ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
ĐỖ XUÂN HẢI
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG
VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - THƯƠNG MẠI – DU LỊCH
TẠI HUYỆN VÂN ĐỒN, TỈNH QUẢNG NINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Thái Nguyên – 2016
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
ĐỖ XUÂN HẢI
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỀ
XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM
MÔI TRƯỜNG TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG PHÁT
TRIỂN KINH TẾ -THƯƠNG MẠI – DU LỊCH TẠI
HUYỆN VÂN ĐỒN, TỈNH QUẢNG NINH
Chuyên ngành: Khoa học môi trường
Mã số ngành: 60 44 03 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đỗ Thị Lan
Thái Nguyên - 2016
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu kết
quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ một công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho luận văn này đã được cảm ơn,
các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ dõ nguồn gốc./.
Tác giả luận văn
ĐỖ XUÂN HẢI
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ
tạo điều kiện thuận lợi nhất, những ý kiến đóng góp và những lời chỉ bảo quý báu
của tập thể và cá nhân trong và ngoài trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Đầu
tiên tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc PGS. TS. Đỗ Thị Lan là người trực tiếp và
giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài và hoàn thành luận văn. Tôi xin
trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Uỷ ban nhân dân huyện Vân Đồn và các
cơ quan ban ngành khác có liên quan tạo điều kiện cho tôi thu thập số liệu, những
thông tin cần thiết để thực hiện luận văn này.
Tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc tới sự giúp đỡ tận
tình và quý báu đó!
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn
ĐỖ XUÂN HẢI
iii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ vii
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. ix
MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................... 1
2. Mục tiêu của đề tài ................................................................................................. 2
3. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................................... 2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 3
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ................................................................................... 3
1.1.1. Khái niệm về ô nhiễm môi trường .................................................................. 3
1.1.2. Nguồn gây ô nhiễm môi trường ....................................................................... 3
1.1.3.Phân loại ô nhiễm .............................................................................................. 4
1.1.4. Những loại ô nhiễm môi trường chính ............................................................. 5
1.1.5. Những tác động từ các hoạt động phát triển: Kinh tế-Thương mại-Du lịch đến
môi trường. ................................................................................................................. 6
1.2 Cơ sở pháp lý ....................................................................................................... 7
1.2.1 Căn cứ pháp lý................................................................................................... 7
1.2.2 Căn cứ kỹ thuật................................................................................................ 11
1.3 Thực trạng và giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trên Thế giới và ở Việt
Nam .......................................................................................................................... 12
1.3.1 Thực trạng và giải pháp giảm thiểu ô nhiễm trên Thế giới. ............................ 12
1.3.2. Thực trạng và giải pháp giảm thiểu ô nhiễm ở Việt Nam. ............................. 13
1.4. Điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế xã hội của huyện Vân Đồn .................... 15
1.4.1. Điều kiện tự nhiên .......................................................................................... 15
1.4.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện .............................................................. 19
iv
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
.................................................................................................................................. 24
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài .................................................... 24
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài .................................................................... 24
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 24
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu ...................................................................................... 24
2.2. Nội dung nghiên cứu ......................................................................................... 24
2.2.1. Đánh giá hiện trạng môi trường trong quá trình phát triển Kinh tế - Thương
mai – Du lịch tại huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh: ................................................... 24
2.2.2. Phân tích những thuận lợi khó khăn, ý kiến của người dân về hiện trạng môi
trường và lĩnh vực quản lý môi trường. ................................................................... 24
2.2.3. Đề xuất một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường phát sinh trong quá
trình phát triển Kinh tế - Thương mai – Du lịch tại địa phương. ............................. 24
2.3.Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 25
2.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu, thông tin thứ cấp ............................... 25
2.3.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa ......................................................... 25
2.3.3. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm ............................................ 27
2.3.4. Phương pháp so sánh dựa trên số liệu thu thập được ..................................... 28
2.3.5. Phương pháp điều tra phỏng vấn.................................................................... 29
2.3.6. Phương pháp xử lý số liệu .............................................................................. 29
2.3.7. Phương pháp tham vấn cộng đồng ................................................................. 29
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN............................. 30
3.1. Hiện trạng môi trường huyện Vân Đồn trong quá trình phát triển Kinh tếThương mại – Du lịch. ............................................................................................. 30
3.1.1. Hiện trạng môi trường thành phần ................................................................. 30
3.1.2. Hiện trạng môi trường các khu vực trọng điểm ............................................. 51
3.2. Phân tích những thuận lợi khó khăn về quản lý môi trường trong quá trình phát
triển Kinh tế-Thương mai-Du lịch.Ý kiến người dân đánh giá quá trình phát triển đã
ảnh hưởng đến môi trường huyện Vân Đồn. ............................................................ 61
3.2.1. Thuận lợi và khó khăn về quản lý môi trường .............................................. 61
v
3.2.2 Ý kiến của người dân về hiện trạng môi trường và lĩnh vực quản lý môi
trường. ...................................................................................................................... 62
3.2.3.Những vấn đề tồn tại và bức xúc về môi trường hiện nay của huyện Vân Đồn
Trong quá trình phát triển kinh tế thương mại và du lịch tại huyện vân Đồn có thể
nảy sinh một số vấn đề môi trường sau: .................................................................. 67
3.3. Đề xuất một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường phát sinh trong quá
trình phát triển Kinh tế - Thương mai – Du lịch tại địa phương. ............................. 68
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................... Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 7980
vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết đầy đủ
Từ viết tắt
BTNMT
Bộ Tài nguyên và Môi trường
BVMT
Bảo vệ môi trường
CKBVMT
Cam kết bảo vệ môi trường
CP
Chính phủ
CQK
Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch
ĐMC
Đánh giá môi trường chiến lược
ĐTM
Đánh giá tác động môi trường
ĐDSH
Đa dạng sinh học
GDP
Chỉ số tăng trưởng kinh tế theo tổng thu nhập quốc nội
GT
Giao thông
HDI
Chỉ số phát triển nhân lực
KT-XH
Kinh tế - xã hội
MT
Môi trường
NĐ
Nghị định
PSI
Chỉ số tiêu chuẩn ô nhiễm
PTBV
Phát triển bền vững
QLMT
Quản lý môi trường
QCKT
Quy chuẩn kỹ thuật
QCVN
Quy chuẩn Việt Nam
QHSDĐ
Quy hoạch sử dụng đất
QHKTXH
Quy hoạch kinh tế xã hội
TCVN
Tiêu chuẩn Việt Nam
UNEP
Chương trình Môi trường Liên hợp quốc
UBND
Ủy ban nhân dân
VSTP
Vệ sinh thực phẩm
WQI
Chỉ số chất lượng nước
vii
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1:
Dân số Vân Đồn phân theo xã (giai đoạn 2011-2015)..................... 19
Bảng 1.2:
Dân số và lao động Vân Đồn ........................................................... 20
Bảng 3.1:
Kết quả phân tích hiện trạng môi trường nước mặt phục vụ cấp nước
sinh hoạt tại Hồ Mắt Rồng – Vân Đồn quý IV năm 2015. .............. 30
Bảng 3.2:
Kết quả phân tích môi trường nước biển khu vực cảng Vân Đồn quý
I đến quý IV năm 2015 .................................................................... 32
Bảng 3.3 :
Hiện trạng chất lượng môi trường nước biển khu vực Bãi dài quý I
đến quý IV năm 2015 ....................................................................... 33
Bảng 3.4:
Hiện trạng chất lượng nước ngầm tại Điểm lộ 12 – Cái Rồng ....... 34
Bảng 3.5:
Kết quả phân tích môi trường không khí khu vực huyện Vân Đồn
2015 .................................................................................................. 36
Bảng 3.6:
Hiện trạng chất lượng đất huyện Vân Đồn 2015 ............................ 38
Bảng 3.7:
Tình hình khách du lịch giai đoạn 2010-2015 ................................. 39
Bảng 3.8:
Dân số và lao động Vân Đồn ........................................................... 40
Bảng 3.9:
Giá trị sản xuất và tăng trưởng ngành nông nghiệp ......................... 43
Bảng 3.10:
Tình hình chăn nuôi của huyện giai đoạn 2010-2015 ...................... 44
Bảng 3.11:
Tình hình khai thác và nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2010-2015 ... 45
Bảng 3.12:
Nguồn gốc phát sinh , thành phần và đặc điểm của chất thải rắn .... 47
Bảng 3.13:
Thành phần và tỷ lệ % chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Vân
Đồn ................................................................................................... 48
Bảng 3.14:
Một số bãi rác tự phát huyện Vân Đồn ............................................ 50
Bảng 3.15:
Hiện trạng môi trường nước mặt khu vực thị trấn Cái Rồng ........... 51
Bảng 3.16:
Kết quả phân tích hiên trạng môi trường khí thị trấn Cái Rồng ..... 52
Bảng 3.17:
Hiện trạng chất lượng môi trường nước biển ven đảo xã Quan Lạn Minh Châu ........................................................................................ 53
Bảng 3.18:
Hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt.................................... 54
Bảng 3.19:
Số liệu phân tích hiện trạng môi trường nước ngầm tại các xã đảo
huyện Vân Đồn ................................................................................ 55
viii
Bảng 3.21:
Hiện trạng chất lượng môi trường nước tại một số cảng huyện Vân
Đồn ................................................................................................... 57
Bảng 3.22:
Kết quả phân tích hiện trạng môi trường khí tại một số cảng biển,
bến tàu, thuyền huyện Vân Đồn ....................................................... 57
Bảng 3.23:
Kết quả phân tích hiện trạng môi trường một số mẫu nước khu vực
NTTS huyện Vân Đồn ..................................................................... 58
Bảng 3.24:
Kết quả phân tích môi trường không khí khu vực nuôi sá sùng đảo
Quan Lạn .......................................................................................... 59
Bảng 3.25:
Chất lượng nước biển ven đaỏ Quan Lạn 2015 .............................. 60
Bảng 3.26:
Tổng hợp đánh giá của người dân về môi trường đất ...................... 63
Bảng 3.27:
Tổng hợp đánh giá của người dân về môi trường nước ................... 64
Bảng 3.28:
Tổng hợp đánh giá của người dân về môi trường không khí ........... 65
Bảng 3.29:
Tổng hợp đánh giá của người dân về công tác quản lý môi trường. 66
Bảng 3.30:
Quy hoạch Phát triển kinh tế xã hộ Vân Đồn đến 2020 ................... 68
Bảng 3. 31:
Đề xuất mạng lưới quan trắc chất lượng không khí đến năm 2020 . 68
Bảng 3.32:
Đề xuất mạng lưới quan trắc chất lượng nước dưới đất đến năm 2020
.......................................................................................................... 69
Bảng 3. 33:
Đề xuất mạng lưới quan trắc chất lượng nước biển ven bờ đến năm
2020 .................................................................................................. 70
ix
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1.1
Các nguồn gây ô nhiễm ...................................................................... 4
Hình 1.2
Bản đồ địa giới hành chính huyện Vân Đồn .................................... 16
Hình 3.1:
Quy mô khách du lịch và số phòng nghỉ giai đoạn 2010-2015 ....... 40
Hình 3.2:
Biểu đồ tăng trưởng dân số và lao động huyện Đồn giai đoạn
2011-2015 ........................................................................................ 41
Hình 3.3:
Quy mô Giá trị sản xuất ngành Nông nghiệp, thuỷ sản đến năm
2015 .................................................................................................. 43
Hình 3.4:
Biểu đồ tăng trưởng các đàn gia súc ................................................ 44
Hình 3.5:
Biểu đồ khai thác và nuôi trồng thuỷ, hải sản giai đoạn 2010-2015
của huyện Vân Đồn .......................................................................... 46
Hình 3.6:
Tỷ lệ thành phần các loại CTR sinh hoạt trong 100kg rác được
phân loại (%) (Kết quả điều tra thực tiễn) ....................................... 48
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Là một tỉnh nằm ở phía đông bắc của Tổ quốc, Quảng Ninh có một vị trí
chiến lược đặc biệt quan trọng, là một tỉnh hội tụ được nhiều yếu tố lợi thế để phát
triển kinh tế của tỉnh và đầu tầu phát triển kinh tế của cả nước. Từ đó thực hiện
quan điểm nhất quán của Đảng phát triển kinh tế phải gắn với phát triển văn hoá và
bảo vệ môi trường sinh thái. Thực hiện tiến bộ công bằng xã hội trong từng chính
sách phát triển.
Vân Đồn là một huyện đảo của tỉnh Quảng Ninh có vị trí địa lý đặc biệt,
thuận lợi cho phát triển kinh tế, nhất là các ngành kinh tế biển như du lịch, nuôi
trồng và đánh bắt thủy - hải sản. Những năm gần đây, Vân Đồn đã được Đảng, Nhà
nước và tỉnh Quảng Ninh quan tâm, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hệ thống giao
thông, mạng lưới điện quốc gia, thông tin liên lạc, cung cấp nước ngọt… đến tận
các xã trên huyện đảo. Các lĩnh vực khác như việc bố trí lại dân cư, không gian phát
triển; theo đó, sự phát triển KT-XH của huyện có bước chuyển biến mạnh mẽ [32].
Trong thời gian qua trước những ưu đãi của thiên nhiên ban tặng dưới sự chỉ
đạo và quyết sách của Trung ương và tỉnh Quảng Ninh, huyện Vân Đồn ra sức phấn
đấu và đạt được những thành tựu lớn về phát triển kinh tế góp phần giải quyết công
ăn việc làm và nguồn thu ngân sách cho tỉnh nhà. Tuy nhiên quá trình phát triển
kinh tế-xã hội, quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá của huyện Vân Đồn đang diễn
ra liên tục với một tốc độ và mức độ rất lớn chính điều đó đã gây áp lực nên tài
nguyên thiên nhiên và môi trường, làm phát sinh tình trạng ô nhiễm vượt qua khả
năng tự làm sạch môi trường, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường làm thay đổi
cảnh quan tự nhiên mà tạo hoá đã bao đời hình thành và ban tặng cho Quảng Ninh
nói chung và Vân Đồn nói riêng từ đó phá vỡ cấu trúc bền vững vừa phát triển kinh
tế vừa đảm bảo các giá trị bảo vệ môi trường và duy trì được một nền kinh tế xanh
[33].
Hằng năm, du lịch huyện đảo đón hàng trăm nghìn lượt khách đến tham
quan, nghỉ dưỡng. Nơi đây còn là một trong những ngư trường lớn, thuỷ sản đã và
2
đang là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện đảo. Tuy nhiên, cùng với những tiềm
năng, lợi thế ấy thì mặt trái của các ngành kinh tế này cũng gây nhiều hệ lụy cho
môi trường biển tại đây. Hàng ngày, chất thải sinh hoạt, lượng thức ăn dư thừa từ
các lồng bè nuôi cá và rác thải từ các dịch vụ du lịch, từ tàu khai thác thuỷ sản xả
trực tiếp ra môi trường mà chưa qua xử lý. Bởi vậy, nguy cơ ô nhiễm môi trường là
rất lớn nếu số rác thải này không được thu gom và xử lý kịp thời.
Chính vì những lý do trên, đề tài “Đánh giá hiện trạng môi trường và đề
xuất một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong các hoạt động phát
triển kinh tế, thương mại, du lịch tại huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh’’
2. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá hiện trạng môi trường của huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.
- Đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường phát sinh từ các hoạt
động phát triển kinh tế - thương mại - du lịch tại huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.
3. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa thực tiễn: Góp phần giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, góp
phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân trên huyện đảo Vân Đồn và góp
phần hướng tới một nền kinh tế xanh và phát triển bền vững.
- Trong học tập và nghiên cứu khoa học
+ Vận dụng và nâng cao kiến thức vào đời sống thực tiễn.
+ Nâng cao kiến thức và hiểu biết về công tác quản lý và sử dụng khai thác
hợp lý tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho học tập và nghiên cứu sau này.
3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Khái niệm về ô nhiễm môi trường
Theo điều 3 mục 8. Luật bảo vệ môi trường 2014 “Ô nhiễm môi trường là
sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ
thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và
sinh vật.” [19].
Chất gây ô nhiễm là những nhân tố làm cho môi trường trở thành độc hại,
gây tổn hại hoặc có tiềm năng gây tổn hại đến sức khỏe, sự an toàn hay sự phát triển
của con người và sinh vật trong môi trường đó. Chất gây ô nhiễm có thể là chất rắn
(như rác) hay chất lỏng (các dung dịch hóa học, chất thải của dệt nhuộm, rượu, chế
biến thực phẩm), hoặc chất khí (SO2 trong núi lửa phun, NO2 trong khói xe, CO từ
khói đun …), các kim loại nặng như chì, đồng … cũng có khi nó vừa ở thể hơi vừa
ở thể rắn như thăng hoa hay ở dạng trung gian.
Suy thoái môi trường là sự làm thay đổi chất lượng và số lượng của thành
phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu cho đời sống của con người và thiên nhiên.
1.1.2. Nguồn gây ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường có thể do nhiều nguồn khác nhau. Nguồn gây ô nhiễm
là nguồn thải ra các chất gây ô nhiễm. Có nhiều cách chia các nguồn gây ô nhiễm
[10].
Theo tính chất hoạt động, gồm 4 nhóm: quá trình sản xuất (nông nghiệp, công
nghiệp, du lịch, tiểu thủ công nghiệp); quá trình giao thông vận tải; sinh hoạt; và tự nhiên.
Theo phân bố không gian, gồm 3 nhóm: điểm ô nhiễm, cố định (khói nhà
máy gây ô nhiễm cố định); nhiễm, di động đường ô (xe cộ gây ô nhiễm trên đường);
vùng ô nhiễm, lan tỏa: vùng thành thị, khu công nghiệp gây ô nhiễm và lan tỏa
trong thành phố đến vùng nông thôn.
Theo nguồn phát sinh, gồm nguồn ô nhiễm sơ cấp và nguồn ô nhiễm thứ cấp:
Nguồn ô nhiễm sơ cấp là chất ô nhiễm từ nguồn thải trực tiếp vào môi trường;
4
Nguồn ô nhiễm thứ cấp là chất ô nhiễm được tạo thành từ nguồn sơ cấp và đã biến
đổi qua trung gian rồi mới tới môi trường gây ô nhiễm.
Mức độ tác động từ các nguồn gây ô nhiễm nói trên còn tùy thuộc vào 3
nhóm yếu tố: quy mô dân số, mức tiêu thụ tính theo đầu người, tác động của môi
trường, trong đó quy mô dân số là yếu tố quan trọng nhất.
Hình 1.1 Các nguồn gây ô nhiễm
1.1.3.Phân loại ô nhiễm
Dưới đây là các hình thức ô nhiễm và các chất ô nhiễm liên quan:
Ô nhiễm không khí, việc xả khói chứa bụi và các chất hóa học vào bầu không
khí.Ví dụ về các khí độc là cacboxít, lưuhuỳnhđioxit,cácchất cloroflorocacbon (CFCs),
và ôxít nitơ là chất thải của công nghiệp và xe cộ. Ôzôn quang hóa và khói lẫn
sương(smog) được tạo ra khi các ôxít nitơ phản ứng với nước trong không khí (chính là
sương) xúc tác là ánh sáng mặt trời [29].
Ô nhiễm nước xảy ra khi nước bề mặt chảy qua rác thải sinh hoạt, nước rác
công nghiệp, các chất ô nhiễm trên mặt đất, rồi thấm xuống nước ngầm. [10]
Ô nhiễm đất xảy ra khi đất bị nhiễm các chất hóa học độc hại (hàm lượng
vượt quá giới hạn thông thường) do các hoạt động chủ động của con người như khai
thác khoáng sản, sản xuất công nghiệp, sử dụng phân bón hóa học hoặc thuốc trừ
sâu quá nhiều,... hoặc do bị rò rỉ từ các thùng chứa ngầm. Phổ biến nhất trong các
loại chất ô nhiễm đất là hydrocacbon, kim loại nặng, MTBE, thuốc diệt cỏ, thuốc
5
trừ sâu, và các hydrocacbon clo hóa. Ô nhiễm phóng xạ. Ô nhiễm tiếng ồn, bao gồm
tiếng ồn do xe cộ, máy bay, tiếng ồn công nghiệp. Ô nhiễm sóng, do các loại sóng
như sóng điện thoại, truyền hình... tồn tại với mật độ lớn. [14]
Ô nhiễm ánh sáng, hiện nay con người đã sử dụng các thiết bị chiếu sáng một
cách lãng phí ảnh hưởng lớn tới môi trường như ảnh hưởng tới quá trình phát triển
của động thực vật. [15]
1.1.4. Những loại ô nhiễm môi trường chính
1.1.4.1. Ô nhiễm môi trường đất
Đất được xem là ô nhiễm khi nồng độ các chất độc tăng lên quá mức an
toàn, vượt lên khả năng tự làm sạch của môi trường đất [13].Ô nhiễm môi
trường đất được xem là tất cả các hiện tượng làm nhiễm bẩn môi trường đất
bởi các chất gây ô nhiễm
1.1.4.2. Ô nhiễm môi trường nước
Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm
nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, cho
động vật nuôi và các loài hoang dã. [24].
Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt đưa vào
môi trường nước các chất thải bẩn, các sinh vật có hại kể cả xác chết của chúng.
Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: quá trình thải các chất độc hại chủ yếu
dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông
vào môi trường nước.
Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân ra các loại ô nhiễm
nước: ô nhiễm vô cơ, hữu cơ, ô nhiễm hóa chất, ô nhiễm sinh học, ô nhiễm bởi các
tác nhân vật lý.Ô nhiễm nước mặn, ô nhiễm nước ngầm và biển.
Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý – hoá học –
sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước
trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng sinh vật trong
nước. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước là vấn đề
đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất. [8]
1.1.4.3. Ô nhiễm môi trường không khí
6
"Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng
trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự toả mùi,
có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa (do bụi)".
Có rất nhiều nguồn gây ô nhiễm không khí. Có thể chia ra thành nguồn tự nhiên
và nguồn nhân tạo.
a. Nguồn tự nhiên:Núi lửa: Núi lửa phun ra những nham thạch nóng và nhiều khói
bụi giàu sunfua, mêtan và những loại khí khác. Không khí chứa bụi lan toả đi rất xa
vì nó được phun lên rất cao.Cháy rừng: Các đám cháy rừng và đồng cỏ bởi các quá
trình tự nhiên xảy ra do sấm chớp, cọ sát giữa thảm thực vật khô như tre, cỏ v.v...
Các loại bụi, khí này đều gây ô nhiễm không khí.
b. Nguồn nhân tạo:Nguồn gây ô nhiễm nhân tạo rất đa dạng, nhưng chủ yếu là do hoạt
động công nghiệp, đốt cháy nhiên liệu hoá thạch và hoạt động của các phương tiện giao
thông. Nguồn ô nhiễm công nghiệp do hai quá trình sản xuất gây ra:Quá trình đốt nhiên
liệu thải ra rất nhiều khí độc đi qua các ống khói của các nhà máy vào không khí.
Các ngành công nghiệp chủ yếu gây ô nhiễm không khí bao gồm: nhiệt điện;
vật liệu xây dựng; hoá chất và phân bón; dệt và giấy; luyện kim; thực phẩm; Các xí
nghiệp cơ khí; Các nhà máy thuộc ngành công nghiệp nhẹ; Giao thông vận tải; bên
cạnh đó phải kể đến sinh hoạt của con người. [29]
1.1.5. Những tác động từ các hoạt động phát triển: Kinh tế-Thương mại-Du lịch
đến môi trường.
Việc đô thị hóa và mở mang các công trình xây dựng đã làm giảm diện tích
đất canh tác đồng thời làm ô nhiễm môi trường đất quanh các khu đô thị và các
công trình xây dựng. [17]
Việc cháy rừng và đốt phá rừng để lấy đất canh tác làm đất nông nghiệp gây
xói mòn đất và thoái hóa đất một cách nhanh chóng.
Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa cùng với việc gia tăng dân số quá
nhanh đã xả thải vào môi trường nước và môi trường không khí một lượng rất lớn
các chất thải rắn, nước và khí làm cho môi trường nước và không khí bị ô nhiễm
nghiêm trọng với nhiều dạng ô nhiễm khác nhau. Tác động lớn nhất tới môi trường
không khí là các nhà máy và cơ sở sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp sử dụng
7
nhiên liệu than đá, dầu mỏ khí đốt, củi gỗ và nạn cháy rừng, đốt rừng làm nông
nghiệp, sự hoạt động của các phương tiện giao thông vận tải đã xả thải vào bầu khí
quyển một lượng rất lớn khí CO2, Co, SO2... Các khí này rất độc hại với con người
và gây ra hiệu ứng nhà kính, làm cho trái đất nóng lên. [15]
Bên cạnh những tác động tích cực, hoạt động du lịch đã có những tác động
tiêu cực nhất định đến môi trường do tốc độ phát triển quá nhanh trong điều kiện
còn thiếu phương tiện xử lý môi trường, nhận thức và công cụ quản lý nhà nước về
môi trường còn hạn chế…, từ đó dẫn đến sự gia tăng áp lực đến môi trường. Tại
nhiều khu vực, do tốc độ phát triển quá nhanh của hoạt động du lịch vượt ngoài khả
năng và nhận thức về quản lý nên đã tạo sức ép lớn đến khả năng đáp ứng của tài
nguyên và môi trường, gây ô nhiễm cục bộ và nguy cơ suy thoái lâu dài. [16].
1.2 Cơ sở pháp lý
1.2.1 Căn cứ pháp lý
* Các văn bản của Bộ, Ngành Trung ương
- Luật bảo vệ môi trường năm 2015 được Quốc hội thông qua và có hiệu lực
từ ngày 01/01/2015
- Nghị định 19/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật
bảo vệ môi trường
- Nghị định 18/2015/NĐ-CP quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường
- Thông tư 27/2015/TT-BTNMT hướng dẫn lập báo cáo đánh giá tác động môi
trường, lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết và đề án bảo vệ môi trường đơn giản
- Luật đất đai số 45/2015/QH13
- Nghị định 43/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành luật đất đai
- Luật Khoáng sản: luật số 60/2010/QH12 được Quốc hội khóa XII, kỳ
họp thứ 8 thông qua ngày 17/11/2010 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2011;
- Luật Tài nguyên nước: luật số 17/2012/QH13 được Quốc hội khoá XIII,
kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21/06/2015 và hiệu lực thi hành ngày 01/01/2015;
- Luật Bảo vệ và phát triển rừng: luật số 29/2004/QH11 được Quốc hội
khóa XI kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 03/12/2004 và có hiệu lực thi hành từ
ngày 01/04/2005;
8
- Luật Đa dạng sinh học được Quốc hội khóa XII kỳ họp thứ tư thông
qua ngày 13/11/2008 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2009;
- Luật biển Việt Nam: luật số 18/2012/QH13 được Quốc hội khóa XIII kỳ
họp thứ 3 thông qua ngày 21/06/2015và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015;
- Quyết định 145/2004/QĐ-TTg ngày 13/8/2004 về phương hướng chủ yếu
phát triển kinh tế xã hôi vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2010, tầm nhìn
đến năm 2020;
- Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020;
* Các văn bản của tỉnh
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XIII, nhiệm kỳ 20112015;
- Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XIV, nhiệm
kỳ 2015- 2020;
- Kế hoạch số 6970/KH-UBND ngày 16/11/2015 của UBND tỉnh về triển
khai thực hiện chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh tỉnh Quảng Ninh giai đoạn
2016-2020 (thay thế Kế hoạch số 3741/KH-UBND ngày 9/7/2014).
- Văn bản số 2021/TTg-KTTH ngày 9/11/2015 của Thủ tướng chính phủ,
trong đó xác định KKT Vân Đồn là một trong 8 khu kinh tế ven biển trọng điểm để
tập trung đầu tư phát triển từ nguốn NSNN giai đoạn 2016-2020.
- Nghị Quyết số 06-NQ/TU ngày 20/3/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy “Về
tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng chiến lược, lập, quản lý và thực
hiện quy hoạch liên quan đến công tác quy hoạch; đề xuất các giải pháp thúc đẩy
nhanh tiến độ lập quy hoạch đảm bảo chất lượng, hiệu quả”;
- Nghị quyết số 13/NQ-TU ngày 06/5/2014 của Ban Chấp hành Đảng bộ
tỉnh Quảng Ninh về “Phát triển kinh tế thủy sản tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2030”;
- Nghị quyết số 191/NQ-HĐND ngày 23/3/2015 của Hội đồng nhân dân
tỉnh Quảng Ninh thông qua “Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế tỉnh
Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”;
- Kết luận số 04-KL/TU ngày 25/11/2015 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về
triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XIV và nhiệm vụ
công tác năm 2016 của Đảng bộ huyện Vân Đồn;
9
- Văn bản số 3648/UBND-QH2 ngày 3/7/2014 của UBND tỉnh về trình tự,
thủ tục lập, thẩm định và phê duyệt các quy hoạch trên địa bàn tỉnh;
- Công văn số 6629/UBND-QH2 ngày 21/11/2014 của UBND tỉnh
Quảng Ninh về việc lập Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện
Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
- Kế hoạch số 3741/KH-UBND ngày 09/7/2014 của UBND tỉnh Quảng
Ninh về “Kế hoạch triển khai thực hiện chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh
tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2014-2020”;
- Quyết định số 1588/QĐ-UBND ngày 28/7/2014 của UBND tỉnh Quảng
Ninh về phê duyệt “Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030,
tầm nhìn đến năm 2050 và ngoài 2050”;
- Quyết định số 4009/QĐ-UBND ngày 08/12/2009 của UBND tỉnh Quảng
Ninh về phê duyệt “Quy hoạch nông, lâm nghiệp và thủy lợi tỉnh Quảng Ninh đến
năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020”;
- Quyết định số 2770/QĐ-UBND ngày 16/9/2010 của UBND tỉnh Quảng
Ninh về phê duyệt “Quy hoạch tổng thể ngành thủy sản tỉnh Quảng Ninh đến năm
2015 và định hướng đến năm 2020”;
- Quyết định số 2576/QĐ-UBND ngày 25/9/2013 của UBND tỉnh Quảng
Ninh về phê duyệt “Quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển tỉnh Quảng
Ninh giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020”;
- Quyết định số 3134/QĐ-UBND ngày 13/11/2013 của UBND tỉnh Quảng
Ninh về phê duyệt “Quy hoạch phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung tỉnh
Quảng Ninh đến năm 2015, định hướng đến năm 2020”;
- Quyết định số 3599/QĐ-UBND ngày 30/12/2013 của UBND tỉnh Quảng
Ninh về phê duyệt “Quy hoạch phát triển hệ thống chế biến lâm sản tỉnh Quảng
Ninh đến năm 2015, định hướng đến năm 2020”;
- Quyết định số 2668/QĐ-UBND ngày 14/11/2014 của UBND tỉnh Quảng
Ninh về phê duyệt “Kết quả rà soát, điều chỉnh cục bộ 3 loại rừng tỉnh Quảng
Ninh”;
- Quyết định số 2669/QĐ-UBND ngày 14/11/2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh
10
về phê duyệt “Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020”;
- Văn bản số 2802/UBND-NLN1 ngày 27/5/2014 của UBND tỉnh Quảng
Ninh về việc chấp thuận phương án quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp tập
trung trên địa bàn tỉnh;
- Quyết định số 1439/QĐ-UBND ngày 13/6/2012 của UBND tỉnh Quảng
Ninh về phê duyệt “Quy hoạch tổng thể cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường
nông thôn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011-2020”;
- Quyết định số 926/QĐ-UBND ngày 08/4/2015 của UBND tỉnh Quảng
Ninh về phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế tỉnh Quảng Ninh
đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”;
- Quyết định số 1418/QĐ-UBND ngày 04/7/2014 của UBND tỉnh Quảng
Ninh về phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”;
- Quyết định số 1799/QĐ-UBND ngày 18/8/2014 của UBND tỉnh Quảng
Ninh về phê duyệt “Quy hoạch môi trường tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030”;
- Quyết định số 1109/QĐ-UBND ngày 02/6/2014 của UBND tỉnh Quảng
Ninh về phê duyệt “Quy hoạch phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Ninh
đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”;
- Quyết định số 2704/QĐ-UBND ngày 17/11/2014 của UBND tỉnh Quảng
Ninh về phê duyệt “Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh Quảng Ninh đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”;
- Quyết định số 1244/QĐ-UBND ngày 11/5/2015 của UBND tỉnh Quảng
Ninh về xét duyệt “Kế hoạch sử dụng đất năm 2015 của huyện Vân Đồn”;
- Quyết định số 1454/QĐ-UBND ngày 29/5/2015 của UBND tỉnh Quảng
Ninh về xét duyệt “Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất
kỳ đầu (2011-2015) của huyện Vân Đồn”;
- Quyết định số 2099/QĐ-UBND ngày 23/7/2015 của UBND tỉnh Quảng
Ninh về việc phê duyệt “Quy hoạch phát triển Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng
Ninh giai đoạn đến 2020, tầm nhìn đến 2030”;
11
- Quy hoạch các ngành, lĩnh vực của tỉnh Quảng Ninh đã được phê duyệt;
- Quyết định của UBND tỉnh phê duyệt Đề án 25 của huyện.
* Các văn bản của huyện Vân Đồn và các căn cứ khác.
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2010-2015; Nghị quyết Đại
hội Đảng bộ huyện Vân Đồn lần thứ XXIII nhiệm kỳ 2015 – 2020.
- Hệ thống số liệu thống kê, các kết quả điều tra, khảo sát, các số liệu, tài liệu liên
quan và dự báo trong tỉnh, thành phố và các huyện, thị xã lân cận và huyện Vân Đồn.
- Các đề án phát triển các ngành, lĩnh vực khác có liên quan;
1.2.2 Căn cứ kỹ thuật
Để đánh giá hiện trạng môi trường, Báo cáo sử dụng các Quy chuẩn và
tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường dưới đây:
* Các tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan đến môi trường
+ Các quy chuẩn, tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng không khí:
- QCVN 05:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
không khí xung quanh;
- QCVN 06:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc
hại trong không khí xung quanh;
- QCVN 19:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công
nghiệp đối với các chất vô cơ;
- QCVN 20:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công
nghiệp đối với một số chất hữu cơ;
+ Các tiêu chuẩn liên quan đến tiếng ồn:
- QCVN 26-2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn;
- Tiêu chuẩn 3985-1999: Âm học - Mức ồn cho phép tại vị trí làm việc.
+ Các tiêu chuẩn liên quan đến rung động:
- QCVN 27-2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về rung động.
+ Các tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan đến chất lượng nước:
- QCVN 08:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt;
- QCVN 09:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước
ngầm;
- QCVN 09:2008/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển
12
ven bờ
- QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh
hoạt;
- QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước thải công nghiệp.
+ Tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan đến chất lượng đất:
- QCVN 03:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng đất;
+ Các tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan khác:
- QCVN 07:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất
thải nguy hại;
- QCVN 50:2015/BTNMT ban hành kèm theo Thông tư số 32/2015/TTBTNMT ngày 25/10/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường – Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về ngưỡng nguy hại đối với bùn thải từ quá trình xử lý nước.
- QĐ 3733:2002/QĐ-BYT: Quyết định của Bộ Y tế ngày 10/10/2002 về việc
Ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số
1.3 Thực trạng và giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trên Thế giới và ở
Việt Nam
1.3.1 Thực trạng và giải pháp giảm thiểu ô nhiễm trên Thế giới
Trong những năm qua trước sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật
nền kinh tế thế giới có sự tăng trưởng nhanh chóng đặc biệt là ở các nước có nền
công nghiệp phát triển.Tuy nhiên để có nguyên nhiên vật liệu đáp ứng đủ cho cỗ
máy khổng lồ của nền kinh tế phát triển đi cùng là quá trình sử dụng nhiên liệu hoá
thạch như than đá, dầu mỏ, gỗ củi vv đã thải ra môi trường các sản phẩm gây ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng dẫn tới nguy cơ suy thoái môi trường do vậy đã
đến lúc các cường quốc trên thế giới phải có sự chuyển hướng cho nền kinh tế của
mình theo hướng thân thiện với môi trường [1]
Theo báo cáo lần đầu tiên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa được công
bố tại Giơnevơ, Thụy Sĩ, về thông số chất lượng không khí tại nhiều quốc gia trên
thế giới, cho rằng ô nhiễm không khí trên thế giới đã ở mức nguy hại đối với sức
khỏe con người. (Nghiên cứu này thu thập các mẫu không khí của gần 1100 thành
13
phố tại 91 quốc gia trên thế giới, trong đó có các thủ đô và các thành phố có số dân
trên 100.000 người.) [5].
Bên cạnh đó,theo thống kê của tổ chức y tế Thế giới (WHO), hằng năm trên thế
giới có khoảng 2 triệu trẻ em bị tử vong do nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp, 60%
trường hợp có liên quan đến ô nhiễm không khí. [5].
Thành phố Zabol (Iran) bị coi là nơi ô nhiễm không khí nặng nhất thế
giới. Ấn Độ đã đạt được bước tiến nhất định khi New Delhi vốn đứng đầu bảng đã
xuống hạng 11. Từ năm 2013 đến 2015, giới chức Ấn Độ cấm xe cũ đi vào thành
phố, đóng cửa các nhà máy điện chạy bằng than cũ và phạt nặng hành vi đốt rác,
gây ô nhiễm.ấn đề về đường hô hấp. [21].
Trung Quốc là quốc gia có lượng khí thải carbon gây ô nhiễm cao nhất thế giới.
Dù sẽ rất khó khăn, nước này (TQ) cam kết thay đổi hệ thống năng lượng và cắt giảm
lượng khí thải vào năm 2030.Và sự thay đổi năng lượng diễn ra như thế nào? Cũng như
nhiều nước khác trên thế giới, các nguồn năng lượng sạch được chú ý hiện nay là các
loại năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời … và điện hạt nhân.
Ở Mỹ đã có những giải pháp trong nông nghiệp, sản xuất sản phẩm hữu cơ
và kết hợp nhiều loại sản phẩm khác nhau trong một trang trại sản xuất được chủ
trang trại phát huy cao độ. Cây trồng vật nuôi được kết hợp và phù hợp với đặc
điểm sinh thái của nơi sản xuất, duy trì chất lượng đất. Tại trang trại sản xuất nông
nghiệp, xu hướng tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng mặt trời khá phổ biến.
Chủ trang trại luôn tính toán hiệu quả kinh tế của các phương án sản xuất và tiêu thụ
sản phẩm, gắn sản xuất với tiêu thụ thông qua việc hoàn thiện sản phẩm từ khâu thu
hoạch đến đóng gói, đưa trực tiếp sản phẩm tới các siêu thị để đến người tiêu dùng
nhanh nhất, hạn chế chi phí qua trung gian, tăng lợi nhuận. Việc sử dụng hầm Biogas,
trợ cấp cho năng lượng sạch được thực hiện ở các vùng sản xuất nông nghiệp và chăn
nuôi quy mô lớn. Cơ quan dịch vụ sản xuất nông trại- FSA (Farm Service Agency)
khuyến khích trang trại không sử dụng hoá chất diệt côn trùng và các dịch vụ hỗ trợ
khoa học kỹ thuật khác. [10]
1.3.2. Thực trạng và giải pháp giảm thiểu ô nhiễm ở Việt Nam
14
Một vấn đề nóng bỏng, gây bức xúc trong dư luận xã hội cả nước hiện nay là
tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của
con người gây ra. Vấn đề này ngày càng trầm trọng, đe doạ trực tiếp sự phát triển
kinh tế - xã hội bền vững, sự tồn tại, phát triển của các thế hệ hiện tại và tương lai.
Đối tượng gây ô nhiễm môi trường chủ yếu là hoạt động sản xuất của nhà máy
trong các khu công nghiệp, hoạt động làng nghề và sinh hoạt tại các đô thị lớn. [3]
Để ngăn chặn, khắc phục và xử lí có hiệu quả những hành vi gây ô nhiễm
môi trường, cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp chủ yếu sau đây: [1]
Một là, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó
những chế tài xử phạt (cưỡng chế hành chính và xử lí hình sự) phải thực sự đủ
mạnh để đủ sức răn đe các đối tượng vi phạm. Bên cạnh đó, cần xây dựng đồng bộ
hệ thống xử lý môi trường trong các nhà máy, các khu công nghiệp theo các tiêu
chuẩn quốc tế, đồng thời tổ chức giám sát chặt chẽ nhằm hướng tới một môi trường
tốt đẹp và thân thiện hơn với con người.
Hai là, tăng cường công tác nắm tình hình, thanh tra, kiểm tra, giám sát về
môi trường (thường xuyên, định kỳ, đột xuất); phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan
chuyên môn, nhất là giữa lực lượng thanh tra môi trường với lực lượng cảnh sát môi
trường các cấp, nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lí kịp thời, triệt để những hành vi
gây ô nhiễm môi trường của các tổ chức, cá nhân. Đồng thời, nâng cao năng lực
chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác môi trường; trang
bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại để phục vụ có hiệu quả hoạt động của các lực
lượng này.
Ba là, chú trọng công tác quy hoạch phát triển các khu, cụm, điểm công
nghiệp, các làng nghề, các đô thị, đảm bảo tính khoa học cao, trên cơ sở tính toán
kỹ lưỡng, toàn diện các xu thế phát triển, từ đó có chính sách phù hợp; tránh tình
trạng quy hoạch tràn lan, thiếu đồng bộ, chồng chéo như ở nhiều địa phương thời
gian vừa qua, gây khó khăn cho công tác quản lí nói chung, quản lí môi trường nói
riêng. Đối với các khu công nghiệp, cần có quy định bắt buộc các công ty đầu tư hạ
tầng phải xây dựng hệ thống thu gom, xử lí nước thải , phân tích môi trường tập
trung hoàn chỉnh mới được phép hoạt động, đồng thời thường xuyên có báo cáo
định kỳ về hoạt động xử lí nước thải, rác thải tại đó.