Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Đề kiểm tra chất lượng hóa 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (257.09 KB, 2 trang )

Biên soạn: Cao Thiện Chí

ĐỀ KIỂM TRA CHƯƠNG I & II HÓA 10.
Time: 60 minutes.
I.

Trắc nghiệm (6 điểm)

Câu 1: Anion X- và cation Y2+ đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p6. Vị trí của các
nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là:
A.
B.
C.
D.

X có số thứ tự 17, chu kỳ 4, nhóm VIIA; Y có số thứ tự 20, chu kỳ 4, nhóm IIA.
X có số thứ tự 18, chu kỳ 3, nhóm VIA; Y có số thứ tự 20, chu kỳ 4, nhóm IIA.
X có số thứ tự 17, chu kỳ 3, nhóm VIIA; Y có số thứ tự 20, chu kỳ 3 nhóm IIA.
X có số thứ tự 18, chu kỳ 3, nhóm VIIA; Y có số thứ tự 20, chu kỳ 3, nhóm IIA

Câu 2: Trong hợp chất ion XY (X là kim loại, Y là phi kim), số electron của cation bằng số electron của
anion và tổng số electrong trong XY là 20. Biết trong mọi hợp chất, Y chỉ có một mức oxi hóa duy nhất.
Công thức XY là
A. AlN

B. MgO

C. LiF

D. NaF


Câu 3: Trong một nhóm A, trừ nhóm VIIIA, theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân tăng dần thì:
A.
B.
C.
D.

Tính phi kim giảm dần, bán kính nguyên tử tăng dần.
Tính kim loại tăng dần, độ âm điện tăng dần.
Độ âm điện giảm dần, tính phi kim tăng dần.
Tính kim loại tăng dần, bán kính nguyên tử giảm dần.

Câu 4: Bán kính nguyên tử của các nguyên tố 3Li, 8O, 9F, 11Na được xếp theo thứ tự tăng dần từ trái
sang phải là:
A. F, O, Li, Na.

B. F, Na, O, Li.

C. F, Li, O, Na.

D. Li, Na, O, F.

Câu 5: Dãy các nguyên tố sắp xếp theo chiều tăng dần tính phi kim từ trái sang phải:
A. P, N, F, O.

B. N, P, F, O.

C. P, N, O, F.

D. N, P, O, F.


Câu 6: Cấu hình electron của ion X2+ là 1s22s22p63s23p63d6. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa
học, nguyen tố X thuộc
A. Chu kỳ 4, nhóm VIIIA.
B. Chu kỳ 3, nhóm VIB.

B. Chu kỳ 4, nhóm IIA.
D. Chu kỳ 4, nhóm VIIIB.

Câu 7: Cho các nguyên tố: K (Z=19), N (Z=7), Si (Z=14), Mg (Z=12). Dãy gồm các nguyên tố được sắp
xếp theo chiều giảm dần bán kính nguyên tử từ trái sang phải:
A. N, Si, Mg, K.

B. K, Mg, Si, N.

C. K, Mg, N, Si.
1

D. Mg,K, Si, N.


Biên soạn: Cao Thiện Chí
Câu 8: Nguyên tố X thuộc chu kỳ 3, nhóm IIA. Cấu hình electron của Nguyên tử X là:
A. 1s22s22p63s1.

B. 1s22s22p6

C. 1s22s22p63p4

D. 1s22s22p63s2


Câu 9: Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron: 1s22s22p63s23p3. Số electron phân lớp
ngoài cùng của nguyên tố X là:
A. 3

B. 2

C. 6

D.5

Câu 10: Trong các nguyên tố sau đây, nguyên tố nào có bán kính lớn nhất:
A. O

B. F

C. B

D. N

E. Al.

Câu 11: Số electron tối đa có thể có ở phân lớp N (số thứ tự lớp là 4) là bao nhiêu?
A. 2

B. 8

C. 18

D. 32


Câu 12: X có hợp chất với oxi cao nhất là XO3. Vậy hợp chất của X với Hidro là?
A. HX

II.

B.H2X

C. XH3

D. XH4.

Tự luận (4 điểm)

Câu 1: Công thức phân tử của hợp chất khí tạo bởi nguyên tố R và hidro là RH3. Trong oxit mà R có
hóa trị cao nhất thì oxi chiếm 74.07 % về khối lượng. Nguyên tố R là nguyên tố nào?
Câu 2: Trong tự nhiên Clo có hai đồng vị bền 35Cl chiếm 75.77% và 37Cl chiếm 24.23% tổng số nguyên
tử Clo trong tự nhiên. Tính nguyên tử khối trung bình của nguyên tố Clo.

2



×