xét trong bảng VD trên bản khái niệm bản ghi
tính của một cá thể mà ghi thứ 6 có bộ dữ liệu là: 6, Lê ( Record)
bảng quản lí (gọi là bộ Minh Dũng, Nam, 13/03/1990, - Hiểu được các
dữ liệu của cá thể).

Tp.HCM, đoàn viên, 399/19 bản ghi trong bảng
Trần BìnhTrọng, 2…

Sinh Viên: Nguyễn Thị Lan

VD
Trang 11


Đề tài: Vận dụng thành tố tri thức trong hoạt động vào dạy học “bài 4: Cấu trúc bảng”- tin học 12

- Kiểu dữ liệu (Data

Type): Là kiểu của dữ - Đưa ra khái niệm kiểu dữ liệu

- Hs chú ý nghe

liệu

giảng

lưu

trong

một

trường. Mỗi trường có - Chiếu bảng dữ liệu và chỉ ra - Hs quan sát và
một kiểu dữ liệu.

các kiểu dữ liệu của bảng đó.

- Một số kiểu dữ liệu
thường

dùng

nắm được các kiểu
dữ liệu trong bảng.

trong - Em hãy nhắc lại các kiểu dữ - Hs : kiểu số

Access : (bảng mô tả liệu đã biết ở tin học 11?


nguyên, số thực, kí

một số kiểu dữ liệu Sgk

tự, logic, xâu…

trang 34)

- Trình chiếu bảng mô tả một số .- Hs đọc bảng mô
kiểu dữ liệu

tả một số kiểu dữ
liệu trong Access

Một số kiểu dữ liệu thường dùng trong Access :
Kiểu dữ liệu

Mô tả

Kích thước lưu trữ

Text

Dữ liệu kiểu văn bản gồm các kí tự

0-255 kí tự

Number


Dữ liệu kiểu số

1, 2, 4 hoặc 8 byte

Date/Time

Dữ liệu kiểu ngày giờ

8 byte

Currency

Dữ liệu kiểu tiền tệ

8 byte

AutoNumbe

Dữ liệu kiểu số đếm, tăng tự động cho
bản ghi mới và thường có bước tăng là 4 hoặc 16 byte
1

Yes/No

DL kiểu Boolean (lôgic)

1 bit

Memo


Dữ liệu kiểu văn bản

0-65536 kí tự

Hoạt động 2: 2. Tạo và sửa cấu trúc bảng
a. Tạo cấu trúc bảng

- GV: Trong cửa sổ CSDL có

- Cách 1: Nháy đúp New trang bảng thì ta có thể thực - HS: Chú ý nghe
Sinh Viên: Nguyễn Thị Lan

Trang 12


Đề tài: Vận dụng thành tố tri thức trong hoạt động vào dạy học “bài 4: Cấu trúc bảng”- tin học 12

giảng và ghi bài
hoặc nút Create Table
in Design View
- Cách 2: Chọn Design
View (chế độ thiết kế)

hiện tạo và sửa cấu trúc bảng và
tạo liên kết giữa các bảng.
- GV: Nêu và thực hiện 2 cách
tạo bảng trên máy chiếu

- Hs quan sát và
ghi nhớ các cách

thực hiện.

25’
- Sau khi thực hiện trên cửa sổ Access xuất hiện thanh công cụ thiết kế bảng

và cửa số cấu trúc bảng:

* Tạo một trường mới:

- Phân biệt cho học sinh 2 vùng - Hs phân biệt 2

B1: Gõ tên trường vào trong cửa sổ cấu trúc bảng: vùng trong cửa sổ
cột Field name

vùng định nghĩa, vùng các tính cấu trúc bảng: vùng

B2: Chọn kiểu dữ liệu chất

định nghĩa, vùng

trong cột Data Type

các tính chất.

B3: Mô tả ND trường - GV giới thiệu lần lượt các nội - Hs quan sát và
trong

cột

Description dung: tên trường (Field name), lắng nghe


Sinh Viên: Nguyễn Thị Lan

Trang 13


Đề tài: Vận dụng thành tố tri thức trong hoạt động vào dạy học “bài 4: Cấu trúc bảng”- tin học 12

(nếu cần)

kiểu DL (Data type), mô tả

B4: Lựa chọn các tính trường (Description)
chất của trường trong - GV thao tác cách tạo một - Hs quan sát và
phần Field Properties.

trường mới cho hs quan sát.

ghi nhớ cách thực
hiện.

* Các tính chất của
trường:
+ Field size( kích thước - GV: Các tính chất của trường
của trường): Cho phép được dùng để điều khiển cách - HS: Chú ý nghe
đặt kích thước tối đa cho thức dữ liệu được lưu trữ, nhập giảng và ghi bài.
dữ liệu của trường.

hoặc hiển thị. Tính chất của


+ Format (định dạng): trường phụ thuộc vào kiểu dữ
Quy định cách hiển thị liệu của trường đó.
và in dữ liệu cho trường.

- Giới thiệu một số tính chất

+ Caption: cho phép thường dùng (ý nghĩa) của - HS: chú ý nghe
thay tên trường bằng các trường, cách thay đổi tính chất giảng và ghi bài.
phụ đề dễ hiểu với người của một trường (thực hiện các
dùng khi hiển thị.

thao tác mô tả)

+ Default Value: Giá trị - GV: Với mỗi tính chất của
mặc định: quy định giá trường GV lấy một ví dụ cụ thể
trị mực định khi người để diễn đạt cho HS sinh hiểu
sử dụng không nhập dữ tính chất của từng trường.
liệu vào cột.
* Thay đổi tính chất
của một trường:

- Gv: hướng dẫn thực hiện thao - HS: quan sát và

+ B1: Nháy chuột vào tác thay đổi tính chất của một ghi bài
dòng định nghĩa của trường trên máy
trường, các tính chất
tương ứng sẽ xuất hiện
Sinh Viên: Nguyễn Thị Lan

Trang 14



Đề tài: Vận dụng thành tố tri thức trong hoạt động vào dạy học “bài 4: Cấu trúc bảng”- tin học 12

trong

phần

Field

Properties.
+ B2: Thực hiện thay đổi
cấn thiết đối với tính
chất của trường.
* Chỉ định khoá chính. - Em có biết tại sao phải chỉ - HS: trả lời theo ý
- Là một hay nhiều định khoá chính không?

hiểu biết của mình.

trường xác định duy nhất - GV: Giải thích và đưa ra lí do:
1 bản ghi.

Một CSDL trong Access có thiết

- Cách tạo khóa chính:

kế tốt là cơ sở dữ liệu mà mỗi

B1: Nháy chuột vào ô bảng ghi trong một bảng phải là
bên trái của trường muốn duy nhất. Vì vậy khi xây dựng

chọn khoá chính.
B2: Nháy nút

mỗi bảng trong Access người
hoặc dùng cần chỉ ra một hoặc nhiều
trường mà giá trị của nó xác - HS: Chú ý nghe

chọn lệnh Edit/Primary
key.

bảng. Các trường đó tạo thành

- Khi đó sẽ hiển thi chiếc
chìa khoá

định duy nhất mỗi hàng của giảng và ghi bài.
khoá chính (Primary Key) của

ở bên phải bảng. Hai hàng trong bảng được

trường được chọn làm
khoá chính.
- Để huỷ kháo chính ta
làm ngược lại.
- Nêu ta không chọn
khoá chính thì Access sẽ
tự động chọn khoá chính
có tên là ID và kiểu dữ
liệu là AutoNumber.
Sinh Viên: Nguyễn Thị Lan


phân biệt với nhau bới giá trị
khoá chính. Đó là lí do Tại sao
phải chỉ định khoá chính.
- Nêu khái niệm khóa chính là - HS TL
gì?
- GV: Hướng dẫn các bước đặt - Hs quan sát và
khóa chính

ghi bài

- GV: Lấy ví dụ và phân tích cụ - HS: Chú ý nghe
thể để HS hiểu rõ cách xác định giảng và ghi bài.
khoá chính: một table chứa
Trang 15


Đề tài: Vận dụng thành tố tri thức trong hoạt động vào dạy học “bài 4: Cấu trúc bảng”- tin học 12

Trường Số CMND, đối với
trường này nên chọn khóa
- Chú ý: Trong một chính cho nó, vì nguyên tắc số
bảng không thể có hai CMND không được trùng nhau.
khoá chính và Access sẽ Tránh tình trạng người nhập dữ
sẽ không cho phép nhận liệu nhập những giá trị trùng
giá trị trùng hoặc hoặc nhau.
giống

giá


trị

trong

trường khoá chính.

- GV: Bước cuối cùng khi thiết - HS: Chú ý nghe
kế bảng xong là đặt tên và lưu giảng và ghi bài.

* Lưu cấu trúc bảng.

cấu trúc.

- Chọn File/save (

- GV: Một bảng sau khi tạo và

)

- Gõ tên bảng vào ô
Table Name trong hộp

lưu cấu trúc thì ta có thể nhập
dữ liệu vào bảng.

thoại Save as.
- Nháy Ok hoặc nhấn
Enter. Và nháy
- GV: Để thay đổi cấu trúc của - HS: Chú ý nghe
b. Thay đổi cấu trúc

bảng.
- Muốn thay đổi vị trí
các trường hay muốn
xoá, chèn các trường ta
phải chọn trường cần càn
thay đổi thay đỏi.

Sinh Viên: Nguyễn Thị Lan

bảng ta phải hiển thị bảng dưới giảng
chế độ thiết kế.
- GV thao tác lần lượt các thao
tác: thay đổi cấu trúc bảng, thay
đổi thứ tự của trường, thêm
trường, xóa trường, thay đổi
khóa chính, xóa bảng, đổi tên
bảng cho học sinh quan sát.

Trang 16


Đề tài: Vận dụng thành tố tri thức trong hoạt động vào dạy học “bài 4: Cấu trúc bảng”- tin học 12

* Thay đổi thứ tự của trường.
-Chọn trường muốn
thay đổi vị trí, nháy
chuột và giữ. Xuất
hiện hình nằm
ngang trên trường
đã chọn.

-Rê chuột đến vị trí
mới, thả chuột

* Thêm trường
-Chọn trường
DIACHI.
-Trỏ chuột vào
trường đã chọn.
- Kích phím phải
chuột chọn Insert
Rows.

* Xóa trường

\

- HS: Chú ý nghe

- Chọn trường muốn xóa

- GV: hướng dẫn thao tác xóa giảng và ghi bài.

- Kích phải chuột/Delete trường.
Rows
* Thay đổi khóa chính:

- GV: hướng dẫn thao thay đổi

- Chọn trường muốn hủy khóa chính.


- HS: Chú ý nghe

khóa chính.

giảng và ghi bài.
- GV: Việc xoá bảng không phải

-Kích biểu tượng

.

* Xóa bảng:
- Trong cửa sổ CSDL,
kích phải chuột vào bảng
muốn xóa, chọn lệnh

là việc làm thường xuyên, xong - HS: Chú ý nghe
đôi khi trong quá trình làm việc giảng và ghi bài.
ta cần xoá các bảng không cần
dùng đến hay các bảng chứa các
thông tin sai, cũ.

Delete/ chọn Yes để
Sinh Viên: Nguyễn Thị Lan

Trang 17


Đề tài: Vận dụng thành tố tri thức trong hoạt động vào dạy học “bài 4: Cấu trúc bảng”- tin học 12


khẳng định muốn xóa.
* Đổi tên bảng:

* Chú ý: Thao tác đổi tên bảng

- Kích phải chuột vào hay xoá bảng chỉ thực hiện với
bảng muốn đổi tên

bảng đã đóng. Khi thay đỏi tên

- Chọn lệnh Rename.

bảng cần thay đôi cả trong các

- HS: Chú ý nghe
giảng và ghi bài.

- Nhập vào tên mới và tham chiếu tới bảng này thuộc
Enter

biểu mẫu, mẫu hỏi và báo cáo.

4. Củng cố: (4’)

- Nhấn mạnh: cách tạo cấu trúc, thay đổi cấu trúc, xóa và đổi tên bảng.
Câu 1. Khi chọn kiểu dữ liệu cho trường số điện thoại nên chọn loại nào
a. Number
b. Date/Time
c. Autonumber
d. Text

Câu 2. Tên cột (tên trường) có thể đặt bằng tiếng Việt có dấu không?
a. Được
b. Không được
c. Không nên
d. Tùy ý
5. Dặn dò: (1’)
- Khởi động Access và thực hiện tạo bảng với cấu trúc như CH 2 (SGK T39)
- Trả lời các câu hỏi 2, 3, 4, 5 SGK – Tr39
- Đọc trước nội dung thực hành “Bài tập và thực hành 2” SGK – Tr40

Sinh Viên: Nguyễn Thị Lan

Trang 18



×