NGHIÊM THẾ TÙNG
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------
Nghiêm Thế Tùng
QUẢN TRỊ KINH DOANH
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ CHÍNH SÁCH KHUYẾN
KHÍCH CÁC DOANH NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
CAO VÀO SẢN XUẤT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
QUẢN TRỊ KINH DOANH
2013B
Hà Nội – 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
_________________________________________
NGHIÊM THẾ TÙNG
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ CHÍNH SÁCH KHUYẾN
KHÍCH CÁC DOANH NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
CAO VÀO SẢN XUẤT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :
PGS.TS. Trần Thị Bích Ngọc
HÀ NỘI, 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn: “Một số giải pháp về chính sách khuyến
khích các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất trên địa bàn Thành
phố Hà Nội ” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các thông tin và số liệu trong
đề tài nghiên cứu là hoàn toàn trung thực, có nguồn gốc cụ thể, rõ ràng. Các kết quả
nghiên cứu thu được từ đề tài nghiên cứu là của bản thân tác giả, không sao chép của
bất kỳ ai. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung của luận văn này.
Hà Nội, ngày 21 tháng 11 năm 2016
Tác giả luận văn
Nghiêm Thế Tùng
i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình cao học và viết luận văn này, tôi đã nhận được sự
hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của Q
-
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn đến Q
Tôi xin gửi lời cám ơn đến ông Đào Việt Cường - Cán bộ Ban hỗ trợ Đầu tư
khu CNC Hòa Lạc, ông Ngô Văn Tuấn - Cán bộ Ban Quản lý ĐTPT các Cụm điểm
công nghiệp đã tạo điều kiện cho tôi được hoàn thành công tác khảo sát thực tế.
Tôi xin gửi lời biết ơn đến PGS.TS. Trần Thị Bích Ngọc đã dành rất nhiều
thời gian, tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành luận văn tốt
nghiệp.
Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng, nỗ lực, tìm tòi, nghiên cứu để hoàn thiện luận
văn, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót. R
Hà Nội, ngày 21 tháng 11 năm 2016
Tác giả luận văn
Nghiêm Thế Tùng
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................... v
DANH MỤC PHỤ LỤC........................................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG, HÌNH VẼ .............................................................................vii
LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................ viii
1. Tính cấp thiết của đề tài: .................................................................................. viii
2. Mục đích nghiên cứu đề tài ................................................................................. ix
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... ix
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................................... x
5. Kết cấu đề tài .. ...................................................................................................... x
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về công nghệ cao và các chính sách khuyến khích ứng
dụng công nghệ cao vào sản xuất công nghiệp tại Việt Nam .. ............................ 1
1.1.Khái niệm về công nghệ cao .. ............................................................................ 1
1.2.Sản phẩm công nghệ cao .................................................................................... 2
1.3.Khái niệm và đặc điểm về công nghiệp công nghệ cao .. ................................. 3
1.4.Các thuật ngữ có liên quan.. ............................................................................... 4
1.5.Một số chính sách chủ yếu của Nhà nƣớc đối với khuyến khích ứng dụng
công nghệ cao vào sản xuất .. ................................................................................... 6
1.6.Kinh nghiệm của một số quốc gia trong phát triển công nghệ cao và công
nghiệp công nghệ cao .. ........................................................................................... 25
Chƣơng 2: Thực trạng phát triển sản xuất CNC tại Hà Nội và phản hồi chính
sách phát triển ứng dụng CNC từ phía các doanh nghiệp .. ............................... 31
2.1. Giới thiệu về tình hình phát triển kinh tế-xã hội của Hà nội trong giai đoạn
2010-2015 .. .............................................................................................................. 31
2.2. Tổng quan về các chính sách khuyến khích ứng dụng công nghệ cao của
nhà nƣớc, Hà Nội ................................................................................................... 38
iii
2.3. Đánh giá tác động của các chính sách khuyến khích ứng dụng công nghệ
cao của Hà Nội ......................................................................................................... 42
2.4. Đánh giá chung về các chính sách khuyến khích ứng dụng công nghệ cao
trên địa bàn Hà Nội ................................................................................................. 58
2.5. Phản hồi từ phía các DN về các chính sách khuyến khích ứng dụng công
nghệ cao trên địa bàn Hà Nội ................................................................................. 59
Chƣơng 3: Một số giải pháp về chính sách khuyến khích ứng dụng CNC tại các
doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội .................................................... 67
3.1. Các định hƣớng, chiến lƣợc về tăng cƣờng ứng dụng CNC tại các DN Hà
Nội .. ......................................................................................................................... 67
3.2. Đề xuất các giải pháp .. .................................................................................... 70
3.2.1. Giải pháp về ban hành và đảm bảo thực thi các chính sách nhằm khuyến
khích, hỗ trợ cho doanh nghiệp ứng dụng CNC .. ............................................... 70
3.2.2. Một số giải pháp về phía các DN .. .............................................................. 78
KẾT LUẬN .. .......................................................................................................... 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO .. ................................................................................... 91
CÁC PHỤ LỤC .. .................................................................................................... 93
iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT
Ký hiệu & chữ viết tắt
Nội dung
1
CNC
Công nghệ cao
2
CNTT&TT
Công nghệ thông tin và truyền thông
3
CCN
Cụm Công nghiệp
4
DN
Doanh nghiệp
5
ĐMCN
Đổi mới công nghệ
6
FDI
Vốn đầu tư từ nước ngoài
7
GDP
Tổng sản phẩm quốc nội
8
G7
Nhóm các nước phát triển Anh, Pháp, Mỹ....
9
KHCN
Khoa học công nghệ
10
KCN
Khu công nghiệp
11
KCNCHL
Khu công nghệ cao Hòa Lạc
12
R&D
Nghiên cứu và phát triển
13
TNDN
Thu nhập doanh nghiệp
14
WEF
Diễn đàn kinh tế thế giới
v
DANH MỤC PHỤC LỤC
Phụ lục
Tên Phụ lục
Trang
1
Mẫu phiếu khảo sát 1A…
94
2
Mẫu phiếu khảo sát 1B…
100
Minh họa một số phiếu 1A… trả lời của các doanh nghiệp
(bao gồm 03 phiếu trả lời)
Minh họa một số phiếu 1B… trả lời của các doanh nghiệp
(bao gồm 02 phiếu trả lời)
106
số
3
4
vi
124
DANH MỤC BẢNG, HÌNH VẼ
STT
Bảng 1
Bảng 2.
Hình 2.1.
Tên bảng( hình vẽ)
Danh sách các tổ chức đã đƣợc cấp giấy chứng nhận
doanh nghiệp CNC
Danh sách các tổ chức đã đƣợc cấp giấy chứng nhận
hoạt động ứng dụng CNC
Thời gian các Nhà Quản lý Kinh doanh tại Việt Nam
dành ra cho việc thu thập và tổng hợp dữ liệu.
Trang
44
46
53
Khả năng phân tích sâu của các Nhà Quản lý Kinh
Hình 2.2.
doanh tại Việt Nam tƣơng quan với độ chính xác và phù
hợp của thông tin.
vii
53
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của Đề tài
Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay, khoa học
và công nghệ luôn được xác định là vai trò then chốt cũng như là chía khóa của sự
thành công trong công cuộc đổi mới nền kinh tế phát triển. Một nền công nghiệp
phát triển luôn dựa trên một nền khoa học - công nghệ tiên tiến và ngược lại, công
nghiệp phát triển sẽ tạo điều kiện cho khoa học và công nghệ phát triển.
Khi tiến hành đổi mới toàn diện đất nước, Đảng và Nhà nước đã sớm có các
định hướng, chỉ đạo đúng đắn về vị trí, vai trò của khoa học và công nghệ đối với
phát triển kinh tế xã hội nói chung và đối với tiến trình phát triển ngành Công
nghiệp nói riêng. Triển khai chủ trương trên, cùng với việc hoàn thiện hệ thống văn
bản pháp luật, tiềm lực KHCN đã được tăng cường, nhiều thành tựu KHCN được
ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, y tế, thông tin, xây
dựng. Và đặc biệt hơn nữa, đỉnh cao của khoa học công nghệ là công nghệ cao đã
hiện hữu trên văn bản pháp luật của Việt Nam, được nhà nước quan tâm và khẳng
định được vị trí, vai trò to lớn trong sản xuất hàng hóa, sản xuất nền công nghiệp
hiện đại. Nhiều chính sách khuyến khích và thúc đẩy phát triển ứng dụng công nghệ
cao trong sản xuất đã được nhà nước ban hành như: Ngày 5/4/2004 Thủ tướng
Chính phủ đã ban hành Quyết định số 53/2004/QĐ-TTg về một số chính sách
khuyến khích tại các khu CNC; Quyết định số 49/2010/QĐ-TTg về việc phê duyệt
Danh mục CNC được ưu tiên đầu tư phát triển và Danh mục sản phẩm CNC được
khuyến khích phát triển, đến năm 2014 được thay thế bằng Quyết định số
66/2014/QĐ-TTg. Theo Quyết định này, có 58 CNC được ưu tiên đầu tư phát triển
và 114 loại sản phẩm CNC được khuyến khích phát triển. Ngày 31/12/2010, Thủ
tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2457/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Quốc
gia phát triển CNC; Chương trình Quốc gia phát triển CNC là chương trình lớn nhất
từ trước đến nay của Chính phủ nhằm tạo điều kiện hỗ trợ các cá nhân, tổ chức và
doanh nghiệp trong việc nghiên cứu, phát triển các CNC phục vụ sự phát triển của
đất nước. Bên cạnh đó Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành một số Quyết định
viii
liên quan đến CNC như Quyết định số 842/QĐ-TTg ngày 01/06/2011 về việc phê
duyệt “Kế hoạch phát triển một số ngành Công nghiệp công nghệ cao đến năm
2020”, Quyết định 347/QĐ-TTg ngày 22/02/2013 về việc phê duyệt chương trình
phát triển một số ngành công nghiệp CNC thuộc chương trình quốc gia..
Tuy nhiên, các chính sách khuyến khích trong ứng dụng CNC còn rất nhiều
bất cập, chưa đi vào thực tiễn đối với các doanh nghiệp hiện tại ở Việt Nam. Hà
Nội, một trong những trung tâm kinh tế của cả nước đến nay vẫn chưa có một thành
tựu nổi bật nào về CNC hay ứng dụng CNC mang tính đột phá để thúc đẩy nền kinh
tế sản xuất hàng hóa phát triển. Điều đó đã chứng minh các chính sách khuyến
khích của nhà nước chưa thực thu hút được các DN Hà Nội quan tâm, cũng như
việc triển khai của Thành phố chưa thực sự quyết liệt và đồng bộ.
Cùng với sự phát triển như vũ bão về ứng dụng khoa học - công nghệ tiên
tiến có thể thấy nền khoa học và công nghệ của nước ta còn có khoảng cách quá xa
so với các nước phát triển, chưa thực sự trở thành nền tảng và động lực cho tiến
trình Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa Đất nước. Chính vì vậy, thúc đẩy ứng dụng
CNC trong phát triển nền kinh tế nói chung, trong đó có ngành Công nghiệp là
mang tính cấp bách đối với Việt Nam cũng như Thủ đô Hà Nội hơn bao giờ hết.
Yếu tố then chốt hàng đầu tạo nên thành công trong sự nghiệp CNC hóa công
nghiệp mỗi quốc gia, mỗi địa phương được thực tiễn minh chứng đó là việc ban
hành các chính sách khuyến khích ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất một cách
hiệu quả và thiết thực.
2. Mục đích nghiên cứu Đề tài
Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn cơ chế chính sách của nhà nước
nhằm khuyến khích các doanh nghiệp ứng dụng CNC vào sản xuất trên địa bàn TP Hà
Nội.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Các chính sách của nhà nước khuyến khích ứng dụng công nghệ cao vào sản
xuất.
ix
Phạm vi về thời gian: Các chính sách khuyến khích ứng dụng CNC của nhà
nước đến thời điểm hiện tại. Số liệu khảo sát từ phía các DN được lấy trong giai
đoạn từ năm: 2015 đến năm: 2016.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Nghiên cứu các cơ sở pháp lý về lĩnh vực công nghệ cao; Sử dụng phương
pháp điều tra xã hội học và phân tích thống kê, tổng kết các kết quả đánh giá phản
hồi chính sách thông qua điều tra đó.
5. Kết cấu Đề tài
Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được
kết cấu thành 3 chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về công nghệ cao và các chính sách khuyến khích
ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất công nghiệp tại Việt Nam.
Chƣơng 2: Thực trạng phát triển sản xuất CNC tại Hà Nội và phản hồi
chính sách phát triển ứng dụng CNC từ phía các doanh nghiệp.
Chƣơng 3: Một số giải pháp về chính sách khuyến khích ứng dụng CNC tại
các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
x
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG NGHỆ CAO VÀ CÁC CHÍNH SÁCH
KHUYẾN KHÍCH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO VÀO SẢN XUẤT CÔNG
NGHIỆP TẠI VIỆT NAM
1.1. Khái niệm về công nghệ cao
Công nghệ cao là công nghệ có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học và
phát triển công nghệ; được tích hợp từ thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại;
tạo ra sản phẩm có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện
với môi trường; có vai trò quan trọng đối với việc hình thành ngành sản xuất, dịch
vụ mới hoặc hiện đại hóa ngành sản xuất, dịch vụ hiện có.[Luật công nghệ cao, số
21/2008/QH12].
Hiện trên thế giới vẫn chưa có khái niệm thông nhất về công nghệ cao. Nhiều
chuyên gia cho rằng: Công nghệ cao là loại công nghệ có sự tập trung cao độ về tri
thức, công nghệ, độ khó của kỹ thuật cao, tự nó đã có sẵn tính cạnh tranh và có tác
dụng đầu tầu, độ mạo hiểm cao, đầu tư lớn, có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát
triển kinh tế- xã hội. Bản thân công nghệ cao thể hiện “ba cao”, đó là: Hiệu quả cao,
giá trị gia tăng cao, độ thâm nhập cao. Ở các nước phát triển, thuật ngữ công nghệ
cao rất ít trong các văn bản pháp luật, mà mới được nêu ra thành các khái niệm ở
những văn bản dưới luật nên mang tính pháp lý chưa cao. Theo Viện Quản lý Công
nghệ và Phát triển Kinh tế của Pháp, khái niệm công nghệ cao đã xuất hiện từ
những năm 60 của thế kỷ 20. Họ nhận định rằng: “Công nghệ cao là các phương
tiện vật chất và cấu trúc tổ chức thực hiện các khám phá và ứng dụng khoa học mới
nhất”.. [Phan Xuân Dũng, 2012].
Như vậy, công nghệ cao là công nghệ đưa lại sản phẩm mới, giá trị gia tăng
lớn, việc nghiên cứu, phát triển, thử nghiệm, thương mại hóa công nghệ, phân phối
các sản phẩm của nó đòi hỏi chi phí lớn, đồng thời công nhân phải có trình độ cao
để làm chủ và phát triển công nghệ.
Các nước thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế(OECD) cho
rằng: “Tiêu chí quan trọng nhất để xác định một công nghệ là công nghệ cao là hàm
lượng R&D (research & development) cao trong sản phẩm”. Theo các nước này,
1
các ngành công nghệ cao thông qua tỷ lệ “chi phí dành cho R&D lớn hơn 4% doanh
thu của doanh nghiệp”. Công nghệ trung bình có mức chi phí dành cho R&D trong
khoảng từ 1-4%, công nghệ thấp thì mức chi phí cho R&D nhỏ hơn 1% doanh thu.
Trung Quốc thì đưa ra tiêu chí, ngành công nghệ cao phải có mức chi phí cho R&D
lớn hơn 5% doanh thu của doanh nghiệp. Phát triển và ứng dụng cao nghệ cao đã
được các nước đặt vào vị trí quan trọng trong nền sản xuất. Nhiều nước đã có chiến
lược phát triển các ngành, các lĩnh vực mũi nhọn có ứng dụng công nghệ cao.
Trên thế giới, ở các nước và các khu vực có thể có quy định về thành phần và
số lượng ngành công nghệ cao khác nhau nhưng về cơ bản đã thống nhất 6 ngành
sau đây được gọi là ngành công nghệ cao: Công nghệ thông tin, công nghệ sinh học,
công nghệ vật liệu mới và công nghệ Nano, công nghệ năng lượng, công nghệ hàng
không vũ trụ, công nghệ đại dương.
1.2. Sản phẩm công nghệ cao
Sản phẩm công nghệ cao là sản phẩm do ứng dụng công nghệ cao tạo ra, có
chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường [Luật
CNC, số 21/2008/QH12].
Vì công nghệ cao là một khái niệm khó định lượng, do đó các sản phẩm của
nó ở các nước có trình độ phát triển khác nhau thì cũng có “trình độ cao” khác nhau.
Đối với các nước công nghiệp phát triển G7: các nhóm sản phẩm sau đây
được coi là sản phẩm công nghệ cao:
- Thiết bị, máy móc, phụ kiện hàng không và vũ trụ;
- Máy tính và thiết bị ngoại vi, trí tuệ nhân tạo;
- Viễn thông, cáp sợi quang, công nghệ nén số hình ảnh;
- Phần mềm tin học;
- IC- mạch tích hợp;
- Quang điện tử và quang phi tuyến;
- Công nghệ sinh học;
- Vật liệu tiên tiến;
- Y- dược;
- Hóa cao cấp;
2
- Máy chính xác, động cơ, thiết bị đo lường, robot và các công cụ tinh thông;
- Năng lượng, công nghệ năng lượng hạt nhân, công nghệ môi trường;
- Các dịch vụ cao cấp.
Đối với các nước mới Công nghiệp hóa, các sản phẩm công nghệ cao ngoài
các sản phẩm trong danh sách trên còn có các sản phẩm sau:
- Thiết bị giám sát môi trường;
- Thiết bị y tế chuyên nghiệp, thông minh cỡ nhỏ, chuẩn đoán từ xa, thiết bị
chuẩn đoán và phân tích;
- Hệ thống đánh bóng cơ khí và xử lý nhiệt nhanh và thiết bị đóng gói...
1.3. Khái niệm và đặc điểm về công nghiệp công nghệ cao
Công nghiệp công nghệ cao là ngành kinh tế - kỹ thuật sản xuất sản phẩm
công nghệ cao, cung ứng dịch vụ công nghệ cao[Luật công nghệ cao, số
21/2008/QH12].
Theo các nước OECD, ngành công nghiệp được gọi là ngành công nghiệp công
nghệ cao cần có những đặc điểm sau:
- Cần có những nỗ lực lớn về nghiên cứu và phát triển.
- Tầm quan trọng chiến lược với chính phủ.
- Quy trình và sản phẩm nhanh chóng bị lạc hậu.
- Đầu tư vốn lớn và độ rủi ro cao.
- Mức độ cao về hợp tác quốc tế và tính cạnh tranh trong R&D, trong sản xuất
và marketing trong phạm vi toàn cầu.
Theo văn phòng đánh giá công nghệ của quốc hội Hoa Kỳ (The
Congressional Office of Technology Assessement) định nghĩa: “Các ngành công
nghiệp công nghệ cao là những ngành tham gia vào thiết kế, phát triển và áp dụng
các sản phẩm mới, các quy trình sáng tạo, thông qua việc ứng dụng một cách hệ
thống tri thức khoa học và kỹ thuật”.
Theo cơ quan thống kê của Hoa Kỳ ( US. Bureau of Labor Statistics) định
nghĩa: “Các ngành công nghiệp công nghệ cao là ngành có tỷ lệ lao động công nghệ
cao hơn mức trung bình của tất cả các ngành công nghiệp khác và tỷ lệ chi cho
3
R&D trong giá thành cao hơn tỷ lệ trung bình của tất cả các ngành công nghiệp
khác”.
Tóm lại, mặc dù mỗi tổ chức còn có những định nghĩa khác nhau, nhưng
những tiêu chí chung gắn với ngành công nghiệp công nghệ cao vẫn là các ngành
chế tạo các sản phẩm tinh vi, được đầu tư cho R&D lớn và có tỷ lệ cao về lao động
chuyên môn hóa trong lĩnh vựa khoa học - công nghệ. Nói cách khác: Ngành công
nghiệp công nghệ cao là các ngành công nghiệp sản xuất ra các sản phẩm công nghệ
cao.
Đặc điểm của các ngành công nghiệp công nghệ cao:
- Sự tích hợp với các thành tựu khoa học và công nghệ;
- Năng suất lao động tương đối cao do sử dụng hàm lượng trí tuệ, công nghệ,
kỹ năng và thông tin cao hơn hẳn các ngành công nghiệp thông thường;
- Cấu trúc sản phẩm khá phức tạp và đòi hỏi sự hỗ trợ của nhiều ngành công
nghiệp để đáp ứng tính đa dạng của công nghệ và sản phẩm đầu vào;
- Tiềm năng thị trường lớn;
- Quá trình sản xuất công nghệ cao và sản phẩm của nó thường sử dụng ít
nguyên liệu, năng lượng với mục tiêu hạn chế chi phí các nguồn nguyên liệu, năng
lượng không tái tạo được và bảo vệ môi trường;
- Ngành công nghiệp công nghệ cao là ngành kinh doanh rủi ro cao nhưng
được bù đắp cao. Ước tính ngành công nghiệp này đóng góp 35% GDP tại Hoa Kỳ;
- Đầu tư cho R&D lớn và thường xuyên;
- Tỷ lệ cán bộ tham gia R&D cao trên tổng số nhân lực của doanh nghiệp.
1.4. Các thuật ngữ có liên quan
Hoạt động công nghệ cao là hoạt động nghiên cứu, phát triển, tìm kiếm,
chuyển giao, ứng dụng công nghệ cao, đào tạo nhân lực công nghệ cao, ươm tạo công
nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao, sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ
công nghệ cao, phát triển công nghiệp công nghệ cao.
Doanh nghiệp công nghệ cao là doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghệ
cao, cung ứng dịch vụ công nghệ cao, có hoạt động nghiên cứu và phát triển công
nghệ cao.
4
Doanh nghiệp công nghệ cao phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Sản xuất sản phẩm công nghệ cao thuộc danh mục sản phẩm công nghệ cao
được khuyến khích phát triển;
b) Tổng chi bình quân của doanh nghiệp trong 3 năm liền cho hoạt động
nghiên cứu và phát triển được thực hiện tại Việt Nam phải đạt ít nhất 1% tổng
doanh thu hằng năm, từ năm thứ tư trở đi phải đạt trên 1% tổng doanh thu;
c) Doanh thu bình quân của doanh nghiệp trong 3 năm liền từ sản phẩm công
nghệ cao phải đạt ít nhất 60% trong tổng doanh thu hàng năm, từ năm thứ tư trở đi
phải đạt 70% trở lên;
d) Số lao động của doanh nghiệp có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên trực
tiếp thực hiện nghiên cứu và phát triển phải đạt ít nhất 5% tổng số lao động;
đ) Áp dụng các biện pháp thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng trong
sản xuất và quản lý chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của
Việt Nam. Trường hợp chưa có tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam thì áp
dụng tiêu chuẩn của tổ chức quốc tế chuyên ngành.
Công nghiệp công nghệ cao là ngành kinh tế - kỹ thuật sản xuất sản phẩm
công nghệ cao, cung ứng dịch vụ công nghệ cao.
Ươm tạo công nghệ cao là quá trình tạo ra, hoàn thiện, thương mại hóa công
nghệ cao từ ý tưởng công nghệ, kết quả nghiên cứu khoa học hoặc từ công nghệ cao
chưa hoàn thiện thông qua các hoạt động trợ giúp về hạ tầng kỹ thuật, nguồn lực và
dịch vụ cần thiết.
Ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao là quá trình hình thành, phát triển
doanh nghiệp công nghệ cao thông qua các hoạt động trợ giúp về hạ tầng kỹ thuật,
nguồn lực và dịch vụ cần thiết.
Cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao là cơ sở
cung cấp các điều kiện thuận lợi về hạ tầng kỹ thuật, nguồn lực và dịch vụ cần thiết
phục vụ việc ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao.
Nhân lực công nghệ cao là đội ngũ những người có trình độ và kỹ năng đáp
ứng được yêu cầu của hoạt động nghiên cứu, phát triển, ứng dụng công nghệ cao,
5
dịch vụ công nghệ cao, quản lý hoạt động công nghệ cao, vận hành các thiết bị, dây
chuyền sản xuất sản phẩm công nghệ cao.
1.5. Một số chính sách chủ yếu của Nhà nƣớc đối với khuyến khích ứng
dụng công nghệ cao vào sản xuất
Các chính sách của Nhà nước khuyến khích ứng dụng công nghệ cao vào sản
xuất được thể hiện trong các văn bản sau đây:
- Luật công nghệ cao số 21/2008/QH12 ;
- Chiến lược phát triển công nghiệp công nghệ cao [Quyết định số:
53/2008/QĐ-BCT: Phê duyệt chiến lược phát triển các ngành công nghiệp áp dụng
công nghệ cao đến năm 2020];
- Một số chính sách khuyến khích tại khu CNC [Quyết định số 53/2004/QĐTTg ngày 5/4/2004];
- Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020 [Quyết định
số: 2457/QĐ-TTg, ngày 31 tháng 12 năm 2010];
- Kế hoạch phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao đến năm 2020
[Quyết định số: 842/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 01 tháng 6 năm
2011];
- Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến
năm 2035 [Quyết định số: 879/QĐ-TTg ngày 06/09/2014];
- Quy hoạch tổng thể phát triển các ngành công nghiệp Việt Nam đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030 [Quyết định số: 880/QĐ-TTg, ngày 06/09/2014];
- Quyết định số: 66/2014/QĐ-TTg về việc phê duyệt danh mục công nghệ cao
được ưu tiên đầu tư phát triển và danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến
khích phát triển. Trong đó bao gồm 02 phụ lục đính kèm:
+ Phụ lục I: Danh mục CNC được ưu tiên phát triển(bao gồm 58 công nghệ
cụ thể)
+ Phụ lục II: Danh mục CNC được khuyến khích phát triển(bao gồm 114
công nghệ cụ thể)
- Ưu đãi về thuế suất, thuế thu nhập doanh nghiệp CNC [ Điều 13, 14 Luật
Thuế Thu nhập doanh nghiệp; Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của
6
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật thuế Thu nhập doanh
nghiệp];
- Ưu đãi về thuế xuất, nhập khẩu đối với lĩnh vực CNC [ Nghị định số
87/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhạp khẩu];
- Ưu đãi về thuê đất trong các khu CNC [ Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày
15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước];
Ngoài ra, còn có các chính sách mang tính hỗ trợ phát triển CNC như: Luật
khoa học công nghệ năm 2013 số 29/2013/QH13; Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 số
50/2005/QH11; Luật Chuyển giao công nghệ năm 2006 số 80/2006/QH11 và Các
Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành các luật này cũng có vai trò như các chính
sách quan trọng tác động tới phát triển CNC và ứng dụng CNC vào sản xuất tại Việt
Nam.
Có thể tổng kết một số những nội dung chính từ các văn bản nêu trên có liên
quan đến chính sách khuyến khích ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất tại Việt
Nam như sau:
1.5.1. Công nghệ cao đƣợc ƣu tiên đầu tƣ phát triển [Điều 5, Luật Công
nghệ cao, số: 21/2008/QH12]
Tập trung đầu tư phát triển công nghệ cao trong các lĩnh vực công nghệ sau đây:
a) Công nghệ thông tin;
b) Công nghệ sinh học;
c) Công nghệ vật liệu mới;
d) Công nghệ tự động hóa.
Công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển trong các lĩnh vực công nghệ
phải phù hợp với yêu cầu, xu thế phát triển khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện
đại của thế giới, phát huy lợi thế của đất nước, có tính khả thi và đáp ứng một trong
các điều kiện sau đây:
a) Có tác động mạnh và mang lại hiệu quả lớn đối với sự phát triển của các
ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh;
b) Góp phần hiện đại hóa các ngành sản xuất, dịch vụ hiện có;
7
c) Là yếu tố quan trọng quyết định việc hình thành ngành sản xuất, dịch vụ
mới có sức cạnh tranh và hiệu quả kinh tế - xã hội cao.
1.5.2. Sản phẩm công nghệ cao đƣợc khuyến khích phát triển [Điều 6,
Luật Công nghệ cao, số 21/2008/QH12].
Sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển là sản phẩm công nghệ
cao được tạo ra từ công nghệ thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư
phát triển và đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có tỷ trọng giá trị gia tăng cao trong cơ cấu giá trị sản phẩm;
b) Có tính cạnh tranh cao và hiệu quả kinh tế - xã hội lớn;
c) Có khả năng xuất khẩu hoặc thay thế sản phẩm nhập khẩu;
d) Góp phần nâng cao năng lực khoa học và công nghệ quốc gia.
Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ có liên
quan trình Thủ tướng Chính phủ ban hành, sửa đổi, bổ sung Danh mục sản phẩm
công nghệ cao được khuyến khích phát triển phù hợp với từng thời kỳ phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước.
1.5.3. Các biện pháp thúc đẩy công nghệ cao [Điều 10, Luật Công nghệ cao,
số 21/2008/QH12)].
Tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động ứng dụng công nghệ cao nằm trong danh
mục các công nghệ được ưu tiên đầu tư phát triển được ưu đãi, hỗ trợ như sau:
a) Hưởng mức ưu đãi cao nhất theo quy định của pháp luật về đất đai, thuế thu
nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
b) Được xem xét hỗ trợ chi phí từ kinh phí của Chương trình quốc gia phát triển
công nghệ cao và kinh phí khác có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước;
c) Hưởng ưu đãi khác theo quy định của pháp luật.
1.5.4. Đầu tƣ mạo hiểm cho phát triển công nghệ cao [Điều 24-25, Luật
Công nghệ cao, số 21/2008/QH12].
Đầu tư mạo hiểm cho phát triển công nghệ cao là đầu tư cho nghiên cứu phát
triển công nghệ cao, hình thành và phát triển doanh nghiệp ứng dụng, sản xuất sản
phẩm, cung ứng dịch vụ công nghệ cao, được thực hiện bằng hình thức góp vốn và
tư vấn cho tổ chức, cá nhân nhận đầu tư.
8
Quỹ đầu tƣ mạo hiểm công nghệ cao quốc gia
Quỹ đầu tư mạo hiểm công nghệ cao quốc gia là tổ chức tài chính nhà nước để
đầu tư vốn, cung cấp dịch vụ tư vấn cho tổ chức, cá nhân hình thành và phát triển
doanh nghiệp ứng dụng, sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ công nghệ cao.
Nguồn tài chính hình thành Quỹ đầu tư mạo hiểm công nghệ cao quốc gia bao
gồm:
a) Vốn điều lệ của Quỹ đầu tư mạo hiểm công nghệ cao quốc gia được hình
thành từ ngân sách nhà nước và được bổ sung từ ngân sách nhà nước trong quá trình
hoạt động;
b) Tài trợ, vốn góp của tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài;
c) Các khoản thu từ hoạt động của Quỹ đầu tư mạo hiểm công nghệ cao quốc gia;
d) Các khoản vốn huy động hợp pháp khác.
Đối tượng được Quỹ đầu tư mạo hiểm công nghệ cao quốc gia đầu tư là tổ
chức, cá nhân có ý tưởng công nghệ cao và kinh doanh công nghệ cao, có kết quả
nghiên cứu sáng tạo về công nghệ cao, có công nghệ cao cần được hoàn thiện; doanh
nghiệp vừa và nhỏ có dự án ứng dụng, sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ công
nghệ cao.
Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính trình Thủ tướng
Chính phủ quyết định thành lập, ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Quỹ
đầu tư mạo hiểm công nghệ cao quốc gia.
1.5.5. Phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ cao [Điều31, Luật
Công nghệ cao, số 21/2008/QH12].
Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ
thuật công nghệ cao gồm khu công nghệ cao, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ
cao, cơ sở nghiên cứu, cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công
nghệ cao, hạ tầng thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển công nghệ cao.
Căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, nhiệm vụ phát triển
công nghệ cao, Nhà nước tập trung đầu tư xây dựng một số khu công nghệ cao, khu
nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
- Khu công nghệ cao
9
Khu công nghệ cao là nơi tập trung, liên kết hoạt động nghiên cứu và phát
triển, ứng dụng công nghệ cao; ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công
nghệ cao; đào tạo nhân lực công nghệ cao; sản xuất và kinh doanh sản phẩm công
nghệ cao, cung ứng dịch vụ công nghệ cao.
Khu công nghệ cao có các nhiệm vụ sau đây:
a) Thực hiện các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ cao;
ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; sản xuất sản phẩm
công nghệ cao, cung ứng dịch vụ công nghệ cao;
b) Liên kết các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao, đào tạo nhân
lực công nghệ cao, sản xuất sản phẩm công nghệ cao;
c) Đào tạo nhân lực công nghệ cao;
d) Tổ chức hội chợ, triển lãm, trình diễn sản phẩm công nghệ cao từ kết quả
nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao;
đ) Thu hút các nguồn lực trong nước và ngoài nước để thúc đẩy hoạt động
công nghệ cao.
Điều kiện thành lập khu công nghệ cao được quy định như sau:
a) Phù hợp với chính sách của Nhà nước về phát triển công nghệ cao, công
nghiệp công nghệ cao và nhiệm vụ quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Có quy mô diện tích thích hợp, địa điểm thuận lợi về giao thông và liên kết
với các cơ sở nghiên cứu, đào tạo có trình độ cao;
c) Hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ thuận lợi đáp ứng yêu cầu của hoạt động nghiên
cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ cao; ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh
nghiệp công nghệ cao; sản xuất thử nghiệm sản phẩm công nghệ cao; cung ứng dịch
vụ công nghệ cao;
d) Có nhân lực và đội ngũ quản lý chuyên nghiệp.
Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có liên quan trình Thủ tướng Chính
phủ quyết định thành lập, ban hành quy chế hoạt động của khu công nghệ cao.
Biện pháp thúc đẩy đầu tƣ xây dựng hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển
công nghệ cao:
10
Trong quy hoạch sử dụng đất đai phải dành đất cho xây dựng hạ tầng kỹ thuật
phục vụ phát triển công nghệ cao.
Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong khu công nghệ cao,
khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được hưởng mức ưu đãi cao nhất theo
quy định của pháp luật về đất đai đối với đất để xây dựng cơ sở nghiên cứu, đào tạo,
ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao, cơ sở thử nghiệm,
trình diễn, sản xuất sản phẩm công nghệ cao, sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công
nghệ cao, cung ứng dịch vụ công nghệ cao, hạ tầng thông tin, giao thông, điện,
nước, trụ sở điều hành, hệ thống xử lý chất thải trong khu công nghệ cao.
Nhà nước hỗ trợ xây dựng hạ tầng thông tin, giao thông, điện, nước, trụ sở
điều hành, hệ thống xử lý chất thải trong khu công nghệ cao, khu nông nghiệp ứng
dụng công nghệ cao.
Ưu đãi khác do Chính phủ quy định theo thẩm quyền.
Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi quyền
hạn, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện thuận lợi
cho tổ chức, cá nhân đầu tư vào khu công nghệ cao, khu nông nghiệp ứng dụng công
nghệ cao.
1.5.6. Chính sách phát triển nhân lực công nghệ cao [Điều 26; 27; 28; 29,
Luật Công nghệ cao, số 21/2008/QH12].
Phát triển nhân lực công nghệ cao là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của
hệ thống giáo dục và đào tạo quốc gia nhằm thực hiện chính sách của Nhà nước đối
với hoạt động công nghệ cao quy định tại Luật này và các quy định khác của pháp
luật có liên quan.
Đào tạo nhân lực công nghệ cao phải gắn với thực tiễn, nhiệm vụ ứng dụng,
phát triển công nghệ cao đáp ứng nhu cầu sự nghiệp Công nghiệp hóa, Hiện đại
hóa; Bảo đảm về số lượng, chất lượng và cơ cấu nhân lực công nghệ cao; Sử dụng
hiệu quả và đãi ngộ thỏa đáng.
Nhân lực công nghệ cao được đào tạo đồng bộ về cơ cấu, trình độ bao gồm
nhà khoa học, nghiên cứu viên, chuyên gia công nghệ, cán bộ quản lý, kỹ thuật
viên, công nhân kỹ thuật.
11
Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá
nhân nước ngoài tham gia phát triển nhân lực công nghệ cao. Dành ngân sách, các
nguồn lực, áp dụng mức ưu đãi cao nhất theo quy định của pháp luật để phát triển
nhân lực công nghệ cao.
Đào tạo nhân lực công nghệ cao
Ngân sách giáo dục và đào tạo hằng năm phải có kinh phí để chọn cử học sinh,
sinh viên có kết quả học tập xuất sắc, giảng viên, nghiên cứu viên, chuyên gia công
nghệ, cán bộ quản lý, kỹ thuật viên, công nhân kỹ thuật để đào tạo, bồi dưỡng ở
nước ngoài về công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển quy định tại Điều 5 của
Luật này.
Chương trình, dự án, đề tài về ứng dụng và phát triển công nghệ cao sử dụng
ngân sách nhà nước được dành kinh phí cho đào tạo nhân lực công nghệ cao phù
hợp với mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ được phê duyệt.
Cá nhân trực tiếp thực hiện nhiệm vụ của Chương trình quốc gia phát triển
công nghệ cao được ưu tiên xét tuyển để nâng cao trình độ ở trong nước và nước
ngoài theo các chương trình đào tạo của Nhà nước.
Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, bộ, cơ
quan ngang bộ có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ quyết định kế hoạch và biện
pháp thực hiện đào tạo nhân lực công nghệ cao theo chương trình, dự án, đề tài về
ứng dụng và phát triển công nghệ cao.
Cơ sở đào tạo nhân lực công nghệ cao
Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư, liên doanh, liên kết với tổ
chức khác để đầu tư xây dựng cơ sở đào tạo nhân lực công nghệ cao.
Cơ sở đào tạo nhân lực công nghệ cao được ưu đãi, hỗ trợ như sau:
a) Hưởng mức ưu đãi cao nhất theo quy định của pháp luật về đất đai, thuế thu
nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu;
b) Tài trợ, hỗ trợ từ các quỹ về khoa học - công nghệ và các quỹ khác;
c) Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao xem xét hỗ trợ một phần
hoặc toàn bộ chi phí phục vụ đào tạo nhân lực công nghệ cao cho việc thực hiện
mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao. Tổ chức
12
nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, trường đại học thực hiện đào tạo nhân
lực công nghệ cao được Nhà nước xem xét hỗ trợ kinh phí đào tạo.
Nhà nước tập trung đầu tư xây dựng một số cơ sở đào tạo nhân lực công nghệ
cao đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Thu hút, sử dụng nhân lực công nghệ cao
Nhà nước có cơ chế, chính sách ưu đãi đặc biệt để thu hút, sử dụng nhân lực
công nghệ cao, bao gồm:
a) Tạo môi trường làm việc, sống thuận lợi cho hoạt động công nghệ cao;
b) Chế độ tiền lương, phụ cấp, bảo hiểm;
c) Bổ nhiệm vào vị trí then chốt để thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công
nghệ của Nhà nước;
d) Ưu đãi cao nhất về thuế thu nhập cá nhân;
đ) Tạo điều kiện tham gia hoạt động hợp tác quốc tế về công nghệ cao;
e) Tôn vinh, khen thưởng người có thành tích xuất sắc.
1.5.7. Chiến lƣợc phát triển công nghiệp công nghệ cao [Quyết định số:
53/2008/QĐ-BCT: Phê duyệt Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp áp dụng
công nghệ cao đến năm 2020].
Quan điểm phát triển:
- Phát triển các ngành công nghiệp áp dụng công nghệ cao để nâng cao năng
suất, chất lượng sản phẩm hoặc tạo ra các sản phẩm mới có giá trị gia tăng cao dựa
trên việc ứng dụng các thành tựu của khoa học và công nghệ;
- Phát triển các ngành công nghiệp áp dụng công nghệ cao phải phù hợp với
Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, phục vụ mục tiêu Công
nghiệp hóa, Hiện đại hóa đất nước, để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước
công nghiệp theo hướng hiện đại;
- Các ngành công nghiệp áp dụng công nghệ cao ưu tiên phát triển phải là các
ngành công nghiệp “ưu tiên, mũi nhọn” có vai trò nền tảng thúc đẩy sự phát triển
của các ngành công nghiệp khác;
- Phát triển các ngành công nghiệp áp dụng công nghệ cao phải theo lộ trình
thích hợp, giai đoạn đầu là tiếp thu, làm chủ, thích nghi các công nghệ nhập, tiến tới
13