Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Hiện thực chiến tranh và hình tượng người chiến sĩ trong tiểu thuyết tuổi thơ dữ dội của phùng quán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1014.94 KB, 83 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
*************

NGUYỄN THU HIỀN

HIỆN THỰC CHIẾN TRANH VÀ HÌNH TƢỢNG
NGƢỜI CHIẾN SĨ TRONG TIỂU THUYẾT
TUỔI THƠ DỮ DỘI CỦA PHÙNG QUÁN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học thiếu nhi

HÀ NỘI – 2016


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
*************

NGUYỄN THU HIỀN

HIỆN THỰC CHIẾN TRANH VÀ HÌNH TƢỢNG
NGƢỜI CHIẾN SĨ TRONG TIỂU THUYẾT
TUỔI THƠ DỮ DỘI CỦA PHÙNG QUÁN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học thiếu nhi

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
ThS. TRẦN THỊ MINH



HÀ NỘI - 2016


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc, lời
cảm ơn chân thành tới Thạc sĩ Trần Thị Minh - người đã trực tiếp tận tình
hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình tìm hiểu, nghiên cứu đề tài này.
Đồng thời, em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô trong khoa Giáo dục
Tiểu học - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện cho em hoàn
thành khóa luận này.
Bước đầu đi vào thực tế, tìm hiểu về lĩnh vực sáng tạo trong nghiên cứu
khoa học, kiến thức của em còn nhiều hạn chế và bỡ ngỡ. Do vậy, khóa luận
không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót, em rất mong nhận được những ý
kiến đóng góp quí báu của quý thầy cô để kiến thức của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2016
Sinh viên

Nguyễn Thu Hiền


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan, dưới sự hướng dẫn của ThS. Trần Thị Minh, khóa
luận tốt nghiệp Hiện thực chiến tranh và hình tượng người chiến sĩ trong tiểu
thuyết Tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán là của riêng em, không trùng với kết
quả nghiên cứu của các tác giả khác.
Hà Nội, tháng 5 năm 2016
Sinh viên


Nguyễn Thu Hiền


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 2
3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 6
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 6
6. Cấu trúc của khóa luận .................................................................................. 6
NỘI DUNG ....................................................................................................... 7
Chương 1 ........................................................................................................... 7
HIỆN THỰC CHIẾN TRANH TRONG TUỔI THƠ DỮ DỘI ........................ 7
1.1. Phùng Quán và tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội............................................... 7
1.1.1. Tiểu sử và sự nghiệp ............................................................................... 7
1.1.2. Tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội - một hiện tượng văn học thiếu nhi thời
kì đổi mới ........................................................................................................ 11
1.2. Hiện thực những năm tháng chiến tranh ác liệt trên mảnh đất cố đô
13
1.2.1. Huế - những ngày đầu kháng chiến ................................................... 13
1.2.1.1. Xứ Huế mộng mơ, yên bình trong thời chiến .................................. 13
1.2.1.2. Xứ Huế bị tàn phá đau thương ........................................................ 18
1.2.1.3. Chiến tranh và sự thử thách ............................................................ 22
1.2.2. Những phát hiện mới về đời sống kháng chiến ................................ 29
1.2.2.1. Đời sống kháng chiến gian khổ “nếm mật nằm gai”...................... 29
1.2.2.2. Vẻ đẹp của đời sống kháng chiến .................................................... 37
Chương 2 ......................................................................................................... 44
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI CHIẾN SĨ TRONG TUỔI THƠ DỮ DỘI .............. 44



2.1. Hoàn cảnh gia nhập Vệ Quốc Đoàn của những thiếu niên trinh sát Trung
đoàn Trần Cao Vân ......................................................................................... 44
2.2. Những ƣớc mơ, khát vọng của tuổi thơ ............................................... 52
2.3. Chân dung ngƣời lính trẻ ...................................................................... 57
2.3.1. Trong đời sống tập thể với đồng đội.................................................... 57
2.3.2. Trong chiến đấu với kẻ thù.................................................................. 62
2.3.3. Mãi mãi tuổi mười ba........................................................................... 70
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 76


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Văn học viết về đề tài chiến tranh từ lâu đã trở thành nguồn cảm hứng
vô tận trong văn chương. Hiện tượng ấy bắt nguồn từ chính lịch sử dựng nước và
giữ nước oai hùng của dân tộc ta. Hiện thực Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975, do
hoàn cảnh đặc biệt của nó, đã xuất hiện một đội ngũ nhà văn trẻ với nhiều
tiếng nói, nhiều giọng điệu khác nhau đã đưa đề tài chiến tranh lên làm trung
tâm, đáp ứng những đòi hỏi bức thiết của lịch sử, sáng tạo nên cảm hứng lớn
của thời đại và có vị trí xứng đáng trong tiến trình văn học dân tộc. Nhà văn
Phùng Quán là một trong những nhà văn trẻ tiêu biểu ấy. Trong những sáng
tác của mình, Phùng Quán đã gây được sự chú ý ở độc giả, đặc biệt là ở thể
loại tiểu thuyết.
1.2. Là một bộ phận không thể thiếu của văn học Việt Nam hiện đại, văn
học thiếu nhi trải qua mấy chục năm phát triển và trưởng thành, đã đạt được
nhiều thành tựu vô cùng to lớn. Trong số những cây bút quen thuộc của bạn
đọc nhỏ tuổi, Phùng Quán cũng là gương mặt tiêu biểu. Sinh ra và trưởng
thành trong chiến tranh, với tư cách là nhà văn người lính, Phùng Quán đã
thực sự khẳng định được vai trò, vị trí đặc biệt không thể thiếu của ông ở

mảng văn học viết về đề tài chiến tranh trong văn học Việt Nam nói chung và
văn học thiếu nhi nói riêng. Nhắc đến Phùng Quán, chúng ta không thể không
kể đến tiểu thuyết lớn nhất của ông: Tuổi thơ dữ dội. Tác phẩm được viết
trong thời kỳ gian nan, cực nhọc nhất của Phùng Quán, viết trong kí ức, trong
nỗi day dứt buồn đau, bởi thế, tác phẩm này như lời bộc bạch chân thành của
nhà văn.
Tuổi thơ dữ dội là cái nhìn đầy cảm phục của tác giả trước sự chiến đấu,
dũng cảm quên mình của đội Vệ Quốc Đoàn con nít, là một thứ tình cảm đầy

1


xót xa ẩn sau cái nhìn ấy. Xót xa về mất mát, xót xa về sự hi sinh của tuổi thơ.
Sự hi sinh nào cũng là đau đớn, nhưng sự hi sinh của tuổi thơ càng đau đớn đến
bội phần. Tuổi thơ dữ dội là một tác phẩm xuất sắc, có ý nghĩa lớn đối với nền
văn học Việt Nam, đặc biệt khi tập trung khắc họa hình ảnh đội thiếu niên trinh
sát Trần Cao Vân trong bức tranh toàn cảnh Huế - Thừa Thiên những ngày
kháng chiến ác liệt. Thế giới nhân vật trẻ thơ hết sức phong phú, mỗi nhân vật
lại mang một cá tính, đặc điểm riêng không thể lẫn, mang theo những ham
muốn phi thường, mang theo tư tưởng mà nhà văn gửi gắm, đã gặp những tình
huống đầy éo le làm chúng thêm gắn kết. Những tháng năm hùng tráng ẩn sau
đó là bao sự thật đau thương đầy nghiệt ngã. Cả một thế hệ trẻ thơ hi sinh tuổi
thơ của mình cho Huế trở về mộng mơ, cho “đất nước đứng lên”. Chính điều
này làm nên giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc nhưng không kém phần mới
mẻ cho tác phẩm trong nền văn học đương đại Việt Nam.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài: Hiện
thực chiến tranh và hình tượng người chiến sĩ trong tiểu thuyết “Tuổi thơ
dữ dội” của Phùng Quán. Thực hiện đề tài này, người viết hi vọng sẽ đóng
góp một góc nhìn mới về tác phẩm xuất sắc này. Qua đó, có cái nhìn toàn diện
hơn về hiện thực chiến tranh được tái hiện trong văn học, đồng thời, khẳng

định vị trí của Phùng Quán và tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội trong nền văn học
thiếu nhi nước nhà.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Có một cây bút rất lạ kì trong nền văn học Việt Nam, cây bút ấy chẳng ai
khác chính là Phùng Quán - một nhà văn đã từng đi qua chiến tranh với tư
cách là một người lính, một con người với cuộc đời “ba chìm bảy nổi” từ
những ngày tham gia Vệ Quốc Đoàn. Những tưởng ông sẽ đem gọn những
hờn tủi của cuộc đời vào trang văn, nhưng không, sự thật hoàn toàn ngược lại,
không oán trách, không vì đau khổ riêng mà “đốt cháy những cái mình tôn

2


thờ và tôn thờ những gì mình từng đốt cháy”, ông đã âm thầm thai nghén tác
phẩm lớn nhất của cuộc đời mình - Tuổi thơ dữ dội.
Tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán là một tác phẩm đặc biệt trong văn xuôi
thời kì đổi mới. Bức tranh hiện thực về những tháng năm chiến tranh được
ông kể bằng giọng điệu lãng mạn, trữ tình về tình bạn, tình mẹ con, tình đồng
đội… đầy thi vị nhưng không kém phần hào hùng của những em bé trưởng
thành trong bom đạn. Tuổi thơ dữ dội ra đời đã mang lại một diện mạo mới, một
cái nhìn mới làm phong phú thêm đề tài chiến tranh trong văn học sau 1975.
Tiểu thuyết đã thu hút được sự chú ý của nhiều thế hệ độc giả, tuy nhiên cho
đến nay chưa có nhiều công trình nghiên cứu về tác phẩm này.
Nhân sự kiện tác phẩm Tuổi thơ dữ dội được ba nhà xuất bản ấn hành,
tác giả Trần Cương đã viết: “Đó là kết quả quan trọng của gần 20 năm hoạt
động của tác giả từ khi khởi thảo cho đến khi hoàn thành tác phẩm. Trong
thời điểm hiện nay, khi đời sống khó khăn, khi hàng loạt sách hay của thế giới
được dịch mà cuốn tiểu thuyết trong nước, dày tới hơn 800 trang in trên giấy
xấu, vẫn thu hút bạn đọc mà gợi lên những ý tưởng tốt đẹp thì đó là những
điều đáng mừng” [Xem 4].

Trong chuyên luận Truyện viết cho thiếu nhi sau 1975, nhà nghiên cứu
Lã Thị Bắc Lý dành nhiều trang đánh giá về Tuổi thơ dữ dội trên cả phương
diện nội dung và nghệ thuật, coi đây như minh chứng về những đổi mới của
truyện viết cho thiếu nhi sau 1975. Nhà nghiên cứu cho rằng: “Tác giả có cái
nhìn cảm phục trước sự chiến đấu dũng cảm quên mình của đội Vệ Quốc
Đoàn con nít, nhưng trong chiều sâu của cái nhìn ấy có sự xót xa về mất mát,
hi sinh, đau đớn gấp bội phần. Hình ảnh đội thiếu niên trinh sát Trung đoàn
Trần Cao Vân được lồng trong bức tranh toàn cảnh những ngày Huế - Thừa
Thiên kháng chiến. Những nhân vật nhỏ tuổi ở đây với những ham muốn phi
thường đã gặp nhiều tình huống éo le, bị thúc đẩy, dồn nén, gắn bó với

3


nhau… Đời sống lịch sử được cảm nhận qua cuộc kháng chiến hết sức hùng
tráng nhưng cũng đầy nghiệt ngã. Cả một thế hệ trẻ thơ đã hi sinh tuổi thơ của
mình cho đất nước đứng lên” [Xem 16].
Nhà văn Nguyễn Khắc Phê trong bài Sự thật ngòi bút Phùng Quán nhấn
mạnh: “Ngay cả trong những tác phẩm nổi tiếng như Vượt Côn Đảo và Tuổi
thơ dữ dội, mặc dù tiểu thuyết là một thể loại văn học cho phép nhà văn thỏa
sức tưởng tượng và hư cấu, Phùng Quán vẫn tận dụng tối đa nhân vật, những
chi tiết có thật ngoài đời” [Xem 19].
Nhà văn Việt Linh viết: “Tôi đọc Tuổi thơ dữ dội và những năm đầu
thập kỷ 60, từ khi tác phẩm còn là những trang tư liệu của Phùng Quán. Suốt
nghìn trang sách, khắc sâu vào trong lòng tôi hai chữ trung hiếu. Một nỗi đau
xé lòng khi ta nhắc đến lời trăng trối cuối cùng của Mừng, nhân vật trong
truyện, trước lúc em đi vào cõi vĩnh hằng” [Xem 13].
Nhà thơ, nhạc sỹ Nguyễn Trọng Tạo nhận định: Tuổi thơ dữ dội không
phải là một câu chuyện cổ tích, mà là một câu chuyện có thật ở chốn trần
gian, ở đó những con người tuổi nhỏ đã tham gia vào cuộc kháng chiến chống

xâm lược bảo vệ Tổ quốc với một chuỗi những chiến công đầy ắp ly kỳ và
hấp dẫn. Đọc Tuổi thơ dữ dội chính là đọc lại một phần lịch sử tuổi thơ Việt,
thấm đẫm xúc động, cảm phục và tự hào...” [Xem 25].
Tác giả của thiên bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc
Tường đã dùng những mĩ từ để nhận xét: “Có một viên ngọc quý thời gian
dành riêng để ban tặng con người, đó là tuổi thơ. Viên ngọc màu nhiệm, trong
sáng nhưng quá mong manh, không thể tìm thấy lần thứ hai trong đời. Và có
một thế hệ người Việt chưa bao giờ được cầm viên ngọc trên tay, Tuổi thơ dữ
dội của Phùng Quán được viết cho thế hệ đó. Hãy đọc để nhớ lại, để tự hào,
và để cầu nguyện cho những tuổi thơ sắp ra đời…” [Xem 13].
Nhà văn hóa Nguyễn Khắc Viện - người dành sự quan tâm lớn đến vấn

4


đề giáo dục nhân cách cho thế hệ trẻ thơ Việt Nam cũng đánh giá cao Tuổi
thơ dữ dội: “Với một Ga - vơ - rốt, Victo Huygô đã viết lên những trang bất
hủ. Trẻ em của chúng ta đã anh dũng, hồn nhiên tham gia cuộc đấu tranh
trường kì gian khổ cùng với cha anh không kém gì những Ga - vơ - rốt trên
chiến lũy cách mạng Pháp. Thế mà những sách vở viết về những mặt này còn
quá ít. Nhà văn Việt nam còn mắc nợ các em quá nhiều. Với Tuổi thơ dữ dội,
Phùng Quán đã bắt đầu trả nợ một cách chính đáng. Sách dày 800 trang mà
người đọc không bao giờ muốn ngừng lại, bị lôi cuốn bởi những nhân vật
ngây thơ có, khôn ranh có, anh hùng có, vì những sự việc khi thì hài hước, khi
thì gây xúc động đến ứa nước mắt… Tôi chỉ mong làm sao cho tất cả các em
thiếu nhi Việt Nam được đọc sách này” [Xem 12].
Tác giả Lê Thị Huế “đã khóc khi lần đầu tiên nghe kể chuyện này”, bà
viết: “Tuổi thơ dữ dội, đúng như cái tên của truyện, những chi tiết trong ấy
thực sự dữ dội khi mà đọc xong, gấp sách lại vẫn thấy những đợt sóng cảm
xúc dào dạt trào dâng đến dữ dội nhưng trong sự dữ dội ấy là những tia sáng

pha lê chiếu sáng lòng độc giả cũng đến dữ dội” [Xem 10].
Qua những nhận xét khái quát trên, có thể thấy rằng tác phẩm Tuổi thơ dữ
dội đã được đón nhận, đánh giá như một hiện tượng văn học, được đánh giá cao
cả về nội dung và giá trị nghệ thuật. Tuy nhiên, cho đến nay gần như chưa có
công trình nào đi sâu tìm hiểu một cách đầy đủ toàn diện và độc lập hiện thực
chiến tranh những ngày đầu kháng chiến trong tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội của
Phùng Quán. Nhưng những ý kiến đó là một điểm tựa, những gợi ý bổ ích mang
tính chất định hướng cho chúng tôi trong quá trình hình thành khóa luận.
3. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu bức tranh hiện thực thành phố Huế và hình tượng người
chiến sĩ những năm kháng chiến chống Pháp trong tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội
của Phùng Quán.

5


- Có được cái nhìn phong phú, toàn cảnh về hiện thực thành phố Huế nói
riêng cũng như hiện thực xã hội Việt Nam trong giai đoạn lịch sử đương thời nói
chung và vẻ đẹp anh dũng của một thế hệ trẻ thơ trong chiến tranh.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hiện thực chiến tranh và hình tượng người
chiến sĩ trong tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán.
- Phạm vi nghiên cứu: Tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán do
Nhà xuất bản Kim Đồng ấn hành năm 2006.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp tiếp cận hệ thống
- Phương pháp phân tích tác phẩm văn học
- Phương pháp so sánh văn học
6. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, phần Nội dung

chính khóa luận được triển khai trong hai chương sau:
Chương 1: Hiện thực chiến tranh trong Tuổi thơ dữ dội
Chương 2: Hình tượng người chiến sĩ trong Tuổi thơ dữ dội

6


NỘI DUNG
Chương 1
HIỆN THỰC CHIẾN TRANH TRONG TUỔI THƠ DỮ DỘI
1.1. Phùng Quán và tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội
1.1.1. Tiểu sử và sự nghiệp
Phùng Quán (1932-1995) là một nhà văn, nhà thơ Việt Nam. Ông sinh ra
tại làng Thanh Thủy Thượng, Tổng Dạ Lễ (Nay thuộc xã Thủy Dương, huyện
Hương Thủy, Tỉnh Thừa Thiên Huế). Nhà nghèo, cha lại mất sớm khi còn
nhỏ. Là con một - hũ mắm treo đầu giàn nhưng từ khi còn rất nhỏ, ông đã
phải lang thang ở hết với chủ này đến chủ khác trong làng để kiếm miếng
cơm, manh áo. Suốt ngày quần quật với việc giữ em, nấu cơm, chăn trâu, cắt
cỏ nên lúc nào cũng trong bộ dạng đen nhẻm, mặt mũi lấm lem bùn đất. Và
cũng chính vì gia đình quá nghèo nên Phùng Quán phải bỏ học từ rất sớm.
Sinh thời, Phùng Quán là một chú bé thông minh, nghịch ngợm nên thường
xuyên bị đòn quằn đít. Biệt danh mọi người thường đặt cho cậu được gọi bằng
cái tên gần gũi: Bê.
Cách mạng tháng Tám nổ ra rồi cuộc kháng chiến trường kỳ lại tiếp tục
khi Bê mới 13 tuổi. Sống trong những năm tháng sục sôi ấy đã thôi thúc cậu
bé Phùng Quán, hòa cùng khí thế dân tộc, giấu gia đình nhảy lên tàu đi kháng
chiến chính thức trở thành một chiến sĩ tí hon của Trung đoàn Trần Cao Vân.
Những tháng ngày anh hùng với bao chuyện vui, buồn, bi tráng về thời kỳ sục
sôi ấy, sau này đã được Phùng Quán kể lại trong cuốn tiểu thuyết tâm huyết
của mình Tuổi thơ dữ dội.

Nếu như câu chuyện Phùng Quán trở thành chiến sĩ tự nhiên như qui luật
thì chuyện ông trở thành một nhà văn thật ly kì. Ông đến với nghề cầm bút
không phải từ sách vở, từ lý luận, từ vốn kiến thức thu thập được từ qua
trường lớp mà từ chính thực tế cuộc sống của nhân dân lao động và từ chính

7


bản thân mình, từ con đường tự học mà nên. Cuộc đời của Phùng Quán không
phải là những trang sách màu hồng và cũng chẳng hề nên thơ như những áng
văn thơ, cuộc đời chẳng vẽ cho ông một con đường bằng phẳng, tuổi thơ dữ
dội qua đi, Phùng Quán bước vào tuổi trưởng thành đầy cực nhọc, gian nan và
cay đắng. Nhắc đến Phùng Quán, khó ai có thể quên được sự nghiệt ngã sau vụ
Nhân văn - Giai phẩm khiến ông phải “treo bút” suốt ba mươi năm ròng, ba
mươi năm trời chịu bao cay đắng, gian khổ, ba mươi năm sống trong cảnh “cá
trộm, cơm chịu, văn chui” với hàng loạt các tác phẩm lấy bằng nhiều bút danh
khác nhau, nhưng trước sau, ông vẫn là một nhà văn tâm huyết với đời, là một
kiện tướng không biết mệt mỏi trong việc giữ gìn nhân cách của người cầm bút.
Cuộc sống nặng nhọc, trầm uất cứ như thế cho đến thời kỳ đổi mới,
Phùng Quán mới được viết văn, làm thơ dưới cái tên đích thực của mình. Ông
là nhà văn để lại nhiều dấu ấn khó phai trong lịch sử văn học Cách mạng Việt
Nam từ nửa sau thế kỷ XX. Dù phải vượt qua vô vàn tai ương đau khổ suốt ba
mươi năm, thế nhưng, ông không hề thù oán hay trách móc bất cứ một ai, vẫn
cặm cụi viết, “viết ngay, viết thẳng từ dòng đấu đến dòng cuối”, luôn xưng
tụng đất nước, xưng tụng nhân dân, cách mạng, xưng tụng tình yêu bằng
những tác phẩm văn chương cuốn hút, thiết tha và nhân bản. Phùng Quán đã
để lại trong lòng bạn bè, đồng nghiệp một nhân cách cao cả, một lòng tin yêu
đồng đội và nhân văn sâu sắc, một tấm gương lao động hết mình,… với gần
trăm tác phẩm thơ, trường ca, tiểu thuyết, truyện tranh,… được nhiều thế hệ
bạn đọc mến mộ. Từ sau cuộc sống trầm uất, nặng nhọc, khi được phục hồi hội

tịch, ông đã viết để xả bớt nỗi đau, viết để tuôn ra những điều bấy lâu nay bị
kiềm chế, viết để để lại bản di chúc của đời mình và Tuổi thơ dữ dội là cuốn
sách đầu tiên mà ông được trả lại tên. Trong hàng trăm tác phẩm được sáng tác
trong cuộc đời của Phùng Quán, cuốn tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội được coi là
bản di chúc chiến sĩ của người cộng sản, là một phần của cuộc đời ông.

8


Sinh ra trong hoàn cảnh éo le, giữa lúc đất nước bị đô hộ, lớn lên với tuổi
thơ dữ dội và trưởng thành trong quân đội, Phùng Quán là người lính kiên
cường, dũng cảm trên cả hai lĩnh vực quân sự và văn học. Ông là hiện thân
của lòng nhân hậu, độ lượng, suốt đời nguyện làm một người lính thường,
không lụy hư danh, đau cái đau của người bất hạnh, vui cái vui của những
người chiến thắng. Nhưng tiếc thay, niềm vui chưa hưởng trọn, ông đã đi xa!
Vào một buổi chiều tháng Chạp lạnh buốt, ngày 22/01/1995, căn bệnh
hiểm nghèo đã mang ông đi khỏi cõi đời trần thế, đem ông rời xa căn gác lộng
gió bên Hồ Tây. Thế là “Tết không vào nhà tôi - Tết đi qua trước ngõ”, Phùng
Quán đã đi một chuyến “chơi xa”, về với đất mẹ, theo chuyến tàu cuối cùng
đến cõi vĩnh hằng của mình.
Trong giai đoạn đầu, các sáng tác của Phùng Quán rất hồn hiên, tự nhiên
với mục đích là muốn bày tỏ nỗi lòng, ca ngợi con người, quê hương, đất
nước và cuộc sống thường nhật. Năm 22 tuổi, Phùng Quán nổi danh với cuốn
tiểu thuyết Vượt Côn Đảo (1954). Đây được coi là cuốn sách gối đầu giường
của hầu hết các thế hệ thanh niên ngày ấy. Vượt Côn Đảo đã được tái bản năm
lần, đoạt giải thưởng của Hội Văn học Việt Nam năm 1955 và được nhà xuất
bản Văn học thiếu nhi Liên Xô dịch năm 1956.
Không chỉ thuần là một nhà văn, Phùng Quán còn là một nhà thơ tài ba
với nhiều sáng tác sục sôi, tràn đầy nhiệt huyết với đất nước, với nhân dân.
Thơ của ông được coi như là trái “bom nguyên tử”. Có thể kể đến một số bài

thơ như: Tiếng hát trên địa ngục Côn Đảo (1954), Tôi tự hào chế độ nước tôi
(1955), Tôi muốn mời đến Tổ quốc tôi (1955), Chống tham ô lãng phí (1956)
- bài thơ bộc lộ rõ nét tính cách và nhân cách tác giả, Lời mẹ dặn (1957),...
Phùng Quán không chỉ viết bằng mực mà ông còn viết bằng chính bằng máu
thịt của mình. Nhưng bi kịch thay, hai tác phẩm thơ Lời mẹ dặn và Chống
tham ô lãng phí đã đẩy ông tới bước ngoặt đau thương của cuộc đời, bị kết là

9


Nhân văn - Giai phẩm, là làm phản, bị tước quyền xuất bản tác phẩm.
Ba mươi năm bị treo bút nhưng không ngày nào ông không sáng tác.
Trong thời gian này, Phùng Quán còn viết cả truyện tranh. Những câu chuyện
từ thực tế cuộc sống được ông mang vào trong văn, trong thơ. Là một người
viết truyện đa năng, Phùng Quán viết khoảng 60 truyện tranh cho thiếu nhi ở
tất cả các đề tài. Với đề tài chiến đấu nơi biên giới xa xôi, nổi lên các tác
phẩm: Vàng A Sìn kể chuyện đánh giặc, Tên thám báo và hai em bé,… Với đề
tài chống Pháp có: Thiên tình sử Điện Biên, Tiếng đàn trong đêm khuya, Dòng
sông mất tích,… Đề tài lịch sử có: Tiếng chuông Thiên Mụ, Người cầm cờ lệnh
vua Quang Trung,… Truyện cổ tích bằng thơ có: Chàng Ná, Bốn anh em tài
giỏi,… Nhiều tác phẩm của ông được dịch ra tiếng Nga, Trung Quốc,…
Ngoài ra, Phùng Quán còn có nhiều tác phẩm khác viết về nghệ thuật
sáng tác và diễn tấu, nhiều bài báo cảm động in trên các báo Văn nghệ, Người
Hà Nội, Tiền Phong,… Ông còn vô cùng thành công ở thể loại truyện ngắn
với nhiều tác phẩm được giải thưởng trong và ngoài nước dưới nhiều bút danh
khác nhau như: Con cò vàng trong cổ tích, Cuộc đời một đôi dép cao su,
Thạch Sanh cháu Bác Hồ, Dũng sỹ chép còm, Người du kích hói đầu, Tiếng
đàn trong rừng thẳm,…
Với thể loại văn xuôi, Phùng Quán đã để lại những áng văn bất hủ cho
đời. Văn xuôi Phùng Quán là những trang văn được chắt ra từ mồ hôi, nước

mắt, từ sự trải nghiệm của bản thân và viết bằng cả tấm lòng, sự say mê, tâm
huyết với con người, với cuộc đời. Sẽ là vô cùng thiếu sót khi ta nhắc đến
Phùng Quán mà không nói đến Tuổi thơ dữ dội, bởi đó là tác phẩm thanh
minh cho sự trong sạch của ông, tác phẩm được thực hiện trong những khó
khăn, vất vả cả về vật chất lần tinh thần, và ra đời trong sự quyết tâm cao,
trong niềm tin và nước mắt, là tác phẩm để đời của Phùng Quán.
Ngoài tiểu thuyết, thơ, văn xuôi, Phùng Quán còn là một cây viết ký xuất

10


sắc. Người bạn lính cùng tiểu đội, Ba phút sự thật,… là những thiên ký sự tài
hoa, những áng văn với giọng tự sự pha hài rất chuyên nghiệp, lão luyện, kết
cấu đầy kịch tính, dẫn người đọc đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác.
Có thể nói, Phùng Quán là một nhà văn đa tài, các sáng tác mà ông để lại
là những đóng góp vô cùng to lớn cho kho tàng văn học Việt Nam, và sẽ là
không thể hoàn hảo nếu văn học Việt Nam thiếu đi cái tên Phùng Quán.
1.1.2. Tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội - một hiện tượng văn học thiếu nhi thời
kì đổi mới
Xuất hiện 32 năm sau vụ Nhân văn - Giai phẩm, Tuổi thơ dữ dội đã
khẳng định tài năng và nhân cách của Phùng Quán. Tiểu thuyết Tuổi thơ dữ
dội được Phùng Quán gọi là bản di chúc chiến sĩ của cuộc đời tôi. Đây là một
tác phẩm tiêu biểu viết về đề tài kháng chiến, được chắt ra từ mồ hôi, công sức,
nước mắt, từ xương thịt, từ tâm hồn cao đẹp và từ tất cả sự say mê, tâm huyết
của nhà văn. Tác phẩm được hoàn thành năm 1986 và ấn hành năm 1988, được
tái bản chín lần với số lượng khá lớn, minh chứng cho một điều: tác phẩm
được độc giả nhiều thế hệ đón nhận nồng nhiệt, đó không chỉ là tác phẩm
dành cho trẻ thơ mà nó là cuốn sách cho mọi thế hệ bạn đọc.
Tuổi thơ dữ dội được viết bằng toàn bộ ký ức tuổi thơ dữ dội của Phùng
Quán với văn phong độc đáo, khác lạ tạo nên dấu ấn riêng cho tác giả. Đây

cũng chính là tác phẩm văn xuôi thành công nhất của Phùng Quán, thể hiện rõ
nhất năng lực văn chương và con người ông. Tác phẩm là kết quả gần 20 năm
lao động miệt mài từ khi được khởi thảo bên bờ Hồ Tây năm 1968 đến lúc
hoàn thành trong lều cỏ giữa hồ Tịnh Tâm năm 1986. Tuổi thơ dữ dội được
xuất bản năm 1988 đã nhanh chóng đạt được nhiều thành công vang dội: được
nhận giải thưởng Văn học thiếu nhi của Hội nhà văn Việt Nam và hai năm sau
đó, cuốn sách được chuyển thể thành phim.
Tác phẩm xây dựng thành công bức tranh hoành tráng về cuộc kháng

11


chiến trường kỳ của dân tộc, là một hồi ký tự truyện kể lại quá trình tham gia
kháng chiến chống Pháp giành độc lập của những người lính trinh sát tuổi
mười ba. Đó cũng chính là một phần đời của tác giả. Phùng Quán đã dồn tất
cả tinh thần vào sáng tác ở khắp mọi nơi, viết trong hồi tưởng, trong hoài
niệm, trong nỗi day dứt, niềm thương yêu, kiêu hãnh với tất cả tâm sức và bút
lực của một nhà văn.
Tuổi thơ dữ dội ra đời là một trong ba dự định lớn nhất suốt cuộc đời vất vả,
khó nhọc của Phùng Quán. Tác phẩm là một trong những thành công lớn nhất của
Phùng Quán và là một trong những tác phẩm tiêu biểu viết cho thiếu nhi về đề tài
kháng chiến trong thời kỳ đổi mới, là cuốn sách đầu tiên công khai bằng tên của
mình sau ba mươi năm viết chui. Tác giả đã khẳng định một cách chính xác, vững
vàng tên tuổi của mình trên văn đàn văn học Việt Nam đương thời.
Từ đề tài đã trở nên quen thuộc trong văn xuôi Việt Nam, đến lượt
Phùng Quán, cũng từ chính đề tài chiến tranh ấy, ông đã xác lập một cái nhìn
hoàn toàn mới về hiện thực lịch sử, thể hiện sự tôn trọng, niềm tự hào dân tộc,
tinh thần đấu tranh về lịch sử oai hùng của dân tộc một cách hoàn toàn độc
đáo. Chiến tranh không chỉ được khai thác ở phương diện hào hùng với tinh
thần đề cao chủ nghĩa anh hùng Cách mạng mà còn được nhìn nhận ở cả

những bi kịch, mất mát, đau thương, chấp nhận sự thật và vượt lên trên nó
chứ không hề né tránh, sợ sệt. Ở đây, trẻ em không được nhìn nhận như một
người lớn thu nhỏ nữa mà được đặt vào trung tâm của tác phẩm, thể hiện cái
nhìn cảm phục đội Vệ Quốc Đoàn con nít trước sự dũng cảm, kiên cường,
chiến đấu quên mình, nhưng sâu thẳm của cái nhìn ấy còn có cả sự xót xa về
những mất mát, hi sinh của tuổi thơ trong kháng chiến.
Chiến tranh là nơi con người bộc lộ hết bản chất tàn bạo của mình nhưng
cũng chiến tranh đã tạo điều kiện cho con người tỏa sáng. Chính từ hiện thực
chiến tranh, bằng sự tâm huyết của mình, Phùng Quán đã mang vào mỗi nhân

12


vật của mình một số phận, một tính cách, tâm hồn khác nhau, nhưng trên hết,
đó là những ý nghĩa nhân văn cao cả. Chính những yếu tố đó đã tạo nên sự
đặc biệt của những nhân vật trẻ thơ trong thời chiến, trong Tuổi thơ dữ dội.
Đọc Tuổi Thơ dữ dội, người đọc không bao giờ muốn ngừng lại, bị lôi
cuốn vì những nhân vật ngây thơ có, khôn ranh có, anh hùng có, vì những sự
việc khi thì ly kỳ, khi thì hài hước, khi thì gây xúc động đến ứa nước mắt.
Cuốn truyện xoay quanh cuộc sống chiến đấu và hy sinh của những thiếu niên
mười ba, mười bốn tuổi trong hàng ngũ Đội thiếu niên trinh sát của Trung
đoàn Trần Cao Vân. Những Lượm, Mừng, Quỳnh sơn ca, Hòa đen, Bồng da
rắn, Vịnh sưa, Tư dát,... mỗi người một hoàn cảnh song đều chung quyết tâm,
nhiệt huyết và lòng yêu nước, đã tham gia chiến đấu hết mình và hy sinh khi
tuổi đời còn rất trẻ.
Tuổi thơ dữ dội là tác phẩm minh chứng của bao sự trải nghiệm trên
đường đời đầy chông gai, cơ cực của một tay nghề đã chín, ngôn ngữ, bút
pháp cũng như nghệ thuật kết cấu, của sự tiến bộ vượt bậc và đầy triết lý nhân
sinh của tác giả. Có lẽ, không phải bây giờ mà còn lâu về sau, chiến tranh vẫn
là một đề tài lớn, nhưng Tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán sẽ bất chấp biến

động của thời cuộc, vẫn mang lại giá trị lịch sử, có ý nghĩa to lớn đối với các
thế hệ độc giả.
1.2. Hiện thực những năm tháng chiến tranh ác liệt trên mảnh đất cố đô
1.2.1. Huế - những ngày đầu kháng chiến
1.2.1.1. Xứ Huế mộng mơ, yên bình trong thời chiến
Xứ Huế mộng mơ là nơi đã sinh ra và nuôi dưỡng tâm hồn nhà văn
Phùng Quán. Chính vì lẽ đó, trong hoài niệm của ông luôn in đậm hình ảnh
quê hương trong những ngày đầu kháng chiến. Một miền quê đã đi vào thơ ca
với vẻ đẹp của sông Hương, núi Ngự. Một miền quê đã khắc ghi dấu ấn của
bao thời đại huy hoàng với những thành quách, lăng tẩm,… Và Huế cứ mộng
mơ, yên bình như thế.

13


Bước vào chiến tranh, vẻ đẹp của Huế những ngày đầu kháng chiến vẫn
làm xao xuyến lòng người, khiến bao tâm hồn thêm say, thêm mê, thêm yêu
Huế. Nhắc đến Huế, ta chẳng thể nào quên được vẻ đẹp dịu dàng, nên thơ,
ngọt ngào của dòng sông Hương - người con gái thướt tha uốn quanh bao
bọc Huế, người mẹ hiền tường tận từng ngóc ngách của trái tim con mình.
Mặc dù chiến tranh bao trùm nhưng dòng sông vẫn luôn dịu hiền, vẫn ôm trọn
vào lòng mình những thiên thần bé nhỏ mỗi lần ghé thăm. Đó là khi những
cậu bé ngây thơ của đội Vệ Quốc Đoàn con nít đùn đẩy nhau, có phần nhút
nhát vốn có của trẻ thơ, thi nhau thử lòng gan dạ của mình bằng cách nhảy từ
trên cầu xuống dòng sông Hương đang nũng nịu. Để đến khi một chú bé dũng
cảm nhảy xuống, mặt sông xanh biếc, lăn tăn sóng, đón lấy nó, nhẹ nhàng,
thân thuộc chứ không ầm ĩ như đón những anh mới tập nhảy [23, 17]. Trong
những ngày đầu kháng chiến, bom rơi, đạn nổ vẫn là thưa hơn, bớt những
tiếng nghe xé lòng người ta hơn, Huế vẫn còn được mộng mơ, yên bình
nhiều hơn.

Cuộc tập dượt của đội Vệ Quốc Đoàn con nít cùng sự hồn nhiên, ngây
thơ của các em là những phút giây yên bình hiếm hoi trong chiến đấu. Chú bé
Mừng gan dạ là một trong những nhân vật đầu tiên được nhắc tới trong tác
phẩm, nhân vật hiện thân của tấm lòng yêu nước, hiếu thảo với cha mẹ. Mừng
dũng cảm, bất chấp cái giá lạnh, cái ghê sợ độ cao, Mừng đã lên cầu, phóng
tấm thân nhỏ bé của mình xuống dòng sông giá lạnh với một mong muốn
mãnh liệt là được vào đội thiếu niên trinh sát. Hành động của em đã tiếp thêm
sức mạnh, thêm dũng khí cho các cậu bé khác, hàng loạt thể hiện bản thân
mình có thể làm được tất cả, vượt qua mọi khó khăn, tất cả vì độc lập dân tộc.
Sự xuất hiện nhân vật Tư dát đã góp phần làm nên những tiếng cười
vang giòn, sự giải trí hiếm có trong lòng kháng chiến sục sôi.
- Hai… ba ! Này!

14


Nó hô dõng dạc đến nỗi làm cho cả đội tưởng là nó đang lao xuống dòng
sông. Nhưng bất ngờ nó ngồi thụp xuống cột cầu, ngoẹo đầu, méo mồm, trợn
mắt làm trò hề. Cả đội bị mắc lỡm ôm bụng cười bò [23, 16].
Huế yên bình trong lòng mỗi đữa trẻ con nít là như vậy. Mỗi câu nói của
Tư dát dường như ta thấy được vẻ yên bình của Huế ở đó.
- Vừa lặn xuống đáy sông tớ gặp ngay một anh cá gáy to bằng hai bàn
tay xòe ra. Anh ta dạn gớm. Anh ta lượn qua trước mặt tớ, quệt cả đuôi vô
trán… [23, 18]
Thên nữa, Phùng Quán đã vô cùng tinh tế và khéo léo khi miêu tả khung
cảnh thiên nhiên xứ Huế và những ngày đầu kháng chiến. Vẻ đẹp của Huế ẩn
hiện trên từng ngọn cây, lối rẽ. Con sông Hương thân thiết xanh ngắt hiện ra
trước mắt, mờ ảo trong làn mưa bụi như bột rây [23, 77]. Sông Hương đã trở
thành biểu tượng, linh hồn của Huế, nó đẹp như chính con người xứ Huế thân
thương vậy. Nhưng cái vẻ đẹp ấy lại bị bọn giặc Pháp vấy bẩn lên miền đất

yên bình, mộng mơ này. Dường như Huế chẳng để sự xấu xa, bẩn thỉu của
bọn xâm lăng nhuốm màu, chẳng để bầu trời mùa đông ẩm ướt, ngổn ngang
những đám mây chì đen bẩn mãi ngự trị, trời Huế chợt hửng nắng. Cái màu
nắng hiện ra sau những cơn mưa rào rả rích, thối đất thối cát, mới trông rực
rỡ làm sao! [23, 115]. Huế vẫn cứ lan tỏa vẻ đẹp của mình bất chấp mọi sự
ngăn cản: trời Huế mỗi lúc một thêm quang quẻ như có một cái chổi khổng lồ
vô hình đang ra sức quét dọn. Da trời xanh thao thiết, cao vời vợi hiện ra
cùng với màu nắng mới trong ve… Điều kì lạ hơn hết là cái màu nắng mới
rực rỡ ấy lại làm cho đầu óc con người bỗng trở nên sáng suốt, tươi vui, táo
bạo, tự tin gấp bội phần. Và làm cho lòng người bừng tỉnh náo nức, muốn lập
nên những kì tích thật vang dội. Những chiến công thật lẫy lừng… [23, 116].
Huế như đang mang vẻ đẹp vốn có của mình vượt lên sự tàn bạo của thế lực
xấu xa để tiếp thêm sức mạnh, thêm động lực chiến đấu cho những chiến sĩ

15


thiếu niên, quyết tâm gạt sạch quân thù ra khỏi miền đất cố đô, ra khỏi bờ cõi
của Tổ quốc Việt Nam.
Sự mộng mơ, yên bình hiếm hoi và vô cùng quí giá của Huế trong những
ngày tháng chiến đấu đó chính là tiếng đàn, tiếng nhạc. Mỗi tiếng đàn của
nhạc sĩ tí hon Quỳnh sơn ca ngân lên như là sự quyến rũ của Huế đối với con
người ta. Những giai điệu dịu dàng, mơ màng, uyển chuyển như dòng sông
Hương êm đềm trôi dưới ánh trăng làm xao xuyến bao tâm hồn, làm dịu đi
tiếng bom đạn réo rắt, xua tan mọi khó khăn, vất vả trong đời sống chiến đấu.
Huế không chỉ mộng mơ với vẻ đẹp của dòng sông Hương mà Huế còn
vô cùng cuốn hút ở bao vẻ đẹp khác. Phùng Quán đã khéo léo mang những
cảnh vật, những nét thiên nhiên thơ mộng đa dạng của xứ Huế vào trong
những trang văn, làm cho người đọc như có cảm giác đang được đặt chân lên
chính miền đất yên bình ấy. Xa cố đô, theo chân những chiến sĩ Vệ Quốc

Đoàn lên chiến khu Hòa Mỹ, ở đây ta bắt gặp vẻ đẹp thiên nhiên xứ Huế
trong năm tháng chiến đấu với sắc thái hoàn toàn khác. Không còn nhẹ nhàng,
hiền thục như trong cố đô, Hòa Mỹ là một cái làng ven chân núi, lơ thơ chừng
vài nóc nhà nằm rải rác trên một rẻo đất cao dài và hẹp. Một bên là núi cao
trùng điệp, một bên là con sông Ô Lâu quanh co, uốn khúc [23, 204]. Hình
ảnh những ngôi nhà tranh, vách đất nép mình dưới những rặng tre lồ ô dày
rậm như rừng. Một lối đi nhỏ ngoằn ngoèo chạy xuyên qua làng. Dọc hai bên
lối đi là những dãy sắn, khoai chen lẫn những đám cỏ tranh cao quá đầu
người. Trên các vồng khoai, sắn rất nhiều dấu chân lợn lòi hay những rừng
thông vi vu trong gió ngàn, dòng suối bạc lấp lánh chảy róc rách giữa hai bờ
đá trắng phau được Phùng Quán tái hiện làm ta như được đắm chìm vào
khung cảnh của một làng quê nhỏ yên bình, sự tĩnh lặng hiếm hoi trong những
năm tháng chiến tranh khốc liệt. Rồi khi màn đêm buông xuống, khói núi
dâng lên mỗi lúc một thêm dày đặc. Tiếng sông Ô Lâu rì rào, tiếng coọng

16


nước quay kẽo kẹt bất tận, nghe vang, sâu thẳm… Tiếng lau xào xạc, tiếng
những thân tre, lồ ô cọ vào nhau, hòa với tiếng dòng sông nghe như một bè
trầm dìu dặt, vẻ đẹp của Huế như ngấm vào trong tâm hồn mỗi con người nơi
đây. Một lần nữa, sự mộng mơ, yên bình xứ Huế những ngày đầu kháng chiến
được Phùng Quán lột tả vô cùng thành công.
Huế không chỉ yên bình, mộng mơ bởi vẻ đẹp thiên nhiên huyền ảo, Huế
còn làm xốn xang lòng người bởi sự yên bình, bởi tình cảm yêu thương của
cuộc sống trong doanh trại đội Vệ Quốc Đoàn con nít. Mặc dù mới chỉ mười
ba, mười bốn tuổi nhưng các chiến sĩ tí hon hoàn toàn ý thức được những việc
làm, hành động của mình. Mặc dù mỗi người có một xuất thân khác nhau
nhưng các chiến sĩ con nít của chúng ta luôn có một tinh thần đồng đội, đoàn
kết, biết quan tâm, chăm sóc nhau từ những điều nhỏ nhặt nhất. Chừ tổ mình

phải kiếm thêm cho Mừng vài bộ quần áo để thay đổi. Đợi cho đến khi được
ban Quân nhu Mặt trận cấp phát còn lâu. Với lại phải sửa soạn cho Mừng cái
ba lô…” [23, 34]. Những chiến sĩ tí hon chẳng hề đắn đo, hành động như bản
ngã của một người con xứ Huế, một người lính Cụ Hồ thực thụ ùn ùn mang
đến cho Mừng nào áo, nào quần, nào thắt lưng, bao đạn và bao đò vật linh
tinh khác. Cuộc sống đậm tình người, chan chứa tình yêu thương ấy khiến
người ta cảm động đến rơi nước mắt. Giữa lúc khó khăn, lửa đạn quân thù có
thể ập tới bất cứ lúc nào, khi người ta phải gom góp, chắt bóp, nhặt lượm mọi
thứ có thể tích trữ được thì những chiến sĩ tí hon này lại chẳng hề đắn đo, sẵn
sàng cho bạn tất cả nhưng gì tốt nhất mà mình có để bạn đầy đủ từ hành trang
đến tinh thần sẵn sàng chiến đấu.
Cuộc sống quân nghiêm với tinh thần kỉ luật cao trong doanh trại đã rèn
rũa, tôi luyện những cậu bé nhỏ tuổi ấy trở thành những người con Huế đích
thực, trở nên cứng cáp hơn, trưởng thành hơn. Dù vậy, cái bản chất vốn có,
cái hồn nhiên, ngây thơ của lứa tuổi vốn dĩ các em được hưởng thì vẫn chẳng

17


nào lớn được. Vẫn là đam mê thú vui trẻ con nhưng xem xiếc, chơi chọi dế,
những trò chơi, thú vui của trẻ nhỏ. Những ngày đầu kháng chiến, xứ Huế yên
bình như thế, ngập tràn trong sự hồn nhiên, ngây thơ, trong những trò chơi và
suy nghĩ thơ dại của những chiến sĩ tí hon. Những giây phút hiếm hoi càng
khiến người ta nuối tiếc Huế thời không bom đạn.
Không cần những gì nguy nga, tráng lệ, Phùng Quán đã vô cùng tinh thế
và khéo léo khi vẽ nên bức tranh những ngày đầu kháng chiến nơi xứ Huế
thân thương bằng những hình ảnh rất bình dị trong cuộc sống hàng ngày ở
doanh trại của đội thiếu niên trinh sát Trần Cao Vân. Nó hồn nhiên, yên bình,
mộng mơ khiến độc giả thêm yêu và trân trọng từng giây, từng phút của cuộc
đời mình hơn.

1.2.1.2. Xứ Huế bị tàn phá đau thương
Có người nói rằng, chiến tranh là một cái lò bát quái khổng lồ. Trong
đấy, những con người bằng xương, bằng thịt ở cả hai bên chiến tuyến đều
phải chấp nhận và đi qua. Kẻ nào chịu đựng được một cách tốt nhất sức nóng
của cái lò ấy sẽ là người chiến thắng. Cái lò ấy không mấy xa lạ với những
người trong cuộc như nghệ sĩ Phùng Quán, người đem hết cả tuổi thơ, tuổi
thanh xuân, đem hết cả sức trai trẻ và cũng là toàn bộ sức lực của cả cuộc đời
cho cuộc chiến chống lại kẻ thù xâm lược cách đây hơn bốn mươi năm về
trước. Chính cái lò chiến tranh ấy đã thiêu rụi đi tất cả những gì đẹp đẽ, đáng
quí, nên thơ nhất, cướp đi sinh mạng của hàng vạn, hàng triệu con người và
cướp đi cái yên bình cuả hai miền đất nước.
Chiến tranh ập đến, Huế chẳng còn được mộng mơ, thanh tĩnh như ngày
nào. Quân giặc tàn phá, Huế trở nên hoang tàn, xơ xác, người chạy loạn hỗn
độn. Mẹ mất con, vợ mất chồng, cảnh bình yên nơi đây bỗng chốc trở nên
thương tâm, đau xót. Cảnh tượng đau lòng ấy ám ảnh trong từng trang sách
của nhà văn: Người chạy loạn dáo dác. Ra đến cầu An Lỗ, người chạy giặc ùn

18


ùn càng đông. Ngoài bộ đội, cán bộ, còn cơ man nào là đồng bào. Kẻ gánh,
người khiêng, người dắt xe đạp, người đẩy xe bò, người dắt con, người bế
cháu… ồn ào, nhốn nháo như chợ vỡ [23, 191].
Giặc chiếm đóng thành Huế, ngay trong những ngày đầu chúng đã phong
tỏa mảnh đất này: vừa đặt chân lên đất liền, bọn giặc đã nhanh chóng chia làm
nhiều mũi, hình thành nhiều gọng kìm ồ ạt tấn công ra phía Bắc - Thừa Thiên…,
thế giặc lúc này quá mạnh. Phòng tuyến phía Nam quân ta vừa phải đánh, vừa
lui, rút bỏ hết tuyến phòng ngự này đến tuyến phòng ngự khác [23, 151]. Sự tàn
phá của quân giặc khiến người dân không khỏi bàng hoàng. Cuộc chiến nhanh
chóng diễn ra: Khắp thành phố, tiếng súng của bọn giặc bị vây hãm nổ ran

ran… chúng chui ra hết khỏi những hang ổ bấy lâu nay ẩn náu, liên tiếp mở
những trận phản kích điên cuồng vào những đơn vị quân số ít ỏi của quân ta.
Pháo hiệu xanh đỏ bắn lên tới tấp từ bốn phía, như những làn roi bầm tím
quất lên bầu trời thành phố u ám mây chì [23, 183]. Bọn giặc cướp nước lộ rõ
nguyên hình là những con ác thú đội lốt người, chúng điên cuồng bắn phá,
chống trả quân ta. Trong thời điểm này thế giặc mạnh như lũ tràn, các làng
xã ven đường số một: An Hòa, Hiền Sĩ, Phú Ốc, Phò Trạch,… lần lượt lọt vào
tay chúng. Cuộc kháng chiến tỉnh Thừa Thiên bước vào thời kỳ khó khăn,
gian khổ, đen tối nhất [23, 125]. Phùng Quán đã miêu tả rất rõ những diễn
biến của cuộc chiến với những đợt tấn công ồ ạt, sự tàn phá của giặc như một
nỗi ám ảnh với người dân mảnh đất này. Huế bị tàn phá một cách đau thương,
làm mỗi trái tim con người như bị rỉ máu, xót xa cho cảnh tượng hoang tàn,
đổ nát nơi đây.
Mảnh đất nhỏ bé hình chữ S này đã yên bình được bao lâu? Cũng chỉ vài
chục năm tiếng súng. Những kí ức kinh hoàng vẫn còn nguyên đó từ những
bảo tàng chứng tích, những thước phim tư liệu, những tấm ảnh mỗi lần nhìn
vào đó ta không khỏi bàng hoàng và ghê sợ và cả trong những cuốn sách mà

19


×